You are on page 1of 3

Lê Khá nh Linh – 10A1

Đề bài: Tư tưởng yêu nước trong văn học trung đại qua các tác phẩm đã học trong chương trình
Ngữ văn 10. (Lập dàn ý)

I. Mở bài

- Bước vào thế kỉ X, nước ta có nhiều cuộc kháng chiến chống quân xâm lược => Bên cạnh đao,
kiếm, gươm, sự khích lệ về tinh thần cũng là một vũ khí quan trọng.

=> Chủ nghĩa yêu nước trong văn học ra đời, bày tỏ ý chí, nỗi lòng với Tổ quốc và động viên
binh sĩ, nhân dân.

- VH Trung đại là giai đoạn tiếp thu rất tích cực cảm hứng sáng tác này: có rất nhiều các tác
phẩm mang màu sắc hào hùng hay da diết tình yêu cho đất nước.

=> Giới thiệu các tác phẩm đã học.

II. Thân bài

1. Lòng tự hào:

 Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão):


- Niềm tự hào về hình tượng người anh hùng với sức mạnh thể chất lẫn tinh thần có
tầm vóc vũ trụ.
- Niềm tự hào về dân tộc: Sức mạnh và khí thế hùng hồn như “tì hổ”, “khí thâm ngưu”.
 Vẻ đẹp hoành tráng, mang tính sử thi.
 Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi):
- Bức tranh mùa hè rực rỡ không những sinh động về cảnh mà cuộc sống con người
cũng rạo rực, tươi vui, đầy hứng khởi
 Tình yêu dành cho thiên nhiên và con người => Niềm tự hào về vẻ đẹp non sông
gấm vóc.
 Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu):
Thưởng thức vẻ đẹp của đất nước
- Cuộc du ngoạn trên sông Bạch Đằng
Tìm về nguồn cội
 Nhân vật “Khách”- một vị khách hào hoa và một con người mang tráng chí.
- Kể về các chiến tích của cha ông trong quá khứ và trận đánh lịch sử trên dòng sông
 Niềm tự hào về lịch sử oai hùng.
 Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi):
- Khẳng định chủ quyền:
+ Văn hiến
+ Phong tục
+ Lịch sử
+ Con người
Lê Khá nh Linh – 10A1

+ Ngôn ngữ
 Niềm tự hào về bản sắc, chủ quyền và vẻ đẹp của đát nước, con người.
- So sánh: “Triệu Đinh Lý Trần” – “Hán Đường Tống Nguyên” Niềm tự hào về
- Những tấm gương anh hùng của nước Việt. vị thế, lịch sử
- Hình tượng người anh hùng Lê Lợi.

2. Tấm lòng dành cho Tổ quốc

 Tỏ lòng:
- Khát vọng công danh, đóng góp cho đất nước
- Hổ thẹn: Chưa lập nên sự nghiệp, chưa có tài mưu lược
 Lòng tự trọng cao cả và tình yêu nước da diết.
 Cảnh ngày hè:
- Hình ảnh cây đàn của vua Nghiêu Thuấn
 Ước mơ về một đát nước ấm no, thái bình.

3. Ca tụng sự chính nghĩa

 Bạch Đằng giang phú:


- Lời các bô lão: Bất nghĩa – Tiêu vong >< Anh hùng – Lưu danh muôn thuở
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố con người trong chiến tranh
 Đề cao giá trị con người và chính nghĩa cao cả.
 Bình Ngô đại cáo:
- Quá trình phản công và chiến thắng của quân ta: Ca ngợi chính nghĩa, phê phán sự
thấp hèn.

=> Tô đậm vẻ đẹp và sự cao cả trong cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam trước những
kẻ xâm lăng.

4. Đánh giá - Mở rộng

- Chủ đề yêu nước trong văn học là sự khích lệ, là vũ khí vô hình trong công cuộc kháng chiến.

- Phản ánh sắc nét cuộc đấu tranh không ngừng vì khát vọng độc lập dân tộc và những giá trị tinh
thần cao cả của con người.

- Lịch sử nước Việt ta luôn gắn liền với những cuộc chiến tranh đổ máu vì độc lập => Tình yêu
nước luôn cháy lên trong tim dân tộc, đặc biệt là những nghệ sĩ

=> Cảm hứng yêu nước sẽ không bao giờ bị dập tắt mà sẽ mãi xuôi theo dòng chảy thời gian và
lịch sử. Biểu hiện là hàng loạt các tác phẩm thơ văn thuộc văn học hiện đại trong thời kì Cách
mạng.
Lê Khá nh Linh – 10A1

- Tuy nhiên, ngòi bút của thi nhân dường như bị kìm hãm, thu hẹp trong phạm vi ý thức đối với
cộng đồng mà thiếu đi sự lột tả sau sắc trong nội tâm hay những cảm xúc sâu thẳm của con
người – điều cốt lõi của văn học

=> Chính vì vậy, VHTĐ không phải là thời kì vàng son. Cho đến giai đoạn cuối của VHTĐ và
giai đoạn 1930-1945, văn học mới có sự giải phóng trong sự sáng tạo.

III. Kết bài

- Khái quát nội dung.


- Nêu bổn phận của nhân dân thời bình để xứng đáng với sự hi sinh và tấm lòng của
những người đi trước.

You might also like