You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

KHOA KIẾN TRÚC VÀ QUY HOẠCH


BỘ MÔN LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ KIẾN TRÚC
***

TIỂU LUẬN THU HOẠCH


Chuyên đề
VĂN HÓA KIẾN TRÚC VÀ DI SẢN VĂN HÓA TRUYỀN
THỐNG VỚI PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Tiến Đạt


Lớp: 62KD5 MSSV: 2008762
GVHD: TS.KTS Nguyễn Tất Thắng

Hà Nội, Tháng 9 – 2021


Câu 1: Theo Anh (Chị), cần phát huy những giá trị nào của kiến trúc nhà ở truyền
thống vào lĩnh vực kiến trúc nhà ở tại đô thị? Cho ví dụ minh họa? (6 điểm)
Bài làm:
- Khái niệm kiến trúc nhà ở truyền thống:
Trong quá trình xây dựng không gian ở cho mình, bằng sự khéo léo của bàn tay và
khối óc, con người đã tạo lập không gian sống thích nghi với điều kiện tự nhiên,
mỗi công trình nhà ở đều phản ánh khả năng hiểu biết của con người về mối quan
hệ giữa hình dạng và chức năng. Các hình dạng sẵn có trong tự nhiên luôn là kiểu
mẫu lý tưởng để con người tham khảo cho một mục đích cụ thể.

- Các giá trị kiến trúc nhà ở truyền thống:


1. Giá trị tổ chức khuôn viên khu đất:
Tổ chức các thành phần chức năng cũng như tổ chức cảnh quan khuôn viên khu đất
nhà ở truyền thống có giá trị rất lớn về nghệ thuật kiến trúc. Việc lựa chọn hướng
nhà, vị trí cổng ngõ ra vào, vị trí hòn non bộ, bố trí cây xanh, mặt nước… ngoài
những yếu tố tâm linh còn mang giá trị nghệ thuật tạo hình và yếu tố khí hậu đặc
trưng của vùng nông thôn.
Một trong những giá trị cần nghiên cứu là nghệ thuật tổ chức vườn trong nhà ở
truyền thống. Có bốn loại vườn trong khuôn viên: Vườn trung tâm trồng hoa và
cây cảnh tạo cảnh quan bám xung quanh sân; Vườn thứ hai nằm hướng Đông phía
bên trái trồng rau xanh và trồng cau kết hợp với giàn trầu, vườn này vừa có giá trị
cảnh quan, giá trị kinh tế, vừa có giá trị giải quyết vi khí hậu (tán cây cau che nắng
phía trên nhưng đón gió mát hướng Nam lùa vào không gian ngôi nhà); Vườn thứ
ba phía Tây trồng cây ăn quả và cây lấy gỗ, vườn này chắn bớt bức xạ mặt trời
hướng Tây; Vườn thứ tư hướng Bắc trồng chuối nhằm che chắn gió lạnh mùa đông
bắc cho ngôi nhà. Dân gian thường có câu “trước cau sau chuối” là cách thức tổ
chức vườn giúp cho nhà ở truyền thống có khả năng mát về mùa hè và ấm về mùa
đông.

Nhà ở nông thôn truyền thống

2. Giá trị tổ chức không gian:


Giá trị về tổ chức không gian nhà ở truyền thống được thể hiện ở việc bố trí các
chức năng hợp lý, phù hợp với nhu cầu sinh hoạt và làm kinh tế gia đình. Các chức
năng gồm sân phơi, ao cá, vườn, nhà ở chính, nhà phụ, nhà kho, vệ sinh, chuồng
trại chăn nuôi. Việc tổ chức các chức năng liên hoàn, phóng khoáng, đan xen với
cây xanh, mặt nước, cảnh quan thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, tận dụng khả
năng thông gió và chiếu sáng tự nhiên đã tạo nên sự khác biệt về giá trị không gian
nhà ở truyền thống.
Việc xây dựng, phát triển nhà ở đô thị mới hiện nay do không quan tâm kế thừa
các yếu tố kiến trúc truyền thống, đặc biệt không chú trọng đến bố trí sân, vườn
cảnh quan nên đang làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường ở, tiêu hao nhiều
năng lượng, góp phần làm biến đổi khí hậu.
Do đó, khi xây dựng phát triển các loại hình nhà ở đô thị cần quan tâm kế thừa giá
trị nghệ thuật sân vườn trong nhà ở truyền thống. Việc kế thừa cần chọn lọc và tổ
chức cho phù hợp với không gian kiến trúc của mỗi loại hình nhà ở đô thị. Sân,
vườn ngoài chức năng tạo cảnh quan, cải thiện kinh tế gia đình còn giúp điều hòa
khí hậu nóng ẩm, thông gió và chiếu sáng tự nhiên. Sân, vườn được bố trí tại các vị
trí trong không gian nhà ở đô thị như sau:
a/ Đối với sân, có thể bố trí trước nhà; tạo sân trong giữa nhà trước và nhà sau.
-Ví dụ:

Ghi chú:
1. Tiếp khách 8. Nơi để đồ giá trị
2. Thờ cúng 9. Bếp nấu
3. Nơi ngủ đàn bà 10. Sân phơi
4. Nơi ngủ đàn ông 11. Bể nước
5. Nơi ngủ Bà 12. Vườn trồng rau
6. Nơi ngủ con gái 13. Chuồng trại
7. Nơi để thóc gạo 14. Cây rơm

b/ Đối với vườn, bố trí phía sau, bên cạnh và trên mái nhà. Sân trước kết hợp với
trồng cây cảnh, sân trong trồng cây cảnh, bể nước mưa, bể cảnh và hòn non bộ.
Vườn sau, vườn xung quanh trồng rau xanh, cây ăn quả, vườn mái trồng rau xanh
kết hợp dàn hoa thiên lý, mướp, bí, bầu.

Không gian nhà ở đô thị tại các điểm dân cư đông đúc hiện nay thường đóng kín,
thiếu ánh sáng, thông gió tự nhiên kém nên tốn điện năng cho quạt điện và điều
hòa. Mặt khác, do bố trí công năng theo chiều cao, thiếu không gian sân, vườn,
chuồng trại chăn nuôi gia súc nên không phù hợp với loại hình nhà ở thuần nông.

Không gian nhà ở đô thị mới nên kế thừa trên cơ sở biến đổi không gian nhà ở
truyền thống theo phương ngang trước đây trở thành phương dọc (theo chiều sâu)
đồng thời chuyển đổi sân phơi thành sân trong hoặc bố trí sân phơi trên mái. Ngoài
ra, không nên xây dựng nhà ở đô thị mới kiểu chia lô như hiện tại mà nên chuyển
sang xây dựng nhà ở kiểu nông trang (kiểu nhà ghép hộ). Không gian nhà ở đô thị
mới kiểu nông trang được kế thừa từ tính chất gia đình đa thế hệ của nông thôn
vùng ĐBBB. Đó là một tổ hợp các ngôi nhà cùng huyết thống, có thể tận dụng diện
tích đất xây dựng nhà ở để tăng diện tích sân phơi chung và vườn trồng cây. Nhà ở
kiểu nông trang chính là nhà ở được chuyển đổi, kế thừa các giá trị tổ chức không
gian từ nhà ở truyền thống tạo nên cần quan tâm nghiên cứu để có thể áp dụng thiết
kế, xây dựng nhà ở đô thị mới vùng ĐBBB.
Câu 2: Anh (Chị) hãy nêu tóm tắt các giải pháp về kế thừa, phát huy và khai thác
di sản văn hóa truyền thống trong đô thị? Cho ví dụ minh họa? (4 điểm)

You might also like