You are on page 1of 4

TẬP BÀI GIẢNG MÔN: TỔNG QUAN DU LỊCH – KHOA DU LỊCH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Bài 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ DU KHÁCH


Mục đích bài học:
+ Cung cấp cho sinh viên các khái niệm cơ bản về du lịch, du khách và một số khái
niệm liên quan đên hoạt động du lịch
+ Phân biệt được các loại khách du lịch
+ Nhận biết được vai trò, vị trí của các tổ chức quản lý du lịch trong nước và quốc tế.
1. DU LỊCH LÀ GÌ?
1.1.Thuật ngữ
Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một
vòng, sau này được Latinh hóa và lần đầu tiên được sử dụng vào khoảng năm 1800.
- Theo tiếng Anh là : TOURISM
- Trong tiếng Việt được dịch thông qua tiếng Hán là Du lịch được hiểu như sau: Du: đi
chơi, lịch: lịch lãm, sự từng trải
- Người Trung Quốc gọi là Du lãm: đi chơi để nâng cao nhận thức.
1.2.Các khái niệm
- Theo Ausher: du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân
- Theo viện sĩ Nguyễn Khắc Viện: du lịch là sự mở rộng không gian văn hóa của con
người.
- Từ điển Tiếng Việt: đi chơi cho biết xứ người.
- 27/9 được coi là ngày Du lịch thế giới.)
Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế
bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi
cư trú thường xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm
việc của họ.
- Theo Luật du lịch VN năm 2017: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi
của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên

1
TẬP BÀI GIẢNG MÔN: TỔNG QUAN DU LỊCH – KHOA DU LỊCH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài
nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
2. KHÁCH DU LỊCH
2.1. Khái niệm
Theo tổ chức du lịch thế giới: khách du lịch là những người có những đặc trưng sau:
- Là người đi khỏi nơi cư trú của mình (24h trở lên nhưng không quá thời gian 01
năm )
- Không theo đuổi mục đích kinh tế
- Khoảng cách tối thiều tùy theo quy định của từng quốc gia.
- Theo luật du lịch Việt Nam: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du
lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.
2.2 Phân loại
Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến đến Việt Nam
và khách du lịch ra nước ngoài.
2.2.1: Khách du lịch nội địa: Là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt
Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam
2.2.1. Khách du lịch quốc tế (International tourist)
Theo luật du lịch VN 2017: Bao gồm 02 loại:
+ Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch. (Inbound tour)
+ Khách du lịch ra nước ngoài: là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở
Việt Nam đi du lịch nước ngoài .(Outbound tour)
 Những đối tượng sau đây không được công nhận là khách du lịch:
- Những người đến một nước để thừa hành nhiệm vụ (công vụ: nhân viên ngoại giao,
cảnh sát quốc tế….)
- Những người đi sang nước khác để hành nghề (dù có hay không có hợp đồng) hoặc
tham gia các hoạt động kinh doanh ở nước đến.
2
TẬP BÀI GIẢNG MÔN: TỔNG QUAN DU LỊCH – KHOA DU LỊCH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

- Những người nhập cư


- Học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh
- Những người thường xuyên qua lại biên giới: nhân viên hải quan tại cửa khẩu, buôn
bán lẻ..
- Những hành khách thường xuyên qua một quốc gia (transit) và không dừng lại cho
dù cuộc hành trình đó có kéo dài trên 24h.
2.2.2 Khách du lịch nội địa (Domestic tourist)
Theo luật du lịch Việt Nam năm 2017: Khách du lịch nội đia:là công dân VN, người
nước ngoài cư trú tại VN đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ VN.
3.CÁC KHÁI NIỆM KHÁC
3.1 Tài nguyên du lịch
Là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao
động sáng tạo của con người, các giá trị nhân văn khác và các sự kiện đặc biệt có thể
được sử dụng nhằm đáp ứng các nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các
khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch và đô thị du lịch.
Phân loại:
3.1.1TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN
bao gồm thiên nhiên; các yếu tố địa chất,địa mạo; khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái;
và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
3.1.2 TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HOÁ
Các di tích lịch sử- văn hóa; di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giái trị văn hóa
truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa; công trình lao động
sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch./.
3.2 Điểm du lịch
Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.
3.3 Khu du lịch

3
TẬP BÀI GIẢNG MÔN: TỔNG QUAN DU LỊCH – KHOA DU LỊCH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về TNDL tự nhiên, được quy hoạch
đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả
về KT – XH và môi trường.
3.4 Tuyến du lịch: là lộ trình liên kết các điểm, khu du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ
du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng
không.
3.5 Lữ hành: Là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương
trình du lịch cho khách du lịch.
3.6 Hướng dẫn du lịch
-Theo luật DL Việt Nam: HDDL là hoạt động hướng dẫn cho khách du lịch theo
chương trình du lịch
3.7 Hướng dẫn viên du lịch
- Theo luật Du lich Việt Nam được hiểu là: Người thực hiện hoạt động hướng dẫn
được gọi là hướng dẫn viên và được thanh toán cho dịch vụ hướng dẫn du lịch.
3.8: Sản phẩm du lịch: Là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên
du lịch để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch.

Bài tập về nhà:

Liệt kê các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn ở địa phương
em.

Hình thức nộp:chụp file ảnh gửi trực tiếp qua zalo: 0982698199;

Hoặc qua email: dulichngoaingu.vci@gmail.com./.

You might also like