You are on page 1of 4

4 – Môi trường trong công nghiệp dược phẩm/y tế (khí quyển – địa quyển)

Mục tiêu
1. Nêu các tác động đến môi trường khí quyển, địa quyển của ngành công nghiệp dược phẩm và dịch
vụ chăm sóc sức khỏe: Nguồn gốc, xử lý, thực trạng.
2. Đề xuất các giải pháp kĩ thuật, quản lý để giải quyết các tác động trên.

I. Khí thải, rác thải từ các quá trình sản xuất, sử dụng thuốc và cách xử lý.
1. Các quá trình sản xuất thuốc.
1.1. Nghiên cứu, phát triển sản phẩm: hóa dược, hóa hữu cơ, bệnh học, độc chất, vi sinh, dược lý…
- Sử dụng đa dạng các loại hóa chất, thuốc thử.
- Sinh ra nhiều loại chất thải rắn, khí: hơi dung môi hữu cơ chứa và không chứa halogen, chất phóng
xạ, hóa chất, chất oxy hóa, chất thải y tế, sinh học.
1.2. Tổng hợp hóa học: Phần lớn thuốc được tổng hợp hóa dược, các bể phản ứng, tách, tinh chế nối
tiếp nhau.
- Sử dụng đa dạng các loại hóa chất, thuốc thử: Vô cơ, hữu cơ, xúc tác, dung môi.
- Sinh ra nhiều loại chất thải rắn, khí: hơi dung môi hữu cơ chứa và không chứa halogen, chất phóng
xạ, hóa chất, chất oxy hóa.
1.3. Chiết xuất từ thiên nhiên: Chiết từ rễ cây, lá cây, phủ tạng động vật… (insulin, morphin,
alkaloid, papaverin)
- Lượng sản phẩm thu được nhỏ hơn niều so với nguyên liệu (có thể tới hàng nghìn lần).
- Sử dụng đa dạng các loại hóa chất và thuốc thử: Chì, kẽm để kết tủa, dung môi ceton, alcohol, NH3,
điều chỉnh pH.
- Sinh ra nhiều loại chất thải rắn, khí: Bã dược liệu, hơi dung môi, nước thải.
1.4. Lên men: Sản xuất vitamin C, kháng sinh, steroid…
- Thường có các giai đoạn: gây độc, nuôi cấy và lên men, thu hồi, tinh chế sản phẩm.
- Sử dụng đa dạng các loại hóa chất và thuốc thử: kiểm soát pH, dung môi để chiết, kết tủa, tinh chế.
- Sinh ra nhiều loại chất thải rắn, khí: thành phần tế bào, sản phẩm dư, hơi dung môi và nước thải.
1.5. Bào chế: Viên nén (hay gặp nhất), thuốc nang, thuốc tiêm…
- Thuốc chứa hoạt chất chính và nhiều tá dược (độn, dính, rã, trơn..), nhiều kĩ thuật: trược tiếp, tạo
hạt khô, ướt…
- Sử dụng đa dạng các loại hóa chất và thuốc thử: Hoạt chất chính, tá dược, dung môi, chất tẩy rửa,
khử trùng thiết bị, tràn đổ hóa chất, sản phẩm bị loại bỏ, bao gói sản phẩm…
- Sinh ra nhiều loại chất thải rắn, khí: bụi, hơi dung môi, đồ bao gói.

1/4
1.6. Kiểm tra chất lượng: thành phẩm, bán thành phẩm.
- Nhiều kĩ thuật hóa học: hóa lý, sinh học.
- Sử dụng đa dạng các loại hóa chất và thuốc thử: dung môi hữu cơ, vô cơ.
- Sinh ra nhiều loại chất thải rắn, khí: hơi dung môi.
2. Đóng gói, vận chuyển, phân phối.
- Sử dụng nhiều loại bao gói sản phẩm.
- Lưu giữ trong kho, có thể sinh hơi dung môi và hơi hóa chất.
- Trong quá trình phân phối: kiểm tra chất lượng sản phẩm sinh hơi dung môi, bao gói, sản phẩm thừa
3. Sử dụng
- Có thể sinh hơi dung môi và hóa chất khi bảo quản.
- Các chất thải rắn: bao bì, sản phẩm thừa, hết hạn.
4. Thu gom, xử lý sản phẩm thừa, hết hạn.
- Thu gom, phân loại dược phẩm, các chất thải y tế khác: phế thải chữa trị, phẫu thuật, thử nghiệm,
dược phẩm quá hạn, không cần sử dụng, bị đổ, bị nhiễm khuẩn.
- Xử lý: đốt rác thải sinh khí thải, hạt mịn, bã thải rắn.
- Ngoài ra: sự cố tràn dung môi, hóa chất, sản phẩm… sinh các hơi dung môi, chất thải rắn.

Kết luận
1. Khí thải
- Từ quá trình nghiên cứu, sản xuất thuốc, phân phối, sử dụng: hơi dung môi chiết xuất dược liệu,
tổng hợp hóa dược, tinh chế sản phẩm lên men, hơi dung môi từ quá trình bao film, hơi dung môi từ
các phòng kiểm soát chất lượng sản phẩm, hơi dung môi từ kho hóa chất, dược phẩm…
- Sau sử dụng: Xử lý sản phẩm thừa, hết hạn, bao gói sản phẩm bằng nhiệt  Sinh khí thải.
=> Thu gom và xử lý:
+ Hệ thống hút mùi, thoáng khí.
+ Sử dụng vật liệu hấp phụ trong ống khói.
2. Chất thải rắn.
- Từ quá trình nghiên cứu, sản xuất thuốc, phân phối, sử dụng: bã dược liệu, tế bào động vật thí
nghiệm, hóa chất dư, chất phóng xạ, bao gói…
- Sau sử dụng: sản phẩm thừa, hết hạn, bao gói sản phẩm.
- Xử lý sau sử dụng có thể sinh bã thải rắn.

2/4
- Chất thải y tế nguy hại: Là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi
trường như: dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy
hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy hoàn toàn.
- Phân loại chất thải:
+ Chất thải lây nhiễm
+ Chất hóa học nguy hại.
+ Chất thải phóng xạ.
+ Bình chứa áp suất.
+ Chất thải sinh hoạt.
=> Dụng cụ đựng có màu sắc riêng; Cần vận chuyển, lưu trữ, xử lý theo quy định (thiêu đốt, nhiệt
phân chôn lấp, tái sử dụng).
II. Thực trạng.
1. Khí thải:
- Khí thải lò đốt: khó kiểm soát, sinh khí thải tương tự đốt nhiên liệu, các khí độc hại (dioxin, furan)
- Khói thải: nhiều hạt, có thể có kim loại, oxyd kim loại nặng.
- Ở Mỹ: Đốt chất thải y tế sinh dioxin (đứng thứ 3), thủy ngân (thứ 4). Ở Việt Nam: Khó kiểm soát.
2. Chất thải rắn:
- WHO (2002): 18-64% cơ sở y tế ở các nước đang phát triển không xử lý chất thải rắn thích hợp.
- Ở Việt Nam:
+ 2005: Khối lượng chất thải rắn là 300 tấn/ngày, trong đó có 40-50 tấn chất thải rắn nguy hại.
+ 2009: Khối lượng chất thải rắn là 490 tấn/ngày, trong đó có 60-70 tấn chất thải rắn nguy hại.
- Các cơ sở thuộc Bộ Y tế: phần lớn được trang bị thiết bị xử lý chất thải rắn.
- Cấp cơ sử: Lượng thải lớn, chưa xử lý hợp lý:
+ Đốt thủ công, chôn lấp.
+ Thu gom, phân loại.
+ Lưu trữ chất thải.

3/4
III. Giải pháp.
1. Giải pháp kĩ thuật
a. Giảm thiểu chất thải
- Trong sản xuất dược: Tỷ lệ thành phẩm/nguyên liệu thấp (chiết xuất, lên men), để giảm thải cần:
+ Giảm sử dụng
+ Tái chế.
- Thay đổi sản phẩm, nguyên liệu thô, quy trình, thiết kế… nhưng cần đáp ứng khả năng điều trị,
độ ổn định, tinh khiết, phê duyệt của FDA, nhu cầu của khách hàng:
+ Thay đổi nguyên liệu: Giảm dung môi hữu cơ. Vd: dùng dung môi thân nước và bộ xịt mới để bao
viên nén  Không cần lắp đặt kiểm soát chất lượng không khí  Tiết kiệm 15.000 USD/năm.
=> Cần nghiên cứu từ khâu nghiên cứu phát triển sản phẩm.
+ Thay đổi quy trình: Tự động hóa, kiểm soát thông số hòa trộn, phản ứng, tăng hiệu suất phản ứng,
giảm sản phẩm phụ, giảm lỗi tràn đổ do vận chuyển.
+ Thay đổi thiết kế, giảm thiểu rò rỉ, lắp đặt hệ thống tái sử dụng nước, dung môi, sản xuất liên tục
thay vì theo mẻ để tái sử dụng dung môi.
- Thực hành vận hành tốt GMP (medicalfactory), GSP (store), GLP (labor).
b. Xử lý chất thải
- Đầu tư cơ sở hạ tầng: Trung tâm xử lý chất thải rắn cấp vùng, cụm sở y tế.
- Xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường y tế:
+ Tiêu chuẩn về hệ thống xử lý khí.
+ Tiêu chuẩn về hệ thống thông khí.
+ Bộ KHCN ban hành TCVN 6560-2005: “Khí thải lò đốt chất thải rắn y tế - Giới hạn cho phép và
một số tiêu chuẩn khác về các phương pháp xác định các chất ô nhiễm trong khí thải”.
2. Giải pháp quản lý
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ ngành, cộng đồng.
- Tăng cường hợp tác quốc tế.

4/4

You might also like