You are on page 1of 3

8 - Khái quát môi trường Việt Nam

Mục tiêu học tập:

1. Nêu tổng quát tình hình môi trường nước ta

2. Đề xuất những hành động cụ thể góp phần bảo vệ môi trường

1. Áp lực dân số tăng

- Dự báo vào năm 2020, dân số Việt Nam đạt khoảng 110 triệu người  Tác động:

+ Diện tích đất cư trú và canh tác giảm theo đầu người.

+ Mức sống tăng  Phát triển cơ sở hạ tầng, tiêu thụ lương thực, thực phẩm, năng lượng.

+ Tài nguyên không tái tạo được không phục hồi.

+ Lượng chất thải > khả năng tự phân hủy của môi trường.

- Thay đổi lớn về cơ cấu xã hội:

+ Số lượng người sản xuất nông nghiệp giảm.

+ Lượng lao động tại nhà máy, quản lý… tăng.

+ Chênh lệch giàu nghèo lớn.

 Cơ cấu xã hội thay đổi dẫn đến suy nghĩ, nhận thức, văn hóa thay đổi.

- Tác động dân số đến môi trường: I = C.P.E

I: Gia tăng dân số và yếu tố liên quan dân số tác động đến môi trường.

C: Gia tăng tiêu thụ tài nguyên trên người.

P: Gia tăng tuyệt đối dân số.

E: Gia tăng 1 đơn vị tài nguyên bị khai thác.

2. Môi trường bị tác động nặng nề (4)

- Nông nghiệp:

+ Diện tích trồng trọt giảm. Nông nghiệp thâm canh tăng năng suất.

+ Con người thay đổi chu trình vật chất, năng lượng  Phá bỏ một số đặc tính vốn có của cây trồng.

- Lâm nghiệp:

+ Rừng nhiệt đới, rừng già: Cây gỗ cổ thụ, cây thuốc quý dần biến mất, mất đi.

+ Rừng ngập mặn bị phá để nuôi thủy sản, đất liền bị xâm thực.

1/3
- Khai thác cát hoặc xây dựng các công trình thủy điện gây sạt lở, biến đổi sinh thái.

- Nước:

+ Lượng nước cấp thành thị chỉ đạt ½ tiêu chuẩn mỗi người  Thiếu nước sạch nếu không tái sử
dụng nước (các nhu cầu đòi hỏi chất lượng thấp hơn)

+ Năm 2030, khai thác khoảng 100 tỷ m3 nước/năm. Nước ngầm khai thác không quy hoạch gây lún
đất, ô nhiễm cục bộ.

+ Nước thải đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung không qua xử lý gây ô nhiễm diện rộng. Ô
nhiễm biển từ khai thác, vận chuyển dầu mỏ sẽ thường xuyên xảy ra trong tương lai.

3. Sức khỏe cộng đồng

- Số lượng người chết do ô nhiễm khí quyển tăng lên.

- Thiếu nước sạch, thực phẩm là nguyên nhân gây tử vong ở các nước kém phát triển

4. Công tác quản lý môi trường

- Nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của đại bộ phận còn yếu kém.

- Hệ thống quản lý theo dõi chất lượng môi trường đang hình thành và từng bước hoàn thiện, tuy
nhiên chưa theo kịp xu thế phát triển kinh tế.

- Đầu tư cho bảo vệ mô trường, kết quả chưa khả quan.

 Giải pháp:

- Giúp đỡ nhân dân để thay đổi đời sống vật chất:

+ Thay đổi tập quán du canh, du cư.

+ Chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng VAC. Hỗ trợ vốn, tiêu thụ sản phẩm.

+ Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho đại bộ phận dân chúng. Có các hình thức giáo dục, tuyên
truyền, nêu gương, xử phạt răn đe dưới mọi hình thức.

- Các biện pháp về mặt hành chính, pháp lý, kỹ thuật :

+ Tiến hành ĐTM: Phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Dự báo và đánh giá ảnh hưởng

+ Thuế môi trường : chi phí bồi thường cho môi trường sinh thái

+ Khoa học kỹ thuật xanh : KHKT là con đường cơ bản để phát triển kinh tế và xã hội bền vững, làm
cho con người mãi sinh tồn phát triển

+ Thiết bị khống chế ô nhiễm, kỹ thuật sản xuất sạch và phương thức thao tác sản xuất sạch

2/3
- GDP xanh :

+ GDP truyền thống: Đánh giá tổng giá trị sản phẩm của 1 nước hay 1 khu vực  Chưa hợp lý: Chưa
tính đến giá phải trả cho môi trường khi phát triển kinh tế

+ 1995, WB đưa ra cách tính GDP tổng hợp: Vốn của thiên nhiên, vốn làm ra và vốn về nhân lực 
GDP xanh.

- Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo: Mặt trời, gió, thủy triều …

3/3

You might also like