You are on page 1of 41

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

BÀI NGHIÊN CỨU MÔN KIỂM TOÁN DOANH NGHIỆP

Đề tài

KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC


KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN

Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Hải Vân

Sinh viên thực hiện: Nhóm 1

Lớp: D01

TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 07 năm 2021


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Mức độ
STT Họ và tên MSSV Công việc
hoàn thành

Nội dung II.5 +


1 Lê Phương Anh 030534180003 Tổng hợp + 100%
Powerpoint

Nội dung II.1 +


2 Nguyễn Thị Lan Anh 030534180006 100%
Thuyết trình

3 Bùi Thị Thanh Bạch 030534180007 Nội dung II.2 100%

4 Trần Thị Mỹ Châu 030534180013 Nội dung I.3 100%

Nội dung II.4 +


5 Võ Ngọc Minh Châu 030534180014 100%
Thuyết trình

6 Trần Thị Diễm 030534180018 Nội dung II.4 100%

7 Cao Thị Diệu 030534180019 Nội dung I.1 100%

8 Thạch Thị Dìn 030534180254 Nội dung II.2 100%

9 Lê Thị Minh Duyên 030534180023 Nội dung II.3 100%

10 Nguyễn Thị Mỹ Duyên 030534180025 Nội dung II.5 100%

Nội dung II.3 +


11 Nguyễn Thị Phụng Giao 030534180040 100%
Thuyết trình

12 Trần Thị Thu Hà 030534180041 Nội dung I.2 100%

3
MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ 6


I/ CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHOẢN MỤC ................................................................ 7
1. Vị trí và đặc điểm khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền ...................... 7
1.1 Vị trí .................................................................................................................. 7
1.2 Đặc điểm ........................................................................................................... 7
2. Các rủi ro của khoản mục ....................................................................................... 8
2.1 Rủi ro của khoản mục tiền mặt ......................................................................... 8
2.2 Rủi ro của khoản mục tiền gửi ngân hàng ........................................................ 9
3. Các vấn đề chính về kế toán của khoản mục ........................................................ 10
3.1 Các nguyên tắc hạch toán khoản mục tiền ...................................................... 10
3.2 Chứng từ sổ áp dụng và trình tự hạch toán ..................................................... 11
3.3 Tài khoản sử dụng ........................................................................................... 12
3.3.1 Tài khoản 111 – Tiền mặt: Có 3 tài khoản cấp hai .................................. 12
3.3.2 Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng: Có 3 tài khoản cấp hai.................. 12
3.3.3 Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển: Có 2 tài khoản cấp hai .................... 13
3.4 Quy định về hạch toán và sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu ........... 13
3.4.1 Tài khoản 111 – Tiền mặt ........................................................................ 13
3.4.2 Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng........................................................ 13
3.4.3 Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển .......................................................... 14
II/ KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC .................................................................... 18
1. Mục tiêu kiểm toán ............................................................................................... 18
2. Tìm hiểu chu trình kinh doanh ............................................................................. 18
3. Mục tiêu kiểm soát và các thủ tục kiểm soát chính trong chu trình ..................... 20
3.1 Mục tiêu kiểm soát nội bộ ............................................................................... 20
3.2 Yêu cầu của kiểm soát nội bộ ......................................................................... 20
3.3 Các thủ tục kiểm soát chung ........................................................................... 20
3.4 Kiểm soát nội bộ với quy trình thu tiền .......................................................... 22
3.5 Kiểm soát nội bộ đối với quy trình chi tiền .................................................... 24
3.6 Kiểm soát nội bộ số dư tồn quỹ ...................................................................... 25
4. Thử nghiệm kiểm soát .......................................................................................... 26
4.1 Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ .......................................................................... 28
4.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát ...................................................................... 28
4.3 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát............................................. 29
4.4 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát ........................................................................... 29
5. Thử nghiệm cơ bản (Thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết) ........................... 31
5.1 Thủ tục chung ................................................................................................. 31
5.2 Thủ tục phân tích ............................................................................................ 32
5.3 Thử nghiệm chi tiết ......................................................................................... 32
4
5.3.1 Thủ tục xác nhận ngân hàng – Thực hiện dưới sự giám sát của kiểm toán
viên .................................................................................................................... 32
5.3.2 Kiểm tra các đối chiếu ngân hàng ............................................................ 35
5.3.3 TK được mở và đóng trong kỳ ................................................................. 36
5.3.4 Tiền mặt ................................................................................................... 36
5.3.5 Ngoại tệ .................................................................................................... 38
5.3.6 Các khoản tương đương tiền .................................................................... 39
5.3.7 Trình bày và thuyết minh ......................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 41

5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BCTC Báo cáo tài chính

BGĐ Ban giám đốc

BQT Ban quản trị

HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ

HSKiT Hồ sơ kiểm toán

KSNB Kiểm soát nội bộ

KiTV Kiểm toán viên

TK Tài khoản

TNCB Thử nghiệm cơ bản

6
I/ CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHOẢN MỤC

1. Vị trí và đặc điểm khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền

1.1 Vị trí

Tiền là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của doanh nghiệp.
Trong đó: Tiền mặt là tài sản ngắn hạn cơ bản nhất, nó cũng bao gồm tài khoản ngân
hàng và các chi phiếu. Tương đương tiền là tài sản rất an toàn, có thể dễ dàng chuyển
đổi thành tiền mặt ví dụ như trái phiếu kho bạc.

Tiền là một tài sản lưu động của doanh nghiệp được trình bày trước tiên trên Bảng
cân đối kế toán theo số tổng hợp và các nội dung chi tiết được công bố trong Bảng thuyết
minh BCTC, bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển.

+ Tiền mặt: tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ doanh
nghiệp bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng tiền tệ. Số liệu được sử dụng để
trình bày trên BCTC của khoản mục này chính là số dư của tài khoản Tiền mặt vào
thời điểm khóa sổ sau khi đã được đối chiếu với thực tế và tiến hành các điều chỉnh
cần thiết.

+ Tiền gửi ngân hàng: bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc kim khí đá quý
được gửi tại ngân hàng. Số liệu được sử dụng để trình bày trên BCTC của khoản
mục này chính là số dư của tài khoản Tiền gửi ngân hàng sau khi được đối chiếu
và điều chỉnh theo sổ phụ ngân hàng vào thời điểm khóa sổ.

+ Tiền đang chuyển: bao gồm các khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ mà doanh nghiệp
đã nộp vào ngân hàng, kho bạc Nhà nước, hoặc đã gửi qua bưu điện để chuyển cho
ngân hàng, hay làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng để trả nợ cho các
đơn vị khác, thế nhưng đến ngày khóa sổ thì doanh nghiệp vẫn chưa nhận được
giấy báo hay bản sao kê của ngân hàng, hoặc giấy báo Có của kho bạc.

1.2 Đặc điểm

Tiền là khoản mục được trình bày trước tiên trên bảng cân đối kế toán và là một
khoản mục quan trọng trong tài sản ngắn hạn. Do thường được sử dụng để phân tích khả
năng thanh toán của một doanh nghiệp nên nếu số dư tiền quá thấp chứng tỏ khả năng

7
thanh toán tức thời gặp nhiều khó khăn trong khi nếu số dư tiền quá cao lại chứng tỏ
việc vay vòng sử dụng chưa hiệu quả đồng vốn kinh doanh.

Tiền và tương đương tiền còn là khoản mục bị ảnh hưởng và có ảnh hưởng đến
nhiều khoản mục quan trọng như doanh thu, chi phí, công nợ và hầu hết các tài sản khác
của doanh nghiệp. Do đó, khoản mục này có mối quan hệ mật thiết với các chu kỳ nghiệp
vụ chủ yếu của doanh nghiệp như: Chu kỳ mua hàng – thanh toán, Bán hàng – thu tiền,
…Vì vậy những sai sót gian lận thường liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ
của khoản mục tiền như mua bán vật tư, tài sản, thu tiền bán hàng, thanh toán công nợ,
các khoản chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí bán hàng phát sinh hằng ngày.

Số phát sinh của các tài khoản tiền thường lớn hơn số phát sinh hầu hết các tài
khoản khác. Vì thế, những sai phạm trong các nghiệp vụ liên quan đến tiền có nhiều khả
năng xảy ra và khó bị phát hiện nếu không có một HTKSNB và các thủ tục kiểm soát
không ngăn chặn hay phát hiện được.

Tiền là môt khoản mục quan trọng nhưng lại dễ bị trình bày sai lệch, khả năng mất
mát, gian lận lớn còn có những trường hợp tuy số tiền trên BCTC vẫn đúng nhưng sai
lệch đã diễn ra trong các nghiệp vụ phát sinh và làm ảnh hưởng đến các khoản mục khác.
Điều này dẫn đến trong bất cứ cuộc kiểm toán BCTC nào thì kiểm toán tiền luôn là một
nội dung quan trọng.

Các nghiệp vụ về tiền thường phát sinh thường xuyên với số lượng lớn và có quy
mô khác nhau. Mặc dù tiền có nhiều ưu điểm trong hoạt động thanh toán kể cả trong
quá trình bảo quản, sử dụng nhưng đây lại là tài sản được ưu chuộng nhất nên xác suất
gian lận, biển thủ cao nhất, và do đó rủi ro tiềm tàng cao nên kiểm toán cần tập trung
kiểm tra chi tiết nhiều hơn các loại khác.

Do tất cả những lý do trên, rủi ro tiềm tàng của khoản mục này thường được đánh
giá là cao. Vì vậy, kiểm toán viên thường dành nhiều thời gian để kiểm tra tiền mặc dù
khoản mục này thường chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản.

2. Các rủi ro của khoản mục

2.1 Rủi ro của khoản mục tiền mặt

8
- Kiểm kê: Không kiểm kê quỹ thường xuyên, không lập biên bản kiểm kê/ hoặc
không có thành phần độc lập tham gia kiểm kê; kiểm kê mang tính hình thức,
thường xuyên có các chênh lệch kiểm kê, chênh lệch kiểm kê không được xử lý
kịp thời…

- Hạch toán khi thực tế chưa nhập xuất quỹ.

- Có nghiệp vụ thu, chi tiền mặt dồn dập trước và sau ngày khoá sổ.

- Đối với các khoản thu chi bằng ngoại tệ: Không theo dõi nguyên tệ, sử dụng tỷ giá
không đúng, không đánh giá chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện đối với số dư cuối
năm.

- Phiếu thu, phiếu chi chưa lập đúng quy định (thiếu dấu, chữ ký của thủ trưởng đơn
vị, kế toán trưởng, thủ quỹ,…); không có hoặc không phù hợp với chứng từ hợp lý
hợp lệ kèm theo; chưa đánh số thứ tự, phiếu viết sai không lưu lại đầy đủ; nội dung
chi không đúng hoạt động kinh doanh.

- Chi quá mức định mức tiền mặt theo quy chế tài chính của Công ty nhưng không
có quyết định hoặc phê duyệt của thủ trưởng đơn vị.

- Vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Kế toán tiền mặt đồng thời là thủ quỹ, chứng
từ kế toán xếp chung với chứng từ quỹ, sổ quỹ và sổ kể toán không tách biệt…

- Phiếu chi trả nợ người bán hàng mà người người nhận là cán bộ công nhân viên
trong Công ty nhưng không có phiếu thu hoặc giấy nhận tiền của người bán hàng
kèm theo để chứng minh số tiền này đã được trả tới người bán hàng.

- Có hiện tượng chi khống hoặc hạch toán thiếu nghiệp vụ thu chi phát sinh.

- Cùng một hoá đơn nhưng thanh toán hai lần, thanh toán tiền lớn hơn số ghi trên
hợp đồng, hoá đơn.

- Hạch toán thu chi ngoại tệ theo các phương pháp không nhất quán.

2.2 Rủi ro của khoản mục tiền gửi ngân hàng

- Mở nhiều tài khoản ở nhiều ngân hàng nên khó kiểm tra, kiểm soát số dư.

- Có hiện tượng tài khoản ngân hàng bị phong toả.

9
- Người ký séc không phải là những thành viên được uỷ quyền.

- Phát sinh quá nhiều nghiệp vụ chuyển tiền tại ngày khoá sổ để lợi dụng sự chậm
trễ gửi giấy báo của ngân hàng.

- Chuyển tiền sai đối tượng hay người nhận không có quan hệ kinh tế đối với đơn
vị.

- Không theo dõi nguyên tệ đối với các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ.

- Chưa đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm hoặc áp dụng sai tỷ giá đánh giá lại.

- Chưa hạch toán đầy đủ lãi tiền gửi ngân hàng hoặc hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng
không khớp với sổ phụ ngân hàng.

3. Các vấn đề chính về kế toán của khoản mục

3.1 Các nguyên tắc hạch toán khoản mục tiền

Theo Điều 11, Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh
nghiệp có trình bày về những nguyên tắc kế toán đối với khoản mục tiền như sau:

1) Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các
khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản
ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.

2) Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp
được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp.

3) Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định của chế độ
chứng từ kế toán.

4) Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Khi phát sinh các giao dịch bằng
ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:

+ Bên Nợ các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế;

+ Bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền.

5) Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải
đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế.

10
Từ những nội dung trên, việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến khoản
mục tiền và tương đương tiền cần lưu ý một số điểm như sau:

+ Các tài khoản theo dõi khoản mục tiền phát sinh tăng hạch toán bên Nợ, phát sinh
giảm hạch toán bên Có và có số dư cuối kì bên Nợ.

+ Hạch toán vàng, bạc, đá quý phải tính ra tiền theo giá thực tế để ghi sổ và theo dõi
số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất và giá trị của từng loại.

+ Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán sử dụng một đơn vị tiền tệ thống
nhất là “đồng” Việt Nam để phản ánh (VND). Đối với các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài có thể sử dụng đơn vị ngoại tệ để ghi sổ nhưng phải được sự
đồng ý bằng văn bản của Bộ Tài chính. (Điều 3, Thông tư 200/2014/TT-BTC
hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp).

+ Những nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ phải được quy đổi về “đồng Việt Nam”
để ghi sổ, tỷ giá quy đổi là tỷ giá mua bán thực tế trên thị trường liên ngân hàng
do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam chính thức công bố tại thời điểm phát sinh
nghiệp vụ. Với những ngoại tệ mà ngân hàng không công bố tỷ giá quy đổi ra VND
thì thống nhất quy đổi thông qua đồng đô la Mỹ (USD). Khi tính giá xuất ngoại tệ
kế toán áp dụng một trong bốn phương pháp: nhập trước - xuất trước, nhập sau -
xuất trước, bình quân gia quyền, thực tế đích danh. Cuối niên độ kế toán các
khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ phải được đánh giá lại theo
tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày khóa sổ. (Chuẩn mực kế toán Việt Nam
số 10, Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái).

Thực hiện đúng các nguyên tắc trên thì việc hạch toán vốn bằng tiền sẽ giúp doanh
nghiệp quản lý tốt về các loại vốn bằng tiền của mình. Đồng thời doanh nghiệp còn chủ
động trong kế hoạch thu chi sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đảm bảo quá trình sản xuất
kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục.

3.2 Chứng từ sổ áp dụng và trình tự hạch toán

Theo quyết định số: 1141 - TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 1 năm 1995 của Bộ Tài
chính, các chứng từ kế toán áp dụng để hạch toán tiền bao gồm: Phiếu thu, phiếu chi,
giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, biên lai thu tiền, bảng kê vàng, bạc,
11
đá quý, bảng kiểm kê quỹ. Đối với tiền gửi ngân hàng, căn cứ hạch toán là giấy báo có,
giấy báo nợ hoặc bản sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc.

Theo từng hình thức ghi sổ tại từng doanh nghiệp để kế toán sử dụng các loại sổ
tổng hợp và chi tiết nhưng tổng quát nhất, các căn cứ hạch toán tiền gồm có: sổ quỹ, sổ
chi tiết, sổ cái, tổng hợp đối ứng tài khoản, nhật kí thu tiền, nhật kí chi tiền, bảng kê
chứng từ, báo cáo số dư tại quỹ, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán.

3.3 Tài khoản sử dụng

Các loại tài khoản được sử dụng khi hạch toán các nghiệp vụ về khoản mục Tiền
mặt và các khoản tương đương tiền:

3.3.1 Tài khoản 111 – Tiền mặt: Có 3 tài khoản cấp hai

+ Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt
Nam tại quỹ tiền mặt.

+ Tài khoản 1112 – Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, chênh lệch tỷ giá và số dư
ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra đồng Việt Nam.

+ Tải khoản 1113 – Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền
tệ tại quỹ của doanh nghiệp.

(Điều 12, Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp)

3.3.2 Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng: Có 3 tài khoản cấp hai

+ Tài khoản 1121 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang
gửi tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam.

+ Tài khoản 1122 - Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại
Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam.

+ Tài khoản 1123 - Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền
tệ của doanh nghiệp đang gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo.

(Điều 13, Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp)

12
3.3.3 Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển: Có 2 tài khoản cấp hai

+ Tài khoản 1131 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền Việt Nam đang chuyển.

+ Tài khoản 1132 - Ngoại tệ: Phản ánh số ngoại tệ đang chuyển.

(Điều 14, Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp)

3.4 Quy định về hạch toán và sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

3.4.1 Tài khoản 111 – Tiền mặt

TK 111 – Tiền mặt

Bên Nợ Bên Có

- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền - Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền
tệ nhập quỹ; tệ xuất quỹ;

- Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thừa - Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thiếu
ở quỹ phát hiện khi kiểm kê; hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê;

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá - Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá
lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo lại số dư ngoại tệ báo cáo (trường hợp tỷ
(trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam);
Đồng Việt Nam); - Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ
- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng giảm tại thời điểm báo cáo.
tại thời điểm báo cáo.

Số dư bên Nợ: Các khoản tiền mặt, ngoại


tệ, vàng tiền tệ còn tồn quỹ tiền mặt tại
thời điểm báo cáo.

3.4.2 Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng

TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

13
Bên Nợ Bên Có

- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, - Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ,
vàng tiền tệ gửi vào Ngân hàng; vàng tiền tệ rút ra từ Ngân hàng;

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá - Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá
lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp
(trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt
Đồng Việt Nam). Nam).

- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng - Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ
tại thời điểm báo cáo. giảm tại thời điểm báo cáo.

Số dư bên Nợ: Số tiền Việt Nam, ngoại


tệ, vàng tiền tệ hiện còn gửi tại Ngân
hàng tại thời điểm báo cáo.

3.4.3 Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển

TK 113 – Tiền đang chuyển

Bên Nợ Bên Có

- Các khoản tiền mặt hoặc séc bằng tiền - Số tiền kết chuyển vào tài khoản 112;
Việt Nam, ngoại tệ đã nộp vào Ngân - Tiền gửi Ngân hàng, hoặc tài khoản
hàng hoặc đã gửi bưu điện để chuyển có liên quan;
vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá
giấy báo Có;
lại số dư ngoại tệ là tiền đang chuyển tại
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá thời điểm báo cáo.
lại số dư ngoại tệ là tiền đang chuyển tại
thời điểm báo cáo.

14
Số dư bên Nợ: Các khoản tiền còn đang
chuyển tại thời điểm báo cáo.

3.4.4 Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu của các khoản mục

Hình 1 - Sơ đồ hạch toán TK 111 - Tiền mặt

15
Hình 2 - Sơ đồ hạch toán TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

16
Hình 3 - Sơ đồ TK 113 - Tiền đang chuyển

17
II/ KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC

1. Mục tiêu kiểm toán

Đảm bảo các khoản tiền và tương đương tiền là có thực, thuộc quyền sở hữu của
DN, được ghi nhận và đánh giá đầy đủ, chính xác và đúng niên độ, và được trình bày
trên BCTC phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.

Cơ sở dẫn liệu Nội dung

Tính hiện hữu Đảm bảo số dư tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển
được ghi nhận trên sổ cái là hiện hữu tại ngày kết thúc kỳ kế toán.

Tính đầy đủ Đảm bảo số dư tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển
được ghi nhận chính xác, đầy đủ trong sổ cái tại ngày kết thúc kỳ
kế toán.

Đánh giá Đảm bảo tất cả số dư ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá hối đoái
phù hợp.

Quyền và nghĩa vụ Đảm bảo đơn vị sở hữu hoặc có quyền hợp pháp đối với tất cả số
dư tiền mặt và tiền gửi ngân hàng được ghi nhận trên sổ cái tại
ngày kết thúc kỳ kế toán. Tất cả số dư tiền mặt và tiền gửi ngân
hàng không bị hạn chế quyền sử dụng, quyền sở hữu hoặc các
quyền lợi được đảm bảo khác, nếu không, tất cả các hạn chế quyền
sử dụng, quyền sở hữu hoặc các quyền lợi được đảm bảo khác
phải được xác định và thuyết minh trong BCTC.

Trình bày và Đảm bảo tất cả các thuyết minh cần thiết liên quan đến số dư tiền
thuyết minh và các khoản tương đương tiền được lập chính xác và các thông
tin này được trình bày và mô tả phù hợp trong BCTC.

2. Tìm hiểu chu trình kinh doanh

Chu trình kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm:


18
• Chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền.

• Chu trình mua hàng, phải trả và trả tiền.

• Chu trình hàng tồn kho, tính giá thành và giá vốn.

• Chu trình lương và phải trả người lao động.

• Chu trình TSCĐ và xây dựng cơ bản.

+ Tiền và các khoản tương đương tiền là khoản mục bị ảnh hưởng và có ảnh hưởng
đến nhiều khoản mục quan trọng như chi phí, công nợ, thu nhập và hầu hết các
tài sản khác của doanh nghiệp.

+ Các nghiệp vụ về tiền thường phát sinh với số lượng lớn và có quy mô khác nhau.

+ Đây cũng là tài sản được ưa chuộng nhất và rất nhạy cảm nên khả năng xảy ra
gian lận, biển thủ cao nhất và do đó mà rủi ro tiềm tàng cao nên kiểm toán cần
phải dành thời gian để kiểm tra tiền nhiều hơn các loại tài sản khác mặc dù loại
tài sản này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản.

Sự mật thiết của Tiền và các khoản tương đương tiền với các chu trình kinh doanh
được thể hiện qua sơ đồ sau:

Chu trình tiền lương

Chu trình bán hàng – thu tiền


Chu trình mua hàng – trả tiền

Hình 4 - Mối liên hệ giữa tiền và các chu trình kinh doanh

19
3. Mục tiêu kiểm soát và các thủ tục kiểm soát chính trong chu trình

3.1 Mục tiêu kiểm soát nội bộ

Sự hiện hữu và hiệu quả trong hoạt động: Các hoạt động thu, chi tiền và tồn quỹ
được kiểm soát chặt chẽ sẽ giúp nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động kinh
doanh. Việc thu, chi tiền đúng, đủ, kịp thời, phù hợp nhu cầu không lãng phí sẽ giúp
hạn chế mất mát, lạm dụng tiền bạc của đơn vị cho mục đích cá nhân, từ đó giúp thực
hiện tốt việc mua hàng, bán hàng, chi trả lương kịp thời sẽ làm tăng hiệu quả của hoạt
động kinh doanh và do vậy ảnh hưởng đến tính hữu hiệu trong hoạt động của đơn vị.
Bên cạnh đó, nếu đơn vị duy trì số dư tồn quỹ hợp lý, sẽ đảm bảo nhu cầu chi tiêu của
đơn vị, đảm bảo khả năng thanh toán nợ đến hạn…Việc quản lý tiền hiệu quả còn giúp
tránh tồn quỹ quá nhiều, không sinh lợi cho đơn vị.

Báo cáo tài chính đáng tin cậy: Các nghiệp vụ thu, chi tiền cần được ghi chép đầy
đủ, chính xác và kịp thời nhằm cung cấp các thông tin về tình hình tạo ra tiền, sử dụng
tiền và số dư tiền một cách trung thực và hợp lý trên báo cáo tài chính.

Tuân thủ pháp luật và các quy định: Việc thu, chi tiền phải phù hợp với các quy
định của pháp luật.

3.2 Yêu cầu của kiểm soát nội bộ

Thu đủ: Mọi khoản tiền đều phải được thu đầy đủ, gửi vào ngân hàng hay nộp vào
quỹ trong thời gian sớm nhất.

Chi đúng: Tất cả các khoản chi đều phải đúng mục đích, phải được xét duyệt và
được ghi chép đúng đắn.

Phải duy trì số dư tồn kho hợp lý : Để đảm bảo chi trả các nhu cầu vào kinh doanh,
cũng như thanh toán nợ đến hạn. tránh việc tồn quỹ quá mức cần thiết, vì không tạo khả
năng sinh lợi và có thể gặp rủi ro.

3.3 Các thủ tục kiểm soát chung

- Nhân viên phải có đủ khả năng và liêm chính: Vì không thể kiểm soát nội bộ hữu
hiệu khi mà các nhân viên không có đủ khả năng hoặc không liêm chính mà cố

20
tình gian lận. Do vậy, nhân viên có khả năng và liên chính là nhân tố cơ bản nhất
để đảm bảo cho kiểm soát nội bộ hoạt động hữu hiệu.

- Áp dụng nguyên tắc phân công phân nhiệm: Sự phân công công việc đối với tiền
phải có sự phân tách đáng kể trong mối quan hệ đối với các chu trình có liên quan
đến tiền. Nghĩa là không cho phép bất cứ cá nhân nào thực hiện các chức năng từ
khi bắt đầu cho tới khi kết thúc các nghiệp vụ. Nói cách khác, mỗi cá nhân chỉ
được phân công một chức năng từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc nghiệp vụ.

- Tập trung đầu mối thu: Nên hạn chế tối đa số lượng người nắm giữ tiền, nghĩa là
chỉ cho phép một số ít nhân viên được thu tiền…Điều này nhằm hạn chế khả năng
thất thoát số tiền thu được.

- Ghi chép kịp thời và đầy đủ số thu: Phân công cho một nhân viên ghi nhận kịp
thời các khâu nghiệp vụ thu tiền ngay vào thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Việc ghi
nhận kịp thời các khoản thu sẽ hạn chế khả năng chiếm dụng số tiền thu được.

- Nộp ngay số tiền thu được trong ngày vào quỹ hay ngân hàng: Điều này ngăn chặn
đáng kể việc nhân viên biển thủ tiền thu được từ khách hàng.

- Có biện pháp khuyến khích các người nộp tiền yêu cầu cung cấp biên lai hoặc
phiếu thu tiền: Khi đó, người thu tiền sẽ phải nộp đủ các khoản tiền thu được vì
biết rằng số tiền thu được sẽ bị kiểm tra bằng cách đối chiếu với các biên lai hoặc
phiếu thu được đánh số liên tục trước khi sử dụng.

- Thực hiện tối đa những khoản thu chi qua ngân hàng, hạn chế chi tiền mặt: Nguyên
tắc này xuất phát từ khả năng xảy ra gian lận rất cao từ các khoản chi bằng tiền
mặt.

- Cuối mỗi tháng, thực hiện đối chiếu giữa số liệu trên sổ sách và thực tế: Sổ cái và
sổ chi tiết về số dư và số phát sinh của tài khoản tiền gửi ngân hàng; tài khoản tiền
mặt với biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt.

21
3.4 Kiểm soát nội bộ với quy trình thu tiền

Kiểm soát nội bộ với thu tiền: đối với thu được thiết kế thay dổi tùy theo từng loại
hình đơn vị và tùy theo các nguồn thu, vì thường có nhiều nguồn thu khác nhau, như
thu trực tiếp từ bán hàng, thu từ nợ của khách hàng, và nhiều khoản thu khác.

Ví dụ: Trong chu trình bán hàng – thu tiền, có các nghiệp vụ chính và các thủ tục
kiểm soát chính liên quan đến khoản mục tiền như sau:

Tính hiện hữu: Tiền đã thu được ghi nhận trên sổ là có thật.

Rủi ro Thủ tục

Ghi nhận không - Phân chia chức năng bán hàng và thu tiền. Đánh số thứ tự liên tục
có thật (khai trên phiếu thu tiền và hóa đơn.
khống tiền, làm - Tất cả các khoản thu (bằng tiền mặt hoặc séc) được gửi vào ngân
giả giấy tờ, …) hàng thường xuyên và kịp thời.

- Đối chiếu tổng tiền thu của khách hàng theo sổ sách với số tiền
nhân viên nộp vào trong ngày.

- Khi nhận séc, phải đóng dấu vào séc “chỉ trả tiền vào TK” (“for
deposit only”), cùng với số TK của đơn vị. Chỉ thị cho ngân hàng
không cho phép dùng séc để rút tiền mặt.

- Phải đảm bảo sự độc lập giữa các bộ phận: Bộ phận phê duyệt tín
dụng cho khách hàng, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý nợ phải
thu và bộ phận thu tiền.

Tính đầy đủ: Các khoản tiền được ghi nhận đầy đủ.

Rủi ro Thủ tục

Nhân viên thu - Phân chia chức năng thu tiền và ghi sổ kế toán.
tiền, thu nợ
nhưng chưa ghi

22
nhận đầy đủ trên - Ghi nhận kịp thời các nghiệp vụ thu tiền ngay thời điểm phát sinh
sổ sách (biển thủ nghiệp vụ. Tiền thu được gửi vào ngân hàng hay nộp vào quỹ trong
tiền, …) thời gian sớm nhất.

- Định kỳ, đối chiếu sao kê của ngân hàng với sổ sách kế toán đối
với các khoản thu qua ngân hàng.

- Doanh thu từ việc bán và giao hàng tận nơi thu tiền mặt được đối
chiếu hàng ngày với số tiền người giao hàng thu và phải có tài liệu
phê duyệt.

Tính chính xác: Các khoản tiền thu được ghi nhận chính xác.

Rủi ro Thủ tục

Nhân viên ghi - Sử dụng máy tính tiền và giao phiếu tính tiền cho khách hàng.
nhận sai số tiền - Kiểm tra việc đánh số thứ tự liên tục của phiếu thu tiền mặt, đối
thu được (sai số chiếu với sổ sách.
tiền, sai tỷ giá,
- Kiểm kê quỹ và đối chiếu số tiền thu của hàng bán ra với số tiền
…)
do nhân viên nộp vào quỹ.

- Thường xuyên có biện pháp để thu nợ tiền hàng và lưu tài liệu về
các biện pháp này.

- Bảng tỷ giá hối đoái được tự động nhập dữ liệu và tự động quy đổi.

Tính đánh giá: Tiền được ghi nhận theo giá trị phù hợp.

Rủi ro Thủ tục

Không đánh giá - Định kỳ đánh giá lại tỷ giá hối đoái ngoại tệ.
lại tỷ giá hối đoái
đối với các
khoản tiền ngoại
tệ.

23
3.5 Kiểm soát nội bộ đối với quy trình chi tiền

Một số thủ tục kiểm soát nội bộ thường được sử dụng với quy trình chi quỹ như
sau:

- Sử dụng các hình thức thanh toán qua ngân hàng, hạn chế tối đa việc sử dụng tiền
mặt trong thanh toán.

- Vận dụng đúng nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn.

- Xây dựng các thủ tục xét duyệt các khoản chi.

- Đối chiếu hàng tháng với sổ phụ của ngân hàng.

Ví dụ: Trong chu trình mua hàng – trả tiền, có các nghiệp vụ chính và các thủ tục
kiểm soát chính liên quan đến khoản mục tiền như sau:

Tính hiện hữu: Các khoản chi là có thật.

Rủi ro Thủ tục

Nhân viên chi - Sử dụng séc thanh toán đã được đánh sẵn số thứ tự và ghi lại nội
tiền không đúng dung viết trên từng séc. Những séc hỏng phải ghi rõ là "HỦY" và
mục đích, chiếm được hủy bỏ.
dụng tài sản, làm - Chỉ thanh toán bằng séc cho các nhà cung cấp được phê duyệt và
giả giấy tờ (séc, không được thanh toán bằng tiền mặt.
phiếu chi, ...)
- Việc sử dụng séc trống chỉ được hạn chế cho các cá nhân có thẩm
quyền

- Đối với những khoản thanh toán vượt quá hạn mức chi của cá
nhân/bộ phận hoặc vượt quá một giá trị cụ thể nào đó thì cần phải
được cấp quản lý cao hơn phê duyệt.

Tính chính xác: Các khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ và phải trả nhà cung cấp được
ghi nhận chính xác, đúng đối tượng.

24
Rủi ro Thủ tục

Thanh toán tiền - Việc chuyển tiền thanh toán phải căn cứ vào đề nghị thanh toán
hàng sai, ghi của nhà cung cấp và đối chiếu với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ.
nhận sai số tiền - Đối chiếu đơn giá trên hóa đơn mua hàng với bảng giá, báo giá
chi ra. hoặc đơn đặt hàng đã được duyệt.

- Đối chiếu số dư TK TGNH với số dư của sổ phụ của NH.

- BGĐ soát xét các séc thanh toán tiền hàng đã được đơn vị ghi nhận
vào cuối kỳ nhưng chưa được ghi nhận trên sổ phụ ngân hàng.

Tính đầy đủ: Các khoản chi để mua hàng hóa, dịch vụ và phải trả nhà cung cấp được ghi
nhận đầy đủ.

Rủi ro Thủ tục

Các khoản chi - Có các thủ tục kiểm soát tại thời điểm cuối kỳ nhằm phát hiện và
mua hàng hóa hạch toán những Báo cáo nhận hàng chưa được xử lý..
dịch vụ có thể
không được
phản ánh vào sổ
kế toán

3.6 Kiểm soát nội bộ số dư tồn quỹ

Tiền mặt tại quỹ bao gồm tiền giấy, tiền xu, vàng bạc, kim khí quý, đá quý, séc
chưa sử dụng hay séc thanh toán của khách hàng chưa kịp gửi vào ngân hàng cần được
bảo quản chặt chẽ và giao cho thủ quỹ chịu trách nhiệm.

Thủ quỹ cần kiểm kê cuối mỗi ngày và đối chiếu với số liệu của kế toán, mọi
chênh lệch phải tìm hiểu nguyên nhân.

Để tránh trường hợp mượn tạm tiền trong két cần tiến hành kiểm kê quỹ định kỳ
và đột xuất và phải lập biên bản kiểm kê.
25
Tùy vào nhu cầu kinh doanh cũng như thanh toán nợ trong từng giai đoạn đơn vị
luôn cần đến một lượng tiền nhất định để sử dụng. Việc duy trì số dư và kiểm soát tồn
quỹ hợp lý rất quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp tránh tình trạng mất khả năng thanh
toán và ngược lại cũng không nên để tồn quỹ quá nhiều dẫn đến rủi ro mất mát.

Xác định mức tồn quỹ thích hợp: do tiền mặt để tại quỹ không sinh lời, vì thế đơn
vị dự đoán nhu cầu tiền trong tương lai cũng như các khoản tiền sẽ thu được nhằm xác
định mức tồn quỹ thích hợp cũng như ngân quỹ thiếu thừa. Nếu thiếu đơn vị phải dự
toán nguồn bù đắp. Nếu thừa sẽ đầu tư như mua chứng khoán có tính thanh khoản cao,
gửi vào ngân hàng, hay trả nợ sớm để hưởng chiết khấu…

4. Thử nghiệm kiểm soát

26
B1: Tìm hiểu hệ thống KSNB

B2: Đánh giá ban đầu về RRKS

RRKS thấp

Thiết kế các thử nghiệm cơ bản (ii)

B3: Thiết kế & thực hiện các thử


nghiệm kiếm soát (i)

RRKS cao
B4: Đánh giá lại RRKS

Thực hiện các thử nghiệm cơ bản (ii)

BC KiT (sử dụng để đưa ra kết luận làm cơ sở cho ý kiến KiT) được thu
thập bằng cách

Thực hiện các thủ tục đánh giá RR


Thực hiện các thủ tục KiT tiếp theo gồm:
(i) TNKS
(ii) TNCB

Hình 5 - Quy trình kiểm toán

27
4.1 Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ

Kiểm toán viên mô tả cơ cấu KSNB tại doanh nghiệp bằng phương pháp tường
thuật và lưu đồ. Để thiết lập, kiểm toán viên thường sử dụng các biện pháp phỏng vấn,
quan sát và sử dụng bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi thường có nội dung như sau:

Trả lời Ghi


Yếu kém chú
Câu hỏi
Có Không Quan Thứ
trọng Yếu
1. Doanh nghiệp có phân chia trách nhiệm giữa
thủ quỹ và kế toán không?
2. Các phiếu thu, chi có đánh số thứ tự liên tục
trước khi sử dụng không?
3. Thủ quỹ có kiểm tra tính hợp lệ của phiếu thu
chi trước khi thu hay chi tiền không?
4. Thủ quỹ có đảm bảo rằng luôn ký hoặc đóng
dấu xác nhận lên chứng từ không?
5. Cuối ngày có kiểm kê quỹ hay không?
6. Có định kỳ đối chiếu giữa nhật ký quỹ và sổ
quỹ không?
7. Định kỳ có đối chiếu giữa sổ tiền gửi ngân hàng
với sổ phụ ngân hàng không?
8. Có các quy định vè xét duyệt chi trong doanh
nghiệp không?
9. ………………………………

Bảng 1 - Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với tiền
4.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

Theo quy trình đánh giá rủi ro tại doanh nghiệp được kiểm toán, sau khi tìm hiểu
hệ thống kiểm soát nội bộ, các Kiểm toán viên sẽ thực hiện đánh giá ban đầu về rủi ro

28
kiểm soát dựa theo các hiểu biết về KSNB tại DN được kiểm toán và xét đoán nghề
nghiệp của Kiểm toán viên. Đánh giá ban đầu về KSNB sẽ có tính quyết định đến độ
rộng của cơ cấu của bằng chứng kiểm toán và các bước thực hiện trong quy trình kiểm
toán:

+ Kiểm toán viên đánh giá KSNB đang được thực hiện tại DN là hữu hiệu, KiTV
tiến hành thiết kế sơ bộ các TNCB. Đồng thời, KiTV thiết kế và thực hiện các thử
nghiệm kiểm soát.·
+ Kiểm toán viên đánh giá KSNB đang được thực hiện tại DN là không hữu hiệu,
KiTV tiến hành thiết kế và thực hiện các TNCB mà không cần phải qua TNKS và
đánh giá lại RRKS.

4.3 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Tổng cộng nhật ký quỹ và lần theo số tổng cộng đến sổ cái nhằm kiểm tra về độ
chính xác của các phép tính và chuyển sổ.

So sánh chi tiết danh sách nhận tiền từ sổ quỹ với nhật ký thu tiền, với các bảng
kê TGNH và TK Nợ phải thu và Phát hiện gian lận gối đầu (thủ thuật Lapping)

Lập bảng liệt kê các nghiệp vụ chuyển khoản giữa các ngân hàng trong 1 vài ngày
trước và sau ngày khóa sổ và phát hiện thủ thuật Kitting.

Chọn mẫu để so sánh giữa khoản chi đã ghi trong nhật ký chi tiền với TK phải trả
và chứng từ có liên quan.

4.4 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát

Mục tiêu: nhận diện lại các điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội
bộ nhằm điều chỉnh chương trình kiểm toán phù hợp trên nguyên tắc sau:

+ Rủi ro kiểm soát thấp: Thực hiện các thử nghiệm cơ bản (đối chiếu với sổ phụ
ngân hàng, thư xác nhận của khách hàng).
+ Rủi ro kiểm soát cao: Thực hiện thử nghiệm và chi tiết các khoản mục.

KiTV tin tưởng vào KSNB đối với mục tiêu kiểm soát….có thể ngăn ngừa/phát
hiện kịp thời các sai sót trọng yếu:

29
+ Thực hiện TNCB ở cấp độ: Trung bình.
+ Thực hiện TNCB ở cấp độ: Thấp.

KiTV không tin tưởng vào KSNB đối với mục tiêu kiểm soát….có thể ngăn
ngừa/phát hiện kịp thời các sai sót trọng yếu:

+ Thực hiện TNCB ở cấp độ: Cao.


+ Thực hiện TNCB ở cấp độ: Trung bình.
+ Thực hiện TNCB ở cấp độ: Thấp.
+ Các khuyết điểm trong Kiểm soát nội bộ cần nêu trong thư quản lý.

Thư quản lý là sản phẩm phụ thường có trong các cuộc kiểm toán mà chất lượng
của BCTC chưa thật hoàn hảo, là bản tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá và đề xuất
biện pháp chấn chỉnh, cải tiến các tồn tại về quản lý tài chính, kế toán, TKSNB cũng
như tất cả các khía cạnh về sản xuất, kinh doanh mà kiểm toán viên nhận biết sẽ có lợi
cho khách hàng.

Theo Thông tư 67/2015/TT-BTC ban hành chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về
kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành., kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm
toán có thể phát hành thư quản lý trong các trường hợp sau:

+ Một là, việc bị giới hạn phạm vi kiểm toán dẫn đến việc đưa ra ý kiến ngoại trừ
hoặc từ chối đưa ra ý kiến trong báo cáo kiểm toán mà giới hạn này có nguyên
nhân khách quan từ đơn vị được kiểm toán.
+ Hai là, việc đơn vị được kiểm toán không đồng ý điều chỉnh các sai sót trọng yếu
trong báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo đề nghị của doanh nghiệp kiểm
toán dẫn đến việc đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc ý kiến trái ngược trong báo cáo
kiểm toán.
+ Ba là, những hành vi không tuân thủ pháp luật liên quan quá trình thực hiện dự án
và/hoặc đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có thể gây
sai sót trọng yếu trong báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.

30
5. Thử nghiệm cơ bản (Thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết)

5.1 Thủ tục chung

• Việc đầu tiên mà ta cần lưu ý đó chính là xét xem có sự khác nhau giữa chính sách
kế toán được áp dụng tại doanh nghiệp qua các năm hay không? Và chính sách kế
toán đó có đảm bảo việc lập và trình bày BCTC tuân thủ đúng như quy định được
ban hành không?

• Nếu doanh nghiệp đã có sự thay đổi chính sách kế toán thì bắt buộc chính sách đó
phải tuân theo CMKT số 29.

• Xác định rõ mục tiêu là kiểm kê tiền và các khoản tương đương tiền, thu thập,
phân loại số dư và đối chiếu với sổ cái.

1) Dựa vào bảng cân đối số phát sinh của kì hiện tại và kì trước, tiến hành lập bảng
tổng hợp số liệu

Hình 6 - Bảng tổng hợp số liệu

31
2) Đối chiếu kỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng bằng cách thu thập các thông tin liên
quan đến tên ngân hàng, loại tiền gửi, kỳ hạn gửi, lãi suất,….với sổ cái, sổ chi tiết,
sổ tổng hợp số liệu, nếu có thể, so sánh với phiếu kết quả làm việc của KiTV năm
trước.

3) Xét kỹ việc bỏ xót giao dịch có thể xảy ra bằng cách phỏng vấn nhân viên được
phân công xử lý giao dịch liên quan.

5.2 Thủ tục phân tích

Thực hiện các kỹ thuật phân tích:

1) So sánh số dư của kỳ hiện tại và kỳ trước, phân tích biến động và và kết hợp giải
thích với các thông tin được trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

2) Lưu ý hơn đến những khoản mục trọng yếu (bất thường).

3) Xác định tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền so với tổng tài sản,…

4) Xem xét các rủi ro có khả năng xảy ra gây ảnh hưởng trọng yếu đến khoản mục
tiền.

5.3 Thử nghiệm chi tiết

5.3.1 Thủ tục xác nhận ngân hàng – Thực hiện dưới sự giám sát của kiểm toán viên

1) Dựa vào số dư, số lần phát sinh giao dịch, các rủi ro gian lận được xác định… tiến
hành chọn mẫu các TK ngân hàng.

2) Sau khi xác định được các TK được chọn, ta thu thập xác nhận của ngân hàng về
số dư của TK ứng với ngày kết thúc của kỳ kế toán:

a. Gửi thủ xác nhận và yêu cầu chữ ký xác nhận từ khách hàng.

b. Nhận phản hồi từ KH, tiến hành kiểm tra chữ ký (con dấu) xác nhận.

c. Kiểm tra thông tin liên quan như tên ngân hàng, địa chỉ, cán bộ phụ trách sổ,
tài liệu kế toán của đơn vị.

d. Lưu giữ bản sao các yêu cầu xác nhận trong hồ sơ kiểm toán.

e. Gửi yêu cầu xác nhận đến ngân hàng dưới sự giám sát của KiTV.

32
f. Theo dõi các thư xác nhận chưa được phản hồi, gửi yêu cầu lần 2.

3) Với những thư xác nhận được phản hồi, KiTV phải:

a. Ghi lại trong bảng theo dõi thư xác nhận của Ngân Hàng.

b. Đối chiếu thông tin trên thư xác nhận xem có trùng khớp với tài liệu, sổ sách
về khách hàng hay không.

c. Xác minh lại các khoản mục đã được NH xác nhận (thư bảo lãnh phát hành,
hợp đồng ngoại hối, bảo lãnh,…) đảm bảo các khoản mục này được hạch toán
đúng.

d. Khi phát sinh số lượng ngoại tệ không khớp với sổ cái hoặc thuyết minh
BCTC, KiTV phải thu thập thêm một bản phản hồi thư xác nhận đã được sửa
đổi và xem xét chênh lệch này có ảnh hưởng đến khía cạnh kiểm toán khác
không.

e. Kiểm tra kỹ, rà soát xem có dấu hiệu gian lân về ngoại tệ xuất hiện hay không.

f. Tùy từng dạng phản hồi, nếu phản hồi thông qua máy fax, thư điện tử, bằng
cách gọi điện cho ngân hàng để xác minh nghười xác nhận và số dư và xem
xét quá trình xác nhận có bị khách hàng can thiệp không.

g. Xác định các tài khoản NH được dùng để đảm bảo cho khoản vay (phỏng vấn,
đối chiếu với thư xác nhận, đối chiếu với các điều khoản thế chấp của các hợp
đồng vay còn hiệu lực tại ngày cuối cùng của kỳ kế toán).

h. Rà soát việc hạch toán các khoản thấu chi, việc bảo lãnh hay phê duyệt cho
tài sản đảm bảo cho các khoản thấu chi này.

i. Xem xét các trường hợp số dư tiền gửi tại NH bị hạn chế sử dụng (phỏng vấn,
đối chiếu với thư xác nhận của ngân hàng, kết hợp đối chiếu với các điều
khoản thế chấp của các hợp đồng vay còn kì hạn tại ngân hàng trong ngày kết
thúc kỳ kế toán, có TK nào bị phong tỏa tại ngày kết thúc không?)

j. Đánh giá việc tuân thủ các thỏa thuận: soát xét việc tuân thủ các khế ước, hạn
chế việc rút tiền, yêu cầu tài khoản duy trì số dư tối tiểu trong kỳ. Nếu có bất
cứ sai phạm nào xảy ra đều phải được ghi lại, xem xét các giải pháp của đơn
33
vị, các kế hoạch hướng tới trong tương lai mà đơn vị hướng đến. khi vi phạm
được phát hiện, xem xét những ảnh hưởng tác động đến đơn vị. Sự cần thiết
khi thuyết minh theo yêu cầu của khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp
dụng và xác nhận giải trình trực tiếp của ban giám đốc với bên cho vay.

4) Đối với các yêu cầu xác nhận và không nhận được phản hồi thì yêu cầu KH trao
đổi với các NH và xem xét việc thực hiện thủ tục thay thế có thu thập được đầy
đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp hay không? Nếu có, tiến hành thực hiện các
thủ tục thay thế.

Hình 7 - Mẫu thư xác nhận ngân hàng


34
5.3.2 Kiểm tra các đối chiếu ngân hàng

1) Thông qua ban giám đốc, thu thập đói chiếu về các TK NH có số dư trong sổ cái
khác với số dư mà ngân hàng cung cấp, đảm bảo các đối chiếu được lập đúng đắn.

a. Tìm hiểu về bản chất của các khoản mục được đối chiếu.

b. Kiểm tra các khoản tiền gửi chưa được ghi có ở kỳ tiếp theo và đối chiếu các
tài liệu hỗ trợ liên quan để đảm bảo rằng các khoản mục đối chiếu cho thấy
các giao dịch kinh doanh đã được phê duyệt. trình bày lý do khi có khoản mục
đối chiếu được thực hiện lâu hơn dự kiến trước khi được phản ánh trong tài
liệu của ngân hàng.

c. Các thay đổi trọng yếu trong đối chiếu với ngân hàng cần được giải thích và
trình bày cụ thể.

d. Các khoản mục đối chiếu cần phải được ghi nhận đúng kỳ bằng cách xác minh
các tài liệu hỗ trợ có liên quan để xác định ngày giao dịch.

2) Kiểm tra các danh sách séc chưa được trình bày trong báo cáo của ngân hàng cho
các mục bất thường như:

a. Séc cũ, cần phải được ghi hoàn lại. điều tra lý do tại sao người thụ hưởng
không kiểm tra séc, các séc đó có thanh toán cho tài khoản thích hợp hay
không.

b. Số tiền lớn bất thường, thời gian thanh toán dài và xem xét việc ghi hoàn lại
TK phải trả này.

3) Kiểm tra các séc chưa được trình bày trong báo cáo của ngân hàng đồng thời kiểm
tra các khoản nợ chưa được ghi nhận bằng cách chọn ngẫu nhiên séc được thanh
toán sau ngày kết thúc và xác minh ngày giao dịch với các khoản thanh toán tương
ứng.
+ Đối với các giao dịch trước ngày kết thúc kỳ kế toán, khoản nợ phải được ghi nhận
trước ngày kết thúc kỳ kế toán.
+ Đối với giao dịch đã thanh toán trước kết thúc kỳ kế toán, đưa vào là một phần
của séc chưa được trình bày trong đối chiếu ngân hàng.

35
5.3.3 TK được mở và đóng trong kỳ

Kiểm tra các TK ngân hàng mới mở hoặc TK ngân hàng đã đóng trong kỳ với tài
liệu đã được BGĐ phê duyệt.

5.3.4 Tiền mặt

1) Đối với giao dịch nhận tiền mặt:

a. Tại ngày kết thúc kỳ kế toán xác định địa điểm, thủ quỹ và giá trị của các
khoản tiền mặt và giấy biên nhận các khoản tiền phải thu chưa thanh toán.

b. Hiểu rõ KSNB liên quan tiền mặt (quy chế tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ
về định mức chi tiêu, hạn mức tiền mặt tồn quyc, phân cấp phê duyệt…) và
kiểm tra đảm bảo việc tuân thủ các quy định đó. Nếu có vi phạm: Trao đổi với
BQT, BGĐ của đơn vị.

c. Thu thập biên bản kiểm kê/ xác nhận từ thủ quỹ cho tất cả số dư tiền mặt.

d. Khi chứng kiến kiểm kê tiền mặt trước/ sau ngày kết thúc kỳ kế toán:

+ Chọn mẫu kiểm tra phiếu thu/ chi đối với nghiện vụ phát sinh sau/ trước thời
điểm kiểm kê.

+ Đối chiếu xuôi/ ngược số dư tiền thực tế trên sổ quỹ tại ngày khoá sổ bằng
cách điều chỉnh các nghiệp vụ thu chi phát sinh tương ứng

+ Tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch (nếu có).

e. Đảm bảo hạch toán đùng kỳ các khoản tiền thu được chưa gửi trước và sau
ngày kết thúc kỳ kế toán.

f. Đảm bảo các khoản tiền thu được chưa gửi tại ngày kết thúc kỳ kế toán đã
được gửi trong kỳ tiếp theo.

36
D132 1/1

CÔNG TY Tên Ngày


Tên khách hàng: Người thực hiện

Ngày kết thúc kỳ kế toán: Người soát xét 1


Nội dung: PHIẾU CHỨNG KIẾN KIỂM KÊ TIỀN MẶT Người soát xét 2

Địa điểm kiểm kê:


Thời điểm kiểm kê: … h… ngày… tháng… năm…
Đại diện doanh nghiệp tham gia kiểm kê: (Họ và tên, chức danh)

STT Loại tiền Số lượng (tờ) Số tiền (đ)

I Tiền Việt Nam

01. 500.000 đ
02. 200.000 đ
03. 100.000 đ
04. 50.000 đ
05. 20.000 đ
06. 10.000 đ
07. 5.000 đ
08. 2.000 đ
09. 1.000 đ
10. 500 đ
11. 200 đ
12. 100 đ
II Ngoại tệ
1. USD
2. EUR

Các loại giấy tờ, tài sản khác (ngân phiếu, séc.....)
Tổng cộng (1)
Số dư theo sổ quỹ (2)
Đến phiếu thu số …………. Ngày……………
Và phiếu chi số……………..Ngày…………….
Chênh lệch (1) – (2)

Lý do chênh lệch: .............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................................

Các loại giấy tờ khác được kiểm kê bao gồm (tên, số lượng, số tiền):
Xác nhận số tiền trên thuộc sở hữu của DN: Có c Không c
Xác nhận của DN Xác nhận của DN
(Thủ quỹ) (Kế toán)

(Chữ ký, họ tên) (Chữ ký, họ tên)

Hình 8 - Phiếu chứng kiến kiểm kê tiền mặt

37
2) Đối với tiền mặt trọng yếu:

a. Đối chiếu số dư tiền mặt với sổ cái.

b. Quan sát kiểm kê quỹ tiền mặt tại ngày kết thúc kỳ kế toán với sự chứng kiến
của thủ quỹ và nhân sự quản lý.

c. Kiểm tra tất cả các quỹ tiền mặt không được thay thế giữa các TK trung gian
khi thiếu hụt tiền mặt và lưu ý các quỹ không phải của công ty trong số tiền
mặt này.

d. Kiểm tra séc, chứng từ, các giấy nhận nợ đã được ứng tiền từ quỹ tiền mặt và
dối chiếu với các tài liệu có các khoản mục đó phù hợp với các thủ tục KSNB
của khách hàng.

e. Kiểm tra tất cả các séc trong quỹ tiền mặt được gạch chéo “Không có giá trị
chuyển nhượng”.

f. Kiểm tra các khoản chênh lệch tiền mặt trọng yếu được điều chỉnh trong
BCTC của kỳ hiện tại. Xem xét đưa các khuyến nghị vào Thư quản lý và các
vấn đề cần tiếp tục theo dõi ở kỳ kế toán tiếp theo.

g. Lập biên bản quan sát kiểm kê tiền mặt và ghi chép các công việc được thực
hiện và kết luận cho từng địa điểm kiểm kê và toàn bộ cuộc kiểm kê.

h. Kiểm tra tính đúng kỳ (kết hợp với các phần hành liên quan): Kiểm tra các
khoản thu, chi lớn hoặc bất thường trước và sau ngày kết thúc kỳ kế toán,
kiểm tra tính hợp lý và tính đúng kỳ trong việc ghi nhận.

3) Xác định nguồn gốc tiền phù hợp với thực tế đơn vị, tiền đang chuyển hay tại
các địa điểm khác nhau, xem xét rủi ro gian lận nào có thể xảy ra làm ảnh hưởng
đến số dư tiền không bằng cách phỏng vấn những người có liên quan đến nguồn
gốc của tiền…

5.3.5 Ngoại tệ

Kiểm tra số dư tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ được quy đổi
theo tỷ giá hối đoái phù hợp cuối kỳ của đơn vị.

38
Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá quy đổi, hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái đối với
các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ.

5.3.6 Các khoản tương đương tiền

Các khoản tương đương tiền: Kết hợp với KTV thực hiện kiểm tra chỉ tiêu “Các
khoản đầu tư tài chính” để xem xét tính hợp lý của các khoản tương đương tiền.

Tiến hành đối chiếu với các thư xác nhận ngân hàng ở các bước trên, đồng thời
ước tính thu nhập tài chính liên quan đến các khoản tiền gửi tại ngày kết thúc kỳ kế
toán.

Kiểm tra có các khoản tương đương tiền nào được dùng để đảm bảo cho các khoản
vay không, xem xét các vấn đề hạn chế về khả năng sử dụng các khoản tương đương
tiền bằng cách phỏng vấn, đối chiếu với thư xác nhận ngân hàng, kết hợp đối chiếu với
các điều khoản thế chấp của các hợp đồng vay còn hiệu lực của đơn vị tại ngày kết thúc
kỳ kế toán.

5.3.7 Trình bày và thuyết minh

Đảm bảo tiền và các khoản tương đương tiền được thuyết minh phù hợp trên
BCTC theo cách lập và trình bày BCTC được áp dụng.

Xem xét sự cần thiết phải hoàn thành danh mục kiểm tra thuyết minh BCTC về
khoản mục này để đảm bảo việc trình bày và thuyết minh phù hợp.

Đảm bảo đã thu nhập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp trong HSKiT để hỗ
trợ cho việc thực hiện tất cả các thuyết minh.

Kết luận cuối cùng:

1) Không có ngoại lệ nào trong việc xử lý các rủi ro được xác định tại các giấy làm
việc phần A800.
2) Công việc đã được thực hiện theo kế hoạch, các phát hiện và kết quả được lưu đầy
đủ trong hồ sơ.
3) Không có ý kiến bổ sung nào được đưa vào Thư giải trình (B440) hoặc Thư quản
lý (B210). Nếu áp dụng, mức độ tin cậy vào KSNB đã được lập kế hoạch trong

39
khu vực này vẫn còn phù hợp. Nếu chọn “Có”, sửa đổi giấy làm việc B440 hoặc
B210.
4) Tất cả thông tin cần thiết đã được thu thập cho việc trình bày và thuyết minh trong
BCTC.
5) Các sai sót đã được xác định (ngoài các sai sót không đáng kể) đã được ghi nhận
tại giấy làm việc B360.
6) Đánh giá rủi ro ban đầu không cần thiết phải sửa đổi khi xem xét các bằng chứng
kiểm toán thu thập được. Nếu chọn “Có”, trình bày tại giấy làm việc B410 và
xem xét ảnh hưởng đến các phần công việc còn lại của KTV và công việc được
thực hiện đến thời điểm đưa ra kết luận.
7) Các bằng chứng được thu thập là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở đạt được các mục
tiêu kiểm toán. Nếu chọn “Không”, trình bày tại giấy làm việc B410 và xem xét
ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán tại giấy làm việc B140.
8) Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi ở kỳ kiểm toán tiếp theo. Nếu chọn “Có”, trình
bày tại giấy làm việc B410.

40
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Chương trình kiểm toán mẫu VACPA. (2019).

Giáo trình Kiểm toán . (2019). Trường ĐH Kinh tế - TP.HCM.

Giáo trình Kiểm toán - Tập 2. (2014). Trường ĐH Kinh tế - TP.HCM.

41

You might also like