You are on page 1of 10

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


----------

BÀI TẬP LỚN


PHÁP LUẬT KINH TẾ
Họ và tên : Lê Hoàng Đức Mã sinh viên: 1873402011330

Lớp niên chế : CQ56/11.10 ID phòng thi: 5800582202

Ngày thi: 15/8/2021 Ca thi: 7h30

Hình thức thi: Bài tập lớn Thời gian thi: 1 ngày

Hà Nội, 2020
Bài thi môn: Pháp Luật Kinh Tế
Câu 1:
1. Theo khoản 2 điều 18 Luật doanh nghiêp 2014 có Trí là công chức
nên không thể đứng ra thành lập Doanh Nghiệp.
Trong đó: Khoản 2 điều 18 Luật doanh nghiệp có ghi rõ:
 Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh
nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành
lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công
chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc
phòng trongcác cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp trongcác cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ
những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của
Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những
người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước
tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất
năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết
định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc
đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất
định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác
theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập
doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

1
2. Theo Luật doanh nghiệp 2014, loại doanh nghiệp thỏa mãn được các
điều kiện trên của những người có quyền thành lập doanh nghiệp là Công ty
trách nhiệm hữu hạn.
 Vì, Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân được pháp luật thừa nhận (Luật Doanh nghiệp). Chủ sở hữu công ty và
công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty có tư cách pháp
nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ sở hữu công
ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.
 Công ty trách nhiệm hữu hạn có không quá 50 thành viên cùng góp vốn
thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài
chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty. Công ty trách nhiệm hữu
hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
 Căn cứ theo Điều 22 của Luật Doanh Nghiệp quy định về Hồ sơ đăng ký
doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn, người đăng ký thành lập Công ty
TNHH phải chuẩn bị đầy đủ những loại hồ sơ bao gồm:
 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
 Điều lệ công ty.
 Danh sách thành viên.
 Bản sao các giấy tờ sau đây:
a. Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng
thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
b. Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu
tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy
chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của
người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ
chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu
tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy
định của Luật đầu tư.

2
 Phù hợp với 3 lý do, nó là công ty hợp danh, số lượng thành viên góp
vốn ko nhiều và thường toàn là những ng tin tưởng nhau, cũng ko có quyền phát
hành cổ phiếu kêu gọi vốn nên phù hợp. Với chủ sở hữu của cty TNHH chỉ phải
chịu trách nhiệm hữu hạn.
Câu 2:
1. Sau thời hạn 90 ngày làm việc, kể từ ngày công ty được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu Đồng chưa góp hoặc góp chưa đủ số
vốn đã cam kết thì:
 Đối với Đồng chưa góp vốn theo cam kết thì đương nhiên không còn là
thành viên của công ty;
 Đồng chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì có các quyền và nghĩa vụ tương
ứng với phần vốn góp đã góp;
 Phần vốn góp chưa góp của Đồng được chào bán theo quyết định của Hội
đồng thành viên.
Khi Đồng chưa góp hoăc góp chưa đủ phần vốn góp đã cam kết khi hết thời
hạn góp vốn trên, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp
của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối
cùng phải góp vốn.
Trong thời gian từ khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
tời trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành
viên, Đồng chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết vẫn phải chịu trách
nhiệm tương ứng với phân vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của
công ty phát sinh.
2. Tâm có thể chuyển loại tài sản góp vốn được.
 Có 2 TH xảy ra khi áp dụng khoản 2 điều 48:
 Tâm thay đổi trong thời gian 90 ngày thì áp dụng khoản 2 điều 48
 Tâm thay đổi sau khoảng thời gian 90 ngày thì Pháp luật không có quy
định nào cấm việc thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
sau 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và
nếu Điều lệ công ty không cấm việc này thì có thể chuyển đổi loại tài sản góp

3
vốn.Việc chuyển đổi loại tài sản góp vốn về mặt nguyên tắc phải bảo đảm các nội
dung sau:
+ Không làm thay đổi vốn Điều lệ đăng ký của công ty, trường hợp làm thay
đổi vốn Điều lệ phải làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ.
+ Được sự đồng ý của các thành viên trong công ty.
+ Tài sản chuyển đổi phải không thuộc tài sản cấm, có thể định giá được
bằng Đồng Việt Nam.
+ Có văn bản thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
 Dây chuyền công nghệ nó cũng là tài sản công nghệ và cũng có thể định
giá đc bằng đồng Việt Nam nên nó cũng có thể đc dùng làm tài sản vốn góp.
3. Trình tự, thủ tục góp vốn vaò doanh nghiệp
 Định giá tài sản: Ngoài các tài sản góp vốn là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do
chuyển đổi, vàng và các tài sản khác đều phải được định giá để xác định phần vốn
góp của mỗi thành viên. Như vậy nếu vốn góp là các quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuât, giấy tờ có giá, vật, và các quyền tài sản
thì phải được định giá theo quy định của pháp luật.
 Lập bản cam kết góp vốn: là sự thỏa thuận giữa các bên về nội dung liên
quan đến tài sản góp vốn, giá trị tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn, quyền và nghĩa
vụ của các bên tham gia,…
 Giao nhận tài sản góp vốn: Việc này phải được thực hiện trong thời hạn
cam kết trong bản cam kết hoặc theo quy định của pháp luật với từng loại hình
doanh nghiệp. Về việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn được pháp luật quy
định cụ thể tại Điều 36 Luật doanh nghiệp 2014:
“1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông
công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy
định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất
thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử
dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4
Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí
trước bạ;
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực
hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.
Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ,
tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân,
Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc
đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị
tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;
ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người
góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;
c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam,
ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu
hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
2. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư
nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
3. Thanh toán mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn
góp và nhận cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua
tài khoản vốn của nhà đầu tư đó mở tại ngân hàng ở Việt Nam, trừ trường hợp
thanh toán bằng tài sản.”
Như vậy, đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì thủ tục giao và nhận
tài sản có thể thực hiện trước hoặc sau khi làm thủ tục chuyển quyền sở hữu. Tuy
nhiên, doanh nghiệp chỉ trở thành chủ sở hữu khi đã được cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu. Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu thì tài sản thuộc
về doanh nghiệp. Đối với tài sản không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu thì
việc giao và nhận tài sản đưuọc coi là hoàn thành khi doanh nghiệp nhận đưuọc
tài sản đó với tình trạng, số lượng đúng như những gì mà người góp vốn đã cam
kết góp trong hợp đồng.
Trong trường hợp hết thời hạn góp vốn mà những người đã cam kết góp vôn
vẫn chưa góp đủ thì tùy từng loại hình doanh nghiệp mà sẽ có cách xử lý khác
nhau.

5
Câu 3:
1. Hợp đồng này cx là hợp đồng mua bán hàng hoá.
 Hợp đồng mua bán hang hóa là thỏa thuận giữa các bên theo đó
bên bán chuyển hàng hóa củng quyền sở hữu đối với hàng hóa đó cho bên mua,
bên mua hàng có trách nhiệm nhận hàng hóa và có nghĩa vụ thanh toán cho bên
bán hàng, việc giao hàng, thanh toán phải thực hiện theo thời gian, địa điểm,
phương thức được thỏa thuận trong hợp đồng.
Có thể tạm chi hợp đồng mua bán hàng hóa thành hai loại:
 Hợp đồng mua bán hang hóa trong nước.
 Hợp đồng mua bán hang hóa quốc tế.
 Ở đây bên bán là công ty sản xuất xi măng thì nó hợp lệ là 1
doanh nghiệp kinh doanh. Bên mua trong TH này là cá nhân mua hàng để phục
vụ cá nhân, Hàng hoá ở đây là xi măng thì cx hợp lệ là sản phẩm hữu hình, có tính
lưu thông, có tính thương mại.
2. Ông Tâm là hoàn toàn ko có căn cứ pháp luật.
 Vì, trọng tài TM là hình thức giải quyết tranh chấp dựa trên thoả thuận
của các bên nên mấu chốt của việc sử dụng pp này là sự thoả thuận. Ở TH trên
nếu trong hợp đồng chưa có nhắc đến phương thức giải quyết tranh chấp là trọng
tài thì vẫn có thể lập thoả thuận sau khi đã có tranh chấp đó để giải quyết. Hàng
hoá là xi măng các thứ thì cũng không phạm phải những điều cấm của luật nên là
chỉ cần thoả thuận được thì sẽ dùng được phương thức trọng tài
Câu 4:
1. Luật Pháp sản chỉ áp dụng phá sản đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã,
liên hệ hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) được thành lập và hoạt
động theo quy định của pháp luật. Như vậy, theo điều luật này thì các doanh
nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu đều có thể bị tuyên bố phá sản.
Tuy nhiên, không phải mọi doanh nghiệp đều là đối tượng áp dụng luật này, mà
chỉ những doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mới thuộc đối tượng áp dụng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật phá sản 2014:

6
“Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp
tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể
từ ngày đến hạn thanh toán”.
Theo quy định trên, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp
bao gồm các dấu hiệu sau:
– Thứ nhất, khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán được là
khoản nợ không có đảm bảo và khoản nợ có đảm bảo một phần. Như vậy, nếu
khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán được là khoản nợ có đảm
bảo thì đây không được coi là dấu hiệu của việc doanh nghiệp mất khả năng thanh
toán.
– Thứ hai, mất khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp không
còn tài sản để trả nợ mà mặc dù doanh nghiệp còn tài sản để trả nợ nhưng đã
không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho chủ nợ không có đảm bảo và chủ
nợ có đảm bảo một phần.
– Thứ ba, pháp luật hiện hành không quy định một mức khoản nợ cụ thể nào
để xác định là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán. Do đó, không thể căn
cứ vào khoản nợ ít hay nhiều để xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
mà căn cứ vào thời điểm trả nợ đã được các bên thỏa thuận trước đó. Cụ thể là
trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
– Thứ tư, khoản nợ được coi là mất khả năng thanh toán là khoản nợ mà chủ
doanh nghiệp tạo ra từ hoạt động kinh doanh hợp pháp của mình.
Như vậy, doanh nghiệp bị coi là mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp
đó không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đến hạn (khoản nợ không có
bảo đảm và khoản nợ có bảo đảm một phần) trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày
đến hạn thanh toán. Chỉ khi doanh nghiệp có đầy đủ các dấu hiệu này thì Tòa án
mới ra quyết định mở thủ tục phá sản theo yêu cầu của các chủ thể có quyền nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
 Công ty TNHH hai thành viên Đồng Tâm bị mất khả năng thanh toán.
Vì quá hạn 3 tháng không thanh toán.

7
2. Chủ Thể có quyền yêu cầu tòa án nơi có thẩm quyền mở thủ tục giải
quyết phá sản của công ty vì:
 Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ
đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
 Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở
những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương,
các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã
không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Câu 5:
1. Pháp luật tài chính là hệ thống các qui phạm pháp luật, điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động tài chính của các chủ thể, nhằm thiết lập,
duy trì một trật tự xã hội nhất định đối với các hoạt động tài chính.
Phân loại pháp luật tài chính
Căn cứ vào các khâu trong hệ thống tài chính, các quan hệ tài chính thuộc
phạm vi điều chỉnh của pháp luật tài chính bao gồm:
- Quan hệ ngân sách nhà nước
- Quan hệ tài chính doanh nghiệp
- Quan hệ bảo hiểm
- Quan hệ tín dụng
- Quan hệ tài chính các tổ chức xã hội
- Quan hệ tài chính hộ gia đình (dân cư).
Căn cứ vào phân loại trên trừ: Chia Lợi nhuận cho thành viên không thuộc
phạm vi điều chỉnh của pháp luật tài chính, còn lại đều thuộc vào phạm vi điều
chỉnh của pháp luật Tài Chính.

8
2. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, bản thân nó đã chứa đựng những
vấn đề tình huống có thể phát sinh không thể dự kiến. Do vậy, trong mỗi hợp
đồng, doanh nghiệp cần phải bổ sung cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
một cơ sở pháp lý cụ thể bằng cách lựa chọn nguồn luật áp dụng. Có rất nhiều
nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như: luật nước người
bán, luật nước người mua, luật của bất kỳ một nước thứ 3 nào hoặc điều ước quốc
tế hoặc tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ. Tuy nhiên doanh nghiệp cần
lựa chọn nguồn luật nào thích hợp nhất để bảo vệ được quyền lợi của mình?
* Nguồn luật quốc gia.
Nguồn luật quốc gia được áp dụng cho hợp đồng trong nếu:
- Trong hợp đồng quy định. Chẳng hạn như khi các bên thỏa thuận “ Mọi
vấn đề không được quy định hoặc quy định không đầy đủ trong hợp đồng này sẽ
được giải quyết theo luật Việt Nam” thì khi tranh chấp phát sinh, các bên và tòa
án sẽ áp dụng theo luật Việt Nam để giải quyết.
- Khi tòa án hoặc trọng tài quyết định: Khi tranh chấp xảy ra, nếu các bên
không có thỏa thuận về luật điều chỉnh thì Hội đồng Trọng tài sẽ quyết định.
* Lựa chọn tập quán thương mại.
Tập quán thương mại là những thói quen, phong tục về thương mại được
nhiều nước áp dụng và áp dụng một cách thường xuyên với nội dung rõ ràng để
dựa vào đó xác bên xác định quyền và nghĩa vụ với nhau. Hiện nay tập quán
thương mại quốc tế bao gồm:
- Tập quán thương mại quốc tế chung: là tập quán thương mại được nhiều
quốc gia công nhận và áp dụng ở nhiều nơi và nhiều khu vực trên thế giới ban
hành đưa ra các quy tắc để thực hành thống nhất về thư tín dụng.
- Tập quán thương mại địa phương được áp dụng ở từng nước, từng khu
vực hoặc từng cảng. người bán chỉ có nghĩa vụ đặt hàng hóa trên hoặc trong
phương tiện chuyên chở hoặc giao cho người chuyên chở nội địa để bốc hàng.

You might also like