You are on page 1of 14

I.

Phân tích case study và trả lời các câu hỏi sau:
1. Amazon đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh gì?

Nhắc đến Amazon chắc hẳn đa phần mọi người trên thế giới đều biết đến thương hiệu nổi
tiếng toàn cầu này. Amazon là một công ty công nghệ đa quốc gia đặt trụ sở chính tại
Seattle, Washington, Mỹ. Lĩnh vực hoạt động của Amazon hiện nay tập trung vào truyền
phát kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, và đặc biệt thương mại điện tử. Công
ty được coi là một trong những đối thủ cùng với công ty công nghệ như Apple, Google và
Facebook.

Amazon từ một người bán sách trực tuyến thành một người tiêu dùng mua sắm bằng cách
đa dạng hoá những sản phẩm cung cấp thông qua cửa hàng mới khai trương, Amazon đã
mở rộng mô hình kinh doanh của minh để bao gồm thị trường bên thứ ba bằng cách ra mắt
Amazon Marketplace vào 11/2020. Nơi dành cho người bán giới thiệu sản phẩm của họ
cùng Amazon trên công cụ thương mại điện tử. Đây như một bước tiến nhảy vọt chứng tỏ
mô hình kinh doanh của Amazon chuyển đổi từ một nhà bán lẻ thành một thị trường thật
sự.

NĂm 2002, Amazon tung AWS, tự phân biệt mình như một nhà cung cấp dịch vụ web về
điện toán đám mây và lưu trữ dữ liệu. Amazon đã tận dụng kiến thức chuyên môn về trung
tâm dữ liệu để xây dựng một nền điện toán đám mây rộng lớn lưu trữ các hoạt động web
cho một số nền tảng lớn nhất thế giới. Và tháng 11 năm 2007, Amazon giới thiệu Kindle,
thiết bị đọc sách điện tử. Chỉ với hai năm sau đó, Kindle 2 được tung ra thị trường với
thông báo rằng sách bán chạy hơn bản in trên Amazon. Việc tăng trưởng và phát triển sách
điện tử là một phần không thể thiếu được trong chiến dịch phát triển nhanh chóng của
Amazon. Và năm 2010, Amazon thông báo rằng các tác giả và nhà xuất bản trên khắp thế
giới sau đó có thể sử dụng văn bản kỹ thuật số Kindle để tạo nội dung tải lên và bán sách
bằng nhiều thứ tiếng trên toàn thế giới. Và chỉ sau một năm, Amazon lại tiếp tục cho ra
mắt dòng Kindle mới tên là Kindle Fire, máy tính bảng của Amazon, một thiết bị điện tử
dùng để đọc sách. Ước tính chiếm 47% thị phần trong khi Ipad của Apple chiếm 42%. Bên
cạnh đó, Amazon còn tham gia vào thị trường phân phối (Amazon Suplly Chain) chuyên
cung cấp các sản phẩm cho khách hàng công nghiệp, giao hàng 24h với giá tương đối thấp.
Công bố mảng kinh doanh dịch vụ gia đình mới được các chuyên gia thực hiện và kiểm tra
như sửa ống nước điện, chăm sóc thú cưng và các dịch vụ gia đình khác. Đặc biệt còn thâu
tómi Whole Food với giá 13,4 tỷ đô la, một chuỗi cửa hàng tạp hoá cao cấp ở Mỹ và đã
vận hành thêm loại hình cửa hàng tiện lợi không dùng tiền mặt lên tới 25 cửa hàng vào
năm 2019, làm tăng đáng kể sự hiện diện của Amazon với tư cách là nhà bán lẻ truyền
thống tại Mỹ.

Do vậy, Amazon đã phát triển trong khoảng 20 năm từ một nhà bán lẻ trực tuyến đến một
trong những hệ sinh thái hàng đầu thế giới trong phương tiện dịch vụ web, được đánh giá
là ông vua bán lẻ trực tuyển khổng lồ và được nhiều khách hàng đến từ nhiều nơi trên thế
giới sử dụng. Có số lượng bán hàng và mua hàng cực kì cao, không bị bao thuộc trong bất
cứ địa phận quốc gia nào mà trải dài trên khắp thế giới.

❖ Bản thân Amazon đang mở rộng sản phẩm quá dàn trải hay sẽ có định vị
thương hiệu tốt cho tương lai?

Bản thân Amazon đang là doanh nghiệp có định vị thương hiệu tốt cho tương lai.

Amazon là người đi tiên phong đầu tiên trong mô hình kinh doanh dựa trên hợp tác, theo
đuổi điều mà Jeff Bezos (Chủ tịch của công ty Amazon) mô tả là “chiến lược cửa hàng duy
nhất”. Một trang duy nhất cung cấp cho khách hàng lựa chọn mua một sản phẩm bất kì của
Amazon hay của đối thủ cạnh tranh của Amazon. Việc mà các công ty thương mại điện tử
hiện nay đang làm và phát triển mạnh trong thời đại chuyển đổi số. Hiện nay, nhắc đến
Amazon, chắc chắn ai ai cũng biết Amazon là “gã khổng lồ” trong nghành thương mại điện
tử toàn thế giới nói riêng và ngành kỹ thuật số nói chung, một định vị thương hiệu cực kì
nổi tiếng mà không ai không biết tại thời điểm hiện tại và tương lai. Biết đến với những
chiến lược làm thay đổi tư duy của các nghành công nghiệp với việc thiết lập thông qua
phát triển quy mô và đổi mời ngành công nghệ. Nhìn biểu đồ bên dưới, có thể thấy rõ, vị
trí top một doanh số bán lẻ điện tử không ai khác ngoài Amazon với 367,19 tỷ USD, khoảng
cách khác biệt với Wamart với 64,62 tỷ USD chứng tỏ được thương hiệu Amazon có được
định vị cho thương hiệu của mình cực tốt trong lòng khách hàng ngay tại thời điểm hiện
tại và kể cả trong tương lai.

Nguồn: The top 10 US companies ranked by Ecomerce sales (Sara, 04/2020)


2. Đối thủ cạnh tranh của Amazon là ai.
❖ Cửa hàng vật lý: có thể hiểu được nguồn doanh thu từ mua hàng trực tuyến chắc
chắn sẽ chiếm đa phần doanh thu mang về cho Amazon, nhưng Amazon vẫn quyết
định bành trướng địa vị của mình trong không gian bán lẻ vật lý với việc mua lại
Whole Food năm 2017. Bên cạnh đó Amazon còn vận hành bốn loại cửa hàng các
nhau là: Amazon4-Star, Amazon Books, Amazon Go và Amazon Pop UP. Trong
danh mục này Amazon sẽ cạnh tranh với Best Buy (nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng đa
quốc gia của Mỹ), Costco (nhà bán lẻ lớn thứ 2 thế giới), Target (là một tập đoàn
bán lẻ của Mỹ, lớn thứ 8 ở Hoa Kỳ), Walmart (nhà bán lẻ lớn thứ 1 thế giới) và Big
lot (nhà bán lẻ với hơn 1400 cửa hàng ở Mỹ).
❖ Dịch vụ đăng ký: Amazon cung cấp nhiều dịch vụ thuê bao cho khách hàng, phổ
biến nhất phải kể đến Amazon Prime, có 150 triệu thành viên tính đến năm 2020.
Và việc bán đăng ký cho sách điện tử, sách nói, và nhạc số, thì chắc chắn không thể
thiếu đến các đối thủ cạnh tranh chính như Apple với Itunes, Netflix, Google với
cửa hàng Play.
❖ Dịch vụ bên thứ ba: các người bán hàng sẽ sử dụng dịch vụ của Amazon như cầu
nối cho họ đến với nhu cầu của khách hàng. Do vậy chắc chắn Amazon sẽ tính phí
hoa hồng, phí vận chuyển đối với người bán trên trang web của Amazon. Đối thủ
cạnh tranh chính của Amazon cho thị phần này chính là là eBay.
❖ Dịch vụ AWS: Amazon Web Services là nền tảng đám mây của Amazon, cung cấp
dịch vụ về trí tuệ nhân tạo (AI), lưu trữ và phân tích. Các đối thủ cạnh tranh chính
trong lĩnh vực này không thể thiếu Tập đoàn Alibaba, Google, IBM, Microsoft.
❖ Lợi thế cạnh tranh của Amazon:

Amazon tập trung vào khách hàng, hướng đến khách hàng: điều này có thể nhận thấy
rõ gắn liền với tầm nhìn sứ mệnh của Amazon đã được đạt ra ngày từ những ngày đầu xây
dựng nền móng của Amazon. Khi nhiều đối thủ khác cạnh tranh gây gắt với nhâu về chế
độ đãi ngộ của nhân viên, Amazon lại trân trọng 164 triệu khách hàng của mình. Luôn cố
gắng mang đến một trải nghiệm mua sắm tốt nhất đến cho khách hàng. Không ngần ngại
thay đổi và chấp nhận thất bại để trải nghiệm của khách hàng được nâng cao hơn.
Sản phẩm thương hiệu của Amazon đến gần hơn với người tiêu dùng: 2007, Amazon
đã tung sản phẩm máy đọc sách Kindle và bán với mức giá giá gần như cho không khi đưa
ra thị trường. Chăc hẳn nhiều khách hàng cho rằng đây được coi là một điều kỳ lạ, nhưng
Amazon nhận định họ không kiếm tiền từ việc khách hàng mua máy đọc sách mà từ việc
sử dụng máy đọc sách. Mục đích là bán được sản phẩm trước tiên, chấp nhận chịu lỗ và
đạt được lợi ích sau khi khách hàng dùng Kindle để mua hàng trên hệ thống của Amazon.
Chiến lược của Amazon muốn khách hàng thấy rõ được sự tiện dụng của sách điện tử như
thế nào mới thu hút được lượng khách hàng tiềm năng về được, muốn tạo nguồn cung phải
có cầu.

Đa dạng hoá thương hiệu: không giống như đối thủ cạnh tranh đáng gờm khác như là
Apple, Microsoft và Google, Amazon không bị trù động với một hệ sinh thái thiết kế gắn
kết với ứng dụng mà thay vào đó Amazon quan tâm đến việc làm thế nào phục vụ khách
hàng nhanh và tốt nhất có thể. Tối ưu hoá dịch vụ kho bãi, hậu cần logistics, sắp xếp đóng
gói cho bất kì người bán nào. Amazon tạo một hệ sinh thái hỗ trợ phục vụ chính Amazon
và khách hàng của mình.

Tiên phong trong ngành thương mại điện tử: Amazon đã khẳng định được thương hiệu
trên thị trường thế giới. Chính là việc thay đổi suy nghĩ của con người về một cửa hàng.
Với định vị thương hiệu “ Available at Amazon” đã giúp nhiều khách hàng trên thế giới
nhận định rằng, không có gì là Amazon không có, không thể tìm kiếm được.

3. Các nhà bán lẻ truyền thống như Best Buy thì nên làm gì để cạnh tranh
Amazon.

Khó khăn với đối thủ quá mạnh như Amazon khiến Best Buy chắc chắn phải cân não để
đưa ra chiến lược cạnh tranh trong thị trường khốc liệt này.Có lẽ Best Buy đã từng giữ vị
trí dẫn đầu trong nghành bán lẻ đặc biệt là điện tử và đồ gia dụng trước khi có sự xuất hiện
của Amazon. Cuộc chơi dường như phải nhường cho Amazon khi chuỗi cửa hàng Best
Buy lập tức trở thành cửa hàng tiêu tốn chi phí lớn. Chăc hẳn rằng khách hàng đến Best
Buy chỉ để xem xét sản phẩm đó trước khi quyết định mua trên Amazon với mức giá ưu
đãi hơn. Best Buy tung ra chiến lược bán bằng giá sản phẩm của Amazon. Năm 2012 đánh
dấu sự khủng hoảng khi cổ phiếu Best Buy giảm chỉ còn 11,29USD thấp kỷ lục từ khi lên
sàn. Dần tiến đến với bờ vực phá sản, nhưng vượt dự đoán của các chuyên gia, Best Buy
ngày nay lại phát triển liên tục giữa cái địa ngục này. Và Best Buy đã làm được điều đó
như thế nào?

❖ Nhân viên là yếu tố hàng đầu: năm 2012, Hubert Joly tiếp quản vị trí CEO ngay
lập tức nhận định rằng nhân viên chính là hàng rào cuối cùng của Best Buy trên khả
năng phá sản. Best Buy tìm hiểu nhiều cửa hàng để hiểu rõ hơn về môi trường làm
việc của nhân viên và khó khăn họ đang gặp phải. Ngay lập tức Best Buy đã nâng
cập hệ thống nội bộ của mình giúp nhân viên dễ dàng làm việc hơn. Bên cạnh đó
đưa ra các ưu đãi cho chính nhân viên của mình. Xây dựng các khoá đào tạo training
cho nhân viên, ngày càng phát triển nâng cao nhận thức về sản phẩm và bán hàng.
Theo đánh giá của Glassdoor ( website việc làm trực tuyến của Mỹ) khảo sát Best
Buy dẫn đầu bảng xếp hạng là công ty cónhân viên hài lòng với CEO.
❖ Yếu tố con người:

Đầu tiên, Best Buy hiểu được việc tư vấn cho khách hàng hiểu rõ sản phẩm là một điều
rất quan trọng. Do vậy mà Best Buy đã xây dựng ra các đội nhóm thường trực tại các
cửa hàng, tư vấn sản phẩm giúp khách hàng nắm rõ hơn hiều biết hơn. Không những
vậy, các nhà tư vấn viên này được khuyến khích tạo mối quan hệ tốt với khách hàng,
không quá chèo kéo. Vì Best Buy không đưa ra KPI áp đặt nhân viên phải hoàn thành
mà vẫn trả lương cưng. Cái mà Best Buy muốn hướng đến là kết nối khách hàng khi
đến mua sắm tại Best Buy.Điểm độc đáo hơn là Best Buy đã cung cấp gói “hỗ trợ công
nghệ toàn diện”, với giá gần 200USD mỗi năm, khách hàng sẽ được chuyên viên kỹ
thuật của Best Buy hỗ trợ mọi lúc mọi nơi với mọi sản phẩm được mua từ bất cứ nơi
đâu. Có thể là Amazon hay Walmart, chính từ các đối thủ cạnh tranh của Best Buy.

❖ Biến điểm yếu thành điểm mạnh:

Đây cũng là một ý tố quan trọng nhất mang đến sự thành công của Best Buy. Như đã
đề cập trước đó, khách hàng coi Best Buy như showrom trưng bày hàng hoá trước khi
quyết định mua sắm tại Amazon. Do vậy Best Buy đã ra chính sách bằng giá với
Amazon.

Với việc trả trực tuyến, khách hàng sẽ muốn thanh toán liền và cầm trên tay sản phẩm
về nhà. Và để bù lại tổn thấy đó, Best Buy kết hợp các nhãn hiệu lớn như Samsung và
Apple nhằm xây dựng những showrom thực tế ngay trong siêu thị. Mang lại một nguồn
doanh thu cho Best Buy cũng như tăng sự tiếp cận thương hiệu cua khách hàng với Best
Buy khi đến tham quan và mua sắm. Bên cạnh đó, Best Buy đạo điều kiện vật lí cho
một số đối tác bán trực tuyến có vị trí để đặt sản phẩm của mình tại Best Buy. Best Buy
giờ đây trở thành một kho hàng kiêm đối tác vận chuyển.

Vô số thương hiệu bán lẻ đã nhận định sự xuất hiện của ông trùm Amazon là một địa
ngục. Với Best Buy, họ đã đưa ra được một đường hướng mới cho các thị trường bán
lẻ truyền thống. Kết quả đạt được, trong thời gian 5 năm từ 2012 đến 2017, Best Buy
vẫn nắm trong tay 35,9% thị phần điện tử và điện gia dụng. Năm 2018 còn lập doanh
thu kỷ lục với 42,1 tỷ USD. Best Buy đã góp phần chống trả sự bành trướng của
Amazon, trở thành kim ngọn lửa cháy trong thị phần bán lẻ mở ra một hướng kinh
doanh mới đầy thông minh và độc đáo bất chấp sự thống trị của Amazon.

4. Shopee hay Tiki có thể áp dụng lợi thế cạnh tranh nào học hỏi từ Amazon để
tăng cường định vị thương hiệu tại Việt Nam.

Đầu tiên, Shopee nên áp dụng thế mạnh của Amazon là tập trung vào khách hàng,
hướng đến mọi điều tốt đẹp nhất cho khách hàng của mình. Điều mà Amazon đã làm
rất tốt kể từ ngày đầu xây dựng định vị thương hiệu. Với Shopee và Tiki, niềm tin của
khách hàng với thương hiệu là yếu tố rất quan trọng để họ lựa chọn dịch vụ của công
ty. Để xây dựng được niềm tin, thì chính Shopee và Tiki cần phải thể hiện cho khách
hàng thấy quyền lợi mua hàng trên sàn thương mại điện tử của Shopee khi bất cứ vấn
đề gì xảy ra. Về chất lượng của sản phẩm của bên thứ ba, về tình trạng giao hàng hoá
đến tay khách hàng và vấn đề xảy ra khi khách hàng thiệt hại trong quá trình mua sắm
. Shopee và Tiki nên lập một phòng ban chuyên giải quyết những vấn đề như trên, tìm
hiểu những gì khách hàng mong muốn cũng như cảm thấy an tâm hơn khi mua sắm tại
Shopee và Tiki. Khi đó thương hiệu của Shopee và Tiki sẽ được định vị ở một vị thế
khác trong lòng khách hàng.

Đa dạng hoá danh mục sản phẩm: Amazon xây dựng định vị thương hiệu với khách
hàng rằng bất cứ thứ gì đều có thể tìm thấy tại Amazon và mua sắm tại Amazon. Bất
kể khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm bất kì mà chưa biết nên mua sắm và
tìm hiểu ở đâu. Họ sẽ nghĩ ngay đến Amazon. Và đó là việc mà Shopee và đặc biệt là
Tiki nên áp dụng và học hỏi. Tiki hiện nay còn khá hạn chế trong cách danh mục sản
phẩm trên sàn của mình, một số sản phẩm người tiêu dùng không thể tìm thấy được, đó
là cơ hội cho đối thủ cạnh tranh như Shopee, Lazada. Shopee có thể được xem là sàn
thương mại điện tử có danh mục sản phẩm khá nhiều, nhưng ngược lại chất lượng sản
phẩm chưa phải là yếu tố được người tiêu dùng đánh giá cao khi mua sắm tại Shopee.
Vậy nên, cả hai cần đa dạng hoá danh mục sản phẩm hơn đi kèm với việc chất lượng
của sản phẩm được kiểm duyệt và kiểm tra, đưa ra các yêu cầu đòi hỏi bên thứ Ba cần
phải tuân thủ. Tăng vị thế thương hiệu trong lòng khách hàng hơn nữa.

II. Thảo luận về bốn chữ P trong Marketing Mix.

Trong kinh doanh chắc chắn ai cũng đều biết đến khái niệm Marketing Mix. Marketing
mix chỉ tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt mục tiêu tiếp thị thị
trường. Marketing mix được phân loại theo mô hình 4P gồm có: Product (sản phẩm), Price
(giá cả), Place ( phân phối) và Promotion ( xúc tiến) được sử dụng. Và bên dưới sẽ là
những ví dụ cụ thể giải thích sự khác biệt của các đối thủ trong cùng nghành tại thị trường
Việt Nam khi áp dụng chiến lược Marketing mix.

Price (giá cả): giá cả là yếu tố quan trọng đối với khách hàng khi quyết định mua một sản
phẩm nào đó. Ở đây đề cập đến Shopee và Lazada, hai sàn thương mại điện tử lớn nhất nhì
tại Việt Nam. Vừa qua là cơn sốt sale 6/6, hai sàn đã có màn cạnh tranh gay gắt, tung ra
các mã giảm giá cực kì “nóng”,tiện lợi cho khách hàng, nhằm thu hút rất nhiều sự chú ý
của khách hàng, lôi kéo thị phần cho công ty. Nhưng trong cuộc chiến này, có thể thấy rõ
ràng Shopee có vị thế nhỉnh hơn so với Lazada, bởi vì đa số đại bộ phận khách hàng của
Shopee nhận định giá cả của Shopee rẻ hơn so với Lazada, khiến họ có thiên hướng dùng
Shopee để mua sắm nhiều hơn. Cơ chế hoạt động của Shopee là khi tung ra mã giảm giá,
khách hàng sẽ tự lưu lại và tự áp dụng ngay trên đơn hàng của mình. Khi đó khách hàng sẽ
có động lực tìm đến Shopee, tìm kiếm và mua sắm hơn để đạt được nhiều giá cả rẻ hơn. So
với Lazada sử dụng cơ chế tự áp mã giảm giá cho khách hàng. Tạo ra sự thu động của
khách hàng khi sử dụng Lazada để mua sắm. Với việc mua được sản phẩm giá rẻ, tìm được
những mã giảm giá tốt thì khách hàng chắc chắn sẽ lựa chọn Shopee nhiều hơn so với
Lazzda. Do vậy mà vị thế hiện tại của Shopee tại trị trường Việt Nam được đánh giá là sàn
thương mại điện tử được yêu thích nhất với lượng truy cập cao nhất so với các đối thủ cạnh
tranh 62.703.300/tháng cho thấy Shopee đang đi đúng hướng trong cuộc chiến dành thị
phần này và trở thành thương hiệu mạnh mẽ bỏ xa các đối thủ như Lazada với lượng truy
cậplà20.155.700/tháng.

Nguồn: Giải mã “hiện tương” Shopee (Lê Phương,11/2020)

Product (Sản phẩm): trong thị trường bất động sản, Novaland và Vinhomes có thể được
xem như là hai ông lớn dẫn dắt trị trường bất động sản hiện nay. Nhắc đến Novaland, khách
hàng sẽ nghĩ ngay đến những dự án quy mô vừa và nhỏ tập trung phần lớn ở các trung tâm
thành phố. Có thể thể đến như Sunrise City, Rich Star Saigon Royal nhưng tầng lớp khách
hàng mà Novaland nhắm tới chủ yếu phân khúc tầm trung và cấp cao. Các căn hộ được
xây dựng cao cấp đặt tại các khu đắc địa của thành phố với mức giá cao. Với Vinhomes,
có đầy đủ phân khúc cho khách hàng lựa chọn và trải nghiệm được các trang thiết bị hiện
đại và độc đáo nhất trong hệ sinh thái Vinhomes. Vinhomes giúp những phân khúc tầng
lớp tầm trung, chưa có qua nhiều tiền vẫn có thể sở hữu căn hộ Vinhomes với hệ sinh thái
cực chất. Kể đến như Vinhomes Grand Park quận 9 với hệ sinh thái công viên ánh sáng
được lấy cảm hứng từ khu vườn Garden by the Bay cực nổi tiếng của Singpore. Vinhomes
mang đến sản phẩm là những ngôi nhà cực hiện đại với giá không quá cao ( căn hộ 2 phòng
ngủ có giá từ 3 tỷ VNĐ) lại còn cung cấp thêm hệ sinh thái độc đáo. Điều đó đã khiến sản
phẩm của Vinhomes thu hút khách hàng hơn rất nhiều so với Novaland, nhà Vinhomes như
một cơn sốt với khách hàng trong lĩnh vực bất động sản khi chủ đầu tư bắt đầu mở bán,
đẩy mạnh định vị thương hiệu Vinhome đến khách hàng. Đó là một chiến lược về sản phẩm
đầy tư duy của Vinhomes giúp thương hiệu được định vị khá tốt trong lòng khách hàng
trong thị trường bất động sản cạnh tranh khốc liệt này. Cuộc chiến cực sốt khi Vinhomes
vừa mở bán 10.000 căn hộ Phân khu Orgami Vinhomes Grand Park vào tháng 7/2020 đã
được khách hàng đặt cọc mua bán chỉ vọn vẹn trong vòng 10 ngày. Cho thấy được cơn sốt
mang tên nhà Vinhomes cực kì thu hút sự chú ý và quan tâm của khách hàng.

Place (phân phối): phân phối là chữ P hết sức quan trọng với mỗi một doanh nghiệp muốn
đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Câu chuyện phân phối muốn đề cập ở đây với hai
ông lớn trong lĩnh vực siêu thị tiện lợi 24/24 tại Việt Nam là CircleK và Ministop. Có thể
nhận định rõ ràng, hầu như các vị trí cửa hàng của Ministop đều rộng rãi, đặt tại các khu
vực rộng lớn, thoải mái cung cấp cho khách hàng chỗ ngồi cực kì tiện lợi. Kho bãi của
Ministop hiện nay vẫn dùng hệ thống kho bãi thuê lại và có trụ sở tại quận 9 thành phố Hồ
Chí Minh, từ đây sẽ phân phối trực tiếp đến các cửa hàng qua các đơn hàng được đặt trên
hệ thống. Với Cirlce K, định vị ví trị đặt cửa hàng thường là gần trường học, bệnh viên khu
vực đông dân cư và tối đa hoá diện tích cửa hàng. Có thể bắt gặp những cửa hàng cực kì
nhỏ tại quận 1, tại khu sầm uất nhất của Thành phố, CircleK muốn khách hàng định vị rằng
trong mọi người có thể tìm đến bất kì CircleK nào gần nhất để mua sắm, trải nghiệm. Bên
cạnh đó, Circle K có hệ thống kho bãi tại Bình Dương, nơi vận chuyển hàng hoá đến các
Store ở Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM và Vũng tàu một cách thuận tiện nhất. Tối đa hoá
việc quản lý hàng tồn kho và vận chuyển hàng hoá đến tay người tiêu dùng. Điểm mạnh
khiến Circle K được xem là hệ thống cửa hàng tiện lợi được yêu thích nhất là khách hàng
có thể tìm thấy Circle K tại rất nhiều nơi trong trung tâm thành phố, với những vị trí đắc
địa và nổi bật với màu logo màu đỏ của mình. Như dần đánh dấu thương hiệu số một trong
lòng khách hàng. Họ sẵn sàng mua sản phẩm với giá mắc hơn so với hệ thống cửa hàng
tiện lợi khác để đến với Circle K với khoảng cách gần nhất. Hiện nay CircleK đã có gần
397 cửa hàng tại Việt Nam với doanh thu năm 2018 là 2.300 tỷ đồng sau 10 năm đặt chân
đến Việt Nam và dần khẳng định vị thế cửa hàng tiện lợi số 1 tại thị trường Việt Nam.

(nguồn: Phòng tài chính công ty Vòng Tròn Đỏ)

Promotion ( xúc tiến): là chữ cuối cùng trong 4 chữ P của marketing mix.

Câu chuyện được đề cập đến sự thành công trong cuộc chiến làm chủ cuộc chơi của Điện
Máy Xanh, bỏ xa các đối thủ khác như Nguyễn Kim. Điện Máy Xanh xây dựng hình ảnh
marketing đầy độc lạ với các chiến dịch thân thiện và vui tưới mang đến sự tưới mới, gần
gũi hơn đến với khách hàng đã đem lại thành công vang dội và đánh dấu in sâu vào tiềm
thức của khách hàng.

“Bạn muốn mua ti vi, đến Điện Máy Xanh. Bạn muốn mua tủ lạnh, đến Điện Máy Xanh…”

Những câu hát đầu vui nhộn nhưng lại giúp khách hàng hình thành nhận thức, cần mua
hàng điện máy sẽ đến Điện Máy Xanh. Chiến dịch marketing này đã rất thành công thậm
chí thông điệp được lan truyền với tốc độ chóng mặt.

Theo như số liệu thống kê của Buzzmetrics (một giải pháp nghiên cứu và phân tích toàn
diện mạng xã hội nhất VN), từ 03/2017 – 05/2017, Điện Máy Xanh là chuỗi siêu thị điện
máy có lượng thảo luận public cao nhất trên các phương tiện mạng xã hội vượt xa đối thủ
nặng kí nhất của mình là Nguyễn Kim với 73,8% trong tổng số 528,057 bài viết và thảo
luận.
Nguồn: Thị trường Siệu thị điện máy: Điện máy xanh làm chủ cuộc chơi. (07/2017)

Có thể nói việc tung ra chương trình marketing của Điện Máy xanh đã làm thay đổi cả
ngành hàng điện máy. Thay vì chỉ tập trung vào các chương trình khuyến mãi, người dùng
đã có những hứng thú về bình luận tích cực về hoạt động quảng bá thương hiệu.

Và với sự độc đáo trong chiến dịch marketing thương hiệu, Điện Máy Xanh vẫn đứng top
1 về doanh thu chuỗi bán lẻ Điện Máy Lớn. Nhưng tình hình thì Nguyễn Kim lại hoàn toàn
tụt lùi khi mất luôn cả vị trí thứ 2 vốn dĩ là của mình để rơi vào tay đối thủ đang lên khác
là Điện máy Chợ Lớn.
Nguồn: Thị trường bán lẻ điện máy: Kẻ ngậm ngùi giải thể, người chế ngự ngôi vương.
(12/2019)

Nhìn lại các dẫn chứng thực tế về sự thành công của các thương hiệu trong 4 chữ P, có thể
thấy được việc áp dụng chiến lược Marketing Mix đúng là rất quan trọng, giúp công ty
định vị được thương hiệu của mình trong lòng khách hàng, xúc tiến nhận diện thương hiệu
mạnh hơn và tăng hiệu quả bán hàng. Kết nối được được người mua và người bán cũng
như giúp doanh nghiệp nắm rõ được nhu cầu để đáp ứng tốt nhất cho người tiêu dùng. Vậy
nên, bất kì một doanh nghiệp nào, cũng cần có có chiến lược Marketing Mix cho thương
hiệu của mình.
Tài liệu tham khảo:

Paavo, R. (2014). Coopetition-based business models: The case of Amazon.com.

Paolo, A. (2018). Customer complementarity in the digital space: Exploring Amazon’s


business model Diversification.
TS. Nguyễn Đình Luận (2015), “Tổng quan về thương mại điện tử ở Việt Nam”, Tạp chí
Tài chính kỳ I tháng 7, https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-
luan/tong-quan-ve-thuong-mai-dien-tu-o-viet-nam-100291.html

Dương Ngọc Hồng (2020), "Thương mại điện tử trong phát triển kinh tế tại Việt Nam" ,
Tạp chí Tài chính Kỳ 2 - Tháng 7, Retrived June 05, 2021 from
https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/thuong-mai-dien-tu-trong-phat-trien-kinh-
te-tai-viet-nam-330340.html

Cindy, L. (2020). Top 10 Ecommerce Retailers Will Grow Their Market Share to 60.1%
in 2020. Retrived June 06, 2021 from: https://www.emarketer.com/content/top-10-
ecommerce-retailers-will-grow-their-share-60-2020

Sara, (2021). The top 10 US companies ranked by Ecomerce sales. Retrived June 06, 2021
from - https://www.emarketer.com/content/top-10-us-companies-ranked-by-ecommerce-
sales

Chunghua, W. (2018). Price Match Guarantees in the Age of Showwrooming: An


Mepirical Analysis.

Lê Phương(2020). Giải mã “hiện tương” Shopee. Retrived 06 June, 2021 from:


https://baodautu.vn/thi-truong-ban-le-dien-may-ke-ngam-ngui-giai-the-nguoi-che-ngu-
ngoi-vuong-d113398.html

You might also like