You are on page 1of 27

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


NGUYỄN NGỌC TRUNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIÊN KẾT


CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH THỦY SẢN -
NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH BẾN TRE

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Thành Hiếu
2. PGS. TS. Hồ Sỹ Hùng

Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Minh Ngọc

Phản biện 2: TS. Nguyễn Vân Hà

Phản biện 3: TS. Dương Đình Giám

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Vào hồi: 17h ngày 26 tháng 7 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại:


- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân
-1-

GIỚI THIỆU
Tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng được chú trọng hơn khi mà
các tổ chức nhận thức được lợi ích của việc tham gia liên kết, hợp tác với nhau.
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì tính chuyên môn hóa ngày càng tăng
(Lummus và Vokurka, 1999), các tổ chức sẽ có xu hướng tăng cường hợp tác
với các thành viên khác trong chuỗi cung ứng để sử dụng các nguồn lực có chất
lượng của đối tác với chi phí thấp hơn là tự sản xuất nhưng không hiệu quả. Do
đó, các tổ chức ngày càng muốn xích lại gần nhau nhằm quản lý hiệu quả các
nguồn cung cũng như các kênh phân phối để vừa tối ưu hóa chi phí, đồng thời
tăng sự thỏa mãn của khách hàng, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và cải
thiện lợi nhuận của các tổ chức tham gia (Lee, 2000; Anderson và Narus, 1990).
Vì vậy, rất nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng: sự cạnh tranh đang diễn
ra giữa chuỗi cung ứng với chuỗi cung ứng, không phải diễn ra giữa doanh
nghiệp và doanh nghiệp (Christopher, 1998).
Nhiều học giả và các nhà quản lý đã định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng là
quản trị sự liên kết giữa các quá trình kinh doanh cơ bản từ người tiêu dùng cuối
cùng đến nhà cung ứng đầu tiên, cung cấp sản phẩm, dịch vụ và thông tin nhằm
tối ưu hóa giá trị gia tăng cho khách hàng và các tổ chức tham gia chuỗi cung
ứng (Lamber và cộng sự, 1998). Hoặc quản trị chuỗi cung ứng là quản trị mối
liên kết giữa tất cả các hoạt động liên quan đến dòng lưu chuyển, chuyển đổi
hàng hóa và thông tin từ nguyên liệu cho đến người tiêu dùng cuối cùng để đạt
được lợi thế cạnh tranh bền vững (Handfield và Nichols, 1999). Liên kết chuỗi
cung ứng có thể dưới nhiều cấp độ, từ lỏng lẻo cho đến liên kết chặt chẽ.
Nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm kiếm và xác định các điều kiện tiền
đề đối với các tổ chức tham gia liên kết chuỗi cung ứng. Nhiều học giả cho rằng
liên kết chuỗi cung ứng là do áp lực cạnh tranh toàn cầu (Handfield và Nichols,
1999), hoặc rủi ro do sự biến động của môi trường bao gồm thay đổi về cung,
cầu và công nghệ (Chen và Paulraj, 2004; Mentzer và cộng sự, 2000), các cơ hội
từ thị trường mới (Frohlich và Westbrook, 2001). Tuy nhiên, theo các chuyên
gia trong ngành thủy sản, ngoài áp lực cạnh tranh toàn cầu thì các áp lực khác
của môi trường cũng có sự tác động lớn đến mức độ liên kết giữa các thành viên
trong chuỗi cung ứng như rủi ro liên quan đến chuỗi cung ứng (nguồn cung, thị
trường, thông tin và môi trường). Ngoài ra, nhân tố nội tại cũng tác động đến
động lực tăng cường liên kết với đối tác trong chuỗi cung ứng, trong đó chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng quyết
định đến mức độ hợp tác với các thành viên trong chuỗi cung ứng.
Sự tác động của rủi ro lên mức độ liên kết phù hợp với lý thuyết mối quan
hệ giữa môi trường và tổ chức (Aldrich và Pleffer, 1976). Khi môi trường thay
đổi thì tổ chức cũng nên thay đổi để tồn tại và phát triển. Các tổ chức có xu
hướng tăng cường các mối quan hệ để hạn chế tác động từ sự bất ổn của cung,
cầu, công nghệ và môi trường nói chung (David, 1993; Mentzer, 2000; Chen và
-2-

Paulraj, 2004). Tuy nhiên, quan điểm về mối quan hệ này cũng đang còn trái
chiều. Một số tác giả cho rằng đây là mối quan hệ thuận chiều, nghĩa là môi
trường càng bất ổn, rủi ro cao thì các tổ chức có xu hướng tăng cường liên kết
(Afuah, 2001; Liu và cộng sự, 2010; Germain và cộng sự, 2008). Trong khi đó,
một số nghiên cứu khác thì xác định quan hệ này là ngược chiều, rủi ro càng cao
thì các tổ chức càng không có xu hướng liên kết với nhau, thay vào đó họ chỉ
phát triển quan hệ bình thường với các đối tác để dễ dàng thay đổi khi môi
trường biến động (Zhao và cộng sự, 2013). Do đó, tiếp tục lý giải về mối quan
hệ này là cần thiết. Một trong những khả năng có thể đó là sự tác động của biến
điều tiết. Kết luận này dựa trên cơ sở lý thuyết hoàn cảnh hay ngẫu nhiên
(Contigency theory) của Woodward (1965). Tác giả cho rằng không có hình
thức cấu trúc tổ chức nào tối ưu tuyệt đối mà nó còn phụ thuộc vào đặc tính của
hoàn cảnh hay môi trường. Trong lĩnh vực quản trị vận hành nói chung, nhiều
tác giả đã nghiên cứu và đề xuất một số nhân tố hoàn cảnh như văn hóa tổ chức
(McDermott và Stock, 1999; Naim và cộng sự, 2004; Naor và cộng sự, 2008),
qui mô doanh nghiệp (Jayaram và cộng sự, 2010), chiến lược kinh doanh của tổ
chức (Sousa và Voss, 2001).… Trong tất cả các nhân tố trên, văn hóa được xem
là một trong những nhân tố được nghiên cứu phổ biến. Tuy nhiên, trong lĩnh vực
quản trị chuỗi cung ứng, chưa nhiều bằng chứng thực tiễn kiểm định sự tác động
của văn hóa tổ chức lên quản trị chuỗi cung ứng và liên kết trong chuỗi cung
ứng (Metters và cộng sự, 2010). Do đó, luận án này sẽ nghiên cứu sự tác động
của nhân tố văn hóa (nhân tố hoàn cảnh) lên mức độ liên kết chuỗi cung ứng,
bởi vì các loại văn hóa khác nhau có thể thúc đẩy hoặc cản trở mức độ liên kết
giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng. Kiểm định mối quan hệ này sẽ đóng
góp nhất định đối với lý thuyết về quản trị chuỗi cung ứng.
Sự tác động của chiến lược kinh doanh lên liên kết chuỗi cung ứng cũng
phù hợp với lý thuyết về mối quan hệ giữa chiến lược, cấu trúc và kết quả kinh
doanh (SSP) (Chandler, 1962; William, 1992). Lý thuyết này cho rằng chiến
lược là nhân tố thúc đẩy sự thay đổi của cấu trúc và quá trình kinh doanh (Miles
và Snow, 1978) và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh (Habib và Victor, 1991).
Tuy nhiên, chiến lược nào sẽ thúc đẩy tổ chức thay đổi theo hướng tăng cường
liên kết chuỗi cung ứng và mối quan hệ giữa chúng ảnh hưởng như thế nào đến
kết quả kinh doanh vẫn là một câu hỏi cần phải được giải đáp thêm. Nói cách
khác, thay đổi cơ cấu tổ chức theo hướng tăng cường liên kết chuỗi cung ứng
phù hợp với loại chiến lược kinh doanh nào, hay là sự kết hợp của nhiều chiến
lược để từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh vẫn là một vấn đề cần nghiên cứu
và lý giải.
Khá nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng và kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp (Droge và cộng sự, 2004; Flynn và cộng sự,
2010). Tuy nhiên, các nghiên cứu không cho kết quả thống nhất với nhau. Do
đó, cần phải định nghĩa rõ ràng, chuẩn lại thang đo và kiểm định thêm trong các
-3-

bối cảnh khác (Fabbe-Costé và Jahre, 2008).


Vì vậy, luận án sẽ nghiên cứu về liên kết chuỗi cung ứng thông qua việc
nghiên cứu và xác định rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng cả bên trong và bên ngoài
đến sự liên kết, cũng như sự ảnh hưởng của liên kết đến kết quả kinh doanh.
Nghiên cứu này cũng sẽ kiểm định sự tác động điều tiết của nhân tố văn hóa tổ
chức đến các mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung
ứng. Cuối cùng, một số biến kiểm soát cũng sẽ được xem xét như các công đoạn
trong chuỗi, loại hình tổ chức tham gia và qui mô các tổ chức này.
Ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và của tỉnh Bến Tre nói riêng chịu
sự tác động rất lớn của nhiều nhân tố. Trong đó, cũng giống như ngành nông sản
nói chung, rủi ro luôn là vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu khi tham gia
vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành thủy sản và ảnh hưởng
không nhỏ đến sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành trên cả phương
diện liên kết ngang và liên kết dọc. Tuy nhiên, cho đến nay, các doanh nghiệp
thủy sản, trong đó có doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bến Tre, vẫn còn đang lúng
túng trong việc xác định các chiến lược và phối hợp chúng như thế nào để có thể
hạn chế các rủi ro cũng như thúc đẩy phát triển liên kết chuỗi cung ứng. Dưới
gốc độ chuỗi cung ứng thì ngành này có lẽ là ngành có nhiều công đoạn trong
chuỗi cung ứng được thực hiện ở Việt Nam. Vì vậy, đây là ngành phù hợp với
mục tiêu nghiên cứu của luận án.
Tất cả các vấn đề trên đã đặt ra nhu cầu cần phải thực hiện một nghiên cứu
có tính hệ thống để không chỉ khỏa lắp những vấn đề lý thuyết về mối quan hệ
giữa các biến tiền đề và mức độ liên kết chuỗi cung ứng, cũng như sự tác động
của liên kết đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn đem lại sự hỗ trợ
tích cực đối với các nhà hoạch định chính sách hay quản lý doanh nghiệp có thể
ban hành các giải pháp thích hợp nhằm tăng cường quản trị hiệu quả thông qua
đẩy mạnh mức độ liên kết hợp tác giữa các tổ chức trong chuỗi cung ứng. Vì vậy,
nghiên cứu đề tài ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng ngành
thủy sản - Nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre’ không chỉ cần thiết về mặt lý luận mà
phần nào đem lại sự đóng góp thiết thực đối với vấn đề thực tiễn.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là xác định cách thức tác động của liên kết chuỗi
cung ứng lên kết quả kinh doanh của các tổ chức tham gia chuỗi cung ứng.
Nghiên cứu này cũng tập trung phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố bên
trong và bên ngoài tổ chức đến mức độ liên kết chuỗi cung ứng. Ngoài ra,
nghiên cứu cũng kiểm định sự tác động của văn hóa tổ chức lên mối quan hệ
giữa liên kết chuỗi cung ứng với các nhân tố tiền đề. Các loại văn hóa khác nhau
có sự ảnh hưởng khác nhau, có thể thúc đẩy nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến
quá trình liên kết khác nhau. Kiểm định tất cả những vấn đề trên sẽ giúp mở
rộng được sự hiểu biết về bản chất của liên kết chuỗi cung ứng. Trên cơ sở đó,
các mục tiêu cụ thể của luận án như sau:
-4-

Mục tiêu 1: Xác định các nhân tố tiền đề ảnh hưởng đến sự liên kết giữa
các tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre;
Mục tiêu 2: Xác định mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng với kết
quả kinh doanh của các tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến
Tre;
Mục tiêu 3: Xác định các nhân tố điều tiết có thể ảnh hưởng đến mối
quan hệ giữa các nhân tố tiền đề với mức độ liên kết giữa các tổ chức tham gia
vào chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre.
Câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Các nhân tố nào là các nhân tố tiền đề ảnh hưởng đến mức độ
liên kết chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre?
Câu hỏi 2: Mức độ liên kết trong chuỗi cung ứng tác động như thế nào
đến kết quả kinh doanh của các tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng thủy sản
tỉnh Bến Tre?
Câu hỏi 3: Các nhân tố điều tiết nào sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa
các nhân tố tiền đề và mức độ liên kết trong chuỗi cung ứng?
Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Nghiên cứu tập trung vào chuỗi cung ứng thủy sản tại tỉnh
Bến Tre. Sản phẩm thủy sản tỉnh Bến Tre hầu hết là để xuất khẩu, chiếm khoảng
80% tổng sản lượng, do đó, phạm vi nghiên cứu của luận án cũng chỉ tập trung
vào chuỗi cung ứng thủy sản xuất khẩu tỉnh Bến Tre.
Thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng chuỗi cung ứng thủy
sản tỉnh Bến Tre từ năm 2010. Riêng đối với điều tra khảo sát được thực hiện
trong 3 tháng từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2017.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này kết hợp phương pháp định tính và định lượng. Sau khi
tổng quan lý thuyết nghiên cứu, xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu,
tác giả thực hiện nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn trực tiếp hơn 10 nhà
quản lý về chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam để kiểm tra mô hình
đã phát triển nhằm loại bỏ những biến không phù hợp với đặc thù bối cảnh tại
tỉnh Bến Tre. Ngoài ra, thông qua nghiên cứu định tính, tác giả đánh giá, so sánh
và lựa chọn các thang đo của các biến được lựa chọn nghiên cứu.
Từ nghiên cứu định tính, tác giả chỉnh sửa và phát triển mô hình mới.
Tiếp theo, tác giả phát triển phiếu điều tra và điều tra thử ở qui mô nhỏ để kiểm
định độ tin cậy của phiếu điều tra. Sau khi kiểm định thử, tác giả thực hiện điều
tra trên diện rộng tại các tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến
Tre. Số phiếu phát ra là 300 phiếu từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2017, số phiếu
thu về và lựa chọn sử dụng nghiên cứu là 153 phiếu. Kết quả điều tra được phân
tích bằng phương pháp định lượng. Dạng dữ liệu được kiểm tra trước khi đánh
-5-

giá độ tin cậy và giá trị của các thang đo. Cuối cùng, phương pháp phân tích cấu
trúc tuyến tính được sử dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu được chia làm 5 chương theo cấu trúc như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu về liên kết chuỗi
cung ứng.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu về liên kết chuỗi cung ứng thủy sản
tỉnh Bến Tre.
Chương 3: Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre giai
đoạn 2010 - 2016.
Chương 4: Phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng, mức độ
liên kết và kết quả kinh doanh của các tổ chức tham gia trong chuỗi cung ứng
thủy sản tỉnh Bến Tre.
Chương 5: Kết luận và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh liên kết trong
chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre.
-6-

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ
LIÊN KẾT CHUỖI CUNG ỨNG

Phần tổng quan nghiên cứu sẽ gồm hai phần cơ bản. Trước khi phát triển
các giả thuyết, một số khái niệm cơ bản về quản trị chuỗi cung ứng và liên kết
chuỗi cung ứng cần phải được định nghĩa. Phần tiếp theo sẽ phân tích mối quan
hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng với các nhân tố tiền đề và kết quả kinh doanh
của các tổ chức tham gia chuỗi cung ứng.
Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng cũng có thể hiểu là mạng lưới liên kết các tổ chức, gồm
liên kết ngược (upstream linkages) và liên kết xuôi (downstream linkages),
thông qua các quá trình và hoạt động nhằm tạo ra giá trị cho các sản phẩm và
dịch vụ cung cấp trên thị trường (Lambert và Stock, 1993).
Khái niệm liên kết chuỗi cung ứng
Bechtel và Jayaram (1997) đã phân chia bốn trường phái quan niệm khác
nhau về liên kết chuỗi cung ứng: (1) trường phái liên kết chuỗi chức năng (the
“functional chain awareness school”), trường phái này phân chia liên kết chuỗi
cung ứng thành liên kết bên ngoài (liên kết giữa các doanh nghiệp) và liên kết
bên trong (liên kết giữa các phòng ban); (2) trường phái logistics/liên kết (the
“lingkage/logistics school”), cho rằng liên kết chuỗi cung ứng là liên kết các
hoạt động logistics; (3) trường phái liên kết thông tin (the “information school”),
hàm ý liên kết các dòng thông tin cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp; và
(4) trường phái quá trình/liên kết (the “integration/process school”), khái niệm
liên kết các quá trình kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng.
Mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh của tổ chức
Mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh của tổ chức và liên kết chuỗi cung
ứng được phân tích dưới gốc độ lý thuyết dựa vào nguồn lực. Mối quan hệ giữa
liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh của các tổ chức được nghiên cứu
dưới các gốc độ khác nhau. Dưới gốc độ chuỗi cung ứng nói chung, liên kết hàm
ý liên kết với nhà cung cấp và với khách hàng (Li và cộng sự, 2006). Khái niệm
này cũng có thể hàm ý đến mối quan hệ giữa người mua và người bán dưới gốc
độ hậu cần (Paulraj và Chen, 2007). Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu đều
cho rằng liên kết bên ngoài có sự tác động đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Ví dụ, quản lý và liên kết chuỗi cung ứng có ảnh hưởng trực tiếp và dài
hạn đến kết quả tài chính và marketing của doanh nghiệp (Li và cộng sự, 2006).
Liên kết các hoạt động hậu cần với các nhà cung ứng và khách hàng sẽ cải thiện
được kết quả của cả người bán lẫn người mua (Paulraj và Chen, 2007).
Giả thuyết H1: Liên kết với nhà cung ứng có ảnh hưởng tích cực đến kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Giả thuyết H2: Liên kết với khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến kết
-7-

quả kinh doanh của doanh nghiệp.


Mối quan hệ giữa rủi ro và liên kết chuỗi cung ứng
Mối quan hệ giữa rủi ro và liên kết chuỗi cung ứng sẽ được phân tích dưới
gốc độ lý thuyết về mối quan hệ giữa môi trường và các tổ chức. Aldrich và
Pfeffer (1976) cho rằng các tổ chức không thể tự mình tạo ra tất cả những nguồn
lực và do đó phải phát triển các quan hệ và huy động một số nguồn lực từ bên
ngoài. Khi tính chuyên môn hóa và phân công lao động giữa các tổ chức càng
cao thì mối quan hệ giữa các tổ chức, hay giữa tổ chức với môi trường bên ngoài
ngày càng trở nên quan trọng, bởi vì thông qua mối quan hệ này các tổ chức mới
có được đầy đủ các nguồn lực cần thiết.
Rủi ro trong chuỗi cung ứng
Mối quan hệ giữa sự bất ổn hay rủi ro và liên kết trong chuỗi cung ứng
được kiểm định trong một số nghiên cứu. Ví dụ, rủi ro cung ứng như giao hàng
không đúng hạn, không đáp ứng yêu cầu về mặt số lượng và chất lượng có thể
ảnh hưởng tiêu cực đến liên kết chuỗi cung ứng (Zhao và cộng sự, 2013). Khi
rủi ro cung ứng tăng cao sẽ khiến các nhà sản xuất không muốn đầu tư vốn cũng
như tăng cường cam kết mối quan hệ lâu dài với nhà cung ứng. Thay vì liên kết
và trung thành với một hoặc một số nhà cung ứng, họ sẽ lựa chọn phương án
quan hệ với nhiều nhà cung ứng để giảm rủi ro và tăng sự an toàn cho việc sản
xuất kinh doanh. Do đó:
Giả thuyết H3: Rủi ro từ nguồn cung có mối quan hệ ngược chiều với
mức độ liên kết giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng (H3a); và mức độ liên
kết giữa doanh nghiệp với khách hàng (H3b).
Tương tự, rủi ro do thị trường không ổn định, nhu cầu biến động liên tục,
khó dự báo cũng ảnh hưởng đến sự liên kết của chuỗi cung ứng. Khi rủi ro thị
trường cao sẽ khiến cho nhà sản xuất phải thường xuyên thay đổi sản phẩm, sản
lượng và đơn hàng (Trkman và McCormack, 2009). Điều này sẽ ảnh hưởng đến
việc cung ứng nguyên vật liệu từ nhà cung ứng đến doanh nghiệp sản xuất. Cuối
cùng, nhu cầu thị trường biến động và thay đổi sẽ khiến nhà sản xuất khó xác
định được nhu cầu thị trường và phản hồi từ khách hàng, việc liên kết với khách
hàng cũng trở nên khó khăn hơn (Calantone và cộng sự, 2003).
Giả thuyết H4: Rủi ro từ thị trường có mối quan hệ ngược chiều với mức
độ liên kết giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng (H4a) và mức độ liên kết
giữa doanh nghiệp với khách hàng (H4b).
Thông tin là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc phối hợp hiệu quả giữa
các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp cũng như giữa các thành viên trong
chuỗi cung ứng (Lee và cộng sự, 1997). Thông tin không đầy đủ là một trong
những nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả. Chia sẻ thông tin và cải thiện chất
lượng nguồn thông tin sẽ làm giảm rủi ro, nâng cao tính chính xác của các quyết
định và tăng sự liên kết giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng. Do đó, những
rủi ro do thiếu thông tin, thông tin chậm trễ, hệ thống thông tin gặp vấn đề hay
tính bảo mật thông tin thấp đều có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động và sự
liên kết giữa các thành viên cũng như trong các tổ chức (Christopher và Lee,
-8-

2004).
Giả thuyết H5: Rủi ro từ nguồn thông tin có mối quan hệ ngược chiều với
mức độ liên kết giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng (H5a) và mức độ liên
kết giữa doanh nghiệp với khách hàng (H5b).
Rủi ro trong chuỗi cung ứng có thể xuất hiện do sự tác động của môi
trường chính trị, kinh tế, xã hội, tự nhiên,… và những rủi ro này càng tăng khi
chuỗi cung ứng ngày càng được mở rộng và phức tạp hơn (Khan và Burnes,
2007). Những rủi ro trên thông thường là khách quan và ngoài tầm kiểm soát
của từng thành viên trong chuỗi. Do vậy, các thành viên thường có xu hướng đa
dạng hóa các mối quan hệ để giảm thiểu các rủi ro trên thay vì tăng cường hợp
tác, liên kết chặt chẽ với một số ít các đối tác.
Giả thuyết H6: Rủi ro từ môi trường có mối quan hệ ngược chiều với mức
độ liên kết giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng (H6a) và mức độ liên kết
giữa doanh nghiệp với khách hàng (H6b).
Định hướng chiến lược của công ty và liên kết chuỗi cung ứng
Nghiên cứu này sẽ áp dụng kết hợp hai lý thuyết gồm: (1) lý thuyết mối
quan hệ giữa chiến lược, cấu trúc và kết quả thực hiện (SSP: strategy – structure
– performance) và lý thuyết dựa trên nguồn lực (RBV: resource – based view)
để phân tích sự tác động của chiến lược lên mức độ liên kết chuỗi cung ứng.
Chiến lược là kế hoạch tổng thể nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn của tổ
chức (Higgins và Vincze, 1989). Nói cách khác, chiến lược ảnh hưởng đến việc
thực hiện các hoạt động của tổ chức (Porter, 1996). Định hướng chiến lược là
cách tiếp cận cụ thể mà tổ chức lựa chọn để triển khai các chiến lược nhằm tạo ra
các lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh (Gatignon và Xuereb,
1997). Định hướng chiến lược xác định các mục tiêu chiến lược và định hướng
toàn bộ các hoạt động của tổ chức, trong đó có các hoạt động liên quan đến liên
kết chuỗi cung ứng. Từ tổng quan trong lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng cho thấy
có hai định hướng chiến lược cơ bản liên quan đến liên kết chuỗi cung ứng là định
hướng chiến lược chi phí thấp và hướng đến khách hàng (Porter, 1996). Ngoài ra,
các doanh nghiệp cũng cần phải có sự kết hợp giữa định hướng chi phí thấp và
định hướng tới khách hàng vì quản lý và liên kết chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi
sự cân bằng giữa chi phí và dịch vụ khách hàng (Cooper và Ellram, 1993).
Giả thuyết H7: Định hướng chiến lược chi phí thấp có mối quan hệ thuận
chiều với mức độ liên kết giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng (7a) và mức
độ liên kết giữa doanh nghiệp với khách hàng (7b).
Giả thuyết H8: Định hướng chiến lược khách hàng có mối quan hệ thuận
chiều với mức độ liên kết giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng (8a) và mức
độ liên kết giữa doanh nghiệp với khách hàng (8b).
Giả thuyết H9: Sự kết hợp hiệu quả giữa định hướng chiến lược chi phí
thấp và định hướng chiến lược khách hàng có mối quan hệ thuận chiều với mức
độ liên kết giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng (9a) và mức độ liên kết giữa
doanh nghiệp với khách hàng (9b).
-9-

Văn hóa tổ chức và sự tác động tới mối quan hệ giữa rủi ro và liên kết chuỗi
cung ứng
Sự tác động của văn hóa tổ chức lên mối quan hệ giữa rủi ro và liên kết
chuỗi cung ứng sẽ được xem xét trên gốc độ lý thuyết ngẫu nhiên hay tình
huống (The contingency theory).
Một doanh nghiệp có văn hóa hướng ngoại thì thông thường sẽ chấp nhận
rủi ro từ môi trường để điều chỉnh, tương tác và thích ứng với môi trường.
Ngược lại, những doanh nghiệp có văn hóa hướng nội thường sẽ chỉ tập trung
củng cố nguồn lực bên trong và ít mở rộng các quan hệ ra bên ngoài (Denison và
Spreitzer, 1991). Như vậy, đối với các tổ chức hướng ngoại sẽ thúc đẩy quá trình
liên kết hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng diễn ra thuận lợi hơn
so với các tổ chức có tính hướng nội. Ngược lại, đối với các doanh nghiệp
hướng nội họ sẽ không sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tăng cường liên kết với các
đối tác và thậm chí họ còn hạn chế sự hợp tác để đảm bảo tính an toàn cho bản
thân họ.
Liên kết chuỗi cung ứng cũng là một đặc tính năng động của doanh
nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp năng động và linh hoạt thường có xu hướng
tăng cường hợp tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng. Những doanh nghiệp
này thường có các đặc tính như: mong muốn tăng trưởng, tận dụng các nguồn
lực bên ngoài, sáng tạo và thích ứng với môi trường. Đây cũng chính là các đặc
tính thể hiện tổ chức có văn hóa linh hoạt (Denison và Spreitzer, 1991). Ngược
lại, tổ chức có văn hóa ổn định thường tập trung vào khai thác hiệu quả nội bộ,
đồng bộ hóa và bảo thủ (Cameron và Quinn, 1999; Denison và Spreitzer, 1991).
Các tổ chức có văn hóa như vậy thường gặp rất nhiều khó khăn để thích ứng với
những thay đổi.
Giả thuyết H10: Văn hóa tổ chức có tác động điều tiết mối quan hệ giữa
rủi ro từ nguồn cung với mức độ liên kết với nhà cung ứng. Điều này hàm ý:
doanh nghiệp có văn hóa hướng đến sự linh hoạt sẽ làm giảm sự tác động của
rủi ro từ nguồn cung lên mức độ liên kết với các nhà cung ứng chính hơn so với
các doanh nghiệp có văn hóa kém linh hoạt (H10a). Tương tự, doanh nghiệp có
văn hóa hướng ngoại thì sẽ làm giảm sự tác động của rủi ro từ nguồn cung lên
mức độ liên kết với nhà cung ứng chính hơn so với các doanh nghiệp có văn hóa
hướng nội (H10b).
Giả thuyết H11: Văn hóa tổ chức có tác động điều tiết mối quan hệ giữa
rủi ro từ thị trường với mức độ liên kết với khách hàng. Điều này hàm ý: doanh
nghiệp có văn hóa hướng đến sự linh hoạt sẽ làm giảm sự tác động của rủi ro từ
thị trường lên mức độ liên kết với khách hàng hơn so với các doanh nghiệp có
văn hóa kém linh hoạt (H11a). Tương tự, doanh nghiệp có văn hóa hướng ngoại
thì sẽ làm giảm mức độ tác động của rủi ro từ thị trường lên mức độ liên kết với
khách hàng hơn so với các doanh nghiệp có văn hóa hướng nội (H11b).
-10-

Rủi ro chuỗi cung ứng Liên kết chuỗi cung ứng Kết quả kinh doanh

Rủi ro từ nguồn cung


Liên kết với nhà cung ứng

Rủi ro từ thị trường


Liên kết với khách hàng
Rủi ro từ thông tin

Rủi ro từ môi trường


Văn hóa tổ chức

Định hướng chiến lược


kinh doanh
Kiểm soát – Linh hoạt

Chiến lược chi phí thấp


Hướng nội – Hướng ngoại

Chiến lược khách hàng

Chiến lược chi phí thấp kết hợp


Chiến lược khách hàng
Mô hình nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh
-11-

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ LIÊN KẾT CHUỖI CUNG ỨNG
THỦY SẢN TỈNH BẾN TRE

Chương 2 sẽ trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong
luận án. Phần đầu của chương sẽ đề cập đến các phương pháp luận nghiên cứu.
Tiếp theo là các phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp thu thập và
phân tích dữ liệu. Cuối cùng, kết quả kiểm định thử bảng hỏi và thang đo được
phân tích ở cuối chương.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế bảng câu hỏi
Các thang đo được tổng hợp từ tổng quan nghiên cứu, sau đó chúng được
phân tích và so sánh để lựa chọn những thang đo phù hợp nhất với mục tiêu và
bối cảnh nghiên cứu. Vì hầu hết các thang đo đều có tính trừu tượng cao nên
thang đo 7 mức độ (từ 1 đến 7) được sử dụng trong nghiên cứu này để tăng sự
lựa chọn đối với đối tượng được điều tra.
Bảng câu hỏi điều tra bao gồm 56 thang đo (phụ lục 1). Phần 1 bao gồm các
thang đo về kết quả và tiền đề của liên kết chuỗi cung ứng; phần 2 chứa những
nội dung đo lường văn hóa doanh nghiệp; phần 3 là những thông tin cá nhân và
tổ chức của người trả lời đang công tác.
Nghiên cứu thí điểm
Nghiên cứu thí điểm là một bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu
với mục tiêu kiểm tra bảng câu hỏi để phát hiện ra những vấn đề cần chỉnh sửa
trong bản phác thảo, cách thức nghiên cứu (Cooper và Schindler, 1998; Fink,
2003) và để đảm bảo không có vướng mắc khi trả lời bảng câu hỏi và ghi lại dữ
liệu (Saunders và cộng sự, 2009). Phần mềm SPSS được sử dụng để kiểm tra số
liệu, kiểm định độ tin cậy của các thang đo và mối tương quan giữa các nhân tố
nghiên cứu. Căn cứ vào nghiên cứu thí điểm này sẽ có thể có một vài sự thay đổi
đối với bảng hỏi.
Kết quả nghiên cứu thí điểm được trình bày trong những phần tiếp theo.
Bảng câu hỏi được gửi đến các trưởng phòng quản trị chuỗi cung ứng hoặc
logistics của các công ty hay tổ chức thực hiện nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu
thủy sản tỉnh Bến Tre. Tổng cộng 70 phiếu câu hỏi đã được chuyển và 54 phiếu
câu hỏi được gửi lại (77.14%). Các bảng câu hỏi sau khi đã hoàn thành được
chuyển tới nhà nghiên cứu bằng 3 cách: nhóm nghiên cứu trực tiếp đến công ty
hoặc tổ chức để thu thập trực tiếp, bảng hỏi được chuyển qua đường bưu điện và
gửi qua đường mạng internet.
Xác định mẫu và thu thập dữ liệu
Danh sách các tổ chức được điều tra được lấy ngẫu nhiên từ danh sách các
tổ chức tham gia trong chuỗi cung ứng từ Sở Kế hoạch và Đầu tư kết hợp với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre. Các tổ chức này được phân
-12-

nhóm theo các công đoạn trong chuỗi cung ứng từ khâu nuôi, chế biến và xuất
khẩu. Sau đó, các tổ chức này tiếp tục được phân loại thành các nhóm khác nhau
dựa trên tính chất vốn sở hữu và qui mô doanh nghiệp. Phiếu điều tra sẽ được
gửi trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua email đến một số tổ chức trong từng nhóm
được phân loại ở trên. Thời gian thực hiện điều tra dự kiến khoảng 8 tuần.
Phương pháp phân tích số liệu
Quá trình phân tích dữ liệu được thực hiện qua một số bước cơ bản
(Neuman, 2000). Bước thứ nhất là phải rà soát, kiểm tra và đánh giá dữ liệu để
hiểu một cách tổng quát về dữ liệu được thu thập như là thống kê mô tả, kiểm tra
dữ liệu không được điền đầy đủ hay bị thiếu và sự phân bố của dữ liệu. Bước
tiếp theo là kiểm tra độ tin cậy và giá trị của các thang đo. Độ tin cậy được sử
dụng để đánh giá tính nhất quán của các thang đo, trong khi tính giá trị là để
đánh giá liệu các thang đo đã đo đúng cái cần được đo không. Cuối cùng, chạy
hồi qui sẽ kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đã được đề xuất
trong chương tổng quan lý thuyết.
-13-

CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG THỦY SẢN
TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2010 – 2016
Phần phân tích thực trạng chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre giai đoạn
2010 - 2016 sẽ gồm 3 phần. Phần đầu phân tích chuỗi cung ứng thủy sản Tỉnh
Bến Tre gồm 3 công đoạn: đầu vào, nuôi trồng và chế biến, xuất khẩu; phần 2
phân tích mối quan hệ, mức độ liên kết giữa các thành viên trong chuỗi cung
ứng thủy sản tỉnh Bến Tre; phần 3 phân tích thực trạng các nhân tố có thể ảnh
hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng: rủi ro trong chuỗi cung ứng, chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp và văn hóa tổ chức.
Phân tích chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010 – 2016
Đầu vào
Con giống là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của
quá trình nuôi vì chất lượng con giống ảnh hưởng đến chi phí nuôi và chất lượng
của thủy sản thành phẩm khi xuất khẩu.
Chi phí thức ăn cho các loài thủy sản rất cao, chiếm khoảng 60% giá vốn
sản phẩm (Nguyễn Kim Phước, 2013) nhưng theo kết quả khảo sát của tác giả
thì rất ít hộ gia đình ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp chế biến
thủy sản hoặc bất kỳ hình thức cam kết nào khác về vấn đề thu mua sản phẩm
đầu ra, mà thường bán sản phẩm thông qua “đầu nậu” nào trả giá cao nhất. Do
đó, nhân tố rủi ro bị ép giá rất cao, trong trường hợp không tìm được nguồn thu
mua sản phẩm hoặc “đầu nậu” thu mua sản phẩm dưới giá thành sản xuất, người
nuôi có nguy cơ lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính.
Nuôi trồng
Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản tỉnh Bến Tre không
ngừng phát triển với diện tích nuôi trồng thủy sản được mở rộng qua hằng năm
từ 43.000 ha lên 46.800 ha từ năm 2011 đến năm 2016. Riêng năm 2016, diện
tích nuôi thủy sản toàn Tỉnh đạt hơn 46.800 ha, sản lượng nuôi đạt 248.623 tấn,
các đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, nhuyễn thể…
Năm 2017, sản lượng nuôi ước đạt hơn 256.000 tấn do các doanh nghiệp và hộ
nuôi dự đoán nhu cầu của thị trường sẽ tăng sau khi hạn mặn làm ảnh hưởng đến
nguồn cung của thị trường. Tuy nhiên, diện tích nuôi giảm xuống còn 45.200 ha
do tình trạng xâm nhập mặn năm 2016 đã khiến một số hộ nuôi bị thua lỗ và
không thể tiếp tục nuôi trong năm 2017 (Tổng cục thống kê, 2018).
Chế biến và xuất khẩu
Mặc dù tổng công suất chế biến của các doanh nghiệp khá lớn nhưng sản
lượng thủy sản thành phẩm xuất khẩu hàng năm chỉ đạt khoảng 25.000 tấn và cơ
cấu sản phẩm kém đa dạng, chỉ tập trung vào 2 mặt hàng chủ yếu là cá tra fillet
và nghêu nguyên con (chiếm trên 85% cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu).
Trong khi đó, sản lượng tôm (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) nuôi hàng năm của
Tỉnh đạt trên 35.000 tấn nguyên liệu nhưng không được chế biến tại các nhà
-14-

máy của Tỉnh. Tổng giá trị sản xuất của Tỉnh Bến Tre theo giá trị thực tế toàn
ngành thủy sản năm 2015 đạt 11.560 tỷ đồng (VASEP, 2015).
Mặc dù sản lượng thủy sản xuất khẩu của tỉnh Bến Tre ngày càng tăng
nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng nuôi trồng thủy sản của Tỉnh. Sản
lượng thủy sản nguyên liệu được dùng để chế biến so với sản lượng toàn Tỉnh
đạt trung bình khoảng 9,94% trong 7 năm trở lại đây cho thấy một lượng lớn sản
lượng được thu mua đem ra khỏi Tỉnh. Nguyên nhân là hiện nay Tỉnh chỉ có
khoảng 10 doanh nghiệp chế biến nên không đủ khả năng thu mua tất cả nguyên
liệu, mặt khác, đầu nậu từ nước ngoài đang cạnh tranh rất quyết liệt trong việc
thu mua nguyên liệu thô, sau đó, họ sẽ chế biến thành các mặt hàng có giá trị gia
tăng cao.
Nhìn chung, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Tỉnh Bến Tre
còn nhiều tiềm năng để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu vào các khu vực EU,
Châu Á, Bắc Phi và Trung Đông. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sẽ giúp các
doanh nghiệp phân loại được sản phẩm theo chất lượng phù hợp với quy định
của thị trường và yêu cầu của đối tác nhập khẩu nhằm tối đa hóa hiệu quả kinh
doanh.

Biểu đồ 3.2: Sản lượng chế biến, xuất khẩu thủy sản từ năm 2010 - 2016
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Sở Công thương tỉnh Bến Tre
Mức độ hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh
Bến Tre và các yếu tố ảnh hưởng
Mối quan hệ giữa người nuôi với các nhà cung cấp đầu vào
Người nuôi thường phải mua thức ăn, thuốc, hóa chất với giá cao hơn so với
giá thị trường do được trả sau, đồng thời cam kết khi thu hoạch phải bán sản phẩm
cho chính những chủ đại lý bán thức ăn với giá thường thấp hơn giá thị trường.
Điều này tạo ra tiền lệ không tốt trong kinh doanh, gây ra sự chèn ép của lực lượng
-15-

trung gian đối với người nuôi về giá đầu vào (cao), giá đầu ra (thấp) (Cục Nuôi
trồng thủy sản, 2009).
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp sản xuất, chế biến với người nuôi
Hộ gia đình nuôi trồng thủy sản theo kinh nghiệm và tư duy sẵn có, không
tiếp cận được nhiều thông tin về yêu cầu đối với sản phẩm đầu ra; trong khi đó,
khi mua nguyên liệu để phục vụ chế biến, doanh nghiệp chỉ mua sản phẩm của
các hộ nuôi đạt yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Sự khác biệt giữa nhận thức
của hộ gia đình nuôi trồng thủy sản và yêu cầu của doanh nghiệp rất dễ xảy ra,
đặc biệt trong bối cảnh thị trường xuất khẩu luôn đặt ra những quy định mới
theo hướng khắc khe hơn đối với thủy sản Việt Nam.
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu với khách hàng
Sự cạnh tranh về giá là rất căng thẳng, việc hợp tác giữa các doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản về giá là bất khả thi vì sự tôn trọng cam kết vào lợi ích chung
không được các doanh nghiệp quan tâm nên gây thiệt hại cho toàn ngành. Đặc
biệt, thời gian qua, do những bất ổn về tình hình tài chính công trong khu vực,
thị trường các nước nhập khẩu chịu áp lực cạnh tranh gay gắt hơn từ các doanh
nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nước và doanh nghiệp tại các nước khác như
Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, v.v…. Do đó, các nhà nhập khẩu thủy sản luôn gây
áp lực về giá, nếu doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu, họ sẽ thay đổi đối tác;
đây là khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tỉnh Bến Tre.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ liên kết chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh
Bến Tre
Rủi ro trong chuỗi cung ứng
- Rủi ro từ nguồn cung
- Rủi ro từ thị trường
- Rủi ro từ thông tin
- Rủi ro từ môi trường
Chiến lược kinh doanh của các tổ chức sản xuất kinh doanh tỉnh Bến Tre
Hiện nay, các cơ sở sản xuất còn hoạt động và kinh doanh tốt đều phải định
hướng đến khách hàng cũng như kết hợp với chiến lược chi phí thấp. Qua quá
trình tồn tại và phát triển, các cơ sở có chiến lược kinh doanh tốt đã tạo ra sự
liên kết và hình thành nên chuỗi cung ứng. Để đảm bảo cho liên kết này chặt chẽ
và bền vững, các tổ chức phải hỗ trợ nhau, thực hiện nghiêm túc các cam kết
bằng hợp đồng kinh tế. Ngoài ra, chú trọng nâng cấp các tác nhân tham gia vào
chuỗi giá trị theo hướng gia tăng giá trị sản phẩm thay vì gia tăng sản lượng trên
cơ sở tuân thủ các cam kết trên thị trường, thông qua hình thức liên kết, liên
doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh trong tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu,
nhằm hạn chế tình trạng “được mùa rớt giá” (Nguyễn Thanh Tùng, 2015).
Văn hóa tổ chức của các tổ chức sản xuất kinh doanh tỉnh Bến Tre
Đặc thù của các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bến Tre là doanh nghiệp vừa
và nhỏ, vốn ít, trình độ quản lý còn hạn chế, do đó khả năng chịu đựng rủi ro của
-16-

thị trường (giá nguyên liệu đầu vào tăng, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giảm, sự
thay đổi tỷ giá) là không cao. Theo các nhà quản lý doanh nghiệp, các doanh
nghiệp có sự cạnh tranh không lành mạnh, tình trạng mua sản phẩm chất lượng
thấp, cố tình bán dưới giá vốn sản xuất cho các nhà nhập khẩu nước ngoài đã
gây thiệt hại cho các doanh nghiệp uy tín, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Việc hợp tác, liên kết dọc giữa các tác nhân trong toàn chuỗi còn rất hạn
chế. Ví dụ, đối với chuỗi giá trị tôm, thương lái có vai trò quan trọng và ảnh
hưởng lớn đến sản xuất và thương mại, tuy nhiên, tác nhân này chỉ chú trọng
đến lợi nhuận, thiếu động cơ hợp tác với các tác nhân khác nhằm đạt được sự
hợp nhất dọc, an toàn vệ sinh thực phẩm; đối với chuỗi giá trị cá, hầu hết các tác
nhân đều không có thông tin tổng quan một cách đầy đủ về các tác nhân hỗ trợ
và tác nhân hỗ trợ nào đóng vai trò tích cực trong nuôi trồng thủy sản, việc phổ
biến các thông tin về kỹ thuật nuôi trồng còn rất hạn chế, chủ yếu là mang tính
kinh nghiệm (Nguyễn Thanh Tùng, 2015).
Do đó, để tái cơ cấu, hội nhập, cạnh tranh và phát triển bền vững trong thời
gian tới, doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh ngành thủy sản cần phải tăng
cường các mối liên kết, tạo ra nhiều đối tác kinh doanh tại các khâu trong chuỗi
cung ứng nhằm giảm thiểu rủi ro, không phải phụ thuộc nhiều vào bất kỳ đối tác
nào. Doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu hình thức liên kết vùng và tham gia “4
nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông) để làm nền tảng
hỗ trợ thực hiện “Tam nông” (Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn) thành
công, trong kinh tế hội nhập và thích ứng với biến đổi khí hậu (Nguyễn Văn
Sánh, 2015).
-17-

CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG,
MỨC ĐỘ LIÊN KẾT VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC
TỔ CHỨC THAM GIA TRONG CHUỖI CUNG ỨNG THỦY SẢN
TỈNH BẾN TRE
Nội dung chương 4 sẽ tập trung vào phân tích sự tác động của các nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ liên kết giữa các tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng
thủy sản tỉnh Bến Tre và kết quả kinh doanh của các tổ chức tham gia chuỗi.
Phần đầu sẽ kiểm tra sự tác động của các nhân tố lên liên kết và kết quả kinh
doanh của các tổ chức tham gia chuỗi cung ứng, bao gồm: rủi ro trong chuỗi
cung ứng và chiến lược kinh doanh. Phần tiếp theo sẽ kiểm định sự tác động của
văn hóa tổ chức lên mối quan hệ giữa rủi ro và liên kết chuỗi cung ứng. Cuối
cùng là kiểm định ANOVA đối với các biến kiểm soát (các công đoạn trong
chuỗi cung ứng, loại hình và qui mô của các tổ chức tham gia chuỗi cung ứng).
Quy trình để phân tích các nội dung trên gồm các bước sau: Bước đầu tiên
sẽ đánh giá đặc điểm của mẫu điều tra và dạng phân phối của các biến quan sát
dựa trên mẫu điều tra. Tiếp theo là các kiểm định về giá trị và độ tin cậy được
thực hiện. Các giả thuyết sẽ được kiểm định bằng phương pháp cấu trúc tuyến
tính SEM. Cuối cùng là các kiểm định về sự khác biệt giữa các nhóm dựa trên
kỹ thuật phân tích ANOVA.
Kiểm định dạng phân phối của dữ liệu
Giá trị biến thiên của các thang đo từ giá trị thấp nhất (Min) đến giá trị
cao nhất (Max) trong khoảng từ 1 đến 7. Giá trị trung bình của các giá trị này
xoay xung quanh điểm 3.5. Giá trị tuyệt đối của hai thống kê Skewness và
Kutosis tương ứng đều nhỏ hơn 3 và 5. Do vậy, có thể kết luận là phân phối của
các thang đo có dạng gần với phân phối chuẩn, đáp ứng yêu cầu đối với các
phân tích tiếp theo.
Phân tích nhân tố các biến nghiên cứu
Phần này tập trung vào phân tích nhân tố. Các nhóm nhân tố được phân
tích bao gồm: các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến liên kết giữa các tổ chức
trong chuỗi cung ứng, mức độ liên kết, kết quả kinh doanh và văn hóa tổ
chức. Kết quả cho thấy hầu hết các biến quan sát đều hội tụ về nhân tố theo
như lý thuyết.
Phân tích độ tin cậy các nhân tố
Độ tin cậy của các thang đo được xác định bằng Cronbach’s Alpha. Kết
quả từ nghiên cứu chỉ ra rằng tất cả các biến đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn
hơn 0.7 và các hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh (Corrected Item-Total
Correlation) đều lớn hơn 0.3. Do vậy, có thể kết luận là các thang đo của các
nhân tố có độ tin cậy cao.
Kiểm định giả thiết
Phần này kiểm định các giả thuyết đã đề xuất trong Chương 1. Cụ thể là
-18-

kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ liên kết giữa các thành viên trong
chuỗi cung ứng thủy sản tại tỉnh Bến Tre và kết quả của việc tham gia liên kết.
Phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để kiểm định
các mô hình và mối quan hệ giữa các biến.
Tổng hợp kết quả nghiên cứu

Giả thuyết H1: Liên kết với nhà cung ứng có ảnh hưởng tích cực Chấp nhận
đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Giả thuyết H2: Liên kết với khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến Chấp nhận
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Giả thuyết H3: Rủi ro từ (a) mức độ liên kết giữa doanh Chấp nhận
nguồn cung có mối quan hệ nghiệp với các nhà cung ứng
ngược chiều với (b) mức độ liên kết giữa doanh Không
nghiệp với khách hàng chấp nhận
Giả thuyết H4: Rủi ro từ thị (a) mức độ liên kết giữa doanh Chấp nhận
trường có mối quan hệ nghiệp với các nhà cung ứng
ngược chiều với (b) mức độ liên kết giữa doanh Chấp nhận
nghiệp với khách hàng
Giả thuyết H5: Rủi ro từ (a) mức độ liên kết giữa doanh Chấp nhận
nguồn thông tin có mối quan nghiệp với các nhà cung ứng
hệ ngược chiều với (b) mức độ liên kết giữa doanh Không
nghiệp với khách hàng chấp nhận
Giả thuyết H6: Rủi ro từ môi a) mức độ liên kết giữa doanh nghiệp Không
trường có mối quan hệ với các nhà cung ứng chấp nhận
ngược chiều với (b) mức độ liên kết giữa doanh Không
nghiệp với khách hàng chấp nhận
(a) mức độ liên kết giữa doanh Chấp nhận
Giả thuyết H7: Định hướng
nghiệp với các nhà cung ứng
chiến lược chi phí thấp có
(b) mức độ liên kết giữa doanh Chấp nhận
mối quan hệ thuận chiều với
nghiệp với khách hàng
(a) mức độ liên kết giữa doanh Không
Giả thuyết H8: Định hướng
nghiệp với các nhà cung ứng chấp nhận
chiến lược khách hàng có mối
(b) mức độ liên kết giữa doanh Chấp nhận
quan hệ thuận chiều với
nghiệp với khách hàng
Giả thuyết H9: Sự kết hợp (a) mức độ liên kết giữa doanh Chấp nhận
hiệu quả giữa định hướng nghiệp với các nhà cung ứng
chiến lược chi phí thấp và (b) mức độ liên kết giữa doanh Không
định hướng chiến lược nghiệp với khách hàng chấp nhận
-19-

khách hàng có mối quan hệ


thuận chiều với
Giả thuyết H10: Văn hóa tổ (a) doanh nghiệp có văn hóa hướng Chấp nhận
chức có tác động điều tiết mối đến sự linh hoạt sẽ làm giảm sự tác (tác động
quan hệ giữa rủi ro từ nguồn động của rủi ro từ nguồn cung lên toàn phần)
cung với mức độ liên kết với mức độ liên kết với các nhà cung ứng
nhà cung ứng. Điều này hàm chính hơn so với các doanh nghiệp có
ý văn hóa kém linh hoạt
(b) doanh nghiệp có văn hóa hướng Chấp nhận
ngoại thì sẽ làm giảm sự tác động của (tác động
rủi ro từ nguồn cung lên mức độ liên toàn phần)
kết với nhà cung ứng chính hơn so với
các doanh nghiệp có văn hóa hướng
nội
Giả thuyết H11: Văn hóa tổ (a) doanh nghiệp có văn hóa hướng Chấp nhận
chức có tác động điều tiết mối đến sự linh hoạt sẽ làm giảm sự tác (tác động
quan hệ giữa rủi ro từ thị động của rủi ro từ thị trường lên mức bán phần)
trường với mức độ liên kết độ liên kết với khách hàng hơn so với
với khách hàng. Điều này các doanh nghiệp có văn hóa kém linh
hàm ý hoạt
(b) doanh nghiệp có văn hóa hướng Chấp nhận
ngoại thì sẽ làm giảm mức độ tác động (tác động
của rủi ro từ thị trường lên mức độ bán phần)
liên kết với khách hàng hơn so với các
doanh nghiệp có văn hóa hướng nội
-20-

CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH LIÊN KẾT
CHUỖI CUNG ỨNG THỦY SẢN TỈNH BẾN TRE

Chương 5 sẽ tập trung đánh giá và phân tích các kết quả của nghiên cứu này so
với các nghiên cứu đã thực hiện. Phần tiếp theo sẽ đề xuất các giải pháp và kiến
nghị nhằm đẩy mạnh sự liên kết giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng thủy
sản tỉnh Bến Tre.
Kết luận nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố
tiền đề và kết quả kinh doanh của các tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng
ngành thủy sản tỉnh Bến Tre. Trong những năm gần đây, khái niệm chuỗi cung
ứng đã trở nên phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở Việt Nam.
Hiện nay, không nhiều nghiên cứu chuyên sâu về cách thức các doanh nghiệp
Việt Nam liên kết với nhau, các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự liên kết này và
kết quả kinh doanh có bị ảnh hưởng bởi mức độ liên kết hay không. Do đó,
nghiên cứu về vấn đề này là cần thiết không chỉ giúp cho các nhà quản lý mà
còn làm giàu thêm kiến thức khoa học về lĩnh vực này.
Liên kết chuỗi cung ứng được định nghĩa dưới nhiều gốc độ khác nhau.
Tuy nhiên, liên kết được sử dụng trong lĩnh vực này là quá trình liên kết với các
đối tác trong chuỗi cung ứng bao gồm các nhà cung ứng ở thượng nguồn và với
khách hàng hạ nguồn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, qua đó
tăng khả năng cạnh tranh và doanh thu của các tổ chức tham gia vào chuỗi cung
ứng. Các nhân tố tiền đề ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh
Bến Tre được xác định bao gồm: rủi ro trong chuỗi cung ứng, chiến lược kinh
doanh, văn hóa tổ chức. Một số lý thuyết cơ bản được sử dụng làm nền tảng để
phát triển nghiên cứu này gồm: lý thuyết về quản trị nguồn lực, lý thuyết về mối
quan hệ giữa chiến lược, cấu trúc và kết quả kinh doanh và lý thuyết ngẫu nhiên
hay tình huống.
Mô hình cấu trúc tuyến tính được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa
các nhân tố tiền đề, liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh. Hầu hết các
nhân tố rủi ro đều tác động đến liên kết với nhà cung ứng, trong khi chỉ có rủi ro
từ thị trường ảnh hưởng đến liên kết với khách hàng. Chiến lược kinh doanh
theo hướng chi phí thấp, chiến lược kinh doanh theo định hướng khách hàng và
chiến lược kết hợp cả hai đều có những tác động nhất định đến liên kết chuỗi
cung ứng. Điều quan trọng là liên kết chuỗi cung ứng với nhà cung ứng và với
khách hàng đều tác động đến kết quả kinh doanh. Cuối cùng, văn hóa tổ chức là
nhân tố ảnh hưởng đến sự tác động của rủi ro đến liên kết chuỗi cung ứng.
Trong đó, văn hóa hướng ngoại và linh hoạt có sự tác động mạnh mẽ hơn so với
văn hóa hướng nội và kiểm soát.
-21-

Mối quan hệ giữa rủi ro, liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh
Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến rủi ro trong chuỗi cung ứng có ảnh
hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng, bao gồm các rủi ro từ nguồn cung ứng và rủi
ro từ thị trường, rủi ro từ nguồn thông tin. Cụ thể, rủi ro từ nguồn cung ứng có
quan hệ ngược chiều với liên kết với nhà cung ứng. Điều này thống nhất với quan
điểm với các nghiên cứu đã thực hiện (Frohlich, 2002; Zsidisin, 2003; Zhao và
cộng sự, 2013) nhưng nó trái ngược với lý thuyết về mối quan hệ giữa môi trường
và tổ chức. Trong khi lý thuyết này cho rằng: môi trường càng bất ổn định thì
doanh nghiệp càng có nhu cầu tăng cường liên kết với nhau nhằm hạn chế sự bất
ổn đó. Kết quả của nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng rủi ro từ nguồn cung ứng
không có tác động đến liên kết với khách hàng. Điều này trái ngược với các kết
quả nghiên cứu trước (Frohlich, 2002; Zsidisin, 2003; Zhao và cộng sự, 2013).
Rủi ro từ thị trường có tác động đến các hình thức liên kết với cả khách hàng và
với nhà cung ứng. Điều này phù hợp với các nghiên cứu đã thực hiện của Jaffee
và cộng sự (2010). Rủi ro từ nguồn thông tin chỉ có tác động đến mức độ liên kết
giữa các doanh nghiệp với các nhà cung ứng (Christopher và Lee, 2004). Tuy
nhiên, rủi ro này không có ảnh hưởng đến sự liên kết với khách hàng, trái ngược
với kết quả các nghiên cứu của Lee và cộng sự (1997). Ngoài ra, rủi ro từ môi
trường đem lại kết quả khá ngạc nhiên khi không có sự tác động nào đến liên kết
chuỗi cung ứng. Kết quả này hoàn toàn đi ngược lại với các kết quả nghiên cứu
trước đây (Khan và Burnes, 2007). Cuối cùng, liên kết chuỗi cung ứng đến lượt
nó có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh. Kết quả trong tình huống nghiên
cứu này cũng thống nhất với các nghiên cứu trước đây khi cho rằng các hình thức
liên kết với các nhà cung ứng và với khách hàng đều ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh (Rosenzweig và cộng sự, 2003; Paulraj và Chen, 2007; Li và cộng sự,
2006). Từ những kết quả trên cho thấy các nhà quản lý cần phải chú ý nhiều hơn
trong vấn đề quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng, đặc biệt các rủi ro từ nguồn
cung ứng, rủi ro từ thị trường và rủi ro từ nguồn thông tin. Quản trị các rủi ro hiệu
quả sẽ giúp cải thiện được mối quan hệ giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng và
từ đó nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Mối quan hệ giữa chiến lược, liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh
Mối quan hệ giữa định hướng phù hợp với hình thức liên kết sẽ tác động
lên kết quả kinh doanh được ủng hộ trong nghiên cứu này. Kết quả này cũng cố
thêm sự đúng đắn của lý thuyết về mối quan hệ giữa chiến lược, cấu trúc tổ chức
và kết quả kinh doanh (SSP). Chiến lược chi phí thấp có tác động đến mức độ
liên kết giữa các tổ chức sản xuất kinh doanh với các nhà cung ứng và với khách
hàng. Điều này cũng đã được khẳng định trong các nghiên cứu trước như của
Grant (1991). Tuy nhiên, chiến lược định hướng theo khách hàng chỉ tác động
đến sự liên kết với khách hàng, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lambert
(2004), Lee (2004), Day và Wensley (1998). Điều này cũng dễ hiểu bởi chiến
lược định hướng theo khách hàng cũng đồng nghĩa với việc thực hiện nhiều hoạt
-22-

động nhằm thỏa mãn khách hàng; một trong những hoạt động quan trọng đó là
phải hiểu và gắn chặt với khách hàng, từ đó có chiến lược và hành động phù hợp
thông qua sản xuất và cung cấp đúng sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng cần.
Những kết quả trên chỉ đúng với các tổ chức chỉ theo từng chiến lược kinh
doanh đơn lẻ. Nhưng trong thực tế, các doanh nghiệp hầu như sử dụng kết hợp
các chiến lược kinh doanh khác nhau. Nghiên cứu này đã phân tích sự tác động
của chiến lược mang tính kết hợp giữa định hướng theo chi phí thấp và định
hướng theo khách hàng đến mức độ liên kết chuỗi cung ứng. Như vậy, có thể
thấy một khi có sự phù hợp giữa chiến lược, cho dù là chiến lược đơn lẻ (chiến
lược định hướng chi phí thấp hay định hướng theo khách hàng) hay chiến lược
phối kết hợp với hình thái cấu trúc liên kết phù hợp trong chuỗi cung ứng (liên
kết với người cung ứng hay liên kết với khách hàng) sẽ làm thúc đẩy hình thức
liên kết đó và cuối cùng sẽ cải thiện kết quả kinh doanh của các thành viên tham
gia vào chuỗi cung ứng.
Tác động của văn hóa tổ chức đến mối quan hệ giữa rủi ro và liên kết chuỗi
cung ứng
Văn hóa trong nghiên cứu này chỉ giới hạn trong 2 cặp phạm trù đối lặp
là: (1) văn hóa kiểm soát và linh hoạt; (2) văn hóa hướng nội và văn hóa hướng
ngoại. Văn hóa được xem là yếu tố tình huống hay là hoàn cảnh trong trường
hợp này. Kết quả nghiên cứu đã thống nhất với quan điểm của lý thuyết ngẫu
nhiên hay tình huống. Văn hóa tổ chức có tác động đến mối quan hệ giữa rủi ro
và liên kết chuỗi cung ứng. Cụ thể, văn hóa linh hoạt sẽ làm giảm sự tác động
của rủi ro từ nguồn cung ứng lên mức độ liên kết với các nhà cung ứng hơn so
với các doanh nghiệp theo văn hóa kiểm soát. Tương tự, các tổ chức có văn hóa
hướng ngoại cũng luôn có xu hướng tăng cường liên kết với các đối tượng bên
ngoài, do đó cũng sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong quá trình phát triển các mối
quan hệ với các tổ chức khác. Như vậy, có thể kết luận yếu tố văn hóa cũng
đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hay kìm hãm mức độ liên kết giữa
các thành viên trong chuỗi cung ứng thông qua việc ảnh hưởng lên sự tác động
của các yếu tố tiền đề đến mức độ liên kết chuỗi cung ứng.
Đóng góp và hạn chế của nghiên cứu
Đóng góp về mặt lý luận
Nghiên cứu này đã kiểm định và lý giải rõ hơn sự tác động của liên kết chuỗi
cung ứng đến kết quả kinh doanh của các thành viên. Mặc dù có khá nhiều nghiên
cứu về mối quan hệ này; tuy nhiên, kiểm định một mối quan hệ chưa có kết quả
nghiên cứu thống nhất vẫn cần thiết để làm rõ hơn về bản chất và hệ thống lý luận về
vấn đề này (Fabbe-Costes và Jahre, 2008). Một bằng chứng nữa từ một ngành cụ thể
tại một nước đang phát triển sẽ đem lại một sự so sánh có ý nghĩa đối với các nghiên
cứu trước chủ yếu được thực hiện tại các nước phát triển.
Kiểm định mối quan hệ giữa rủi ro, liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh
doanh khẳng định sự đúng đắn của lý thuyết về mối quan hệ giữa môi trường và
-23-

cơ cấu tổ chức (Aldrich và Pfefer, 1976) trong lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng.
Điều này cũng khẳng định thêm môi trường có sự tác động đến tổ chức và tổ chức
cần phải có sự thay đổi, trong đó có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, để phù hợp với
sự biến động của môi trường. Dưới gốc độ chuỗi cung ứng, các tổ chức cần phải
thay đổi theo hướng liên kết chuỗi cung ứng để phù hợp với xu hướng thay đổi
của môi trường hiện tại. Cụ thể là do áp lực cạnh tranh và chuyên môn hóa cao
mang tính toàn cầu khiến các doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu theo hướng liên
kết, phát triển quan hệ với nhau để tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh không
chỉ cho từng cá nhân mà cả chuỗi cung ứng.
Làm rõ mối quan hệ giữa chiến lược, liên kết chuỗi cung ứng và kết quả
kinh doanh cũng góp phần xác định tính đúng đắn của lý thuyết về mối quan hệ
chiến lược, cấu trúc tổ chức và kết quả kinh doanh (Chandler, 1962; William,
1975) trong chuỗi cung ứng. Như vậy, sự thay đổi về mặt tổ chức không chỉ do
sự thay đổi của môi trường, các biến động và rủi ro từ bên ngoài mà còn xuất
phát từ yêu cầu bên trong, trong đó chiến lược kinh doanh là một trong những
nhân tố tiền đề quan trọng. Nghiên cứu này đã góp phần giải thích thêm sự tác
động của các chiến lược kết hợp đến mức độ liên kết cũng như cải thiện kết quả
kinh doanh của các tổ chức.
Cuối cùng, luận án cũng đóng góp thêm vào lý luận qua việc kiểm định sự
tác động của nhân tố hoàn cảnh là văn hóa, mối quan hệ rủi ro tác động đến mức
độ liên kết giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng. Việc xác định các nhân tố
hoàn cảnh khá quan trọng vì không dễ phát hiện như các nhân tố tác động trực
tiếp nhưng đôi khi lại có tác động rất lớn.
Đóng góp về mặt thực tiễn
Nghiên cứu này giúp cho các nhà quản lý có thêm sự hiểu biết về sự ảnh
hưởng của liên kết chuỗi cung ứng lên kết quả kinh doanh. Để cải thiện kết quả
kinh doanh, các tổ chức cần phải tăng cường liên kết không chỉ với nhà cung cấp
mà với cả khách hàng bởi vì cả hai loại liên kết trên đều ảnh hưởng tích cực đến
kết quả kinh doanh.
Nghiên cứu này cũng giúp các nhà quản lý hiểu vai trò quan trọng trong
việc xác định và có giải pháp hạn chế tác động của rủi ro lên mức độ liên kết của
chuỗi cung ứng. Cần phải có phương pháp xác định các loại rủi ro xảy ra từ nhà
cung cấp, thị trường, thông tin và môi trường liên quan. Tiếp theo là đo lường
mức độ xảy ra và tác động đến liên kết chuỗi cung ứng. Cuối cùng là tìm kiếm
các giải pháp nhằm hạn chế sự tác động của các rủi ro này.
Tiếp theo, luận án cũng chỉ ra tầm ảnh hưởng của chiến lược kinh doanh
đến mức độ liên kết chuỗi cung ứng. Các nhà quản lý cần xác định rõ chiến lược
kinh doanh của tổ chức phù hợp với bối cảnh chuỗi cung ứng hiện tại để xác
định hình thức và mức độ liên kết có thể đem lại kết quả kinh doanh tối ưu.
Cuối cùng, việc kiểm định sự tác động điều tiết của biến văn hóa cũng
góp phần giúp các nhà quản lý có định hướng hơn trong việc xây dựng văn hóa
-24-

tổ chức. Văn hóa hướng ngoại và linh hoạt là hai loại hình thúc đẩy sự liên kết
chuỗi cung ứng. Văn hóa hướng ngoại được đặc trưng bởi nhấn mạnh về kết
quả, sự cạnh tranh và hợp tác. Do đó, các nhà quản lý phải tập trung thúc đẩy
các giá trị trên và tăng cường hợp tác với các đối tác bên ngoài. Việc xây dựng
các quan hệ với nhà cung ứng cũng như với khách hàng không phải là nhiệm vụ
dễ dàng. Vì vậy, các nhà quản lý cần phải thực hiện các cam kết mạnh mẽ, nỗ
lực xây dựng niềm tin và chia sẻ tầm nhìn và mục tiêu chiến lược của tổ chức
với các đối tác.
Một số hạn chế của nghiên cứu
Hạn chế thứ nhất của nghiên cứu là thực hiện điều tra dữ liệu chỉ tại một
thời điểm. Trong khi sự ảnh hưởng của liên kết chuỗi cung ứng đến kết quả kinh
doanh thông thường diễn ra trong một thời gian nhất định. Do đó, những nghiên
cứu tiếp theo nên kiểm định mối quan hệ này trong khoảng thời gian đủ lớn để
có kết quả chính xác hơn.
Hạn chế thứ hai của nghiên cứu là đo lường kết quả thực hiện của doanh
nghiệp bằng các chỉ tiêu định tính. Ngoài ra, các thang đo đều phụ thuộc rất lớn
đến nhận thức của người điền dữ liệu vào phiếu điều tra. Vì vậy, nghiên cứu
trong tương lai nên sử dụng các dữ liệu định lượng và khách quan sẽ cho kết quả
tốt hơn.
Cuối cùng, nghiên cứu này được thực hiện tại tỉnh Bến Tre và kết quả
luận án có thể vận dụng đối với một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nơi mà
bối cảnh tương tự tỉnh Bến Tre trên gốc độ phát triển ngành thủy sản và các
dạng liên kết chuỗi cung ứng thủy sản. Nghiên cứu này khó có thể vận dụng cho
các tỉnh ở các vùng, miền khác ở Việt Nam. Vì vậy, các nghiên cứu tiếp theo
nên thực hiện ở những vùng, miền khác để có sự so sánh tổng quan và bao quát
hơn về nội dung của nghiên cứu đến ngành thủy sản Việt Nam.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA
TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyen Thanh Hieu, Fione Lettice, Nguyen Thi Nga and Nguyen Ngoc Trung (2014),
“An Investigation of the Complex Relationships between Antecedents, Internal
Intergration and Funtional Performance in Vietnam”, Designing Responsible and
Innovation Global Supply Chains, 19th International Symposium on Logistics,
Nottingham University Bussiness School.
2. Nguyễn Ngọc Trung (2014), “Để ngành thủy sản Việt Nam phát triển theo hướng bền
vững”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 5, tr. 42-43, Hà Nội.
3. Nguyễn Ngọc Trung (2014), “Một số giải pháp phát triển chuỗi cung ứng ngành thủy
sản Tỉnh Bến Tre”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 4, tr. 61-62, Hà Nội.
4. Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Ngọc Trung (2016), “Phát triển kinh doanh bền vững
ngành chế biến gỗ Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia Phát triển kinh doanh bền
vững trong bối cảnh hội nhập, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
5. Dương Ngọc Hồng, Nguyễn Ngọc Trung (2016), “Cơ hội và thách thức của thủy sản
Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 22, tr. 28-
30, Hà Nội.
6. Dương Ngọc Hồng, Nguyễn Ngọc Trung, (2016), “TPP: Cơ hội và thách thức đối với
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 6, tr. 32-
34, Hà Nội.
7. Dương Văn Bảy, Nguyễn Thành Hiếu, Nguyễn Ngọc Trung (2017), “Tác động của các
nhân tố nội tại doanh nghiệp đến quản lý chuỗi cung ứng xanh”, Tạp chí Kinh tế và
Phát triển, số 237, tr. 113-121, Hà Nội.
8. Nguyễn Ngọc Trung (Thành viên) (2017), Quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng các
doanh nghiệp thủy sản Tỉnh Bến Tre, Đề tài nghiên cứu khoa học Tỉnh Bến Tre, Chưa
nghiệm thu, Bến Tre.
9. Nguyễn Thành Hiếu, Lê Công Hoa, Nguyễn Vũ Hùng, Nguyễn Vân Hà, Hà Sơn Tùng,
Lê Phan Hòa, Nguyễn Ngọc Trung (2017), Tiền đề và kết quả của quản trị chuỗi cung
ứng các ngành xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam - So sánh với một số nước tham gia
hiệp định TPP, Đề tài cấp Quốc gia, Mã số nhiệm vụ: II5.1-2012.06, Hà Nội.
10. Nguyễn Thành Hiếu, Nguyễn Ngọc Trung, Nguyễn Thị Nga (2017), “Nâng cao hiệu
quả hoạt động chuỗi cung ứng thủy sản Tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012 – 2017”, Tạp chí
Cơ quan thông tin lý luận của Bộ Công thương, số 9, tr. 121-127, Hà Nội.

You might also like