You are on page 1of 3

Lê Khá nh Linh – 10A1

Đối với em, đâu là bài học đắt giá nhất rút ra từ đại dịch Covid-19?
697,244 ca nhiễm và 33,257 trường hợp tử vong tại 204 quốc gia và vùng lãnh thổ - Số liệu của
Tổ chức Y tế thế giới WHO, cập nhật lúc 04:47 theo múi giờ Đông Dương ngày 31.3.2020, cho
biết. Tại Mỹ, bệnh viện đã quá tải, bệnh nhân nằm la liệt trên hành lang bệnh viện mà không hề
có thiết bị cách ly, những túi xác chất đống, … . Đây hẳn là viễn cảnh khiến nhiều người không
khỏi rùng mình về sự kinh hoàng của đại dịch Covid-19, một bóng đen đang đè nặng lên cả thế
giới và sự sống còn của nhân loại. Dịch bệnh này đang có những ảnh hưởng hết sức to lớn
không chỉ đến y tế mà còn là kinh tế - xã hội và tình hình chính trị.

Khi thế giới đang hối tiếc vì chúng ta đã quá muộn, đối với tôi, bài học tôi tâm đắc nhất không
phải là sự chậm trễ, chủ quan hay thiếu ý thức đối với cộng đồng, thứ mà trong lịch sử thế giới,
nhiều bệnh dịch khác như cúm Tây Ban Nha đã cho thấy. Nhìn nhận cách mà mỗi quốc gia ứng
phó trước virus, tôi đặc biệt ấn tượng với đất nước mình. Điều đáng giá tôi học được đó là,
chẳng có thứ gì là hoàn toàn tốt cả, chúng ta không nhìn thấy không có nghĩa là không có mặt
tối. Và đôi khi, chúng ta cần thời gian, sự kiên nhẫn và một chút quan sát để hiểu ra những điều
tốt đẹp mà bao lâu nay bị bỏ quên.

Điều mà tôi ấn tượng nhất trong công tác ứng phó trước đại dịch của Việt Nam chính là chủ
nghĩa nhân đạo. Tư tưởng này được bộc lộ trước nhất qua các chỉ thị của Đảng và Nhà nước.
Trong khi nhiều quốc gia đang e ngại trước việc cho phép công dân về nước vì lo sợ sự lan
truyền của virus, vào rạng sáng ngày 10.02, chiếc máy bay Airbus A321 số hiệu HVN68 của
Vietnam Airlines đã đón thành công 30 công dân Việt Nam mắc kẹt tại Vũ Hán về hạ cánh tại
sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh. Sáng 30.3, chuyến bay mang số hiệu VN 9062 từ Kiev, Ukraine
đã hạ cánh xuống Vân Đồn, đưa 56 hành khách người Việt Nam về nước. Lướt mạng xã hội,
sách báo, không khó để bắt gặp hình ảnh những nhân viên y tế, bác sĩ nằm cuộn trên bìa các
tông trên vỉa hè để nghỉ lưng sau những giờ cật lực. Những người đang trong quá trình cách ly
tại các điểm cách ly tập thể cũng đăng tải những cảm nhận về trải nghiệm của họ. Họ cảm thấy
ấm lòng trước sự săn sóc tận tình và quan tâm đến từng chi tiết nhỏ nhặt của các cán bộ công
an, bộ đội. Tại các vùng rừng núi hoang vu, sương giăng lạnh lẽo, những chiến sĩ và bộ đội sống
trong lều, ăn mì tôm, rau luộc đang ngày đêm canh gác cửa khẩu… Tất cả sẵn sàng, dũng cảm
chấp nhận những rủi ro để cứu lấy đồng bào mình. Đây là một nét đẹp trong những quyết sách
của Nhà nước, không chỉ có thời nay, mà lịch sử cũng đã chứng minh điều đó.

Tư tưởng nhân đạo không chỉ hiện lên trong phạm vi trong nước mà còn trong cộng đồng quốc
tế và các nước láng giềng. Dù có một số khó chịu nhất định, vẫn có những lời cảm phục dành
cho Việt Nam như trường hợp của một công dân Anh mang tên Gavin Wheeldon, đăng trên
Globe, một trang tạp chí về Đông Nam Á. Anh từ London đến Hà Nội ngày 14-3, vừa xuống sân
bay thì phải đến khu cách ly tập trung tại Sơn Tây. Gavin viết: “Khi mọi người đến, cứ tiếp tục
hỏi những câu đã hỏi rồi, tôi bỗng thấy thương cho cô phiên dịch. Cô ấy ở đây để giúp chúng
Lê Khá nh Linh – 10A1

tôi. Mọi thứ bỗng trở nên hiền dịu nhân văn hơn. Chúng tôi là những vị khách tới thăm một
quốc gia đang vừa cố gắng tự bảo vệ trước dịch Covid-19 vừa đối đãi chúng tôi tử tế. Đó là bản
tính tốt của con người Việt Nam ... Dù đang phải gồng mình chống dịch nhưng Việt Nam đã cố
gắng lo cho chúng tôi điều kiện tốt nhất có thể.” Bên cạnh đó, trong lúc ngành y tế và đời sống
nhân dân còn thiếu thốn nhưng trước khó khăn, thiệt hại nghiêm trọng của Trung Quốc nói
chung và người dân Vũ Hán nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã trao tặng nhiều vật tư, trang
thiết bị y tế cho nước bạn với tổng trị giá 500.000 USD, đồng thời tổ chức các chuyến bay đưa
người Trung Quốc về nước.

Nhờ có sự tận tâm, chăm lo và yêu thương dân chúng của bộ phận lãnh đạo, người dân đã cảm
nhận được bổn phận cá nhân trước đại dịch Covid-19, và lòng nhân ái cũng được lan tỏa trên
khắp cộng đồng. Người dân truyền tay nhau những bài hát vui nhộn nâng cao nhận thức về dịch
bệnh, hưởng ứng phong trào “Tôi ở nhà” và khuyên bảo nhau giữ gìn sức khỏe. Lòng tương
thân tương ái còn thể hiện qua các hoạt động thiện nguyện hướng đến người nghèo, vô gia cư,
người không có điều kiện tiếp cận các hỗ trợ y tế. Quán chay Bình An ở phường 6, quận 10, TP.
Hồ Chí Minh đã có một nghĩa cử vô cùng cao đẹp, đó là phát cơm và các nhu yếu phẩm như mì
tôm, sữa, khẩu trang miễn phí cho người bán vé số và cơ nhỡ. Cũng tại TP. Hồ Chí Minh, các
thanh niên tình nguyện đã phát miễn phí nước rửa tay khô và tuyên truyền “10 biện pháp
phòng ngừa Covid-19 cơ bản cho cá nhân”, nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình từ người
dân.

Những tấm lòng cao đẹp đó, chúng ta hầu như đều cảm nhận được, và từ đó thấu hiểu cho nỗi
lo lắng và nỗ lực của những con người ở tuyến đầu chống dịch. Tuy vậy, không phải ai cũng thế.
Nhiều người trong chúng ta, hẳn là luôn nghĩ về những đất nước phương Tây với hình ảnh đô
thị văn minh, con người luôn chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ, đời sống hiện đại,… . Tôi ở đây
không phải để phủ nhận điều này, mà là để nói rằng, một số người dường như quá tôn sùng sự
lý tưởng đó mà đã vô tình bỏ qua những nhược điểm của “chân ái” phương Tây và gắn mác “lạc
hậu”, “kém cỏi” lên chính quê hương của mình. Những người đó, liệu có biết rằng, ở Mỹ, chi phí
cách ly và chữa trị bệnh viêm phổi do virus Sars-CoV-2 gây ra lên đến hàng nghìn USD đối với
27,5 triệu người không có bảo hiểm y tế; trong khi, mọi chi phí y tế của công dân Việt Nam đều
được Nhà nước chi trả hay không? Mặc dù coi trọng chủ nghĩa cá nhân tại các nước tư bản
thực sự nâng cao giá trị con người, các bạn có biết, chính điều đó đang làm một số người cảm
thấy khó chịu khi phải chấp hành chỉ thị từ chính quyền không? Các bạn luôn ca ngợi vẻ hiện đại
của những đất nước phía bên kia bán cầu, mơ ước được du lịch và sinh sống, làm việc ở đó,
nhưng có lẽ chưa từng dừng lại vài phút để quan sát những tấm lòng đẹp, những con người
nhân ái trong cuộc sống hằng ngày trên quê hương của chính mình. Các bạn nên cảm thấy may
mắn khi được sinh ra là người Việt Nam, nơi mà Nhà nước sẵn sàng bất chấp những rủi ro mà
rộng vòng tay chào đón bà con nơi xa xứ trở về. Có thể chúng ta không giàu, chưa văn minh,
nhưng những chiến sĩ đang canh gác ở các cửa khẩu, những y bác sĩ không thể về nhà, và những
Lê Khá nh Linh – 10A1

người cán bộ đang họp khẩn để tìm ra các phương án ứng phó, đang gồng mình để giữ cho các
bạn an toàn nhất có thể và cho các bạn những điều kiện tốt nhất. Cho nên, hỡi những du học
sinh, những người từng buông lời giễu cợt nước mình quê, nước mình bẩn, hãy hiểu và biết
thông cảm.

Tất cả những nỗ lực và hi sinh của Việt Nam trước Covid-19 không khỏi khiến tôi suy nghĩ về
hình ảnh của quê hương trong mắt một bộ phận người dân. Tôi từng nhìn thấy những bài viết
trên Facebook đùa cợt về những chiến sĩ “Việt cộng” trong thời kì chiến tranh. Nhưng nếu nói
rằng, đó chỉ là vài câu nói đùa mua vui, thì có lẽ không hẳn. Sự mua vui đã đi xa hơn thế. Khi tìm
kiếm thông tin và tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi đã từng thấy cả những đường link PDF
công khai trên Google với tựa đề “10 tội ác của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản”. Rõ ràng, trong
tâm trí của một số người, Đảng là một tổ chức tội lỗi, và vì vậy, họ không chấp thuận theo
những chỉ thị của Nhà nước. Hơn nữa, hình ảnh quê hương cũng xấu đi phần nào. Thế nhưng
một lần nữa, điều đáng nói ở đây là, cho dù những thông tin đó là xác thực hay bịa đặt, chúng
ta cũng cần phải hiểu rằng, không thể đánh giá thứ gì qua lỗi lầm. Việt Nam có nhiều khiếm
khuyết, nhưng cũng có những thành công lớn lao mà cả thế giới có thể và nên học hỏi, tất cả
đều bắt nguồn từ chính sách nhân đạo và xã hội chủ nghĩa. Đảng và Nhà nước đã làm gì để các
bạn có ngày hôm nay? Nếu không có sự hi sinh và nỗ lực của những con người mà các bạn đang
cười cợt, thì bây giờ, có thể chúng ta đang sống dưới cái bóng của một nhà nước thống trị nào
đó. Nếu không có lòng yêu thương chúng sinh, hàng loạt người bị nhiễm virus Corona có thể
không có điều kiện tiếp cận các biện pháp cách ly, chữa trị, và sự hỗn loạn sẽ xảy ra.

Vậy nên, từ vấn đề bệnh dịch, hãy nhìn nhận sâu hơn vào thực trạng cuộc sống. Hãy dừng lại và
quan sát con người Việt Nam như thế nào. Tuy vẫn còn những cá nhân thiếu ý thức, những sai
sót nhất định, chúng ta đang rất cố gắng khắc phục và phát triển. Bớt phán xét, khi nhìn vào
mặt sáng của cuộc sống, các bạn sẽ thấy rằng nó không quá tệ. Chỉ cần kiên nhẫn một chút,
chúng ta sẽ thấy được những giá trị của quê hương mà chúng ta đáng lẽ nên tự hào, chứ không
phải phủi đi để ca tụng một vùng đất xa xôi nào khác. Một khi các bạn biết yêu quý quê hương
thì lòng tin vào tương lai tốt đẹp hơn mới vững chắc được.

Nếu các bạn cho các quốc gia phương Tây một cơ hội, tại sao lại không cho Việt Nam một cơ
hội? Các bạn muốn hạt giống nảy mầm và lớn lên, mà lại không chịu tưới nước cho nó, thì làm
sao từ hạt giống bé nhỏ có thể lớn mạnh thành cây cổ thụ được? Các bạn muốn Việt Nam trở
thành một cường quốc sánh ngang với những vùng đất trong mơ của các bạn, nhưng lại không
có niềm tin, thì làm sao điều đó sẽ khả thi? Thay vì ngồi đó chê bai, hãy phấn đấu và đóng góp,
để sau này, nếu không là các bạn thì cũng là con cháu của các bạn, nói về quê hương với sự tự
hào chứ không phải sự tự ti. Tôi có dự định đi du học, và tôi mong muốn được trở về, vì tôi
muốn sống gần gũi với gia đình, với con người Việt, và muốn góp công sức thay đổi quê hương.
Còn bạn thì sao?

You might also like