You are on page 1of 5

THÔNG 

CÁO BÁO CHÍ 

Hợp tác Việt-Nhật trong lĩnh vực môi trường


Trao “Huân chương vì Sự nghiệp Tài nguyên và Môi trường” của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho Giáo
sư danh dự Yasuaki Maeda –một nhân vật quan trọng trong lĩnh vực môi trường- nhân dịp kỷ niệm 40
năm quan hệ ngoại giao Việt-Nhật.

Trong dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam–Nhật Bản, Bộ Tài nguyên và Môi
trường Việt Nam đã trao “Huân chương vì Sự nghiệp Tài nguyên và Môi trường” cho Giáo sư danh dự
Yasuaki Maeda của trường Đại học Tỉnh Osaka.

Giáo sư danh dự Maeda từng được cử sang Việt Nam làm chuyên gia dài hạn của JICA, và hiện ông là
Trưởng nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học Nhật Bản, tham gia một dự án hợp tác với Việt Nam
trong khuôn khổ Chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ hướng tới phát triển bền vững,
đối ứng với các vấn đề trên quy mô toàn cầu (SATREPS)(Ghi chú 1). Cho đến nay, lĩnh vực môi trường
là một trong những ưu tiên quan trọng trong hoạt động hợp tác, hỗ trợ của JICA đối với Việt Nam.

(Tiêu đề) Vấn đề môi trường của Việt Nam ngày càng trở nên trầm trọng

Cùng với tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng, Việt Nam đang gặp phải rất nhiều vấn đề về môi
trường, đặc biệt tại các khu đô thị lớn, như nhiễm bẩn nguồn nước sông hồ; ô nhiễm không khí ngày càng
trầm trọng; xử lý rác, chất thải không phù hợp.

Ô nhiễm sông Nhuệ ở ngoại ô Hà Nội

Với mối quan tâm đặc biệt đối với các giải pháp về những vấn đề ô nhiễm môi trường, Chính phủ Việt
Nam đã thực thi Luật Bảo vệ Môi trường từ năm 1994. Sau đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE)
được thành lập vào năm 2002. Ngoài ra, Chính phủ cũng đang nỗ lực xây dựng hệ thống pháp luật và cơ
chế thực hiện, nhằm củng cố các biện pháp bảo vệ môi trường, một trong các hoạt động đó là sửa đổi Luật
Bảo vệ Môi trường vào năm 2005. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn do chính sách ban

  1
THÔNG CÁO BÁO CHÍ 
hành không được thực thi một cách hiệu quả, bởi những nguyên nhân như thiếu ngân sách, thiếu nguồn
nhân lực tại các cơ quan, ban, ngành, hay cán bộ thiếu kinh nghiệm làm việc.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã kêu gọi Nhật Bản hỗ trợ, thông qua chia sẻ kinh nghiệm giải quyết vấn
đề ô nhiễm trước đây của Nhật Bản. Đáp ứng yêu cầu này, kể từ năm 2003, JICA chính thức bắt đầu hỗ
trợ Việt Nam trong lĩnh vực quản lý môi trường. Đến nay, các hoạt động hợp tác tập trung vào môi trường
nước. Đến thời điểm tháng 12 năm 2013, ngoài 7 dự án vốn vay bằng đồng Yên trong lĩnh vực thoát nước
và xử lý nước thải, cùng với 3 dự án hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải, ô
nhiễm không khí và quản lý rác thải đã được thực hiện, JICA còn cử các chuyên gia tư vấn chính sách
(như chuyên gia về chính sách môi trường, chính sách quản lý nước thải v.v...) Đặc biệt, từ năm 2010,
trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, JICA đã và đang thực hiện Chương trình hỗ trợ xây dựng chính sách về
biến đổi khí hậu với vốn vay bằng đồng Yên.

(Tiêu đề) Đánh giá hoạt động hỗ trợ giúp Việt Nam xây dựng nền tảng cho công tác quản lý môi
trường

Để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường, kể từ năm 2004, JICA đã cử các chuyên
gia tư vấn về chính sách môi trường sang làm việc tại Bộ tài nguyên và Môi trường Việt Nam. Giáo sư
danh dự Maeda (khi đó vẫn đang là giáo sư đại học) là chuyên gia đầu tiên về chính sách môi trường, đã
được cử sang làm việc tại Việt Nam. Trong thời gian 4 năm làm việc, Giáo sư danh dự Maeda đã nỗ lực
hỗ trợ phía Việt Nam và có nhiều đóng góp trong công tác bảo vệ môi trường, như hỗ trợ xây dựng
“Chiến lược môi trường Việt Nam - Kế hoạch hành động trong 10 năm”, cải thiện hệ thống giám sát môi
trường và tham gia hỗ trợ trong các hoạt động nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cho người dân tại
khu vực đô thị. Không chỉ có vậy, sau khi kết thúc nhiệm kỳ làm việc, ông còn tận dụng rất nhiều cơ hội
khác để tiếp tục tham gia vào việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường trong các cơ quan chính phủ của
Việt Nam, đặc biệt tập trung vào Bộ Tài nguyên và Môi trường, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho
công tác bảo vệ môi trường.

Đánh giá cao những thành tích đó của Giáo sư Maeda, ngày 16 tháng 10 năm 2013, Bộ Tài nguyên và
Môi trường Việt Nam đã trao cho Giáo sư danh dự Maeda “Huân chương vì Sự nghiệp Tài nguyên và
Môi trường”, nhân dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt-Nhật.

Bà Trần Minh Hà, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường (trái) và Giáo sư danh dự Maeda

  2
THÔNG CÁO BÁO CHÍ 
(Tiêu đề) Dự án mới và trao thêm 1 danh hiệu

Giáo sư danh dự Maeda đang tập trung vào các hoạt động hỗ trợ Việt Nam với tư cách là Trưởng nhóm
nghiên cứu của Dự án “Nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu mang tính đa lợi ích bằng
việc xây dựng hệ thống sản xuất năng lượng sinh khối (trồng rừng – chế tạo – sử dụng) tại Việt Nam và
các nước Đông Dương”, trong khuôn khổ chương trình Chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học và
công nghệ cho phát triển bền vững đối ứng với các vấn đề trên quy mô toàn cầu (SATREPS)

Buổi lễ trao danh hiệu Giáo sư danh dự. Từ phải sang: Bà Tô Thị Hiền, Trưởng khoa Môi trường, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;
Giáo sư danh dự Maeda; Ông Phan Thanh Bình, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Ông Đỗ Phúc, Trưởng Ban Quan hệ Đối
ngoại

Dự án này được bắt đầu từ năm 2011 nhằm giúp Việt Nam phát triển hệ thống sản xuất và sử dụng năng
lượng sinh khối (Ghi chú 2). Hiện nay dự án đang tiến hành thử nghiệm xử dụng dầu sinh học do dự án
sản xuất cho các tàu du lịch tại tỉnh Quảng Ninh.

Ghi nhận những thành tựu này, ngày 22 tháng 11 vừa qua, Giáo sư Maeda là giáo sư người nước ngoài
thứ 2 được trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trao danh hiệu “Giáo sư danh dự”. Giáo sư
danh dự Maeda đã vui mừng phát biểu rằng: “Thật là may mắn! Tôi nghĩ rằng chính những sinh viên xuất
sắc của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong chương trình tiến sĩ đã giúp tôi có được những
kết quả tốt đẹp này và những thành tựu của chương trình SATREPS cũng vô cùng to lớn. Tôi nghĩ rằng
những gì tôi đang cố gắng nỗ lực chính là để thực hiện một sứ mệnh cao cả vì mối quan hệ hợp tác giữa
hai nước Nhật Bản và Việt Nam. Tôi vô cùng biết ơn ơn và xin tiếp nhận nhiệm vụ này”. Giáo sư Lưu
Văn Bội, Trưởng nhóm nghiên cứu phía Việt Nam trong dự án nói trên, vừa được nhận danh hiệu “Giáo
sư” (Ghi chú 3) của Việt Nam vào tháng 10, ghi nhận sự hỗ trợ của phía Nhật Bản, ông nói: “Phía Việt
Nam chúng tôi đánh giá rất cao những thành quả hợp tác với Nhật Bản.”

(Tiêu đề) Hợp tác trong lĩnh vực môi trường vì tương lai của Việt Nam

Trải qua 40 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao và 21 năm kể từ khi mở lại viện trợ ODA năm
1992, Nhật Bản đã trở thành nhà cung cấp viện trợ phát triển lớn nhất cho Việt Nam. Trong khoảng thời
gian đó, JICA cũng hỗ trợ Việt Nam ngày càng sâu rộng trong lĩnh vực quản lý môi trường. Ngoài ra, các
doanh nghiệp Nhật Bản vào thị trường Việt Nam cũng tỏ ra quan tâm nhiều đến việc giới thiệu và phổ
biến các kỹ thuật môi trường của Nhật. Thông qua chương trình liên kết với các doanh nghiệp của JICA,
nhiều doanh nghiệp Nhật hiện đang thực hiện việc các hoạt động khảo sát thực địa tại Việt Nam.

  3
THÔNG CÁO BÁO CHÍ 
Trong bối cảnh tầm quan trọng của tăng trưởng xanh đã được khẳng định tại Hội nghị thượng đỉnh
“RIO+20”, tổ chức năm 2012, để Việt Nam có thể đạt được sự phát triển bền vững, việc cân bằng hài hòa
giữa phát triển và môi trường là một yếu tố không thể thiếu được. Vì vậy, bản thân JICA cũng cố gắng nỗ
lực và luôn suy nghĩ, tìm tòi để làm thế nào hỗ trợ hiệu quả nhất, góp phần vào “Sự phát triển bền vững,
đem lại lợi ích cho toàn thể nhân dân Việt Nam”.

(Ghi chú 1) Chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ hướng tới phát triển bền vững gọi
tắt là SATREPS. Đây là chương trình nghiên cứu trong 3-5 năm của các nhà khoa học Nhật Bản và các
nước phát triển, nhằm giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu. Chương trình này được thực hiện với sự
hợp tác giữa Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (JST) và JICA

(Ghi chú 2) Là nguồn tài nguyên động, thực vật lấy từ cơ thể sinh vật có thể tái sinh, không phải nhiên
liệu hóa thạch

(Ghi chú 3) Tuổi hưu của giáo viên bình thường là 60 tuổi đối với nam giới và 55 tuổi đối với nữ giới,
riêng đối với Danh hiệu giáo sư là 70 tuổi

* Các liên kết liên quan

Dự án nghiên cứu chính sách giảm nhẹ biến đổi khí hậu mang tính đa lợi ích, bằng việc phát triển năng
lượng sinh khối tại Việt Nam và các nước Đông Dương (Trang giới thiệu về ODA)

http://www.jica.go.jp/oda/project/1100209/index.html

Nghiên cứu chính sách giảm nhẹ biến đổi khí hậu mang tính đa lợi ích bằng việc xây dựng hệ thống sản
xuất năng lượng sinh khối (trồng rừng – chế tạo – sử dụng) tại Việt Nam và các nước Đông Dương
(Thông tin chi tiết về các nội dung nghiên cứu của JST, SATREPS) (liên kết ngoài)

http://www.jst.go.jp/global/kadai/h2304_vietnam.html 

Trưởng nhóm Kinh tế thị trường hóa trong khu vực Mekong, Việt Nam trong 20 năm qua - Phỏng vấn
Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam (Bài báo trong chuyên mục “Tin tức”, 6/12/2013) 

http://www.jica.go.jp/topics/news/2013/20131206_01.html

Ký kết hợp đồng vay vốn tiền Yên với nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam – Tăng cường năng
lực cạnh tranh quốc tế bằng cách điều chỉnh lạm phát và đối sách cho yếu kém (25/3/2013, thông cáo báo
chí)

http://www.jica.go.jp/press/2012/20130325_01.html

Điểm mấu chốt trong “Tính liên kết” ASEAN – Hội nghị cấp cao giữa Nhật Bản và các nước sông
Mekong và vai trò của JICA – Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam Motonori Tsuno (19/4/2012, Bài báo
trong chuyên mục “Nói thẳng tại hiện trường”)

http://www.jica.go.jp/topics/scene/20120419_01.html

  4
THÔNG CÁO BÁO CHÍ 
Vì sự thịnh vượng chung của ASEAN và Nhật Bản – hỗ trợ cho sự hòa hợp ASEAN (15/11/2011, Bài báo
trong chuyên mục “Thông tin nổi bật”)

http://www.jica.go.jp/topics/notice/20111115_01.html

Ký kết hợp đồng vay vốn tiền Yên với nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam – Hỗ trợ phát triển
bền vững để hòa hợp giữa đối sách biến đổi khí hậu và tăng trưởng kinh tế (2/11/2011, thông cáo báo chí)

http://www.jica.go.jp/press/2011/20111102_01.html

Xúc tiến đầu tư tư nhân vào lĩnh vực chống biến đổi khí hậu – JICA mở ra hội thảo bên lề trong cuộc họp
thường niên của Ngân hàng Phát triển Châu Á (16/5/2011, chuyên mục Bài báo)

http://www.jica.go.jp/topics/2011/20110516_02.html

Nỗ lực của JICA trong vấn đề biến đổi khí hậu

http://www.jica.go.jp/about/direction/globalization/climate.html

Hợp tác tư nhân

http://www.jica.go.jp/activities/schemes/priv_partner/index.html

Hợp tác với các nước: Việt Nam

http://www.jica.go.jp/vietnam/index.html

  5

You might also like