You are on page 1of 8

PHẦN 3.

SINH HỌC VI SINH VẬT


CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
BÀI 33: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
BIẾT
Câu 1. Môi trường mà thành phần chỉ có chất tự nhiên là môi trường
A. tự nhiên. B. tổng hợp. C. bán tự nhiên. D. bán tổng hợp.
Câu 2. Môi trường mà thành phần có cả chất tự nhiên và chất hoá học là môi trường
A. tự nhiên. B. tổng hợp. C. bán tự nhiên. D. bán tổng hợp.
Câu 3. Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu, người ta phân chia
làm mấy nhóm vi sinh vật? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4. Môi trường nào là môi trường cơ bản để nuôi cấy vi sinh vật?
A. Môi trường tổng hợp. B. Môi trường trung tính.
C. Môi trường phức hợp. D. Môi trường đơn giản.
Câu 5. Nguồn năng lượng và cacbon chủ yếu của vi khuẩn hidro và vi khuẩn nitrat hóa lần lượt là
A. chất hữu cơ, ánh sáng. B. chất vô cơ, chất hữu cơ.
C. chất vô cơ, CO2. D. ánh sáng, chất vô cơ.
Câu 6. Những căn cứ để phân loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật là dựa vào
A. tính chất vật lí, hóa học của môi trường. B. thành phần chất dinh dưỡng.
C. hoạt động của vi sinh vật. D. thành phần và mật độ vi sinh.
Câu 7. Vi khuẩn lam dinh dưỡng theo kiểu
A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng. C. hoá tự dưỡng. D. hoá dị dưỡng.
Câu 8. Vi sinh vật hoá dị dưỡng sử dụng nguồn C và nguồn năng lượng là
A. CO2, ánh sáng. B. chất hữu cơ, ánh sáng. C. CO2, hoá học. D. chất hữu cơ, hoá học.
Câu 8: Việc phân chia thành các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật dựa theo những tiêu chí nào?
A. Nguồn cung cấp năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu.
B. Nguồn cung cấp nhân tố sinh trưởng.
C. Đặc điểm kiểu hô hấp và kiểu chuyển hóa năng lượng.
D. Đặc điểm nguồn chất dinh dưỡng.
Câu 9. Vi sinh vật có thể thuộc giới sinh vật nào trong hệ thống phân loại 5 giới ?
A. Nguyên sinh. B. Nấm C. Khởi sinh D. Cả 3 câu trên
Câu 10: Vi sinh vật có đặc điểm
A. kích thước nhỏ bé nhưng có thể quan sát bằng mắt thường.
B. phân bố hẹp.
C. sinh sản chậm do khả năng hấp thu dinh dưỡng rất chậm.
D. đa số đơn bào, nhân sơ hoặc nhân thực.
Câu 11. Thế nào là môi trường tự nhiên ?
A. Môi trường chứa chất hóa học đã biết thành phần, số lượng.
B. Môi trường vừa chứa chất tự nhiên, vừa chứa những chất hóa học đã biết thành phần, số lượng.
C. Môi trường chứa những chất tự nhiên chưa xác định thành phần, số lượng các chất
D. Môi trường chứa chất tự nhiên đã biết được thành phần và số lượng.
Câu 12: Thế nào là môi trường bán tổng hợp?
A. Môi trường chứa những chất tự nhiên.
B. Môi trường chứa chất hóa học đã biết thành phần, số lượng.
C. Môi trường chứa chất tự nhiên đã biết được thành phần và số lượng.
D. Môi trường vừa chứa chất tự nhiên, vừa chứa những chất hóa học đã biết thành phần, số lượng.
Câu 13. Chọn câu phát biểu đúng:
A. Vi sinh vật chia làm ba nhóm chính: virut, vi khuẩn và nấm.
B. Căn cứ vào cấu trúc thành tế bào, có thể chia vi khuẩn thành 2 nhóm lớn: vi khuẩn kị khí và vi khuẩn hiếu
khí.
C. Vi sinh vật có loại nhỏ như virut, có loại lớn như nấm rơm, nấm mỡ.
D. Vi sinh vật gồm những sinh vật có kích thước nhỏ bé, gồm nhiều nhóm khác nhau
Câu 14. Môi trường chứa pepton, cao thịt bò, cao nấm men và các chất hóa học đã biết thành phần, số lượng
thuộc loại môi trường:
A. Tổng hợp
B. Bán tổng hợp
C. Tự nhiên
D. Không xác định được
Câu 15. Đặc điểm nào là chung và cơ bản nhất cho tất cả các vi sinh vật?
A. Vi sinh vật là những cơ thể đơn bào nhân sơ hay nhân thực.
B. Một số vi sinh vật là tập hợp đơn bào.
C. Vi sinh vật gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau.
D. Vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản rất nhanh.
Câu 16. Để phân biệt vsv có hình thức dị dưỡng hay tự dưỡng người ta căn cứ vào:
A. Nguồn năng lượng
B. Nguồn cacbon
C. Nguồn nitơ
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 17: Để phân biệt vi sinh vật có hình thức dinh dưỡng dị dưỡng hay tự dưỡng, người ta căn cứ vào
A. nguồn năng lượng
B. nguồn oxy
C. nguồn cacbon
D. nguồn nitơ
Câu 18. Vi sinh vật quang dị dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ
A. ánh sáng và CO2. B. ánh sáng và chất hữu cơ.
C. chất vô cơ và CO2. D. chất hữu cơ.
Câu 19. Vi sinh vật hoá tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ
A. ánh sáng và CO2. B. ánh sáng và chất hữu cơ.
C. chất vô cơ và CO2. D. chất hữu cơ.
Câu 20. Vi sinh vật quang tự dưỡng sử dụng nguồn cacbon và nguồn năng lượng là
A. CO2, ánh sáng. B. chất hữu cơ, ánh sáng.
C. CO2, hoá học. D. chất hữu cơ, hoá học.
Câu 21. Vi sinh vật quang dị dưỡng sử dụng nguồn C và nguồn năng lượng là
A. CO2, ánh sáng. B. chất hữu cơ, ánh sáng.
C. CO2, hoá học. D. chất hữu cơ, hoá học.
Câu 22. Vi sinh vật hoá tự dưỡng sử dụng nguồn cacbon và nguồn năng lượng là
A. CO2, ánh sáng. B. chất hữu cơ, ánh sáng.
C. CO2, hoá học. D. chất hữu cơ, hoá học.
Câu 23. Kiểu dinh dưỡng của động vật nguyên sinh là
A. hoá tự dưỡng. B. quang tự dưỡng.
C. hoá dị dưỡng. D. quang dị dưỡng.
Câu 24. Vi khuẩn lactic dinh dưỡng theo kiểu
A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng.
C. hoá tự dưỡng. D. hoá dị dưỡng.
HIỂU
Câu 1. Nấm và các vi khuẩn không quang hợp dinh dưỡng theo kiểu
A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng. C. hoá tự dưỡng. D. hoá dị dưỡng.
Câu 2. Vi khuẩn lactic dinh dưỡng theo kiểu
A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng. C. hoá tự dưỡng. D. hoá dị dưỡng.
Câu 3. Vi khuẩn lam dinh dưỡng dựa vào nguồn nào sau đây?
A. Ánh sáng và chất hữu cơ B. CO2 và ánh sáng
C. Chất vô cơ và CO2 D. Ánh sáng và chất vô cơ
Câu 4. Quá trình phân giải chất hữu cơ mà chính những phân tử hữu cơ đó vừa là chất cho vừa là chất nhận
điện tử; không có sự tham gia của chất nhận điện tử từ bên ngoài, được gọi là
A. Hô hấp hiếu khí C. Đồng hoá B. Hô hấp kị khí D. Lên men
Câu 5. Giống nhau giữa hô hấp và lên men là
A. đều là sự phân giải chất hữu cơ B. đều xảy ra trong môi trường có nhiều ôxi
C. đều xảy ra trong môi trường có ít ôxi D. đều xảy ra trong môi trường không có ôxi
Câu 6. Nguồn chất hữu cơ được xem là nguyên liệu trực tiếp của hai quá trình hô hấp và lên men là
A. prôtêin C. photpholipit B. cacbonhidrat D. axit béo
Câu 7. Thế nào là lên men ở vi sinh vật?
A. là quá trình tổng hợp và phân giải cácbohdrat trong môi trường hiếu khí.
B. là sự phân giải cácbohdrat được xúc tác bởi enzim trong điều kiện kị khí, không có sự tham gia của một số
chất nhận electron từ bên ngoài.
C. là sự phân giải các hợp chất hữu cơ (lipit, protein, acid nucleic, ...).
D. là quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ dưới tác động của vi sinh vật.
Câu 8. Điểm đặc trưng của vi sinh vật hiếu khí là
A. lấy O2 để sinh trưởng và phát triển. B. lấy CO2 để sinh trưởng và phát triển.
C. không thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tự nhiên.
D. cần CO2 khi không có ánh sáng.
Câu 9: Khi phân biệt hô hấp kị khí và hô hấp hiếu khí người ta KHÔNG dựa vào
A. chất nhận điện tử cuối cùng. B. chất cho electron hữu cơ.
C. hiệu quả năng lượng. D. sản phẩm sinh ra.
Câu 10. Nấm men rượu có kiểu dinh dưỡng là gì ?
A. Hóa dị dưỡng. B. Quang tự dưỡng. C. Quang dị dưỡng. D. Hóa tự dưỡng.
Câu 11: Chọn phát biểu ĐÚNG:
A. Quá trình lên men có chất cho electron và chất nhận electron đều là chất hữu cơ.
B. Hô hấp kị khí có chất cho và chất nhận electron đều là chất vô cơ.
C. Quá trình hô hấp hiếu khí tạo ra năng lượng ATP ít hơn quá trình hô hấp kị khí.
D. Lên men lactic và hô hấp hiếu khí đều thực hiện trong điều kiện không có O2.
Câu 12. Vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh có kiểu dinh dưỡng nào sau đây?
A. Quang tự dưỡng
B. Quang dị dưỡng
C. Hóa tự dưỡng
D. Hóa dị dưỡng
Câu 13. Chọn câu phát biểu đúng:
A. Vi sinh vật nhân thực hô hấp hiếu khí ở màng sinh chất và mào của ti thể
B. Vi khuẩn hiếu khí bắt buộc hoặc kị khí bắt buộc chỉ hô hấp qua màng sinh chất.
C. Vi khuẩn hóa dưỡng vô cơ sử dụng chất cho electron là oxi, SO42-, NO3-
D. Quá trình lên men có thể được thực hiện ở màng sinh chất, mào ti thể và tế bào chất
Câu 14. Quá trình hô hấp kị khí sử dụng chất cho và chất nhận electron là
A. Chất vô cơ ; oxi
B. Chất hữu cơ ; NO3-, SO4-, CO2
C. Chất hữu cơ, chất hữu cơ
D. Chất vô cơ ; O2, SO42-, NO3-
Câu 15. Vi khuẩn hóa dưỡng vô cơ sử dụng chất cho và chất nhận electron là
A. Chất vô cơ ; oxi
B. Chất hữu cơ ; NO3-, SO4-, CO2
C. Chất hữu cơ, chất hữu cơ
D. Chất vô cơ ; O2, SO42-, NO3-
Câu 16. Quá trình oxi hoá các chất hữu cơ mà chất nhận điện tử cuối cùng là oxi phân tử, được gọi là
A. lên men
B. hô hấp
C. hô hấp hiếu khí
D. Hô hấp kị khí
Câu 17. Vi sinh vật vào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại?
A. Tảo đơn bào
B. Vi khuẩn nitrat hoá
C. Vi khuẩn lưu huỳnh
D. Vi khuẩn sắt
Câu 18. Ở vi khuẩn hóa tự dưỡng, chất nhận electron cuối cùng là
A) O2 hoặc SO42-, NO3-
B) Chất hữu cơ
C) CO2
D) O2
Câu 19. Hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men khác nhau ở chổ
A. Quá trình phân giải chất hữu cơ
B. Chất nhận electron cuối cùng
C. Chất cho electron
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 20. Quá trình phân giải chất hữu cơ mà chất nhận điện tử cuối cùng là ôxy phân tử được gọi là
A. hô hấp hiếu khí
B. hô hấp kỵ khí không bắt buộc
C. hô hấp kỵ khí bắt buộc
D. lên men
Câu 21. Tụ cầu vàng sinh trưởng được trong môi trường chứa nước, muối khoáng, nước thịt. Đây là loại môi
trường
A. tự nhiên. B. tổng hợp. C. bán tổng hợp. D. bán tự nhiên
Câu 22. Môi trường có các thành phần: nước thịt, gan, glucozơ. Đây là loại môi trường
A. tự nhiên. B. tổng hợp. C. bán tự nhiên. D. bán tổng hợp.
Câu 23. Đối với vi khuẩn lactic, nước rau quả khi muối chua là môi trường
A. tự nhiên. B. tổng hợp. C. bán tổng hợp. D. bán tự nhiên.
Câu 24. Vi khuẩn lam dinh dưỡng theo kiểu
A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng.
C. hoá tự dưỡng. D. hoá dị dưỡng.
Câu 25. Vi khuẩn tía không chứa S dinh dưỡng theo kiểu
A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng.
C. hoá tự dưỡng. D. hoá dị dưỡng.
Câu 26. Nấm và các vi khuẩn không quang hợp dinh dưỡng theo kiểu
A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng.
C. hoá tự dưỡng. D. hoá dị dưỡng.
Câu 27. Vi sinh vật vào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại?
A. Tảo đơn bào. B. Vi khuẩn nitrat hoá
C. Vi khuẩn lưu huỳnh. D. Vi khuẩn sắt

VẬN DUNG
Câu 1. Tụ cầu vàng sinh trưởng được trong môi trường chứa 100ml nước, 1mg muối khoáng, 100ml nước thịt.
Đây là loại môi trường A. tự nhiên. B. tổng hợp. C. bán tổng hợp. D. bán tự nhiên.
Câu 2. Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được
tính theo đơn vị g/l như sau:
(NH4)3PO4 (0,2); KH2PO4 (1,0) ; MgSO4(0,2) ; CaCl2(0,1) ; NaCl(0,5).
Môi trường mà vi sinh vật đó sống được gọi là môi trường
A. tự nhiên. B. nhân tạo. C. tổng hợp. D. bán tổng hợp.
Câu 3. Cho môi trường có thành phần như sau: 100ml nước trích thịt bò, 1 mol glucozo, 1mg vitamin B1. Đây
là môi trường
A. tự nhiên. B. môi trường đặc. C. tổng hợp. D. bán tổng hợp.
Câu 4: Cho môi trường gồm các chất sau : nước trích thịt bò, nước rau củ.
Cho biết môi trường trên thuộc dạng môi trường nuôi cấy nào ?
A. Môi trường tổng hợp. B. Môi trường tự nhiên.
C. Môi trường bán tổng hợp. D. Chưa thể xác định.
Câu 5. Nhóm vi sinh vật sau đây có kiểu quang tự dưỡng là
A. nấm, động vật nguyên sinh
B. vi khuẩn lam, tảo đơn bào
C. vi khuẩn không chứa lưu huỳnh, nấm
D. động vật nguyên sinh, vi khuẩn nitrat hóa
Câu 6. Vi khuẩn lên men lactic trong dưa chua, sữa chua có kiểu dinh dưỡng là
A) Quang tự dưỡng B) Hóa tự dưỡng
C) Hóa dị dưỡng D) Quang dị dưỡng
Câu 7: Hô hấp kỵ khí là quá trình.............(21: oxy hóa; 22: phân giải) các chất ..................... (23:hữu cơ; 24: vô
cơ; 25: hữu cơ và vô cơ), chất nhận điện tử cuối cùng là........................ (26: oxy phân tử; 27: chất vô cơ; 28:
chất hữu cơ)
A. 21, 25,27
B. 22, 23, 26
C. 21, 24, 28
D. 22, 23, 27

VẬN DỤNG CAO


Câu 1. Môi trường nuôi cấy nấm men gồm: 50g Glucose, 10g Pepton, 3g KH2PO4, 2g MgSO4.7H2O, 1000ml
Nước và 15-20g thạch; (pH = 5 - 6). Đây là loại môi trường
A. tự nhiên
B. bán tổng hợp
C. tổng hợp
D. bán tự nhiên
Câu 2: Sơ đồ sau đây thể hiện con đường giải phóng năng lượng của 1 loại vi sinh vật, hãy cho biết A có kiểu
dinh
dưỡng là gì?
Chất cho e vô cơ

A
Q

O2, SO42-, NO3-


A. quang tự dưỡng B. hóa dị dưỡng
C. quang dị dưỡng D. hóa tự dưỡng
Câu 3. Trong sơ đồ chuyển hóa sau, cho biết X là chất nào?
CH3CH2OH + O2 → X + H2O + năng lượng
A) Axit axêtic
B) Rượu êtylic
C) Axit xitric
D) Axit lactic
Câu 4. Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được
tính theo đơn vị g/l như sau: (NH 4)3PO4, KH2PO4 (1,0) ; MgSO4(0,2); CaCl2(0,1); NaCl(0,5). Nguồn cacbon
của vi sinh vật này là
A. chất hữu cơ. B. chất vô cơ. C. CO2. D. chất vô cơ và chất hữu cơ.
Câu 5. Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được
tính theo đơn vị g/l như sau:
(NH4)3PO4, KH2PO4 (1,0) ; MgSO4(0,2) ; CaCl2(0,1) ; NaCl(0,5).
Nguồn N2 của vi sinh vật này từ
A. các hợp chất chứa NH4+. B. ánh sáng.
C. N2. D. chất vô cơ và chất hữu cơ.

CHƯƠNG II. SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT


BÀI: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

BIẾT
Câu 1. Thời gian thế hệ của vi sinh vật là
A. Thời gian để số tế bào trong quần thể vi sinh vật tăng lên gấp đôi.
B. Thời gian sống của vật chủ chứa các vi sinh vật kí sinh.
C. Thời gian từ khi sinh ra một tế bào đến khi tế bào đó phân chia.
D. A và C.
Câu 2. Sinh trưởng của vi sinh vật là
A. Sự tăng về số lượng tế bào vi sinh vật.
B. Sự đồng hóa các chất, tích lũy trong cơ thể vi sinh vật.
C. Quá trình đồng hóa và dị hóa xảy ra trong cơ thể của vi sinh vật.
D. Sự lớn lên về kích thước của vi sinh vật.
Câu 3. Đối với vi sinh vật, hình thức nuôi cấy không liên tục có đặc điểm nào?
A. Không bổ sung chất dinh dưỡng nhưng rút sinh khối nhất định khỏi môi trường nuôi cấy.
B. Bổ sung chất dinh dưỡng và rút khỏi môi trường nuôi cấy lượng chất thải và sinh khối dư thừa.
C. Không bổ sung dinh dưỡng và cũng không rút sinh khối khỏi môi trường nuôi cấy.
D. Bổ sung chất dinh dưỡng thường xuyên nhưng không rút khỏi môi trường nuôi cấy lượng chất thải và sinh
khối dư thừa.
Câu 4. Sau thời gian của một thế hệ, số lượng tế bào trong quần thể thay đổi như thế nào?
A. Số lượng tế bào trong quần thể tăng gấp bốn.
B. Số lượng tế bào trong quần thể không tăng.
C. Số lượng tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.
D. Số lượng tế bào trong quần thể tăng gấp ba.
Câu 5. Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha tiềm phát, vi sinh vật có đặc điểm nào sau đây?
A. Thích nghi dần với môi trường nuôi cấy.
B. Sinh trưởng mạnh và phân chia rất nhanh.
C. Tăng mạnh quá trình phân giải cơ chất.
D. Có vi sinh vật chết đi.
Câu 6. 4 pha trong nuôi cấy không liên tục có trình tự như thế nào?
1. Pha tiềm phát. 2. Pha suy vong. 3. Pha cân bằng. 4. Pha lũy thừa.
A. 1 → 4 → 3 → 2. B. 1 → 2 → 3 → 4.
C. 2 → 4 → 3 → 1. D. 2 → 3 → 4 → 1.
Câu 7. Đặc điểm của pha tiềm phát trong nuôi cấy không liên tục là
A. Vi khuẩn tạo ra chất kháng sinh để thích ứng với môi trường mới.
B. Vi khuẩn tổng hợp mạnh mẽ ADN và các enzim để chuẩn bị cho sự phân bào.
C. Tốc độ phân giải các chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy diễn ra mạnh mẽ nhất.
D. Vi khuẩn thải ra môi trường một số chất dư thừa, làm thay đổi độ pH cho phù hợp.
Câu 8. Trong nuôi cấy không liên tục, thời gian của pha lag được tính từ khi nào?
A. Từ khi vi khuẩn được cấy vào môi trường đến khi chúng bắt đầu phân chia.
B. Từ khi vi khuẩn bắt đầu phân chia đến khi số lượng tế bào đạt cao nhất.
C. Từ khi vi khuẩn ngừng phân chia đến khi số lượng tế bào bắt đầu giảm xuống.
D. Từ khi số lượng tế bào vi khuẩn bắt đầu giảm đến khi không còn vi khuẩn nào phân chia nữa.
Câu 9. Pha nào trong nuôi cấy không liên tục có đặc điểm là số lượng tế bào tăng lên theo lũy thừa và đạt đến
cực đại?
A. Pha lag. B. Pha bắt đầu suy vong.
C. Pha tiềm phát. D. Pha log.
Câu 10. Nuôi cấy vi khuẩn bằng hình thức không liên tục có ý nghĩa gì?
A. Tiêu diệt số vi khuẩn gây bệnh.
B. Sản xuất sinh khối vi sinh vật.
C. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của vi khuẩn là đại diện cho các chủng vi sinh vật.
D. Thu các sản phẩm chuyển hóa như: vitamin, axit amin, ...
Câu 11. Đối với vi sinh vật, hình thức nuôi cấy liên tục có đặc điểm nào?
A. Không bổ sung chất dinh dưỡng nhưng thường xuyên lấy khỏi môi trường nuôi cấy các chất thải.
B. Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và không ngừng thu sinh khối và loại bỏ các chất thải.
C. Không bổ sung dinh dưỡng cũng không lấy chất thải khỏi môi trường nuôi cấy.
D. Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng, thu sinh khối và các sản phẩm chuyển hóa của vi sinh vật.

HIỂU
Câu 1. Đặc điểm không đúng với hình thức nuôi cấy liên tục?
A. Được ứng dụng để sản xuất sinh khối, axit amin, vitamin.
B. Pha lũy thừa kéo dài liên tục nếu chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục.
C. Không có pha cân bằng, pha tiềm phát và pha suy vong.
D. Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng, loại bỏ không ngừng chất thải.
Câu 2. Trong đường cong sinh trưởng của phương pháp nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật bắt đầu sinh trưởng
ở pha nào?
A. Pha tiềm phát. B. Pha lũy thừa
C. Pha cân bằng. D. Pha suy vong
Câu 3. Trong đường cong sinh trưởng của phương pháp nuôi cấy không liên tục, số lượng vi sinh vật đạt cực
đại ở pha nào?
A. Pha tiềm phát. B. Pha lũy thừa
C. Pha cân bằng. D. Pha suy vong.
Câu 4. Trong nuôi cấy không liên tục vi khuẩn trao đổi chất diễn ra mạnh nhất ở pha nào?
A. Pha tiềm phát. B. Pha lũy thừa
C. Pha cân bằng. D. Pha suy vong
Câu 5. Điểm khác nhau giữa nuôi cấy liên tục và không liên tục
A. Nuôi cấy không liên tục có 3 pha, còn nuôi cấy liên tục có 4 pha.
B. Trong nuôi cấy không liên tục, thường xuyên bổ sung thêm chất dinh dưỡng và lấy đi sản phẩm trao đổi chất
của vi sinh vật; còn nuôi cấy liên tục thì không liên tục thì không có.
C. Trong nuôi cấy liên tục sự sinh trưởng của vi sinh vật trong pha lũy thừa kéo dài qua nhiều thế hệ hơn nuôi
cấy không liên tục.
D. Nuôi cấy liên tục có pha tiềm phát kéo dài hơn so với nuôi cấy không liên tục.
Câu 6. Yếu tố giúp VSV sinh trưởng nhanh là do chúng
A. có kích thước nhỏ. B. có vật chất di truyền là ADN.
C. có khả năng tạo nội bào tử. D. có khả năng chịu hạn và chịu nhiệt.
Câu 7. Hình thức nuôi cấy vi sinh vật có pha log diễn ra trong thời gian kéo dài qua nhiều thế hệ là hình thức
nuôi cấy gì?
A. Nuôi cấy liên tục. B. Nuôi cấy không liên tục.
C. Nuôi cấy trong môi trường thạch (agar). D. Nuôi cấy trong môi trường bán tổng hợp.
Câu 8. Khi nuôi cấy vi khuẩn hiếu khí theo hình thức không liên tục, nguyên nhân nào làm cho vi sinh vật đang
sinh trưởng ở pha lũy thừa chuyển sang pha cân bằng?
1. Nguồn chất dinh dưỡng được bổ sung thường xuyên. 2. Tích lũy các chất độc hại.
3. Lấy ra sinh khối và các chất thải. 4. Chất dinh dưỡng cạn kiệt.
5. Nồng độ oxi giảm, độ pH của môi trường thay đổi.
Phương án đúng là
A. 1, 3. B. 2, 4, 5. C. 2, 4. D. 1, 2, 3, 5.
Câu 9. Tại sao hình thức nuôi cấy liên tục được con người ứng dụng để sản xuất các hợp chất sinh học có giá trị
từ vi sinh vật?
A. Vì con người không còn hình thức nào khác ngoài việc sử dụng vi sinh vật.
B. Vì pha lũy thừa được kéo dài qua nhiều thế hệ sẽ thu nhiều sinh khối và các sản phẩm chuyển hóa.
C. Vì chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục, các vi sinh vật luôn ở giai đoạn tiềm phát, chuẩn bị phân chia.
D. Vì chất thải được rút ra liên tục, kích thích tế bào vi sinh vật sinh sản.
Câu 10. Sự sinh trưởng của vi sinh vật được nghiên cứu ở cấp độ nào?
A. Quần thể. B. Hệ sinh thái. C. Quần xã. D. Cá thể.
Câu 10: Nếu muốn xác định tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn thì chọn pha nào là tốt nhất?
A. Pha tiềm phát.
B. Pha lũy thừa.
C. Pha cân bằng.
D. Pha suy vong.

VẬN DỤNG
Câu 1. Trong đường cong sinh trưởng của phương pháp nuôi cấy không liên tục, nên thu sinh khối của vi sinh
vật ở giai đoạn nào là thích hợp nhất?
A. Cuối pha tiềm phát. B. Đầu pha lũy thừa.
C. Đầu pha cân bằng. D. Cuối pha cân bằng.
Câu 2. Ống tiêu hóa của người đối với các loài vi sinh vật ký sinh có thể xem là hệ thống nuôi cấy
A. liên tục. B. thường xuyên thay đổi thành phần.
C. không liên tục. D. vừa liên tục vừa không liên tục.
Câu 3. Nếu nuôi cấy VSV để thu thuốc kháng sinh thì người ta dùng phương pháp nuôi cấy…(1)….. và thu
hoạch ở pha …(2)…. . Số (1) và (2) lần lượt là
A. Không liên tục/cân bằng. B. Liên tục/suy vong.
C. Liên tục/cân bằng. D. Không liên tục/suy vong.
Câu 4. Nuôi cấy vi sinh vật để sản xuất nội bào tử người ta dùng phương pháp
A. nuôi cấy liên tục, thu hoạch ở pha cân bằng.
B. nuôi cấy không liên tục, thu hoạch ở pha suy vong.
C. nuôi cấy không liên tục, thu hoạch ở pha lũy thừa.
D. nuôi cấy không liên tục, thu hoạch ở pha tiềm phát.
Câu 5. Hoạt động nào sau đây của con người được gọi là nuôi cấy vi sinh vật theo hình thức liên tục?
A. Làm rượu. B. Trồng nấm ăn. C. Làm giấm. D. Làm bánh mì.
Câu 6. Vi khuẩn lam Spirulina có thể được ứng dụng trong thực tiễn để làm gì?
A. Sản xuất sinh khối, cố định nito không khí.
B. Sản xuất axit amin.
C. Sản xuất chất xúc tác sinh học.
D. Sản xuất gôm sinh học.

VẬN DỤNG CAO


Câu 1. Tính số lượng vi sinh vật sinh ra khi nuôi cấy 1000 vi khuẩn E. coli trong điều kiện nhiệt đô 370C sau 2
giờ. Biết cứ 30 phút chúng lại phân chia một lần.
A. 30000 VSV. B. 60000 VSV. C. 16000 VSV. D. 592000 VSV.
-13
Câu 2. Một vi khuẩn hình que có khối lượng khoảng 5.10 gam. Cứ 30 phút lại phân đôi 1 lần. Trong điều kiện
nuôi cấy tối ưu thì vi khuẩn cần phải phân chia bao nhiêu lần để đạt tới khối lượng là 6.1027 gam?
A. 133. B. 66. C. 40. D. 443.
Câu 3. Thời gian thế hệ của vi khuẩn E. coli trong điều kiện thí nghiệm đầy đủ ở 400C là 20 phút. Tính số
lượng vi khuẩn E. coli sau 2 giờ? (Biết rằng số vi khuẩn ban đầu là 2).
A. 128. B. 64. C. 16. D. 32.
Câu 4. Trong 1 quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20 phút, số tế bào trong quần
thể sau 2 giờ là
A. 8.104. B. 16.104. C. 32.104. D. 64.104.
0
Câu 5. Nuôi cấy 3 tế bào vi khuẩn E. coli trong điều kiện dinh dưỡng đầy đủ ở 40 C và thời gian thế hệ là 20
phút. Tính số lượng vi khuẩn E. coli sau 1 giờ?
A. 8. B. 24. C. 32. D. 16.
Câu 6. Từ một tế bào vi khuẩn ban đầu sau 100 phút tạo ra được 32 tế bào mới. Thời gian thế hệ là
A. 40 phút. B. 60 phút. C. 20 phút. D. 90 phút.
Câu 7. Trong một quần thể vi sinh vật ban đầu có 120 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20 phút, số tế bào trong
quần thể sau 3 giờ là
A. 10811. B. 61440. C. 60144. D. 10800.

You might also like