You are on page 1of 4

Bài phát biểu của Đồng chí Đặng Quốc Vinh, Uỷ viên Ban

Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh


Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác Nội vụ 6 tháng đầu năm 2019,
triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2019
(Ngày 16/7/2019)

Kính thưa các đồng chí!


Trong 6 tháng đầu năm 2019, được sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ương,
quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cũng như nỗ lực của nhân dân và cộng đồng
doanh nghiệp, tỉnh Hà Tĩnh đã khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức để ổn
định tình hình, chủ động triển khai nhiệm vụ chính trị, kinh tế tiếp tục đà tăng
trưởng, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Công tác xây
dựng Đảng và hệ thống chính trị được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; triển khai các các
công trình, dự án; chăm lo đời sống nhân dân; xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị
hành chính theo Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị; đẩy mạnh cải cách
hành chính, sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế. Trong các lĩnh vực chuyên môn
ngành Nội vụ đã triển khai thực hiện đạt kết quả tốt, nổi bật của Hà Tĩnh đó là:
I. Triển khai thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp
huyện, cấp xã theo Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 653 của
UBTVQH, Nghị quyết 32 của Chính phủ
Trước và sau khi có Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 653 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết 32 của Chính phủ UBND tỉnh Hà Tĩnh
đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh triển khai đồng bộ từ
ban hành các văn bản triển khai, tổ chức các cuộc họp và ban hành các chính
sách có liên quan; nhất là việc tổ chức các buổi làm việc báo cáo xin ý kiến chỉ
đạo của Bộ Nội vụ.
II. Về phương án sắp xếp các ĐVHC cấp xã
1. Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp: 63/262 xã
2. Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp có phương án sắp
xếp: 51/63 xã.
3. Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp nhưng chưa có
phương án sắp xếp: 12/63 xã.
4. Tổng số ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp: 80 xã,
Trong đó:
- Có 51/63 xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp,
- Có 29 xã không thuộc diện bắt buộc sắp xếp,
5. Số ĐVHC cấp xã giảm được: 46 xã,
6. Số ĐVHC mới hình thành: 34 xã mới,
Trong đó có:
- 19 xã mới bảo đảm theo quy định tại Nghị quyết số 653 (trong đó có 12
xã được hình thành từ việc sắp xếp 03 xã; 07 xã được hình thành từ việc sắp xếp

1
02 xã (bao gồm cả 02 xã có 01 tiêu chuẩn đạt trên 100% và tiêu chuẩn còn lại đã
tiệm cận theo quy định).
- 15 xã mới chưa bảo đảm theo quy định tại Nghị quyết số 653 (trong đó
có 12 xã có lịch sử trước đây là 01 xã).
Cơ sở để thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập các xã liên quan để hình
thành 34 xã dựa trên các nguyên tắc theo Nghị quyết số 653 của Ủy ban ban
Thường vụ Quốc hội:
- Thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định.
- Sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thì các đơn vị hành chính
được sắp xếp phải đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo
quy định tại Nghị quyết số 1211, trừ trường hợp nhập từ 03 đơn vị hành chính
cùng cấp trở lên hoă ̣c nhập 02 đơn vị hành chính cùng cấp nhưng do có yếu tố
đă ̣c thù mà không thể nhập thêm đơn vị hành chính khác liền kề.
- Khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã cân nhắc kỹ các yếu tố đặc
thù về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục,
tập quán, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cộng đồng dân cư, yêu cầu bảo đảm
quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.
- Gắn việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với đổi mới sắp xếp tổ chức
bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, tinh giản biên chế, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả, giải quyết chế độ chính sách hợp lý đối với cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động.
III. Về giải pháp đã thực hiện
1. Đã tổ chức tuyên truyền nghị quyết số 37, nghị quyết số 653, nghị
quyết số 32 đến tận cơ sở. Qua công tác nắm, tổng hợp tình hình nhân dân, dư
luận xã hội của Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh về chủ trương sắp xếp, sáp nhập
các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn cho thấy: Đa số nhân dân
thống nhất cao, đồng tình, ủng hộ chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Tuy vậy, đối với một số cán bộ thuộc diện phải sắp xếp, bố trí khi sáp
nhập xã vẫn còn có biểu hiện tâm tư; làm việc cầm chừng, ảnh hưởng đến phong
trào chung ở cơ sở
2. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của
huyện thì việc sắp xếp 80 xã để hình thành 34 xã mới là phù hợp với xu thế phát
triển, đảm bảo tạo ra không gian phát triển rộng hơn, liên kết với địa phương lân
cận, phù hợp với quy hoạch phát triển vùng của huyện, của tỉnh; khai thác hiệu
quả tiềm năng, lợi thế của xã mới.
3. Về tên gọi 34 xã mới hình thành sau sắp xếp:
Trong 34 xã mới hình thành đã có phương án dự kiến tên xã. Tên xã mới
được đặt trên cơ sở:
- Có 10 xã mới sử dụng tên gọi truyền thống trước đây.
- Có 14 xã mới lấy tên gọi trên cơ sở ghép tên các xã sáp nhập.
- Có 05 đơn vị cấp xã mới lấy tên gọi trên cơ sở sử dụng 1 trong 2 tên gọi
của xã hoặc thị trấn sáp nhập.
- Có 05 xã chưa thống nhất tên gọi.

2
4. Về cơ chế, chính sách.
Theo tinh thần Nghị định 34 của Chính phủ, Kết luận 92 của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện nghị quyết số 18, 19 Hội nghị Trung ương 6,
khóa 12; Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban cán sự đảng UBND tỉnh xây
dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh khóa 17 tại kỳ họp thứ 10 trong tháng 7 này
“Nghị quyết quy định về số lượng cán bộ, công chức cấp xã, số lượng chức
danh, mức khoán chi chi phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên
trách ở thôn, tổ dân phố; mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia
công việc ở thôn tổ dân phố”.
5. Về hạ tầng:
* Về trụ sở xã: Sau khi sắp xếp, sáp nhập các ĐVHC cấp xã, có 34 trụ sở
hành chính trước mắt được sử dụng để làm trụ sở xã mới, 46 trụ sở hành chính
dư thừa (34 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 08 xã đảm bảo yêu cầu hoạt động, 04
trụ sở xuống cấp).
* Về giao thông đi lại: Phần lớn các đơn vị xã mới việc kết nối giao thông
cơ bản thuận lợi, đảm bảo cho nhân dân được thuận lợi đi lại. Tuy nhiên, có một
số xã miền núi có diện tích lớn gây khó khăn trong việc kết nối hạ tầng đi lại của
nhân dân (như xã Lâm Hợp - huyện Kỳ Anh, xã Hương Thọ, Điền Thọ - huyện
Vũ Quang...); có một số xã khó khăn về việc kết nối liên thông giữa các thôn
(cầu cống, đường...) như Phương Điền + Phương Mỹ (huyện Hương Khê); Sơn
Quang + Sơn Diệm (huyện Hương Sơn).
* Trạm y tế: Tổng hiện có 80 trạm y tế, trong đó: Trạm y tế đạt chuẩn
NTM: 58; đảm bảo yêu cầu hoạt động: 19; số xuống cấp đang xây dựng: 03.
Dự kiến phương án sử dụng: 37 trạm y tế được sử dụng cho 34 xã mới,
bao gồm cả các trạm y tế được sử dụng làm điểm lẻ.
* 100% trường học các xã mới đáp ứng được yêu cầu dạy học, được sử
dụng làm điểm trường chính và điểm trưởng lẻ sau sáp nhập.
6. Về nợ đọng: Sau khi rà soát, trong 34 xã mới hình thành thì tổng công
nợ gần 230 tỷ đồng, trong đó:
- Có 03 xã nợ trên 20 tỷ đồng;
- Có 04 xã nợ từ 10 đến dưới 15 tỷ;
- Có 08 xã nợ từ 5 đến dưới 10 tỷ;
- Có 19 xã nợ dưới 5 tỷ.
7. Về tổ chức bộ máy, cán bộ:
- Đã tiến hành rà soát đội ngũ cán bộ 34 xã mới hình thành. Trong đó:
+ Số lượng: 2.321 người
+ Cơ cấu: Cán bộ 760; công chức 744; người hoạt động không chuyên
trách 817 người.
Phương án bố trí, sắp xếp cán bộ sẽ được đồng chí Trưởng Ban Tổ chức
Tỉnh ủy báo cáo chi tiết ở phần sau.
8. Nhiệm vụ thực hiện các bước sắp xếp xã tiếp theo trong thời gian tới
- Trên cơ sở ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ tại văn bản 2789 ngày
21/6/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục chỉ đạo Ban cán sự đảng Ủy ban

3
nhân dân tỉnh xây dựng Đề án chi tiết; tổ chức lấy ý kiến nhân dân; trình hội
đồng nhân dân các cấp trong tháng 8/2019 để trình Trung ương vào cuối tháng
8/2019.
- Việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã phải hoàn thành trong năm 2019.
IV. Một số khó khăn, vướng mắc khi sắp xếp xã:
Việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã sẽ tạo điều kiện mở rộng không
gian phát triển phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển của tỉnh. Tuy vậy cũng
đặt tra một số thách thức như sau:
- Có 05 xã hiện vẫn chưa thống nhất về tên gọi. (Kỳ Hưng + Sông Trí; An
Lộc + Bình Lộc; Đức Quang + Đức Vĩnh; Đức Long + Đức Lập; Phương Mỹ +
Phương Điền)
- Khi sắp xếp xã, điều chỉnh địa giới hành chính phải tiến hành điều chỉnh
quy hoạch, do đó cần có thời gian và nguồn lực.
- Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã dôi dư sau sáp nhập. Điều này ảnh
hưởng đến tâm lý cán bộ nói chung. Không ngoại trừ sẽ phát sinh những tiêu
cực về công tác cán bộ khi thực hiện chủ trương nhập xã; tạo ra sức ỳ, thiếu
quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo ở cơ sở; đùn đẩy, né tránh, ngại va chạm; làm
giảm động lực phát triển; làm chậm phong trào ở cơ sở.
- Về hạ tầng: Cần có phương án sử dụng hạ tầng cũ hợp lý để tránh lãng
phí. Một số công trình hạ tầng thiết yếu, cấp bách cần được đầu tư xây dựng mới
đòi hỏi phải bổ sung nguồn lực đầu tư.
- Tuy mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung việc xử lý nợ đọng các xã sau
sáp nhập đặt ra nhiều khó khăn, nhất là phải làm sao để tạo được đồng thuận
trong nhân để cùng nhau chia sẻ trong việc giải quyết các tồn đọng.
- Lợi dụng những khó khăn trong việc sắp xếp xã và những tồn đọng chưa
được giải quyết, các phần tử xấu sẽ tìm cách phá hoại, gây chia rẽ đoàn kết trong
nội bộ nhân dân; tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định ở cơ sở, nhất là những địa bàn
phức tạp, nhạy cảm.
V. Kiến nghị, đề xuất
Tỉnh Hà Tĩnh có số lượng đơn vị hành chính cấp xã sắp xếp nhiều. Trong
khi điều kiện còn nhiều khó khăn. Đề nghị Trung ương quan tâm hỗ trợ ngân
sách để thực hiện.
Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khoẻ các đồng chí!

You might also like