You are on page 1of 3

CHƯƠNG I: DAO ĐỘNG CƠ

Tiết 1 – 2:
BÀI 1: DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
I. DAO ĐỘNG CƠ
1. Thế nào là dao động cơ?

- Là chuyển động có giới hạn trong không gian lặp đi lặp lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng.
- VTCB: thường là vị trí của vật khi đứng yên.

2. Dao động tuần hoàn


- Là dao động mà sau những khoảng thời gian bằng nhau, gọi là chu kì, vật trở lại vị trí như cũ với
vận tốc như cũ.
II. PHƯƠNG TRÌNH CỦA DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA :
1. Ví dụ
- Giả sử một điểm M chuyển động tròn đều trên đường tròn theo chiều dương với tốc độ góc .
- P là hình chiếu của M lên Ox.

- Giả sử lúc t = 0, M ở vị trí M0 với góc P1 OM 0 =ϕ(rad )


- Sau t giây, vật chuyển động đến vị trí M, với góc P1 OM=(ωt +ϕ )(rad )

- Toạ độ x = OP của điểm P có phương trình:


x = OMcos(t + )
Đặt OM = A
x = Acos(t + )
Vậy: Dao động của điểm P là dao động điều hoà.
2. Định nghĩa
- Dao động điều hoà là dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin (hay sin) của thời gian.

3. Phương trình
- Phương trình dao động điều hoà:
x = Acos(t + )
+ x: li độ của dao động.
+ A: biên độ dao động, là A = xmax. (A > 0)
+ : tần số góc của dao động, đơn vị là rad/s.
+ (t + ): pha của dao động tại thời điểm t, đơn vị là rad.
+ : pha ban đầu của dao động, có thể dương, âm hoặc bằng 0.

Chuyển từ SIN sang COSIN :


π
(
x= A . sin ( ωt+ ϕ )= A cos ωt +ϕ−
2 )
1 vòng/s = 2 π (rad /s)
π
(rad/ s)
1 vòng/ phút = 30
4. Chú ý (Sgk)
+ Nếu điểm M chuyển động tròn đều trên quỹ đạo tròn với bán kính R, tốc độ góc ω thì P hình
chiếu của điểm M trên một đường kính của quỹ đạo tròn sẽ dao động điều hòa với biên độ A = R
và tần số góc ω
III. CHU KÌ. TẦN SỐ. TẦN SỐ GÓC CỦA DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
1. Chu kì và tần số
- Chu kì (kí hiệu và T) của dao động điều hoà là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động
toàn phần.
+ Đơn vị của T là giây (s).
- Tần số (kí hiệu là f) của dao động điều hoà là số dao động toàn phần thực hiện được trong một
giây.
+ Đơn vị của f là 1/s gọi là Héc (Hz).
Lưu ý : Nếu một chất điểm thực hiện được n dao động tòan phần trong khoảng thời gian Δt thì
n
f=
tần số dao động điều hòa là Δt
2. Tần số góc

ω= =2 πf
- Trong dao động điều hoà  gọi là tần số góc. Đơn vị là rad/s T

IV. VẬN TỐC VÀ GIA TỐC CỦA VẬT DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA : x= A cos ( ωt +ϕ )
1. Vận tốc
v = x’ = -Asin(t + )
- Ở vị trí biên (x = A):
 v = 0.
- Ở VTCB (x = 0):
 |vmax| = A
2. Gia tốc
a = v’ = -2Acos(t + )
= -2x
- Ở vị trí biên (x = A):
 |amax| = -2A
- Ở VTCB (x = 0):
a=0
Chú ý :
+ Hợp lực tác dụng lên vật khi dao động điều hòa luôn hướng về vị trí cân bằng
+ Khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên thì chuyển động chậm dần. Khi vật chuyển động từ vị trí cân
bằng vào biên thì chuyển động nhanh dần
+ Tại một thời điểm t mà a.v > 0 thì vật chuyển độnh nhanh dần. Nếu a.v < 0 thì vật chuyển động
chậm dần
v2
A 2 =x 2 + 2
+ ω
2 2
v a
+
( ) ( )
ωA
+ 2
ω A
=1

V. ĐỒ THỊ CỦA DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA


BTVN :
1/ Học thuộc lí thuyết
2/ Làm bài tập
+ 7, 8, 9, 10, 11 ( SGK – 9 )
+ 1.1 đến 1.7 ( SBT trang 3, 4)

You might also like