You are on page 1of 5

Câu 1: Trong hành động ý chí, thường xuất hiện các phẩm chất của ý chí.

Trước
hết, cá nhân phải biết đề ra cho mình những mục đích gần và xa. Đó chính là
phẩm chất...(1)... Tiếp đến là phẩm chất...(2)..., tức là phải có năng lực quyết định
và thực hiện hành động. Một phẩm chất khác của ý chí là ..(3).., biểu hiện ở khả
năng theo đuổi đến cùng mục đích đề ra, dù khó khăn đến mấy.
a. Tính mục đích, tính độc lập, tính bền bỉ
b. Tính mục đích, tính quyết đoán, tính bền bỉ
c. Tính mục đích, tính độc lập, tính kiên trì
d. Tính mục đích, tính tự chủ, tính kiên trì.
Câu 2: Là một hiện tượng tâm lí, ý chí phản ánh:
a. Bản thân hành động
b. Phương thức hành động
c. Mục đích hành động
d. Năng lực thực hiện
Câu 3: Trong quá trình hoạt động, chúng ta thường gặp phải những khó khăn trở
ngại làm hao tổn sức lực, thậm chí có thể bị đau khổ hoặc nguy hiểm đến tính
mạng. Lúc đó một hiện tượng tâm lý xuất hiện giúp chúng ta vượt qua những khó
khăn, trở ngại để đạt đến mục đích của hoạt động. Đó là:
a. Ý chí
b. Ý thức và tự ý thức
c. Đời sống tình cảm của con người
d. Trí nhớ
Câu 4: Tính mục đích, tính tự chủ, tính kỷ luật, tính quyết đoán, tính dũng cảm
thuộc về:
a. Phẩm chất xã hội
b. Phẩm chất cá nhân
c. Phẩm chất ý chí
d. Cung cách ứng xử
Câu 5: Cá nhân là phạm trù:
a. Dùng để chỉ một con người cụ thể của gia đình, thành viên của cộng đồng
b. Dùng để chỉ một con người cụ thể của cộng đồng, thành viên của xã hội
c. Dùng để chỉ một con người trong tập thể, thành viên của cộng đồng
d. Dùng để chỉ một công dân, thành viên của xã hội.
Câu 6: Có một loại hiện tượng tâm lý không những giúp con người phản ánh thế
giới bên ngoài mà còn phản ánh được chính mình giúp cho chúng ta nhận biết
mình. Đó là:
a. Ý chí
b. Ý thức và tự ý thức
c. Đời sống tình cảm của con người
d. Tất cả đều sai
Câu 7: Cá tính là phạm trù:
a. Dùng để chỉ cái chung nhất, có một không hai, không lặp lại trong tâm lý của cá
thể động vật hoặc cá thể người
b. Dùng để chỉ cái không lặp lại trong tâm lý của cá thể động vật hoặc cá thể người
c. Dùng để chỉ cái đơn nhất, có một không hai, không lặp lại trong tâm lý của cá
thể người
d. Dùng để chỉ cái đơn nhất, có một không hai, không lặp lại trong tâm lý của cá
thể động vật hoặc cá thể người
Câu 8: Chọn câu đúng nhất:
a. Mỗi con người có cá tính là do có những thuộc tính đặc biệt, không lặp lại.
b. Mỗi con người có cá tính là do được nuôi dạy khác nhau.
c. Mỗi con người có cá tính là do được giáo dục khác nhau.
d. Mỗi con người có cá tính là do sống trong những môi trường khác nhau.
Câu 9: Chọn câu đúng nhất:
a. Mỗi con người có nhân cách là do con người được giáo dục một cách có ý thức
b. Mỗi con người có nhân cách là do con người xác định được quan hệ của mình
với những người xung quanh bằng ngôn ngữ
c. Mỗi con người có nhân cách là do con người xác định được quan hệ của mình
với những người xung quanh bằng lao động
d. Mỗi con người có nhân cách là do con người xác định được quan hệ của mình
với những người xung quanh một cách có ý thức
Câu 10: Nhân cách là:
a. Những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con
người.
b. Những phẩm chất, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá
trị xã hội của con người.
c. Tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc
và giá trị xã hội của con người.
d. Tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc
và ý chí của con người.
Câu 11: Chọn câu đúng nhất:
a. Nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lý riêng lẻ
b. Nhân cách được hình thành dần trong quá trình tham gia các mối quan hệ xã hội
c. Nhân cách qui định bản sắc, cái riêng của cá nhân
d. Tất cả đều đúng
Câu 12: Xem xét cấu trúc của nhân cách có thể dựa trên:
a. Các quá trình tâm lý, các trạng thái tâm lý, các thuộc tính tâm lý cá nhân.
b. Xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực
c. Sự thống nhất biện chứng giữa phẩm chất và năng lực
d. Tất cả đều đúng
Câu 13: Động lực chủ yếu của các hoạt động cá nhân là ?
a. Lợi ích và nhu cầu
b. Lý tưởng và niềm tin
c. Tình cảm và ý chí
d. Cảm giác và tri giác
Câu 14: Những đặc điểm tâm lý riêng biệt, độc đáo của mỗi cá nhân, làm cho
người này khác với người kia là?
a. Cá tính
b. Cá nhân
c. Nhân cách
d. Tình cảm
Câu 15: Câu nào không đúng:
a. Con người khi trở thành một thành viên của xã hội thì gọi là nhân cách
b. Nhân cách được thể hiện qua vai trò, vị trí, nhiệm vụ và quyền lợi của cá nhân
trong xã hội
c. Chỉ những đặc điểm nào đã trở nên ổn định, bền vững và tạo nên giá trị xã hội
của cá nhân mới cấu thành nhân cách
d. Nhân cách mang những cái chung của cá nhân và cái riêng của con người
Câu 16: “Một hệ thống những nhân tố thúc đẩy bên trong quy định tính tích cực
của con người trong hoạt động của họ” là đăc điểm của?
a. Xu hướng
b. Tính cách
c. Khí chất
d. Năng lực
Câu 17: “Nhu cầu, hứng thú, động cơ, lựa chọn của con người” là biểu hiện của?
a. Xu hướng
b. Tính cách
c. Khí chất
d. Năng lực
Câu 18: “Biểu hiện của xu hướng về mặt nguyện vọng của cá nhân, là những gì mà
cá nhân cần được thoả mãn để sống, để hoạt động” là?
a. Nhu cầu
b. Hứng thú
c. Niềm tin
d. Lý tưởng
Câu 19: “Sự ham thích của con người muốn hướng sự chú ý vào một cái gì đó
muốn nhận thức một sự vật, một hiện tượng nào đó” là?
a. Nhu cầu
b. Hứng thú
c. Niềm tin
d. Lý tưởng
Câu 20: Câu nào không đúng:
a. Hứng thú có loại bền vững, ổn định nhưng cũng có loại hứng thú tạm thời,
không ổn định
b. Nhu cầu đưa đến hứng thú và ngược lại nhiều hứng thú, về sau trở thành nhu
cầu
c. Hứng thú giúp cho hoạt động của con người được nhẹ nhàng hơn, đạt tới những
kết quả cao
d. Tất cả đều sai
Câu 21: “Biểu hiện của xu hướng ở mức cao nhất” là?
a. Nhu cầu
b. Hứng thú
c. Niềm tin
d. Lý tưởng
Câu 22: “Những thuộc tính tâm lý giúp cho cá nhân hoàn thành tốt một loại hoạt
động nhất định nào đó” là?
a. Xu hướng
b. Tính cách
c. Khí chất
d. Năng lực
Câu 23: Câu nào không đúng:
a. Năng lực được hình thành, thể hiện và phát triển trong hoạt động
b. Năng lực chỉ tồn tại trong mối quan hệ với một hoạt động nhất định
c. Năng lực của một người biểu hiện ở vốn tri thức của người đó về một loại công
việc nào đó
d. Năng lực của con người sẽ đạt đến ngưỡng tài năng và thiên tài theo thời gian
Câu 24: “Những thái độ được biểu hiện qua hành vi có tính chất bền vững, lặp đi
lặp lại nhiều lần và tạo nên bản chất của một người” là?
a. Xu hướng
b. Tính cách
c. Khí chất
d. Cá tính
Câu 25: Câu nào không đúng:
a. Tính cách không phải là bất biến mà nó có thể thay đổi theo thời gian
b. Tính cách là thuộc tính bẩm sinh
c. Tính cách một người thường được biểu hiện qua các hành vi, cử chỉ, lời nói của
người đó
d. Câu a và c đúng
Câu 26: “Biểu hiện mức độ xúc động, sự biến chuyển tình cảm nhanh hay chậm,
mạnh hay yếu của cá nhân trước một sự kiện, một hiện tượng tự nhiên hay xã hội”
là?
a. Xu hướng
b. Tính cách
c. Khí chất
d. Năng lực
Câu 27: Các loại khí chất cơ bản gồm
a. Cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng
b. Xu hướng, Tính cách, Năng lực, Niềm tin
c. Hăng hái, nóng nảy, bình thản, ưu tư
d. Tất cả đều đúng
Câu 28: “Mạnh mẽ, cân bằng, linh hoạt” là đặc điểm của loại khí chất?
a. Hăng hái
b. Nóng nảy
c. Bình thản
d. Ưu tư
Câu 29: “Mạnh mẽ, cân bằng, không linh hoạt” là đặc điểm của loại khí chất?
a. Hăng hái
b. Nóng nảy
c. Bình thản
d. Ưu tư
Câu 30: “Mạnh mẽ, không cân bằng” là đặc điểm của loại khí chất?
a. Hăng hái
b. Nóng nảy
c. Bình thản
d. Ưu tư

You might also like