You are on page 1of 2

1) Điện toán đám mây (tiếng Anh: cloud computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo,

hủ ảo, là mô hình điện toán


sử dụng công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn
dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như sự liên tưởng về
độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến
công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch
vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh
nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. Theo
tổ chức IEEE "Nó là hình mẫu trong đó thông tin được lưu trữ thường trực tại các máy chủ trên Internet và
chỉ được được lưu trữ tạm thời ở các máy khách, bao gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính
trong doanh nghiệp, các phương tiện máy tính cầm tay,...". Điện toán đám mây là khái niệm tổng thể bao
gồm cả các khái niệm như phần mềm dịch vụ, Web 2.0 và các vấn đề khác xuất hiện gần đây, các xu hướng
công nghệ nổi bật, trong đó đề tài chủ yếu của nó là vấn đề dựa vào Internet để đáp ứng những nhu cầu
điện toán của người dùng. Ví dụ, dịch vụ Google AppEngine cung cấp những ứng dụng kinh doanh trực
tuyến thông thường, có thể truy nhập từ một trình duyệt web, còn các phần mềm và dữ liệu đều được lưu
trữ trên các máy chủ. Private cloud hay dịch vụ đám mây riêng được hiểu là việc sử dụng độc quyền nền
tảng máy ảo, ứng dụng và dữ liệu trên đám mây cơ sở dữ liệu.
2) ERP (viết tắt của Enterprise Resource Planning) là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Hiểu
đơn giản thì hệ thống ERP là một phần mềm thống nhất, đa chức năng liên kết mọi hoạt động của doanh
nghiệp, từ quản trị toàn diện đầu vào, đầu ra; tới lập kế hoạch, thống kê, kiểm soát các nghiệp vụ về sản
xuất, tài chính, nhân sự… Bên cạnh đó, ERP còn hỗ trợ cung cấp báo cáo phân tích chuyên sâu và đưa ra các
dự báo, giúp cho nhà quản lý hoặc các bộ phận tác nghiệp hiệu quả.
3) Phần mềm CRM (phần mềm quản lý quan hệ khách hàng) là một công cụ được thiết kế để giúp tổ chức
của bạn mang đến cho khách hàng trải nghiệm độc đáo và liên tục, cũng như xây dựng mối quan hệ tốt hơn
bằng cách cung cấp thông tin hoàn chỉnh về mọi tương tác của khách hàng, theo dõi doanh số, sắp xếp và
ưu tiên các cơ hội của bạn và tạo điều kiện hợp tác giữa các nhóm khác nhau.
4) Business Intelligence – BI là gì? Để hiểu đơn giản, BI (hay còn được gọi là trí tuệ doanh nghiệp) là một
dạng công nghệ giúp doanh nghiệp hiểu biết về quá khứ, qua đó đưa ra quyết định, hành động và dự đoán
tương lai. Trong đó BI bao gồm các kỹ năng, quy trình, công nghệ hay ứng dụng để hỗ trợ ra quyết định. BI
là các hoạt động kết hợp giữa phân tích kinh doanh, khai thác dữ liệu, trực quan hóa dữ liệu, công cụ dữ
liệu và cơ sở hạ tầng và thực tiễn để giúp tổ chức ra các quyết định-dựa trên data (data-driven decision).
5) Điện toán đám mây là một lĩnh vực CNTT có thể cách mạng hóa các phương tiện điện toán truyền thống.
Điện toán đám mây mang đến một cái nhìn mới cho các cơ sở phần cứng và phần mềm của chúng tôi bằng
cách làm cho chúng có tính đàn hồi thay vì có thể mở rộng. Hệ thống có thể được mở rộng hoặc thu nhỏ
tùy theo nhu cầu của người dùng. Việc sử dụng công nghệ mã nguồn mở là một bước ngoặt trong việc cung
cấp cơ sở hạ tầng điện toán đám mây để giảm chi phí rất lớn. Chúng tôi có thể xây dựng các đám mây riêng
của mình và chia sẻ tài nguyên. phần cứng và phần mềm mà không cần đầu tư. Mục đích của bài báo này là
cung cấp giải pháp mã nguồn mở để xây dựng một đám mây riêng. Triển khai Iaas (Cơ sở hạ tầng như một
dịch vụ) có nghĩa là triển khai một đám mây riêng trong đó chúng ta có thể chia sẻ tài nguyên phần cứng để
giảm chi phí cho các dịch vụ CNTT của một tổ chức.
6) Sudo (/ˈsuːduː/ or /ˈsuːdoʊ/) là một chương trình cho các hệ điều hành tương tự Unix. Sudo cho phép
User chạy chương trình với những đặc quyền bảo mật của User khác trong hệ điều hành Linux. Tức là, Sudo
cho phép thành viên nào đó có thể thực hiện lệnh trong hệ thống dưới quyền của thành viên khác và không
cần cấp quyền đặc biệt. Đối với các bản phân phối của Linux thì những hoạt động của Sudo cực kỳ quan
trọng. Do đó, bạn nên tận dụng Sudo dù bạn đang sử dụng bất cứ bản phân phối nào của Linux.
7) mkdir -p: tạo thư mục cha
8) chmod 700: Cấp full quyền cho user và bảo vệ file khỏi tác động từ các user truy cập của các user
khác.
9)

You might also like