You are on page 1of 4

Câu 1: “Không mạnh mẽ, không cân bằng” là đặc điểm của loại khí chất?

a. Hăng hái
b. Nóng nảy
c. Bình thản
d. Ưu tư
Câu 2: Tuần tự trong chức năng nhận thức của con người
a. Nhu cầu – động cơ – mục đích hoạt động
b. Động cơ – nhu cầu – mục đích hoạt động
c. Nhu cầu - mục đích hoạt động – động cơ
d. Mục đích hoạt động – nhu cầu – động cơ
Câu 3: “Các chiến sĩ cảm tử quân đã quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” là xuất phát
từ:
a. Nhu cầu
b. Tình cảm
c. Động cơ bên trong
d. Động cơ bên ngoài
Câu 4: “Anh A quyết tâm giành giải thưởng “Người bán hàng giỏi” với phần
thưởng 10 triệu đồng” là xuất phát từ:
a. Nhu cầu
b. Tình cảm
c. Động cơ bên trong
d. Động cơ bên ngoài
Câu 5: “Hà cố gắng đạt điểm cao để không bị cha mẹ la mắng” là xuất phát từ:
a. Nhu cầu
b. Tình cảm
c. Động cơ bên trong
d. Động cơ bên ngoài
Câu 6: “Càng yêu thương cha mẹ, Hà càng cố gắng học để kiếm được việc làm
tốt” là xuất phát từ:
a. Nhu cầu
b. Tình cảm
c. Động cơ bên trong
d. Động cơ bên ngoài
Câu 7: Cấp độ chưa ý thức là:
a. Vô thức điều khiển những hành vi mang tính bản năng, không chủ định và tính
không nhận thức được của con người.
b. Lý trí điều khiển những hành vi mang tính bản năng, không chủ định và tính
không nhận thức được của con người
c. Vô thức điều khiển những hành vi mang tính bản năng, có chủ định và nhận
thức được của con người
d. Lý trí điều khiển những hành vi mang tính bản năng, có chủ định và nhận thức
được của con người
Câu 8: Cấp độ ý thức là:
a. Con người chưa nhận thức, có chủ tâm, dự kiến trước hành vi của mình
b. Con người chưa nhận thức, chưa có chủ tâm, chưa dự kiến trước hành vi của
mình
c. Con người nhận thức, có chủ tâm, dự kiến trước hành vi của mình
d. Con người nhận thức, thiếu chủ tâm, thiếu dự kiến trước hành vi của mình
Câu 9: Cấp độ tự ý thức là:
a. Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ hình dáng, tâm hồn, kiến thức, vị trí
xã hội..
b. Có thái độ đối với bản thân, tự nhận xét, đánh giá
c. Tự điều khiển, điều chỉnh hành vi; tự giáo dục mình
d. Cả 3 đều đúng.
Câu 10: Mức độ nhận thức đầu tiên của con người là
a. Cảm tính
b. Lý tính
c. Tri giác
d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 11: Cấp độ trung gian giữa cảm tính và lý tính là
a. Trí nhớ
b. Tri giác
c. Miền ký ức
d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 12: Quá trình nhận thức đơn giản nhất trong hoạt động của con người là
a. Cảm tính
b. Lý tính
c. Cảm giác
d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 13: Nhận thức là hoạt động đặc trưng của con người. Mức độ thấp của nhận
thức là ……(1)...., bao gồm.......(2)........, trong đó con người phản ánh những
thuộc tính ....(3)....... của sự vật đang trực tiếp tác động vào giác quan.
a. Nhận thức cảm tính - cảm giác và tri giác - bên ngoài
b. Nhận thức lý tính - cảm giác và tri giác - bên ngoài
c. Nhận thức cảm tính - cảm giác và tri giác - bên trong
d. Nhận thức lý tính - cảm giác và tri giác - bên trong
Câu 14: Hai quá trình của nhận thức cảm tính là:
a. Cảm giác và tri giác
b. Tư duy và tưởng tượng
c. Trí nhớ và chú ý
d. Tình cảm và ý chí
Câu 15: Hai thuộc tính nào là phản ánh cơ bản của nhận thức cảm tính?
a. Đặc điểm bên ngoài - trực tiếp tác động
b. Đặc điểm bên trong - trực tiếp tác động
c. Đặc điểm bên ngoài - gián tiếp tác động
d. Đặc điểm bên trong - gián tiếp tác động
Câu 16: Các quy luật cơ bản của cảm giác là?
a. Thích ứng – Ngưỡng cảm giác – Tác động lẫn nhau
b. Di chuyển – Ngưỡng cảm giác – Ảo giác
c. Tương phản – Ngưỡng cảm giác – Lựa chọn
d. Pha trộn – Ngưỡng cảm giác – Đối tượng
Câu 17: Cảm giác là một …(1)…….phản ánh những thuộc tính ……(2)……...của
sự vật, hiện tượng từ thế giới khách quan đang ……(3)………..vào các giác quan
tương ứng của con người.
a. Quá trình tâm lý – riêng lẻ, bề ngoài – trực tiếp tác động
b. Trạng thái tâm lý – cảm tính – trực tiếp tác động
c. Thuộc tính tâm lý – lý tính – gián tiếp, tác động
d. Hoạt động tâm lý – bản chất, bên trong – gián tiếp, tác động
Câu 18: Câu chuyện “Thầy bói mù xem voi” thể hiện đặc điểm nào của cảm giác?
a. Phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ thông qua hoạt động cuả các giác quan riêng lẻ
b. Phản ánh những thuộc tính bên ngoài
c. Phản ánh thông qua hoạt động của các giác quan
d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 19: “Khi mới sử dụng nước hoa lúc nào ta cũng thấy thơm, nhưng một thời
gian sau thì ta thấy không còn cảm giác đó nữa” là bị ảnh hưởng bởi quy luật.
a. Thích ứng của cảm giác
b. Sự tác động lẫn nhau của cảm giác
c. Ngưỡng cảm giác
d. Sự lựa chọn của tri giác
Câu 20: “Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon cơm” là bị ảnh hưởng bởi quy luật.
a. Thích ứng của cảm giác
b. Sự tác động lẫn nhau của cảm giác
c. Ngưỡng cảm giác
d. Sự lựa chọn của tri giác
Câu 21: Hai người bạn A và B cùng đi chơi. Chó cắn vào chân người A, người B
không cảm thấy đau. Trường hợp trên giải thích cho đặc điểm nào của cảm giác.
a. Cảm giác phản ánh sự vật và hiện tượng một cách trực tiếp
b. Cảm giác phản ánh sự vật và hiện tượng một cách gián tiếp
c. Chỉ khi sự vật, hiện tượng tác động vào giác quan của ta thì ta mới có cảm giác
d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 22: Vì sao khi một hạt bụi rất bé rơi vào tay ta, ta không có cảm giác về nó.
a. Vì cường độ kích thích quá yếu
b. Vì cường độ kích thích quá mạnh
c. Vì cường độ kích thích nằm trong vùng cảm giác tối ưu
d. Câu b và c đúng
Câu 23: Cứ 24 hình thì có một thông điệp quảng cáo, là dựa vào quy luật.
a. Thích ứng cảm giác
b. Tương phản cảm giác
c. Ngưỡng cảm giác
d. Quá trình hình thành nhu cầu
Câu 24: Vì sao một ngọn đèn pha chiếu thẳng vào mắt ta, ta bị mất cảm giác nhìn.
a. Vì cường độ kích thích quá yếu
b. Vì cường độ kích thích quá mạnh
c. Vì cường độ kích thích nằm trong vùng cảm giác tối ưu
d. Câu a và c đúng
Câu 25: Quy luật nào của cảm giác được dùng để giải thích cho hiện tượng sau
đây: Ở ngoài sân nắng chói chang ta bước vào phòng tối, ban đầu ta không trông
thấy gì ở trong phòng, nhưng sau một thời gian ta dần dần nhìn thấy được các vật.
a. Quy luật về quán tính của cảm giác
b. Quy luật về ngưỡng cảm giác
c. Quy luật về sự thích ứng của cảm giác
d. Quy luật về sự tác động lẫn nhau của cảm giác
Câu 26: Việc lặp đi lặp lại một thông tin quảng cáo, là dựa vào quy luật.
a. Thích ứng cảm giác
b. Tương phản cảm giác
c. Ngưỡng cảm giác
d. Quá trình hình thành nhu cầu
Câu 27: Quy luật nào của cảm giác giải thích cho hiện tượng sau đây: Mới bước
vào phòng, ta ngửi thấy mùi khó chịu, nhưng nếu ta ngồi trong phòng một thời
gian thì cảm giác về mùi đó dần dần sẽ biến mất
a. Quy luật về quán tính của cảm giác
b. Quy luật về ngưỡng cảm giác
c. Quy luật về sự thích ứng của cảm giác
d. Quy luật về sự tác động lẫn nhau của cảm giác
Câu 28: Đặc điểm thể hiện sự khác biệt căn bản của tri giác so với cảm giác là:
a. Phản ánh thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng
b. Phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn
c. Quá trình tâm lý
d. Chỉ xuất hiện khi sự vật hiện tượng tác động trực tiếp vào giác quan.
Câu 29: Trường hợp nào đã dùng từ "cảm giác" đúng với khái niệm cảm giác trong
tâm lý học
a. Cảm giác day dứt cứ theo đuổi cô mãi khi cô để Lan ở lại một mình trong lúc
tinh thần suy sụp
b. Cảm giác lạnh buốt khi ta chạm lưỡi vào que kem
c. Tôi có cảm giác việc ấy xảy ra đã lâu lắm rồi
d. Khi "người ấy" xuất hiện, cảm giác vừa giận vừa thương lại trào lên trong lòng
tôi
Câu 30: Điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của cảm giác
a. Cảm giác là một quá trình tâm lý có mở đầu, diễn biến và kết thúc
b. Cảm giác của con người có bản chất xã hội
c. Cảm giác của con người phản ánh các thuộc tính bản chất của sự vật
d. Cảm giác chỉ phản ánh những thuộc tính cụ thể của sự vật thông qua hoạt động
của từng giác quan riêng lẻ

You might also like