You are on page 1of 89

C BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN PHƯƠNG

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DƯỢC


TẠI CÁC NHÀ THUỐC ĐẠT TIÊU CHUẨN GPP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH – NGHỆ AN

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI - 2013
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN PHƯƠNG

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DƯỢC


TẠI CÁC NHÀ THUỐC ĐẠT TIÊU CHUẨN GPP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH – NGHỆ AN

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC


MÃ SỐ : CK 62 73 20 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Trâm

HÀ NỘI, NĂM 2013


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ts.Vũ Thị Trâm - Trường Đại
học Dược Hà Nội, là người đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm
nghiên cứu cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ts.Nguyễn Thị Thanh Hương – Bộ
môn Quản lý kinh tế dược, trường ĐH Dược Hà Nội, DS.Nguyễn Hồng Lĩnh -
Trưởng phòng Hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế tỉnh Nghệ An đã tạo điều
kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập và xử lý số liệu trên địa bàn tỉnh
Nghệ An và hoàn thành đề tài này.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học dược
Hà Nội, phòng sau đại học, thầy cô các bộ môn đã tham gia giảng dạy lớp chuyên
khoa 1 này, đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè và những
người thân của tôi trong suốt thời gian qua đã luôn ở bên cạnh khích lệ, đồng
viên tôi thực hiện đề tài này.

Vinh, ngày 30 tháng 6 năm 2013


Học viên

Nguyễn Văn Phương


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN .................................................................................................................................. 3
1.1. Tình hình chung về sử dụng thuốc trên thế giới và tại Việt Nam ...................... 3
1.1.1. Tình hình tự sử dụng thuốc trên thế giới ............................................................................. 3
1.1.2. Sự phát triển của thị trường dược phẩm tại Việt Nam ................................................. 5
1.1.3. Tình hình sử dụng thuốc tại Việt Nam ................................................................................... 9
1.2. Khái quát về dược cộng đồng ............................................................................................................ 10
1.2.1. Một số tiêu chuẩn cung ứng thuốc cho cộng đồng .................................................10
1.2.2. Một số khái niệm về dược sĩ cộng đồng ................................................................................11
1.2.3. Vai trò của dược sĩ trong chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. .................. 11
1.3. Thực hành tốt nhà thuốc GPP. ........................................................................................................ 15
1.3.1. Quá trình hình thành ............................................................................................................................... 15
1.3.2 Nhiệm vụ và kỹ năng của người dược sỹ tại các nhà thuốc GPP. ................. 15
a) Nhiệm vụ của người dược sĩ hay nhân viên bán thuốc. ..............................................15
b) Kỹ năng thực hành của nhân viên bán thuốc tại nhà thuốc GPP ............... 16
1.4 Khái niệm và tình hình triển khai GPP tại Việt Nam ...................................... 18
1.4.1 Khái niệm GPP ................................................................................................................................................ 18
1.4.2 Tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc ................................................................................... 19
1.4.3. Tình hình triển khai GPP tại Việt Nam. .........................................................................19
1.5. Đặc điểm về mạng lưới cung ứng thuốc ở Nghệ An. .........................................20
1.5.1. Mạng lưới cung ứng thuốc tại tỉnh Nghệ An. .........................................................20
1.5.2. Một số tồn tại của các đại lý bán lẻ thuốc trên địa bàn toàn tỉnh. ........ 20
1.5.3. Tình hình triển khai GPP tại Nghệ An và Tp Vinh ................................................21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................24
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................24
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang .........................................................................24
2.3. Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................................................................24
2.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu và kỹ thuật chọn mẫu.......................................................................24
2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu ..........................................................................................................................25
a) Chỉ tiêu khảo sát cơ sở vật chất, sổ sách tài liệu và việc thực hiện một số
quy định chuyên môn. ...................................................................................................................................................25
b) Chỉ tiêu mô tả thực trạng kỹ năng thực hành của nhân viên bán thuốc ................... 27
2.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................................................28
2.4. Phương pháp đánh giá kết quả: .........................................................................................................28
2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: ...................................................................................29
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................................................30
3.1 Cơ sở vật chất, sổ sách tài liệu và việc thực hiện một số quy định chuyên
môn. ................................................................................................................................................................................................30
3.1.1 Cơ sở vật chất ......................................................................................................................................................... 30
a) Xây dựng và thiết kế ..................................................................................................................................... 30
b) Trang thiết bị bảo quản ............................................................................................................................31
3.1.2 Sổ sách và tài liệu chuyên môn .......................................................................................................... 33
3.1.3 Về thực hiện một số quy định chuyên môn ...........................................................................36
3.2 Thực trạng một số kỹ năng thực hành của nhân viên nhà thuốc .................. 37
3.2.1 Trình độ của người bán thuốc ............................................................................................................. 37
3.2.2 Các thuốc khách hàng đã mua. ........................................................................................................37
a) Các nhóm thuốc ................................................................................................................................................37
b) Tỷ lệ thuốc bán có nhãn phù hợp và không phù hợp. ............................................... 39
c) Tỷ lệ trường hợp mua thuốc ETC/ OTC ...................................................................................40
d) Tỷ lệ mua thuốc ETC đúng quy chế và không đúng quy chế. .......................... 41
3.2.3 Kỹ năng thực hành của nhân viên tại nhà thuốc ................................................. 42
a) Kỹ năng hỏi ....................................................................................................................................................... 42
b) Kỹ năng khuyên ..................................................................................................................................................44
c) Kỹ năng hướng dẫn sử dụng thuốc. ................................................................................................ 46
Chương 4. BÀN LUẬN ..........................................................................................................................................48
1. Cơ sở vật chất, sổ sách, tài liệu và việc thực hiện một số quy định chuyên
môn của nhà thuốc GPP. ..................................................................................................................................... 48
1.1 Cơ sở vật chất. ..........................................................................................................................................................48
1.2 Sổ sách, tài liệu tại các nhà thuốc GPP ..................................................................................... 49
1.3 Thực hiện một số quy định chuyên môn. ................................................................................. 51
2. Kỹ năng thực hành của nhân viên tại nhà thuốc ............................................................52
2.1 Các thuốc đã bán .................................................................................................................................................. 52
2.2 Kỹ năng hỏi của nhân viên tại nhà thuốc. ..............................................................................53
2.3 Kỹ năng khuyên của nhân viên tại nhà thuốc. ..................................................................53
2.4 Kỹ năng hướng dẫn sử dụng thuốc. ...............................................................................................54
KẾT LUẬN ................................................................................................................................................................................................................ 56
1. Cơ sở vật chất: .........................................................................................................................................................56
2. Sổ sách, tài liệu chuyên môn. ................................................................................................................ 56
3. Thực hiện quy chế chuyên môn. .........................................................................................................57
4. Kỹ năng thực hành của nhân viên bán thuốc.....................................................................57
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ..................................................................................................................................................... 58
1. Với cơ quan chức năng: Sở Y tế tỉnh Nghệ An ......................................................................58
2. Với các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP: ....................................................................................... 58
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Số liệu thống kê sản xuất, xuất nhập khẩu thuốc qua các năm 5
Bảng 1.2. Tiền thuốc bình quân đầu người qua các năm 6
Bảng 1.3. Tốc độ tăng trưởng thị trường dược phẩm qua các năm 7
Bảng 1.4. Tỷ lệ mẫu thuốc không đạt chất lượng 8
Bảng 1.5. Thống kê tỷ lệ thuốc giả từ năm 2005 đến 2010 8
Bảng 1.6. Số liệu các cơ sở đạt tiêu chuẩn GPP đến 8/2012 22
Bảng 2.1. Chỉ tiêu về kỹ năng hỏi, khuyên và hướng dẫn sử dụng 27
Bảng 3.1. Một số tiêu chuẩn về xây dựng và thiết kế 30
Bảng 3.2. Một số thiết bị bảo quản tại nhà thuốc 31
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu về sổ sách và tài liệu chuyên môn 33
Bảng 3.4. Chỉ tiêu về một số SOP áp dụng tại nhà thuốc 34
Bảng 3.5. Tình hình thực hiện một số quy định chuyên môn 36
Bảng 3.6. Trình độ người bán thuốc 37
Bảng 3.7. Các nhóm thuốc khách hàng đã mua 38
Bảng 3.8. Tỷ lệ thuốc có nhãn phù hợp và không phù hợp 39
Bảng 3.9. Số trường hợp mua thuốc ETC và OTC 40
Bảng 3.10. Tỷ lệ mua thuốc ETC có đơn và không có đơn 41
Bảng 3.11. Những câu hỏi của nhân viên nhà thuốc 43
Bảng 3.12. Những lời khuyên của nhân viên nhà thuốc 45
Bảng 3.13. Hướng dẫn sử dụng thuốc của nhân viên nhà thuốc 46
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Tiền thuốc bình quân đầu người qua các năm tại Việt Nam 6
Hình 1.2. Tốc độ tăng trường thị trường dược phẩm Việt Nam 7
Hình 3.1. Một số tiêu chuẩn về xây dựng và thiết kế 30
Hình 3.2. Một số thiết bị bảo quản tại nhà thuốc 32
Hình 3.3. Một số chỉ tiêu về sổ sách và tài liệu 33
Hình 3.4. Chỉ tiêu về một số SOP áp dụng tại nhà thuốc 35
Hình 3.5. Tình hình thực hiện một số quy định chuyên môn 36
Hình 3.6. Trình độ người bán thuốc 37
Hình 3.7. Tỷ lệ nhãn thuốc phù hợp và không phù hợp 39
Hình 3.8. Tỷ lệ mua thuốc ETC/OTC 40
Hình 3.9. Tỷ lệ mua thuốc ETC có đơn và không có đơn 41
Hình 3.10. Tỷ lệ các nhóm thuốc ETC đã mua có toa và không có toa 42
Hình 3.11. Những câu hỏi của nhân viên bán thuốc 43
Hình 3.12. Những lời khuyên của nhân viên bán thuốc 45
Hình 3.13. Hướng dẫn sử dụng thuốc của nhân viên bán thuốc 47
QUY ƯỚC VIẾT TẮT

ADR (Adverse Drug Reaction): Phản ứng bất lợi của thuốc.
BYT: Bộ y tế
FIP (Federation International Pharmaceutical): Liên đoàn dược phẩm quốc tế
(Good Pharmacy Practice): Thực hành tốt nhà thuốc
GMP (Good Manufacturing Practice): Thực hành tốt sản xuất thuốc
GLP (Good Laboratory Practice): Thực hành tốt phân phối thuốc
GSP (Good Storage Practice): Thực hành tốt bảo quản thuốc
HIV (Human Immunodeficiency Virus): Virus suy giảm miễn dịch ở người
NIDA (National Institute on Drug Abuse): Viện nghiên cứu về lạm dụng thuốc
NQ: Nghị quyết
QĐ: Quyết định
STD (Sexually Transmitted Disease): Bệnh lây qua đường tình dục.
STT: Số thứ tự
Thuốc ETC (Ethical Drugs): Thuốc phải kê đơn
Thuốc OTC (Over The Counter): Thuốc không phải kê đơn
TP: Thành phố
TT: Thông tư
WHA (World Heath Assembly): Hội đồng y khoa thế giới
WHO: (World Heath Organization): Tổ chức y tế thế giới
ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt, vì vậy kinh doanh thuốc ngoài việc phải
tuân theo những quy luật chung của nền kinh tế thị trường thì còn có nhiều điểm
khác biệt so với những loại hàng hóa thông thường khác. Một trong các yếu tố
khác biệt đó là thị trường thuốc ngày càng được nhà nước quản lý chặt chẽ, và
người kinh doanh thuốc phải có trình độ chuyên môn dược nhất định.
Hiện nay, Việt Nam đã ban hành và thực hiện các chính sách mở cửa, tạo
điều kiện cho các thành phần kinh tế tư nhân được phép kinh doanh thuốc, hệ
thống bán lẻ mở rộng, số lượng các nhà thuốc tư nhân tăng lên đáng kể, góp
phần to lớn vào công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân. Nhìn chung đã đảm
bảo cung ứng thuốc đầy đủ, đảm bảo chất lượng, kịp thời, với giá cạnh tranh.
Do các yếu tố về sự tiện lợi, chi phí thấp, cùng với sự nâng cao kiến thức
về sức khỏe thường thức của người dân nên xu hướng ngày nay phần lớn người
dân thường đến trực tiếp nhà thuốc, hiệu quốc để mua thuốc tự điều trị ngày
càng đông. Chỉ khi có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, họ mới tìm đến các cơ
sở khám chữa bệnh. Do vậy các nhà thuốc, hiệu thuốc trở thành nơi tiếp cận đầu
tiên với người dân trong hệ thống y tế.
Cũng vì tình hình đó, việc nâng cao chất lượng dịch vụ dược tại các nhà
thuốc tư nhân, các quầy thuốc là hết sức quan trọng và cấp thiết để đáp ứng nhu cầu
điều trị ngày một tăng của người dân. Tuy nhiên, sự phong phú và sẵn có của các
loại thuốc trên thị trường, cùng với thói quen và xu hướng tự sử dụng thuốc để điều
trị của người dân đã nảy sinh nhiều vấn đề đối với sức khỏe người bệnh, hiện tượng
lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc sai chỉ định hay sai hướng dẫn ngày càng trở nên
phổ biến[8]. Tình trạng các nhà thuốc tư nhân vì chạy theo lợi nhuận mà vi phạm
các quy chế chuyên môn vẫn xảy ra phổ biến ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, điều
này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh.

1
Thấy được vai trò quan trọng của các cơ sở bán lẻ thuốc đối với việc chăm sóc
sức khỏe cộng đồng, Liên đoàn dược phẩm quốc tế FIP đã đưa ra một văn bản bao
gồm các tiêu chuẩn về “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP” và được WHO thông qua
năm 1997[16]. Kể từ đó đến nay, FIP và WHO đã đưa ra nhiều văn bản hướng dẫn
để hoàn thiện về “Thực hành tốt nhà thuốc” để các khu vực và quốc gia thực hiện.
Tại Việt Nam, năm 2007 Bộ Y tế chính thức ban hành và áp dụng nguyên tắc,
tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP” nhằm hướng đến cung ứng thuốc đảm
bảo chất lượng và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cho người dân. Các tỉnh,
thành trong cả nước đã tích cực triển khai quyết định số 11/2007/QĐ-BYT về “Thực
hành tốt nhà thuốc”, trong đó Nghệ An là tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc thực
hiện chuẩn hóa các nhà thuốc theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế đưa ra để các nhà thuốc
trên địa bàn toàn tỉnh đạt GPP theo đúng lộ trình. Cho đến nay, các nhà thuốc trên
địa bàn thành phố Vinh đã cơ bản được chuẩn hóa để đạt tiêu chuẩn GPP. Điều này
đã góp phần làm việc kinh doanh thuốc tại các nhà thuốc có chất lượng được nâng
lên rõ rệt, góp phần làm củng cố niềm tin đối với người dân trong việc đến các nhà
thuốc để mua thuốc điều trị bệnh, phần nào làm thay đổi diện mạo ngành Dược trên
địa bàn. Tuy vậy, thực trạng các nhà thuốc đã đạt chuẩn GPP vẫn còn tồn tại nhiều
bất cập và sai sót trong quá trình hoạt động. Trước thực trạng đó, trong thời gian từ
tháng 6/2012 đến tháng 10/2012, tôi đã thực hiện đề tài “Khảo sát chất lượng dịch
vụ dược tại các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn thành phố Vinh,
tỉnh Nghệ An” với 2 mục tiêu sau:
1. Khảo sát về cơ sở vật chất, sổ sách, tài liệu và việc thực hiện một số
quy định chuyên môn của một số nhà thuốc GPP trên địa bàn thành phố Vinh,
tỉnh Nghệ An.
2. Mô tả thực trạng một số kỹ năng thực hành của nhân viên bán thuốc tại
những nhà thuốc khảo sát.
Từ đó đưa ra ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ dược của
các nhà thuốc đạt GPP trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
2
Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Tình hình chung về sử dụng thuốc trên thế giới và tại Việt Nam
1.1.1. Tình hình tự sử dụng thuốc trên thế giới
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, ngày càng
nhiều loại hoạt chất, chế phẩm thuốc ra đời giúp cải thiện công tác chăm sóc sức
khỏe cộng đồng. Xu hướng tự chăm sóc sức khỏe và sử dụng thuốc dẫn đến việc
người bệnh thường tự tìm đến các cơ sở bán lẻ thuốc để mua thuốc và tự điều trị,
chỉ khi có vấn đề thực sự nghiêm trọng, họ mới tìm đến cơ sở y tế khám chữa
bệnh và mua thuốc theo đơn. Do đó cũng phát sinh nhiều vấn đề trong việc quản
lý dược cộng đồng.
Hiện tượng lạm dụng, sử dụng thuốc kháng sinh, corticoid, các loại
vitamin … bừa bãi không cần thiết, đang là thách thức lớn cho ngành y tế của
bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới [7], đặc biệt là ở các quốc gia đang phát
triển, trong đó có Việt Nam.
Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới WHO năm 2011 về sử dụng thuốc
cho thấy:
Sử dụng thuốc không hợp lý đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng toàn
cầu, dẫn đến lãng phí và có hại cho người bệnh. Ở các nước đang phát triển và
chuyển tiếp, ít hơn 40% bệnh nhân trong khu vực công và 30% bệnh nhân trong
khu vực tư nhân được điều trị phù hợp với hướng dẫn điều trị chuẩn. Thuốc
kháng sinh được sử dụng sai mục đích và sử dụng quá mức ở tất cả các vùng.
Tại châu Âu, một số nước đã sử dụng gấp ba lần số tiền thuốc kháng sinh cho
mỗi đầu người so với các nước khác với hồ sơ bệnh tương tự. Ở các nước đang
phát triển và chuyển đổi, chỉ có 70% trường hợp viêm phổi nhận được kháng
sinh thích hợp, khoảng một nửa tất cả các nhiễm trùng cấp tính do virus trên

3
đường hô hấp và các trường hợp tiêu chảy do virus sử dụng thuốc kháng sinh
không phù hợp.
Hiện tượng sử dụng các thuốc an thần và tiền chất không đúng theo chỉ
dẫn y tế cũng rất đáng lưu ý. Tại Mỹ, năm 2010 theo báo cáo của Viện nghiên
cứu về lạm dụng thuốc NIDA (National Institute on Drug Abuse) có khoảng 7 triệu
người sử dụng các thuốc tâm lý trị liệu không hợp lý (khoảng 2,7% dân số). Các loại
thuốc bị lạm dụng phổ biến nhất là: thuốc giảm đau: 5,1 triệu; thuốc an thần, gây
ngủ: 2,6 triệu; các chất kích thích: 1,1 triệu [20].
Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ chế độ điều trị chiếm khoảng 50% trên thế gới và
thấp hơn ở các nước đang phát triển và chuyển tiếp, có đến 50% của tất cả các
trường hợp pha chế thuốc là không đầy đủ (về hướng dẫn bệnh nhân hoặc ghi nhãn
khi cấp phát thuốc) [20].
Hậu quả tai hại của việc sử dụng thuốc không hợp lý dẫn đến việc: xuất hiện
nhiều thêm các tác dụng phụ, làm tăng các vi khuẩn kháng thuốc, hậu quả làm lây
lan các bệnh nhiễm trùng khiến nhiều bệnh lý trở nên trầm trọng, tỷ lệ tử vong cao và
chi phí điều trị tăng lên hàng tỷ đô la mỗi năm.
Chưa đến một nửa các quốc gia trên thế giới đang thực hiện các chính sách cơ
bản cần thiết để đảm bảo sử dụng hợp lý các loại thuốc như: giám sát và cập nhật
thường xuyên việc sử dụng thuốc, các hướng dẫn lâm sàng và có một trung tâm
thông tin thuốc ETC, thuốc OTC, tổ chức các hội đồng thuốc và điều trị tại hầu hết
các bệnh viện hoặc khu vực.
Sự lưu hành của các thuốc kém chất lượng cộng với việc bán thuốc và sử
dụng thuốc của người dân trong cộng đồng không đúng theo quy định chuyên môn
đã và đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chính bản thân họ và các
thế hệ sau [15].
Bên cạnh đó hiện tượng thuốc giả xuất hiện trên thị trường vẫn xảy ra ở nhiều
nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Việc củng cố và nâng cao chất
lượng quản lý phân phối dược trong cộng đồng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
4
các nhà quản lý, nhằm khắc phục những tình trạng trên. Trong đó một phần quan
trọng là củng cố chất lượng các nhà thuốc tư nhân và quầy thuốc, là nơi trực tiếp bán
thuốc cho người bệnh.
Trên 50% các trường hợp mua thuốc giả được thực hiện trên Internet từ các
cơ sở hành nghề y dược bất hợp pháp[19].
1.1.2. Sự phát triển của thị trường dược phẩm tại Việt Nam
Sau nhiều năm đổi mới, ngành dược Việt Nam đã có những bước phát triển
tốt, đáp ứng nhu cầu thuốc phòng bệnh và chữa bệnh cho người dân cả về số lượng
và chất lượng.
Bảng 1.1. Số liệu thống kê sản xuất, xuất nhập khẩu thuốc qua các năm

Tổng giá trị tiền thuốc Trị giá SX trong nước Trị giá thuốc nhập
Năm
sử dụng (1.000USD) (1.000USD) khẩu (1.000USD)

2005 817.396 395.157 650.180

2006 956.353 475.403 710.000

2007 1.136.353 600.630 810.711

2008 1.425.657 715.435 923.288

2009 1.696.135 831.205 1.170.828

2010 1.913.661 919.039 1.252.572

2011 2.397.972 1.182.583 1.295.834

(Nguồn: Cục quản lý Dược)


Có thể thấy trong những năm gần đây, việc sản xuất, xuất nhập khẩu thuốc đã
có những bước tiến rõ rệt. Năm 2010, giá trị thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng
919,04 triệu USD, tăng 10,57% so với năm 2009, đáp ứng được 48,03% nhu cầu sử
dụng thuốc trong nước.
5
Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng năm 2010 là 1.9 tỷ USD và đạt xấp xỉ 2.4 tỉ
USD vào năm 2011.
Tiền thuốc bình quân đầu người cũng tăng lên theo sự gia tăng dân số, đến
$25.4 vào năm 2012 và dự kiến đạt $29.4 vào năm nay và $33.83 vào năm sau.
Bảng 1.2: Tiền thuốc bình quân trên đầu người qua các năm

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Population
81.8 82.7 83.5 84.4 85.3 86.1 87 87.8 89 90.1 91.3 92.5
(Triệu Người)

USD/người 5.9 6.7 7.5 9.1 11.6 13.8 16.2 18.8 21.8 25.4 29.4 33.83

(Nguån: Côc Qu¶n Lý D­îc)

33.8

US$/người
Triệu dân

94 35

92 29.4
30
25.4
90
21.8 25
88
18.8
86 20
16.2

84 13.8
15
11.6
82 9.1
7.5 10
6.7
80 5.9

5
78

76 0
3

4
00

00

00

00

00

00

00

01

01

01

01

01
2

Hình 1.1. Tiền thuốc bình quân đầu người qua các năm tại Việt Nam

6
Bảng 1.3: Tốc độ tăng trưởng của thị trường dược qua các năm

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Gr% 15.7 15.9 12.7 23.0 28.4 20.3 18.5 17.2 17.4 17.7 17.5

(Nguồn: Cục QLD)


Tốc độ tăng trưởng thị trường dược phẩm trong những năm qua đều ở
mức trên 10%, thấp nhất là 12,7% vào năm 2005 và cao nhất là 28,4% vào
năm 2007. Dự đoán trong giai đoạn 2010 - 2013 tốc độ tăng trưởng giữ ổn định
17 - 18%. Tổng giá trị tiền thuốc ước đạt trên 2 tỷ USD vào năm 2012 và sẽ còn
tăng nhanh hơn nữa trong các năm tiếp theo[3].
Gr %

30 28.4
25
23
20 20.3
18.5
17.2 17.4 17.7 17.5
15.7 15.9
15
12.7
10
5
0
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
năm

Gr %
Hình 1.2. Tốc độ tăng trường thị trường dược phẩm Việt Nam
Tuy nhiên, trên thị trường thuốc Việt Nam vẫn xuất hiện một số loại thuốc
với chất lượng không đáng tin cậy.

7
Bảng 1.4. Tỷ lệ mẫu thuốc không đạt chất lượng

Tổng số mẫu lấy để Số mẫu không đạt Tỷ lệ thuốc không


Năm
kiểm tra chất lượng TCCL đạt TCCL (%)

2005 29.336 867 3,00

2006 29.819 947 3,18

2007 25.460 839 3,33

2008 29.490 840 2,90

2009 31.542 1.051 3,33

2010 26.452 827 3,13

(Nguồn: Cục quản lý Dược)


Bảng 1.5. Thống kê tỷ lệ thuốc giả từ năm 2005 đến 2010
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tỷ lệ (%) 0,09 0,13 0,17 0,095 0,12 0,075
(Nguồn: Cục quản lý Dược)
(Tỷ lệ thuốc giả được phát hiện tính trên tổng số mẫu lấy kiểm tra, không
tính trên tổng số thuốc lưu hành trên thị trường)
Việt Nam tuy chưa phải là nước có tỷ lệ thuốc giả, thuốc kém chất
lượng thuộc dạng cao trên thế giới, song đã có những diễn biến phức tạp và
đang đứng thứ 2 trong khu vực, có nguy cơ trở thành “bãi rác thuốc kém chất
lượng” của các nước công nghiệp phát triển. Đầu năm 2012, trong hơn 31.000
mẫu thuốc lấy từ các cơ sở bán lẻ để kiểm tra đã có hơn 1000 mẫu không đạt
chất lượng. Để cải thiện tình hình chất lượng thuốc trên thị trường. Bộ Y tế
đang tập trung xây dựng hệ thống cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP (thực
hành tốt nhà thuốc) đồng thời triển khai hệ thống quản lý chất lượng toàn
diện từ sản xuất (GMP), bảo quản (GSP), kiểm nghiệm (GLP), phân phối
(GDP) và hậu kiểm [5].
8
1.1.3. Tình hình sử dụng thuốc tại Việt Nam
Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi có những bất thường về
sức khỏe, phổ biến là những bệnh thông thường 60 đến 85% người dân thường
đến các điểm bán lẻ như quầy thuốc, nhà thuốc để tìm kiếm sự giúp đỡ và mua
thuốc điều trị trước khi đến với các loại hình dịch vụ y tế khác nếu không khỏi
bệnh[6]. Điều này dẫn đến tình hình sử dụng thuốc ở Việt Nam đang ngày càng
trở nên phức tạp, việc lạm dụng thuốc đang là một vấn đề đáng lo ngại, bởi lẽ
nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, mà còn gây nhiều hậu quả
đáng tiếc về sau.
Theo điều tra của chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu của Bộ y tế tại 9
tỉnh: Sơn La, Cao Bằng, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ,
Long An cho thấy, hiện tượng lạm dụng kháng sinh rất phổ biến, có tới 34 -
37,5% dùng kháng sinh điều trị cảm cúm, 78% dùng cho bệnh nhân đau đầu, đau
thần kinh[7]. Điều này dẫn đến mức độ kháng sinh ở Việt Nam ngày càng tăng
lên và trở thành một vấn đề cực ký nghiêm trọng. Theo thông báo của WHO: Việt
Nam là một trong những nước có tình hình kháng sinh cao nhất thế giới[1].
Bên cạnh đó, việc sử dụng Corticosteroid bừa bãi cũng xảy ra khá phổ
biến ở Việt Nam gây nên nhiều vấn đề đáng lo ngại do đây là một nhóm thuốc
có nhiều tác dụng phụ để lại hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân. Một nghiên
cứu ở 60 nhà thuốc tư nhân tại Hà Nội cho thấy: trung bình một nhà thuốc sẽ
bán Corticosteroid cho 76% lượt khách hàng có yêu cầu mà không cần đơn[14].
Theo kết quả của một nghiên cứu tại Hà Nội trên 60 nhà thuốc tư nhân về
việc bán các thuốc điều trị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục STD
(Sexually Transmitted Disease): Việc hướng dẫn sử dụng thuốc rất hiếm gặp,
hầu như không có câu hỏi và lời khuyên nào được đưa ra, các thuốc không phù
hợp với hướng dẫn điều trị. Một nghiên cứu khác ở Hà Nội thực hiện trên 29
nhà thuốc đã chỉ ra rằng: kháng sinh và các thuốc cầm tiêu chảy được các nhà
thuốc tư vấn trong chủ yếu các trường hợp tiêu chảy cấp[11].
9
Như vậy, ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, vẫn tồn tại nhiều
vấn đề về lưu hành thuốc kém chất lượng trên thị trường và sự lạm dụng thuốc, sử
dụng thuốc thiếu an toàn, hợp lý trong cộng đồng. Để cải thiện tình hình này, cần
phải có sự vào cuộc của nhiều ban ngành chức năng, trong đó vai trò của các cơ
sở bán lẻ thuốc là không nhỏ. Nếu cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm yêu cầu
bảo quản, phân phối thuốc cùng với việc chấp hành tốt các quy chế ngành nghề về
dược và nâng cao trình độ, kỹ năng thực hành của nhân viên, các cơ sở bán lẻ
thuốc sẽ giúp cải thiện đáng kể tình hình sử dụng thuốc trong cộng đồng.
Từ tất cả những vấn đề trên, chúng ta có thể thấy được vai trò của dược
cộng đồng trong việc cung cấp những dịch vụ tốt nhất về thuốc, đảm bảo được
việc điều trị một cách hiệu quả và kinh tế cho người dân, đồng thời thấy được
vai trò của các cơ quan quản lý trong việc hoàn thiện cơ chế luật pháp và tăng
cường kiểm tra, giám sát hệ thống phân phối thuốc tại các nhà thuốc tư nhân và
quầy thuốc trên địa bàn.
1.2. Khái quát về dược cộng đồng
Hoạt động Dược cộng đồng là toàn bộ các dịch vụ dược cung ứng cho cộng
đồng thông qua hệ thống các cửa hàng dược phẩm (nhà thuốc, đại lý bán thuốc,
quầy thuốc …) trong cộng đồng được thực hiện bởi người dược sĩ cộng đồng[21].
1.2.1. Một số tiêu chuẩn cung ứng thuốc cho cộng đồng
Trong vài thập kỷ gần đây, Dược cộng đồng đã đề cập đến các hoạt động
chăm sóc thuốc men cho cộng đồng, từ việc cung ứng đủ, phân phối thuốc có
chất lượng đến việc sử dụng thuốc an toàn hợp lý, kinh tế. Các hoạt động thông
tin giáo dục, truyền thông và dử dụng thuốc được tiến hành thường xuyên thông
qua các hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức y tế Thế giới đã
đưa ra 6 tiêu chuẩn để hướng dẫn, giám sát và đánh giá việc cung ứng thuốc cho
cộng đồng như sau[12]:
Thuận tiện: Điểm bán thuốc gần dân, người dân đi đến điểm bán thuốc
không mất nhiều thời gian dù đi bằng phương tiện thông thường (30-60 phút).
10
Giờ giấc bán: Phù hợp với tập quán sinh hoạt của từng địa phương, cần
có hiệu thuốc phục vụ 24/24 giờ để phục vụ cấp cứu, thủ tục mua bán thuận tiện
nhất là thuốc thông thường không cần đơn.
Tính kịp thời: Có sẵn và đủ các loại thuốc đáp ứng nhu cầu, có thuốc
cùng loại để thay thế. Có sẵn và đủ các loại thuốc thiết yếu.
Chất lượng thuốc: Đảm bảo và không bán những thuốc chưa có số đăng
ký hoặc chưa được phép nhập khẩu, sản xuất, thuốc giả, thuốc kém chất lượng;
thuốc quá hạn dùng.
Giá cả: Hợp lý và niêm yết công khai.
Hướng dẫn sử dụng: Sử dụng thuốc an toàn hợp lý
Về kinh tế phải đảm bảo giá thành điều trị: giá thuốc phải phù hợp với
khả năng chi trả của từng đối tượng khác nhau, phù hợp với khả năng tài chính
của người mua.
Tiết kiệm chi phí cho cộng đồng: Bên cạnh đó cũng phải đảm bảo thu
nhập và lãi hợp lý cho người bán thuốc.
1.2.2. Một số khái niệm về dược sĩ cộng đồng
Dược sĩ cộng đồng: Là người bán và tư vấn sử dụng thuốc tại các cửa hàng
dược phẩm (nhà thuốc, đại lý thuốc, quầy thuốc) trong cộng đồng[18].
Vai trò mới của dược sĩ được thể hiện rõ nhất thông qua vai trò của dược sĩ
làm việc tại các cơ sở bán lẻ thuốc như nhà thuốc, hiệu thuốc hay quầy thuốc trong
cộng đồng. Đây là những cán bộ y tế mà phần lớn công việc là tiếp xúc với cộng
đồng, hoạt động chuyên môn của họ là đảm bảo cung cấp thuốc, tư vấn và cung cấp
những thông tin cho bệnh nhân, cho cán bộ y tế và tham gia vào các chương trình
chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đó là hình ảnh của người dược sĩ cộng đồng.
1.2.3. Vai trò của dược sĩ trong chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng xu hướng người bệnh thường đi thẳng
đến các nhà thuốc, hiệu thuốc để mua thuốc hoặc hỏi bệnh mà không qua thầy
thuốc là rất phổ biến. Chính vì vậy, người dược sĩ không chỉ đóng vai trò của
11
người cung cấp thuốc mà còn đóng vai trò của những nhà tư vấn để cung cấp
những thông tin quan trọng về thuốc cho bệnh nhân để thỏa mãn yêu cầu của
họ[14]. Người dược sĩ phải có khả năng giúp người bệnh cảm thấy yên tâm và có
trách nhiệm đối với các vấn đề tự sử dụng thuốc và khi cần thiết phải tham khảo
những đơn thuốc bệnh nhân đã sử dụng. Người dược sĩ phải là người hướng dẫn và
giám sát, phải luôn coi trọng bệnh nhân, coi trọng và phối hợp với những người
làm việc trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng hay đúng hơn, các dược sĩ chính là
một bộ phận của hệ thống chăm sóc sức khỏe có vai trò quản lý và phân phối[16].
Trong những năm gần đây, chăm sóc dược ngày càng trở nên quan trọng
do những thách thức của việc tự chăm sóc, được xem như một triết lý cho thực
hành dược mà trong đó bệnh nhân và cộng đồng là những đối tượng hưởng lợi
đầu tiên từ những thực hành của người dược sĩ. Thực hành dược có xu hướng
chuyển trọng tâm từ tập trung cung cấp thuốc sang tập trung chăm sóc sức khỏe
cho bệnh nhân. Vai trò của dược sĩ đã phát triển từ người pha chế, cung cấp các
sản phẩm dược thành người cung cấp thông tin và các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe cho cộng đồng. Nhiệm vụ mới của người dược sĩ là đảm bảo bệnh nhân sử
dụng thuốc hợp lý, an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.
Tổ chức y tế thế giới WHO đã tổ chức ba cuộc họp về vai trò của người
dược sĩ trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Cuộc họp đầu tiên được tổ chức tại
New Dehli Ấn Độ, năm 1988 đã phác thảo ra các hoạt động khác nhau của dược
sĩ như kiểm soát, quản lý thuốc, mua bán, bảo quản và phân phối thuốc, thông
tin thuốc, nghiên cứu khoa học. Cuộc họp thứ hai tại Tokyo, Nhật Bản năm
1993 giới thiệu khái niệm về chăm sóc dược. Cuộc họp lần thứ 3 tại Vancouver,
Canada năm 1997 thảo luận khung chương trình để đào tạo dược sĩ trong tương
lai[16]. Khái niệm dược sĩ với các vai trò mới như: người cung cấp dịch vụ
chăm sóc, người đưa ra quyết định, người giao tiếp, người lãnh đạo, nhà quản lý,
người học suốt đời, người giáo viên. Dược sĩ ngày nay tham gia ngày càng nhiều
vào việc tự chăm sóc, vì vậy trách nhiệm đối với khách hàng cũng lớn hơn. Khái
12
niệm dược sĩ 7 sao được giới thiệu bởi WHO và được sự đồng thuận bởi FIP
(Federation International Pharmaceutical) vào năm 2000 đã nhìn nhận vai trò mới
của người dược sĩ:
* Người giao tiếp:
- Thảo luận và lắng nghe ý kiến của khách hàng để hiểu được bản chất bệnh
tật của khách hàng.
- Cung cấp thông tin về những loại thuốc mà mình bán cho khách hàng.
- Khuyên khách hàng không nên dùng thuốc khi không cần thiết.
* Người cung ứng thuốc có chất lượng
- Chỉ bán thuốc khi có nguồn gốc chính đáng.
- Thuốc phải được bảo quản đúng theo yêu cầu.
- Thuốc phải có nhãn rõ ràng, chính xác.
* Người huấn luyện và giám sát
- Cam kết tham gia các hoạt động có liên quan đến đào tạo liên tục về y dược.
- Giám sát và đào tạo nhân viên của mình (dược trung, dược tá…)
- Chuyển khách hàng đến nhà thuốc khác khi thấy cần thiết
* Cộng tác viên
- Cộng tác với các tổ chức công cộng và tuân thủ các nguyên tắc, điều luật
của nhà nước.
- Cộng tác với các cán bộ chuyên môn khác (ví dụ có thể chuyển khách hàng
tới thầy thuốc để thăm khám trước khi bán thuốc).
- Cộng tác với các đồng nghiệp của mình trong các tổ chức chuyên môn.
* Người giáo dục sức khỏe
- Là điểm tiếp cận đầu tiên của người bệnh, người dược sĩ khuyên bệnh
nhân không cần dùng thuốc nếu không cần thiết.
* Công việc và trách nhiệm của một người dược sĩ cộng đồng
Dược sĩ cộng đồng làm việc tại các cửa hàng bán lẻ thuốc trong cộng
đồng, các cửa hàng này có thể lớn như nhà thuốc tư nhân, hiệu thuốc, có thể nhỏ
13
như đại lý thuốc, quầy thuốc, có thể nằm trong một chuỗi các cửa hàng dược,
cũng có thể là các cửa hàng nhỏ lẻ khác. Nhưng bất kỳ họ làm việc ở đâu, họ
đều có nhiệm vụ như nhau:
- Bán thuốc theo đơn của bác sĩ: khi nhận được đơn thuốc, dược sĩ cộng đồng
phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn thuốc, đọc và hiểu được những thuốc ghi trong
đơn, kiểm tra tên thuốc, liều dùng, bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc đó không;
Đảm bảo thuốc được cung ứng cho bệnh nhân một cách chính xác và an toàn.
- Bán những thuốc không kê đơn: tham gia vào hoạt động tự điều trị, tư
vấn sử dung thuốc và tự điều trị một số bệnh đơn giản.
- Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc: dược sĩ cộng đồng là chuyên gia
về thuốc phải kê đơn và thuốc không phải kê đơn, họ có trách nhiệm hướng dẫn
bệnh nhân sử dụng thuốc bao gồm: liều dùng, đường dùng, cách dùng đồng thời
khuyến cáo bệnh nhân về những tác dụng phụ và phản ứng có hại của thuốc,
khuyên họ thông báo kịp thời cho bác sĩ điều trị.
- Tư vấn cho bệnh nhân về các vấn đề sức khỏe. Ví dụ, dược sĩ cộng
đồng giúp bệnh nhân tiểu đường hiểu cách sử dụng máy đo đường huyết trong
máu, giúp bệnh nhân hen kiểm soát triệu chứng, hướng dẫn chế độ ăn uống,
tập luyện, giúp các bệnh nhân lựa chọn các thiết bị y tế thông thường như
máy đo huyết áp, đo đường huyết đồng thời cũng tư vấn bệnh nhân lựa chọn
những thuốc thông thường.
- Tư vấn cho bác sĩ lựa chọn thuốc hợp lý. Nhiều dược sĩ làm việc cùng
với bác sĩ đưa ra sự lựa chọn thuốc tốt nhất cho bệnh nhân. Dược sĩ là những
chuyên gia về thuốc và có thể giúp ích cho bác sĩ, đặc biệt là khi bệnh nhân
được điều trị nhiều thuốc cùng một lúc và có khả năng tương tác với nhau. Dược
sĩ khuyên bác sĩ đưa ra lựa chọn phối hợp thuốc an toàn, không phối hợp những
thuốc gây ra nguy hiểm đối với bệnh nhân.
- Lưu trữ thông tin bệnh nhân, thường xuyên cập nhật thông tin về thuốc,
cập nhật những thuốc mới và tác dụng của chúng.
14
Để đáp ứng được với nhu cầu phát triển của dược cộng đồng và xây dựng
được một hệ thống cung ứng dược có tiêu chuẩn thống nhất trên toàn cầu, người
ta đã xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu cảu các nhà thuốc bao gồm cơ sở vật
chất, thiết kế, tài liệu, quy định chuyên môn và các kỹ năng thực hành của người
dược sĩ tại các nhà thuốc.
1.3. Thực hành tốt nhà thuốc GPP.
1.3.1. Quá trình hình thành
Năm 1993, tại hội nghị ở Tokyo, lần đầu tiên khái niệm về thực hành tốt nhà
thuốc được liên đoàn Dược phẩm quốc tế (FIP) đưa ra, đó là: "Nhà thuốc thực hành
tốt” là nhà thuốc không nghĩ đến lợi nhuận kinh doanh của riêng mình mà còn quan
tâm đến lợi ích của người mua hàng, lợi ích chung của toàn xã hội".
Sau đó, Liên đoàn Dược phẩm quốc tế FIP đã xây dựng hướng dẫn thực hành
tốt nhà thuốc trên cơ sở đúc rút những kinh nghiệm thực tế về việc sử dụng thuốc
của các quốc gia trên toàn lãnh thổ và các tổ chức dược quốc tế. Năm 1997, sau khi
được sửa đổi bổ sung, bản hướng dẫn thực hành tốt nhà thuốc đã được tổ chức Y tế
thế giới (WHO) thông qua với các mục tiêu sau[16]:
- Thúc đẩy chăm sóc sức khỏe;
- Thúc đẩy kê đơn và sử dụng thuốc hợp lý;
- Cung cấp, lập kế hoạch về thuốc;
- Hướng dẫn bệnh nhân cách tự chăm sóc sức khỏe[18] .
Kể từ đó đến nay, WHO đã ban hành nhiều hướng dẫn để các quốc gia
xây dựng những tiêu chuẩn riêng về cơ sở vật chất cũng như nhân sự và các quá
trình chuẩn trong hành nghề của nhà thuốc.
1.3.2 Nhiệm vụ và kỹ năng của người dược sỹ tại các nhà thuốc GPP.
a) Nhiệm vụ của người dược sĩ hay nhân viên bán thuốc.
Theo hướng dẫn của WHO và FIP năm 2011, nhiệm vụ của người dược sỹ
tại các nhà thuốc GPP bao gồm[15]:
* Tổ chức thu mua và bảo quản thuốc và chế phẩm y tế an toàn. Phân phối,
15
quản lý, pha chế và xử lý thuốc và chế phẩm y tế.
- Sắp xếp thuốc và các sản phẩm y tế khác một cách hợp lý
- Thu mua và bảo quản thuốc và các sản phẩm y tế.
- Phân phối thuốc và các sản phẩm y tế.
- Quản lý thuốc, vaccin và các thuốc tiêm khác.
- Sẵn sàng cho việc pha chế thuốc khi có yêu cầu: nhân viên, tài liệu, thiết
bị,dụng cụ, tiêu chuẩn.
- Xử lý thuốc và các chế phẩm y tế: theo dõi và kiểm tra các thuốc trong
kho thường xuyên, biệt trữ đối với thuốc thu hồi và trả lại, thiết lập quy trình xử
lý đối với các thuốc không đạt tiêu chuẩn.
* Mang đến cho khách hàng phương pháp điều trị hiệu quả.
- Đánh giá về tình trạng và nhu cầu sức khỏe của bệnh nhân.
- Quản lý việc điều trị của bệnh nhân
- Theo dõi tiến trình điều trị và kết quả.
- Cung cấp các thông tin về thuốc và các vấn đề liên quan đến sức khỏe.
* Duy trì và nâng cao việc thực hành nhà thuốc chuyên nghiệp.
- Lập kế hoạch và thực hiện các chiến lược nhằm nâng cao chất lượng dịch
vụ tại nhà thuốc trong thời điểm hiện tại và trong tương lai.
- Tham gia vào công tác cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế và
sức khỏe người dân trong cộng đồng.
- Đánh giá các thông tin liên quan đến thuốc và các khía cạnh khác của
việc tự chăm sóc sức khỏe.
- Tham gia vào các hoạt động chăm sóc dự phòng và dịch vụ.
- Tuân thủ pháp luật, các quy định hành nghề và những hướng dẫn của cơ
quan chức năng.
- Tuyên truyền và hỗ trợ chính sách thuốc quốc gia, thúc đẩy việc cải
thiện tình hình sức khỏe cộng đồng.
b) Kỹ năng thực hành của nhân viên bán thuốc tại nhà thuốc GPP
16
Trong hoạt động của một cơ sở bán lẻ dược phẩm như nhà thuốc, quầy thuốc,
đặc biệt là nhà thuốc GPP, yếu tố con người là quan trọng nhất. Kỹ năng hành
nghề của dược sĩ được thể hiện qua việc giao tiếp với người bệnh đến mua
thuốc. Giao tiếp không những thể hiện văn hóa, đạo đức y tế mà còn là điều kiện
không thể thiếu trong việc tiếp cận với khách hàng đến mua thuốc. Giao tiếp tốt
giúp cho việc bán thuốc đạt mục tiêu sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và
kinh tế nhất, đồng thời giúp thu hút được nhiều khách hàng. Đối với người bán
thuốc, những kỹ năng quan sát, giao tiếp, lắng nghe bệnh nhân đóng vai trò quan
trọng trong việc thu thập những thông tin cần thiết cho việc bán đúng thuốc.
Theo tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc, người bán thuốc cho khách hàng cần
thực hiện đầy đủ các bước Q-A-T trong đó [15]:
Q: Questions - những câu hỏi dành cho khách hàng
A: Advices - những lời khuyên của người bán thuốc cho khách hàng
T: Treatment - lời đề nghị, giải pháp mà người bán thuốc đã đưa ra cho
khách hàng.
Người dược sĩ cộng đồng có kiến thức chuyên môn càng sâu, kỹ năng
giao tiếp tốt thì QAT càng phong phú, chất lượng phục vụ càng tốt, uy tín với
khách hàng càng cao.
Một nghiên cứu ở Ghana, quá trình tư vấn cho khách hàng gồm 6 bước,
viết tắt là GATHER:
Greeting: Cách đón tiếp khách hàng
Asking: Hỏi bệnh khách hàng
Telling: Nói về tác dụng phụ có thể có của thuốc
Help: Giúp khách hàng lựa chọn thuốc phù hợp
Explaining: Hướng dẫn cách sử dụng thuốc
Return: Kế hoạch cho những lần gặp sau.
Thuốc là hàng hóa đặc biệt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và
tính mạng của người bệnh. Vì vậy người bán thuốc phải thường xuyên thận
17
trọng và đặt sức khỏe, tính mạng của người bệnh lên trên hết. Hơn nữa khách
hàng là những người bệnh đang có những đau khổ và lo lắng. Do đó người
bán thuốc phải có thái độ nhã nhặn, lịch sự, luôn tỏ ra tế nhị, thông cảm, tôn
trọng và giữ bí mật cho khách hàng.
Người bán thuốc nên chú ý lắng nghe khách hàng, quan tâm chia sẻ, tận
tình tư vấn sức khỏe và sử dụng thuốc cho người bệnh. Điều này làm người
bệnh an tâm rằng việc điều trị sẽ có hiệu quả. Cùng với thái độ đó người bán
thuốc cần phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Truyền đạt khéo léo về những thông tin sản phẩm hiện có.
- Tư vấn về các vấn đề liên quan đến sức khỏe của khách hàng.
- Thực hiện việc tư vấn và bán thuốc.
Đối với nhân viên bán thuốc, những kỹ năng quan sát, giao tiếp và lắng
nghe bệnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập những thông tin cần
thiết nhằm bán thuóc an toàn, hiệu quả và hợp lý.
Để đảm bảo tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý, một người
bán thuốc cho khách hàng cần phải thực hiện đầy đủ các bước Q - A - T
Trong giao tiếp với khách hàng: Nhân viên nhà thuốc cần lấy người
bệnh làm trung tâm, đối với người nghèo, không đủ khả năng chi trả cần tư
vấn lựa chọn các loại thuốc có giá cả hợp lý để đảm bảo điều trị khỏi bệnh
nhưng có thể giảm đến mức tối thiểu chi phí cho người bệnh [10].
1.4 Khái niệm và tình hình triển khai GPP tại Việt Nam
1.4.1 Khái niệm GPP
Tại Việt Nam, "Thực hành tốt nhà thuốc" (Good Pharmacy Practice, viết
tắt là GPP) là văn bản đưa ra các nguyên tắc cơ bản của người dược sỹ trong
thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc trên cơ sở tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức
và chuyên môn ở mức độ cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu.
* Mục đích:
- Cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng đến mọi người dân.
18
- Đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và hợp lý.
* Nguyên tắc thực hành tốt nhà thuốc GPP [2].
- Đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe cộng đồng lên hàng đầu.
- Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng.
- Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn
dùng thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản.
- Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý và có hiệu quả.
1.4.2 Tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc
Để đảm bảo chất lượng dịch vụ tại các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP,
Bộ Y Tế đã ban hành các tiêu chuẩn mà các nhà thuốc cần phải đạt được. Các
tiêu chuẩn này hướng đến các đối tượng chính tại nhà thuốc là [2]:
+ Nhân sự.
+ Cơ sở vật chất.
+ Các hoạt động chủ yếu tại nhà thuốc.
Chi tiết các tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc". (Phụ lục 2)
1.4.3. Tình hình triển khai GPP tại Việt Nam.
Theo quyết định số 11/2007/QĐ-BYT ban hành ngày 24/1/2007 thì đến
ngày 01/01/2011, tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc phải đạt tiêu chuẩn,
nguyên tắc “Thực hành tốt nhà thuốc GPP”, tất cả quầy thuốc trên toàn quốc
phải đạt chuẩn GPP từ ngày 01/01/2013.
Tính đến ngày 31/12/2010, tổng số cơ sở bán lẻ thuốc trong cả nước
đã đạt tiêu chuẩn GPP là 3.950 nhà thuốc, đạt khoảng 39%. Tại thành phố
Hồ Chí Minh và Hà Nội (là 2 nơi chiếm khoảng 50% số nhà thuốc trên cả
nước), tỷ lệ nhà thuốc đạt GPP khá cao. Tại Hà Nội, số nhà thuốc đạt GPP là
1.379 nhà thuốc, đạt khoảng 72%. Tại thành phố Hồ Chí Minh, số lượng nhà
thuốc đạt GPP là 1.535 nhà thuốc chiếm khoảng 47%. Số lượng quầy thuốc
trên cả nước đạt GPP là 32 quầy thuốc (chiếm 0,4%). Tỷ lệ này còn thấp do
19
lộ trình GPP chưa bắt buộc đối với quầy thuốc. Đa số các Sở Y tế đều thực
hiện đúng lộ trình đối với nhà thuốc bệnh viện. Tại 4 tỉnh /TP thực hiện thí
điểm triển khai GPP là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Đà Nẵng, tỷ lệ
nhà thuốc bệnh viện đạt GPP đạt xấp xỉ 100% [4].
1.5. Đặc điểm về mạng lưới cung ứng thuốc ở Nghệ An.
1.5.1. Mạng lưới cung ứng thuốc tại tỉnh Nghệ An.
Tính đến tháng 8 năm 2012, mạng lưới cung ứng thuốc trên địa bàn
tỉnh Nghệ An gồm có:
- Số công ty dược: 31, trong đó có 27 công ty đạt tiêu chuẩn GDP
- Số chi nhánh công ty dược: 31, trong đó có 13 chi nhánh của công ty
dược ngoại tỉnh, 18 chi nhánh của công ty Cổ phần dược phẩm Nghệ An, 13 chi
nhánh dược của các công ty ngoại tỉnh đều đạt tiêu chuẩn GDP, và có 5 chi
nhánh của công ty dược Nghệ An đã được cấp giấy chứng nhận GDP.
Số
TT Đơn vị kinh doanh Số đơn vị đạt chuẩn GDP, GPP
lượng
1 Công ty dược 31 27 đạt GDP
2 Chi nhánh công ty dược 31 13 chi nhánh công ty dược ngoại tỉnh
đều đạt GDP
18 chi nhánh dược của công ty cổ
phần dược Nghệ An, chỉ có 5 chi
nhánh đạt tiêu chuẩn GDP
3 Nhà thuốc 138 125 nhà đạt GPP
4 Quầy thuốc 388 Chưa xây dựng GPP
5 Đại lý thuốc 139 Chưa xây dựng GPP
6 Tủ thuốc Trạm y tế xã 466 Chưa xây dựng GPP
(Nguồn: Sở Y tế Nghệ An)
1.5.2. Một số tồn tại của các đại lý bán lẻ thuốc trên địa bàn toàn tỉnh.
- Số lượng đơn vị kinh doanh thuốc chưa đạt GPP trên địa bàn còn khá cao.
20
- Diện tích không đủ theo quy định của Bộ Y tế.
- Không thực hiện đúng phạm vi chuyên môn hành nghề mà Bộ Y tế đã
quy định tại Thông tư số 43/2010/TT-BYT ngày 15/12/2010.
- Bảo quản thuốc không đúng quy định (nhiệt độ > 300 C);
- Sắp xếp thuốc còn lộn xộn không theo dạng nhóm;
- Không thực hiện việc niêm yết giá công khai theo quy định, hoặc niêm
yết không đầy đủ;
- Vệ sinh tủ quầy không đảm bảo;
- Nhiều đại lý còn bán thuốc tại các chợ cóc, chợ phiên.
- Nhiều đại lý còn bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không được
phép lưu hành.
- Tình trạng bán thuốc theo liều (nhiều viên, nhiều loại bỏ trong 1 túi) còn
khá phổ biến.
- Các đại lý bán lẻ thuốc vi phạm về biển hiệu, phạm vi kinh doanh còn
nhiều[8].
1.5.3. Tình hình triển khai GPP tại Nghệ An và Tp Vinh
Nghệ An đã triển khai tốt các quyết định và thông tư về việc thực hành tốt
nhà thuốc GPP. Việc cấp phép cho các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Vinh,
các nhà thuốc bệnh viện, các nhà thuốc công ty và chi nhánh công ty, đã được
thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình. Tính đến tháng 8/2012 đã có 125/138 nhà
thuốc tư nhân trên địa bàn toàn tỉnh đạt tiêu chuẩn GPP (đạt tỷ lệ 90.6%). Tại địa
bàn thành phố Vinh có 118/118 nhà thuốc đạt GPP. Tuy nhiên, các quầy thuốc,
đại lý thuốc trên địa bàn với số lượng lớn vẫn chưa được cấp phép nhà thuốc
GPP, đây là một thách thức lớn đối với ngành y tế nghệ an trong thời gian tới.
Trong 118 nhà thuốc đạt chuẩn GPP trên địa bàn thành phố Vinh có 91
nhà thuốc tư nhân, 16 nhà thuốc công ty và có 11 nhà thuốc bệnh viện.
Danh sách nhà thuốc GPP tại Tp Vinh tại Phụ lục 1

21
Bảng 1.6: Số liệu các cơ sở đạt tiêu chuẩn GPP đến 8/2012
Nhà Quầy Đại Lý Tủ thuốc
TT Cơ sở đạt GPP 8/2012
thuốc Thuốc Thuốc TYT
1 Tỉnh Nghệ An 138 388 139 466
2 Nhà thuốc đạt GPP 125 - - -
3 Nhà thuốc tại Thành Phố 118 - - -
Vinh đạt chuẩn GPP
(Nguồn: Sở Y tế Nghệ An)
Trong quá trình triển khai, thực hiện các tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc
- GPP” tỉnh Nghệ An đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, trong đó phải kể đến:
- Dược sỹ đại học không đủ để phụ trách chuyên môn các cơ sở trong địa
bàn toàn tỉnh và chỉ tập trung phần lớn tại thành phố Vinh.
- Nhiều địa điểm bán thuốc của các doanh nghiệp, nhà thuốc là địa điểm
thuê, nên rất khó khăn trong việc sửa chữa, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất…;
- Dược sỹ chủ nhà thuốc thường xuyên vắng mặt khi nhà thuốc hoạt động,
nên công tác tư vấn sử dụng thuốc không đảm bảo theo quy định;
- Doanh số bán của một số nhà thuốc còn thấp, nên không có nhiều kinh
phí đầu tư để nâng cấp cơ sở vật chất.
- Việc chấp hành quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú chưa được chú
trọng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dẫn đến các nhà thuốc GPP không có
đơn thuốc hoặc không đúng quy định nhưng vẫn bán thuốc cho người bệnh [9].
Tuy nhiên việc thực hiện “Thực hành tốt nhà thuốc” GPP không chỉ đơn
thuần là đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn mà thực hiện GPP là để
hướng tới nâng cao chất lượng dịch vụ dược tại các nhà thuốc nhằm thúc đẩy
chăm sóc sức khỏe cho người dân thông qua từng viên thuốc đảm bảo chất
lượng và những viên thuốc khi đến tay người dân được hướng dẫn sử dụng
thuốc an toàn, hiệu quả và hợp lý. Do đó ngoài việc đảm bảo đầy đủ về cơ sở vật

22
chất, trang thiết bị, các nhà thuốc GPP còn phải thực hiện đầy đủ các quy chế
chuyên môn và thực hành tại nhà thuốc.

23
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu


 Đối tượng nghiên cứu:
- Nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Người bán thuốc tại các nhà thuốc khảo sát.
- Khách hàng mua thuốc được khảo sát.
* Tiêu chí lựa chọn:
- Nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn thành phố Vinh.
- Có đầy đủ các hình thức kinh doanh: Nhà thuốc tư nhân, quầy thuốc, nhà
thuốc bệnh viện, nhà thuốc công ty dược.
 Địa điểm nghiên cứu:
- Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Phòng hành nghề y dược tư nhân – Sở Y tế Nghệ An.
- Bộ môn Quản lý - Kinh tế Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội.
 Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 6/2012 đến tháng 10/2012
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
2.3. Thiết kế nghiên cứu
2.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu và kỹ thuật chọn mẫu
Từ danh sách 118 nhà thuốc đã được công nhận đạt tiêu chuẩn GPP tính đến
hết tháng 8/2012 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, đề tài lựa chọn ngẫu nhiên 59
nhà thuốc từ danh sách các nhà thuốc trên thông qua kỹ thuật chọn mẫu hệ thống
để tiến hành đánh giá cơ sở vật chất, sổ sách tài liệu và việc thực hiện một số quy
định chuyên môn. Các nhà thuốc trong danh sách sẽ được đánh số ngẫu nhiên từ 1
đến 118. Do chọn ra 59 nhà thuốc trên tổng số 118 nhà thuốc nên khoảng cách
chọn mẫu k = [118/59] = 2. Nhà thuốc i được chọn là ki = ki+2, Chọn nhà thuốc
đầu tiên i = 0; k1 = 2,Các nhà thuốc khảo sát sẽ có thứ tự 2, 4, 6 … 118.
24
Danh sách các nhà thuốc nằm trong diện khảo sát. (Phụ lục 1)
Trong số 59 nhà thuốc được đưa vào khảo sát (Phụ Lục 2) gồm:
- 05 nhà thuốc bệnh viện
- 08 nhà thuốc công ty
- 46 nhà thuốc tư nhân kinh doanh hộ cá thể.
Với mỗi nhà thuốc khảo sát, điều tra viên tiến hành thu thập thông tin kỹ
năng thực hành của nhân viên bán thuốc với 5 lượt khách hàng mua thuốc, tổng
số lượt mua thuốc được khảo sát là 295.
Nhóm điều tra viên đã thực hiện khảo sát các nhà thuốc này vào khoảng
thời gian từ 01/9/2012 đến 30/9/2012.
2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu
a) Chỉ tiêu khảo sát cơ sở vật chất, sổ sách tài liệu và việc thực hiện một
số quy định chuyên môn.
Dựa trên tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP” mà Bộ Y tế đã ban
hành kèm theo thông tư số 46/2011 (phụ lục 3), luận văn đã lựa chọn một số chỉ
tiêu để đưa vào nghiên cứu.
 Cơ sở vật chất
- Xây dựng và thiết kế:
+ Địa điểm riêng cố định.
+ Diện tích trên 10m2
+ Khu vực ra lẻ thuốc, rửa tay cho người mua và bán thuốc, tư vấn cho
người mua đợi.
- Trang thiết bị bảo quản:
+ Tủ quầy, giá kệ chắc chắn.
+ Nhiệt kế, ẩm kế
+ Điều hòa nhiệt độ
+ Máy hút ẩm
+ Quạt thông gió
25
+ Biện pháp bảo quản tránh thuốc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
 Sổ sách tài liệu
+ Danh mục thuốc OTC
+ Một số quy chế chuyên môn: Thông tư hành nghề dược tư nhân số 41
năm 2011, quy chế quản lý thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, quy chế kê đơn
và bán thuốc theo đơn, quy chế thông tin quảng cáo.
+ Tài liệu tra cứu: Thuốc và biệt dược, Mims, quy chế dược hiện hành
+ Hồ sơ, sổ sách liên quan đến việc kinh doanh thuốc:
- Sổ theo dõi nhập thuốc
- Sổ mua bán thuốc thông thường
- Sổ mua bán thuốc theo đơn
- Sổ kiểm soát chất lượng
- Sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm
- Sổ theo dõi ADR
+ Các quy trình chuẩn áp dụng tại nhà thuốc
- SOP mua thuốc và kiểm soát chất lượng
- SOP bán thuốc theo đơn
- SOP bán thuốc không theo đơn
- SOP bảo quản và theo dõi chất lượng
- SOP giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi.
- SOP đào tạo nhân viên
- SOP vệ sinh
 Thực hiện một số quy định chuyên môn
+ Dược sĩ đại học có mặt khi nhà thuốc hoạt động
+ Niêm yết giá thuốc
+ Mặc áo bluose
+ Đeo thẻ

26
+ Sắp xếp thuốc hợp lý: theo nhóm tác dụng dược lý hoặc theo nhóm thuốc
kê đơn/ không kê đơn. Nếu nhà thuốc có kinh doanh thêm mặt hàng khác ngoài
thuốc thì cần phải xếp riêng thuốc và các mặt hàng đó.
b) Chỉ tiêu mô tả thực trạng kỹ năng thực hành của nhân viên bán thuốc
Các chỉ tiêu cụ thể đối với từng kỹ năng hỏi, khuyên, hướng dẫn sử dụng
thuốc cho từng trường hợp khách hàng mua thuốc. (Bảng 2.1)
Bảng 2.1. Chỉ tiêu về kỹ năng hỏi, khuyên và hướng dẫn sử dụng
Kỹ năng Chỉ tiêu
Câu hỏi về triệu chứng bệnh
Về tiền sử bệnh liên quan
Về đối tượng sử dụng
Hỏi Về nhu cầu sử dụng thuốc ngoại hay nội.
Hiệu quả sử dụng thuốc trong quá khứ.
Về đơn thuốc Câu hỏi khác
Không hỏi
Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khi sử dụng thuốc này.
Không nên tự sử dụng thuốc hay giới thiệu
Khuyên Nên tới cơ sở khám chữa bệnh
Cách phòng bệnh Lời khuyên khác
Không khuyên
Liều dùng 1 lần
Số lần dùng trong ngày
Tổng số ngày dung thuốc
Hướng dẫn sử dụng
Thời điểm dùng thuốc
Tác dụng không mong muốn và xử lý
Không hướng dẫn

27
Đối với các thuốc ra lẻ: Nhãn thuốc phải phù hợp với tiêu chuẩn của Bộ Y
tế (phụ lục 4)
2.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu
* Quan sát trực tiếp:
- Cơ sở vật chất, sổ sách, tài liệu và việc thực hiện một số quy chế chuyên
môn của nhà thuốc.
- Kỹ năng thực hành của nhân viên nhà thuốc và các thuốc mà khách hàng
đã mua.
* Phỏng vấn trực tiếp:
Phỏng vấn trực tiếp khách hàng sau khi mua thuốc tại nhà thuốc và ghi lại
các thông tin liên quan (Phụ Lục 5), thực hiện với tổng số 177 lượt khách.
- Tên khách hàng, tuổi, giới tính.
- Mua thuốc theo đơn, sổ khám chữa bệnh (KCB) hay không?
- Bệnh / chứng bệnh?
Phỏng vấn trực tiếp nhân viên bán thuốc để làm rõ:
- Tên người bán thuốc.
- Trình độ người bán thuốc.
- Các thuốc đã bán
Dữ liệu thu thập về cơ sở vật chất, sổ sách, tài liệu và thực hiện một số quy
định chuyên môn sẽ được điền vào “Phiếu khảo sát tại nhà thuốc” (phụ lục 3).
Dữ liệu thu thập về kỹ năng thực hành của nhân viên bán thuốc sẽ được điền
vào “Phiếu thu thập thông tin thực hành của nhân viên bán thuốc” (phụ lục 4)
Dữ liệu thu thập được từ việc phỏng vấn khách hàng được điền vào “Phiếu
khảo sát khách hàng” (Phụ lục 5).
2.4. Phương pháp đánh giá kết quả:
* Khảo sát về cơ sở vật chất, sổ sách tài liệu và việc thực hiện một số quy
chế chuyên môn:
Thông qua xác định tỷ lệ % số nhà thuốc đạt được ở từng chỉ tiêu
28
- Công thức tính như sau: TL% = 100 x Ni / N
Trong đó: TL%: Là tỷ lệ đạt được ở từng chỉ tiêu
Ni: Số nhà thuốc đạt chỉ tiêu i
N: Tổng số nhà thuốc nghiên cứu; N = 59
* Mô tả thực trạng kỹ năng thực hành của nhân viên tại nhà thuốc:
Công thức như sau:
TL% = 100 x Mi / M,
Trong đó: TL%: Là tỷ lệ đạt ở từng yêu cầu
Mi: Số trường hợp mua thuốc đạt ở chỉ tiêu i
M: Tổng số trường hợp mua thuốc; M = 177
2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:
Các số liệu thu thập được qua phiếu khảo sát và phiếu thu thập thông tin kỹ
năng thực hành của nhân viên tại nhà thuốc sẽ được nhập vào máy tính và phân tích
bằng phần mềm Microsoft Offce Excel 2007.

29
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở vật chất, sổ sách tài liệu và việc thực hiện một số quy định
chuyên môn.
3.1.1 Cơ sở vật chất
a) Xây dựng và thiết kế
Bảng 3.1 : Một số tiêu chuẩn về xây dựng và thiết kế.
Số nhà Tỷ lệ (%)
STT Tiêu chuẩn
thuốc (n=59)
1 Địa điểm cố định, riêng biệt 59 100
2 Diện tích > 10 m2 59 100
3 Khu vực ra lẻ thuốc 13 22
4 Khu vực rửa tay cho người mua và bán 31 52,5
5 Khu vực tư vấn riêng 9 8,1
6 Khu vực ngồi cho người mua đợi 11 18,6

Hình 3.1. Một số tiêu chuẩn về xây dựng và thiết kế


30
Nhận xét: 100% các nhà thuốc khảo sát đã đạt các yêu cầu về địa điểm riêng
biệt, cố định và có diện tích trên 10m2 (trong đó nhà thuốc có diện tích nhỏ nhất
là 15m2 và nhà thuốc có diện tích lớn nhất là khoảng gần 100m2). Các nhà thuốc
đều được xây dựng kiên cố chắc chắn và cách xa nguồn ô nhiễm. 52.5% nhà
thuốc có khu vực rửa tay cho người mua và người bán thuốc, đảm bảo vệ sinh
khi tiếp xúc với thuốc. Chỉ có 8.1% nhà thuốc có khu vực tư vấn riêng biệt cho
khách hàng.. Các nhà thuốc có khu vực ra lẻ thuốc chỉ chiếm 22 %, tuy nhiên các
thuốc chủ yếu được ra lẻ ngay trên mặt tủ quầy rồi sau đó giao cho khách hàng.
Khu vực cho người mua đợi ít được các nhà thuốc bố trí phù hợp, chỉ có 18.6%
nhà thuốc có khu vực này, chủ yếu người mua đợi ở khu vực đứng mua thuốc.
b) Trang thiết bị bảo quản
Khi quan sát về thiết bị bảo quản thuốc, phần lớn các thiết bị được lắp đặt
tại các nhà thuốc có thể quan sát được. (Bảng 3.2)
Bảng 3.2: Một số thiết bị bảo quản tại nhà thuốc
Số nhà Tỷ lệ (%)
STT Tiêu chuẩn
thuốc (n=59)

1 Tủ quầy, giá kệ chắc chắn 59 100

2 Nhiệt kế, ẩm kế 59 100

3 Điều hòa nhiệt độ 55 93.2

4 Máy hút ẩm 9 15.2

5 Quạt thông gió 38 64.4

Biện pháp BQ thuốc tránh tiếp xúc trực


6 52 88.1
tiếp với ASMT

31
Hình 3.2: Một số thiết bị bảo quản tại nhà thuốc
Nhận xét: Hầu hết các nhà thuốc khảo sát đã chú trọng đầu tư trang
thiết bị cần thiết theo yêu cầu của thực hành tốt nhà thuốc. Trong đó, 100%
nhà thuốc có tủ quầy giá kệ chắc chắn, có nhiệt kế, ẩm kế để đảm bảo trưng
bày và bảo quản thuốc, 64.4% nhà thuốc có quạt thông gió để đảm bảo lưu
thông không khí trong nhà thuốc, chỉ có 93.2% nhà thuốc có điều hòa nhiệt
độ, tuy nhiên các nhà thuốc tại thời điểm khảo sát hầu như không bật điều
hòa. Chỉ có trên 15.2% các nhà thuốc có máy hút ẩm, còn tỷ lệ lớn nhà thuốc
trong danh sách khảo sát không có máy hút ẩm. Tại thời điểm khảo sát không
có nhà thuốc nào để nhiệt độ trong nhà thuốc lên trên 30oC và độ ẩm lên trên
75%. Về việc tránh cho thuốc không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời,
đã có 88.1% nhà thuốc có biện pháp thực hiện như: sử dụng rèm, cửa kính tối
màu, tạo mái che chắn, một số nhà thuốc có cây xanh ở phía trước, tạo không
khí bóng mát cho khách vào mua hàng và cũng đảm bảo được việc tránh ánh
nắng mặt trời chiếu vào nhà thuốc.

32
3.1.2 Sổ sách và tài liệu chuyên môn
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu về sổ sách và tài liệu chuyên môn
Số nhà Tỷ lệ (%)
STT Tiêu chuẩn
thuốc (n=59)

1 Danh mục thuốc OTC 37 62.7

2 Một số quy chế chuyên môn 3 5.0

3 Tài liệu tra cứu, hướng dẫn sử dụng thuốc 48 81.3

4 Máy tính quản lí xuất nhập tồn, Hsd 6 10.1

5 Sổ theo dõi mua bán thuốc 52 88.1

6 Sổ kiểm soát chất lượng 7 11.8

7 Sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm 11 18.6

8 Sổ theo dõi ADR 2 3.3

Hình 3.3: Một số chỉ tiêu về sổ sách và tài liệu

33
Nhận xét: Chỉ có 62.7% nhà thuốc có danh mục thuốc OTC,ETC để
tra cứu. Có 81.3% các nhà thuốc có tài liệu tra cứu hướng dẫn sử dụng
thuốc và 88.1% nhà thuốc có sổ mua bán thuốc. Các loại tài liệu chủ yếu
sử dụng là Thuốc và Biệt dược, Mims. Với chỉ tiêu về máy tính, thì mới
có 10.1% các nhà thuốc sử dụng để quản lí thuốc tại nơi kinh doanh của
mình. Quy chế chuyên môn và sổ theo dõi ADR là 2 chỉ tiêu thấp dưới
5%, chứng tỏ các nhà thuốc chưa thấy được tầm quan trọng và mức độ
cần thiết của các loại sổ sách này. Các nhà thuốc tuy có nhiệt kế và ẩm
kế đầy đủ 100% nhưng số nhà thuốc có sổ để theo dõi nhiệt độ, độ ẩm lại
rất thấp, chỉ có 18.6%, trong số này thì lại có nhiều nhà thuốc không
thực hiện việc ghi chép đầy đủ.
Về các quy trình thao tác chuẩn được áp dụng tại nhà thuốc,
kết quả khảo sát thu được như sau:
Bảng 3.4: Chỉ tiêu về một số SOP áp dụng tại nhà thuốc
Số nhà Tỷ lệ %
STT Tên SOP
thuốc (n= 59)

1 SOP mua thuốc và kiểm soát chất lượng 6 10,1

2 SOP bán thuốc theo đơn 3 5,0

3 SOP bán thuốc không theo đơn 0 0

4 SOP bảo quản và theo dõi chất lượng 7 11,8

5 SOP giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hay thu hồi 5 8,4

6 SOP đào tạo nhân viên 5 8,4

7 SOP vệ sinh 8 13,5

34
Hình 3.4: Chỉ tiêu về một số SOP áp dụng tại nhà thuốc
Nhận xét: Từ đồ thị trên cho thấy: Phần đa các nhà thuốc GPP
trong diện khảo sát không có quy trình thao tác chuẩn áp dụng tại
nhà thuốc. Các nhà thuốc có sử dụng SOP là các nhà thuốc của công
ty dược và một số ít nhà thuốc bệnh viện. Tuy nhiên, trong số các
nhà thuốc có SOP này thì một số nhà thuốc, SOP lại không được để
ở nơi dễ thấy, dễ đọc để có thể thực hành theo. Phần đa các nhà
thuốc công ty được khảo sát đều có quy trình mua thuốc, quy trình
bảo quản, quy trình làm vệ sinh. Không một nhà thuốc nào có quy
trình bán thuốc không theo đơn. Tất cả các nhà thuốc kinh doanh hộ
cá thể đều không có các quy trình chuẩn.

35
3.1.3 Về thực hiện một số quy định chuyên môn

Bảng 3.5: Tình hình thực hiện một số quy định chuyên môn

Số nhà Tỷ lệ (%)
STT Tiêu chuẩn
thuốc (n=59)
1 Dược sĩ đại học có mặt 8 13,5
2 Niêm yết giá thuốc 55 93,2
3 Mặc áo blouse 59 100
4 Đeo thẻ 23 38,9
5 Sắp xếp thuốc hợp lý 52 88,1

100 100
Tỷ lệ %

93.2
90 88.1
80
70
60
50
40 38.9
30
20 13.5
10
0 Tiêu chuẩn
DSĐH có Niêm yết Mặc áo Đeo thẻ Sắp xếp
mặt giá Blouse hợp lý

Hình 3.5: Tình hình thực hiện một số quy định chuyên môn
Nhận xét: Tại thời điểm khảo sát, một số quy định chuyên môn chưa được
các nhà thuốc chấp hành đầy đủ. Tỷ lệ nhà thuốc dược sỹ đại học có mặt trong
thời gian hoạt động chỉ chiếm 13.5%. Có 93.2% số nhà thuốc thực hiện niêm
yết giá thuốc đầy đủ, đúng quy định, 100% nhà thuốc khảo sát chấp hành tốt
36
việc nhân viên mặc áo blouse khi bán thuốc, tuy nhiên việc đeo thẻ lại chỉ có một
tỷ lệ thấp nhà thuốc khảo sát chấp hành (khoảng 28.9%). 88.1% số nhà thuốc thực
hiện sắp xếp thuốc hợp lý ở khu vực trưng bày và bảo quản thuốc, các thuốc
được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý một cách ngăn nắp và khoa học.
3.2 Thực trạng một số kỹ năng thực hành của nhân viên nhà thuốc
3.2.1 Trình độ của người bán thuốc

Bảng 3.6: Trình độ người bán thuốc

STT Trình độ người bán thuốc Kết quả Tỷ lệ (%)

1 Dược sỹ trung học 147 82.1

2 Dược tá 32 17.9

Tổng 179 100

DSTH
Dược tá

17.9

82.1

Hình 3.6 : Trình độ người bán thuốc


Nhận xét: Hầu hết người bán thuốc có trình độ dược sỹ trung học, số ít
là dược tá. Không có dược sỹ đại học đứng bán thuốc.
3.2.2 Các thuốc khách hàng đã mua.
a) Các nhóm thuốc

37
Khảo sát ngẫu nhiên mỗi nhà thuốc với 3 lượt khách hàng mua thuốc,
nhóm nghiên cứu đã khảo sát tổng cộng là 177 lượt khách hàng. Tổng số
thuốc đã mua trong 177 lần khảo sát là 295 thuốc. Cơ cấu các nhóm thuốc
được thống kê trong bảng 3.6.
Bảng 3.7: Các nhóm thuốc khách hàng đã mua
Tỷ lệ %
STT Nhóm thuốc Tần suất
(n=295)

1 Kháng sinh 67 22.7

2 Giảm đau, hạ sốt, chống viêm phi Steroid 82 27.8

3 Thuốc trị ho, long đờm, chống phù nề. 48 16.3

4 Thuốc ảnh hưởng chức năng dạ dày, ruột 19 6.4

5 Hormon và nội tiết tố 17 5.8

6 Vitamin 12 4.1

7 Thuốc tim mạch 16 5.4

8 Các thuốc khác 34 11.5

9 Tổng 295 100

Nhận xét: Tổng số các loại thuốc mà 177 khách hàng được khảo sát đã
mua là 295 thuốc. Tỷ lệ bình quân một người mua 1,6 thuốc. Trong đó nhóm
thuốc giảm đau, hạ sốt chống viêm NSAIDS và Paracetamol được mua
nhiều nhất (27.8% lượt mua thuốc), sau đó là kháng sinh (22.7%), thuốc trị
ho, long đờm, chống phù nề (16.3%). Các thuốc ảnh hưởng chức năng dạ
dày ruột, hormon và nội tiết tố, Vitamin, thuốc tim mạch lần lượt chiếm tỷ lệ
6.4%; 5.8%; 4.1%; 5.4%. và có 11.5% lượt khách hàng mua các thuốc khác
như: sát trùng, kháng histamin, an thần, điều trị nấm ký sinh trùng…

38
b) Tỷ lệ thuốc bán có nhãn phù hợp và không phù hợp.

Bảng 3.8 : Tỷ lệ thuốc có nhãn phù hợp và không phù hợp


Nhãn phù hợp Không phù hợp
STT Nhóm thuốc
SL % SL %

1 Kháng sinh 49 16,61 18 6,1

2 Giảm đau, hạ sốt, chống viêm phi steroid 52 17,63 30 10,17

3 Thuốc ho, long đàm, chống phù nề 16 5,40 32 10,84

4 Thuốc dạ dày, ruột 10 3,39 9 3,05

5 Hormon và nội tiết tố 7 2,37 10 3,39

6 Vitamin 9 3,05 3 1,01

7 Tim mạch 14 4,74 2 0,67

8 Các thuốc khác 25 8,51 9 3,07

9 Tổng 182 61,7 113 38,3

38.3
Nhãn Phù hợp
Nhãn không phù hợp
61.7

Hình 3.7: Tỷ lệ nhãn thuốc phù hợp và không phù hợp


Nhận xét: Một tỷ lệ không nhỏ các thuốc ra lẻ không có nhãn thuốc phù
hợp theo quy định (38.3%). Các nhãn không đạt yêu cầu chủ yếu ở các thuốc
kháng Histamin, thuốc Corticosteroid, thuốc long đàm giãn phế quản. Các vỉ
thuốc này thường bị cắt thành từng viên rời, không còn nhãn, tên thuốc, hoạt
39
chất, dạng bào chế, nồng độ, hàm lượng thuốc, hạn dùng nên làm cho người
dùng không đọc được thông tin trên vỉ thuốc, bên cạnh đó không có đơn thuốc
nhưng người bán chỉ ghi sơ sài liều dùng ở túi đựng, không ghi cách dùng. Tuy
nhiên, trong các nhà thuốc được khảo sát cũng có một tỉ lệ lớn (chiếm 61.7%)
thực hiện đúng quy chế, yêu cầu về nhãn khi bán thuốc cho người bệnh. Các
thuốc được để nguyên vỉ (các thuốc về tim mạch, Paracetamol, dạ dày, kháng
sinh…), thuốc được chỉ dẫn liều lượng và cách dùng rõ ràng.
c) Tỷ lệ trường hợp mua thuốc ETC/ OTC

Bảng 3.9: Tỷ lệ mua thuốc ETC và OTC

STT Cơ cấu thuốc ETC/OTC được mua Tần suất Tỷ lệ %


2 Số thuốc ETC được mua 183 62
3 Số thuốc OTC được mua 112 38
3 Tổng 295 100

Thuốc ETC
Thuốc OTC
38

62

Hình 3.8: Tỷ lệ mua thuốc ETC/OTC


Nhận Xét: Một tỉ lệ lớn thuốc ETC được mua ở nhà thuốc được khảo sát (63,4%),
hầu hết các trường hợp này là những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, trước đã từng
dùng những thuốc đã mua, trong số này chỉ có một số có đơn thuốc (chủ yếu thuốc
tim mạch), số còn lại chỉ mua thuốc theo thuốc cũ đã dùng hoặc mua theo tư vấn
40
người bán hàng (các thuốc ho, NSAIDS). Những bệnh nhân mua thuốc OTC là
những thuốc điều trị các bệnh thông thường, thường mua theo tư vấn của người bán
hàng. Từ tỉ lệ thuốc OTC, ETC trên, ta thấy rằng: việc thực hiện bán thuốc theo quy
chế chưa cao, các thuốc ETC bán không đúng theo quy định còn khá lớn.
d) Tỷ lệ mua thuốc ETC đúng quy chế và không đúng quy chế.

Bảng 3.10 : Tỷ lệ mua thuốc ETC có đơn và không có đơn

Có đơn Không đơn


STT Nhóm thuốc Số Tỉ lệ % Số Tỉ lệ%
lượng (n= 183) lượng (n= 183)
1 Kháng Sinh 20 10,93 47 25,68
2 Giảm đau, hạ sốt, chống viêm phi Steroid 9 4,92 22 12,02
3 Ho, long đờm, giảm phù nề 7 3,82 13 7,10
4 Thuốc td lên dạ dày, ruột 9 4,92 3 1,64
5 Hormon, nội tiết tố 8 4,37 4 2,18
6 Vitamin 0 0 0 0
7 Thuốc tim mạch 16 8,74 0 0
8 Thuốc khác 11 6,01 14 7,67
Tổng 80 43,71 103 56,29

Bán thuốc ETC có


đơn

Bán thuốc ETC không


có đơn

56.29

43.71

Hình 3.9: Tỷ lệ mua thuốc ETC có đơn và không có đơn


Nhận xét: Chỉ có 43,71 % thuốc ETC được bán đúng quy chế (có đơn
41
thuốc hay sổ khám chữa bệnh), 56,29 % thuốc ETC còn lại, nhân viên bán thuốc đã
vi phạm quy chế kê đơn.

30
25
20
15
10
5
0

Hình 3.10: Tỷ lệ các nhóm thuốc ETC đã mua có toa và không có toa
Nhận xét: Tỉ lệ bán thuốc kháng sinh không theo đơn chiếm tỉ lệ cao
nhất trong các nhóm thuốc được bán ra, tiếp theo là nhóm thuốc giảm đau, hạ
sốt, chống viêm phi steroid. Nhóm thuốc tim mạch thì 100% bán thuốc có
đơn hoặc sổ khám bệnh. Nhóm thuốc dạ dày, ruột tỉ lệ bán theo đơn cũng cao
hơn bán không có đơn.
3.2.3 Kỹ năng thực hành của nhân viên tại nhà thuốc
a) Kỹ năng hỏi
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát một số câu hỏi thường gặp trong 177 lượt
khách hàng mua thuốc tại 59 nhà thuốc được khảo sát. Kết quả thu được thể
hiện trong bảng 3.11.

42
Bảng 3.11: Những câu hỏi của nhân viên nhà thuốc
Tỷ lệ %
STT Câu hỏi Tần suất
(n=177)
1 Triệu chứng bệnh 123 69.5
2 Tiền sử bệnh liên quan 47 26.5
3 Đối tượng sử dụng thuốc 76 43
4 Khả năng thanh toán 59 33.3
5 Hiệu quả sử dụng thuốc trong quá khứ 43 24.3
6 Đơn thuốc và kiểm tra đơn thuốc 37 21
7 Câu hỏi khác 18 10
8 Không hỏi 9 5

Hình 3.11: Những câu hỏi của nhân viên bán thuốc

43
Nhận xét: Qua khảo sát 177 lượt khách hàng mua thuốc tại 59 nhà thuốc, có
9 lượt (tương đương 5%) mua thuốc nhân viên nhà thuốc không đặt bất cứ câu hỏi
nào cho khách hàng, phần đa đối với những trường hợp này người bán thuốc chỉ
bán theo yêu cầu của người mua. 168 trường hợp còn lại, nhân viên nhà thuốc đưa
ra ít nhất 1 câu hỏi cho khách hàng. Tổng số câu hỏi thu được trong 168 lượt khách
hàng mua thuốc được người bán thuốc đặt câu hỏi là 403, trung bình nhân viên nhà
thuốc đặt ra 2.27 câu hỏi cho 1 trường hợp mua thuốc. Đối với câu hỏi triệu chứng
bệnh, đã có 123/177 lượt khách được hỏi, chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các câu hỏi
dành cho người bệnh đến mua thuốc là 69.5%.Câu hỏi được người bán thuốc sử
dụng để hỏi người mua nhiều tiếp theo là đối tượng sử dụng thuốc (độ tuổi) chiếm
43%, các câu hỏi chủ yếu tập trung khai thác về tuổi và giới tính. Có 47 lượt (tức
26.5%) trường hợp được hỏi về tiền sử bệnh liên quan như: Có đau dạ dày không?
(đối với trường hợp có mua các thuốc NSAID, hay corticosteroid)…Có 33.3%
trường hợp nhân viên nhà thuốc có hỏi khả năng thanh toán của khách hàng. Với
những trường hợp này khi người bán thấy người mua đề nghị đổi sang thuốc khác,
hoặc thấy người mua đang phân vân lượng lữ một số thuốc trong đơn thì người bán
mới hỏi đến khả năng thanh toán của bệnh nhân. Đáng chú ý là trong 128 trường
hợp mua thuốc ETC chỉ có 37 trường hợp được người bán thuốc hỏi kiểm tra đơn
thuốc, điều này nói lên rằng việc tuân thủ bán thuốc theo đơn tại các nhà thuốc
được khảo sát đang còn rất thấp. Các câu hỏi về hiệu quả sử dụng thuốc còn ở tỷ lệ
thấp (24.3%), chủ yếu rơi vào những đối tượng mua thuốc cảm hay thuốc ho hoặc
thuốc chữa loét dạ dạy tá tràng. Ngoài ra nhân viên nhà thuốc còn đặt thêm 1 số câu
hỏi xã giao hay giới thiệu thêm thực phẩm chức năng cho khách hàng, số trường
hợp xuất hiện các câu hỏi này chiếm 10%.
b) Kỹ năng khuyên
Khảo sát về những lời khuyên của nhân viên bán thuốc dành cho khách hàng
trong 177 lượt khách hàng mua thuốc, thu được kết quả như bảng 3.11.

44
Bảng 3.12: Những lời khuyên của nhân viên nhà thuốc

Tỷ lệ %
STT Lời khuyên Tần suất
(n = 177)
1 Chế độ sinh hoạt dinh dưỡng 38 21.5
2 Không nên tự sử dụng và giới thiệu 22 12.4
3 Nên tới cơ sở khám chữa bệnh 19 10.7
4 Dùng thử một thời gian 51 28.8
5 Cách phòng bệnh 18 10.1
6 Lời khuyên khác 13 7.3
8 Không khuyên 67 37.8

Hình 3.12 : Những lời khuyên của nhân viên bán thuốc.
Nhận xét: Các nhân viên tại nhà thuốc chưa chú trọng vào việc đưa ra
lời khuyên cho khách hàng. Tổng số lời khuyên thu thập được là 161, như vậy
trung bình khoảng gần 0,9 lời khuyên cho 1 lượt khách hàng mua thuốc. Có
45
đến 37.8% số trường hợp nhân viên nhà thuốc không giành cho khách hàng
mua thuốc bất cứ lời khuyên nào. Khoảng 21.5% số trường hợp mua thuốc
nhận được lời khuyên về chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng, chủ yếu là dành cho
những người mua thuốc tim mạch tiểu đường hoặc bệnh loét dạ dày tá tràng.
Có 28.8% trường hợp được nhận lời khuyên dùng thử thuốc một thời gian.
Các trường hợp này đều do nhà thuốc không có thuốc mà người mua yêu cầu
nên người bán muốn đổi sang thuốc khác có cùng chỉ định hoặc là khuyên
người mua mua thêm thực phẩm chức năng. Các lời khuyên còn lại bao gồm :
không nên tự sử dụng thuốc chiếm 12.4%, nên tới cơ sở khám chữa bệnh
10.7%, cách phòng bệnh chiếm 10.1%. Một số lời khuyên khác được nhân
viên nhà thuốc đưa ra chủ yếu hướng tới muốn thúc đẩy khách hàng mua
thêm thuốc hay thực phẩm chức năng, nên mua thuốc ngoại, 7,3% lượt khách
hàng mua thuốc xuất hiện lời khuyên loại này.
c) Kỹ năng hướng dẫn sử dụng thuốc.
Bảng 3.13: Hướng dẫn sử dụng thuốc của nhân viên nhà thuốc

STT Lời khuyên Tần suất Tỷ lệ % (n = 177)

1 Liều dùng 1 lần 152 85.8

2 Số lần dùng trong ngày 150 84.7

3 Tổng số ngày dùng thuốc 47 26.5

4 Thời điểm dùng thuốc 74 41.8

5 Cách dùng thuốc 37 20.9

6 Tác dụng KMM và cách xử lý 8 4.5

8 Không hướng dẫn 25 14.1

46
Hình 3.13: Hướng dẫn sử dụng thuốc của nhân viên bán thuốc
Nhận xét : Có 14.1% lượt khách hàng mua thuốc không được nhân viên nhà
thuốc đưa ra bất cứ lời hướng dẫn sử dụng thuốc nào cho khách hàng. Có tổng cộng
468 lời hướng dẫn được đưa ra, trung bình 2,6 lời tư vấn cho một trường hợp mua
thuốc. Phần đa lời khuyên sử dụng là liều dùng một lần và số lần dùng trong ngày
(chiếm 85-86%). Tuy nhiên, tổng số ngày dùng thuốc lại không được người bán thuốc
khuyên, chỉ có 26.5% số lượt khách hàng mua thuốc nhận được lời khuyên nên sử
dụng thuốc trong bao nhiêu ngày, chủ yếu là thuốc kháng sinh. Có 41.8% được tư vấn
về thời điểm dùng thuốc, lời tư vấn phổ biến nhất cho các trường hợp mua thuốc uống
là " Ngày 2 lần sau ăn" . Cách dùng thuốc chỉ có 20.9% lượt khách hàng được tư vấn,
chủ yếu là thuốc bao vết loét không dùng với nước hoặc ít nước, hay uống nhiều nước
với một số thuốc kháng sinh có gây độc với thận.
Nhân viên nhà thuốc ít chú ý đến việc tư vấn về tác dụng không mong muốn, chỉ
có 4.5% số trường hợp mua thuốc được tư vấn về tác dụng không mong muốn và
phương pháp xử lý, đây là một tỷ lệ khá thấp phản ánh mức độ quan tâm đến việc sử
dụng thuốc an toàn của người bệnh còn hạn chế.

47
Chương 4
BÀN LUẬN

1. Cơ sở vật chất, sổ sách, tài liệu và việc thực hiện một số quy định
chuyên môn của nhà thuốc GPP.
1.1 Cơ sở vật chất.
+ Xây dựng và thiết kế.
Tất cả các nhà thuốc GPP trong diện khảo sát đều có địa điểm cố định riêng
biệt; được xây dựng chắc chắn, kiên cố, diện tích trên 15m2, nhiều nhà thuốc có
diện tích trên 20 m2 nên đã bố trí được không gian rộng rãi cho khu vực trưng bày
và bảo quản. Trên 50% số nhà thuốc có khu vực rửa tay cho nhân viên nhà thuốc
và khách hàng để đảm bảo vệ sinh khi tiếp xúc với thuốc. Tuy nhiên, phần đa lại
không sử dụng đến khu vực này, bằng chứng là nhiều nhà thuốc có chỗ rửa tay
nhưng lại không có nước hoặc nơi rửa tay lại rất bẩn, không được làm vệ sinh sạch
sẽ. Các nhà thuốc chưa chú trọng đến việc thiết kế khu vực ra lẻ thuốc và khu vực
để cho người mua đợi . Chỉ có khoảng 22% số nhà thuốc trong diện khảo sát có ô
ra lẻ thuốc nhưng qua quan sát việc ra lẻ thuốc chủ yếu thực hiện ngay tại các tủ
quầy, nơi khách hàng đứng mua thuốc. Tỷ lệ số nhà thuốc có khu vực cho người
mua đợi là 18,6 %, khi đến mua thuốc khách hàng thường đợi ngay ở trước khu
vực và bảo quản. Có khoảng trên 8% số nhà thuốc khảo sát có khu vực tư vấn.
Nhưng phần lớn việc tư vấn cho khách hàng không thực hiện tại khu vực tư vấn mà
thực hiện nhanh chóng tại khu vực đứng mua hàng. Ở các nước phát triển, khu vực
tư vấn là nơi dành cho các hoạt động có liên quan đến chăm sóc khách hàng và các
dịch vụ chuyên môn khác như: đo lâm sàng; hướng dẫn sử dụng thuốc, tư vấn về
thuốc và sức khỏe; hay phát các tài liệu và tờ rơi. Trái lại, ở Việt Nam, việc tư vấn
tại khu vực tư vấn ít được thực hiện mà chủ yếu diễn ra ngay tại tủ quầy bán thuốc.
Nhìn chung, các nhà thuốc khảo sát đã có sự đầu tư nhất định về hạ tầng

48
và thiết kế để tạo nên hình ảnh khang trang, sạch sẽ. Tuy nhiên việc bố trí các
khu vực và thực hiện đúng chức năng của các khu vực lại chưa được thực hiện
đầy đủ, chủ yếu mang tính chất đối phó lại các cơ quan chức năng.
- Trang thiết bị bảo quản.
Qua khảo sát cho thấy 100% số nhà thuốc có tủ quầy, giá kệ chắc chắn để
trưng bày, bảo quản thuốc, có đầy đủ nhiệt kế và ẩm kế để theo dõi nhiệt độ và
độ ẩm, có tới 93,3% các nhà thuốc trong số đó được trang bị điều hòa nhiệt độ.
Tuy nhiên chỉ có hơn 15% số nhà thuốc khảo sát được trang bị máy hút ẩm để
điều chỉnh độ ẩm khi cần thiết, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc bảo quản
chất lượng thuốc vào mùa mưa ẩm, nhất là đối với một tỉnh ven biển như Nghệ
An. Tại thời điểm khảo sát, tất cả các nhà thuốc đều giữ được nhiệt độ ở mức
dưới 30oC và độ ẩm dưới 75%. Trên 60% các nhà thuốc có quạt thông gió và có
trên 88% các nhà thuốc có các biện pháp chống ánh sáng mặt trời tiếp xúc trực
tiếp với thuốc như rèm, cửa kính tối màu, mái che…Đây là đặc điểm nổi bật của
một vùng có khí hậu rất nóng vào mùa hè.
Có thể thấy, các nhà thuốc khảo sát đã có tương đối đầy đủ các trang thiết
bị bảo quản cần thiết để đảm bảo chất lượng thuốc, tuy nhiên vẫn còn một tỉ lệ
khá nhiều các nhà thuốc được khảo sát chưa có trang thiết bị đầy đủ để bảo
quản, những nhà thuốc này cần phải đầu tư đầy đủ hơn nữa để nâng cao chất
lượng bảo quản thuốc tại đây.
Tóm lại, các nhà thuốc GPP đã có những bước tiến rõ rệt trong việc đầu
tư về cơ sở vật chất. Hình ảnh các nhà thuốc chật chội, ẩm thấp, tối tăm đã
không còn. Đây là một bước khởi đầu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
thuốc và tạo được sự tin tưởng nơi khách hàng.
1.2 Sổ sách, tài liệu tại các nhà thuốc GPP
Trong các nhà thuốc được khảo sát, nhìn chung các loại sổ sách để quản lí
để thực hiện việc kinh doanh thuốc và để đảm bảo về chuyên môn còn rất thiếu

49
và chưa được các nhà thuốc quan tâm đúng mức. Có đến hơn 80% nhà thuốc có
tài liệu tham khảo để hướng dẫn sử dụng thuốc khi cần thiết, chủ yếu là Thuốc
và biệt dược, Dược thư quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên qua phiếu thu thập thông
tin kỹ năng thực hành của nhân viên tại nhà thuốc, các nhân viên rất ít khi sử
dụng tài liệu tham khảo để hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc, việc tư vấn chủ yếu
sử dụng toa thuốc để đọc cho khách hàng cách sử dụng nếu khách hàng hỏi.
Tỷ lệ các nhà thuốc có danh mục thuốc OTC chiếm hơn 60% nhưng các
danh mục này thường để nơi rất khó tìm hoặc không dễ dàng cho việc tra cứu.
Các quy chế chuyên môn cần thiết để thuận tiện chấp hành quy chế hành nghề
dược là rất thấp, khoảng 5% . Điều này cho thấy các nhà thuốc chưa có ý thức
chấp hành các quy chế chuyên môn một cách triệt để. Biểu hiện rõ ràng nhất là
tỷ lệ vi phạm quy chế kê đơn thuốc vẫn lớn hơn 50% lượt khách hàng (trong
diện nghiên cứu) có yêu cầu mua thuốc kê đơn.
Về việc thực hiện theo dõi, ghi chép tại nhà thuốc, trên 88% số nhà thuốc
trong diện khảo sát có sổ theo dõi ghi chép mua bán thuốc. Bởi đây là công việc
gắn liền với quản lý lợi nhuận của nhà thuốc nên chủ nhà thuốc thường làm
nghiêm chỉnh. Đã có nhiều nhà thuốc trang bị máy tính để phục vụ kinh doanh,
tuy nhiên, việc sử dụng máy tính chỉ là dùng thủ công, manh mún và chưa sử
dụng các phần mềm chuyên dụng để quản lí. Mặc dầu vậy, đây là bước đầu đáng
khích lệ trong việc ưu thế hóa so với quản lí bằng giấy tờ sổ sách. Có 18,6% số
nhà thuốc có sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, đây là tỉ lệ rất thấp so với tỉ lệ các nhà
thuốc có trang bị nhiệt kế và ẩm kế. Điều này chứng tỏ tuy các nhà thuốc có đầu
tư trang thiêt bị nhưng phần đa vẫn đang là hình thức chứ không thật sự chú trọng
vào chất lượng thật sự. Những nhà thuốc có ghi chép thì việc ghi chép lại không
được thực hiện thường xuyên và đầy đủ. Chỉ có 2 nhà thuốc khảo sát có sổ theo
dõi ADR, tuy nhiên lại không có những ghi chép cần thiết và cập nhật, điều này
có thể do khách hàng chưa có những phản hồi kịp thời về những phản ứng bất lợi
khi dùng thuốc hoặc người bán thuốc không dặn dò khách hàng để ý vấn đề này
50
khi bán thuốc cho khách. Vì vậy có thể nói rằng thấy chưa có công tác theo dõi
ADR tại các nhà thuốc GPP trên địa bàn. Điều này phải được khắc phục một cách
đồng bộ bằng cách thay đổi thói quen, ý thức của khách hàng, của người bán
thuốc và tăng cường tuyên truyền, tập huấn của các cơ quan quản lý.
Nhìn chung, các nhà thuốc đạt GPP khảo sát chưa chú trọng vào việc thu thập
các tài liệu chuyên môn cần thiết và thực hiện ghi chép sổ sách đầy đủ, thường xuyên.
1.3 Thực hiện một số quy định chuyên môn.
Theo quy định, dược sỹ đại học có mặt tại nhà thuốc khi nhà thuốc đang hoạt
động để đảm bảo tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc. Tuy nhiên, tại thời điểm khảo
sát, tỷ lệ này vẫn còn ở mức thấp chỉ khoảng 13.5% nhà thuốc khảo sát. Như vậy,
hoạt động kinh doanh và tư vấn sử dụng thuốc do nhân viên tại nhà thuốc thực
hiện. Có thể thấy, yêu cầu có dược sỹ đại học làm việc tại nhà thuốc GPP vẫn còn
là một thách thức lớn đối với các nhà thuốc chuẩn GPP.
Việc niêm yết giá thuốc để đảm bảo bán đúng giá thuốc đã được chấp
hành tương đối cao, trên 93%, đây là kết quả của việc tăng cường kiểm tra giá
thuốc của ngành y tế phối hợp với các cơ quan khác như quản lý thị trường
trong những năm gần đây. Về yêu cầu mặc áo blouse đã đạt 100% trên tổng số
nhà thuốc khảo sát, nhưng nhân viên đeo thẻ chỉ có gần 39%. Điều này cho thấy
ý thức chấp hành về trang phục khi làm việc tại nhà thuốc GPP của một bộ phận
không nhỏ nhân viên nhà thuốc là chưa tốt.
Sắp xếp thuốc cũng là một trong những tiêu chí quan trọng tại nhà
thuốc GPP cần phải được chấp hành để đảm bảo tính ngăn nắp, khoa học
trong thực hành nhà thuốc. Có 88% số nhà thuốc khảo sát đã thực hiện tốt
việc sắp xếp thuốc theo tác dụng dược lý.
Nói tóm lại, hiện tượng vi phạm quy định chuyên môn vẫn còn xảy ra
tương đối phổ biến tại các nhà thuốc trong diện khảo sát, phản ánh ý thức
chấp hành quy chế nhà thuốc GPP còn thấp. Điều này đòi hỏi các cấp, ban
ngành chức năng , tăng cường tuyên truyền, tập huấn và thanh tra kiểm soát
51
để nâng cao ý thức của những người làm việc tại nhà thuốc.
2. Kỹ năng thực hành của nhân viên tại nhà thuốc
Qua khảo sát, chủ yếu người bán thuốc tại các nhà thuốc GPP là dược sỹ
trung học, còn lại là dược tá. Chỉ có 13.5% nhà thuốc có dược sỹ đại học trực
tiếp bán thuốc tại thời điểm khảo sát. Cùng với việc tư vấn chủ yếu diễn ra ở khu
vực tủ quầy bán hàng và sự vắng mặt của đa phần dược sỹ đại học tại nhà thuốc,
các khách hàng khi đến mua thuốc sẽ ít được sự tư vấn, sử dụng thuốc của dược
sỹ đại học.
2.1 Các thuốc đã bán
Các thuốc đã bán trong các trường hợp khảo sát khá đang dạng về chủng loại.
Tỷ lệ các trường hợp có nhãn không hợp lệ là 38.3% chủ yếu là do khi ra lẻ
thuốc không còn bao bì ngoài và không có đơn thuốc, các nhân viên tại các nhà
thuốc không ghi thêm các thông tin cần thiết về hạn dùng, hoạt chất, liều dùng, số lần
dùng và cách dùng. Một số trường hợp vỉ thuốc được chia nhỏ, thuốc được ra lẻ theo
từng viên rồi đưa đến tay khách hàng trong cùng bao gói nên không xác định được:
tên thuốc, dạng bào chế, nồng độ… Đặc biệt, ở một số nhà thuốc xung quanh khu
vực bệnh viện, do có nguồn thuốc BHYT từ bệnh viện lấy ra, phần đa các thuốc này
không còn bao bì nguyên vẹn, khi đến tay người bệnh không còn đủ thông tin cần
thiết để người bệnh có thể xem. Điều này lại càng nghiêm trọng nếu như việc dùng
thuốc có xuất hiện những phản ứng bất lợi, có thể gây khó khăn cho việc chẩn đoán
và xử lý của bác sĩ khi có những tai biến khi dùng thuốc. Từ đó có thể thấy việc ghi
nhãn thuốc chưa được thực hiện tốt tại các nhà thuốc. Điều này có thể dẫn đến sử
dụng thuốc không an toàn, hợp lý. Tỷ lệ thuốc ETC mà các nhà thuốc bán không có
đơn còn chiếm tỷ lệ khá cao gần 60%. Việc bán thuốc ETC không cần đơn hay sổ
khám bệnh của bác sĩ có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc trước mắt cũng như lâu
dài đối với người bệnh, ví như có thể điều trị không đúng bệnh đúng thuốc làm bệnh
trầm trọng hơn, hoặc gây gia tăng sự kháng kháng sinh của vi khuẩn trong cộng
đồng, hay xuất hiện nhiều hơn là những phản ứng bất lợi, những tương tác thuốc bất
52
lợi có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân.
2.2 Kỹ năng hỏi của nhân viên tại nhà thuốc.
Kỹ năng hỏi là kỹ năng đầu tiên và xuyên suốt trong quá trình bán hàng.
Việc đặt câu hỏi sẽ giúp nhân viên nhà thuốc khai thác được các thông tin cần
thiết giúp cho việc tư vấn lựa chọn và hướng dẫn sử dụng thuốc được hiệu quả.
Trong số các trường hợp mua thuốc mà đề tài khảo sát, số lượng câu hỏi
mà nhân viên tại nhà thuốc đặt cho bệnh nhân là chưa cao, trung bình 1 trường
hợp được hỏi trên 2,27 câu. Số câu hỏi xuất hiện nhiều nhất là các câu hỏi khai
thác bệnh/ triệu chứng bệnh nhưng cũng chỉ chiếm 69,5 % số trường hợp mua
thuốc. Tiếp đó là các câu hỏi về đối tượng sử dụng thuốc chiếm 43%, khả năng
thanh toán chiếm khoảng trên 33 %. Các câu hỏi về hiệu quả sử dụng thuốc chưa
được nhân viên tại nhà thuốc quan tâm nhiều (21,3%).Thông tin về đối tượng sử
dụng thuốc ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả của
người bệnh. Đặc biệt là tiền sử bệnh liên quan có thể ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả điều trị và mức độ an toàn khi sử dụng thuốc của bệnh nhân nhưng tỉ lệ
đặt câu hỏi vẫn còn mức thấp, chỉ có 26%. Các đối tượng dùng thuốc mà nhân
viên nhà thuốc cần lưu ý: người già,trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con
bú. Đây là các đối tượng mà chuyển hóa thuốc khác với người bình thường nên
việc lựa chọn và hướng dẫn sử dụng thuốc cần phải đặc biệt quan tâm. Nhân
viên tại các nhà thuốc cũng chưa giành sự lưu tâm đúng mức trong việc hỏi và
kiểm tra đơn thuốc đối với các trường hợp mua thuốc kê đơn.
Tuy nhiên, việc hỏi để khai thác được bệnh, tiền sử bệnh hay khả năng
thanh toán của bệnh nhân là những kĩ năng tương đối khó, đòi hỏi người bán
thuốc phải có kinh nghiệm và thường xuyên trau dồi, nhưng trước hết người bán
thuốc cần phải có thái độ niềm nở đón khách, nhiệt tình tư vấn khi khách có yêu cầu,
nhân viên tại các nhà thuốc phải rèn luyện hơn nữa về kỹ năng hỏi, thường xuyên
cập nhật tài liệu để có thể thu thập đủ các thông tin mới cần thiết về bệnh và thuốc để
phục vụ khách hàng tốt hơn.
53
2.3 Kỹ năng khuyên của nhân viên tại nhà thuốc.
Kỹ năng khuyên đòi hỏi nhân viên nhà thuốc phải có kiến thức chuyên môn
sâu về bệnh và nắm chắc các thông tin liên quan đến thuốc, bệnh để có thể đưa ra
những lời khuyên bổ ích trong việc lựa chọn, sử dụng thuốc hay chế độ sinh hoạt
của người bệnh, để đảm bảo lời khuyên không lệch lạc hoặc bị sai, người khuyên
cần phải đặt lợi ích của người bệnh lên cao hơn lợi ích kinh doanh của nhà thuốc.
Theo kết quả khảo sát trung bình 1 trường hợp mua thuốc chỉ nhận được
khoảng 0,9 lời khuyên. Có đến 37,8% trường hợp mua thuốc không nhận được
bất cứ lời khuyên nào. Tỷ lệ số lời khuyên đưa ra nhiều nhất khoảng gần 29%
lượt mua thuốc với lời khuyên "dùng thử một thời gian rồi quay lại". 21% trường
hợp mua thuốc được khuyên về chế độ sinh hoạt hay dinh dưỡng. Còn lại các lời
khuyên về việc nên tới cơ sở khám chữa bệnh, cách phòng bệnh hay không nên tự
sử dụng hay giới thiệu thuốc ít được đưa ra.
Nhìn chung, nhân viên tại các nhà thuốc GPP chưa chú trọng vào việc đưa
ra những lời khuyên cho khách hàng hoặc là lời khuyên mang mang tính chất
kích thích nhu cầu để bán hàng còn nhiều mà chưa chú trọng thật sự vào lợi ích
của bệnh nhân.
2.4 Kỹ năng hướng dẫn sử dụng thuốc.
Kỹ năng hướng dẫn sử dụng thuốc là kỹ năng rất quan trọng có ảnh hưởng
trực tiếp tới việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả của bệnh nhân. Kỹ năng này đòi
hỏi nhân viên nhà thuốc phải hiểu biết, tận tình, chu đáo đối với khách hàng.
Trung bình một trường hợp mua thuốc nhận được 2,6 lời hướng dẫn sử
dụng thuốc. Những lời hướng dẫn được đưa ra chủ yếu về liều dùng 1 lần, số lần
dùng trong ngày và thời điểm dùng thuốc. Có rất ít khách hàng mua thuốc được
tư vấn về tác dụng không mong muốn của thuốc và cách xử lý nếu có phản ứng
bất lợi xảy ra khi dùng thuốc. Để hạn chế các phản ứng có hại của thuốc, nhân viên
tại các nhà thuốc cần tăng cường tư vấn về tác dụng không mong muốn của thuốc
và cách xử trí khi có TDKMM xảy ra với bệnh nhân.
54
Các nhà thuốc cũng đã ý thức được việc vi khuẩn kháng kháng sinh là bất lợi
đối với người bệnh nên đã nhắc nhở người bệnh nên uống đủ ngày và đủ liều.
Như vậy, kỹ năng thực hành của nhân viên nhà thuốc còn một số hạn chế nhất
định. Qua khảo sát có 5% lượt mua thuốc không được nhân viên nhà thuốc đưa ra
bất cứ câu hỏi nào, 37,8 % không nhận được lời khuyên và 14 % không được hướng
dẫn sử dụng thuốc. Điều này cho thấy các nhà thuốc chưa thực sự quan tâm đến chất
lượng tư vấn, sử dụng thuốc. Điều này có thể do một số nguyên nhân:
- Các nhà thuốc chưa thực sự hiểu hết về khái niệm thực hành tốt nhà thuốc:
nhà thuốc GPP không chỉ đơn thuần cần phải đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết
bị mà còn cần có kỹ năng thực hành hợp lý, khoa học , ý thức trách nhiệm, kiến
thức chuyên môn và y đức đối với cộng động.
- Ở thời điểm đông khách hàng, nhân viên nhà thuốc tập trung bán thuốc cho
nhiều người nên ít thời gian thực hiện hỏi, khuyên và hướng dẫn tận tình.
- Các nhà thuốc chưa nhìn thấy lợi ích lợi ích của việc thực hành tốt nhà
thuốc GPP đối với họ. Do đó, nảy sinh tâm lý đối phó với cơ quan chức năng.
- Lực lượng thanh kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề dược còn mỏng,
tần suất hoạt động chưa nhiều chưa đủ kiểm soát hết được hoạt động của các nhà
thuốc.
Các nhà thuốc chỉ chú trọng xây dựng diện mạo bên ngoài chứ về thực chất
chưa tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng các quy định về GPP. Khi mà quy chế kê
đơn và bán thuốc theo đơn vẫn còn bị vi phạm với một tỷ lệ không nhỏ, y đức của
nhân viên nhà thuốc chưa được nâng cao, cùng với việc giám sát hoạt động của
các nhà thuốc GPP còn bị buông lỏng thì chất lượng dịch vụ dược tại các nhà
thuốc GPP vẫn khó có thể nâng cao

55
KẾT LUẬN

Theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài trong chương 2, đề tài đưa ra kết luận như sau:
1. Cơ sở vật chất:
Phần lớn các yêu cầu về cơ sở vật chất và trang thiết bị bảo quản thuốc trong
quy định về thực hành tốt nhà thuốc của Bộ y tế đều được các nhà thuốc chấp
hành nghiêm chỉnh. Nhìn chung, đa số các nhà thuốc GPP khảo sát đã tạo ra
được một hình ảnh khang trang, sạch sẽ, kiên cố, riêng biệt và hiện đại. Bước
đầu tạo cho khách hàng sự yên tâm, tin tưởng vào chất lượng thuốc.
+ Thiết kế xây dựng: 100% các nhà thuốc đạt các chỉ tiêu: địa điểm cố định,
riêng biệt ; diện tích đạt tiêu chuẩn trên 10m2; tủ quầy giá kệ chắc chắn. Tuy nhiên, các
chỉ có hơn 50% nhà thuốc có khu vực rửa tay, 22% nhà thuốc có khu vực ra lẻ thuốc, có
18% nhà thuốc có khu vực cho khách hàng ngồi đợi và chỉ có 8% nhà thuốc có khu vực
tư vấn riêng cho khách hàng. Nhìn chung các chỉ tiêu xây dựng để phục vụ việc bán
thuốc theo yêu cầu của nhà thuốc GPP còn tương đối thấp.
+ Trang thiết bị bảo quản: Tủ quầy, giá kệt, nhiệt kế, ẩm kế đều đạt
100%, điều hòa nhiệt độ đã đạt 93%. biện pháp bảo quản: tránh ánh sáng mặt
trời tiếp xúc trực tiếp và tài liệu tham khảo đạt trên 80%. Duy nhất chỉ tiêu máy
hút ẩm còn đạt tỉ lệ rất thấp (dưới 20%).
2. Sổ sách, tài liệu chuyên môn.
Nhìn chung, các nhà thuốc chưa trang bị đầy đủ những sổ sách và tài liệu
chuyên môn cần thiết để phục vụ việc kinh doanh:
+ Sổ theo dõi mua bán thuốc: Được trang bị tương đối đầy đủ ở các nhà
thuốc (gần 90% các nhà thuốc khảo sát),
+ Tài liệu tra cứu, hướng dẫn sử dụng: Cũng tương đối ở mức 80%.
+ Danh mục thuốc OTC: Chỉ được hơn 60% nhà thuốc có danh mục.
+ Các loại sổ sách khác như: Sổ theo dõi ADR, sổ theo dõi nhiệt độ, độ
ẩm, sổ quản lý xuất nhập- tồn-hsd, sổ kiểm soát chất lượng, các SOP còn đạt
56
mức thấp hơn 20%. Để việc quản lý chất lượng thuốc tại nhà thuốc GPP được
tốt hơn thì các nhà thuốc cần làm đầy đủ hơn nữa các loại sổ sách trên.
3. Thực hiện quy chế chuyên môn.
+ Niêm yết giá thuốc và mặc áo blouse: Đạt hơn 90%
+ Sắp xếp thuốc hợp lý theo nhóm tác dụng dược lý: Đạt gần 90%
+ Các quy định khác (có mặt dsđh, đeo thẻ): Đạt tỉ lệ thấp
+ Quy chế ghi nhãn thuốc: Hơn 38% thuốc bán ra có nhãn không phù hợp.
+ Quy chế bán thuốc theo đơn: Hơn 56% thuốc ETC bán ra không có đơn
thuốc hay sổ khám bệnh của bác sĩ.
4. Kỹ năng thực hành của nhân viên bán thuốc
Có thể kết luận rằng, hầu hết các nhà thuốc mới chỉ chú trọng vào đầu tư về cơ sở
vật chất chứ chưa quan tâm đến kỹ năng tư vấn sử dụng thuốc cho khách hàng. Việc tư
vấn cho người mua thuốc chưa được quan tâm đúng mức.
+ Kỹ năng hỏi: Trung bình mỗi lượt khách chỉ nhận được 2,27 câu hỏi, chủ yếu
tập trung vào câu hỏi triệu chứng bệnh. Các câu hỏi khác chưa được quan tâm đúng mức,
đều thấp hơn 50%, đáng chú ý có đến 5% khách hàng không nhận được bất cứ câu hỏi
nào. Cần thấy rằng, việc hỏi để tạo ra quá trình mua bán thuận lợi và hiệu quả không chỉ là
nhiệm vụ mà còn là quyền lợi của chính người bán thuốc.
+ Kỹ năng khuyên: Trung bình, mỗi lượt khách hàng chỉ nhận được 0.9 lời khuyên.
Có đến 37.8 lượt khách hàng mua thuốc không nhận được bất cứ lời khuyên nào. Các lời
khuyên chủ yếu được đưa ra khi mà khách hàng cần sự tư vấn, chủ yếu là lời khuyên dùng
thêm một loại thực phẩm chức năng hay về chế độ sinh hoạt hay khẩu phần ăn.
+ Kỹ năng hướng dẫn sử dụng thuốc: Có đến 14% khách hàng không nhận được
bất cứ lời hướng dẫn sử dụng nào. Liều dùng và số lần dùng trong một ngày là hướng
dẫn phổ biến nhất, chiếm tỉ lệ hơn 80% số nhà thuốc khảo sát. Những yếu tố khác liên
quan đến việc sử dụng thuốc như: Tổng số ngày dùng thuốc, cách dùng, thời điểm dùng
thuốc chưa được quan tâm đúng mức (chiếm tỉ lệ dưới 50%). Đặc biệt hướng dẫn về
TDKMM và cách xử trí còn chiếm tỉ lệ rất thấp là 4.5%.
57
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

1. Với cơ quan chức năng: Sở Y tế tỉnh Nghệ An


- Duy trì, nâng cao công tác tổ chức đào tạo, tập huấn các kỹ năng thực
hành cho dược sỹ và nhân viên bán hàng thường xuyên, liên tục.
- Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các
nhà thuốc GPP.
- Nhắc nhở, xử phạt nghiêm khắc các trường hợp tái vi phạm quy chế
nhiều lần.
2. Với các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP:
- Nhân viên nhà thuốc phải nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành các quy
chế chuyên môn về dược, đặc biệt là quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn.
- Nhân viên nhà thuốc tăng cường học hỏi thêm kiến thức chuyên môn,
rèn luyện đạo đức y dược.
- Chủ nhà thuốc cần đào tạo người bán thuốc những kĩ năng cần thiết và
cập nhật liên tục kiến thức về thuốc và bệnh để phục vụ tốt hơn nữa cho khách
hàng, từ đó nâng cao được hiệu quả sử dụng thuốc và thúc đẩy được hiệu quả
kinh doanh của nhà thuốc.

58
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt


1. Bộ môn quản lý kinh tế dược (2002), Giáo trình quản lý kinh tế dược,
Trường đại học dược Hà Nội.
2. Bộ y tế (2007), Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT ngày 24/01/2007 về việc ban
hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tôt nhà thuốc GPP”
3. Bộ Y tế (2005), Sử dụng thuốc hợp lý trong chăm sóc sức khỏe người bệnh.
4. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 46/2011 Ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực
hành tốt nhà thuốc".
5. Cao Minh Quang (2011), Tổng quan ngành Công nghiệp Dược Việt Nam: cơ hội,
thách thức và chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030.
6. Cục quản lý dược Việt Nam (2011), Báo cáo kết quả công tác năm 2010 và
định hướng trọng tâm công tác 2011.
7. Huỳnh Hồng Quang, Phạm Thanh Hiền (2012) ,Thuốc giả và thuốc kém
chất lượng tiếp tục lưu hành là mối nguy cơ làm giảm hiệu quả điều trị bệnh.
8. Lê Lâm Hùng và cộng sự (1997), Thực trạng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý ở Việt
Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, trường đại học y tế công cộng Hà Nội .
9. Lê Lâm Hùng, Lê Văn Tiến (1997), Nghiên cứu tình hình sử dụng an toàn,
hợp lý về thuốc tại Việt Nam trước khi triển khai thực hiện chính sách quốc
gia về thuốc.
10. Nguyễn Thanh Bình (2003), Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc YHCT và
thuốc tân dược ở khu vực Hà Nội. Luận án tiến sỹ dược học.
11. Sở Y Tế Nghệ An (2011), Báo cáo tổng kết hành nghề y dược tư nhân tại tỉnh
Nghệ An năm 2011.
12. Sở Y tế Nghệ An (2012), Đánh giá tình hình triển khai GPP tại Nghệ An.

13. Trần Thị Ngọc Anh (2004), Tài liệu hướng dẫn thực hành tốt nhà thuốc
hướng tới đạt tiêu chuẩn GPP.
14. Trần Thị Thu Thủy (2000), Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị,
Hội thảo sử dụng kháng sinh an toàn hợp lý, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh.
15. FIP (1993), Standard for quality pharmacy services, The Tokyo
Declaration, Tokyo 1993.
16. FIP (1997), Standard for quality pharmacy services, Good pharmacy
practice.
17. FIP and WHO (2011), Guideline on Good Pharmacy practice: standards
for quality of pharmacy services.
18. NIDA (2011), Prescription drug abuse remains a signigicant problem in
the United States. Available from:
http://www.drugabuse.gov/publications/topics-in-brief/ prescription-drug-
abuse.
19. WHO (1998), The role of pharmacist in self- care and self- Medication.
20. WHO ( 2010), Medicines: spurious/ falsely- labelled/ falsified/ counterfeit
(SFFC) medicines. Availble from:
http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs275/en.
21. WHO (2011), The World Medicines Situation 2011- Rational Use of Medicines
Phụ lục 1

DANH SÁCH NHÀ THUỐC ĐẠT GPP

TT Tên Nhà thuốc Địa điểm


I NHÀ THUỐC - BV; PKĐK
1 Vũ Thị Thanh Đông Âu 98 Mai Lão Bạng
2 Lương Quốc Tuấn HNĐK-NA Nguyễn Phong Sắc
3 Lương Văn Hóa Thành An-SG 54 Lý Thường Kiệt
4 Thái Thị Sáu Thái An 167 Nguyễn Sinh Sắc
5 Nguyễn Thị Xuân Chất lượng cao 157 Nguyễn Phong sắc
6 Nguyễn Thị Quý Cữa Đông 136 Nguyễn Phong Sắc
7 Nguyễn CĐYT 161-Nguyễn Phong Sắc
T.Thanh Ngân
8 Bùi Ngọc Sỹ BV 115 Xô Viết
9 Chu T. Nguyệt BV Nhi Tôn Thất Tùng
Giao
10 Nguyễn Thữa BV Vinh 178 Trần Phú, Vinh
Tiến
11 Nguyễn Thị Hòa BV Mắt-SG Lê Nin
II NHÀ THUỐC - Cña c¸c C«ng ty
1 Thái Thị Tính Ct TNHH Minh Hưng (S: 1) 15B-Nguyễn Phong Sắc
2 Phan Quốc Tỉnh CTY TNHH Minh hưng II 58- Ng văn Trổi
3 Trần T.Phương CtyTNHH Chiến thắng (S: 2) Lê Huân
Thảo
4 Trần Thị Cẩm // (S: 3) Chợ Ga Vinh
5 Hoàng An Hà Nam Vinh (S: 1) 102-104,Trần Hưng Đạo
6 Phan Thị Lan HDT (S: 1) 72 Lê Huân
7 Hà Thị Tửu Sao Việt (S:1) 111 Phong Đình Cảng
8 Đặng Xuân Bích Thái Hòa (S: 1) 95- Phan Đình Phùng
9 Phan Xuân Cung Tamypharma (S:1) LK9-TECCO - Quang.T
10 Lê T.Phương Dược-VTYT (S: 1) 16 Minh Khai
Thảo
11 Đinh Thị Châu CTy Thành An (S: 1) A9 - Hồng Sơn
12 Hồ Thị Long // // (S: 2) 10 - Nguyễn Xiển
13 Tăng Thị Tặng // // (S: 3) 139 Phạm Hồng Thái
14 Ngô Xuân tao Trung tâmThương mại 28- Lê Lợi
15 Nguyễn Huy NT Trường Sinh-CT TNHH 85-Tôn Thất Tùng- (số GPP
Hiệp DP Trường Sinh 99/12)
16 Lê Thị Bích Hồng NT số 1-TTTMại- 68- Đg Lê Nin
CTCPDP miền Trung (sè;102/GPP)
DANH SÁCH NHÀ THUỐC TƯ NHÂN GPP
TT Chủ NT Tên NT Địa điểm HN
1 Dương Thị Sinh Hồng Hải Đình Chợ Vinh
2 Võ Thị Miễn Quỳnh Hoa Đình chợ Vinh
3 Lê Thị Nghi Thi Toàn Đình chợ Vinh
4 Võ T. Mỹ Dung Thu Dung Đình chợ Vinh
5 Phan Thị Yến NT số 1, CTTNHH tr. sơn Đình chợ vinh
6 Hoàng Liên Thành Anh Dũng 23 Nguyễn Xiển
7 Trần Thị Minh Minh Đức 14 Nguyễn Xiển
8 Nguyễn Thị Mùi Yến Mùi 24 Nguyễn Xiển
9 Võ Thị Nhân Thu Hường K1-Trung Đô
10 Nguyễn T. Hồng Thanh Trình Đông K13 Trung Đô
11 Thái Bá Thắng Phúc Hiền 7- Nguyễn Văn Trỗi
12 Trần Thị Chắt Bảo Ngân K11 Bến Thủy
13 Nguyễn T.Nguyệt Thu Huyền Tuyến 102 Nguyễn Kiệm
14 Võ Thị Lan Ngọc Lan 44 Tuệ tĩnh
15 Lê Thị Khang Ngọc Liên 9 Tuệ Tĩnh
16 Nguyễn Thị Chắt Nguyệt Thủy 62 Tuệ Tĩnh
17 Nguyễn T.Bạch Tuyết Phương Đào 93-Tôn Thất Tùng
18 Nguyễn Văn Lợi Huyền Niêm 54 Tôn Thất Tùng
19 Lê Thị Huê Ngọc Chương 2B Phùng Khắc Khoan
20 Lê Văn Long Trường Vân 167 Nguyễn Phong Sắc
21 Nguyễn Thị Tân Ngọc Khang 159-Nguyễn Phong Sắc
22 Đinh Tuấn Đức Tuấn Đức 148 Nguyễn Phong Sắc
23 Bùi Nguyên Luân Dũng Hạnh 146 Nguyễn Phong Sắc
24 Nguyễn Văn Tạc Bảo An 144 Nguyễn Phong Sắc
25 Võ Thị Hương Quỳnh Phương 144Nguyễn Phong Sắc
26 Ngô Trí Diễm Thành Huyền 142 Nguyễn Phong Sắc
27 Phan Bá Thanh Thiết Chung 153 Nguyễn Phong Sắc
28 Võ Thị Điểm Tuấn Cảnh 57-Nguyễn Phong Sắc
29 Hoàng Quang Lịch Đông Á 78-Nguyễn Phong Sắc
30 Nguyễn Thu Vân Sỹ Oanh 36 Nguyễn Phong Sắc
31 Bành Đức Cảnh Đạt An 2-Đinh Công Tráng
32 Trần T. Lê Na H.T. Nhụy 28 Đinh Công Tráng
33 Văn Võ Huân Hương Trà Vinh 33 Ngư Hải
34 Nguyễn Thị Lý Lư Chính 155 Phong Đình Cảng
35 Phan Sỹ Xuân Thanh Lâm 95-Phong Đình Cảng
36 Phan Thị Thảo Hoa Phương 97 Đặng Thái Thân
37 Trịnh Nhuân Thanh Bình 1 Trần Hưng Đạo
38 Nguyễn Thế Chất Hoài Bảo 45 Lý Tử Trọng
39 Hoàng Ngọc Túy Thu Hằng 85 Lý Tử Trọng
40 Nguyễn Văn Hùng Hoài Thu 102 Lý Tử Trọng
41 Đoàn Quang Lộc Phúc Hưng 01 Lý Thường Kiệt
42 Lê Trường Sơn Số I 1 Kim Đồng
43 Nguyễn Trọng Bằng Hoàng Chi 57 Kim Đồng
44 Nguyễn Đình Ân Phương Dung 88-Nguyễn Văn Cừ
45 Phạm T. Kim Diệp Hương Trạch 104 Nguyễn Văn Cừ
46 Thái Thị Toán Linh Chi 375 Nguyễn Văn Cừ
47 Cao Thị Liêm Minh Châu 288 Hà Huy Tập
48 Lê Thị Hán Xuân Nghĩa 78 Hà Huy Tập
49 Nguyễn Trọng Bình 3T 170 Hồng Bàng
50 Nguyễn Văn Sỹ Hiếu Vân Chợ Kênh Bắc
51 Nguyễn Huy Cương Tú Anh 120 Herman
52 Nguyễn Toàn Lễ Quý Kỷ 66 Herman
53 Trần Thị Nga Thành Nam 108 Herman
54 Nguyễn Thị Triên Hào Tâm 75 Lê Huân
55 Phạm Xuân kỷ Vinh Quang 16 Lê Huân
56 Nguyễn Xuân Thịnh Từ Thành 84 Thái Phiên
57 Hồ Thị Ái Ái Hường Lê Viết Thuật
58 Hoàng Văn Tuy Thu Thảo X15-Nghi phú
59 Nguyễn Đình Tế Hiên - Toàn Chợ Ga Vinh
60 Ph¹m Gia Thñy Ngäc Tr©m 26-B¹ch Liªu
61 Phạm Thị Hằng Thu-Khải 52-Võ Thị Sáu
62 Chu Văn Nhì Hà Hạnh 36-Lê Hồng Phong
63 Kiều Mai Anh Trang Khoa 124 Lê Hồng Phong
64 Nguyễn Viết Liên Bách Niên 3 Nguyễn Trung Ngạn
65 Nguyễn Xuân Đài Oanh Hóa X13-Hưng Lộc
66 Trần Văn Hồng Minh Dung X13- Hưng lộc
67 Nguyễn Thị Bốn Hướng Hoa X13- Hưng Lộc
68 Hoàng Thị Mai Hải Yến X3-Hưng Chính, Vinh
69 Phạm Phúc Phạm Phúc 91 Trường Chinh
70 Trần Thị Hòa Khánh Diệp 2C Chung cư Đội Cung
71 Đinh Văn Thành Đức Hiền 91 Mai Hắc Đế
72 Nguyễn T.Kim Liên Ninh-Nga K12-Quán Bàu
73 Vy Thị Bích Sâm Thực X12 Nghi Kim
74 Lê Song Cương Tuấn Mỳ X12 Nghi Kim
75 Võ T. Bích Thủy Thu Hà X12 Nghi Kim
76 Nguyễn Văn Tuấn Thu Hiền X15 Nghi Kim
77 Ng Thị Quynh Đô Thành (14/11/11) 134 Ng Phong
Sắc(SGPP:84)
78 Ds Ng ThÞ Kim Vinh NTTN H­¬ng M¬ §g Ng Sinh S¾c-K12-§éi
cung(SGPP: 85)
79 Hoµng §øc VÜnh NTTN Minh H»ng 33-Ng V¨n Trçi, BÕn
thñy-Vinh(SGPP: 86)
80 Ds NguyÔn ThÞ CÈm Hoa NTTN Ngäc Hoµn 76-§g Lª Hång Phong-
Vinh (SGPP: 87)
81 Ds Lª Hång LÜnh NTTN Thñy C¶nh 62-Ng V¨n Trçi- Vinh
(SGPP: 88)
82 Ds Hµ V¨n Quý NTTN Mü Hµ 112 C7-Quang Trung-
Vinh
(SGPP: 89)
83 Ds Ng Duy Còng NTTN T©m Nh­ 55-Hoµng ThÞ Loan-BT
(SGPP: 90)
84 DS Nguyễn Thị Lục NTTN Thủy Lục Chợ cửa bắc-HB
(SGPP: 91)
85 Lª ThÞ B¶y NTTN ChÊn HiÒn 33-§g Phan §¨ng L­u
(Sè:96/GPP)
86 NguyÔn ThÞ HuÖ NT DS§H NguyÔn ThÞ 92-Ng Phong S¾c-HD
HuÖ (sè;97/GPP)
87 §inh V¨n Hïng NTTN Hoµng Mai 63-§g Hå Tïng MËu
(sè;98/GPP)
88 Hµ ThÞ Minh Xang NTTN Liªn TiÕn 153- §g NguyÔn
Phong S¾c
(sè;97/GPP) lẻ ra 99
89 Hoàng thị Ngọc Thạch NTTN Hà An 143- §g NguyÔn
Phong S¾c
(sè;101/GPP)
90 Nguyễn Thị Thụ NTTN số 7 83 Trần Phú
91 Trần Thị Vân Anh NTTNTrung Tâm 53-Đại Lộ Lên Nin-
TP Vinh (sè;104/GPP)
Phụ lục 2

DANH SÁCH NHÀ THUỐC GPP KHẢO SÁT

TT Tên Nhà thuốc Địa điểm


I NHÀ THUỐC - BV; PKĐK

2 Lương Quốc Tuấn HNĐK-NA Nguyễn Phong Sắc

4 Thái Thị Sáu Thái An 167 Nguyễn Sinh Sắc

6 Nguyễn Thị Quý Cữa Đông 136 Nguyễn Phong Sắc

8 Bùi Ngọc Sỹ BV 115 Xô Viết

10 Nguyễn Thữa Tiến BV TP Vinh 178 Trần Phú, Vinh

II NHÀ THUỐC - Cña c¸c C«ng ty


1 Thái Thị Tính Ct TNHH Minh Hưng 15B-Nguyễn Phong Sắc

3 Trần T.Phương Thảo CtyTNHH Chiến thắng Lê Huân

5 Hoàng An Hà Nam Vinh 102-104,Trần Hưng Đạo

7 Hà Thị Tửu Sao Việt 111 Phong Đình Cảng

9 Phan Xuân Cung Tamypharma LK9-TECCO - Quang.T

11 Đinh Thị Châu CTy Thành An A9 - Hồng Sơn

13 Tăng Thị Tặng // // 139 Phạm Hồng Thái

15 Nguyễn Huy Hiệp NT Trường Sinh-CT TNHH 85-Tôn Thất Tùng- (số GPP
DP Trường Sinh 99/12)

DANH SÁCH NHÀ THUỐC TƯ NHÂN (GPP)


TT Chủ NT Tên NT Địa điểm HN
1 Dương Thị Sinh Hồng Hải Đình Chợ Vinh

3 Lê Thị Nghi Thi Toàn Đình chợ Vinh

5 Phan Thị Yến NT số 1, CTTNHH tr. sơn Đình chợ vinh

7 Trần Thị Minh Minh Đức 14 Nguyễn Xiển

9 Võ Thị Nhân Thu Hường K1-Trung Đô


11 Thái Bá Thắng Phúc Hiền 7- Nguyễn Văn Trỗi

13 Nguyễn T.Nguyệt Thu Huyền Tuyến 102 Nguyễn Kiệm

15 Lê Thị Khang Ngọc Liên 9 Tuệ Tĩnh

17 Nguyễn T.Bạch Tuyết Phương Đào 93-Tôn Thất Tùng

19 Lê Thị Huê Ngọc Chương 2B Phùng Khắc Khoan

21 Nguyễn Thị Tân Ngọc Khang 159-Nguyễn Phong Sắc

23 Bùi Nguyên Luân Dũng Hạnh 146 Nguyễn Phong Sắc

25 Võ Thị Hương Quỳnh Phương 144Nguyễn Phong Sắc

27 Phan Bá Thanh Thiết Chung 153 Nguyễn Phong Sắc

29 Hoàng Quang Lịch Đông Á 78-Nguyễn Phong Sắc

31 Bành Đức Cảnh Đạt An 2-Đinh Công Tráng

33 Văn Võ Huân Hương Trà Vinh 33 Ngư Hải

35 Phan Sỹ Xuân Thanh Lâm 95-Phong Đình Cảng

37 Trịnh Nhuân Thanh Bình 1 Trần Hưng Đạo

39 Hoàng Ngọc Túy Thu Hằng 85 Lý Tử Trọng

41 Đoàn Quang Lộc Phúc Hưng 01 Lý Thường Kiệt

43 Nguyễn Trọng Bằng Hoàng Chi 57 Kim Đồng

45 Phạm T. Kim Diệp Hương Trạch 104 Nguyễn Văn Cừ

47 Cao Thị Liêm Minh Châu 288 Hà Huy Tập

49 Nguyễn Trọng Bình 3T 170 Hồng Bàng

51 Nguyễn Huy Cương Tú Anh 120 Herman

53 Trần Thị Nga Thành Nam 108 Herman

55 Phạm Xuân kỷ Vinh Quang 16 Lê Huân

57 Hồ Thị Ái Ái Hường Lê Viết Thuật


59 Nguyễn Đình Tế Hiên - Toàn Chợ Ga Vinh

61 Phạm Thị Hằng Thu-Khải 52-Võ Thị Sáu

63 Kiều Mai Anh Trang Khoa 124 Lê Hồng Phong

65 Nguyễn Xuân Đài Oanh Hóa X13-Hưng Lộc

67 Nguyễn Thị Bốn Hướng Hoa X13- Hưng Lộc

69 Phạm Phúc Phạm Phúc 91 Trường Chinh

71 Đinh Văn Thành Đức Hiền 91 Mai Hắc Đế

73 Vy Thị Bích Sâm Thực X12 Nghi Kim

75 Võ T. Bích Thủy Thu Hà X12 Nghi Kim

77 Ng Thị Quynh Đô Thành (14/11/11) 134 Ng Phong


Sắc(SGPP:84)

79 Hoµng §øc VÜnh NTTN Minh H»ng 33-Ng V¨n Trçi, BÕn thñy-
Vinh(SGPP: 86)

81 Ds Lª Hång LÜnh NTTN Thñy C¶nh 62-Ng V¨n Trçi- Vinh


(SGPP: 88)

83 Ds Ng Duy Còng NTTN T©m Nh­ 55-Hoµng ThÞ Loan-BT


(SGPP: 90)

85 Lª ThÞ B¶y NTTN ChÊn HiÒn 33-§g Phan §¨ng L­u


(Sè:96/GPP)

87 §inh V¨n Hïng NTTN Hoµng Mai 63-§g Hå Tïng MËu


(sè;98/GPP)

89 Hoàng thị Ngọc Thạch NTTN Hà An 143- §g NguyÔn Phong


S¾c (sè;101/GPP)

91 Trần Thị Vân Anh NTTNTrung Tâm 53-Đại Lộ Lên Nin-TP


Vinh (sè;104/GPP)
Phụ lục 3:
TIÊU CHUẨN "THỰC HÀNH TỐT NHÀ THUỐC- GPP"
I. NHÂN SỰ
1. Người phụ trách chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ phải có Chứng chỉ
hành nghề dược theo quy định hiện hành.
2. Cơ sở bán lẻ có nguồn nhân lực thích hợp (số lượng, bằng cấp, kinh
nghiệm nghề nghiệp) để đáp ứng quy mô hoạt động.
3. Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, giao nhận, bảo quản thuốc,
quản lý chất lượng thuốc, pha chế thuốc phải đáp ứng các điều kiện sau:
a. Có bằng cấp chuyên môn dược và có thời gian thực hành nghề nghiệp
phù hợp với công việc được giao;
b. Có đủ sức khoẻ, không đang bị mắc bệnh truyền nhiễm;
c. Không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có
liên quan đến chuyên môn y, dược.
II. CƠ SỞ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC
1. Xây dựng và thiết kế
a. Địa điểm cố định, riêng biệt; bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn,
cách xa nguồn ô nhiễm;
b. Xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải dễ làm
vệ sinh, đủ ánh sáng nhưng không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng
mặt trời.
2. Diện tích
a. Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh nhưng tối thiểu là 10m2, phải
có khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc tiếp
xúc và trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người bán lẻ;
b. Phải bố trí thêm diện tích cho những hoạt động khác như:
- Phòng pha chế theo đơn nếu có tổ chức pha chế theo đơn;
- Phòng ra lẻ các thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc để
bán lẻ trực tiếp cho người bệnh;
- Nơi rửa tay cho người bán lẻ và người mua thuốc;
- Kho bảo quản thuốc riêng (nếu cần);
- Phòng hoặc khu vực tư vấn riêng cho bệnh nhân và ghế cho người mua
thuốc trong thời gian chờ đợi.
c. Trường hợp kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ
y tế thì phải có khu vực riêng, không bày bán cùng với thuốc và không gây ảnh
hưởng đến thuốc;
d. Nhà thuốc có pha chế theo đơn hoặc có phòng ra lẻ thuốc không còn
bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
- Phòng pha chế thuốc theo đơn hoặc ra lẻ thuốc thuốc không còn bao bì
tiếp xúc trực tiếp với thuốc có trần chống bụi, nền và tường nhà bằng vật liệu dễ
vệ sinh lau rửa, khi cần thiết có thể thực hiện công việc tẩy trùng;
- Có chỗ rửa tay, rửa dụng cụ pha chế;
- Bố trí chỗ ngồi cho người mua thuốc ngoài khu vực phòng pha chế.
3. Thiết bị bảo quản thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc
a. Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của
ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm:
- Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày
bán, bảo quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ;
- Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc. Có
hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió.
b. Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn
o
thuốc. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng duy trì ở nhiệt độ dưới 30 C, độ ẩm
không vượt quá 75%.
c) Có các dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ phù hợp với điều kiện bảo quản
thuốc, bao gồm:
- Trường hợp ra lẻ thuốc mà không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
phải dùng đồ bao gói kín khí, khuyến khích dùng các đồ bao gói cứng, có nút
kín để trẻ nhỏ không tiếp xúc trực tiếp được với thuốc. Tốt nhất là dùng đồ bao
gói nguyên của nhà sản xuất. Có thể sử dụng lại đồ bao gói sau khi đã được xử
lý theo đúng quy trình xử lý bao bì;
- Không dùng các bao bì ra lẻ thuốc có chứa nội dung quảng cáo các
thuốc khác để làm túi đựng thuốc;
- Thuốc dùng ngoài/thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần cần được
đóng trong bao bì dễ phân biệt;
- Thuốc pha chế theo đơn cần được đựng trong bao bì dược dụng để
không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc và dễ phân biệt với các sản phẩm không
phải thuốc - như đồ uống/thức ăn/sản phẩm gia dụng.
d. Ghi nhãn thuốc:
- Đối với trường hợp thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì ngoài của
thuốc thì phải ghi rõ: tên thuốc; dạng bào chế; nồng độ, hàm lượng thuốc;
trường hợp không có đơn thuốc đi kèm phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và
cách dùng;
- Thuốc pha chế theo đơn: ngoài việc phải ghi đầy đủ các quy định trên
phải ghi thêm ngày pha chế; ngày hết hạn; tên bệnh nhân; tên và địa chỉ cơ sở
pha chế thuốc; các cảnh báo an toàn cho trẻ em (nếu có).
Đ. Nhà thuốc có pha chế thuốc theo đơn phải có hoá chất, các dụng cụ
phục vụ cho pha chế, có thiết bị để tiệt trùng dụng cụ (tủ sấy, nồi hấp), bàn pha
chế phải dễ vệ sinh, lau rửa.
4. Hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc
a) Có các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc, các quy chế dược hiện hành
để các người bán lẻ có thể tra cứu và sử dụng khi cần.
b) Các hồ sơ, sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc, bao gồm:
- Sổ sách hoặc máy tính để quản lý thuốc tồn trữ (bảo quản), theo dõi số
lô, hạn dùng của thuốc và các vấn đề khác có liên quan. Khuyến khích các cơ sở
bán lẻ có hệ thống máy tính và phần mềm để quản lý các hoạt động và lưu trữ
các dữ liệu;
- Hồ sơ hoặc sổ sách lưu trữ các dữ liệu liên quan đến bệnh nhân (bệnh
nhân có đơn thuốc hoặc các trường hợp đặc biệt) đặt tại nơi bảo đảm để có thể
tra cứu kịp thời khi cần;
- Sổ sách, hồ sơ và thường xuyên ghi chép hoạt động mua thuốc, bán
thuốc, bảo quản thuốc đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền
chất theo quy định của Quy chế quản lý thuốc gây nghiện và Quy chế quản lý
thuốc hướng tâm thần, sổ pha chế thuốc trong trường hợp có tổ chức pha chế
theo đơn;
- Hồ sơ, sổ sách lưu giữ ít nhất một năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng.
c) Xây dựng và thực hiện theo các quy trình thao tác chuẩn dưới dạng văn
bản cho tất cả các hoạt động chuyên môn để mọi nhân viên áp dụng, tối thiểu
phải có các quy trình sau:
- Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng;
- Quy trình bán thuốc theo đơn;
- Quy trình bán thuốc không kê đơn;
- Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng;
- Quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi;
- Quy trình pha chế thuốc theo đơn trong trường hợp có tổ chức pha chế
theo đơn;
- Các quy trình khác có liên quan.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC
1. Mua thuốc
a. Nguồn thuốc được mua tại các cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp.
b. Có hồ sơ theo dõi, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất
lượng thuốc trong quá trình kinh doanh;
c. Chỉ mua các thuốc được phép lưu hành (thuốc có số đăng ký hoặc thuốc
chưa có số đăng ký được phép nhập khẩu theo nhu cầu điều trị). Thuốc mua còn
nguyên vẹn và có đầy đủ bao gói của nhà sản xuất, nhãn đúng quy định theo quy
chế hiện hành. Có đủ hoá đơn, chứng từ hợp lệ của thuốc mua về;
d. Khi nhập thuốc, người bán lẻ kiểm tra hạn dùng, kiểm tra các thông tin
trên nhãn thuốc theo quy chế ghi nhãn, kiểm tra chất lượng (bằng cảm quan,
nhất là với các thuốc dễ có biến đổi chất lượng) và có kiểm soát trong suốt quá
trình bảo quản;
đ. Nhà thuốc phải có đủ thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu dùng cho
tuyến C trong Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam do Sở Y tế địa phương quy định.
2. Bán thuốc
a. Các bước cơ bản trong hoạt động bán thuốc, bao gồm;
- Người bán lẻ hỏi người mua những câu hỏi liên quan đến bệnh, đến
thuốc mà người mua yêu cầu;
- Người bán lẻ tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc,
hướng dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói. Trường hợp không có đơn thuốc
kèm theo, Người bán lẻ phải hướng dẫn sử dụng thuốc thêm bằng cách viết tay
hoặc đánh máy, in gắn lên đồ bao gói.
- Người bán lẻ cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra, đối chiếu thuốc bán
ra về nhãn thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc.
b. Các quy định về tư vấn cho người mua, bao gồm:
- Người mua thuốc cần nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả
điều trị và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng;
- Người bán lẻ phải xác định rõ trường hợp nào cần có tư vấn của người
có chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông
tin về thuốc, giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê đơn;
- Đối với người bệnh đòi hỏi phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể
dùng thuốc, Người bán lẻ cần tư vấn để bệnh nhân tới khám thầy thuốc chuyên
khoa thích hợp hoặc bác sĩ điều trị;
- Đối với những người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, nhân viên
bán thuốc cần giải thích rõ cho họ hiểu và tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng bệnh;
- Đối với bệnh nhân nghèo, không đủ khả năng chi trả thì Người bán lẻ
cần tư vấn lựa chọn loại thuốc có giá cả hợp lý, đảm bảo điều trị bệnh và giảm
tới mức thấp nhất khả năng chi phí;
- Không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán
thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc; khuyến khích người mua coi thuốc
là hàng hoá thông thường và khuyến khích người mua mua thuốc nhiều hơn cần thiết.
c. Bán thuốc theo đơn:
- Khi bán các thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp người bán lẻ có
trình độ chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành
của Bộ Y tế về bán thuốc theo đơn.
- Người bán lẻ phải bán theo đúng đơn thuốc. Trường hợp phát hiện đơn
thuốc không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, hoặc có sai
phạm về pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh, Người
bán lẻ phải thông báo lại cho người kê đơn biết.
- Người bán lẻ giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc
theo đơn trong các trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót
hoặc nghi vấn, đơn thuốc kê không nhằm cụ đích chữa bệnh.
- Người bán lẻ là dược sỹ đại học có quyền thay thế thuốc bằng một thuốc khác
có cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng liều lượng khi có sự đồng ý của người mua.
- Người bán lẻ hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc, nhắc nhở
người mua thực hiện đúng đơn thuốc.
- Sau khi bán thuốc gây nghiện, nhân viên nhà thuốc phải vào sổ, lưu đơn
thuốc bản chính.
3. Bảo quản thuốc
a. Thuốc phải được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc;
b. Thuốc nên được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý;
c. Các thuốc kê đơn nếu được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có
ghi rõ "Thuốc kê đơn" hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các thuốc bán
theo đơn. Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây nhầm lẫn.
4. Yêu cầu đối với người bán lẻ trong thực hành nghề nghiệp
a. Đối với người làm việc trong cơ sở bán lẻ thuốc:
- Có thái độ hoà nhã, lịch sự khi tiếp xúc với người mua thuốc, bệnh nhân;
- Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin và lời khuyên đúng đắn về
cách dùng thuốc cho người mua hoặc bệnh nhân và có các tư vấn cần thiết nhằm
đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả;
- Giữ bí mật các thông tin của người bệnh trong quá trình hành nghề như
bệnh tật, các thông tin người bệnh yêu cầu;
- Trang phục áo blu trắng, sạch sẽ, gọn gàng, có đeo biển ghi rõ tên, chức danh;
- Thực hiện đúng các quy chế dược, tự nguyện tuân thủ đạo đức hành
nghề dược;
- Tham gia các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế;
b. Đối với người quản lý chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ thuốc:
- Phải thường xuyên có mặt trong thời gian hoạt động và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của cơ sở; trong trường hợp vắng mặt phải
uỷ quyền cho nhân viên có trình độ chuyên môn tương đương trở lên điều hành
theo quy định;
- Trực tiếp tham gia việc bán các thuốc phải kê đơn, tư vấn cho người mua.
- Liên hệ với bác sĩ kê đơn trong các trường hợp cần thiết để giải quyết
các tình huống xảy ra
- Kiểm soát chất lượng thuốc mua về, thuốc bảo quản tại nhà thuốc.
- Thường xuyên cập nhật các kiến thức chuyên môn, văn bản quy phạm
pháp luật về hành nghề dược và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung
ứng thuốc.
- Đào tạo, hướng dẫn các nhân viên tại cơ sở bán lẻ về chuyên môn cũng
như đạo đức hành nghề dược.
- Cộng tác với y tế cơ sở và nhân viên y tế cơ sở trên địa bàn dân cư, phối
hợp cung cấp thuốc thiết yếu, tham gia truyền thông giáo dục về thuốc cho cộng
đồng và các hoạt động khác.
- Theo dõi và thông báo cho cơ quan y tế về các tác dụng không mong
muốn của thuốc.
c. Các hoạt động cơ sở bán lẻ cần phải làm đối với thuốc bị khiếu nại hoặc
thu hồi:
- Phải có hệ thống lưu giữ các thông tin, thông báo về thuốc khiếu nại,
thuốc không được phép lưu hành, thuốc phải thu hồi;
- Có thông báo thu hồi cho khách hàng. Kiểm tra và trực tiếp thu hồi, biệt
trữ các thuốc phải thu hồi để chờ xử lý;
- Có hồ sơ ghi rõ về việc khiếu nại và biện pháp giải quyết cho người mua
về khiếu nại hoặc thu hồi thuốc;
- Nếu huỷ thuốc phải có biên bản theo quy chế quản lý chất lượng thuốc;
- Có báo cáo các cấp theo quy định
Phụ lục 4

PHIẾU KHẢO SÁT TẠI NHÀ THUỐC

Chúng tôi là nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Dược Hà Nội đang thực
hiện đề tài “Khảo sát chất lượng dịch vụ dược tại các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP
trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”, rất mong ông (bà) vui lòng hợp tác và
cung cấp một số thông tin sau. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
I. THÔNG TIN CHUNG:
(Điều tra viên sẽ điền vào các thông tin dưới đây)

STT Nội dung


1 Tên nhà thuốc: ...................................................................................................................................................................................................................
Địa chỉ:............................................................................................................................................................................................................................................
2 Tên chủ nhà thuốc / Người quản lý hoạt động chuyên môn: ..........................................................
3 Loại hình đăng ký kinh doanh:
a. Hộ cá thể
b. Địa điểm bán lẻ của doanh nghiệp:
c. Địa điểm bán lẻ của cơ sở KCB
Phạm vi kinh doanh:
- Thuốc
- Thực phẩm chức năng
- Mỹ phẩm
- Dụng cụ y tế
- Mặt hàng khác
Ghi rõ:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................
II. THÔNG TIN CHI TIẾT
Điều tra viên điền thông tin, đánh dấu (X) vào ô lựa chọn cho mỗi thông tin.
Nội dung Kết quả
1. Cơ sở vật chất
1.1. Xây dựng và thiết kế
Chỉ tiêu Có Không
Địa điểm cố định, riêng biệt  
Diện tích > 10m2  
(Ghi rõ diện tích: ……………….m2)
Khu vực ra lẻ thuốc  
Khu vực rửa tay cho người mua và bán  
Khu vực tư vấn  
Khu vực cho người mua đợi  
1.2. Trang thiết bị
Chỉ tiêu Có Không
Tủ quầy, giá kệ chắc chắn  
Nhiệt kế, ẩm kế  
Nếu có, ghi rõ nhiệt độ, độ ẩm:
Nhiệt độ: ……………………; Độ ẩm: ……………………
Điều hòa nhiệt độ  
Máy hút ẩm  
Biện pháp bảo quản thuốc tránh tiếp xúc trực  
tiếp với ánh sáng mặt trời
Nếu có, ghi rõ:…………………………………………………
…………………………………………………………………………..

Quạt thông gió  


2. Hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn:
Chỉ tiêu Có Không
Danh mục thuốc OTC  
Một số quy chế chuyên môn được hiện hành  
Tài liệu tra cứu hướng dẫn sử dụng thuốc  
Liệt kê một số tài liệu tra cứu:……………………………….  
………………………………………………………………………………………………..

Sổ theo dõi bán thuốc  


Sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm  
Sổ theo dõi ADR  
3. Thực hiện một số quy định chuyên môn
Chỉ tiêu Có Không
Dược sỹ đại học có mặt  
Niêm yết giá thuốc  
Mặc áo bluse  
Đeo thẻ  
Sắp xếp thuốc hợp lý  
Phụ lục 5
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN KỸ NĂNG THỰC HÀNH CỦA
NHÂN VIÊN NHÀ THUỐC
I. Thông tin chung
1. Tên khách hàng:........................................................................................................................................................................................
Tuổi: ..........................................................................................................................................................................................................................
Giới tính: Nam / Nữ
Bệnh/ chứng bệnh khiến khách hàng đến mua thuốc: .......................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................

2. Địa điểm phỏng vấn:


a. Tên nhà thuốc: ........................................................................................................................................................................
b. Địa chỉ: ..............................................................................................................................................................................................
3. Thời gian phỏng vấn: ................... h................ phút , ngày .............. tháng .................năm 2012
4. Người phỏng vấn : .................................................................................................................................................................

5. Người bán thuốc : ..................................................................................................................................................................


Trình độ : ..................................................................................................................................................................
6. Khách hàng mua thuốc theo:
a. Đơn thuốc.
b. Sổ khám chữa bệnh.
c. Không đơn thuốc hay sổ khám chữa bệnh.
7. Thông tin các thuốc khách hàng đã mua
a. Các thuốc đã mua: ............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................

b. Số lượng thuốc : ...................................................................................................................................................................


c. Số thuốc phải kê đơn : .................................................................................................................................................
d. Số thuốc đã mua có nhãn phù hợp: ..........................................................................................................
II. Thực hành của nhân viên tại nhà thuốc.
Điều tra viên quan sát trực tiếp.
1. Kỹ năng hỏi
Các câu hỏi nhân viên nhà thuốc đã sử dụng:
• Hỏi về triệu chứng và diễn biến bệnh.
• Hỏi về tiền sử bệnh liên quan.
• Hỏi về khả năng thanh toán.
• Hỏi về đối tượng sử dụng thuốc (tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe)
• Hỏi về hiệu quả sử dụng thuốc trong quá khứ. (Có thể là thuốc vừa mua
hoặc một thuốc khác)
• Hỏi về đơn thuốc và kiểm tra đơn thuốc.
• Câu hỏi khác: ..............................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................

• Không hỏi
2. Kỹ năng khuyên
Những lời khuyên mà nhân viên bán thuốc đã đưa ra:
• Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khi sử dụng thuốc này
• Không nên tự sử dụng thuốc này hoặc giới thiệu cho người khác.
• Nên tới cơ sở khám chữa bệnh để được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
• Dùng thử một thời gian rồi quay lại.
• Cách phòng bệnh.
• Lời khuyên khác: ...................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................

• Không khuyên gì.


3. Hướng dẫn sử dụng thuốc.
• Liều dùng 1 lần
• Số lần dùng trong ngày
• Tổng số ngày dùng thuốc
• Thời điểm dùng thuốc
• Tác dụng không mong muốn và cách xử lý nếu gặp phải.
• Không hướng dẫn
4. Tài liệu tra cứu thuốc nhân viên đã sử dụng trong khi thực hành ...................................

You might also like