You are on page 1of 52

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA KINH TẾ HỌC


**************

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài:
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VỐN
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI

Sinh viên thực hiện : DOÃN THỊ NGỌC ANH


Mã sinh viên : 11170097
Lớp chuyên ngành : Kinh tế học 59
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Hà Quỳnh Hoa

Hà Nội, năm 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................................v
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG I Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài.................................................................................................................4
1.1. Cơ sở lý thuyết về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài................................4
1.1.1. Khái niệm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).............................4
1.1.2. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài......................................5
1.1.3. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài.............................................7
1.1.4. Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài..........................................9
1.1.5. Nghiên cứu lý thuyết về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài....................11
1.2. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp
nước ngoài.......................................................................................................12
1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước..................................................................12
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước..................................................................13
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI
HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 – 2018...............................................................................17
2.1. Thực trạng phát triển kinh tế của Hà Nội.............................................17
2.2. Thực trạng về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội trong giai
đoạn 2010 – 2018............................................................................................18
2.2.1. Về quy mô vốn....................................................................................18
2.1.2. Về cơ cấu vốn FDI..............................................................................25
2.3. Đánh giá về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội giai đoạn 2010 –
2018.................................................................................................................. 27
2.3.1. Những thành tựu đạt được...................................................................27
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế.........................................................................28
CHƯƠNG III PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở HÀ NỘI...................................................................30
3.1. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Hà Nội....................................................................................30
3.1.1. Các biến và mô hình nghiên cứu.........................................................30
3.1.2. Kết quả hồi quy...................................................................................32
3.2. Phân tích mô hình VAR..........................................................................35
3.2.1. Phân tích phân rã phương sai...............................................................35

i
3.3.2. Phân tích hàm phản ứng đẩy................................................................37
KẾT LUẬN....................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................40
PHỤ LỤC.......................................................................................................................41

ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ST
Ký hiệu Nguyên nghĩa
T
1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
2 FDI Foreign Direct Investment/ Đầu tư trực tiếp nước ngoài
3 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
4 GRDP Gross Regional Domestic Product/ Tổng sản phẩm trên địa bàn
5 IMF International Monetary Fund/ Qũy tiền tệ thế giới
6 NICs Newly Industrialized Country/ Nước công nghiệp mới
7 NSNN Ngân sách nhà nước
8 ODA Official Development Assistance/Hỗ trợ phát triển chính thức
9 OECD Organization for Economic Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
10 OLS Ordinary Least Squares/ Bình phương nhỏ nhất
11 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
12 UNCTA United Nations Conference on Trade and Development/
D Uỷ ban Thương mại và Phát triển của Liên hiệp quốc
13 XHCN Xã hội chủ nghĩa

iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Bảng biểu:
Bảng 2.1. Vốn FDI đăng ký, thu hút, thực hiện và số dự án đăng ký FDI trên địa
bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2018 ....................................................18
Bảng 2.2. Biến động của vốn FDI đăng ký qua thời gian giai đoạn 2010 – 2018
............................................................................................................................ 20
Bảng 2.3. Quy mô dự án FDI giai đoạn 2010 – 2018.........................................22
Bảng 2.4. Vốn đầu tư thực hiện và tỷ lệ giải ngân vốn FDI giai đoạn 2010 –
2018..................................................................................................................... 23
Bảng 2.5. Cơ cấu vốn FDI theo hình thức đầu tư giai đoạn 2010 – 2018............25
Bảng 2.6. Cơ cấu vốn FDI theo hình thức đầu tư giai đoạn 2010 – 2018............26
Bảng 2.7. Tăng trưởng GRDP và cơ cấu kinh tế Hà Nội 3 năm 2010, 2014 và
2018..................................................................................................................... 27
Bảng 3.1. Các biến trong mô hình nghiên cứu....................................................31
Bảng 3.2. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị.......................................................32
Bảng 3.3. Kết quả lựa chọn độ trễ của mô hình...................................................33
Bảng 3.4. Kết quả hồi quy mô hình VAR............................................................33

Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1. Vốn FDI đăng ký qua các năm giai đoạn 2010 – 2018....................19
Biểu đồ 2.2. Số dự án FDI đăng ký qua các năm giai đoạn 2010 – 2018............21
Biểu đồ 2.3. Vốn FDI thực hiện qua các năm giai đoạn 2010 – 2018.................24

iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Kết quả kiểm tra độ ổn định từ mô hình VAR.....................................35
Hình 3.2. Kết quả phân tích phân rã phương sai của biến (Ln_(FDI))................36
Hình 3.3. Kết quả phân tích hàm phản ứng đẩy..................................................37

v
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Toàn cầu hóa ngày nay đang dần trở thành xu hướng thời đại, dẫn đến
sự dịch chuyển nguồn lực từ quốc gia này dến quốc gia khác, từ khu vực này
sang khu vực khác. Sự chuyển dịch này diễn ra chủ yếu từ các nước phát
triển sang các nước đang phát triển – các nước có tốc độ phát triển cao và
trong đó có Việt Nam.
FDI có một vai trò hết sức quan trọng đối với các nước. Đầu tiên, FDI
giúp các nước kém phát triển có cơ hội tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài, sau đó
FDI giúp thúc đẩy chuyển giao công nghệ và cuối cùng là giúp thúc đẩy quá trình
tích tụ vốn con người, một nhân tố của tăng trưởng trong dài hạn. Từ thực tế
chứng minh, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu vào Việt Nam từ năm
1988, được coi là dấu mốc đánh dấu bước chuyển đổi từ một nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, bị cấm vận bao vây, sang một nền kinh tế
XHCN đã và đang đạt được nhiều thành tựu to lớn. Do đó, đẩy mạnh thu hút vốn
đầu tư FDI vào Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng. Nhìn lại hơn hai mươi
năm phát triển, Việt Nam đã và đang thu hút luồng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài khá hiệu quả. Minh chứng cho việc này là bằng các cơ chế và chính sách
linh hoạt Việt Nam luôn tạo được niềm tin ở nhà đầu tư nước ngoài. Kết quả là số
các dự án và số vốn đăng ký đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, bước vào thập kỷ
mới, khi nền kinh tế thế giới có dấu hiệu đi vào ổn định, bên cạnh đó là diễn biến
phức tạp tại thị trường đầu tư châu Á đặt ra vấn đề là làm sao để khơi thông
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Thành phố Hà Nội – đầu tàu kinh tế của cả nước có vai trò quan
trọng trong việc dẫn dắt và thúc đẩy nền kinh tế cả nước. Với đặc điểm là tập
trung nhiều khu công nghiệp, nguồn lao động lại dồi dào ngày càng được nâng
cao chất lượng, thành phố Hà Nội dần trở thành sự lựa chọn đầu tiên của các
nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên quyết định đầu tư thường phụ thuộc vào
nhiều yếu tố do đó việc làm đầu tiên và được xem là quan trọng nhất là xác
định các nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến vốn đầu tư nước ngoài FDI. Các
lập luận trên chính là yếu tố thúc đẩy nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội”.

2. Mục đích nghiên cứu


1
Đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Hà Nội” với mục tiêu nghiên cứu bao gồm:
- Phân tích thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội giai đoạn
2010 – 2018.
- Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: lượng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam và các nhân
tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư FDI.
- Thời gian nghiên cứu: số liệu phục vụ cho nghiên cứu được lấy từ năm
2010 – 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp để phục vụ cho quá trình
nghiên cứu. Các dữ liệu thứ cấp được thu thập qua các nguồn đáng tin cậy như
lấy từ Niên giám thống kê, Tổng cục thống kê, Cục thống kê Tp Hà Nội. Ngoài
ra các thông tin trong bài viết được lấy từ các nguồn khác như: các bài viết đăng
trên báo cáo tạp chí khoa học chuyên ngành, tạp chí mang tính hàn lâm có liên
quan, các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước tài liệu giáo trình các
xuất bản khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích:
+ Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thể hiện qua biểu diễn dữ
liệu dưới dạng bảng biểu, đồ thị… nhằm cung cấp những tóm tắt cơ bản về thực
trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Đồng thời, bài nghiên cứu sử
dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm kiểm chứng các nhân tố có ảnh
hưởng đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội thông qua số liệu thực tế.
5. Kết cấu nghiên cứu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
chuyên đề còn bao gồm 3 chương cụ thể như sau:
Chương I: Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài

2
Chương II: Thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội giai đoạn 2010
- 2018
Chương III: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam
Kết luận

3
CHƯƠNG I
Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài
1.1. Cơ sở lý thuyết về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1. Khái niệm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
 Vốn đầu tư
Vốn được hiểu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản trong một doanh
nghiệp hay một quốc gia. Nói cách khác, vốn chính là nguồn giúp hình thành nên
tài sản trong bất kỳ một đơn vị kinh tế nào. Vốn đầu tư là một bộ phận nằm trong
tổng vốn với mục đích chính giúp nhà đầu tư phát triển và sinh lời. Đứng trên
góc độ doanh nghiệp, vốn đầu tư biểu hiện qua lượng vốn được huy động nhằm
thực hiện các dự án, các chiến lược đầu tư… Trên góc độ vĩ mô, vốn đầu tư lại
được thực hiện qua các chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích chính là bổ
sung tài sản (cố định và lưu động) cho nền kinh tế.
Vốn đầu tư tồn tại dưới ba hình thái:

 Tài sản hữu hình (máy móc, nhà máy, dây chuyền sản xuất…)

 Tài sản vô hình (bằng sáng chế, bằng phát minh, nhãn hiệu…)

 Tài sản tài chính (bao gồm tiền và các giấy tờ có giá)
 Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IFM): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một
hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài, trong một
doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế của
chủ đầu tư, mục đích của chù đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh
nghiệp”.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng đưa ra khái niệm:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm
thiết lập mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt là những
khoản mục đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý của
doanh nghiệp nói trên bằng cách:
- Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc
toàn quyền quản lý của chủ đầu tư;

4
- Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có;
- Tham gia vào một doanh nghiệp mới;
- Cấp tín dụng dài hạn (>5 năm);
- Quyền kiểm soát nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết
trở lên”.
Theo Ủy ban Thương mại và Phát triển của Liên hiệp quốc (UNCTAD):
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là đầu tư có mối liên hệ lợi ích và sự kiểm
soát lâu dài của một pháp nhân hay thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài
hoặc công ty mẹ) đối với doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác”
Ở Việt Nam, theo Luật đầu tư năm 2005 của quốc hội khóa XI đầu tư trực
tiếp nước ngoài được hiểu là: “Là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài đưa
vào Việt Nam vốn bằng tiền mặt hoặc dưới dạng tài sản để tiến hành đầu tư vào
các hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời trực tiếp tham gia quản lý”.
Tóm lại đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được hiểu là: một loại hình đầu
tư quốc tế, trong đó nhà đầu tư sẽ mang góp một số lượng vốn bằng tiền hoặc tài
sản vào một nền kinh tế khác với quốc gia mà họ sinh sống để tiến hành sở hữu,
điều hành, kiểm soát lượng vốn đó nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là tìm
kiếm lợi nhuận.
1.1.2. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp tiếp nước ngoài (FDI) phân theo hình thức góp vốn bao
gồm các hình thức chủ yếu sau:
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài
Đây là hình thức đầu tư truyền thống và cũng là hình thức đầu tư phổ biến
của FDI. Ưu điểm của hình thức đầu tư này là các nhà đầu tư có toàn quyền
kiểm soát đối với tổ chức kinh tế thành lập ở nước ngoài. Không những nhà đầu
tư có thể khai thác được những lợi thế của địa điểm đầu tư mà còn có cơ hội phát
huy những ưu điểm của quy trình sản xuất, quy trình quản lý hay áp dụng các
tiến bộ khoa học công nghệ đã được thực hiện tại nước mình trước đó. Tuy
nhiên, hình thức đầu tư trực tiếp này có một số hạn chế như sau sau: Là một pháp
nhân kinh tế sở tại, hoạt động kinh tế diễn ra của đơn vị đó phải chịu sự kiểm
soát của luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước nhận đầu tư. Những bất cập
hay những quy định còn chồng chéo của luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ là
một bài toán cho nhà đầu tư FDI.
5
- Thành lập doanh nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà
đầu tư trong nước
Đây là hình thức được sử dụng khá rộng rãi tại Việt Nam. Các doanh
nghiệp liên doanh là kết quả của một hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự
tham gia góp vốn của 2 bên: là các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong
nước. Doanh nghiệp liên doanh có đặc điểm đồng chủ sở hữu, tuy nhiên địa điểm
đầu tư phải đặt trên nước sở tại. Hình thức này có ưu điểm lớn với nước nhận đầu
tư khi giải quyết tình trạng thiếu vốn, không những tranh thủ được nguồn vốn
nước ngoài mà còn đón nhận sự chuyển giao công nghệ, chuyển giao quy trình
sản xuất, hơn nữa là học tập kinh nghiệm quản lý của nước ngoài. Đối với nhà
đầu tư, hình thức này giúp thâm nhập thị trường mới, thúc đẩy hoạt động đầu tư
quốc tế. Tuy nhiên, hình thức đầu tư này cũng tồn tại một vài hạn chế chủ yếu là
mẫu thuẫn trong việc tìm tiếng nói chung trong quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Nguyên nhân chính có thể kể đến là do các chủ sở hữu doanh nghiệp có sự khác
nhau về cả văn hóa, thể chế, chính trị, phong tục, tập quán, văn hóa, ngôn ngữ…
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BC)
Đây là hình thức kinh doanh được ký giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà
đầu tư trong nước nhằm tiến hành hợp tác, phân chia lợi nhuận mà không hình
thành pháp nhân.
Hình thức này có ưu điểm giống hình thức trên là giải quyết được tình
trạng thiếu vốn, hơn nữa đảm bảo nguồn thu lợi nhuận tương đối ổn định trong
khi nắm giữ quyền điều hành dự án của nước sở tại. Tuy nhiên hạn chế của hình
thức đầu tư này là nước nhận đầu tư không được chuyển giao công nghệ, không
được học hỏi kinh nghiệm quản lý và kinh nghiệm sản xuất phát triển. Hiện nay,
do không gắn với ràng buộc về mặt pháp lý nên dường như hình thức này đang
có xu hướng bắt đầu bắt triển khi cả 2 hình thức kể trên đang có dấu hiệu giảm
xuống.
- Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT
Ba hình thức đầu tư BOT, BTO và BT có đặc điểm cơ bản là: hợp dồng ký
kết với một bên là Nhà nước, được tiến hành trong các lĩnh vực liên quan đến kết
cấu hạ tầng như: đường sá, cảng, sân bay, bệnh viện, nhà máy sản xuất điện,
nước. Khi hết thời hạn chuyển giao không bồi hoàn hoàn công trình đó cho Nhà
nước.

6
Hình thức đầu tư FDI này có ưu điểm rất lớn đối với nước nhận đầu tư khi
tập trung được một nguồn vốn lớn hình thành các công trình kết cấu hạ tầng,
giảm áp lực lên ngân sách nhà nước. Tuy nhiên nếu nước sở tại gặp vấn đề về
chuyển giao công nghệ và tiếp thu kinh nghiệm nghiệm quản lý sẽ là hạn chế rất
lớn của hình thức đầu tư trên.
- Đầu tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
Hiện nay nhiều nhà đầu tư nước ngoài rất ưa thích hình thức đầu tư này.
Ưu điểm cơ bản của hình thức là giúp các công ty đang khan vốn trên thị trường
có thể thu vốn nhanh với khối lượng vốn khổng lồ. Về phía nhà đầu tư, hình thức
này giúp nhà đầu tư dễ dàng đa dạng hóa danh mục đầu tư tài chính. Song bên
cạnh đó, hình thức này cũng có những hạn chế là: rủi ro thường lớn và hệ quả là
gây tác động lớn mạnh mẽ lên thị trường tài chính.
1.1.3. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Tuân thủ quy định pháp luật của nước sở tại
Đặc điểm trên quy định, khi nhà đầu tư tham gia bỏ vốn trên lãnh thổ của
một nước nào đó, yêu cầu phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật của
nước sở tại có liên quan đến lĩnh vực tiến hành đầu tư. Nếu có sự không tuân thủ
quy định của pháp luật, hoàn toàn nước sở tại có quyền đình chỉ hoạt động đầu
tư. Tuy nhiên cần hiểu đặc điểm này khác với tính chất của nguồn vốn khác là
ODA, FDI chỉ là hoạt động đầu tư thu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và
không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào về chính trị giữa các nước như ODA.
- Tìm kiếm lợi nhuận
Mục đích chung khi tiến hành hoạt động đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận, đầu
tư FDI cũng không ngoại lệ, FDI là đầu tư để sinh lời, hay chính là đầu tư để tìm
kiếm lợi nhuận. Đặc điểm này xuất phát bởi chủ sở hữu của FDI đa phần là sở
hữu tư nhân, và khi sở hữu tư nhân thì hoạt động vì mục đích cuối cùng là tối đa
hóa lợi nhuận. Từ đặc điểm này của FDI cũng đặt ra một vấn đề cho các nước
nhận đầu tư mà chủ yếu ở đây là các nước đang phát triển là: bên cạnh việc thúc
đẩy các chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cần phải nỗ lực xây
dựng hành lang pháp lý, hướng các dự án FDI vào phát triển kinh tế; xã hội của
nước mình, tránh tình trạng trở thành công cụ phục vụ cho mục đích sinh lợi của
chủ đầu tư.
- Thu nhập kinh doanh

7
Lợi nhuận của nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp mà họ đầu tư vốn, hay bản chất là khoản thu nhập kinh doanh không phải
lợi tức góp vốn.

- Tự quyết định đầu tư


Chủ đầu tư FDI có quyền tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình, bao gồm những vấn đề như: lựa chọn lĩnh vực đầu tư, lựa chọn thị
trường đầu tư, đầu tư với quy mô thị trường như thế nào. Thêm nữa, họ có
quyền quyết định quy mô, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp của mình cũng như việc
tiến hành sản xuất với quy trình máy móc hay công nghệ kỹ thuật. Ngoài ra, nhà
đầu tư còn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả và hiệu quả của hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Tóm lại, hình thức này có ưu điểm là khả thi cao, vì khi không chịu sự
ràng buộc, nhà đầu tư có thể tự do đưa ra quyết định tối ưu cho doanh nghiệp của
mình.
- Gắn với sự chuyển giao các nguồn lực
Xuất phát từ khái niệm, FDI là sự chuyển giao dòng vốn của quốc gia này
sang quốc gia khác. Tuy nhiên, FDI không chỉ gắn với sự dịch chuyển của dòng
vốn mà đi kèm với nó là sự di chuyển các nguồn lực khác bao gồm: nguồn nhân
lực là các chuyên gia có kinh nghiệm, có trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm quản
lý cao; vật lực là máy móc, dây chuyền sản xuất, các trang thiết bị hiện đại… và
cuối cùng là tài lực. Có thể nói chính nhờ hoạt động thu hút FDI, nước nhận đầu
tư có cơ hội đón nhận được nhiều công nghệ - kỹ thuật tiên tiến hiện đại, cũng
như trau dồi học hỏi nhiều kinh nghiệm quý báu trong quản lý và kinh doanh.
- Tồn tại hai chiều trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nếu như nguồn vốn viện trợ ODA chỉ có một chiều từ các nước phát triển
sang các nước đang phát triển thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lại ngược lại.
Điều đó có nghĩa là một nước có thể nhận vốn FDI và đồng thời cũng có thể đầu
tư vốn sang nước khác. Tuy chiều ngược lại thường chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng không
hằn là không có, chưa thể đảm bảo chắc chắn rằng ở các nước phát triển có thể
giải quyết tốt hết các vấn đề kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó có nhiều lĩnh vực mà
nhà đầu tư trong nước không muốn đầu tư do tỷ suất lợi nhuận thường không cao
đi kèm với nhiều vấn đề cản trở khác.

8
- Không gia tăng tăng tình trạng nợ nước ngoài
Việc tiếp nhận FDI không gây gia tăng tình trạng nợ nước ngoài cho quốc
gia nhận vốn, bởi nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm trước hoạt động sản xuất.
Trong khi đó, nguồn vốn ODA thường dẫn đến tính trạng nợ nước ngoài do việc
sử dụng hai vốn này có hiệu quả không cao.

1.1.4. Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được đề cập tới cả hai khía
cạnh: cả nước đi đầu tư và cả nước nhận đầu tư.
- Đối với nước đi đầu tư:
Thứ nhất, Đối với các nước đi đầu tư, bản thân họ nhận thấy rằng tỷ suất
lợi nhuận khi đầu tư trong nước có xu hướng ngày càng giảm, đi cùng với nó là
hiện tượng nhàn rỗi của đồng vốn. Bằng đầu tư ra nước ngoài, họ có thể giải
quyết đồng thời hai vấn đề trên. Bản thân có tư bản nhàn rỗi kèm theo công nghệ
hiện đại, gặp thị trường đầu tư mới - đa phần là các quốc gia đang phát triển, ở đó
có các lợi thế về chi phí sản xuất thấp như: chi phí về lao động rẻ, nguồn nguyên
liệu dồi dào, nhiều nguồn tài nguyên chưa khai khác,… Các nhà đầu tư nước
ngoài có thể tận dụng lợi thế so sánh này để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, qua đó
nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư.
Thứ hai, hoạt động đầu tư ra nước ngoài giúp thúc đẩy chuyển giao công
nghệ. Trong thời đại 4.0, thời đại mà khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển như
vũ bão, việc đảm bảo có thị trường tiêu thụ công nghệ loại hai là một yêu cầu cấp
thiết đối với các trung tâm kỹ thuật. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, các
quốc gia phát triển có cơ hội chuyển được một phần các máy móc, thiết bị sang
nước khác. Nếu như các sản phẩm này đang ở giai đoạn cuối chu kỳ sống của
chúng, khi sang nước nhận đầu tư (đa phần là các nước có công nghệ hạn chế) để
tiếp tục sử dụng thì chúng lại như những sản phẩm mới ở các nước này. Hay nói
cách khác, các máy móc này lại trở thành sản phẩm có nhu cầu cao ở nước nhận
đầu tư, góp phần gia tăng lợi nhuận cho nhà sản xuất.
Thứ ba, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài nhà đầu tư có khả năng mở
rộng thị trường. Trước tiên, hoạt động chuyển giao công nghệ sang nước nhận
đầu tư tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch. Kế tiếp, họ có lợi thế khi xuất khẩu
sản phẩm sang nước khác từ nước nhận đầu tư, vì đa phần các nước nhận đầu tư
đều có chính sách ưu đãi đối với các cơ sở kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài.

9
Cuối cùng, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp thúc đẩy mở rộng
quan hệ hợp tác nhiều mặt, tăng cường vị thế của nước đi đầu tư trên trường quốc tế.
- Đối với nước nhận đầu tư:
Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tạo ra động lực cho sự
tăng trưởng và phát triển. Đối với các nước đang phát triển, việc tiếp nhận một
lượng vốn đầu tư từ ngoài nước sẽ tác động đến cả tổng cầu và tổng cung.
Trong phương trình tổng cầu, đầu tư là một thành tố lớn, những thay đổi
của đầu tư sẽ làm cho tổng cầu thay đổi, ảnh hưởng mạnh đến thu nhập và sản
lượng của nền kinh tế trong ngắn hạn. Về mặt tổng cung, khi thành quả của đầu
tư được phát huy, các năng lực mới được đi vào áp dụng sẽ kích thích làm cho
tổng cung trong dài hạn tăng lên, kéo theo là sự tăng lên của sản lượng tiềm
năng (Y*). Khi tổng cung và tổng cầu cùng thay đổi, sản lượng tăng, giá cả
giảm, ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế. Đầu tiên là sự gia tăng trong chi tiêu
do giá giảm, khi chi tiêu tăng làm cho sản xuất được kích thích. Sản xuất càng
phát triển là tiền đề cho tích lũy tăng, qua đó tăng thu nhập bình quân đầu
người, nâng cao mức sống của xã hội.
Thứ hai, góp phần tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vai trò của
đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện thông qua mô hình “Vòng luẩn quẩn”
của Nuskse. Tác giả đưa ra 3 lý do khiến một quốc gia đang phát triển khó mà
phá vỡ được vòng luẩn quẩn bao gồm:
(1): Tiết kiệm khu vực chính phủ của các nước đang phát triển còn khá
thấp do nguồn thu của NSNN ở mức thấp trong khi chi NSNN luôn cao.
(2): Tiết kiệm của khu vực phi tài chính và tài chính cũng rất thấp do hoạt
động còn kém hiệu quả, lợi nhuận thu được chỉ ở mức thấp.
(3): Phần tiết kiệm huy động từ các hộ gia đình vẫn còn đang ở mức
thấp do nhìn chung thu nhập bình quân đầu người ở các quốc gia đang phát
triển chưa cao.
Theo Nuske, để giải quyết tình trạng này thì giải pháp là mở cửa để thu
hút vốn từ nước ngoài. Đây được xem là giải pháp tốt nhất. Cũng theo ông, vốn
từ hai nguồn trực tiếp và gián tiếp đều quan trọng, tuy nhiên nếu như nguồn ODA
gắn với sự ràng buộc về chính trị thì nguồn FDI giúp phát triển đất nước nhanh
chóng nhờ thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Từ thực tế chứng minh, chỉ có mở
cửa nền kinh tế mới có thể đón nhận được những cơ hội để phát triển, giống như

10
các nước NICs thời gian qua nhờ nhận được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài mà đang dần thay đổi, vươn mình trở thành những con rồng của châu Á.
Thứ ba, đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặc dù tỷ trọng vốn FDI trong tổng
vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế không cao, nhưng đa phần FDI lại tập trung
vào một số lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn, chủ yếu liên quan đến 2 ngành
công nghiệp và dịch vụ. Minh chứng cho thấy, Thái Lan là nước có 90% lượng
vốn FDI tập trung vào công nghiệp đã giúp thúc đẩy ngành công nghiệp của nước
này phát triển nhanh chóng.
Cuối cùng, giúp chuyển giao nguồn lực vốn, công nghệ, và nguồn lực con
người. Ở các nước đang phát triển, không thể phủ nhận rằng ngoài sự thiếu hụt về
vốn thì công nghệ còn lạc hậu và trình độ quản lý còn đang ở mức kém. Nhờ đầu
tư trực tiếp nước ngoài, các công nghệ (đặc biệt là một số công nghệ khó có thể
mua bán bằng con đường ngoại thương đơn thuần) sẽ được chuyển giao, cùng
với nó là kinh nghiệm quản lý, đội ngũ chuyên gia trình độ cao.
1.1.5. Nghiên cứu lý thuyết về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.5.1. Lý thuyết về lợi ích đầu tư nước ngoài của Mac Dougall
Năm 1960, Mac Dougall đưa ra một mô hình lý thuyết về FDI. Mô hình
của ông bao gồm 3 giả thiết như sau:

 Giả thiết 1: 2 quốc gia, 1 nước đang phát triển và một nước đang phát
triển;

 Giả thiết 2: Chỉ có hoạt động đầu tư của 2 quốc gia này không có sự
tham gia của nước thứ ba;

 Giả thiết 3: Sản lượng cận biên của hoạt động đầu tư giảm dần khi vốn
đầu tư tăng.
Kết luận của mô hình: Một nước phát triển có sản lượng cận biên thấp
(thừa vốn) sẽ đầu tư sang một nước đang phát triển có sản lượng cận biên cao
(thiếu vốn). Hoạt động này cứ tiếp diễn cho đến khi đầu tư 1 đồng ở cả 2 nước
đều cho 1 mức sản lượng như nhau (đạt trạng thái cân bằng).
Mô hình trở thành một trong các lý thuyết đơn giản về FDI giúp chỉ ra lợi
ích khi dịch chuyển vốn giữa 2 quốc gia, do sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

11
Tuy nhiên mô hình này còn quá đơn giản, chỉ nêu ra được lợi ích của đầu
tư FDI cụ thể là trả lời câu hỏi “Tại sao đầu tư” mà chưa đề cập đến các yếu tố
khác.

1.2. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp
nước ngoài
1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước
- Nghiên cứu của Meyer và Nguyen: “Các chiến lược đầu tư nước ngoài
và vùng trực thuộc tại các nền kinh tế mới nổi: bằng chứng từ Việt Nam -
Foreign Investment Strategies and Sub-national Institutions in Emerging
Markets: Evidence from Vietnam” của tác giả Klaus E.Meyer và Hung Vo
Nguyen, năm 2005.
- Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến việc lựa chọn vị trí và hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhà
đầu trên các thị trường mới. Bằng phân tích thực chứng tại Việt Nam, sử dụng
mô hình hồi quy Negative Bonomial và Logit có dạng tổng quát:
FDI = f (Population, Transport, Education, State - Own, GDP growth,
Wage level, IP real estate, IP dummy, FDIt-1)
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: các nhà đầu tư nước ngoài bị hấp dẫn đầu
tư ở các tỉnh có sự sẵn có về khu công nghiệp và sự cởi mở trong chính sách chào
đón đầu tư của địa phương. Các yếu tố khác như dân số; cơ sở hạ tầng, giao
thông; tăng trưởng GDP và hệ thống giáo dục cũng có ảnh hưởng đáng kể đến
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, thu hút FDI không bị ảnh
hưởng bởi các biến liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước và biến chi phí lao
động.
Nghiên cứu được đánh giá nổi bật ở điểm sáng là các biến được sử dụng
trong mô hình tương đối phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, do xu thế phát triển nên một số biến không còn phù hợp tới thời điểm
hiện tại. Lấy ví dụ về chi phí lao động, hồi quy chỉ ra rằng, chi phí về lao động
không có ảnh hưởng đáng kể đến việc thu hút vốn đầu tư FDI. Xét về tình hình
cung cầu lao động trên thị trường, lao động Việt Nam ngày càng được đánh giá
cao về chất lượng tay nghề, kỹ thuật và kinh nghiệm do đó chi phí về lao động sẽ

12
vận động cùng với sự phát triển đó và khả năng cao ảnh hưởng ít nhiều đến luồng
vốn FDI chảy vào Việt Nam.
- Nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các
nước đang phát triển: phân tích dữ liệu chéo – Deteminants of foreign direct
investment flows to Developing countries: a cross-sectional analysis” của Erdal
Demirhan và Mahmut Masca đăng tại Tạp chí Kinh tế Prague năm 2008.
Với số liệu được thu thập từ mẫu 38 quốc gia đang phát triển, mục đích
nghiên cứu của đề tài là ước lượng mô hình hồi quy kinh tế lượng nhằm xác định
được các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp ngoài giai đoạn 2000 – 2004.
Trong đó : FDI là biến phụ thuộc
Các biến độc lập trong mô hình lần lượt là: Tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân đầu người; tỷ lệ lạm phát; đường dây điện thoại trung bình trên 1.000 dân;
chi phí lao động; mức độ mở của nền kinh tế; rủi ro và thuế suất cao nhất của các
công ty trong nước.
Kết quả nhận được cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế, số đường dây điện
thoại tính bình quân và độ mở cửa của nền kinh tế có ý nghĩa thống kê, ảnh
hưởng tích cực đến hoạt động thu hút đầu tư. Hai nhân tố là tỷ lệ lạm phát và
thuế suất ảnh có ảnh hưởng tiêu cực, mức độ ảnh hưởng lớn. Cuối cùng là chi phí
về lao động và rủi ro có ảnh hưởng tiêu cực nhưng mức độ tác động không cao.
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước
- “Nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại các tỉnh thành của Việt Nam giai đoạn hiện nay", Tiến sĩ
Nguyễn Thị Tường Anh và Nguyễn Hữu Tâm, đăng trên Tạp chí Kinh tế đối
ngoại.
Mô hình hai tác giả nghiên cứu và sử dụng có dạng:
FDI = f(Thị trường, lao động, Cơ sở hạ tầng, Chính sách Chính phủ, Tác
động tích lũy)
Kết quả nghiên cứu kết luận rằng, nhân tố về tích lũy và cơ sở hạ tầng
đóng vài trò quan trọng trong việc thu hút FDI trong khi đó nhân tố về lao động
lại không thực sự có ảnh hưởng đáng kể.
Với khuôn khổ một bài viết đăng trên Tạp chí Kinh tế đối ngoại, không đi
sâu về các lập luận lý thuyết mà chỉ đưa ra mô hình và phân tích kết quả tìm

13
được. Nghiên cứu được đánh giá tính mới mẻ trong việc tiếp cận các biến thuộc
từng nhóm nhân tố. Ví dụ, đối với nhóm biến liên quan đến thị trường, tác giả sử
dụng biến thu nhập bình quân lao động nhà nước thay cho biến GDP thường
dùng, hay như việc sử dụng biến giả (dummy) đại diện cho yếu tố định tính là
vùng kinh tế trọng điểm để phân tích tác động của nhân tố chính sách của Chính
phủ. Bài viết cũng tập trung khá nhiều vào phân tích ảnh hưởng của nhân tố tích
lũy đến việc thu hút đầu tư. Minh chứng là có 5 biến đại diện cho nhân tố này,
giúp bài viết có thể phân tích sâu sắc hơn tác động của tích lũy đến thu hút FDI.
- “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Tổng quan và phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư giữa các tỉnh thành – Foreign direct
investment in Vietnam: an overview and analysis the determinants of spatial
distribution across provinces” của tác giả Nguyễn Ngọc Anh và Nguyễn Thắng,
năm 2007.
Với mục tiêu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài giữa các tỉnh thành Việt Nam, tác giả tiến hành nghiên cứu mô hình:
FDI = f(Market factors, Labour factors, Infrastructure, Government
policy)
Trong đó:
- Market factors: tác giả sử dụng GDP bình quân đầu người và tăng
trưởng GDP để đại diện cho yếu tố thị trường;
- Labour factors: sử dụng số lượng học sinh tốt nghiệp trung học phổ
thông đại diện cho cả số lượng và chất lượng lao động;
- Government policy: sử dụng chỉ số năng lực cạnh trạnh cấp tỉnh PCI để
đại diện cho cơ chế và chính sách của chính phủ;
Kết quả nghiên cứu kết luận được, trong các nhân tố thì nhân tố thị
trường, lao động và cơ sở hạ tầng có tác động tích cực đến thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
- Nghiên cứu: "Economic and non - economic determinants of FDI
inflows in Vietnam: a sub-national analysis Post -Communist Economies" của
Ngô Vi Dũng, Đào Thị Bích Thật & Nguyễn Ngọc Thắng năm 2018.
Nhóm tác giả tập trung nghiên cứu mô hình hồi quy các nhân tổ ảnh
hưởng đến luồng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam, với số liệu 63 tỉnh thành phố
trong giai đoạn từ năm 2008 - 2013.
14
Mô hình đưa ra có dạng:
Ln(FDI) = f(Quy mô thị trường, Cơ sơ hạ tầng, Lao động, Tích tụ công
nghiệp, Thể chế và Chính sách)
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong các yếu tố kinh tế được đưa vào phân
tích thì quy mô thị trường, lao động (ở đây là chất lượng lao động), và cơ sở hạ
tầng đều có tác động mạnh mẽ, tích cực và thống nhất đến dòng vốn FDI chảy
vào Việt Nam. Bên cạnh đó 2 yếu tố khác thuộc lao động là số lượng và chi phí
của lao động không có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước
ngoài. Trong số các yếu tố phi kinh tế, hai khía cạnh về tích tụ được kỳ vọng sẽ
có ảnh hưởng đến FDI nhưng bằng chứng thống kê của các biến này là không
cao.
- Nghiên cứu của Thu Thi Hoang: “Determinants of Foreign Direct
Investment in Vietnam,Working paper” năm 2006
Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã xác định các yếu tố quan trọng của
phân phối FDI trên khắp Việt Nam bao gồm các yếu tố:
(1) Quy mô thị trường; (2) Tăng trưởng thị trường; (3) Nguồn lực con
người; (4) Phát triển cơ sở hạ tầng; (5) Sự cởi mở của nước chủ nhà.
Xây dựng mô hình hồi quy OLS với số liệu là các quý từ năm 1988 đến
năm 2005:
LnFDIt = β0 + β1 lnGDPt + β2 lnGDPGt+ β3 lnTELt + β4 lnHKt + β5
lnOPENt + β6 lnEXCHANGEt + β7 D1998+ β8 ASEAN + u
(Trong đó: GDP: tổng sản phẩm quốc nội; GDPG: tổng sản phẩm quốc
nội tăng trưởng; TEL: số lượng điện thoại trên 10.000 dân; HK: số học sinh trung
học trên 10.000 dân; OPEN: đại diện cho sự cởi mở thương mại; EXCHANGE:
tỷ giá hối đoái danh nghĩa của Việt Nam VND/USD; D1988 và ASEAN là 2 biến
giả với D1988= 1 trong năm 1988 do đã xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính châu
Á và D1988 = 0 với các quan sát khác, biến giả ASEAN nhằm đánh giá tác động
của ASEAN đến dòng vốn FDI, ASEAN = 1 đối với các quan sát từ năm 1995 -
2005 và ASEAN = 0 cho các năm còn lại).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, một phần lớn sự thay đổi của lượng vốn đầu
tư trực tiếp nuớc ngoài được giải thích bởi các yếu tố GDP; tăng trưởng GDP;
phát triển cơ sở hạ tầng; độ mở thương mại; tỷ giá hối đoái và khủng hoảng tài

15
chính châu Á. Hai nhân tố còn lại là vốn nhân lực (biến HK) không có ý nghĩa
thống kê đến FDI.
Hạn chế của nghiên cứu là các biến số chưa được kiểm định tính dừng nên
kết quả hồi quy có độ tin cậy chưa cao.
- “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sĩ của tác giả Đào Kim
Dũng năm 2015.
Kế thừa các nghiên cứu đi trước kết hợp với đặc điểm của thành phố Hồ
Chí Minh, tác giả đã đưa ra mô hình nguyên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:
FDI = a0 + a1*DSO + a2*GR_DSO + a3*TN + a4*HSINH +a5*LDONG
+a6*HH + a7*KCN + a8*PCI + a9*FDI(t-1) + a10*DN + a11*QMO + u
Cụ thể bao gồm các biến về dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, thu nhập
bình quân đầu người, số lượng lao động, quy mô lao động, khối lượng hàng hóa
được vận chuyển qua XNK, số khu công nghiệp, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn và tác động của lượng
FDI tích lũy.
Kết quả nghiên cứu đưa ra rằng, các nhân tố về cơ sở hạ tầng, chất lượng
nguồn nhân lực, yếu tố về tích lũy và thị trường thực sự có ảnh hưởng rất lớn đến
quyết định của nhà đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu về vốn FDI
thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1994 – 2014 tuy nhiên các biến số đưa
vào không được kiểm tra về tính dừng cũng như việc sử dụng phương pháp
nghiên cứu OLS thông thường dễ gặp phải hiện tượng hồi quy giả mạo khi phân
tích chuỗi thời gian.

16
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI HÀ
NỘI GIAI ĐOẠN 2010 – 2018
2.1. Thực trạng phát triển kinh tế của Hà Nội
Giai đoạn 2010 - 2019, Hà Nội đã thu hút được 2.268 dự án với 13.689
triệu USD vốn FDI. Riêng năm 2018, thu hút được 7.501 triệu USD, tăng gần
2,23 lần so với năm 2017, là năm đứng đầu cả nước và cao nhất kể từ 30 năm
thực hiện chủ trương thu hút FDI. Năm 2019, Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước về
FDI với 8.464 triệu USD, tăng 90,02% so với năm 2018; tổng số vốn đầu tư nước
ngoài thực hiện đạt 6.750 triệu USD. Trong 4 tháng đầu năm 2020, mặc dù tình
hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng thành phố Hà Nội vẫn có
nhiều chuyển biến trong thu hút FDI, đạt 981,5 triệu USD, trong đó có 235 dự án
cấp mới với tổng số vốn đăng ký đạt 324 triệu USD; 53 lượt dự án tăng vốn với
tổng số vốn bổ sung 365 triệu USD và 292,5 triệu USD là vốn mua cổ phần của
các nhà đầu tư nước ngoài. Riêng trong tháng 4-2020, Hà Nội có 50 dự án FDI
được cấp phép mới với tổng số vốn đăng ký đạt 35 triệu USD, trong đó có 40 dự
án 100% vốn FDI; 10 dự án liên doanh, liên kết. Quy mô các dự án FDI của Hà
Nội có xu hướng ngày càng tăng. Trong giai đoạn này, GDP của thành phố Hà
Nội đạt tốc độ tăng trưởng 7,31%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ
- công nghiệp - nông nghiệp. Thị trường xuất - nhập khẩu được duy trì, mở rộng;
kim nghạch xuất khẩu bình quân trong giai đoạn này đạt 11,52%, riêng năm 2019
đạt 17,5 tỷ (tăng 20,3%).
Về hoạt động xuất - nhập khẩu, mức bán lẻ hàng hóa trong giai đoạn 2010
- 2019, xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng trưởng liên tục.
Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu đạt 17,5 tỷ USD - mức tăng trưởng cao nhất kể
từ năm 2016, tăng 25,8%, vượt chỉ tiêu tới trên 17%, với “điểm sáng” là đã mở
rộng được thị trường xuất khẩu sang châu Phi. Một số mặt hàng có tốc độ tăng
cao so cùng kỳ năm 2018 là nhóm hàng linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi,
đạt tăng 4,4% so với cùng kỳ; hàng dệt may tăng 16,8%; máy móc, thiết bị, phụ
tùng tăng 2,8%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 17,8%.
Về dân số và lao đông, theo ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội: ‘dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI trong thời
gian qua đã có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển thị trường và năng suất cũng
như thu nhập của người lao động tại Hà Nội’. Điều này được thể hiện rõ qua số
lượng công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp đã được gia tăng đáng kể. Số lượng
lao động làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng từ 330
nghìn năm 1995 lên khoảng 6,1 triệu lao động vào năm 2019. Tốc độ tăng lao
động bình quân 7,72%/năm giai đoạn 2005-2017, cao hơn nhiều tăng trưởng lao
động toàn nền kinh tế và các thành phần kinh tế khác. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu lao động từ các ngành thâm dụng lao động tay nghề thấp sang các ngành sử

17
dụng nhiều lao động chất lượng cao hơn được. Trong thời kỳ đầu thu hút vốn đầu
tư nước ngoài, lao động tại Hà Nội thường tập trung vào một số ngành sản xuất
thâm dụng lao động như dệt may, da giày, song hiện nay, tỷ trọng lao động trong
một số ngành sản xuất áp dụng công nghệ cao đang gia tăng nhanh chóng. Tỷ
trọng lao động trong ngành điện tử và sản phẩm điện tử đã tăng từ 8,03% năm
2012 lên 15,7% năm 2017.
2.2. Thực trạng về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội trong giai
đoạn 2010 – 2018
2.2.1. Về quy mô vốn
Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế - xã hội lớn, hàng năm đóng góp
một lượng không nhỏ vào GDP và ngân sách nhà nước. Kể từ sau giai đoạn đổi
mới, nền kinh tế của Hà Nội đã có những bước tiến đáng kể. Minh chứng là kinh
tế ngày càng phát triển theo hướng tăng trưởng nhanh và bền vững. Trong năm
2008, Hà Nội đã sáp nhập tỉnh Hà Tây nhằm mở rộng địa giới hành chính tăng
diện tích hơn 3.300 km2. Vì lý do đó mà các nguồn lực ở đây trở dồi dào hơn
trước, góp phần tạo ra nền tảng cho sự gia tăng nhanh chóng của vốn FDI vào
thành phố.
Thực trạng về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội giai
đoạn 2010 – 2018 được khái quát qua một số điểm như sau:
Bảng 2.1. Vốn FDI đăng ký, thu hút, thực hiện và số dự án đăng ký FDI
trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2018

Vốn FDI Vốn FDI Vốn FDI Số dự án


đăng ký thu hút thực hiện đăng ký
Năm
(triệu USD) (triệu USD) (triệu USD) (Dự án)

2010 470,00 478,55 4270.00 288,00


2011 1322,00 957,10 1129,00 285,00
2012 899,00 985,00 900,00 211,00
2013 487,00 1111,00 871,00 257,00
2014 651,00 1401,00 1017,00 313,00
2015 845,00 1707,00 1091,00 304,00
2016 1913,00 2800,00 1200,00 459,00
2017 1434,00 3441,00 1012,00 556,00
2018 5032,00 7501,00 1847,00 616,00
Tổng 13053,00 20381,65 13337,00 3289,00
Bình quân 1450,33 2264,628 1481,89 365,44
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2018
18
- Về vốn FDI đăng ký:
Vốn FDI đăng ký là chỉ tiêu thống kê về số vốn đăng ký trong các dự án mới
được đầu tư. Kết quả số vốn FDI đăng ký trên địa bàn thành phố Hà Nội được thể
hiện qua biểu đồ dưới đây:
(Đơn vị: triệu USD)
6000

5032
5000

4000

3000

1913
2000
1322 1434

899 845
1000 651
470 487

0
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Biểu đồ 2.1. Vốn FDI đăng ký qua các năm giai đoạn 2010 – 2018
Nguồn: Tổng hợp
Từ biểu đồ 2.1 cho thấy, số vốn FDI đăng ký vào Hà Nội giai đoạn 2010 -
2018 có xu hướng chung là tăng lên, giai đoạn đầu có dấu hiệu giảm trong 3 năm
2012 – 2014, tuy nhiên sau đó đã bắt nhịp lại và tăng mạnh từ năm 2017. Sở dĩ
có sự tăng mạnh về lượng vốn FDI đăng ký vào thành phố ở giai đoạn sau, đánh
dấu bởi sự kiện vào ngày 31/12/2015 AEC - Cộng đồng Kinh tế ASEAN ra đời
như một cánh cửa mang đến cơ hội cho cả nền tế nói chung và thủ đô Hà Nội nói
riêng trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nghiên cứu liên hoàn (so sánh năm sau với năm liền kề trước đó) được kết
quả như sau:

19
Bảng 2.2. Biến động của vốn FDI đăng ký qua thời gian
giai đoạn 2010 – 2018
Vốn FDI Lượng tăng Tốc độ
đăng ký (giảm) tuyệt phát
Năm
(triệu đối triển
USD) (triệu USD) (%)
2010 470,00 - -
2011 1322,00 852,00 281,28
2012 899,00 -423,00 68,00
2013 487,00 -412,00 54,17
2014 651,00 164,00 133,68
2015 845,00 194,00 129,80
2016 1913,00 1068,00 226,39
2017 1434,00 -479,00 74,96
2018 5032,00 3598,00 350,90
Bình
1450,33 570,25 134,49
quân
Nguồn: Tổng hợp
Tính tổng cho cả giai đoạn số vốn FDI đăng ký đạt 13053 triệu USD,
trung bình 1 năm giai đoạn đạt 1450,33 triệu USD. Riêng trong năm 2018, Hà
Nội thu hút 7501 triệu USD với số vốn đăng ký mới là 5032 triệu USD chiếm
67,1% số vốn thu hút được, tăng 3598 triệu USD tương ứng tăng 3,5 lần so với
năm 2017 và tăng 4562 triệu USD tương tứng tăng 10,7 lần so với năm 2010. Có
thể cho rằng năm 2018 là một năm thành công của thủ đô Hà Nội khi thu hút một
số lượng lớn vốn, trở thành địa phương đứng đầu cả nước về FDI.
Tốc độ phát triển về vốn đăng ký FDI bình quân cả giai đoạn đạt 134,49%
trong đó tốc độ phát triển cao nhất là năm 2018 (350,90%), kế tiếp là năm 2011
(281,28%), năm 2016 (226,39%),… Trong đó có 3 năm tốc độ phát triển về số
vốn đăng ký nhỏ hơn 100% (2012, 2013, 2017), thấp nhất là năm 2013 với tốc độ
phát triển chỉ bằng 54,17% năm liền trước.
Xét riêng cho 2 năm 2012 và năm 2013, số vốn đăng ký có giảm và ở mức
thấp, cụ thể, năm 2012 giảm 423 triệu USD so với năm 2011, chỉ chiếm 68% số
vốn FDI đăng ký năm trước. Năm 2013 số vốn đăng ký tiếp tục giảm 412 triệu
USD, chỉ bằng 48% so với vốn FDI đăng ký năm 2012. Tuy nhiên tình hình
không thực sự là xấu nếu xem xét số liệu về số vốn FDI thu hút được trong 2 năm
lần lượt là 985 và 1110 triệu USD. Hay có thể cho rằng dù số vốn FDI đăng ký
có giảm tuy nhiên số vốn FDI thu hút được vẫn tăng và ở mức cao.

20
- Số dự án FDI đăng ký
Bên cạnh số vốn FDI, số dự án FDI đăng ký là chỉ tiêu giúp phản ánh số
lượng các dự án của nhà đầu tư nước ngoài vào Hà Nội. Chỉ tiêu này được tính
cho từng năm chỉ áp dụng đối với các dự án mới. Biểu đồ 2.2. cho thấy xu hướng
của chỉ tiêu này giai đoạn 2010 – 2018:
700

616
600
556

500
459

400

313 304
300 288 285
257
211
200

100

0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Biểu đồ 2.2. Số dự án FDI đăng ký qua các năm giai đoạn 2010 – 2018
(Đơn vị: dự án)
Nguồn: Tổng hợp

Từ biểu đồ 2.2, có thể đưa ra nhận xét là số dự án FDI đầu tư vào Hà Nội
giai đoạn 2010 – 2018 có xu hướng tăng lên. Mặc dù có sự giảm xuống và mất
ổn định trong 4 năm từ 2012 – 2015 nhưng sớm hồi phục và tăng mạnh trong 3
năm cuối 2016 - 2018.
Trong 9 năm từ 2010 trở đi, Hà Nội thu hút được tổng 3289 dự án, tính
trung bình 365 dự án/1 năm. Nếu như năm 2010 – năm cuối cùng thực hiện kế
hoạch 5 năm phát triển 2006 – 2010, Hà Nội chỉ thu hút được 288 dự án đăng ký
vốn FDI thì đến năm 2018 con số đó là 616 dự án, tăng gần 11% so với năm
trước đó và tăng 114% so với năm 2010. Tốc độ phát triển về số dự án đăng ký
bình quân cả giai đoạn là 109,97%, trong đó nhiều năm có tốc độ phát triển hết
sức ấn tượng như năm 2016 (150,99%); năm 2013 (121,80%); năm 2014
(121,9%)…

21
Một số dự án nổi bật có số vốn FDI lớn trong giai đoạn này có thể kể đến
như: Ngân hàng BNP Paribas - chi nhánh Hà Nội với số vốn đăng ký là 75 triệu
USD, công ty TNHH Aeonmall Himlam 46,6 triệu USD, dự án Coca-Cola 51,2
triệu USD, dự án Tây Hồ Tây 30 triệu USD, dự án Gamuda 10 triệu USD, dự án
Lotte Coralis Việt Nam 30 triệu USD,…
Hai năm 2011 và năm 2012 số dự án đăng ký có sự giảm nguyên nhân là
có nhiều dự án bị thu hồi giấy phép đầu tư do vi phạm pháp luật Việt Nam
- Quy mô dự án FDI
Quy mô dự án được xác định bằng cách lấy số vốn đăng ký một năm
chia cho số dự án đăng ký của năm tương ứng. Chỉ tiêu này cho biết, trung bình 1
dự án đăng ký trong năm có số vốn là bao nhiêu đơn vị tiền tệ. Kết quả tại bảng
2.3 cho thấy quy mô dự án FDI từ năm 2010 – 2018:
Bảng 2.3. Quy mô dự án FDI giai đoạn 2010 – 2018
Sô vốn đăng ký Số dự án Quy mô vốn dự án
Năm
(triệu USD) (dự án) (triệu USD/dự án)
2010 470,00 288,00 1,632
2011 1322,00 285,00 4,639
2012 899,00 211,00 4,261
2013 487,00 257,00 1,895
2014 651,00 313,00 2,080
2015 845,00 304,00 2,780
2016 1913,00 459,00 4,168
2017 1434,00 556,00 2,579
2018 5032,00 616,00 8,169
Bình quân 1450,33 365,44 3,969
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám Thống kê thành phố Hà Nội từ năm 2010 – 2018
Trong giai đoạn 2010 – 2018, vốn FDI đăng ký đạt tổng 13053 triệu USD,
tổng số dự án được cấp phép mới là 3289 dự án, quy mô dự án trung bình cả giai
đoạn là 3,969 triệu USD/1 dự án. Nếu xét chung cho cả 9 năm quy mô 1 dự án
FDI không biến động nhiều, nổi bật nhất vẫn là năm 2018 với 8,169 triệu
USD/dự án, cao gấp 3,2 lần so với năm 2017 (2,579 triệu USD/dự án) và gấp
5,01 lần so với năm 2010 (1,632 triệu USD/dự án).

22
- Vốn FDI thực hiện
Vốn FDI thực hiện là số vốn được nhà đầu tư nước ngoài dùng để tiến
hành các hoạt động phục vụ cho cộng cuộc đầu tư ví dụ như xây dựng cơ sở vật
chất hay lắp đặt máy móc thiết bị kỹ thuật,… Số liệu thống kê về vốn FDI thực
hiện của Hà Nội giai đoạn 2010 – 2018 được thể hiện như bảng và biểu đồ sau:
Bảng 2.4. Vốn đầu tư thực hiện và tỷ lệ giải ngân vốn FDI
giai đoạn 2010 – 2018
Tỷ lệ giải ngân vốn
Sô vốn đăng ký Vốn thực hiện
Năm (Vốn thực hiện/Vốn đăng ký)
(triệu USD) (triệu USD)
(%)
2010 470,00 4270,00 908,51
2011 1322,00 1129,00 85,40
2012 899,00 900,00 100,11
2013 487,00 871,00 178,85
2014 651,00 1017,00 156,22
2015 845,00 1091,00 129,11
2016 1913,00 1200,00 62,73
2017 1434,00 1012,00 70,57
2018 5032,00 1847,00 36,71
Bình quân 1450,33 1481,89 102,18
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2018
(Đơn vị: triệu USD)
4500 4270

4000

3500

3000

2500

2000

1500 1200
1129 1017 1091 1012
900 871
1000

500

0
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

23
Biểu đồ 2.3. Vốn FDI thực hiện qua các năm giai đoạn 2010 – 2018
Nguồn: Tổng hợp
Từ biểu đồ trên cho thấy, số vốn FDI thực hiện giai đoạn 2009 – 2014
giảm mạnh, năm 2015 trở về sau có dấu hiệu tăng nhưng không đáng kể và bắt
đầu có dấu hiệu giảm xuống trong năm cuối 2018. Năm 2010 là năm có số vốn
FDI thực hiện là lớn nhất 4270 triệu USD chiếm đến 32% tổng vốn FDI thực
hiện trong cả giai đoạn.
Xem xét tỷ lệ giải ngân vốn FDI (tỷ lệ giữa vốn FDI thực hiện và FDI
đăng ký) của Hà Nội giai đoạn qua có thể thấy chưa thực sự cao. Trong 6 năm từ
2010 – 2015 tỷ lệ này nhìn chung khá tốt, các con số thống kê đều lơn 100%, cho
thấy số vốn thực hiện lớn hơn so với số đăng ký. Tuy nhiên giai đoạn sau lại
không giữ được như trước đó. Minh chứng là sự sụt giảm của tỷ lệ này trong lần
lượt các năm 2016, 2017, 2018 lý do là vì sự tăng lên quá nhanh của vốn đăng ký
so với vốn thực hiện.

2.1.2. Về cơ cấu vốn FDI


2.1.2.1. Cơ cấu theo hình thức đầu tư
Bảng 2.5. Cơ cấu vốn FDI theo hình thức đầu tư giai đoạn 2010 – 2018

Số dự án Tỷ Tỷ
cấp phép Vốn đăng ký
Loại hình trọng trọng
mới (Triệu USD)
(Dự án) (%) (%)
100% vốn đầu tư nước ngoài 2803 85,23 1958 15,00
Liên doanh 480 14,61 11092 84,98
Hợp đồng hợp tác kinh doanh 6 0,16 3 0,02
Tổng 3289 100,00 13053 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê thành phố Hà Nội từ năm 2010 – 2018
24
Tính cho cả giai đoạn 2010 – 2018, số dự án cấp phép mới là 3289 dự án
trong đó chiếm đa số là hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài 85,23% tương
ứng với 2803 dự án, hình thức liên doanh chiếm 14,61% (480 dự án), còn lại
không đáng kể 0,16% (6 dự án) theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
(BC). Tuy nhiên nếu xét theo tiêu thức vốn FDI đăng ký, hình thức liên doanh lại
chiếm đa số chiếm 84,98% (11092 triệu USD), 15% là hình thức 100% vốn nước
ngoài (1958 triệu USD) và hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm 0,02% (3
triệu USD). Có thể thấy, xu hướng trong những năm gần đây đa phần các nhà đầu
tư nước ngoài thích đầu tư theo hình thức 100% vốn nhưng lại quyết định bỏ vốn
lớn vào các hợp đồng liên doanh.
2.1.2.2. Cơ cấu theo ngành kinh tế
Nghiên cứu cơ cấu FDI dựa trên tiêu thức ngành kinh tế được phân chia
dựa vào 3 nhóm ngành chính: (1) Nông, lâm và thủy sản; (2) Công nghiệp và
Xây dựng; (3) Dịch vụ.

Bảng 2.6. Cơ cấu vốn FDI theo hình thức đầu tư giai đoạn 2010 – 2018
Số dự
Tỷ Tỷ
án cấp Vốn đăng ký
Nhóm ngành trọng trọng
phép mới (Triệu USD)
(%) (%)
(Dự án)
Nông – Lâm – Thủy sản 16 0,49 389 2,98
Công nghiệp – Xây dựng 1773 53,90 938 7,19
Dịch vụ 1500 45,62 11726 89,83
Tổng 3289 100,00 13053 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê thành phố Hà Nội từ năm 2010 – 2018
Xem xét cơ cấu ngành của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà
Nội giai đoạn 2010 - 2018: ngành công nghiệp và xây dựng dẫn đầu số dự án
cấp phép mới với 1773 dự án chiếm 53,90%, kế tiếp là ngành dịch vụ với 1500

25
dự án chiếm 45,62%, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng không đáng kể với 16
dự án chiếm 0,49%. Nếu xét theo số vốn FDI đăng ký thì ngành dịch vụ có số
vốn đăng ký khổng lồ 11726 triệu USD chiếm 89,83% tổng vốn đăng ký trong 9
năm. Hai ngành công nghiệp và dịch vụ tuy có sự chênh lệch lớn về số dự án
đăng ký nhưng con số thống kê về số vốn đăng ký giữa 2 nhóm ngành này khác
biệt không đáng kể: ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 7,19% với 938 triệu
USD, còn lại 2,98% tương ứng là 389 triệu USD của ngành nông nghiệp.
Nhìn chung, tập trung vốn và các dự án vào lĩnh vực công nghiệp và dịch
vụ sẽ góp phần hỗ trợ thành phố Hà Nội phát triển theo tiến trình xây dựng đất
nước công nghiệp hóa hiện đại hóa.
2.1.2.3. Cơ cấu theo đối tác đầu tư
Tính cho cả giai đoạn, số liệu thống kê cho thấy có trên 40 quốc gia và
vùng lãnh thổ tiến hành đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hà Nội.
Trong đó các quốc gia có số dự án đầu tư lớn là: Hàn Quốc (1324 dự án, chiếm
40,26%), kế tiếp là Nhật Bản (701 dự án, chiếm 21,31%), Trung Quốc (464 dự
án, chiếm 14,12%)…
Nếu xét tổng vốn FDI đăng ký trong giai đoạn này Nhật Bản đứng vị trí
đầu tiên với số vốn đăng ký 11988 triệu USD, chiếm 89,88% trong tổng sô 13337
triệu USD. Hàn Quốc tuy có số dự án đứng đầu nhưng số vốn FDI chỉ đứng thứ
hai với 304 triệu USD chiếm 2,29%.
2.3. Đánh giá về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội giai đoạn 2010 – 2018
2.3.1. Những thành tựu đạt được
Có thể nói sau khi mở rộng, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Hà Nội đã có sự tăng trưởng về cả mặt số lượng lẫn chất lượng, biểu hiện ở số dự
án tăng, số vốn đăng ký tăng, và quy mô dự án được mở rộng. Giai đoạn 2010 -
2018, Hà Nội thu hút được tổng 20381,65 triệu USD gấp 1,31 lần số vốn thu hút
được trong giai đoạn 1955 – 2009. Số liệu thống kê được cho thấy, tổng vốn đầu
tư thực hiện năm 2010 của toàn thành phố là 148112 tỷ đồng trong đó vốn khu
vực FDI chiếm 13,7%, đến năm 2018 con số dó là 11,1% trong tổng số 337419 tỷ
đồng vốn đầu tư thực hiện toàn địa bàn. Từ đó, có thể thấy vị trí và vai trò ngày
càng quan trọng của vốn FDI đối với tổng vốn đầu tư thực hiện xã hội, góp một
phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà Nội.
Tác động FDI đến kinh tế được biểu hiện ở một số nét như sau:

26
Bảng 2.7. Tăng trưởng GRDP và cơ cấu kinh tế Hà Nội 3 năm 2010,
2014 và 2018
2010 2014 2018
I. Tăng trưởng GRDP (%) 11,3 8,8 8,7
1. Dịch vụ 11,5 9,6 7,73
2. Công nghiệp – Xây dựng 11,7 8,5 9,87
3. Nông nghiệp 6,4 2,0 3,28
II. Cơ cấu GRDP (%) 100 100 100
1. Dịch vụ 52,4 53,7 54,3
2. Công nghiệp – Xây dựng 41,8 41,6 41,5
3. Nông nghiệp 5,8 4,7 4,2
Nguồn: Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội
Trong năm đầu giai đoạn (2010), tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn
(GRDP) đạt 11,3%, với cơ cấu kinh tế là 52,4% ngành dịch vụ, 41,8% ngành
công nghiệp và xây dựng cuối cùng là ngành nông nghiệp chiếm 5,8%. Sau 9
năm, thực hiện thu hút FDI, GRDP năm 2018 của Hà Nội đạt 39,324 tỷ USD, với
cơ cấu kinh tế đã được chuyển dịch theo hướng tích cực 54,3% ngành dịch vụ,
41,5% ngành công nghiệp - Xây dựng còn lại 4,2 % của ngành nông nghiệp.
Ngoài ra, không thể phủ nhận ảnh hưởng tích cực của FDI đến giải quyết
các vấn đề về việc làm và thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Hằng năm khu vực
FDI thu hút hàng ngàn lao động có tay nghề vào làm việc đồng thời hoạt động
của các dự án FDI giúp Hà Nội tiếp nhận được một số công nghệ mới, tiên tiến
hiện đại trong một số ngành kinh tế mũi nhọn như viễn thông, điện tử, lắp ráp ô
tô, chế biến thực phẩm cao,… góp phần gia tăng năng suất, đẩy nhanh sức sản
xuất của thủ đô.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế


Đầu tiên, hạn chế đầu tiên phải kể đến là tình trạng vốn đầu tư đăng ký
các dự án FDI tăng nhanh nhưng vốn thực hiện lại rất chậm làm cho khoảng cách
giữa vốn FDI đăng ký và FDI thực hiện ngày càng giãn ra. Tỷ trọng vốn thực
hiện so với vốn đăng ký những năm gần đây còn có dấu hiệu đạt thấp, không đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế nhanh và đột phá. Nguyên nhân một phần từ phía
nhà đầu tư, phần còn lại do vấn đề quy hoạch thành phố chưa triệt để đã gây ra
tâm lý chờ đợi, chưa dám giải ngân vốn.

27
Thứ hai, chưa thu hút được nhiều dự án với số vốn lớn vào các lĩnh vực
công nghệ cao, hay dịch vụ chất lượng cao mang tính bứt phá. Thu hút chủ yếu
vẫn là các đối tác truyền thống như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,…các
nước phát triển với thế mạnh về công nghệ như Mỹ, số dự án và số vốn đăng ký
dừng lại ở con số chưa thực sự cao.
Thứ ba, nhìn chung trong cả giai đoạn vốn FDI vào thành phố là tăng tuy
nhiên không đồng đều, mất sự ổn định. Có giai đoạn giảm sâu sau đó lại tăng đột
biến. Xu hướng tăng đều không được duy trì quá 2 – 3 năm. Đặc biệt là tình trạng
số dự án tăng nhưng số vốn FDI đăng ký và thực hiện lại giảm. Do đó cần thiết
phải nghiên cứu để đưa ra các chính sách phù hợp nhằm ổn định luồng vốn này.

28
29
CHƯƠNG III
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Ở HÀ NỘI

3.1. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Hà Nội
3.1.1. Các biến và mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu trước đó, mô hình nghiên cứu của tác giả
Đào Kim Dũng: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh” được cho là phù hợp nhất với
nghiên cứu FDI của một khu vực qua thời gian.
Tuy nhiên vì vấn đề số liệu cũng như yêu cầu đầu vào của mô hình VAR
mà một số biến số khó có thể khai khác tìm dữ liệu. Ví dụ, chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh (PCI) được kỳ vọng là một trong các yếu tố có ảnh hưởng đến môi
trường đầu tư, qua đó ảnh hưởng đến vốn FDI. Tuy nhiên, không thể tiến hành
hồi quy được do chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam được đo từ
năm 2005, số lượng quan sát không đủ đảm bảo tin cậy cho mô hình VAR.

Mô hình nghiên cứu sẽ có dạng như sau:


FDI = f ( LĐ, TN, DS, CSSXCN, BLHH)
* Ý nghĩa:

- Lao động (Nguồn nhân lực) : Nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ là yếu
tố hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp có trình độ công nghệ không cao và
thâm dụng lao động; lao động có kỹ năng và có kỷ luật thích hợp cho
những dây chuyền sản xuất công nghiệp; và đặc biệt là lao động quản lý,
lao động kỹ thuật có trình độ ngoại ngữ làm việc cho các doanh nghiệp đầu
tư nước ngoài.
- Cơ sở sản xuất công nghiệp: Liên kết vùng để thu hút đầu tư là một
nhiệm vụ mới, đòi hỏi phải có định hướng mới trong phân công và hợp tác
giữa các địa phương

30
- Kết cấu hạ tầng đầu tư: đây là yếu tố cơ bản và cần thiết cho việc
SXKD của bất kỳ công ty nào. Các yếu tố này bao gồm các yếu tố về hạ
tầng cơ bản như điện, nước, giao thông, mặt bằng và các yếu tố hạ tầng kỹ
thuật như thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng.

Các biến được thống kê trong bảng dưới đây:


Bảng 3.1. Các biến trong mô hình nghiên cứu
Biến Nguồn Ký Đơn vị tính
hiệu
Vốn FDI Cục Thống kê thành phố Hà FDI Triệu USD
Nội
Lao động Cục Thống kê thành phố Hà LĐ Nghìn người
Nội
Thu nhập Cục Thống kê thành phố Hà TN Trđ/người/nă
Nội m
Dân số Tổng cục Thống kê DS Nghìn người
Cơ sở sản xuất công Tổng cục Thống kê CSSX 1 đơn vị
nghiệp
Mức bán lẻ hàng hóa Tổng cục Thống kê BLHH Tỷ đồng

Trong đó:
- FDI: Số vốn FDI thu hút trong một năm (bao gồm số vốn của dự án mới
và số vốn tăng thêm vào các dự án đã đăng ký) trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- TN: được đo bằng GRDP bình quân đầu người một năm, một mặt để đại
diện cho yếu tố thị trường (sự phát triển của thị trường); một khác gián tiếp phản
ánh chi phí của lao động;
- LĐ: sử dụng lực lượng lao động bình quân trên địa bàn, đại diện cho số
lượng lao động;
- DS: sử dụng dân số bình quân đại diện cho quy mô thị trường;
- CSSX: Số lượng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn;
- BLHH: Tổng mức bán lẻ hàng hóa thương mại trên địa bàn.

31
Dữ liệu cho mô hình được lấy dài từ năm 1995 đến năm 2018, tổng
cộng 24 quan sát để đảm bảo độ tin cậy cho hồi quy. Ngoài ra, để giảm bớt độ
biến thiên của chuỗi thời gian tiến hành lấy logarit cơ số tự nhiên của các biến
gốc, đảm bảo dữ liệu sẽ chạy tốt hơn. Nguồn dữ liệu được trình bày trong bảng
trên
(Bảng 3.1).
3.1.2. Kết quả hồi quy
3.1.2.1. Kiểm tra tính dừng của số liệu
Chuỗi dừng là chuỗi thời gian có trung bình, phương sai và hiệp phương
sai không đổi qua thời gian. Kiểm tra tính dừng của số liệu là kỹ thuật xử lý đầu
tiên và được xem là quan trọng khi phân tích dãy số thời gian. Nếu hồi quy với
chuỗi không dừng, mô hình khả năng cao sẽ xảy ra hiện tượng hồi quy giả mạo.
Thực tế, có rất nhiều phương pháp để kiểm tra tính dừng của một dãy số.
Phương pháp phổ biến hay được sử dụng hiện nay là kiểm định nghiệm đơn vị:
Unit Root Test. Nếu kết quả kiểm định kết luận chuỗi không dừng cách đơn giản
để biến đổi để về chuỗi dừng là lấy sai phân bậc 1 của chính chuỗi đó.
Cặp giả thuyết trong trường hợp kiểm tra tính dừng của số liệu sẽ có dạng:
H 0 :Chu ỗ ikhông d ừ ng ( có nghi ệ m đơn v ị )
{ H 1 :Chu ỗ i d ừ ng ( không có nghiệ m đơn v ị )

Với mức ý nghĩa 5%, kiểm định chuỗi dừng ta thu được kết quả:
Bảng 3.2. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị
Test Critical
Biến số T- Stat P_value
values (5%)
Ln_(FDI) -4,432802 -3,658446 0,0114
Ln_(LĐ) -1,006177 -2,998064 0,7333
D(Ln_(LĐ)) -5,924267 -3,004861 0,0001
Ln_(TN) -3,237639 -3,632896 0,1030
D(Ln_(TN)) -6,065458 -3,012363 0,0001
Ln_(DS) -0,695811 -2,998064 0,8288
D(Ln_(DS)) -4,779848 -3,004861 0,0010
Ln_(CSSX) -0,623217 -2,998064 0,8468
D(Ln_(CSSX)) -3,889667 -3,004861 0,0077
Ln_(BLHH) -6,140450 -3,622033 0,0002
32
Từ bảng trên thấy rằng có 2 biến Ln_(FDI), Ln_(BLHH) là dừng ở chuỗi
gốc còn các chuỗi còn lại là chuỗi dừng sau khi lấy sai phân bậc 1.
3.1.2.2. Lựa chọn độ trễ cho mô hình
Lựa chọn độ trễ cho mô hình là một bước quan trọng trong hồi quy VAR.
Nếu độ trễ trong mô hình quá lớn, số hệ số ước lượng tương đối nhiều, số sát
mẫu yêu cầu phải đủ lớn. Ngược lại, nếu lựa chọn độ trễ thấp, các biến quan
trọng sẽ bị bỏ qua gây ảnh hưởng đến kết quả hồi quy và phân tích sau này. Do
đó, lựa chọn độ trễ cho mô hình VAR hết sức quan trọng.
Bảng 3.3. Kết quả lựa chọn độ trễ của mô hình

Độ trễ LogL LR FPE AIC SC HQ

0 68,9051 NA 1,01e-10 -5,9910 -5,6925 -5,9262

1 158,379 119,2995 7,25e-13 -11,0838 -8,9947 -10,6304


7

2 225,477 51,1219* 1,12e- -14,0454* -10,1657* -13,2035*


2 13*

Tất cả các tiêu chuẩn đều đưa ra kết luận 2 là độ trễ tối ưu cho mô hình
VAR.
3.1.2.3. Ước lượng mô hình VAR
Mô hình VAR ước lượng là mô hình giữa các biến là dừng và có độ trễ tối
ưu trong mô hình là bằng 2.
Bảng 3.4. Kết quả hồi quy mô hình VAR
Giá trị
Biến Hệ số Sai số chuẩn
thống kê T
ln FDI (−1) 0,23461 (0,27129) [ 0,86477]
ln FDI (−2) 0,19367 (0,21868) [ 0,88563]
D( ln LĐ )(−1) -19,44574 (5,01324) [ 1,39120]
D( ln LĐ )(−2) -11,07609 (4,22033) [-2,28629]
D( ln TN )(−1) 3,80537 (1,54001) [ 1,93855]
D( ln TN )(−2) 3,56006 (1,73091) [ 1,51927]

33
D( ln DS )(−1) 20,88175 (6,41003) [ 3,25767]
D( ln DS )(−2) 8,78439 (5,05106) [ 1,73912]
D( ln CSSX )(−1) -3,37126 (7,32916) [-0,45998]
D( ln CSSX )(−2) -0,99342 (7,90283) [-0,12570]
ln BLHH (−1) 0,64476 (0,36081) [ 1,78701]
ln BLHH (−2) -0,27894 (0,26860) [-1,03851]

LN_FDI = 0,23461*Ln_FDI(-1) + 0,19367*Ln_FDI(-2) –


3,37126*DLn_CSSX(-1) – 0,99342*DLn_CSSX(-2) + 20.88175*DLn_DS(-1) +
8,78439*DLn_DS(-2) - 19.44574*DLn_LD(-1) – 11,07609*DLn_LD(-2) +
3,80537*DLn_TN(-1) + 3,56006*DLn_TN(-2) + 0,64476*Ln_BLHH(-1) –
0,27894*LN_BLHH(-2) – 0,81534 + e
(Trong đó e là phần dư)
3.1.2.4. Kiểm tra tính ổn định của mô hình VAR
Với mô hình hồi quy OLS, thông thường sẽ tiến hành các kiểm định giúp
phát hiện các khuyết tật của mô hình hồi quy thì VAR lại tập trung kiểm tra về
tính ổn định. Một mô hình VAR ước lượng phù hợp khi có tất cả các điểm dấu
chấm (roots of modulus) nằm trong vòng tròn đơn vị. Nếu các chấm này không
đồng thời cùng nằm trong vòng tròn đơn vị thì mô hình đó là mô hình không ổn
định, các kết quả phân tích về sau sẽ trở nên kém chính xác. Thực hiện kiểm tra
tính ổn định của mô hình VAR, thu được kết quả như sau:

34
Hình 3.1. Kết quả kiểm tra độ ổn định từ mô hình VAR

Tất cả các chấm đều cùng nằm trong vòng tròn đơn vị, có thể rút ra kết
luận rằng mô hình VAR ước lượng được đảm bảo tính ổn định.
3.2. Phân tích mô hình VAR
3.2.1. Phân tích phân rã phương sai
Từ kết quả mô hình hồi quy VAR, giúp phân tích 2 vấn đề: thứ nhất là
phân tích phân rã phương sai và thứ hai là phân tích hàm phản ứng.
Phân tích phân rã phương sai là phân tích ảnh hưởng các cú sốc trong quá
khứ đến sự biến động của một biến tại thời điểm hiện tại. Trong nghiên cứu này,
phép phân tích phân rã phương sai dùng để tách sự biến động của FDI một năm
bởi sự tác động của các yếu tố thành phần trong quá khứ.

35
Hình 3.2. Kết quả phân tích phân rã phương sai của biến (Ln_(FDI))

Từ hình 3.2 cho thấy, sự biến động của FDI trong 10 năm từ thời kỳ 1 đến
thời kỳ 10, năm đầu tiên FDI không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào do bản
thân các số liệu vĩ mô thường có độ trễ tác động. Xét ở các thời kỳ sau đó, nhận
thấy rằng sự biến động của FDI đa phần do ảnh hưởng của 3 yếu tố: thứ nhất là
thu nhập bình quân đầu người (GRDP/người); thứ hai là yếu tố về lao động và
cuối cùng là chịu tác động bởi chính yếu tố FDI trong quá khứ.
Cụ thể:
- FDI năm trước có tác động lớn trong thời kỳ sau 1 năm và có dấu hiệu
giảm dần ở kỳ thứ 5, tuy nhiên mức giảm không đáng kể, ở kỳ số 2 là 53,51%,
đến kỳ thứ 5 là 42,05%. Điều này cho thấy trong ngắn hạn hay trong dài hạn thì
FDI trong quá khứ đóng một vai trò quan trọng đến FDI thu hút tại thời điểm
hiện tại.
- Kế tiếp, là yếu tố lao động lao động ở các thời kỳ sau có mức độ ảnh
hưởng tương đối lớn, chưa có dấu hiệu giảm ở các thời kỳ sau, mức ảnh hưởng
đến FDI thu hút trong khoảng từ 20 – 22 %

36
- Thứ ba là thu nhập bình quân đầu người được đo bằng
GRDP/người/năm. Đây là yếu tố vừa đại diện cho sự phát triển của thị trường
vừa phản ánh chi phí về lao động. Kết quả phân tích phân rã phương sai cho thấy
ở thời kỳ thứ 2 sự biến động của FDI là chỉ do 5,8% sự thay đổi của yếu tố này,
từ kỳ thứ 3 đến các kỳ sau đó mức độ ảnh hưởng tăng dần sau đó bắt đầu có dấu
hiệu giảm xuống ở kỳ số 7. Tuy nhiên tác động của nhân tố này cũng giống với 2
nhân tố kể trên là có độ trễ rất dài đến FDI.
- Ba nhân tố còn lại gồm dân số và hai yếu tố biểu hiện sự phát triển của
thương mại và công nghiệp không có ảnh hưởng đáng kể trong 10 kỳ nghiên cứu
đến FDI trong mô hình nghiên cứu.
3.3.2. Phân tích hàm phản ứng đẩy
Thực hiện phân tích hàm phản ứng để chỉ rõ mức độ tác động của các biến
đến sự thay đổi của FDI trong 10 thời kỳ tiếp theo.

Hình 3.3. Kết quả phân tích hàm phản ứng đẩy

Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eviews 10

37
Từ đồ thị cho thấy sự phản ứng của số vốn FDI thu hút trước các cú sốc
của chính nó, của thu nhập, lao động, dân số, số cơ sở sản xuất công nghiệp và
mức bán lẻ hàng hóa được thể hiện khá rõ ràng. Cụ thể:
- Một cú sốc của Ln(FDI) sẽ tác động đến chính nó trong 9 thời kỳ
- Cú sốc của DLn_(TN) sẽ tác động trong 9 thời kỳ
- Cú sốc của DLn_(LĐ) sẽ tác động sau 7 thời kỳ
- Cú sốc của DLn_(CSSX) sẽ tác động sau 8 thời kỳ
- Cú sốc của DLn_(DS) sẽ tác động sau 7 thời kỳ
- Cuối cùng cú sốc của Ln_(BLHH) sẽ tác động sau 6 thời kỳ.

38
KẾT LUẬN
Xuất phát từ vấn đề thực tiễn và mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định và đo
lường ảnh hưởng của các nhân tố đến đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Hà
Nội, bài nghiên cứu lần này đã thu được một số kết quả như sau:
Đầu tiên là đã khái quát lý luận cơ bản về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI trên các khía cạnh về khái niệm, phân loại, đặc điểm và tác động của vốn
FDI đối với cả nhà đầu tư và nước nhận đầu tư.
Tiếp đến là phân tích thực trạng của vốn FDI vào Hà Nội trong giai đoạn
2010 – 2018 qua đó thấy được những thành tựu và hạn chế trong quá trình thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại đây.
Cuối cùng, trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trước đó xây dựng mô
hình hồi quy VAR phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số vốn FDI thu hút đã
giúp đưa ra kết luận rằng các yếu tố về lao động, dân số, lượng FDI quá khứ thực
sự có ảnh hưởng đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các nhân tố còn lại tuy có
ảnh hưởng nhưng mức ảnh hưởng không đáng kể. Ngoài ra các cú sốc của từng
biến đến số FDI có thời kỳ trễ khá dài. Quan trọng hơn, phân tích đã rút ra kết
luận về yếu tố FDI trong quá khứ là nhân tố dù trong ngắn hạn hay dài hạn đều
đóng một vai trò quan trọng đến lượng vốn FDI thu hút thời kỳ hiện tại.

39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Erdal Demirhan và Mahmut Masca, 2008, “Các nhân tố ảnh hưởng đầu tư
trực tiếp nước ngoài đến các nước đang phát triển: phân tích dữ liệu chéo –
Deteminants of foreign direct investment flows to Developing countries: a
cross-sectional analysis”, Tạp chí Kinh tế Prague.
2) Tiến sĩ Nguyễn Thị Tường Anh và Nguyễn Hữu Tâm, “Nghiên cứu định
lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
các tỉnh thành của Việt Nam giai đoạn hiện nay", Tạp chí Kinh tế đối ngoại.
3) Ngô Vi Dũng, Đào Thị Bích Thật & Nguyễn Ngọc Thắng, 2018,
"Economic and non - economic determinants of FDI inflows in Vietnam: a
sub-national analysis Post -Communist Economies".
4) “Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài”, đại học Kinh tế Quốc Dân.
5) Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các nước đang phát triển,
Thư viện học liệu mở Việt Nam <https://voer.edu.vn/m/vai-tro-cua-dau-tu-
truc-tiep-nuoc-ngoai-doi-voi-cac-nuoc-dang-phat-trien/140c998>.

40
PHỤ LỤC
Kiểm tra tính dừng của số liệu

41
42
2. Lựa chọn độ trễ tối ưu
Vector Autoregression Estimates
Date: 03/02/21 Time: 15:11
Sample (adjusted): 1998 2018
Included observations: 21 after adjustments
Standard errors in ( ) & t-statistics in [ ]

LN_FDI DLN_CSSX DLN_DS DLN_LD DLN_TN LN_BLHH

LN_FDI(-1)  0.234606  0.012214  0.009191  0.020184  0.048387 -0.027944


 (0.27129)  (0.00952)  (0.05295)  (0.04791)  (0.07573)  (0.11855)
[ 0.86477] [ 1.28275] [ 0.17358] [ 0.42126] [ 0.63891] [-0.23572]

LN_FDI(-2)  0.193671  0.002569  0.080235  0.094993 -0.122526  0.123683


 (0.21868)  (0.00768)  (0.04268)  (0.03862)  (0.06105)  (0.09556)
[ 0.88563] [ 0.33473] [ 1.87987] [ 2.45964] [-2.00706] [ 1.29432]

DLN_CSSX(-1) -3.371262 -0.218241 -0.167673 -0.783377  2.383034 -0.778534


 (7.32916)  (0.25724)  (1.43047)  (1.29439)  (2.04602)  (3.20267)
[-0.45998] [-0.84839] [-0.11722] [-0.60521] [ 1.16472] [-0.24309]

DLN_CSSX(-2) -0.993425  0.095690  2.257058  2.800645 -3.207852 -0.946566


 (7.90283)  (0.27738)  (1.54244)  (1.39571)  (2.20617)  (3.45335)

43
[-0.12570] [ 0.34498] [ 1.46331] [ 2.00661] [-1.45404] [-0.27410]

DLN_DS(-1)  20.88175 -0.685872 -0.727428 -1.072492  3.037413  0.053124


 (6.41003)  (0.22498)  (1.25108)  (1.13207)  (1.78944)  (2.80103)
[ 3.25767] [-3.04858] [-0.58144] [-0.94738] [ 1.69741] [ 0.01897]

DLN_DS(-2)  8.784394 -0.334894  4.719506  5.250458 -3.013387  4.523794


 (5.05106)  (0.17728)  (0.98584)  (0.89206)  (1.41006)  (2.20719)
[ 1.73912] [-1.88903] [ 4.78729] [ 5.88576] [-2.13706] [ 2.04957]

DLN_LD(-1) -19.44574  0.579026 -0.461827 -0.473370 -1.533983 -1.281077


 (5.01324)  (0.17596)  (0.97846)  (0.88538)  (1.39951)  (2.19067)
[-3.87888] [ 3.29074] [-0.47199] [-0.53465] [-1.09609] [-0.58479]

DLN_LD(-2) -11.07609  0.335737 -3.127282 -3.378706  1.895416 -3.425553


 (4.19242)  (0.14715)  (0.81825)  (0.74042)  (1.17036)  (1.83199)
[-2.64193] [ 2.28165] [-3.82189] [-4.56325] [ 1.61951] [-1.86986]

DLN_TN(-1)  3.805372 -0.073124 -0.917270 -1.032791  1.211622 -1.237950


 (1.76052)  (0.06179)  (0.34361)  (0.31092)  (0.49147)  (0.76931)
[ 2.16150] [-1.18340] [-2.66951] [-3.32168] [ 2.46529] [-1.60918]

DLN_TN(-2)  3.560062 -0.142822  2.012107  2.109380 -1.743823  1.687141


 (1.79031)  (0.06284)  (0.34942)  (0.31618)  (0.49979)  (0.78232)
[ 1.98852] [-2.27290] [ 5.75837] [ 6.67138] [-3.48914] [ 2.15658]

LN_BLHH(-1)  0.644764 -0.045233  0.001608 -0.045427 -0.024228  0.792828


 (0.36081)  (0.01266)  (0.07042)  (0.06372)  (0.10072)  (0.15766)
[ 1.78701] [-3.57190] [ 0.02283] [-0.71289] [-0.24054] [ 5.02860]

LN_BLHH(-2) -0.278943  0.024536 -0.048166 -0.032085  0.024430  0.087091


 (0.26860)  (0.00943)  (0.05242)  (0.04744)  (0.07498)  (0.11737)
[-1.03851] [ 2.60262] [-0.91877] [-0.67638] [ 0.32581] [ 0.74201]

C -0.815343  0.184636 -0.193317  0.006071  0.683394  0.942146


 (1.67592)  (0.05882)  (0.32710)  (0.29598)  (0.46785)  (0.73234)
[-0.48651] [ 3.13891] [-0.59101] [ 0.02051] [ 1.46070] [ 1.28650]

R-squared  0.750455  0.834228  0.868427  0.914680  0.783007  0.890213


Adj. R-squared  0.676137  0.585570  0.671067  0.786700  0.457518  0.975532
S.E. equation  0.424515  0.014900  0.082855  0.074973  0.118508  0.185503
F-statistic  12.78907  3.354926  4.400220  7.147067  2.405635  67.44848
Log likelihood -1.671373  68.67031  32.63966  34.73883  25.12384  15.71404

44
Akaike AIC  1.397274 -5.301935 -1.870444 -2.070364 -1.154652 -0.258480
Schwarz SC  2.043883 -4.655325 -1.223835 -1.423755 -0.508042  0.388129

Determinant resid covariance (dof


adj.)  6.22E-15
Determinant resid covariance  1.90E-17
Log likelihood  225.4772
Akaike information criterion -14.04544
Schwarz criterion -10.16579
Number of coefficients  78

VAR Lag Order Selection Criteria


Endogenous variables: LN_FDI DLN_CSSX DLN_DS DLN_LD
DLN_TNLN_BLHH
Exogenous variables: C

4. Phân rã phương sai và hàm phản ứng đẩy


a) Phân rã phương sai

45
b) Hàm phản ứng đẩy

46

You might also like