You are on page 1of 16

ĐỀ THI TỔNG HỢP VÀO 10 CHUYÊN SINH

ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
a) Ruột non ở người có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng của nó?
b) Trong quá trình tiêu hoá thức ăn ở người, tại sao thức ăn từ dạ dày được chuyển xuống ruột non
từng đợt vớiMuối
Xóm lượngA6K24CVP
nhỏ? Cho biết ý nghĩa
– THPT sinh học
Chuyên củaPhúc
Vĩnh hiện tượng này.
Câu 2:
a) Nêu thời gian mỗi pha của 1 chu kì tim. Vì sao số chu kì tim/ phút tăng quá cao sẽ gây hại cho tim?
b) Vì sao nhịp tim của trẻ em thường cao hơn người lớn?
Câu 3: Biến dị tổ hợp là gì? Nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp? Tính chất và vai trò của biến dị tổ
hợp? Hình thức sinh sản nào tạo ra biến dị tổ hợp?
Câu 4: Một gen dài 4080 A0. Trên mạch 1 có T = 35%; X = 25% số nucleotide của mạch. Phân tử
ARN được tổng hợp từ gen đó có hiệu số % giữa G và U là 20%; tổng số giữa X và U là 40%
a) Xác định số nucleotide mỗi loại trên 2 mạch đơn của gen.
b) Xác định tỉ lệ % mỗi loại ribonucleotide của ARN.
Câu 5: Hãy phân biệt nhiễm sắc thể kép với nhiễm sắc thể tương đồng; nhiễm sắc thể thường với
nhiễm sắc thể giới tính.
Câu 6: Lai dòng cây hoa đỏ thuần chủng với dòng cây hoa trắng thuần chủng thu được hàng nghìn hạt
F1. Khi gieo tất cả hạt này cho mọc thành cây thì thấy xuất hiện một vài cây hoa trắng, còn lại là cây
hoa đỏ. Biết rằng tính trạng màu sắc hoa do một gen qui định và cấu trúc nhiễm sắc thể không thay
đổi trong giảm phân.
1 a) Biện luận và đưa ra giả thuyết để giải thích kết quả thu được. Đề số 4Đề số 4
b) Làm thế nào để chứng minh giả thuyết đã nêu ra là đúng?
Câu 7: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai (P): ♀ AaBbDdGG x ♂ AaBbDdGG. Giả sử trong
quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân
li trong giảm phân I, các cặp khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Biết
mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu
nhiên giữa các loại giao tử đực và cái nói trên có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và
bao nhiêu loại hợp tử thể ba nhiễm?
Câu 8: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một
gen quy định (màu trắng là bình thường, màu đen là bị bệnh.

Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng
không mang alen gây bệnh củ cặp vợ chồng III.14-III. 15 là
Câu 9: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, thế hệ
xuất phát (P) có 1/3 số cây có kiểu gen AA, 2/3 số cây có kiểu gen Aa. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen,
tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ tiếp theo (F1) trong trường hợp các cây tự thụ phấn bắt buộc và giao phối
ngẫu nhiên.

Xóm Muối A6K24CVP – THPT Chuyên Vĩnh Phúc

2 Đề số 4Đề số 4
Xóm Muối A6K24CVP – THPT Chuyên Vĩnh Phúc

3 Đề số 4Đề số 4
Xóm Muối A6K24CVP – THPT Chuyên Vĩnh Phúc

4 Đề số 4Đề số 4
Xóm Muối A6K24CVP – THPT Chuyên Vĩnh Phúc

5 Đề số 4Đề số 4
ĐỀ SỐ 2
Câu 1:
Ở đậu Hà Lan, gen A qui định hạt vàng trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt xanh; gen B qui định
hạt trơn trội hoàn toàn so với gen b qui định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập. Cho giao
phấn cây hạt vàng, trơn với cây hạt xanh, trơn F1 thu được 120 hạt vàng, trơn: 40 hạt vàng nhăn: 120
hạt xanh trơn: 40 hạt xanh nhăn. Theo lí thuyết tỉ lệ hạt xanh trơn có kiểu gen đồng hợp trong tổng
Xóm trơn
số hạt xanh Muốiở A6K24CVP – THPT Chuyên Vĩnh Phúc
F1 là bao nhiêu.
Nội dung trả lời Điểm

6 Đề số 4Đề số 4
Xét tỉ lệ ở F1:
+ = =  Phép lai của cặp tính trạng này là Aa x aa
+ = =  Phép lai của cặp tính trạng này là Bb x Bb 0,25
 KG của P là AaBb (vàng trơn) x aaBb(xanh trơn)
 Tỉ lệ hạt xanh trơn = 3/8 ; Tỉ lệ hạt xanh trơn có kiểu gen đồng hợp = 1/8 0,25
 Tỉ lệ hạt xanh trơn có kiểu gen đồng hợp trong tổng số hạt xanh trơn ở
F1 = 1/8 : 3/8 = 1/3 0,25
Xóm Muối A6K24CVP – THPT Chuyên Vĩnh Phúc
0,25
Câu 2:
Cho cây lưỡng bội dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn. Biết rằng các gen phân li độc lập và không có
đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu
gen đồng hợp về một cặp gen và số cá thể có kiểu gen đồng hợp về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ bao
nhiêu.
Nội dung trả lời Điểm
- Gọi kiểu gen của cây lưỡng bội dị hợp cả 2 cặp gen là AaBb.
- Xét phép lai từng cặp tính trạng:
+ Aa x Aa  ¼ AA; ½ Aa; ¼ aa. ( ¼ đồng hợp trội, ½ dị hợp, ¼ đồng hợp lặn ) 0,25
+ Bb x Bb  ¼ BB; ½ Bb; ¼ bb. ( ¼ đồng hợp trội, ½ dị hợp, ¼ đồng hợp lặn )
- Khi cho cá thể trên tự thụ phấn, thì: 0,25
+ Tỉ lệ số cá thể đồng hợp về 1 cặp gen = ½ . ¼ . 4 = ½
+ Tỉ lệ số cá thể đồng hợp về 2 cặp gen = (½)2 = ¼ 0,25
0,25
Câu 3: Một tế bào lưỡng bội của loài B nguyên phân đã tạo ra 2 tế bào mới. Một tế bào lưỡng bội
7 Đề số 4Đề số 4
của loài C nguyên phân liên tiếp tạo 4 tế bào mới. Trong quá trình nguyên phân đó cả hai tế bào đã
lấy từ môi trường tạo ra 44 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Biết rằng số lượng NST trong bộ lưỡng
bội của loài C nhiều hơn loài B là 4 NST đơn.
a) Xác định bộ NST lưỡng bội của mỗi loài.
b) Nếu 2 tế bào lưỡng bội của 2 loài trên nguyên phân liên tiếp tạo ra tế bào mới ở thế hệ cuối cùng
với tổng số 112 NST ở trạng thái chưa nhân đôi thì mỗi tế bào nguyên phân liên tiếp bao nhiêu lần.
Nội dung trả lời Điểm
1
a. Cá thể B nguyên phân tạo ra 2 tế bào con = 2  B nguyên phân 1 lần.
- Cá thể C nguyên phân liên tiếp tạo ra 4 tế bào con = 22  C nguyên phân 2
lần. 0,25
- Gọi số NST của loài B là x -> số NST của loài C = x+4 0,25
2
- Theo đề ra ta có: x.( 2 – 1 ) + (x=4)( 2 – 1 ) = 44 -> x = 8
- Vậy bộ NST của loài B = 8; bộ NST của loài C = 12 0,25
b. Nếu hai tế bào của hai cá thể trên nguyên phân liên tiếp một số lần tạo ra số tế
bào mới ở thế hệ cuối chứa tổng số 112 NST đơn. Gọi a, b lần lượt là số lần 0,25
nguyên phân của hai cá thể B và C
 2a x 2nB + 2b x 2nC = 112  a = 3, b = 2.
- Vậy, cá thể B nguyên phân 3 lần, cá thể C nguyên phân 2 lần.
Câu 4:
a) Nêu ba sự kiện cơ bản về hoạt động của nhiễm sắc thể chỉ có trong giảm phân mà không có trong
nguyên phân?
b) Các tế bào con được tạo ra qua nguyên phân khác với các tế bào con được tạo ra qua giảm phân
như thế nào?
Nội dung trả lời Điểm
a. Ba sự kiện cơ bản về hoạt động của NST chỉ có trong giảm phân mà không có
trong nguyên phân: 0,25
+ Ở kì đầu của giảm phân I diễn ra sự tiếp hợp, bắt chéo và có thể xảy ra trao đổi
đoạn giữa các NST kép trong cặp tương đồng.
+ Ở kì giữa của giảm phân I, các NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo
của thoi phân bào. 0,25
+ Ở kì sau của giảm phân I có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST kép
Xóm
trong cặpMuối
tươngA6K24CVP
đồng. – THPT Chuyên Vĩnh Phúc
b. Điểm khác nhau giữa các tế bào con được tạo ra sau nguyên phân và các tế bào 0,25
con được tạo ra sau giảm phân - Tế bào con sau nguyên phân có bộ NST lưỡng bội
giống như tế bào mẹ. . Tế bào con sau giảm phân có bộ NST đơn bội giảm một nửa
so với tế bào mẹ.
0,25
Câu 5: Giả sử trong tế bào ở một loài sinh vật có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, cặp thứ nhất (cặp
nhiễm sắc thể giới tính) chứa 1 cặp gen đồng hợp AA, cặp thứ 2 chứa 2 cặp gen dị hợp (Bb và Dd),
cặp thứ 3 chứa 1 cặp gen dị hợp (Ee). Viết các kiểu gen có thể có trong tế bào của loài này.
Nội dung trả lời Điểm
- Vì cặp thứ nhất là cặp NST giới tính chứa 1 cặp gen đồng hợp AA nên đây là cá
thể cái do NST Y thường không mang gen.
- Kiểu gen của cá thể đã cho có 2 cách viết: XAXA Ee hoặc XAXAE 1,0

Câu 6: Những yếu tố và cơ chế nào đảm bảo duy trì tính ổn định và đặc trưng của ADN ở những
loài sinh vật? Tại sao cấu trúc 2 mạch của AND trong tế bào chỉ ổn định tương đối.
8 Nội dung trả lời Đề số 4Đề số Điểm
4
- Yếu tố và cơ chế đảm bảo duy trì tính đặc trưng của ADN.
+ Sự liên kết bền vững giữa các đơn phân trong mạch đơn và liên kết H 2 trong
2 mạch đơn theo nguyên tắc bổ xung. 0,25
+ Cơ chế tự nhân đôi của ADN đảm bảo 2 ADN con tạo ra giống nhau và
giống ADN mẹ góp phần đảm bảo duy trì tính ổn định đặc trưng của ADN. 0,25
- Cấu trúc 2 mạch ADN ổn định tương đối là vì:
+ ở kỳ đầu 1 của giảm phân có thể xảy ra trao đổi chéo giữa các cromatit khác
nguồn gốc làm các ADN trong đó bị biến đổi theo.
+ Khi ADN tự nhân đôi các nhân tố gây đột biến có thể tạo ra sự lắp ráp sai nguyên 0,25
tắc bổ xung hoặc làm đứt gãy ADN từ đó các ADN trong NST bị biến đổi.

0,25
Câu 7:
a) Tại sao giống cây ăn quả tam bội thường không có hạt? Đặc điểm hình thái của quả tam bội so
với quả lưỡng bội.
b) Một tế bào sinh dục của ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu: AaBbCcXY (mỗi chữ
cái ứng với một nhiễm sắc thể đơn). Nếu nguyên phân bị rối loạn ở cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.
Viết kí hiệu bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào con tạo ra trong những trường hợp có thể xảy ra.
Nội dung trả lời Điểm
a. Cây tam bội có bộ NST là 3n mỗi cặp NST đều có 3 chiếc( là số lẻ) các NST
không thể tồn tại thành cặp tuơng đồng được làm cho quá trình giảm phân không
diễn ra vì vậy không hình thành được giao tử, nên thường không có khả năng sinh 0,5
sản hữu tính vì vậy thường không có hạt.
- Quả cây tam bội to và ngọt hơn cây lưỡng bội, nhưng không có hạt, bất thụ
b. Cá thể ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể AaBbCcXY nguyên phân rối loạn ở cặp 0,5
NST giới tính XY sẽ có hai trường hợp sau:
+ Nếu XXYY về một tế bào ta có: AaBbCc và AaBbCcXXYY
+ Nếu XX về một tế bào và YY về một tế bào ta có: AaBbCcXX và AaBbCcYY

Xóm Muối A6K24CVP – THPT Chuyên Vĩnh Phúc


Câu 8: Gen D có 3600 liên kết hydro và số nucleotide loại A chiếm 30% tổng số nucleotide của gen.
Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành gen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân 1 lần. Xác
định số nucleotide mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi.
Nội dung trả lời Điểm
- Vì số Nu loại A chiếm 30% trên tổng số Nu của gen D mà %A + %G = 50%
 %G = 20%  = mà 2A + 3G = 3600
 AD = TD = 900 ( nucleotit ); GD = XD = 600 ( nucleotit ) 0,25
- Gen D đột biến mất đi cặp A – T thành gen d  Ad = Td = 899 ( nucleotit )
- Số lượng nucleotit mỗi loại của cặp gen Dd là:
+ A = T = 900 + 899 = 1799 ( nucleotit ) 0,25
+ G = X = 600 x 2 = 1200 ( nucleotit )
- Cặp gen Dd nguyên phân một lần, số lượng nucleotit mỗi loại môi trường nội
bào cung cấp cho quá trình nhân đôi là: 0,25
+ Cung cấp cho A = T = 1799 ( nucleotit )
+ Cung cấp cho G = X = 1200 ( nucleotit )
0,25

9 Đề số 4Đề số 4
Câu 9: Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường qui định. Gen A qui định da bình
thường. Một cặp vợ chồng không bị bệnh này nhưng có em chồng và mẹ của vợ bị bệnh. Những
người khác trong gia đình đều bình thường.
a) Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này bị bệnh là bao nhiêu.
b) Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này không mang alen gây bệnh là bao nhiêu.
Nội dung trả lời Điểm
- Người chồng bình thường có em bị bệnh  kiểu gen của người chồng là :
1/3AA, 2/3Aa 0,25
- Người vợ bình thường có mẹ bị bệnh nên kiểu gen của người vợ là: Aa. 0,25
- Phép lai của cặp vợ chồng này là:
- P: ( 2/3A, 1/3a) x ( 1/2A,1/2 a )
- Xác suất cặp vợ chồng trên sinh con mắc bệnh = 1/2 a. 1/3a =1/6
- Xác suất cặp vợ chồng trên sinh con không mang alen gây bệnh = 2/3A.1/2A 0,25
=1/3
0,25
Câu 10: Nêu các bước tạo AND tái tổ hợp. Trong tế bào nhận AND tái tổ hợp hoạt động như thế
nào.
Nội dung trả lời Điểm
+ Các bước cơ bản tạo ADN tái tổ hợp:
- Tách ADN ở tế bào cho và ADN thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut …………..... 0,25
- Cắt và nối ADN của tế bào cho vào thể truyền ở những điểm xác định nhờ enzim
cắt giới hạn và enzim nối để tạo nên ADN tái tổ hợp …………………………….. 0,25
+ Hoạt động của ADN tái tổ hợp trong tế bào nhận:
- Ở tế bào động vật: ADN tái tổ hợp được gắn vào nhiễm sắc thể tế bào nhận, nhân
đôi và truyền qua các thế hệ nhờ cơ chế phân bào và tổng hợp prôtêin do gen đó mã 0,25
hóa………………………………………………………………………………
- Ở tế bào vi khuẩn: ADN tái tổ hợp tồn tại độc lập với nhiễm sắc thể ở tế bào chất
nhưng vẫn có khả năng nhân đôi và tổng hợp prôtêin do gen qui định………......... 0,25

ĐỀ SỐ 3
Câu 1. (1,0 điểm),
Xóm Muối A6K24CVP – THPT Chuyên Vĩnh Phúc
Trình bày vắn tắt chức năng tiêu hóa của: miệng, dạy dày, ruột non trong quá trình tiêu hóa ở người.
Câu 2. (1,0 điểm)
Một kĩ thuật viên làm thí nghiệm như sau: lấy 5ml máu người cho vào ống nghiệm, thêm chất chống
đông rồi để lắng đọng tự nhiên trong 4 giờ hoặc cho vào máy li tâm trong 3 phút. Hãy cho biết hiện
tượng quan sát được trên ống nghiệm và giải thích hiện tượng đó.
Câu 3. (1,0 điểm)
a. Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua những dấu hiệu nào?
b. Một loài thực vật, A qui định thân cao trội hoàn so với a qui định thân thấp, biết các cây
tứ bội giảm phân cho các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường, xác định tỉ lệ kiểu gen
và tỉ lệ kiểu hình của phép lai (P): AAaa x Aa.
Câu 4. (1,0 điểm) Cho các loại prôtêin sau: kháng thể, hoocmôn insulin, enzim ARN-polimeraza,
kêratin. Hãy cho biết chức năng của các loại prôtêin đó?
Câu 5. (1,0 điểm)
Một bạn học sinh quan sát trên tiêu bản hiển vi thấy có hai nhóm tế bào của một loài động vật (2n =
40) đang thực hiện phân bào. Nhóm I có 320 NST kép đang phân li về hai cực của tế bào, nhóm II có
10 560 Cromatit đang tập trung hai hàng trên mặt phẳng, xích đạo của thoi vô sắc.Đề số
Hãy4Đề
chosố 4 các tế
biết
bào đó ở giai đoạn nào quá trình phân bào nào? Tính số tế bào tương ứng ở mỗi nhóm.
Câu 6. (1,0 điểm) Cho biết các gen phân li độc lập, trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Trong một
phép lai hai cây P thu được ở F1 có kiểu hình phân bố theo tỉ lệ: 9:9:3:3:3:3:1:1. Theo lý thuyết, số
loại kiểu gen và số loại kiểu hình có thể thu được ở ở F1 là bao nhiêu?
Câu 7. (1,0 điểm)
Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường liên kết
hoàn toàn với nhau, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B
quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho các cây thân thấp, hoa đỏ (P)
giao phấn với các cây thân thấp, hoa trắng, ở F; thu được 1/8 cây thân thấp, hoa trắng còn lại là các
cây thân thấp hoa đỏ. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, nếu cho các cây thân thấp, hoa
đỏ ở thế hệ P giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì thu được đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình như thế
nào?
Câu 8. (1,0 điểm)
Ở một thể đột biến cấu trúc NST của loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), cặp NST số 1 có một
chiếc bình thường, một chiếc bị đột biến mất đoạn; cặp NST số 3 bị biến đảo đoạn ở cả hai chiếc; cặp
NST số 4 có một chiếc bình thường, một chiếc bị đột biến chuyển đoạn; cặp NST còn lại bình
thường. Thể đột biến này thực hiện quá trình giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, giao tử chứa một
đột biến mất đoạn và một đột biến đảo đoạn chiêm tỉ lệ là bao nhiêu?
Câu 9. (1,0 điểm)
Nêu các nguyên nhân phát sinh các bệnh, tật di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh
các tật, bệnh đó?
Câu 10. (1,0 điểm)
Quy trình nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng gồm những bước như thế nào?
Cho biết ưu điểm của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm so với các phương pháp
nhân giống vô tính truyền thống khác?

ĐỀ SỐ 4
Câu 1:Xóm Muối A6K24CVP – THPT Chuyên Vĩnh Phúc
a) Tại sao các tế bào con được tạo ra sau nguyên phân lại giống nhau và giống mẹ?
b) Một loài thực vật có 2n = 24. Một hợp tử của loài này sau 3 lần nguyên phân liên tiếp đã lấy của
môi trường 175 NST đơn. Hợp tử trên có thể phát triển thành thể đột biển nào?
Câu 2:
a) Xét về mặt cấu trúc phân tử thì gen này khác gen kia ở điểm nào? Vì sao mARN được xem là bản
sao của gen cầu trúc?
b) Từ 4 loại Nu khác nhau (A, T, G, X), có tất cả bao nhiêu bộ ba chứa Nu loại G?
Câu 3: Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Tại sao những biến đổi trong cấu trúc
nhiễm sắc thể lại gây hại cho sinh vật?
Câu 4: Ưu thế lai là gì? Trong chọn giống cây trồng, người ta dùng phương pháp gì để tạo ưu thế lai?
Cơ sở khoa học của việc các bà con nông dân ngày nay mua các giống ngô lai hay lúa lai ở trung tâm
giống cây trồng để trồng vụ đầu tiên mà không dùng làm giông để trông các vụ tiếp theo?
Câu 5:
a) Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ gen  ARN như thế nào?
Nêu bản chất mối quan hệ theo sơ đồ trên?
11 Đề số 4Đề số 4
b) Điểm khác nhau giữa bộ NST của người bị bệnh Tớcnơ và người bình thường? Có thể nhận biết
bệnh nhân Tớcnơ qua đặc điềm hình thái nào?
Câu 6: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả
năng thụ tinh. Theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội đều có kiều gen AAaa cho đời con có kiêu
gen dị hợp chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 7: Ở người, bệnh Q do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội
tương ứng quy định không bị bệnh. Một người phụ nữ có em trai bị bệnh Q lấy một người
chồng có ông nội và bà ngoại đều bị bệnh Q. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và trong cả hai
gia đình trên không còn ai khác bị bệnh này. Xác suất sinh 2 đứa con không bị bệnh Q của cặp vợ
chồng này là bao nhiêu?
Câu 8: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen là
0,3AABb: 0,2AaBb: 0,5Aabb. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội
hoàn toàn. Theo lí thuyết thì cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1:
a) Có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
b) Số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
c) Số cá thể có kiểu hình trội về một trong hai tính trạng chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
d) Số cá thể có kiểu gen mang hai alen trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 9: Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Cho hai cây thuộc loài này giao phấn
với nhau tạo ra các hợp tử. Giả sử từ một hợp tử trong số đó nguyên phân liên tiếp 4 lần, ở kì sau của
lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có tổng cộng 304 nhiễm sắc
thể đơn. Cho biết quá trình nguyên phân không xảy ra đột biến. Hợp tử này thuộc dạng đột biên nào?
Trình bày cơ chế hình thành hợp tử đột biến đó?
Câu 10:
a) Thế nào là quần xã sinh vật? Sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch trong quần xã?
b) Nếu nói rằng: Theo thời gian con mồi sẽ dần bị sinh vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn là đúng hay sai.
Giải thích?

Xóm Muối A6K24CVP – THPT Chuyên Vĩnh Phúc

12 Đề số 4Đề số 4
Xóm Muối A6K24CVP – THPT Chuyên Vĩnh Phúc

13 Đề số 4Đề số 4
Xóm Muối A6K24CVP – THPT Chuyên Vĩnh Phúc

14 Đề số 4Đề số 4
ĐỀ SỐ 5
Câu 1. (1,5 điểm)
a. Cầu trúc nào của tế bào điều khiển mọi hoạt động sống của nó? Cấu trúc đó được tạo nên
bởi các thành phần nào? Nếu chức năng của mỗi thành phần đó.
Xómnhân
b. Nguyên Muối A6K24CVP
chủ yếu gây tử–vong
THPT khiChuyên
1 ngườiVĩnh Phúc
bị đuối nước là gì? Giải thích nguyên nhân
ngạt thở do hít phải không khí giàu CO.
Câu 2. (1,0 điểm) Một người bị tai nạn mất máu rất nhiều được đưa vào bệnh viện. Bác sĩ lập
tức lấy máu của một người có nhóm máu O truyền máu cho bệnh nhân. Người nhà của bệnh
nhân băn khoăn không biết máu được truyền có cùng nhóm máu với người bệnh hay không?
Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích để người nhà bệnh nhân yên tâm với sự điều trị của
bác sĩ.
Câu 3. (1,0 điểm)
a. Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào cấu trúc của tARN và rARN?
b. Về số lượng giữa nuclêôtit của mARN và axit amin trong prôtêin có tương quan như thế
nào? Giải thích.
AbD H h
Câu 4. (1,0 điểm). Một tế bào có thành phần gen được ký hiệu như sau: X X
aBd k K
a. Khi giảm phân tạo thành giao tử bình thường, không có trao đổi chéo nhiễm sắc thể tại kì
đâu của giảm phân I, tế bào trên có thể tạo ra các loại giao tử có thành phần gen như thế nào?
b. Nếu thoi phân bào không hình thành ở lần giảm phân I, các quá trình khác xảy ra bình
15 Đề số 4Đề số 4
thường, tế bào này có thể tạo ra loại giao tử có thành phần gen như thế nào?
Câu 5. (1,0 điểm). Một nhiễm sắc thể bình thường có thành phần gen được ký hiệu bằng các
chữ số: 31245967810
Các dạng đột biến tạo nên nhiễm sắc thể có trình tự gen như sau:
a. 45967810312
b. 31246957810
c. 3124545967810
d. 3124567810
Hãy cho biết đó là các dạng đột biến nào? Viết thành phần gen bị biến đổi ở mỗi dạng.
Câu 6. (1,0 điểm). Trong thí nghiệm trên đậu Hà Lan của Menđen, khi lại hai thứ đậu thuần
chủng khác nhau hai cặp tính trạng tương phản là đậu thân cao (A), hoa ở đầu cành (B) với
đậu thân thấp (a), hoa ở thân cành (b) được F1 đều có thân cao, hoa ở đầu cành. Sau đó, ông
cho 25 cây F1 tự thụ phấn được F2 có 560 hạt đem trồng thu được 4 kiểu hình:
316 cây thân cao, hoa đầu cành.
109 cây thân cao, hoa ở thân cành.
102 cây thân thấp, hoa đầu cành.
33 cây thân thấp, hoa ở thân cành.
Từ kết quả này, bằng cách nào Menđen đã rút ra được quy luật di truyền của hai cặp tính
trạng mà ông nghiên cứu?
Câu 7. (1,5 điểm). Ở người: gen A quy định lông mi dài, a lông mi ngắn; kiểu gen BB quy
định mắt đen, Bb mặt nâu, bb mắt xanh; hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng nằm trên hai
cặp nhiễm sắc thể thường.
a. Bố có lông mi dài, mắt nâu sinh con đầu lòng có lông mi ngắn, mắt xanh. Kiểu gen và kiểu
hình của người mẹ có thể như thế nào?
b. Nếu bố và mẹ đều lông mi dài, mắt nâu thì xác suất để sinh ra đứa trẻ thứ hai có lông mi
ngăn, mắt đen là bao nhiêu?
c. Một cặp nam nữ thanh niên có quan hệ họ hàng trong vòng ba đời muốn kết hôn với
nhau. Theo em Luật Hôn nhân gia đình có cho phép họ kết hôn hay không? Dựa vào
Xóm
kiến thức di Muối
truyềnA6K24CVP
học, hãy giải– THPT Chuyên
thích vấn đề này.Vĩnh Phúc
Câu 8. (1,0 điểm). Loài cá chép sống được ở nhiệt độ từ 2°C đến 44C; loài cá rô phi sống
được ở nhiệt độ từ 5,6°C đến 42°C.
a. Các nhiệt độ nêu trên cho biết điều gì?
b. Khi điều kiện sống thay đổi, loài nào có nguy cơ bị tuyệt chủng sớm hơn? Tại sao?
Câu 9. (1,0 điểm). Trong sinh thái học, các mối quan hệ sau được gọi là gì?
a. Chim cánh cụt cùng đứng cạnh nhau trên mặt đất nơi chúng sống.
b. Vi khuẩn lao và phối người.
c. Vi khuẩn lam và rễ bèo hoa dâu.
d. Cây nắp ấm và côn trùng.

16 Đề số 4Đề số 4

You might also like