You are on page 1of 48

CHƯƠNG 4:

QUẢN LÝ NGUỒN LỰC, CHI PHÍ


VÀ TỔ CHỨC DỰ ÁN ĐỔI MỚI

Giảng viên: TS. Phan Chí Anh

v1.0012104219 1
Powered by TOPICA
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP
VINAKIP quản lý nhân lực dự án đổi mới Kip 04
Sau khi hoàn thành khâu thiết kể sản phẩm X 04, Vinakip quyết định tiến hành chế thử
8000 sản phẩm X 04 mới để đưa ra thị trường tiêu thụ và đánh giá chất lượng cũng như
thị hiếu của khách hàng. Công việc này yêu cầu sử dụng dây chuyền đúc liên tục. Dự
kiến việc chế thử sẽ tiến hành trong 6 tháng với 10 công việc theo trình tự công nghệ
và thời gian thực hiện như trong bảng dưới đây:
Bảng 4.1: Trình tự công việc, thời gian và nguồn lực dành cho dự án đổi mới X 04

Công việc Công việc trước Thời gian (tuần) Số lượng máy chạy cần thiết (chiếc)
A - 5 1
B - 5 1
C B 4 1
D A 7 1
E D 3 1
F A 5 1
K D 7 1
G E 3 1
H E 2 1
I G 6 1

v1.0012104219 2
Powered by TOPICA
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP (tiếp theo)
Cần phải bố trí làm sao số máy đúc sử dụng phục vụ dự án X 04 là nhỏ nhất để có thể
sử dụng máy vào các công việc khác ngoài dự án. Trưởng phòng Kế hoạch đặt ra vấn
đề cần giải quyết sau:
• Trong khoảng thời gian nào thì dự án sử dụng toàn bộ 3 máy đúc của nhà máy vào
sản xuất thử sản phẩm của dự án Kip 04;
• Trong khoảng thời gian từ tuần 6 đến tuần 8 phát sinh lô hàng cần xuất cho Thái
Nguyên, vậy có thể tách ra 1 máy đúc dùng phục vụ sản xuất thường xuyên lô
hàng cho Thái Nguyên theo kế hoạch sản xuất năm được không?
• Bên cạnh đó, Trưởng phòng Thiết bị đã đưa ra lịch bảo dưỡng thiết bị để đảm bảo
chất lượng sản phẩm đúc trong đó yêu cầu từ tuần 16 và 18 phải dừng ít nhất một
máy đúc để làm bảo dưỡng định kỳ hàng năm. Việc bảo dưỡng theo qui trình sẽ
tiến hành kéo dài trong vòng 1 tuần.

Anh (chị) hãy xây dựng biểu đồ phân bố nguồn lực của dự án dựa trên các

 thông tin đã cho.


Thông qua chương học này sẽ cung cấp kiến thức để anh (chị) có thể trả lời
vấn đề tình huống đặt ra.

v1.0012104219 3
Powered by TOPICA
MỤC TIÊU BÀI HỌC

Xác định và phân bổ nguồn lực.

Ước tính chi phí và lập dự toán ngân sách dự án.

Các mô hình tổ chức dự án.

Vai trò của Giám đốc/Chủ nhiệm dự án

v1.0012104219 4
Powered by TOPICA
NỘI DUNG BÀI HỌC

1 Xác định và phân bổ nguồn lực;

2 Ước tính chi phí và lập dự toán ngân sách dự án;

3 Tổ chức dự án.

v1.0012104219 5
Powered by TOPICA
HƯỚNG DẪN HỌC

• Nắm rõ các nội dung lý thuyết trong bài như xác định và phân bổ nguồn lực, ước
tính chi phí và lập dự toán ngân sách…
• Nghe bài giảng và thảo luận với giảng viên về các vấn đề chưa nắm rõ.
• Trả lời câu hỏi ôn tập và làm bài tập thực hành.

v1.0012104219 6
Powered by TOPICA
1. PHÂN PHỐI CÁC NGUỒN LỰC DỰ ÁN ĐỔI MỚI

• Biểu đồ phụ tải nguồn lực và điều chỉnh đều


nguồn lực;
• Biểu đồ điều chỉnh đều nguồn lực;
• Điều phối nguồn lực trên cơ sở thời gian dự
trữ tối thiểu;
• Phân phối nguồn lực dự án khi bị hạn chế số
lượng nguồn lực;
• Phương hướng giải quyết tình trạng thiếu hụt
nguồn lực trong dự án đổi mới.

v1.0012104219 7
Powered by TOPICA
1.1. BIỂU ĐỒ PHỤ TẢI NGUỒN LỰC VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐỀU NGUỒN LỰC

• Khái niệm Biểu đồ phụ tải nguồn lực;


• Phương pháp xây dựng biểu đồ phụ tải nguồn lực.

v1.0012104219 8
Powered by TOPICA
1.1.1. KHÁI NIỆM BIỂU ĐỒ PHỤ TẢI NGUỒN LỰC

Viện Quản trị Dự án (PMI) đưa ra khái niệm:


“Biểu đồ phụ tải nguồn lực phản ánh số lượng
từng loại nguồn lực cần thiết theo kế hoạch
tiến độ hiện tại trong một thời kỳ nhất định cho
từng công việc hoặc toàn bộ vòng đời dự án
(PM Bok, 2004 ).

Biểu đồ phụ tải nguồn lực có những tác dụng chủ yếu sau đây:
• Trình bày bằng hình ảnh nhu cầu cao thấp khác nhau về một loại
nguồn lực nào đó trong từng giai đoạn dự án đổi mới.
• Là cơ sở để lập kế hoạch thiết kế phát triển, chế thử, cung ứng
nguyên vật liệu, máy móc thiết bị… cho dự án đổi mới.
• Là cơ sở để các nhà quản lý dự án điều phối, bố trí nguồn lực hạn
chế theo yêu cầu tiến độ dự án.

v1.0012104219 9
Powered by TOPICA
1.1.2. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ PHỤ TẢI NGUỒN LỰC

Cũng như các dự án khác thì dự án đổi mới cũng


cần dùng phương pháp xây dựng biểu đồ phụ tải
nguồn lực. Để xây dựng biểu đồ phụ tải nguồn
lực cần sử dụng kỹ thuật xây dựng mạng công
việc PERT/CPM và sơ đồ Gantt. Các bước xây
dựng biểu đồ phụ tải nguồn lực bao gồm:
• Bước 1: Xây dựng sơ đồ PERT/CPM.
• Bước 2: Lập biểu đồ PERT/CPM điều chỉnh.
• Bước 3: Vẽ sơ đồ phụ tải nguồn lực.

v1.0012104219 10
Powered by TOPICA
1.1.2. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ PHỤ TẢI NGUỒN LỰC
Ví dụ: Xây dựng biểu đồ phụ tải cho tình huống – Vinakip quản lý nguồn lực Dự án Đổi
mới X 04 – Chương 4: Quản lý nguồn lực, chi phí và tổ chức dự án đổi mới.
• Trên cơ sở thông tin về trình tự công việc, ta xây dựng sơ đồ mạng dự án PERT:

Hình 4.1: Sơ đồ PERT của Dự án X 04


• Đường găng của dự án là đường nối các công việc A-D-E-G-L, có độ dài là 24 tuần.
Nếu có 3 máy đúc (và các điều kiện khác không đổi) thì thời gian hoàn thành dự án
sẽ đúng 24 tuần.

v1.0012104219 11
Powered by TOPICA
1.1.2. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ PHỤ TẢI NGUỒN LỰC
(tiếp theo)

Trên cơ sở sơ đồ PERT, có thể vẽ sơ đồ PERT điều chỉnh và vẽ biểu đồ phụ tải nguồn
lực như hình 4.2: Biểu đồ phụ tải nguồn lực dự án X 04.

Hình 4.2: Biểu đồ phụ tải nguồn lực dự án X 04

v1.0012104219 12
Powered by TOPICA
1.2. BIỂU ĐỒ ĐIỀU CHỈNH ĐỀU NGUỒN LỰC

Điều chỉnh đều nguồn lực là phương pháp tối thiểu hóa mức khác biệt về cầu nguồn lực
giữa các thời kỳ bằng cách điều chuyển nguồn lực giữa các công việc trong phạm vi
thời gian dự trữ cho phép nhưng không làm thay đổi thời điểm kết thúc dự án
(PM Bok, 2004).

Tác dụng của phương pháp điều chỉnh nguồn lực:


• Sau điều chỉnh, nhu cầu nguồn lực tương đối ổn định nên dự án
có thể giảm thiểu mức dự trữ vật tư hàng hóa liên quan và giảm
chi phí nhân công.
• Tạo điều kiện cho các nhà quản lý dự án chủ động đặt mua
nguyên vật liệu phục vụ nghiên cứu, phát triển và chế thử vào
các thời điểm cố định, định kỳ.
• Có thể áp dụng chính sách quản lý dự trữ linh hoạt kịp thời (JIT)
trong quản lý dự án.

v1.0012104219 13
Powered by TOPICA
1.2.2. BIỂU ĐỒ ĐIỀU CHỈNH ĐỀU NGUỒN LỰC (tiếp theo)
Bảng 4.2: Thời gian và nguồn lực
của dự án đổi mới X 05
Ví dụ: Dự án đổi mới X 05 có 3 công
việc, thời gian và số lao động cần để thực Công Thời Yêu cầu
Công
việc gian lao động
hiện được trình bày trong bảng 4.2. Yêu việc
trước (ngày) (người)
cầu xây dựng biểu đồ phụ tải và thực
A - 2 2
hiện điều chỉnh đều nguồn lực để đáp
B - 3 2
ứng yêu cầu chỉ có 6 lao động làm việc
thường xuyên trong suốt vòng đời dự án. C - 5 4

Sơ đồ 4.3(a): Sơ đồ PERT/CPM điều chỉnh Sơ đồ 4.3(b): Biểu đồ phụ tải nguồn lực

v1.0012104219 14
Powered by TOPICA
1.2.2. BIỂU ĐỒ ĐIỀU CHỈNH ĐỀU NGUỒN LỰC (tiếp theo)

Từ hình 4.3 (a) và hình 4.3 (b) cho thấy: số công nhân cần nhiều nhất là tám người
trong 2 ngày đầu tiên, thấp nhất là bốn người trong 2 ngày cuối cùng thực hiện dự án.
Do vậy, để quản lý lao động hiệu quả các nhà quản lý dự án mong muốn ổn định qui
mô lao động và làm sao giảm thiểu mức chênh lệch nhu cầu lao động giữa các thời kỳ.
Yêu cầu này có thể thực hiện được bằng phương pháp điều chỉnh đều nguồn lực.
Nếu công việc B chậm lại 2 ngày, ta vẽ được sơ đồ điều chỉnh nguồn lực như hình 4.4
dưới đây:

Hình 4.4: Sơ đồ điều chỉnh nguồn lực

v1.0012104219 15
Powered by TOPICA
1.3. ĐIỀU PHỐI NGUỒN LỰC TRÊN CƠ SỞ THỜI GIAN DỰ TRỮ
TỐI THIỂU

Các bước thực hiện phương pháp điều chỉnh đều nguồn lực dựa trên thời gian dự trữ
tối thiểu:
• Bước 1: Vẽ sơ đồ PERT, xây dựng sơ đồ phụ tải nguồn lực.
• Bước 2: Tính thời gian dự trữ của các công việc.
• Bước 3: Phân phối nguồn lực dự án theo sơ đồ triển khai sớm.
• Bước 4: Điều chỉnh đều nguồn lực theo nguyên tắc phân phối cho công việc có thời
gian dự trữ thấp nhất trước, tiếp đến công việc có thời gian dự trữ thấp thứ 2…

v1.0012104219 16
Powered by TOPICA
1.3. ĐIỀU PHỐI NGUỒN LỰC TRÊN CƠ SỞ THỜI GIAN DỰ TRỮ
TỐI THIỂU (tiếp theo)
Ví dụ: Thực hiện việc điều chỉnh đều nguồn lực cho dự án Đổi mới công nghệ CNC X 06
có chu trình, thời gian thực hiện và thời gian dự trữ của các công việc như trong bảng
4.3 sau:
Bảng 4.3: Tính thời gian dự trữ của các công việc của dự án

Công Thời gian bắt Thời gian hoàn Thời gian hoàn Thời gian bắt Thời gian
việc đầu sớm (ES) thành sớm (EF) thành muộn (LF) đầu muộn (LS) dự trữ
A 0 5 5 0 0
B 0 6 20 14 14
C 6 10 24 20 14
D 5 12 12 5 0
E 12 15 15 12 0
F 5 10 24 19 14
K 12 19 24 17 5
H 15 17 24 22 7
G 15 18 18 15 0
I 18 24 24 18 0

v1.0012104219 17
Powered by TOPICA
1.3. ĐIỀU PHỐI NGUỒN LỰC TRÊN CƠ SỞ THỜI GIAN DỰ TRỮ
TỐI THIỂU (tiếp theo)

Áp dụng phương pháp điều chỉnh đều nguồn lực cho dự án Đổi mới công nghệ CNC
X 06, ta có sơ đồ điều chỉnh đều nguồn lực như hình 4.5 dưới đây:

Hình 4.5: Sơ đồ điều chỉnh đều nguồn lực của dự án


Đổi mới công nghệ CNC X06

v1.0012104219 18
Powered by TOPICA
1.3. ĐIỀU PHỐI NGUỒN LỰC TRÊN CƠ SỞ THỜI GIAN DỰ TRỮ
TỐI THIỂU (tiếp theo)
Việc điều chỉnh nguồn lực có thể tóm tắt trong bảng sau đây:

Bảng 4.4: Bảng liệt kê công việc và thời gian thực hiện từng công
việc trước và sau khi điều chỉnh đều nguồn lực

Khoảng Sơ đồ phụ tải Sơ đồ điều chỉnh


Số ngày
thời gian Công việc Số lao động Công việc Số lao động
Từ ngày 2 đến hết 5 5 A, B 2 A, B 2
Ngày 6 1 D, C, F 3 D, B 2
Từ ngày 7 đến hết 10 4 D, C, F 3 D, C 2
Ngày 11 và 12 2 D 1 D, F 2
Từ ngày 13 đến hết 15 3 E, K 2 E, F 2
Ngày 16 và 17 2 G, K, H 3 G, K 2
Ngày 18 1 G, K 2 G, K 2
Ngày 19 1 I, K 2 I, K 2
Từ 20 đến hết 22 3 I 1 I, K 2
Ngày 23 và 24 2 I 1 I, K 2

v1.0012104219 19
Powered by TOPICA
1.4. PHÂN PHỐI NGUỒN LỰC DỰ ÁN KHI BỊ HẠN CHẾ SỐ LƯỢNG
NGUỒN LỰC

• Điều kiện áp dụng: Trong mục này chúng ta giải quyết trường hợp phải điều phối
nguồn lực dự án đổi mới khi số lượng nguồn lực bị hạn chế trong khi thời gian thực
hiện công việc có thể kéo dài thêm ở mức chấp nhận được.
• Quy trình thực hiện:
 Bước 1: Xây dựng sơ đồ PERT;
 Bước 2: Xác định thời gian bắt đầu muộn và hoàn thành muộn, thời gian dự trữ
của các công việc. Liệt kê nhu cầu nguồn lực của từng công việc;
 Bước 3: Xây dựng biểu đồ phụ tải nguồn lực;
 Bước 4: Lựa chọn công việc để ưu tiên bố trí nguồn lực.

v1.0012104219 20
Powered by TOPICA
1.5. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG THIẾU HỤT NGUỒN
LỰC TRONG DỰ ÁN ĐỔI MỚI

Trong thực tiễn quản lý, có một số phương


pháp thường được áp dụng để thực hiện các
công việc dự án khi nguồn lực bị thiếu hụt
như sau:
• Thực hiện các công việc với mức sử
dụng nguồn lực thấp hơn dự kiến;
• Chia nhỏ các công việc;
• Sửa đổi sơ đồ mạng;
• Sửa đổi sơ đồ mạng.

v1.0012104219 21
Powered by TOPICA
2. ƯỚC TÍNH CHI PHÍ VÀ LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH

• Khái niệm và ý nghĩa của dự toán ngân sách dự án đổi mới;


• Phương pháp dự toán ngân sách;
• Ước tính chi phí dự án;
• Lập dự toán chi phí các hoạt động dự án đổi mới;
• Quan hệ giữa ước tính chi phí và dự toán chi phí công việc;
• Xác định tổng dự toán;
• Quan hệ đánh đổi giữa thời gian và chi phí.

v1.0012104219 22
Powered by TOPICA
2.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA DỰ TOÁN NGÂN SÁCH DỰ ÁN
ĐỔI MỚI

• Khái niệm: Dự toán ngân sách dự án là kế


hoạch phân phối nguồn quỹ cho các hoạt động
dự án nhằm đảm bảo thực hiện tốt các mục
tiêu chi phí, chất lương và tiến độ của dự án
(PM Bok, 2004).
• Phân loại dự toán ngân sách dự án:
 Căn cứ vào tính chất hoạt động, ngân sách
của một đơn vị: chia thành ngân sách dự án
và ngân sách cho các hoạt động không theo
dự án.
 Căn cứ vào thời gian, ngân sách: chia thành
ngân sách dài hạn và ngân sách ngắn hạn.

v1.0012104219 23
Powered by TOPICA
2.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA DỰ TOÁN NGÂN SÁCH DỰ ÁN
ĐỔI MỚI (tiếp theo)

Tác dụng của dự toán ngân sách:


• Đánh giá chi phí dự tính của một dự án trước
khi hiệu lực hóa việc thực hiện dự án.
• Xác định được chi phí cho từng hoạt động công
việc và tổng chi phí dự toán của dự án.
• Là cơ sở để chỉ đạo và quản lý tiến độ chi tiêu
cho các hoạt động/công việc dự án.
• Thiết lập một đường cơ sở (baseline) cho việc
chỉ đạo và báo cáo tiến trình dự án.

v1.0012104219 24
Powered by TOPICA
2.2. PHƯƠNG PHÁP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH

• Phương pháp dự toán ngân sách từ cao


xuống thấp;
• Phương pháp lập ngân sách từ dưới lên;
• Phương pháp kết hợp;
• Dự toán ngân sách theo khoản mục chi phí.

v1.0012104219 25
Powered by TOPICA
2.2.1. PHƯƠNG PHÁP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TỪ CAO XUỐNG THẤP

Quá trình lập dự toán ngân sách từ trên xuống có thể được tóm tắt như trong bảng sau:

Thứ tự Cấp bậc Nội dung chuẩn bị ngân sách


thực hiện quản lý ở từng cấp
Chuẩn bị ngân sách dài hạn dựa trên mục tiêu của
1 Các nhà quản lý cấp cao tổ chức, các chính sách và những điều kiện ràng
buộc về nguồn lực.
Lập ngân sách trung hạn và ngắn hạn cho bộ
2 Các nhà quản lý chức năng
phận chức năng phụ trách.
Lập ngân sách hoạt động cho toàn bộ dự án và
3 Các nhà quản lý dự án
từng công việc cụ thể

v1.0012104219 26
Powered by TOPICA
2.2.2. PHƯƠNG PHÁP LẬP NGÂN SÁCH TỪ DƯỚI LÊN

Quá trình lập ngân sách từ dưới lên được trình bày trong bảng dưới đây:

Các bước Cấp bậc Nội dung chuẩn bị ngân sách


thực hiện quản lý ở từng cấp
Các nhà quản lý Xây dựng khung ngân sách, xác định mục tiêu và lựa chọn
1
cấp cao dự án
Các nhà quản lý Xây dựng ngân sách trung hạn và ngắn hạn cho từng bộ
2a
chức năng phận chức năng phụ trách
Các nhà quản lý Xây dựng ngân sách cho từng bộ phận, từng công việc dự
2b
dự án án gồm cả chi phí nhân công, nguyên nhiên vật liệu
Các nhà quản lý
3 Tổng hợp, điều chỉnh và phê duyệt ngân sách dài hạn
cấp cao

v1.0012104219 27
Powered by TOPICA
2.2.3. PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP

• Để dự toán ngân sách theo phương pháp kết hợp, đầu tiên cần xây dựng khung kế
hoạch ngân sách cho dự án (tổng kinh phí đầu tư). Trên cơ sở này các nhà quản lý
cấp trên yêu cầu cấp dưới đệ trình yêu cầu ngân sách của đơn vị mình. Người đứng
đầu từng bộ phận quản lý lại chuyển yêu cầu dự toán ngân sách xuống các cấp thấp
hơn (tổ, nhóm…). Việc xây dựng ngân sách được thực hiện ở các cấp. Sau đó, quá
trình tổng hợp ngân sách được bắt đầu từ đơn vị thấp nhất đến cấp cao hơn. Ngân
sách chi tiết của dự án được tổng hợp theo cơ cấu tổ chức dự án, sau đó tổng hợp
thành ngân sách tổng thể của doanh nghiệp, đơn vị.
• Đồng thời, với việc chuyển yêu cầu lập dự toán ngân sách, cấp trên chuyển xuống
cấp dưới những thông tin liên quan như: khối, tiền lương, nhu cầu về vốn, những
công việc được ưu tiên cao, công việc không được ưu tiên… làm cơ sở cho các cấp
lập dự toán ngân sách chính xác.
• Cuối cùng, các nhà lãnh đạo cấp cao xem xét và hiệu chỉnh nếu thấy cần thiết.

v1.0012104219 28
Powered by TOPICA
2.2.4. DỰ TOÁN NGÂN SÁCH THEO KHOẢN MỤC CHI PHÍ

• Lập ngân sách theo khoản mục thường được


áp dụng cho các bộ phận chức năng và bộ
phận gián tiếp trong ban quản lý dự án.
• Theo phương pháp này việc dự toán được
tiến hành trên cơ sở thực hiện dự án trước
đó và cho từng khoản mục chi tiêu, sau đó
tổng hợp lại theo từng đơn vị hoặc các bộ
phận khác nhau của tổ chức.

v1.0012104219 29
Powered by TOPICA
2.3. ƯỚC TÍNH CHI PHÍ DỰ ÁN

• Khái quát các loại chi phí;


• Các phương pháp ước tính chi phí.

v1.0012104219 30
Powered by TOPICA
2.3.1. KHÁI QUÁT CÁC LOẠI CHI PHÍ

• Chi phí trực tiếp: Chi phí trực tiếp là những


khoản mục chi phí có thể xác định cụ thể, trực
tiếp cho từng công việc hoặc dự án.
• Chi phí gián tiếp: Chi phí gián tiếp là những
khoản chi phí không được tính trực tiếp cho
từng công việc hoặc dự án nhưng lại rất cần
thiết nhằm duy trì sự hoạt động của dự án.
• Chi phí liên quan đến thời gian.

v1.0012104219 31
Powered by TOPICA
2.3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ƯỚC TÍNH CHI PHÍ

• Ước tính tương tự (Ước tính trên – xuống): Sử dụng các chi phí thực từ dự án tương
tự trước đó làm cơ sở cho việc ước tính chi phí của dự án hiện tại.
• Phương pháp mô hình hóa: Sử dụng các tham số trong mô hình toán để dự đoán chi
phí dự án.
• Ước tính từ dưới lên: Phương pháp này được sử dụng để ước tính chi phí của những
phần công việc riêng lẻ, từ đó tính được cho toàn bộ dự án.
• Các công cụ máy tính: Các phần mềm quản lý dự án và các bảng biểu kế toán có thể
hỗ trợ nhiều cho việc ước tính chi phí công việc dự án.

v1.0012104219 32
Powered by TOPICA
2.4. LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ CÁC HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN ĐỔI MỚI

Dự toán chi phí được thực hiện khi các


bước công việc hoặc những tài liệu sau đã
hoàn thành:
• Thiết kế dự án;
• Phạm vi công việc;
• Danh mục nguyên vật liệu (BOM),
bảng liệt kê các chi tiết, bộ phận,
nguyên vật liệu sử dụng;
• Kế hoạch chi tiết;
• Định mức chi phí tiền công, giờ máy.

v1.0012104219 33
Powered by TOPICA
2.4. LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ CÁC HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN ĐỔI MỚI

Để dự toán chi phí công việc dự án chính xác cần


dự toán theo từng khoản mục chi phí sau như:
Chi phí trực tiếp – gián tiếp; chi phí lao động,
thiết bị, nguyên vật liệu; chi phí vận chuyển…

v1.0012104219 34
Powered by TOPICA
2.5. QUAN HỆ GIỮA ƯỚC TÍNH CHI PHÍ VÀ DỰ TOÁN CHI PHÍ
CÔNG VIỆC

• Để lập kế hoạch dự án hiệu quả rất cần thiết phải ước tính (lập khái toán) chi phí
chính xác. Nhiệm vụ của các nhà quản lý dự án là phải ước tính được khá chính xác
các thông số của dự án. Chất lượng của ước tính phụ thuộc vào thời gian thực hiện,
thông tin có được, các phương pháp sử dụng để ước tính, trình độ và kinh nghiệm
của những người thực hiện.
• Đồng thời, chất lượng và độ chính xác của ước tính sẽ ngày càng tăng theo tiến trình
thực hiện các giai đoạn của chu kỳ dự án, khi thông tin sử dụng để ước tính ngày
càng chính xác và chi tiết hơn.

v1.0012104219 35
Powered by TOPICA
2.6. XÁC ĐỊNH TỔNG DỰ TOÁN

Trên cơ sở kỹ thuật phân tách công việc (WBS)


và sơ đồ mạng, tổng mức dự toán của dự án
được xác định theo các bước sau:
• Xác định tổng chi phí trực tiếp cho mỗi
công việc và hạng mục công việc;
• Dự toán qui mô các khoản mục chi phí gián
tiếp. Phân bổ các loại chi phí này cho từng
công việc theo các phương pháp hợp lý;
• Tổng hợp dự toán kinh phí cho dự án.

v1.0012104219 36
Powered by TOPICA
2.7. QUAN HỆ ĐÁNH ĐỔI GIỮA THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ

• Kế hoạch chi phí cực tiểu;


• Phương pháp thực hiện kế hoạch chi phí cực tiểu.

v1.0012104219 37
Powered by TOPICA
2.7.1. KẾ HOẠCH CHI PHÍ CỰC TIỂU

• Phạm vi: sử dụng kỹ thuật PERT/CPM để xây dựng một kế hoạch điều chỉnh sao
cho chi phí tăng thêm cực tiểu đồng thời gian thực hiện dự án được rút ngắn hợp lý.
• Xác định tổng chi phí dự án đổi mới: Tổng chi phí của dự án bao gồm chi phí
trực tiếp, chi phí gián tiếp và những khoản tiền phát sinh trong giao dịch.
• Mối quan hệ giữa chi phí trực tiếp, gián tiếp và thời gian thực hiện công
việc dự án đổi mới: Thực tiễn quản lý cho thấy, luôn có hiện tượng đánh đổi giữa
thời gian và chi phí.

v1.0012104219 38
Powered by TOPICA
2.7.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHI PHÍ CỰC TIỂU

Trong quá trình lập dự án đổi mới có thể xây


dựng hai phương án: phương án bình thường và
phương án đẩy nhanh.
• Phương án bình thường là phương án dự
tính mức chi phí cho các công việc dự án ở
mức bình thường (được xem là thấp nhất)
và thời gian thực hiện dự án tương đối dài
(được xem là dài nhất).
• Phương án đẩy nhanh là phương án có thời
gian thực hiện dự án ngắn (được xem là
ngắn nhất) và do đó cần chi phí nhiều hơn
(chi phí trong trường hợp này được xem là
lớn nhất).

v1.0012104219 39
Powered by TOPICA
3. TỔ CHỨC DỰ ÁN

Trong dự án đổi mới, thông thường có 5 loại cá nhân là:


• Người tạo ra ý tưởng;
• Người gác cổng;
• Nhà vô địch;
• Nhà tài trợ;
• Người quản lý dự án;
Việc tổ chức dự án cần phát huy vai trò của từng cá nhân, đồng thời tập hợp các
cá nhân này theo một cách thống nhất và động viên các cá nhân nỗ lực hướng vào
mục tiêu chung của tổ chức. Để đảm bảo dự án đạt được mục tiêu, vai trò của người
quản lý dự án là vô cùng cần thiết.

v1.0012104219 40
Powered by TOPICA
3.1. VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐỔI MỚI

• Trách nhiệm của nhà quản lý dự án đổi mới: Chịu trách nhiệm với tổ chức mẹ;
trách nhiệm với khách hàng của dự án, trách nhiệm với những thành viên nhóm
dự án.
• Các yêu cầu cơ bản đối với nhà quản lý dự án đổi mới: Uy tín chuyên môn;
uy tín quản lý; sự nhạy cảm.

v1.0012104219 41
Powered by TOPICA
3.2. CÂN BẰNG CÁC MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐỔI MỚI

• Quan điểm truyền thống: Vào thời điểm bắt đầu của vòng đời của dự án, khi
đang lập kế hoạch dự án, kết quả (chất lượng) cùng với chi phí và tiến độ thường
quan trọng hơn những đòi hỏi kỹ thuật của dự án. Tiếp sau là giai đoạn thiết kế, dự
án tích lũy dần và đạt đến mức hoạt động tối đa. Do nó tích luỹ chi phí ở tỷ lệ cực
đại trong giai đoạn này, nên chi phí sẽ chiếm giữ quyền ưu tiên đối với kết quả và
tiến độ. Tại thời điểm dự án gần hoàn thành, tiến độ trở nên ưu tiên cao nhất, còn
chi phí (và có thể cả chất lượng) trở nên ít quan trọng hơn.
• Quan điểm hiện đại: Tiến độ là mục tiêu quan trọng nhất trong giai đoạn tích lũy.
Tiến độ và kết quả được ưu tiên trong giai đoạn chính của vòng đời dự án và cả hai
yếu tố này đều quan trọng hơn chi phí. Vào giai đoạn cuối cùng, khi kết thúc dự án;
chất lượng chiếm ưu thế hơn tiến độ và yếu tố này lại chiếm ưu thế hơn chi phí.

v1.0012104219 42
Powered by TOPICA
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

• Nguồn lực sử dụng cho dự án đổi mới (bao gồm các yếu tố truyền thống
như: tiền vốn, lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu,
chi phí mua bản quyền) là hữu hạn và cần được sử dụng một cách hiệu
quả nhất.
• Một công cụ quan trọng để hoạch định nguồn lực trong quản lý dự án đổi
mới là lập Biểu đồ phụ tải nguồn lực được xây dựng dựa trên PERT/CPM.
• Dự toán ngân sách có thể được lập từ dưới lên, từ trên xuống và kết hợp
cả hai cách. Dự toán của dự án được xác định trên cơ sở kỹ thuật phân
tách công việc (WBS) và sơ đồ mạng.
• Trong quá trình lập dự toán dự án đổi mới có thể xây dựng hai phương
án: phương án bình thường và phương án đẩy nhanh.
• Để điều hành dự án thành công, nhà quản lý dự án cần xem xét quản lý
dự án trên cơ sở cân đối giữa các mục tiêu của dự án về chi phí, thời gian
và chất lượng kết quả dự án.

v1.0012104219 43
Powered by TOPICA
CÂU HỎI TƯƠNG TÁC 1

Mục đích xây dựng biểu đồ phụ tải nguồn lực là gì?

v1.0012104219 44
Powered by TOPICA
CÂU HỎI TƯƠNG TÁC 2

Chi phí dự án đổi mới thường gồm những hạng mục nào?

v1.0012104219 45
Powered by TOPICA
PROPERTIES
On passing, 'Finish' button: Goes to Next Slide
On failing, 'Finish' button: Goes to Next Slide
Allow user to leave quiz: At any time
User may view slides after quiz: At any time
User may attempt quiz: Unlimited times
PROPERTIES
Allow user to leave interaction: Anytime
Show ‘Next Slide’ Button: Don't show
Completion Button Label: Next Slide
PROPERTIES
Allow user to leave interaction: Anytime
Show ‘Next Slide’ Button: Don't show
Completion Button Label: Next Slide

You might also like