You are on page 1of 1

7 - Các vấn đề môi trường trong công nghiệp dược phẩm, y tế, hóa dược

Mục tiêu học tập:

1. Nêu tác động đến môi trường của ngành công nghiệp dược phẩm, dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe.

2. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật, quản lý giải quyết các tác động trên

1. Nước cấp sử dụng

- Mục đích sử dụng: Chữa bệnh, sản xuất dược phẩm, chăm sóc sức khỏe.

- Yêu cầu: Nước dùng trong y tế có yêu cầu riêng, khắt khe

+ Nước tinh khiết và nước pha loãng dung dịch đặc để sản xuất thuốc: Tiệt trùng, không nhiễm VSV,
tiểu phân, chất hữu cơ, độ dẫn điện < 5 µS/cm …

+ Nước pha tiêm: Tiệt trùng và không có chất gây sốt.

+ Nước dùng cho rửa vết thương: Tiệt trùng và nội độc tố vi khuẩn < 0,5 UI/mL.

- Hệ thống thiết bị xử lý nước sạch dùng trong y tế:

Nguồn nước  Lọc đa lớp  Lọc than hoạt tính  Trao đổi ion (cation và anion)  Lọc tinh 
Thẩm thấu ngược  Tiệt trùng

2. Nước thải

- Thực trạng: Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam:

+ Các bệnh viện và cơ sở công lập tạo ra 350 tấn chất thải y tế/ ngày. Lượng chất thải lỏng ~ 150.000
m3/ngày đêm.

+ 74% bệnh viện trung ương, 40% bệnh viện tỉnh và 27% bệnh viện huyện có hệ thống xử lý nước
thải cũ, đã xuống cấp, không còn đảm bảo quy chuẩn.

- Tác động: Gây ô nhiễm nguồn nước, gieo bệnh cho cộng đồng. Ảnh hưởng tới mạch nước ngầm.

- Đặc trưng của nước thải: Dựa vào đặc điểm sử dụng:

+ Dây chuyền sản xuất dược phẩm.  Chứa nguyên liệu thừa

+ PTN nghiên cứu tổng hợp: Kiểm tra chất lượng, hóa dược, mỹ phẩm. (động, thực vật, hóa chất,…)

+ Cơ sở y tế khám chữa bệnh: Xét nghiệm, phòng răng  Chứa VSV, phần dư thuốc, …

1/1

You might also like