You are on page 1of 10

Bài 9: Rơ le (Relay)

9.1. Rơ le

Rơ le (relay) là một công tắc chuyển đổi hoạt động bằng điện. Cấu tạo của
rơ le gồm 2 phần là: cuộn dây rơ le và tiếp điểm rơ le. Khi có dòng điện chạy
qua cuộn dây thì các tiếp điểm của rơ le sẽ thay đổi trạng thái đóng  mở và mở
 đóng.

Hình 1. Sơ đồ nguyên lý của rơ le

Dòng chạy qua cuộn dây để điều khiển rơ le ON hay OFF thường vào
khoảng 30mA với điện áp 12V hoặc có thể lên tới 100mA. Và hầu hết các vi
điều khiển đều không thể cung cấp dòng này, lúc này ta cần có một transistor
khuếch đại dòng nhỏ ở ngõ ra IC thành dòng lớn hơn phục vụ cho rơ le.

Rơ le hoạt động dựa trên dòng điện chảy qua cuộn cảm đề tạo lực hút điền
khiển đóng, mở các tiếp điểm. Và sự OFF đột ngột của cuộn cảm sẽ là nguyên
nhân làm hỏng transistor hoặc IC, vì vậy người ta phải mắc thêm vào 1 diode
phóng điện cho cuộn dây để đảm bảo độ tin cậy cho mạch.

Hình 2. Sơ đồ điều khiển rơ le bằng transistor có diode phóng điện


Hình 3. Hình ảnh rơ le thực tế

9.1. Một số mạch điều khiển ứng dụng rơ le

Mạch điều khiển động cơ có đảo chiều

Mạch điều khiển động cơ có đảo chiều và điều tốc bằng transistor
Bài 10: Một số thiết bị điện tử thông dụng

10.1. Cách ly quang

Opto hay còn gọi là cách ly quang được dùng để cách ly giữa các khối
chênh lệch nhau về điện hay công suất như khối có công suất nhỏ với khối điện
áp lớn. Việc cách ly này đảm bảo cho tín hiệu từ mạch động lực không bị lan
sang mạch điều khiển, tăng khả năng chống nhiễu và độ tin cậy của mạch khi
làm việc.

Cấu trúc của cách ly quang gồm 1 diode và 1 transistor quan được mô tả
như hình sau:

Nguyên tắc hoạt động của cách ly quang:

+ Khi có dòng chạy qua led thì led phát ra ánh sáng làm mở transistor
thông chân 3 với chân 4.

+ Khi không có dòng qua led thì transistor khóa, không dẫn điện giữa
chân 3 và 4.

Một số cách ly quang thông dụng như: OPTO P512,OPTO PC817


Đặc điểm kỹ thuật PC817

10.2. Động cơ một chiều

Động cơ một chiều là một thiết bị biến đối điện năng thành cơ năng. Khi
được cấp điện cho động cơ, động cơ sẽ quay theo một chiều nhất định. Khi ta
đảo chiều điện áp, động cơ sẽ quay theo chiều ngược lại.

Động cơ một chiều

Để điều khiển động cơ một chiều người ta thường sử dụng mạch cầu H
bằng rơ le hoặc transistor. Mạch cầu H sử dụng rơ le đã giới thiệu như thiệu ở
phần rơ le. Mạch điều khiển cầu H bằng transistor được mổ tả như hình sau:
Mạch cầu H điều khiển động cơ một chiều

10.3. Động cơ bước

Động cơ bước là loại động cơ cho phép điều khiển chính xác vị trí của nó
đến 0.5 độ. Cấu tạo chung của loại động cơ này gồm một rotor bằng nam châm
vĩnh cửu và stator có các cuộn dây bố trí ở những vị trí khác nhau.

Nguyên tắc chung để điều khiển động cơ bước được mô tả như sau:

Sơ đồ điều khiển động cơ bước


+ Chế độ điều khiển 1 bước: Cấp điện lần lượt vào các cuộn dây theo
thứ tự A  B  C  D  A. Khi các cuộn dây có điện nó sẽ trở thành một
nam chân điện và hút cực rotor về phía cuộn dây làm động cơ chuyển động.

+ Chế độ điều khiển 1/2 bước: Cấp điện lần lượt vào các cuộn dây theo
thứ tự A  A,B  B  B,C  C  CD  D  DA  A.

Thông thường, ta có thể dùng các transistor tách rời để điều khiển động cơ
hoặc sử dụng các transistor tích hợp sẵn trong IC ULN2803 để điều khiển các
động cơ bước.

ULN 2803

10.4. Bàn phím

Bàn phím được sử dụng khi cần ghép nối tới vi điều khiển, để tiết kiệm tài
nguyên người ta thường sử dụng ma trận phím có sơ đồ sau:
Sơ đồ ma trận phím

Ma trận phím cho vi điều khiển

10.5. ADC của atmega16

ATmega16 được trang bị 8 đầu chuyển đổi tượng tự sang số ADC


(Analog to Digital converter) cho phép đọc các giá trị của đầu vào tương tự. Độ
phân giải của mỗi bộ chuyển đổi này là 8 bit hoặc 10 bit, có thể lựa chọn bằng
phần mềm. Trong đó, điện áp chuẩn để so sánh (điện áp tham chiếu) được cấp
tại chân AREF của vi điều khiển. Trong trường hợp điện áp tham chiếu là 5V ta
có thể lấy điện áp tham chiếu bên trong vi điều khiển (khi đó bỏ trống chân
AREF).

Giá trị đọc được

Vi n
Giá trị đọc được = .(2n −1)
AREF

Với n là độ phân giải của ADC.

Sơ đồ chân ATmega16

Khai báo sử dụng ADC với codevision

1. Khởi động codevision và chọn codewizard AVR


2. Chọn loại chip ATmega

3. enable ADC của vi điều khiển

4. Đoạn code đọc giá trị ADC


while (1)
{
// Place your code here
x = read_adc(0); // doc gia tri ADC0 vao bien x
}
}
TỔNG KẾT CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ THỰC HIỆN

1. Tính toán sơ đồ mạch với 2 định luật kiachoff.


2. Các phần tử cơ bản trong mạch điện (điện trở, tụ điện, điện cảm).
3. Thiết kế nguồn với IC họ 78xx và 79xx.
4. Phương pháp nạp chip onboard.
5. Xây dựng tín hiệu vào cho vi điều khiển (đưa tín hiệu từ nút ấn, công tắc,
các tín hiệu logic tới vi điều khiển).
6. Khuếch đại thuật toán (cho phép so sánh các mức tín hiệu với khuếch đại
thuật toán), thiết kế mạch cảm biến mức, mạch cảm biến ánh sáng…
7. Tính toán với transistor và một số mạch sử dụng transistor.
8. Ghép nối đầu ra vi điều khiển tới các thiết bị hiển thị LED, LED 7 đoạn,
LCD.
9. Ghép nối tín hiệu ra vi điều khiển tới rơ le.
10. Tìm hiểu về động cơ một chiều, động cơ bước.
11. Sử dụng tín hiệu tương tự (analog) của vi điều khiển

You might also like