You are on page 1of 10

Mục lục

Phần 1: Khái quát về tài nguyên, định hướng, chiến lược phát triển du lịch của Tỉnh lào cai......................1
-Khái quát về tài nguyên.........................................................................................................................1
- định hướng, chiến lược phát triển du lịch của Tỉnh lào cai.................................................................2
+ Phần 2: Phân tích thực trạng kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh lào cai...........................................4
-tổng lượng khách du lich 2019-2021 và số lượu cụ thể........................................................................5
- Sản phẩm du lịch của lào cai............................................................................................................7

Đề thi: phân thích và đánh giá thực trạng kinh doanh lữ hành 2019-
2022 tỉnh lào cai
- Giới thiệu sơ lược về lào cai
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của
Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 265 km theo đường bộ. Phía đông
giáp tỉnh Hà Giang; phía tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu; phía nam giáp tỉnh Yên Bái,
phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 203 km đường biên giới. Cách ngày nay
hơn vạn năm, con người đã có mặt tại địa bàn Lào Cai.

Diện tích tự nhiên: 6.383,88 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích
lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước).
Phần 1: Khái quát về tài nguyên, định hướng, chiến lược phát triển du
lịch của Tỉnh lào cai
-Khái quát về tài nguyên
1. Tài nguyên đất
Lào Cai có diện tích tự nhiên rộng 805.708,5 ha, độ phì nhiêu cao, rất
màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm đất với 30 loại đất chính, phù hợp
với nhiều loại cây trồng khác nhau. Trong đó: đất nông nghiệp có
76.203 ha, đất lâm nghiệp 178.192 ha, đất chưa sử dụng còn khoảng
393.500 ha.
2. Tài nguyên rừng
Tổng trữ lượng tài nguyên rừng toàn tỉnh có 17.244.265 m³ gỗ (trong
đó, rừng tự nhiên 16.876.006 m³; rừng trồng gỗ 368.259 m³);
207.512.300 cây tre, vầu các loại. Diện tích quy hoạch cho đất lâm
nghiệp 543.982 ha, chiếm 68% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong
đó đất có rừng 274.766 ha, chiếm 34% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh
(gồm có rừng tự nhiên 225.877 ha; và rừng trồng 48.889 ha). Đất chưa
có rừng 269.216 ha, chiếm 33% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Với
vốn rừng trên, chỉ tiêu về mặt diện tích rừng bình quân đầu người của
tỉnh Lào Cai là 0,45 ha/người, so với chỉ tiêu tương ứng của thế giới là
0,97 ha/người.
Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) với hệ sinh thái tự nhiên rất phong
phú (có trên 2.000 loài thực vật, trên 400 loài chim, thú, bò sát, rất
nhiều loài động, thực vật đặc biệt quý hiếm, có kho tàng quỹ gen thực
vật quý hiếm chiếm 50% số loài thực vật quý hiếm của Việt Nam).
3. Tài nguyên khoáng sản
Lào Cai là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất Việt
Nam với 35 loại khoáng sản khác nhau và trên 150 điểm mỏ. Trong đó
có nhiều loại khoáng sản như apatít, đồng, sắt, graphít, nguyên liệu cho
gốm, sứ, thuỷ tinh,… với trữ lượng lớn nhất cả nước. Một số mỏ có trữ
lượng lớn dễ khai thác, dễ vận chuyển và đang có thị trường quốc tế đã
tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản ở
địa phương.
- định hướng, chiến lược phát triển du lịch của Tỉnh lào cai
Giai đoạn 2021 - 2025, du lịch cần những giải pháp đồng bộ nhằm phát
triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Lào Cai trở thành điểm đến
hấp dẫn của khu vực miền núi phía Bắc.

Nhiệm kỳ 2015 - 2020 đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành du
lịch Lào Cai với 5,1 triệu lượt du khách, doanh thu đạt 19.200 tỷ đồng
(năm 2019). Đây là những con số “biết nói”, khẳng định Lào Cai ngày
càng được du khách trong và ngoài nước yêu mến.
Sa Pa là địa phương đầu tiên phát động phong trào thi đua nâng cao
chất lượng, thương hiệu và hình ảnh du lịch. “Sạch sẽ, văn minh và hiếu
khách”; “Sạch sẽ, bản sắc, hấp dẫn và thân thiện”; “Chuyên nghiệp, uy
tín, chất lượng”; “Sạch sẽ, đồng bộ, thân thiện và chất lượng”; “Vệ sinh,
an toàn, văn minh, chuyên nghiệp” và “Bản sắc, thân thiện, chất lượng,
chuyên nghiệp”... là những thông điệp hướng đến từng nhóm đối
tượng khách được UBND thị xã phát động. Cùng với phát động, UBND
thị xã tổ chức ký cam kết thực hiện phong trào thi đua giữa chính
quyền, doanh nghiệp, đơn vị trong lĩnh vực du lịch và người dân để xây
dựng, quảng bá hình ảnh Sa Pa trở thành điểm đến luôn hấp dẫn với du
khách trong và ngoài nước. “Sa Pa cam kết nâng cao chất lượng, hình
ảnh, thương hiệu du lịch một cách toàn diện, phấn đấu xây dựng Sa Pa
trở thành khu du lịch quốc gia mang tầm quốc tế”, ông Vương Trinh
Quốc, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa khẳng định.
Nâng cao chất lượng toàn diện về du lịch không phải là việc dễ thực
hiện mà cần có những giải pháp đồng bộ và phải nắm được nhu cầu,
mong muốn và suy nghĩ của du khách khi đến Lào Cai. Để có cái nhìn
toàn diện về nhu cầu của khách, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối
hợp với Cục Thống kê tỉnh điều tra thông tin về khách du lịch và nguồn
nhân lực du lịch năm 2019. Đây là sự chuẩn bị để xây dựng chiến lược
phát triển du lịch toàn diện trong giai đoạn mới của tỉnh.

Qua điều tra, khảo sát, khách du lịch nội địa đến Lào Cai chủ yếu nằm
trong độ tuổi từ 15 đến 54 (chiếm 88,9%) với mục đích chủ yếu là tham
quan, nghỉ dưỡng (61,6%) và tham gia lễ hội, du lịch tín ngưỡng
(18,6%); có 84% khách lưu trú qua đêm (1,52 đêm). Khách nước ngoài
thường có độ tuổi từ 15 đến 64 (chiếm 90,8%, có 83,2% khách đến lần
đầu) với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng (87,6%); có 95,2% khách lưu
trú qua đêm (2,2 đêm). Điều đó khẳng định, Lào Cai rất phù hợp với
mục đích du lịch thuần túy.

+ Phần 2: Phân tích thực trạng kinh doanh lữ hành trên địa bàn
tỉnh lào cai
-http://laocaitv.vn/van-hoa-du-lich/nam-2019-khach-du-lich-den-lao-
cai-tang-18
-https://dangcongsan.vn/van-hoa-vung-sau-vung-xa-bien-gioi-hai-
dao-vung-dan-toc-thieu-so/tin-tuc/hon-11-trieu-luot-du-khach-toi-
lao-cai-trong-6-thang-dau-nam-584517.html
https://namphuongtourist.com/tin-tuc/lao-cai-xay-dung-chuoi-san-
pham-du-lich-dam-ban-sac-dan-toc/?
fbclid=IwAR3aHIVolr8iIFxKy3i6N8M52KNHzdazqOLNSq0HTY3-
sATgllVDsDu2y4Q
Qua điều tra, khảo sát, khách du lịch nội địa đến Lào Cai chủ yếu nằm
trong độ tuổi từ 15 đến 54 (chiếm 88,9%) với mục đích chủ yếu là tham
quan, nghỉ dưỡng (61,6%) và tham gia lễ hội, du lịch tín ngưỡng
(18,6%); có 84% khách lưu trú qua đêm (1,52 đêm). Khách nước ngoài
thường có độ tuổi từ 15 đến 64 (chiếm 90,8%, có 83,2% khách đến lần
đầu) với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng (87,6%); có 95,2% khách lưu
trú qua đêm (2,2 đêm). Điều đó khẳng định, Lào Cai rất phù hợp với
mục đích du lịch thuần túy.

Cuộc điều tra, khảo sát còn cho thấy, du khách thích ở Lào Cai vì có khí
hậu, thời tiết tuyệt vời; cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ; con người thân
thiện, mến khách; món ăn ngon, phong phú; bản sắc văn hóa đậm đà
với nhiều lễ hội. Tuy nhiên, môi trường đường phố nhiều rác thải, mất
vệ sinh; thiếu công trình vệ sinh công cộng; giao thông khó khăn, lộn
xộn; thiếu điểm vui chơi, giải trí và tình trạng đeo bám, chèo kéo du
khách là những điều du khách không thích và khuyến cáo du lịch Lào Cai
cần nỗ lực thay đổi. Cuộc điều tra đã mang lại nhiều thông tin giá trị để
ngành du lịch Lào Cai xây dựng chiến lược và đề xuất những giải pháp
đồng bộ, nâng cao chất lượng toàn diện.
-tổng lượng khách du lich 2019-2021 và số lượu cụ thể
-Tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai năm 2019 ước đạt trên 5 triệu
lượt khách, tăng trên 18% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó khách
quốc tế đạt 806.106 lượt, tăng 11,4%. Tổng thu từ khách du lịch của
tỉnh năm nay ước đạt 19.203 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm
trước. Để có được kết quả đó, tỉnh Lào Cai đã quan tâm thực hiện tốt
công tác quản lý Nhà nước về du lịch, đồng thời thực hiện phân vùng
các điểm du lịch trọng điểm, chú trọng và hướng đến du lịch nghỉ
dưỡng, du lịch sinh thái gắn với bảo tồn thiên nhiên, du lịch thể thao,
du lịch đi bộ dã ngoại, tham quan bản làng, du lịch biên giới, du lịch tâm
linh và du lịch mua sắm thương mại. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
du lịch ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch;
số lượng đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch phát triển mạnh.
Đến nay, toàn tỉnh có 32 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, 2
doanh nghiệp nội địa, 1.248 cơ sở lưu trú du lịch với trên 13.000 phòng.
Hệ thống nhà hàng Âu, Á, dịch vụ ẩm thực dân tộc phát triển đa dạng,
phong phú. Hàng loạt khu vui chơi giải trí đã và đang được hình thành
như: Cáp treo Fansipan; Khu du lịch sinh thái Thanh Kim, Hàm Rồng, Cát
Cát (Sa Pa); hồ Na Cồ (Bắc Hà), công viên Nhạc Sơn; các khu tổ hợp dịch
vụ, du lịch, vui chơi giải trí, tắm thuốc dân tộc, casino, dịch vụ mua bán
hàng thổ cẩm…đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.
-Năm 2020, tổng lượng khách đến Lào Cai ước đạt 2,2 triệu lượt khách
(giảm 57,9% so với cùng kỳ 2019, đạt 86% kế hoạch năm điều chỉnh).
Trong đó, khách quốc tế đạt 100.840 lượt khách (giảm 87,5% so với
cùng kỳ 2019); khách nội địa đạt trên 2 triệu lượt (giảm 52% so với cùng
kỳ 2019). Tổng thu du lịch đạt 6.370 tỷ, (giảm 66,8% so với cùng kỳ).
Với những kết quả đạt được trong năm 2020 cho thấy du lịch Lào Cai
ngày càng được hoàn thiện với nhiều giải pháp phát triển đa dạng,
được đông đảo du khách trong và ngoài nước biết đến. Theo mục tiêu
phấn đấu năm 2021, Lào Cai phấn đấu đạt 5 triệu lượt khách trong đó
lượt khách quốc tế đạt 400.000 lượt, khách nội địa đạt 4,6 triệu; doanh
thu dự kiến 16.008 tỷ đồng trong đó doanh thu từ khách quốc tế đạt
2.760 tỷ, từ khách nội địa đạt 13.248 tỷ.
- 6 tháng đầu năm 2021, tổng lượng khách đến Lào Cai ước đạt trên 1.1
triệu lượt khách, đạt 22% so kế hoạch năm, tăng 21% so với cùng kỳ.
Tổng thu từ du lịch toàn tỉnh ước đạt trên 3.400 tỷ đồng, đạt 21% so với
kế hoạch, tăng 3% so với cùng kỳ. Theo ông Hà Văn Thắng - Giám đốc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, mặc dù chịu ảnh hưởng
của dịch COVID - 19, một số địa bàn trọng điểm du lịch của tỉnh vẫn thu
hút du khách, cụ thể: Khu du lịch Sa Pa thu hút gần 552.000 lượt khách,
thành phố Lào Cai ước đạt 520.000 lượt khách, Bắc Hà ước đạt 92.000
lượt khách, Bát Xát ước đạt trên 21.000 lượt... Trong đó, chủ yếu là
khách nội địa, không có khách quốc tế do ảnh hưởng của dịch bệnh
COVID-19, các đường bay quốc tế và cửa khẩu quốc tế phải đóng cửa.
Năm 2021, ngành du lịch Lào Cai đặt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách,
tổng thu từ các hoạt động du lịch đạt 16.000 tỷ đồng.

- Sản phẩm du lịch của lào cai


Lào Cai: Xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch đậm bản sắc dân tộc
Đẩy mạnh du lịch cộng đồng, liên kết xây dựng chuỗi sản phẩm du
lịch độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc đang được Lào Cai và các
tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Bắc xây dựng và khai thác nhằm xóa đói
giảm nghèo, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, thúc đẩy phát triển
du lịch địa phương. Lào Cai cũng như một số tỉnh miền núi phía Bắc,
Tây Bắc có đông thành phần các dân tộc, cảnh quan tự nhiên ở các
tỉnh thực sự là tài nguyên du lịch phong phú. Vì vậy, Lào Cai xây dựng
chiến lược phát triển theo hướng bền vững với các cơ chế chính sách
phát triển mạnh du lịch cộng đồng, đẩy nhanh liên kết tạo các tour,
tuyến du lịch hấp dẫn. Từ mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên ở Bản
Dền (Sa Pa), đến nay Lào Cai đã phát triển mạnh du lịch cộng đồng
sang các huyện Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát. Đến với du lịch tại
Lào Cai khách du dijhc sẽ được thưởng các món ăn dân tộc và đầy
bản sắc của vùng như là: Thắng Cố , Lợn cắp nách …..
Khi đến mới huyện Bắc Hà tại lào cai thì các du khách không thể
không thử các món đặc sản tại đây :
-Mận Tam Hoa loại trái cây đặc sản nổi tiếng này chỉ sinh trưởng và
phát triển ở cao nguyên Bắc Hà (Tỉnh Lào Cai), ở độ cao 900m so với
mặt nước biển. Từ thời điểm tháng giêng âm lịch, cả thung lũng Bắc Hà
nở trắng hoa mận.Du khách hãy đến Bắc Hà vào mùa mận chín vào
tháng 6 là thời điểm chín rộ của mận Tam hoa, thường lê dài đến vào
giữa tháng 7 dương lịch thường niên. Lúc đến đây du khách có thể đến
tận vườn tự tay chọn những trái mận thơm ngon để thưởng thức và
mau đem về làm quà tặng
- Phở chua một loại phở nổi tiếng tại vùng đất cao nguyên Bắc Hà. Để
chế biến được món phở chua, cần có những nguyên liệu như thể dưa
chua; rau xanh (rau xà lách, rau húng) thái nhỏ; lạc vừng rang giòn, giã
vừa nhỏ; một ít đậu xị cho thêm mùi vị đặc trưng, và quan trọng nhất là
phải có sợi phở và nước dùng. Nước chua được làm từ việc ngâm, trộn
rau cải với nước đường và chắt lọc được nước chua.Trước lúc ăn, du
khách nên bỏ thêm một ít muối hạt vì phở chua sẽ hơi nhạt so với khẩu
vị chung của mọi người. Phở chua phải ăn lạnh mới ngon, nên thích hợp
ăn vào ngày hè. Mùa đông giá rét đến Bắc Hà có thể gặp khó khăn khi
muốn tìm món này vì nhiều hàng không bán phở chua.
Du khách sẽ thử thưởng thức đặc sản nổi tiếng phở chua Bắc Hà nếu có
dịp nghỉ chân ở Tỉnh Lào Cai , Chắc chắn nó sẽ không còn làm mọi người
phải thất vọng.
Khi đến với bản Mường Khương du khách sẽ được thưởng thức món
xôi bảy màu thơm dẻo và rực rỡ. Trông những thúng xôi rất bắt mắt với
nhiều sắc tố sặc sỡ nhưng hoàn toàn được làm bằng những nguyên liệu
đơn giản hơn nhiều kiếm từ cỏ cây, hoa lá.
Xôi bảy màu là món ăn của người Nùng Dín (Mường Khương, Tỉnh Lào
Cai). Món ăn này trước kia chỉ có trong những ngày lễ Tết. Với giá trị
quán ăn mang yếu tố tâm linh thâm thúy, mỗi màu xôi là màu của một
tháng trong trận đánh diễn ra từ thời điểm tháng 1 đến tháng 7 năm
xưa.Xôi bảy màu được bày bán khá nhiều tại chợ phiên Bắc Hà và được
tập trung lại thành một khu. Nhận biết những người dân bán xôi khá
đơn giản bởi họ luôn có một đến 2 chiếc gùi đậy kín trước mặt, một gùi
đựng xôi, gùi sót lại đựng mèn mén.
Khi đến du lịch sapa du khách sẽ được ăn những món “ xứ lạnh “ tại nơi
đây như cá hồi và cá tằm tươi. Du khách đến đây sẽ không dấu được sự
ngỡ ngàng và thích thú trước những con cá hồi và cá tằm , sự hiếu kỳ và
thích khám phá của du khách đã được đáp ứng. Đặc biệt với những du
khách nước ngoài, nếu cảnh quan thiên nhiên và văn hóa các dân tộc
bản địa luôn mang đến cho họ nhiều điều thú vị thì với cá hồi, sự ngạc
nhiên và thích thú còn ý nghĩa hơn thế. Họ không thể tưởng tượng ra
được giữa đất nước Việt Nam với đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa
lại có thể tận mắt thưởng ngoạn và thưởng thức món ăn độc đáo của
loài cá da trơn chỉ sống ở các nước ôn đới và hàn đới. Với nhiều món ăn
hấp dẫn được chế biến từ cá hồi và cá tằm , du khách đến đây có thể
vừa thăm quan, vừa tự tay lựa chọn một chú cá ưng ý để thưởng thức,
và hương vị cá ở đây chẳng khi nào không tươi nguyên.

Ở các điểm du lịch cộng đồng, người dân tộc thiểu số, dân cư bản địa
đã thực sự chủ động tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng (khôi
phục nghề thủ công và làm đồ lưu niệm, tu sửa nhà thành nơi lưu
trú, tôn tạo và bảo tồn cảnh quan môi trường giàu bản sắc văn hóa,
đoàn kết trong việc phân chia lợi nhuận với các doanh nghiệp).
Hiện nay, Lào Cai đã phát triển được 12 điểm du lịch cộng đồng.
Doanh thu của người dân tham gia du lịch cộng đồng nhiều hộ đạt
hàng trăm triệu đồng/năm. Các hộ có thu nhập ít nhất cũng đạt từ
10- 20 triệu đồng/năm.
Các thôn bản du lịch cộng đồng đã góp phần nhanh chóng xóa đói
giảm nghèo, tỉ lệ giảm nghèo ở các thôn làm du lịch nhanh hơn các
thôn bình thường khác trong vùng từ 3- 4 lần. Nhiều điểm du lịch
cộng đồng mới được xây dựng đã có hiệu quả cao như ở Tả Van Chư
(Bắc Hà), Cát Cát (Sa Pa), Cao Sơn (Mường Khương)…

Phần 3 : đánh giá và một số giải pháp của tỉnh lào cai
- Đánh giá tổng quan du lịch trên địa bàn tỉnh lào cai
Nhưng cho đến nay, các thế mạnh và sự đầu tư mạnh mẽ của Lào Cai và
các tỉnh Tây Bắc này vẫn chưa thực sự khai thác hiệu quả và chưa
tương xứng với tiềm năng của vùng. Thời gian tới, các tỉnh Tây Bắc sẽ
tiếp tục đẩy mạnh liên kết quy hoạch phát triển du lịch, khai thác sản
phẩm du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch,
đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng chiến lược hành động phát triển du
lịch…
- Một số giải pháp du lịch trên địa bàn tỉnh

You might also like