You are on page 1of 2

Họ và tên: Nguyễn Minh Tường, Lớp 8A1

CÂU HỎI ÔN TẬP ĐỊA LÍ 8

Câu 1: Cho biết tên các quốc gia có sông Mê công chảy qua. Cửa sông thuộc
địa phận nước nào, đổ vào biển nào? Vì sao chế độ nước sông Mê Công thay đổi
theo mùa?

Câu 2: Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội
của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác giữa các
nước?

Câu 3: Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế
phát triển chưa vũng chắc?

Câu 4: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành
viên của ASEAN?

Câu 5: Làm bài tập 3 (SGK- trang 61)

Bài làm

Câu 1:

- Các quốc gia có sông Mê Công chảy qua là:

 Trung Quốc
 Mi-an-ma,
 Thái Lan,
 Lào,
 Cam- pu-chia
 Việt Nam

- Cửa sông thuộc địa phận Việt Nam và đổ ra biển Đông.

- Chế độ nước của sông Mê Công thay đổi theo mùa vì phần lớn chiều dài của
sông nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên có chế độ mưa theo mùa, mùa
mưa nước sông lớn, mùa khô nước sông cạn.

Câu 2:

* Thuận lợi:
- Dân số đông và trẻ đem lại nguồn lao động dồi dào cho các ngành kinh tế, là
thị trường tiêu thụ rộng lớn của các nước.
- Dân cư tập trung ở các vùng đồng bằng, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các
nguồn lợi tự nhiên và vị trí địa lí vùng đồng bằng.
- Người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng trong văn hóa, sinh hoạt,
phong tục tập quán : các quốc gia dễ dàng giao lưu văn hóa,  hợp tác, phát triển
để giao lưu kinh tế, phong tục tập quán.
* Khó khăn: sự bất đồng về ngôn ngữ, mỗi nước có những phong tục tập quán,
tín ngưỡng riêng. 
Câu 3:
Các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa
vững chắc, do:
- Ảnh hưởng của 2 cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 -1998 và  2008, đã làm suy
giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực.
- Chưa áp dụng được công nghệ hiện đại trong các ngành sản xuất, còn phụ
thuộc vào các nước phát triển.
- Chưa có chính sách thực sự đúng đắn cho sự phát triển công nghiệp- dịch vụ.
- Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát
triển kinh tế của nhiều nước đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe
dọa sự phát triển bền vững của khu vực  (ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài
nguyên,..).
Câu 4:

- Thuận lợi:

 Mở rộng quan hệ mậu dịch, buôn bán với các nước.


 Mở rộng quan hệ trong giáo dục, văn hóa, ytế và đào tạo nguồn nhân lực.
 Phát triển các hoạt động du lịch, khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế
của đất nước.
 Xây dựng phát triển các hành lang kinh tế; thu hút đầu tư; xóa đói giảm
nghèo,...

- Khó khăn:

 Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế — xã hội giữa các quốc gia.
 Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,...

Câu 5: Làm trong vở

You might also like