You are on page 1of 39

CHƯƠNG I.

MÔI TRƯỜNG PHÁP


LÝ CHO HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA KINH DOANH
1. Khái niệm:
- Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công
đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung
ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời
2. Đặc trưng:
- Mục đích của kinh doanh là lợi nhuận
- Phải có sự đầu tư tài sản và thu lợi cuối cùng là tài sản
- Hoạt động này diễn ra thường xuyên, liên tục, mang tính chất chuyên
nghiệp
3. Quyền tự do kinh doanh
- Điều 33 Hiến pháp 2013: Mọi công dân có quyền tự do kinh doanh trong
những ngành nghề mà pháp luật không cấm

PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


- Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh là sự thể hiện thành
quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với cả 2 phía chủ thể kinh doanh và cơ
quan nhà nước
+ Đối với chủ thể kinh doanh là quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện
quyền tự do kinh doanh
+ Đối với cơ quan Nhà nước là nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của
từng cơ quan nhà nước.
MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT CHUNG VÀ LUẬT RIÊNG
1. Khái niệm luật chung và luật riêng:
- Luật chung: Luật điều chỉnh các lĩnh vực pháp luật chung, làm cơ sở để
ban hành luật riêng
- Luật riêng: luật điều chỉnh ngành kinh tế cụ thể
- Luật riêng được ưu tiên áp dụng vì nó quuy định cái riêng, đặc thù
trong quan hệ xã hội đó. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa luật
riêng với luật chung thì áp dụng luật riêng.
- Điều ước quốc tế được ưu tiên áp dụng cao nhất
- Bộ Luật dân sự 2015 vs các luật riêng điều chỉnh quan hệ hợp đồng:
+ Bộ luật dân sự: là luật chung điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa tất cả
các chủ thể trong mọi lĩnh vực đời sống, xã hội. Quy định về giao kết
hợp đồng, điều kiện hợp đồng có hiệu lực, các biện pháp bảo đảm thực
hiện hợp đồng và các loại hợp đồng dân sự thông dụng
+ Luật Thương mại 2015: điêuf chỉnh quan hệ hợp đồng giữa các thương
nhân hoặc có 1 bên là thương nhân. Quy định điều chỉnh hợp đồng trong
thương mại
+ Các văn bản Luật chuyên ngành: quy định những điểm riêng, đặc thù
của từng ngànnh, được ưu tiên áp dụng
- Bộ Luật Dân sự 2015 vs Luật Doanh nghiệp và các luật khác về thành
lập, tổ chức quản lý doanh nghiệp:
+ Bộ Luật Dân sự quy định chung về cá nhân, pháp nhân có quyền thành
lập và quản lý doanh nghiệp
+ Luật Doanh nghiệp: theo điều 1 Luật Doanh nghiệp 2014
+ Các văn bản Luật chuyên ngành điều khiển cụ thể với từng chuyên
ngànnh.
- Mối quan hệ giữaa Luật cạnh tranh và các luật khác:
+ Về doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh chỉ điều chỉnh đối với hành vi tập
trung kinh tế như sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua
lại doanh nghiệp…
+ Về hợp đồng: Luật Cạnh tranh điều chỉnh các thoả thuận hạn chế cạnh
tranh. Ví dụ ổn định giá, phân chia thị trường…
+ Ưu tiên áp dụng Luật Cạnh tranh hơn so với Luật Doanh nghiệp

NGUỒN LUẬT VÀ CÁC VĂN BẢN ĐIỀU CHỈNH HOẠT


ĐỘNG KINH DOANH
1. Các văn bản quy phạm pháp luật
- Luật -> Pháp lệnh -> Nghị định -> Thông tư (theo thứ tự giá trị pháp lý
giảm dần
2. Công văn:
- Không chứa đựng quy phạm pháp luật, không được coi là một văn bản
quy phạm pháp luật
- Nhưng trên thực tế được sử dụng râst nhiều
3. Điều ước quốc tế
- Đây được coi là nguồn luật có giá trị pháp lý cao nhất, được ưu tiên áp
dụng so với luật pháp quốc gia

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI


CỦA DOANH NGHIỆP
- Pháp luật về kinh doanh phản ánh trực tiếp, giasn tiếp những giá trị đạo
đức mà người kinh doanh phải hành động trong quan hệ với người khác
- Pháp luật phản ánh và thể chế hoá các chuẩn mực đạo đức nhưng pháp
luật không thể chế hoá tất cả các chuẩn mực đạo đức
- Vi phạm pháp luật thường phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định,
trong khi vi phạm quy tắc đạo đức thì bị dư luận xã hội lên án.

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỚI HĐKD


Sơ đồ các cơ quan quản lý Nhà nước:
Bộ và các cơ quan
Chính phủ
ngang Bộ
18 bộ

Các cơ quan
ngang bộ
Bộ trưởng
Văn phòng
chính phủ UBND cấp
Sở
Thanh tra tỉnh
chính phủ Giám đốc
Ngân hàng Sở
Nhà nước
Uỷ ban Dân UBND cấp
Phòng
tộc huyện

UBND cấp
Ban

- Nội dung quản lý Nhà nước về kinh tế:


+ Xây dựng, ban hành các văn bản, sau đó tổ chức thực hiện
+ Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật, xây dựng
các kế hoạch phát triển kinh tế ngắn – trung và dài hạn
+ Xây dựng và ban hành pháp luật, các chính sách chế độ ưu đãi
+ Cung cấp các thông tin cho hoạt động kinh doannh
- Phương pháp quản lý:
+ Phương pháp kế hoạch hoá: đưa ra kế hoạch, định hướng cho nền
kinh tế.
+ Phương pháp pháp chế: sử dụng các quy định pháp luật
+ Phương pháp kinh tế: tác động vào lợi ích kinh tế
+ Phương pháp kiểm tra, giám sát: Ktra, thanh tra các đơn vị kinh doanh
CHƯƠNG 2: THÀNH LẬP, TỔ
CHỨC, QUẢN LÝ VÀ HOẠT
ĐỘNG DOANH NGHIỆP
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI DN
1. Khái niệm:
- Tổ chức có tên riêng, tài sản, trụ sở giao dịch được đănng kí thành lập
theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh
2. Đặc điểm:
- Có tên riêng
- Có tài sản
- Có trụ sở giao dịch
- Có đăng kí doanh nghiệp
- Mục đích thành lập là để kinh doanh
3. Hai loại doanh nghiệp đặc biệt
Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp xã hội
- Hỗ trợ, định hướng nền KT - Giải quyết các vấn đề xã hội mà
doanh nghiệp theo đuổi
- Do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn - Hoạt động không vì mục tiêu tối
điều lệ (100%) đa hoá lợi nhuận, 51% lợi nhuận
- Được tổ chứcc với hình thức công được tái đầu tư vào XH
ty cổ phần, công ty TNHH - Phần lớn lợi nhuận thu về dùng
để phục vụ các lợi ích XH
4. Phân loại doanh nghiệp
5 loại hình doanh nghiệp áp dụng với mọi nhà đầu tư thuộc các thàh phần
kinh tế:
- Công ty cổ phần
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Công ty TNHH 1 thành viên
➔ Đều chỉ phải chịu TNHH
- Công ty hợp danh
- Doanh nghiệp tư nhân
➔ Đều phải chịu TNVH (trừ thành viên góp vốn CTHD)
5. Vấn đề giới hạn trách nhiệm trong doanh nghiệp
- Giới hạn trách nhiệm: là phạm vi tài sản được dùng để thanh toán các
khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác phát sinh trong quá trình kinh
doanh, đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản.
- Đối tượng chịu trách nhiệm: Các nhà đầu tư
- Trách nhiệm hữu hạn: Nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm với các khoản
nợ và các nghĩa vụ tài sản khác bằng đúng số tài sản đã đầu tư vào
doanh nghiệp. (Nhà đầu tư vào công ty cổ phần, công ty TNHH và thành
viên góp vốn công ty hợp danh)
- Trách nhiệm vô hạn: Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm với các khoản
nợ và nghiax vụ tài sản khác bằng tất cả tài sản của mình bao gồm tài
sản đã đầu tư vào doanh nghiệp và tài sản không đầu tư. (Chủ đầu tư
doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh coong ty hợp danh)

PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC THÀNH LẬP VÀ


HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP
1. Điều kiện thành lập và hoạt động doanh nghiệp: 5 điều kiện: tài sản,
tên và địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, tư cách pháp lý của người thành
lập và quản lý doanh nghiệp và thành viên, người dại diện theo uỷ
quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức; người đại diện
theo pháp luật; tổ chức pháp lý.
- Điều kiện về tài sản:
+ Phải có tài sản đưa vào đăng kí kinh doanh gọi là vốn điều lệ hoặc vốn
đầu tư thành lập doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân), gọi
chung là vốn đăng kí kinh doanh
+ Loại tài sản: Phải là những thứ mà theo quy định của pháp luật là tài
sản, được quy định tại điều 105 Bộ Luật dân sự 2015: Tài sản là vật, tiền,
giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động
sản. Theo điều 35 Luật Doanh nghiệp 2015: Tài sản góp vốn có thể là
Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng
đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, các tài sản
khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam. Những tài sản khác
không phải là Đồng Việt Nam, Vàng, ngoại tệ tự do chuyển đổi thì được
định giá theo quy định tại điều 37 Luật Doanh nghiệp 2015. Như vậy nói
chung tài sản để được góp vốn thì phải được coi là tài sản theo đúng
quy định của pháp luật gồm 4 loại như trên, nếu không phải là tài sản
dạng tiền, vàng, ngoại tệ tự do chuyển đổi thì phải được định giá bởi
những người có thẩm quyền, được sự đồng ý của các thành viên trong
doanh nghiệp
+ Mức độ về tài sản: Tuỳ điều kiện của người thành lập doanh nghiệp,
trừ những ngành nghề mà pháp luật quyết định phải có mức vốn tối
thiểu để được kinh doanh (hay còn gọi là vốn pháp định) thì vốn kinh
doanh phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định.
+ Trong một số loại hình công ty, thành viên bắt buộc phải chuyển
quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo những quy định tại ddiều
36 Luật Doanh nghiệp 2015.
+ Các quy định về đăng kí tài sản khi thành lập và góp vốn thêm trong
quá trình hoạt động được quy định tại điều 36 và 37 LDN2015.
- Điều kiện về ngành nghề kinh doanh:
+ Theo điều 33 Hiến pháp 2013 có quy định: “Mọi người có quyền tự do
kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Đây là một
điều luật khá mở, cho phép tất cả mọi người đều có quyền được tự do
kinh doanh, và không ép buộc trong những ngành nào, chỉ phải trừ ra
những ngành nghề mà pháp luật không cấm trong luật, không gò bó,
ép buộc mọi người. Những ngànnh cấm đầu tư kinh doanh được quy
định tại điều 6 Luật đầu tư 2014. Đó là những ngành gây tác động tiêu
cực tới bản thân người kinh doanh, tới mọi người xung quanh, tới môi
trường sống và toàn xã hội.
+ Tuy nhiên cũng có một số ngành đòi hỏi phải đạt đủ các điều kiện mới
được kinh doanh được quy định tại điều 7 Luật đầu tư 2014. Theo khoản
1, những ngành nghề này cần có điều kiện vì “lý do quốc phòng, an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng…”
Ví dụ như các ngành kinh doanh thuốc bảo vệ thự vật là ngành nghề
đầu tư kinh doannh có điều kiện vì nó có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ
của cộng đồng cũng như môi trường. Những thông tin về ngành nghề
đầu tư kinh doanh có điêuf kiện được đăng tải trên Cổng thông tin đăng
kí doanh nghiệp quốc gia giúp các nhà đầu tư tiện tra cứu và chuẩnn bị
đáp ứng đủ điêuf kiện.
+ Ngành, nghề đầu tư kinh doanh phải được ghi trong Giấy đề nghị
đăng kí doanh nghiệp theo điều 24 Luật Doanh nghiệp 2014.
+ Doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan đăng kí kinh doanh khi thay
đổi ngành nghề kinh doanh theo quy định tại điều 32 LDN2014. Điều
này để Nhà nước quản lý dễ dàng và chính xác hơn.
+ Cơ quan đăng kí kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có
quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh nếu không đáp ứng
đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật (Theo khoản 2 điều
200 LDN 2014).
+ Với những ngành nghề không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt
Nam, thực hiện theo khoản 4,5 điều 7 Nghị định về đăng kí doanh
nghiệp 2015, có sự xem xét và ghi nhận những ngành kinh tế đó nếu
không thuộc những ngành nghề bị cấm. Điều này cho thấy hệ thống
quản lý kinh tế Việt Nam khá linh hoạt, tạo điều kiện cho đầu tư kinh
doanh.
- Điều kiện về tên, địa chỉ doanh nghiệp: Được quy định từ điều 38 đến
42 trong LDN 2014.
+ Về tên Doanh nghiệp:
• Có 2 yếu tố quan trọng cần đảm bảo đó là loại hình doanh nghiệp
và tên riêng được quy định tại khoản 1 điều 38, tên tiếng Việt của
Doanh nghiệp là bắt buộc, phải được ghi trong đăng kí doanh
nghiệp, được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện,
địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp….
• Tên doanh nghiệp chỉ được chấp thuận khi không vấp phải các vấn
đề được quy định ở điều 39 và 42 LDN2014
• Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài được quy định tại điều
40.
+ Về địa chỉ:
• Trụ sở chính của DN được quy định tại điều 43 LDN2014: bắt buộc
phải có, là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ VN,….
• Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh
nghiệp được quy định tại điêuf 45:…
- Điều kiện về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý doanh
nghiệp
+ Tổ chức hoặc cá nhân có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua
phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp, trừ trường hợp ghi tại khoản 2
điều 18 LDN2014.
+ Riêng với chủ doanh nghiệp tư nhân, theo điều 183 LDN2014, không
được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân khác. Hay nói cách khác
không được phép chịu trách nhiệm vô hạn với một công ty nào khác, vì
đã đang phải chịu trách nhiệm vô hạn với doanh nghiệp tư nhân hiện
tại, không thể chịu TNVH với cả công ty thứ 2, nhưng không bị cấm tham
gia với tư cách góp vốn chịu tnhh với các loại hình công ty khác.
- Điều kiện về thành viên, người đại diện theo pháp luật, người đại
diện theo uỷ quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức;
và về tổ chức pháp lý
+ Về số lượng thành viên tối thiểu:
• Doanh nghiệp tư nhân: 1 người là cá nhân
• Công ty cổ phần: từ 3 TV trở lên, có thể là tổ chức or cá nhân
• Công ty hợp danh: ít nhất 2 thành viên hợp danh là cá nhân
• Công ty TNHH 1 thành viên: 1 cá nhân or tổ chức
• Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: 2-50 tổ chức or cá nhân
+ Về người đại diện theo pháp luật: được quy định tại điều 13
• Doanh nghiệp tư nhân: 1 người là chủ doanh nghiệp
• Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn: Có một hoặc
nhiều người đại diện theo pháp luật được quy định cụ thể tại điều
lệ công ty
• Công ty hợp danh: Các thành viên hợp danh
• Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của donah nghiệp
được quy định tại điều 14 LDN2014
+ Về người đại diện theo uỷ quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông
là tổ chức: Được quy định tại điều 15, 16 LDN2014
+ Về tổ chức quản lý, hoạt động của doanh nghiệp: được quy định cụ
thể đối với từng loại hình doanh nghiệp.
- Nói chung, Doanh nghiệp phải đảm bảo 5 điều kiện trên trong mọi thời
kì của doanh nghiệp, từ khi bắt đầu thành lập, trong khi hoạt động đến
cả khi doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản hay giải thể. Bởi vì trong
thời kì gia nhập thì phải đảm bảo đầy đủ mới được phép bắt đầu hoạt
động, trong thời kì hoạt động phải thông báo khi có thay đổi, và khi phá
sản, giải thể vẫn phải đảm bảo để được giải quyết.
2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp:
- Thủ tục đăng kí doanh nghiệp: Thực hiện theo điều 27
+ Lập hồ sơ đăng kí doanh nghiệp:
• Thực hiện chuẩn bị hồ sơ đăng kí doanh nghiệp tuỳ vào loại hình
doanh nghiệp của mình được quy định tại điều 20-23 LDN2014.
Trong đó có 2 thành phần bắt buộc là giấy đề nghị đăng kí doanh
nghiệp được quy định cụ thể tại điều 24 và điều lệ công ty (trừ doanh
nghiệp tư nhân không cần có) được quy định cụ thể tại điều 24
• Sau đó người thành lâppj doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền
gửi hồ sơ đăng kí doanh nghiệp theo quy định tại Luật này cho Cơ
quan đăng kí kinh doanh tại Phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh nơi
doanh nghiệp hoạt động.
• Cơ quan đăng kí kinh doanh có nhiệm vụ xẻm xét tính hợp lệ của hồ
sơ đăng kí doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh
nghiệp trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu từ
chối cấp giấy chứng nhận thì phải thông báo lại cho người thành lập
doanh nghiệp biết cùng với nêu rõ lý do, yêu cầu sửa đổi, bổ sung…
+ Về giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp: được quy định tại điều 28,
29 LDN2014
• Điều kiện được cấp giấy tại khoản 1 điều 28
• Nội dung được quy định tại điều 29: gồm có tên doanh nghiệp, mã
số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của dn,…. Cụ thể về mã số DN
được quy định tại điêuf 30 LDN2014.
+ Công bố nội dung đăng kí doanh nghiệp: Theo quy định tại điều 33,
bắt buộc sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, phải
thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về dănng kí DN theo
trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm
các nội dung GCN đăng kí doanh nghiệp và các thông tin: ngành nghề kinh
doanh và danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Thủ tục sau đăng kí doanh nghiệp:
+ Đăng kí thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa chỉ kinh doanh của
DN tại điều 46
+ Thông báo con dấu của doanh nghiệp tại điều 44
+ Thực hiện định giá tài sản góp vốn, làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài
sản góp vốn tại điêuf 36,37
+ Thoả thuận và cam kết thực hiện hoàn thành những điều kiện đối với
những ngành nghề kinh doanh có điều kiện
3. Thực hiện thay đổi của doanh nghiệp:
- Thay đổi nội dung đăng kí doanh nghiệp: Đ32-LDN2014, người chịu
trách nhiệm được quy định tại khoản 2 điều 31 LDN
- Tạm ngừng kinh doanh tại điều 200
- Chia doanh nghiệp, tách doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, sáp
nhập doanh nghiệp, chuyển đổi doanh nghiệp
- Phá sản, giải thể.
Phân biệt phá sản và giải thể:
Giải thể Phá sản
Lý do Được quy định tại khoản Doanh nghiệp, hợp tác xã
1 điều 201 LDN2014 mất khả năng thanh toán
(không thực hiện nghĩa vụ
thanh toán khoản nợ trong
thời hạn 3 tháng kể từ ngày
hết hạn thanh toán
Thẩm quyền Do chủ sở hữu, đồng chủ Do Toà án có thẩm quyền
quyết định sở hữu, tự quyết định tuyên bố phá sản
hoặc do cơ quan có
thẩm quyền cho phép
thành lập quyết định
Thủ tục tiến Thủ tục hành chính Thủ tục tư pháp
hành
Hậu quả Chấm dứt hoạt động và Không phải bao giờ cũng
pháp lý bị xoá tên trong sổ đăng dẫn tới việc chấm dứt hoạt
kí doanh nghiệp động và bị xoá tên, có thể
phục hồi hoạt động kinh
doanh
Quyền của Vẫn có quyền thành lập, Bị cấm tại điều 130 Luật Phá
chủ doanh quản lý, điều hành sản
nghiệp doanh nghiệp khácc
Giải quyết Chủ DN phải đảm bảo Chủ DN phải giao lại toàn bộ
tài sản thanh toánn hết các tài sản của DN cho tổ thanh
khoản nợ và nghĩa vụ tài toán tài sản để thanh toán
sản khác của DN theo căn cứ phân chia do Toà
án quyết định

CHƯƠNG 3: DN
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 2 THÀNH VIÊN
TRỞ LÊN
1. Những đặc điểm trong thành lập và hoạt động
- Vốn góp: Công ty nhận trực tiếp tài sản góp vốn từ các thành viên đã
cam kết góp. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và
đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng kí thành lập doanh nghiệp
trong thời hạn 90 ngày…. (Khoản 2 điều 48 LDN2014)
- Thành viên: Theo điểm khoản 1 điều 47 LDN, thành viên không vượt
quá 50, có thể là cá nhân hoặc tổ chức, chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác cuẩ doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã
góp vào doanh nghiệp.
- Chuyển nhượng vốn: Theo điểm c khoản 1 điều 47, phần vốn góp của
thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại điều 52,53,54
LDN2014. …” Phải chào bán phần vốn đso cho các thành viên còn lại
theo tỷ lệ tương ứng với phânf vốn góp của họ trong công ty với cùng
điều kiện; Chỉ được chuyển nhượng… cho người không phải là thành
viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua
hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán. Điều này tạo ra một sự
khó khăn nhất định với người muốn chuyển nhượng phần vốn góp, song
ngược lại giúp công ty dễ dàng kiểm soát hơn
- Huy động vốn trên thị trường chứng khoán: Theo quy định tại
khoản 3 điều 47, công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được phát
hành cổ phần. Tuy nhiên vẫn được phát hành trái phiếu do không có
điều khoản cấm.
- Tư cách pháp lý: Công ty TNHH 2 thanfh viên có tư cách pháp nhân kể
từ ngày được cấp GCN đăng kí doanh nghiệp (khoản 2 điều 47)
2. Tổ chức và quản lý công ty:
- Cơ cấu tổ chứcc quản lý: Điều 55 LDN

Hội đồng thành viên


Ban kiểm soát (nếu
Bổ nhiệm công ty có 11 thành
viên trở lên)
Giám đốc/ Tổng
giám đốc

- Hội đồng thành viên: Quy định tại điều 56


- Chủ tịch hội đồng thành viên: Điềuu 57
- Giám đốc/ Tổng GĐ: Điều 64

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 1 THÀNH VIÊN


1. Những đặc điểm:
- Vốn góp: Điều 74
- Thành viên: Chỉ có 1 cá nhân là chủ sở hữu, chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều
lệ của công ty (TNHH). Tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của
công ty phải được tách biệt rõ ràng. Chủ sở hữu công ty chỉ có một số
quyền nhất định được quy định tại điều 75.
- Chuyển nhượng vốn góp: Chủ sở hữu có quyền được chuyển nhượng
1 phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho cá nhân, tổ chức khác.
Tuy nhiên để kiểm soát, quản lý, Nhà nước đặt ra một số yêu cầu về
chuyển nhượng: Chủ sở hữu chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển
nhượng…. Nếu chuyển 1 phần phải thay đổi loại hình công ty, nếu
chuyển tất cả thì người nhận chuyển nhượng phải thay đổi đăng kí chủ
sở hữu công ty.
- Huy động vốn: Công ty TNHH 1 thành viên không được phát hành cổ
phần nhưng được phép phát hành trái phiếu
- Tư cách pháp lý: Có tư cách pháp nhân
2. Tổ chức và quản lý công ty:
- Được quy định tại điều 78:
+ Nếu tổ chức làm CSH: Chọn 1 trong 2 hình thức
+ Nếu cá nhân làm CSH: Chủ tịch công ty -> Giám đốc/ TGĐ

CÁC LOẠI HÌNH KHÁC TƯƠNG TỰ TRONG VB

SO SÁNH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN VÀ HỘI ĐỒNG


QUẢN TRỊ
- Đây là 2 thành phần của 2 cơ cấu thuộc 2 loại hình doanh nghiệp khác
nhau. Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn, hội đồng
quản trị của công ty cổ phân
- Hội đồng thành viên: gồm tất cả các thành viên công ty (đối với 2 tv trở
lên) hoặc do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm (với 1 tv), là cơ quan đại diện
chủ sở hữu quyết định các vấn đề quan trọng của công ty, thực hiện
quyền và nghiax vụ của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ
sở hữu công ty. Hội đồng thành viên bắt buộc phải là những người góp
vốn vào công ty
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty
không thuộc thẩm quyền của Đại Hội cổ đông. Họ không bắt buộc phải
là cổ đông – tức là người góp vốn vào công ty,

SO SÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÔNG TY TRÁCH


NHIỆM HỮU HẠN 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
Tiêu chí CTCP CTTNHH2tv
Góp vốn Vốn điều lệ công ty là tổng giá Vốn điều lệ là tổng giá trị phần
trị mệnh giá cổ phần các loại vốn góp các thành viên cam kết
đã được đăng kí mua và được góp vào công ty
ghi trong điều lệ công ty
Thành viên Có thể là tổ chức, cá nhân, số Có thể là tổ chức, cá nhân, số
lượng tối thiểu là 3, không hạn lượng thành viên từ 2 đến
chế tối đa thành viên, chịu không quá 50 thành viên, chịu
trách nhiệm hữu hạn trách nhiệm hữu hạn
Chuyển Được tự do chuyển nhượng cổ Phải chào bán cổ phần cho các
nhượng vốn phần của mình cho người thành viên còn lại trong công ty
khác. Trừ trường hợp cổ đông trước. Sau 30 ngày nếu các
sáng lập tại khoản 3 điều 119 thành viên còn lại không mua
bị hạn chế trong 3 năm và nếu hoặc không mua hết mới được
điều lệ công ty có quy định chào bán cho người không phải
theo khoản 1 điều 126 thành viên công ty
Huy động Được phép phát hành cổ phần Được phát hành trái phiếu
vốn các loại trên thị trường chứng nhưng không được phát hành
khoán như cổ phiếu, trái phiếu, cổ phần
chứng chỉ
Tư cách Có tư cách pháp nhân Có tư cách pháp nhân
pháp lý
Tổ chức Phức tạp, có thể sử dụng 1 Cơ cấu tổ chức đơn giản chỉ
quản lý trong 2 mô hình gồm Hội đồng thành viên,
- Đại Hội đồng cổ đông -> Hội GĐ/TGĐ. Với 11 thành viên trở
đồng quản trị, Ban kiểm soát lên thì phải có ban kiểm soát
và GĐ or TGĐ. Trường hợp có
dưới 11 cổ đông và các cổ
đông là tổ chức sở hữu dưới
50% tổng số cổ phần của công
ty thì không bắt buộc có BKS
- Đại hội đồng cổ đông -> Hội
đồng Quản trị và GĐ/TGĐ.
Trường hợp này ít nhất 20% số
thành viên HĐQT phải là thành
viên độc lập và có Ban kiểm
toán nội bộ trực thuộc HĐQT.
PHÂN TÍCH ƯU NHƯỢC CỦA CÁC LOẠI HÌNH DOANH
NGHIỆP
Loại hình Ưu Nhược
1. CT TNHH + Góp vốn: đơn giản + Phải chuyển nhượng phần
2 thành + Thành viên: 2-50 thành viên, tài sản góp vốn của mình sang
viên trở lênkhông yêu cầu chặt chẽ, chỉ phải tên công ty
chịu trách nhiệm hữu hạn với một + Chuyển nhượng vốn yêu cầu
phần vốn góp mà mình góp vào khó khăn đối với người muốn
công ty. Các thành viên không bị quy chuyển nhượng, phải thực
định hạn chế góp vốn hay thành lập hiện qua nhiều bước mới thực
các loại hình công ty khác hiện xong việc chuyển nhượng
+ Chuyển nhượng vốn: Quy định có + Huy động vốn: Không được
lợi cho công ty, giúp công ty kiểm phát hành cổ phiếu
soát tốt hơn
+ Công ty có tư cách pháp nhân
+ Huy động vốn: được phép phát
hành trái phiếu để huy động vốn
+ Cơ cấu tổ chức giản đơn, dễ dàng
quản lý
2. CT TNHH + Góp vốn: Đơn giản. Chủ sở hữu + Phải chuyển nhượng phần
1 thành được quyền thay đổi vốn điều lệ. Tài tài sản góp vốn của mình sang
viên sản của chủ sở hữu được tách biệt tên công ty
với tài sản công ty + Chuyển nhượng vốn: Quy
+ Thành viên: chỉ 1 thành viên chịu định chặt chẽ. Tuy được quyền
trách nhiệm hữu hạn với phần vốn chuyển nhưng chủ sở hữu chỉ
góp được góp vào công ty -> Không được quyền rút vốn bằng cách
phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng chuyển nhượng…. Nếu chuyển
toàn bộ tài sản của mình. Các thành 1 phần phải thay đổi loại hình
viên cũng không bị hạn chế góp vốn công ty, nếu chuyển tất cả thì
hay thành lập công ty khác người nhận chuyển nhượng
+ Công ty có tư cách pháp nhân phải thay đổi đăng kí chủ sở
+ Huy động vốn: Được phép phát hữu công ty
hành trái phiếu
+ Cơ cấu tổ chức có 2 kiểu để lựa + Huy động vốn: Không được
chọn, đều khá đơn giản, dễ ks phát hành cổ phiếu

3. Công ty + Góp vốn: đơn giản, dễ dàng, chỉ + Chuyển nhượng vốn khó
cổ phần cần đăng kí mua cổ phần của công khăn với cổ đông sáng lập
ty và được ghi trong điều lệ công ty, trong 3 năm đầu
không phải chuyển nhượng tài sản, + Cơ cấu tổ chức quản lý phức
chỉ cần mua cổ phiếu tạp, nhiều điều kiện
+ Thành viên: từ 3 thành viên trở lên,
chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn.
Các thành viên không bị hạn chế
góp vốn hay thành lập công ty khác
+ Có tư cách pháp nhân
+ Chuyển nhượng vốn: Đơn giản, tự
do chuyển nhượng trừ một số
trường hợp theo quy định
+ Huy động vốn: được phép phát
hành các loại cổ phânf để huy động
vốn trên thị trg chứng khoán
4. Công ty + Góp vốn: đơn giản, chỉ phải góp + Thành viên hợp danh có yêu
hợp danh đúng và đủ. Chỉ phải chuyển 1 phần cầu phải từ 2 người trở lên mới
vốn góp vào cho công ty theo quyết được thành lập doanh nghiệp,
định của thành viên công ty để công còn phải chịu trách nhiệm vô
ty có tư cách pháp nhân. hạn bằng toàn bộ tài sản của
+ Thành viên: Thành viên góp vốn mình, đồng thời bị hạn chế
chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn, một số quyền lợi tại điêuf 175.
không bị hạn chế góp vốn hay thành + Không được phát hành bất
lập doanh nghiệp khác kì loại chứnng khoán nào để
+ Chuyển nhượng vốn với thành huy động vốn
viên góp vốn được tự do chuyển cho
người khác
+ Công ty có tư cách pháp nhân
+ Cơ cấu tổ chức quản lý đơn giản
5. Doanh + Góp vốn: Đơn giản, toàn quyền do + Thành viên: Duy nhất chủ
nghiệp tư chủ doanh nghiệp quyết định doanh nghiệp, phải chịu trách
nhân + Chủ doanh nghiệp được toàn nhiệm vô hạn và chịu một số
quyền quyết định hoạt động kinh hạn chế tại khoản 3 điều 183
doanh của doanh nghiệp. + Công ty không có tư cách
pháp nhân
+ Không được phát hành bất
kì loại chứng khoán nào

PHÂN BIỆT DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VỚI HỘ KINH


DOANH
Doanh nghiệp tư nhân Hộ kinh doanh
Chủ thể Một cá nhân làm chủ, góp toànDo cá nhân là công dân VN đủ 18
bộ vốn, chịu trách nhiệm vô hạn
tuổi có năng lực pháp luật và hành
bằng toàn bộ tài sản của mìnhvi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình….
Chịu trách nhiệm vô hạn
Quy mô Lớn hơn và không giới hạn quy Nhỏ hơn. Phải lựa chọn một địa
mô, vốn, địa điểm kinh doanh điểm cố định để kinh doanh, lưu
động thì phải chọn địa điểm và
phải thông báo cho cq thuế và qlkd
Nhân công Không có quy định Giới hạn trong 10 người
Điều kiện - Phải đăng kí KD ở cơ quan có - Chỉ một số trường hợp phải đăng
kinh doanh thẩm quyền cấp tỉnh để được kí tại cơ quan cấp huyện
cấp giấy chứng nhận đăng kí
thành lập
- Phải có con dấu - Không cần có con dấu
CHƯƠNG 6: HỢP ĐỒNG
KDTM
KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG VIỆT NAM
1. Khái niệm hợp đồng:
- Giao dịch dân sự: là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm
phát sinh, thay đổi hoặc chám dứt quyền, nghĩa vụ quân sự
- Hợp đồng: là sự thoả thuận giưax csac bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
➔ Là sự thoả thuận tự nguyện giữa các bên; sự thoả thuận hướng tới
các đối tượng xác thực; sự thoả thuận làm phát sinh quyền và nghĩa
vụ dân sự
- Hợp đồng có 3 hình thức: văn bản, lời nói, hành vi
- Nguồn: Điều ước quốc tế -> Luật chuyên ngành -> Luật Thương mại
2015 -> Bộ Luật Dân sự 2015

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG:


1. Giao kết hợp đồng:
- Nguyên tắc giao kết:
• tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo
đức, xã hội
• Tự nguyện, bìnhf đẳng, thiện chí, hợp tác trung thực, ngay thẳng.
- Chủ thể:
• Cá nhân: đầy đủ năng lực pháp lý và hành vi, nếu không thì phải
qua người giám hộ, đại diện
• Pháp nhân: các tổ chức không có tư cách pháp nhân thì tham gia
giao kết hợp đồng thông qua người đại diện, các cá nhân trong tổ
chức
- Nội dung hợp đồng dân sự: 398
- Hình thức: Điều 119
- Trình tự:
• Đề nghị giao kết hợp đồng: 386
• Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: 393
- Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, hợp đồng vô hiệu và cách xử lí hợp
đồng vô hiệu
• Điều kiện có hiệu lực: Đ117
• Vô hiệu và xử lí: Đ123->128
2. Thực hiện hợp đồng: Là thực hiện nghiax vụ trong hợp đồng
- Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng: đ292
- Sửa đổi, huỷ bỏ, chấm dứt hợp đồng: đ421 -> 429
3. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự:
- Trách nhiệm buộc thực hiện hợp đồng: Đ351 -> 362
- Bồi thường thiệt hại: Đ360 - Căn cứ áp dụng:
• Có hành vi vi phạm hợp đồng
• Có thiệt hại thực tế
• Hành vi VP hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại
• Có lỗi của bên vi phạm (lỗi suy đoán)
- Phạt vi phạm: Đ418
• Sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng
• Mức phạt thoả thuận
• Điều kiện áp dụng đồng thời bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm
tại khoản 3 điều 418. Nếu trong hợp đồng không quy định về bồi
thường thiệt hại thì chỉ phải chịu phạt vi phạm

NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG KINH


DOANH THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm, đặc điểm:
- Chủ thể: Các thương nhân (thương nhân được quy định tại điều 6 LTM
2005).
- Hình thức: Chủ yếu bằng văn bản vì loại này thường phức tạp, cần cụ
thể tránh tranh chấp
- Mục đích: Vì lợi nhuận
2. Phân loại:
- Hợp đồng mua bán hàng hoá:
+ Mua trong nước
+ Mua qua sở giao dịch hàng hoá
+ Mua quốc tế
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ
+ Liên quan hàng hoá
+ Không lquan hàng hoá
3. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm
- Vi phạm cơ bản: Khoản 13 điều 3: vi phạm hợp đồng của một bên gây
thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích
giao kết hợp đồng.
- Các hình thức trách nhiệm: 292 LTM
+ Vi phạm không cơ bản: điều 293
+ Vi phạm cơ bản: tất cả các hình thức
- Những trường hợp miễn trách nhiệm: Đ294
+ Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận. Khoản
này thể hiện rõ sự đề cao nguyên tắc thoả thuận của các bên trong quan
hệ hợp đồng, thể hiện sự tự do và bình đẳng trong thoả thuận của hợp
đồng – cũng là một loại giao dịch dân sự. Ví dụ như trong hợp đồng
thoả thuận của bên A cung cấp hàng cho bên B vào ngày 10/10/2018
đã có sự thoả thuận trước rằng nếu bên A cung cấp hàng cho bên B
muộn nhất đến ngày 20/10/2018 thì bên A được miễn trách nhiệm
+ Xảy ra sự kiện bất khả kháng: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra
một cách khách quan không thể lường trước và khắc phục được mặc dù
đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Khi xảy ra sự
kiện như vậy thì bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trácch nhiệm. Ví
dụ như trong trường hợp thoả thuận hợp đồng của bên A (Tại Hà Nội)
sẽ cung cấp 100 tấn hàng cho bên B (tại Thanh Hoá) vào ngày
10/10/2018 nhưng trong quá trình vận chuyển, có trận mưa to gây ra
ngập úng cục bộ, đường tắc và khó di chuyển, bên B không thể xử lí
được tình huống này nên ô tô chở hàng của bên A đã tới cung cấp hàng
muộn 2 ngày cho bên B. Trong tình huống này, bên A không thể khắc
phục được nên vi phạm hợp đồng, do đó sẽ được miễn trách nhiệm
+ Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia: Phải hoàn
toàn do lỗi của bên kia, lỗi đó trực tiếp gây ra sự vi phạm hợp đồng của
bên còn lại. Ví dụ công ty A kí hợp đồng mua 100 bộ bàn ghế của bên
B. Theo đó công ty A phải đặt cọc trước 20% giá trị hợp đồng để công
ty B mua nguyên vật liệu sản xuất, nhưng công ty A lại không thanh toán
trước đúng hạn dẫn đến chậm sản xuất, bên B bị vi phạm hợp đồng. Ở
đây bên A đã vi phạm hợp đồng dẫn đến sự chậm trễ, vi phạm hợp đồng
của bên B
+ Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào
thời điểm giao kết hợp đồng: Trong trường hợp đã biết trước còn giao
kết hợp đồng thì không được áp dụng. Ví dụ công ty A kí hợp đồng xây
dựng với công ty B thực hiện một công trình nhà ở. Nhưng trong thời
gian thực hiện hợp đồng, có một trận bão, lũ lụt lớn tại khu vực lân cận.
Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh huy động công ty A tham gia dựng lại nhà ở
tạm cho các hộ gia đình bị bão phá hỏng nhà. Do đó công ty A chậm
tiến độ thực hiện hợp đồng với công ty B. Nhưng trường hợp này công
ty A đã thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước mà không biết
trước khi giao kết hợp đồng do đó được miễn trách nhiệm
- Điều kiện để kết hợp phạt vi phạm vào bồi thường thiệt hại:

PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM


PHÁP LÝ VỀ TÀI SẢN CỦA THƯƠNG NHÂN
1. Đặc điểm pháp lý:
- Thực hiện hoạt động thương mại: Hoạt động thương mại là hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi….
- Hoạt động độc lập: Bằng hành vi của mình, nhân danh chính mình tham
gia vào các quan hệ pháp luật và tự chịu trách nhiệm đối với các hành vi
đó
- Hoạt động thương mại thường xuyên mang tính chất chuyên
nghiệp: Phải thực hiện hoạt động thương mại thường xuyên, nguồn thu
nhập có được chủ yếu từ những hoạt động thương mại đó
- Phải đăng kí kinh doanh: điều 7 LTM.
- Có năng lực hành vi thương mại: Những hành vi có khả năng làm phát
sinh, thay đổi, chấp dứt quan hệ pháp luật thương mại
2. Trách nhiệm tài sản của thương nhân:
- Trách nhiệm hữu hạn: Trách nhiệm giới hạn bởi phạm vi vốn góp vào
hoạt động kinh doanh
- Trách nhiệm vô hạn: Bằng tất cả tài sản của mình
3. Phân biệt thương nhân và pháp nhân:
Pháp nhân Thương nhân
Khái niệm Được thành lập theo bộ luật dân sự Tổ chức kinh tế được thành lập
2015 và pháp luật có liên quan, có cơ hợp pháp, hoạt ađộng thương
cấu tổ chức chặt chẽ, tài sản độc lập, tự mại độc lập, thường xuyên, có
chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đăng kí kinh doanh
và nhân danh mình tham gia vào các
quan hệ pháp luạta
Tính chất Hành vi thương mại hoặc phi thương Hành vi thương mại
hành vi mại
Đặc điểm - Thầnh lập theo quy định của pháp - Phải là 1 tổ chức kinh tế (nếu là
luật tổ chức)
- Có cơ quan điều hành - Được thành lập một cách hợp
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tự chịu pháp
trách nhiệm bằng tài sản của mình - Hoạt động thương mại thường
- Nhân danh mình tham gia quan hệ xuyên
pháp luật độc lapạ - Có đăng kí kinh doanh
Chủ thể Tổ chức Cá nhân, tổ chức
Đối tượng Pháp nhân hoặc xã hội Mang lợi ích cho chính thương
lợi ích nhân
CHƯƠNG 7:
TRANH CHẤP KDTM
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT
1. Khái niệm, đặc điểm:
- Khái niệm: là những mâu thuẫn hay bất đồng liên quan đến quyền và
lợi ích kinh tế của các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào hoạt động kinh
doanh, thương mại
- Đặc điểm:
+ Chủ thể tranh chấp: Thương nhân
+ Nội dung: phát sinh từ hoạt động kinh doanh thương mại, xoay quanh
lợi ích kinh tế; gắn chặt với hoạt động kinh doanh, chịu sự chi phối của
các quy luật thị trường
+ Đa dạng, phức tạp, gay gắt
+ Tranh chấp có giá trị tài sản lớn
- Các phương thức giải quyết tranh chấp: thương lại, hoà giải, trọng tài,
toà án
2. Các phương thức giải quyết tranh chấp:
a. Thương lượng:
- Không cần đến vai trò của ngươi thứ 3
- Các bên cùng nhau trình bày quan điểm, tìm ra biện pháp thích hợp, trên
cơ sở đó đi đến thống nhất để giải quyết những bất đồng
- Đòi hỏi các bên phải thiện chí, trung thực, hợp tác, có kiến thức cơ bản
về pháp luật
- Ưu: tiết kiệm thời gian, tiền bạc, giữ được bí mật hoạt động kinh doanh
và uy tín cho nhau, đáp ứng cơ hội của các hoạt động kinh doanh
- Nhược: Khó thoả thuận.
- THường được sử dụng đầu tiên khi có tranh chấp xảy ra
b. Hoà giải thương mại
- Là phương thức giải quyết do các bên thoả thuận và được hoà giải viên
thương mại làm trung gian hoà giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp

SO SÁNH TRỌNG TÀI VÀ TOÀ ÁN


Toà án Trọng tài
Thẩm quyền Đương nhiên Tuỳ vào thoả thuận
Phạm vi giải quyết Tất cả các lĩnh vực Chỉ trong lĩnh vực thương mại
Năng lực chuyên môn Thẩm phán thường có chuyên Thường có kiến thức và trình độ
của người phân xử môn trong 1 số lĩnh vực nhưng chuyên môn sâu trong lĩnh vực
phải giải quyết tranh chấp thuộc tranh chấp thương mại
nhiều lĩnh vực
Tính linh hoạt Các thủ tục có tính bắt buộc với Thủ tục linh hoạt, các bên được tự
các bên do thoả thuận về thời gian, địa
điểm…
Các biện pháp khẩn cấp Áp dụng trực tiếp Áp dụng gián tiếp thông qua toà án
tạm thời
Thời gian giải quyết Cứng nhắc, bắt buộc nên quá Thường nhanh gọn, có thể giải
trình tố tụng có thể trì hoãn, kéo quuyết theo thời gian ngắn theo
dài thoả thuận các bên
Tính bí mật Các phiên xử, bản án phải được Được giữ bí mật
công bố công khai
Tính chung thẩm Các bản án thường khó tránh khỏi
Hầu hết phán quyết không dễ bị
bị kháng án kháng án, nhưng có thể bị khước từ
tại toà án
Sự công nhận quốc tế Thường khó đạt được sự công Phán quyết được công nhận trong
nhận quốc tế phạm vi quốc tế
SO SÁNH HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI VÀ TRỌNG TÀI
Hoà giải TM Trọng tài TM
Tính độc Không độc lập với hợp đồng Độc lập với hợp đồng nên giá trị
lập của cao hơn
thoả
thuận
Vai trò của - Hoà giải viên không có quyền bắt - Trọng tài viên có quyền bắt
bên thứ 3, buộc các bên cung cấp thông tin buộc cung cấp thông tin
thẩm - Hỗ trợ giải quyết chứ không được - Áp đặt phán quyết cuối cùng lên
quyền áp đặt các bên
Tính Không có tính chất kết thúc, chỉ là Phán quyết hợp pháp thì các bên
chung 1 hướng giải quyết phải thực hiện
thẩm -> Không có tính chung thẩm -> có tính chung thẩm
MỘT SỐ CÂU HỎI Đ/S
1. Mỗi cá nhân có thể tham gia kinh doanh tại nhiều hộ kinh doanh.
Sai. Theo khoản 2 điều 67 Nghị định 78, cá nhân chỉ được đăng kí 1 hộ kinh doanh
trên phạm vi toàn quốc

2. Doanh nghiệp được tiến hành hoạt động kinh doanh kể từ khi được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Đúng. Trường hợp pháp luật có quy định khác là trường hợp với những doanh
nghiệp kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo khoản 8 điều 7
Nghị định 78, doanh nghiệp được quyền kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy
định của pháp luật

3. Thành viên sáng lập công ty trách nhiệm hữu hạn có thể là người sáng lập hộ kinh
doanh.
Đúng. VÌ không có điều luật nào câms điều này. Chỉ có chủ doanh nghiệp tư nhân,
thành viên hợp danh của CTHD mới bị câms

4. Giám đốc mọi công ty trách nhiệm hữu hạn có thể đồng thời làm giám đốc công
ty khác
Sai. Vì theo khoản 8 điều 100 Luật DN 2015, giám đốc doanh nghiệp nhà nước
không được kiêm giám đốc công ty khác. DN Nhà nước cso thể được thành lập
dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn
5. Khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết người thừa kế doanh nghiệp đương nhiên trở
thành chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân đó
Sai. Khi thực hiện thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp thì phải có sự thông báo
thay đổi đến cơ quan đăng kí kinh doanh có thẩm quyền thì mới thừa nhận. Theo
điều 32, có nói phải thông báo khi thay đổi nội dung trong hồ sơ đăng kí doanh
nghiệp. Đối với doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ đăng kí doanh nghiệp quy định tại
điều 20 có quy định về chủ doanh nghiệp tư nhân. Do vậy phải thông báo thay
đổi theo đúng thủ tục quy định và thực hiện công bố thông tin thay đổi.
6. Người nước ngoài có thể kinh doanh tại Việt Nam dưới hình thức hộ kinh doanh
Sai. Theo khoản 1 điều 67 Nghị định 78 thì chỉ công dân VN đủ 18 tuổi trở lên
mới được đăng kí.
7. Thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể dùng vốn góp tại Công ty trách
nhiệm hữu hạn để góp vốn thành lập một doanh nghiệp khác
Đúng. Đây là một loại tài sản không phải bằng tiền (thuộc loại quyền sở hữu tài
sản) cho nên thoả mãn điều kiện làm một tài sản góp vốn. Tuy nhiên để thực hiện
việc góp vốn này thì phải có sự đồng ý của các thành viên khác trong công ty.
Phần vốn góp này đã được chuyển vào công ty sẽ được công ty chuyển giao
quyền sở hữu sang doanh nghiệp mới được thành lập.
8. Thành viên hợp danh Công ty hợp danh không được chuyển nhượng vốn góp của
mình cho người khác
Sai. Được chuyển nếu các thành viên còn lại đồng ý. Theo khoản 3 điều 175 LDN
9. Trong mọi trường hợp, các chủ thể đều có thể tự do lựa chọn hình thức giao kết
hợp đồng.
Sai. Một số trường hợp có quy định riêng của Luật Chuyên ngành yêu cầu về hình
thức giao kết hợp đồng thì khôngg được. VÍ dụ như luật thương mại 2005 quy
định hình thức giao kết hợp đồng thương mại là bằng văn bản
10. Trọng tài thương mại không thể hủy Quyết định của Đại hội đồng cổ đông Công
ty cổ phần trong mọi trường hợp
Sai. Theo điều 147 LDN
11. Việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án hay Trọng tài đều phải có thỏa thuận
trước giữa hai bên
Sai. Trọng tài phải thoả thuận trước, có thể là trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp
nhưng phải có thoả thuận trọng tài, còn Toà án luôn có quyền. Điều kiện giải
quyết tranh chấp tại toà án là có 1 bên khởi kiện và nếu 2 bên có thoả thuận
trọng tài từ trước thì thoả thuận đó phải bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện
được
12. Tất cả các thành viên của công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng tất cả
tài sản của mình với nghĩa vụ với công ty hợp danh.
Sai. Nếu là thành viên góp vốn thì chỉ chịu TNHH
15. Trong mọi trường hợp, bên bị vi phạm hợp đồng thương mại có thể đòi bên kia
bồi thường
Sai. Điều kiện để đòi bồi thường khi có đủ các yếu tố: có hành vi vi phạm hợp
đồng, có thiệt hại thực tế, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp
đồng và thiệt hại thực tế, và có lỗi của bên vi phạm.

MỘT SỐ BT VẬN DỤNG


Chủ đề 1: Quy chế pháp lý về doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác
Ví dụ 1: Công ty TNHH A và Công ty cổ phần B thỏa thuận góp vốn để thành lập
một doanh nghiệp mới, đặt trụ sở tại Hà Nội và thành lập chi nhánh tại Hải Dương.
a, Hai công ty trên có được phép thành lập doanh nghiệp mới đó không, nếu có thì
doanh nghiệp mới sẽ thuộc loại hình nào? Vì sao?
b, Thủ tục đăng ký doanh nghiệp như thế nào? Ở đâu? Hồ sơ gồm những giấy tờ gì?
a. Có. Hai công ty được phép làm như vậy, cả hai công ty đều có tư cách pháp
nhân (theo điều…) do đó có quyền được góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Để thành lập một công ty mới thì ngoài ra công ty còn phải thoả mãn các
điều kiện về tài sản, ngành nghề kinh doanh, tên, địa chỉ doanh nghiệp, tư
cách pháp lý của người thành lập và quản lý doanh nghiệp, người đại diện,
thành viên theo quy định của pháp luật. Ở đây 2 công ty là 2 tổ chức, góp
vốn thành lập doanh nghiệp thì có thể là loại hình công ty TNHH 2 thành
viên, với 2 thành viên là 2 tổ chức công ty TNHH A và CTCP B.
b. Thủ tục đăng kí công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên:
- Lập hồ sơ đăng kí doanh nghiệp bao gồm csac giấy tờ: giấy đề nghị
đăng kí doanh nghiệp, điều lệ công ty, danh sách thành viên và bản sao
các giấy tờ liên quan đến cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu công ty. Sau khi
lập xong hồ sơ, người thành lập doanh nghiệp hoặc người được uỷ
quyền gửi hồ sơ đăng kí doanh nghiệp đến Cơ quan đăng kí kinh doanh
có thẩm quyền. Theo quy định tại điều 13 Nghị định 78 thì chỉ có Phòng
đănng kí kinh doanh mới có thẩm quyền. Như vậy ở đây là Phòng đăng
kí kinh doanh thành phố Hà Nội.
- Sau khi cơ quan đăng kí kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng
kí kinh doanh sẽ cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh
nghiệp khi đầy đủ các điêuf kiện ghi tại khoản 1 điều 28 LDN
- Sau đó doanh nghiệp phải thông báo công khai nội dung đăng kí doanh
nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia theo quy định tại điều 33 LDN
- Sau khi đăng kí doanh nghiệp xong, các thành viên tiến hành chuyển
quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty, thông báo mẫu con dấu
doanh nghiệp
- Đăng kí thành lập chi nhánh theo thủ tục tại điều 46: gửi hồ sơ đăng kí
hoạt động của chi nhánh đến Cơ quan đăng kí kinh doanh tỉnh Hải
Dương.
Ví dụ 2: Công ty cổ phần xây dựng Minh Tâm có 8 cổ đông là cá nhân và 4
cổ đông là tổ chức đang họp bàn và dự kiến quy định trong Điều lệ công ty
một số vấn đề như sau:
a/ Công ty chỉ có cổ phần phổ thông, không có cổ phần ưu đãi;
b/ Cơ cấu tổ chức của Công ty gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản
trị và Giám đốc;
c/ Hội đồng quản trị có 13 thành viên và thành viên Hội đồng quản trị không
nhất thiết là cổ đông
d/ Giám đốc là đại diện theo pháp luật của Công ty
e/ Giám đốc thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của Công
ty
Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2014, đối với mỗi vấn đề trên Công ty có thể
quyết định như vậy hay không? Có phân tích giải thích cụ thể?
a. Có thể. Theo quy định thì bắt buộc phải có cổ phần phổ thông, còn
cổ phần ưu đãi có thể có hoặc không
b. Có tổng cộng 12 thành viên, không đủ dữ kiện để xét vêf thành viên
độc lập do đó phải theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 134. Theo
đó công ty không thể quy định như vậy mà phải có Ban kiểm soát
c. HĐQT chỉ được phép có từ 3-11 thành viên cho nên không thể quy
định như vậy
d. Được, có thể là Chủ tịch, Giám đốc hoặc TGĐ.
e. Không được. Giám đốc phải là người điêuf hành doanh nghiệp hàng
ngày, không thể thực hiện được việc kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt
động của công ty được.

Ví dụ 4: Tháng 8-2016, Ông Nguyễn Văn N gửi hồ sơ tới Phòng đăng kí kinh
doanh tỉnh TB xin thành lập doanh nghiệp tư nhân để kinh doanh karaoke
và vũ trường. Phòng đăng kí kinh doanh tỉnh đã từ chối cấp Giấy chứng
nhận đăng kí doanh nghiệp cho ông N với lí do: Theo Nghị định số
96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an
ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì
kinh doanh karaoke và vũ trường phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về
an ninh, trật tự do Công an tỉnh cấp và yêu cầu ông N phải bổ sung vào hồ
sơ đăng kí doanh nghiệp Giấy chứng nhận này. Bạn hãy nhận xét về tính
hợp pháp đối với yêu cầu của Phòng đăng kí kinh doanh tỉnh TB? Nêu rõ
căn cứ pháp lý cho nhận xét của mình?

Yêu cầu này không hợp pháp. Theo quy định tại điều 28 LDN thì DN
được cấp GCN đăng kí doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện, trong đó
không có điêuf kiện có GCN đủ điều kiện về an ninh trật tự. Việt Nam đã
thực hiện cơ chế hậu kiểm. Giấy chứng nhận đó chỉ cần phải lấy sau khi
đã nhận được GCN đăng kí doanh nghiệp rồi mới được kinh doanh.

Chủ đề 2: Hợp đồng kinh doanh, thương mại

Ví dụ 1: Thế nào là vi phạm cơ bản? Lấy ví dụ để minh họa vi pham cơ bản


trong hợp đồng thương mại. (Luật thương mại 2005)

Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho
bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao
kết hợp đồng.

Ví dụ: Công ty TNHH 1 thành viên ABC đặt 5kg cà phê Robusta nguyên
hạt từ công ty cổ phần Vietcafe để rang xay và pha chế cho khách hàng
trong tháng 12/2018. Trong hợp đồng yêu cầu công ty Vietcafe phải
giao hàng chậm nhất là ngày 29/11/2018. Nhưng công ty Vietcafe đã vi
phạm hợp đồng, tới ngày 2/12/2018 mới giao hàng, làm cho công ty
ABC không có cà phê để pha chế cho khách hàng trong 2 ngày đầu của
tháng 12, thiệt hại 200 triệu đồng.

Ví dụ 2: Công ty A ký hợp đồng bán cho công ty B 1000 tấn hàng. Lỗi của
người giao thừa thành 1200 tấn, công ty B chấp nhận số hàng thừa 200 tấn
này. Sau đó B thông báo với A, giá của 200 tấn hàng này bên B chỉ trả bằng
2/3 giá đã thỏa thuận trong hợp đồng. Căn cứ vào luật thương mại 2005, thì
giá của 200 tấn hàng này là bao nhiêu? Giải thích.

Theo quy định tại điều 43 Luật Doanh nghiệp, nếu đã chấp nhận số hàng
thừa thì phải trả đúng giá trong hợp đồng, còn nếu không thì phải có sự
thoả thuận thống nhất giữa hai bên.

Chủ đề 3: Tranh chấp kinh doanh, thương mại

Ví dụ 1: Ngày 15/4/2015 doanh nghiệp tư nhân A có trụ sở tại quận H TP.


Hà Nội, đăng kí kinh doanh chuyên sản xuất hàng dệt may kí một hợp đồng
bán cho công ty TNHH thương mại B có trụ sở tại quận T TP. Hà Nội một
lô hàng quần áo các loại trị giá 460 triệu đồng

a. Tranh chấp từ hợp đồng này (nếu có) có thể giải quyết bằng phương thức
nào?
b. Nếu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thì cần có điều kiện
gì?

a. Thương lượng: Khi xảy ra tranh chấp trước tiên hai công ty thoả thuận
thương lượng với nhau, nếu không giải quyết được thì đi đến hoà giải,
do 1 cá nhân, tổ chức đứng ra làm trung gian. Nếu vâxn không được thì
phải đi đến giải quyết bằng Toà án, thủ tục theo hình thức thủ tục tố
tụng dân sự. Nếu muốn sử dụng phương thức trọng tài thì phải có sự
thoả thuận giữa hai bên sau khi xảy ra tranh chấp. Khi sử dụng trọng tài,
nếu phán quyết trọng tài ko bị vô hiệu hoặc vẫn có thể thực hiện được
thì toà án không thụ lý giải quyết

b. Điều kiện là hai bên phải có thoả thuận với nhau trước trong hợp đồng
hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Ví dụ 2: Ngày 10/3/2010, công ty TNHH Sao Mai (bên A) ký hợp đồng bán
1000 tấn gạo cho doanh nghiệp tư nhân Minh Hải (bên B). Mặc dù đã ứng
tiền theo thỏa thuận nhưng giá gạo có chiều hướng xuống giá, bên B đã đề
nghị hủy bỏ hợp đồng đã ký với bên A, đồng thời đề nghị A trả lại toàn bộ số
tiền đã ứng và lãi suất theo mức lãi suất cho vay của Ngân hàng Công thương
Việt Nam. Bên A không chấp nhận và làm đơn lên Toà án yêu cầu phạt bên
B 100 triệu đồng.

a. Hãy cho biết yêu cầu này có được Tòa án giải quyết không? Bên B có
được miễn trách nhiệm pháp lý không? Nêu lập luận.
b. Nếu các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài
thương mại thì họ cần phải có các điều kiện gì? Hãy nêu khái quát các
bước cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng
tài.
a. Tranh chấp này thuộc thẩm quyền của toà án, và 2 bên chưa cố thoả
thuận trọng tài nên toà án có giải quyết yêu cầu này. Bên B không
được miễn trách nhiệm pháp lý. Theo điều 294, bên vi phạm chỉ được
miễn trách nhiệm khi xảy ra các trg hợp:…
b. Điều kiện: điều 5. Thủ tục:
- Bên A thực hiện nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo cho trung
tâm trọng tài hoặc gửi cho bị đơn.
- Thành lập hội đồng trọng tài. Các trọng tài viên nghiên cứu hồ sơ, xác
minh, thu thập chứng cứ vụ việc, có thể gặp gỡ các bên để nghe trình
bày, có thể áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu cần thiết
- Mở phiên họp giải quyết tranh chấp
- Ra phán quyết trọng tài
- Thi hành phán quyết trọng tài

You might also like