You are on page 1of 5

Quá trình hình thành và phát triển

Doanh Nghiệp Vinamilk có tên khá đầy đủ là Doanh Nghiệp cổ phần Sữa nước ta,
hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là Vinamilk.
Vinamilk hiện được xem là doanh nghiệp đứng đầu ở lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ
sữa tại Việt Nam. Các sản phẩm mang thương hiệu này được phân bố rộng rãi trên cả
nước. Vinamilk là doanh nghiệp lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007 theo thống kê của
Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc.
Nhiều người vẫn chưa thể hiểu về Vinamilk, nên vẫn tò mò Vinamik là của nước nào.
Như đã nói ở phía trên, vinamik Công ty cổ phần Sữa Việt Nam. Vinamilk là thương hiệu
của Việt Nam. Với hơn 40 năm hình thành và phát triển. Dù đã có trên thị trường rất lâu,
nhưng Vinamilk vẫn chiếm trọn niềm tin của khách hàng và chưa hề bị đánh bại.

Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của


Giai đoạn 1976 – 1986
Năm 1976, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) ra đời đầu tiên có tên là Công ty Sữa – Cà
Phê Miền Nam chính thức được thành lập. Công ty thuộc Tổng cục Công nghiệp Thực
phẩm miền Nam.

Đến năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công nghiệp
thực phẩm và có cái tên mới là Xí nghiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I.

Thời kì đổi mới năm 1986 – 2003


Vào tháng 3/1992, xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I được đổi tên thành
Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) – đây là trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Công ty
chuyên về chế biến những loại thực phẩm liên quan đến sữa.

Đến năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam được xây dựng một nhà máy tại Hà Nội – giúp
miền Bắc thuận lợi mua bán.

Năm 1996, Liên doanh với Công ty CP Đông lạnh Quy Nhơn và Xí nghiệp Liên Doanh
Sữa Bình Định ra đời. Giúp Miền trung có cơ hội tiếp xúc với sữa một cách tối đa.

Tháng 5 năm 2001, công ty có thêm chi nhánh Sữa tại Cần Thơ.

Thời kì cổ phần hóa từ năm 2003 – nay


Tháng 11 năm 2003, công ty chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Sữa Việt Nam.
Mã giao dịch của công ty trên sàn chứng khoán là: VNM và tiếp tục mở rộng thêm nhà
máy Sữa tại khu vực Bình Định và TP. Hồ Chí Minh.

Năm 2004, công ty thâu tóm thêm cổ phần của Cty CP Sữa Sài Gòn, tăng mức vốn lên
1,590 tỷ đồng.
Vào tháng 6 năm 2005, có thêm nhà máy sữa Sữa Nghệ An.

Ngày 19 tháng 1 năm 2006, tại thời điểm đó số vốn của Tổng Cty Đầu tư và Kinh doanh
Vốn Nhà nước đã nắm 50,01% vốn điều lệ của Công ty.

Đến 20/8/2006, Vinamilk được đổi logo công ty chính thức.

Trong năm 2009, doanh nghiệp có hơn 9 nhà máy, 135.000 đại lý phân phối, và không
ngừng mở ra nhiều trang trại bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang. Năm 2012, công ty tiếp
tục đổi logo của thương hiệu.

Giai đoạn 2010 – 2012, doanh tiến hành xây dựng nhà máy sữa nước cũng như có nhiều
sữa bột tại tỉnh Bình Dương với vốn là 220 triệu USD. Năm 2011, khi Đà Nẵng hoạt
động lại có vốn đầu tư lên đến 30 triệu USD.

Năm 2016, nhà máy Sữa đầu tiên tại nước ngoài có mặt, đó là nhà máy Sữa Angkormilk
ở Campuchia. Đến năm 2017, trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt – trang trại bò sữa hữu
cơ đầu tiên tại Việt Nam.
People, structures, processes, systems
Yếu tố nhân sự

Vinamilk luôn hiểu rằng con người là yếu tố quyết định đối với sự thành công và phát
triển của Công ty. Để quản lý tốt và hoạt động có hiệu quả, đội ngũ quản lý lãnh đạo cùng
toàn thể nhân viên của công ty đều phải mang tính chuyên nghiệp. Vì vậy khâu tuyển
dụng nhân sự rất cần được chú trọng.
Chính sách đãi ngộ với người lao động
Đây là chiến lược nhân sự mà hầu hết các công ty/doanh nghiệp đều áp dụng để tạo sự
gắn bó lâu dài với nhân viên:

– Đảm bảo thu nhập, quyền lợi cho người lao động.

– Khen thưởng kịp thời những cá nhân/tập thể có công lao đóng góp cho công ty. Có kỉ
luật đối với những cá nhân/tập thể làm ảnh hưởng xấu tới uy tín của công ty.

Chiến lược tuyển dụng, nhân sự của Vinamilk


Để có một đội ngũ nhân viên xuất sắc, chiến lược tuyển dụng nhân sự của Vinamilk cũng
vô cùng thu hút nhân tài:
 Nhân viên được đi đào tạo tại nước ngoài
 Trẻ hóa nguồn nhân lực để tạo ra động lực đổi mới
 Rèn luyện cả về chuyên môn lẫn kĩ năng nghiệp vụ
2. Mô hình tổ chức
1, các cấp trong bộ máy tổ chức

Cấp quản trị tối cao


Cấp quản trị trung gian
Cấp quản trị cơ sở
Công nhân viên
2. Sơ đồ tổ chức và cơ cấu bộ máy công ty

3. CƠ CẤU BỘ MÁY CỦA CÔNG TY


Hiện nay, cơ cấu bộ máy công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) gồm:
- Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ phần
Sữa Việt Nam. Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển,
quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung
vốn điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban
kiểm soát; và quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo
quy định của Điều lệ Công ty.
- Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty Vinamilk, do Đại hội
đồng cổ đông bầu ra gồm 01 (một) Chủ tịch Hội đồng quản trị và 04 (bốn) thành viên với
nhiệm kỳ là 5 (năm) năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm
kỳ không hạn chế. Tổng số thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điều hành phải
chiếm ít nhất một phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị nhân
danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty,
trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có trách nhiệm giám sát hoạt
động của Giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của
Hội đồng quản trị do Pháp luật, Điều lệ Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.
- Ban kiểm soát. Ban kiểm soát của Công ty Vinamilk bao gồm 04 (bốn) thành
viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 05 (năm) năm;
thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm
soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng
trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê
và lập BCTC nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát hoạt động
độc lập với HĐQT và Ban Giám đốc

You might also like