You are on page 1of 4

5- Hóa học thủy quyển

Mục tiêu:

1. Trình bày được 1 số tính chất, đặc điểm của nước tự nhiên.

2. Giải thích được vai trò của khí, vi sinh vật đối với các phản ứng xảy ra trong môi trường nước.

3. Giới thiệu được sơ lược nguồn tài nguyên nước của Việt Nam.

1. Tính chất, đặc điểm của nước:

- Là dung dịch điện ly, có nhiệt hóa hơi lớn.

- Nhiệt dung riêng lớn  Bốc hơi chậm  Ổn định, điều hòa khí hậu và bảo vệ cơ thể.

- Tổng lượng nước: 1,454 tỷ km3:

+ Nước chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ nơi này sang nơi khác;

+ Thời gian luân hồi có thể dài hoặc ngắn.

a. Nước ngọt:

- Tính chất và nhiệt độ nước thay đổi.

- Sự phân vùng của nước:

+ Lớp trên: Luôn tiếp xúc với không khí, có cân bằng động giữa 2 pha khí và lỏng.

+ Lớp giữa: Diễn ra phần lớn các quá trình sinh học (quang hợp, hô hấp của các sinh vật …).

+ Lớp đáy: Diễn ra quá trình trao đổi chất hòa tan trong nước với trầm tích, xuất hiện phân hủy yếm khí

b. Nước biển:

- Nhiệt độ trung bình 50C (0 - 300C), áp suất trung bình 200 atm (1 - 1000atm).

- Có nhiều cân bằng phức tạp.

- pH đệm 8,1 ± 0,2. Nước biển có tác dụng đệm là do:

+ Hệ carbonat: H2O + CO2  H2CO3 (pH<5)

HCO3-  H+ + CO32- (pH>8,3).

+ Hệ borat: B(OH)3 + H2O  B(OH)4- + H+


1/4
+ Cân bằng trao đổi ion của các cation hòa tan trong nước với pha silicat trong lớp trầm tích ở đáy biển:

K+, Ca2+ (pha nước) + Silicat (pha trầm tích)  H+ + Silicat (chủ yếu).

- pE: đặc trưng cho sức oxy hóa – khử của dung dịch

1/2 O2 + 2H+ + 2e  H2O

pE = - log ae = 20,8 - pH

2. Thành phần hóa học trong nước:

a. Các ion hòa tan:

- Nước biển có thể coi là dung dịch NaCl 0,5M + MgSO4 0,05M + vi lượng.

- Nước sông hồ: thành phần phức tạp, thay đổi theo: Thời gian, địa điểm; biến động địa chất, địa hóa; độ
sâu của nước; phân vùng.

b. Các khí hòa tan: Chủ yếu là O2 và CO2, thường tuân theo định luật Henry:

- O2:

+ Hàm lượng thay đổi theo chiều sâu lớp nước do khuếch tán từ kk, từ giữa các lớp nước, pứ phân hủy.

+ Độ hòa tan (DO) phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất: Ở 250C DOmax= 8 mg/l; khi nhiệt độ tăng, DO giảm

- CO2:

+ Tồn tại dưới dạng hệ đệm carbonat  duy trì pH.

+ Hàm lượng phụ thuộc vào các yếu tố vật lý và các loài thủy sinh.

c. Các phức kim loại tan trong nước:

- Hợp chất tổng hợp: EDTA, citrat, ...

- Các chất humic:

+ Là những chất tạo phức quan trọng trong tự nhiên.

+ Là sản phẩm từ sự phân hủy của thực vật, lắng đọng và dễ tạo phức bền với kim loại.

Humic + OH-  Humin

Humic + H+  Acid humic, acid fulvic

- Các chất rắn: Vô cơ và hữu cơ.


2/4
3. Thành phần sinh học trong nước:

a. Vi khuẩn:

- Dạng đơn bào, không màu, hình que/cầu/xoắn, kích thước 0,5 – 5 mm.

- Phân loại:

+ Dị dưỡng: Oxy hóa chất hữu cơ, có thể là hiếu khí, kị khí hay tùy khí.

+ Tự dưỡng: Xúc tác oxy hóa các chất vô cơ.

- Vai trò: Phân hủy chất hữu cơ để làm sạch nước:

b. Virus: Kích thước 20 - 100 nm, xâm nhập vào tế bào vật chủ ký sinh để tổng hợp protein và acid
nucleic của virus mới.

c. Tảo:

- Thực vật nổi đơn giản nhất, chứa clorophyl đóng vai trò quan trọng trong quang hợp.

- Sống tự dưỡng, sử dụng các chất vô cơ để phát triển.

4. Phản ứng nhờ vi khuẩn trong nước

a. Vi khuẩn dị dưỡng:

- Hiếu khí: [CH2O] + O2  CO2 + H2O + E

- Kị khí: [CH2O] + NO3-  CO2 + N2 + E

[CH2O] +SO42-  CO2 + H2S + E

[CH2O]  RCOOH + CO2 + H2O + E

[CH2O]  CH4 + CO2

CO2 + 8H+ + 8e  CH4 + 2H2O + E

b. Vi khuẩn tự dưỡng:

- Nitơ: 2NH4+ + 3O2  2NO2- + 4H+ + 3H2O + E

+ VK nitrosomonas: 2NH3 + 3O2  2H+ + 2NO2- + 2H2O

+ VK nitrobacter: 2NO2- + O2  2NO3-

+ VK Rhizobium: 3[CH2O] + 2N2 + 3H2O + 4H+  3CO2 + 4NH4+


3/4
- Oxy hóa sắt: 4Fe2+ + 4H+ + O2  4Fe3+ + 2H2O + E

- Oxy hóa H2S: HS- + 4H2O  SO42- + 9H+ + 8e + E

5. Tài nguyên nước của Việt Nam:

a. Nước mặt (Sông ngòi):

- Mạng lưới sông ngòi dày, tổng số sông dài ≥ 10km là 2345 sông nhưng phân bố không đều theo vùng.

- Phân bố dòng chảy không đều trong năm.

- Hàng năm các sông ngòi tải ra biển hàng trăm triệu tấn cát bùn.

- Nước sông có độ khoáng hóa thấp, các cửa sông thường bị nhiễm mặn.

b. Nước dưới đất:

- Tổng trữ lượng chiếm 15% tổng lượng nước mặt sản sinh trên lãnh thổ.

- Phân bố không đều theo các vùng.

- Tiềm năng dự trữ có thể đạt 15 triệu m3/ ngày.

c. Nước khoáng nước nóng: Phân bố không đồng đều, phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại
và có giá trị sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.

4/4

You might also like