You are on page 1of 1

Khóa đào tạo chuyên sâu về IFRS

IFRS 1- Áp dụng lần đầu tiên


Giá trị hợp lý như là giá gốc ngầm định – ví dụ

Bài tập về giá trị hợp lý như là giá gốc ngầm định

Bản cân đối kế toán của Công ty A vào ngày 31/12/2007:

31/12/2007 Tài sản 1 Tài sản 2 Tài sản 3 Tài sản 4


Giá gốc hoặc định giá lại 500 200 400 450
Khấu hao tích lũy (100) (50) (200) (170)
Giá trị còn lại 400 150 200 280
Thặng dư định giá lại 250 50 - -
Tổng Giá gốc 1,550
Tổng Khấu hao tích lũy (520)
Tổng Giá trị còn lại 1,030
Tổng Thặng dư định giá lại 300

LƯU Ý: Định nghĩa của Thặng dư định giá lại: IAS 16, Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị, cho
phép một mô hình định giá lại được sử dụng để đo lường bất động sản, nhà xưởng và thiết bị.
Nếu giá trị ghi sổ của một tài sản tăng lên từ việc định giá lại, thì khoản tăng lên được ghi nhận
trong thu nhập toàn diện khác và tích lũy trong vốn chủ sở hữu dưới tiêu đề của thặng dư đánh
giá lại.

Ngày chuyển đổi sang IFRS của Công ty A là 1/1/2008.

Công ty A chọn lựa áp dụng những điều sau khi áp dụng IFRS:
 Tiếp tục đánh giá lại Tài sản 1. Giá trị hợp lý vào ngày chuyển đổi không khác biệt trọng
yếu với giá trị ghi sổ theo GAAP trước đây.
 Dùng giá trị định giá trước đây cho Tài sản 2 như là giá gốc ngầm định và áp dụng chính
sách giá gốc trừ đi khấu hao theo IFRS.
 Áp dụng chính sách đánh giá lại cho Tài sản 3. Giá trị hợp lý vào ngày chuyển đổi là 500.
 Tiếp tục sử dụng chính sách giá gốc trừ đi khấu hao cho Tài sản 4.

Câu hỏi: bảng cân đối kế toán của Công ty A trông ra sao vào ngày chuyển đổi 1/1/2008.
Hoàn thành bảng dưới đây:
1/1/2008 Tài sản 1 Tài sản 2 Tài sản 3 Tài sản 4
Giá gốc hoặc định giá lại
Khấu hao tích lũy
Giá trị ghi sổ thuần
Thặng dư định giá lại
Tổng Giá gốc
Tổng Khấu hao tích lũy ( )
Tổng Giá trị còn lại
Tổng Thặng dư định giá lại

Tài liệu sử dụng nội bộ cho Khóa Đào tạo IFRS của Bộ Tài chính phối hợp với ACCA

You might also like