You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA NGỮ VĂN ANH

TIỂU LUẬN

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HỌC

Đề tài:

PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BÌNH


ĐẲNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM

Sinh viên: Dương Thị Thanh Thảo

MSSV: 2057011149

Lớp: 20CLC05

Thời gian thực hiện: 7/2021- Học kì II

1
I. MỞ ĐẦU

Việt Nam đang thực hiện tiến hành quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội nhưng phải
đối mặt với nhiều vấn đề quan trọng, trong đó vấn đề nan giải nhất chính là bình
đẳng dân tộc. Nếu các nhóm dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa là thiệt thòi
nhất, những biến động kinh tế xã hội trong những năm qua có ảnh hưởng đến sự
phát triển vùng dân tộc thiểu số. Vì thế Đảng và Nhà nước ta đã có những biện
pháp để đảm bảo nguyên tắc này được thực hiện trên thực tế. Vậy vấn đề bình
đẳng dân tộc được hiểu như thế nào và Việt Nam đã và đang giải quyết vấn đề
bình đẳng dân tộc như thế nào? Việt Nam đã chống phân biệt chủng tộc như thế
nào? Và Việt Nam đã và đang làm gì để chống chủ nghĩa bá quyền?

Xuất phát từ nhận thức trên, em xin thực hiện đề tài: “Phân tích và giải quyết về
vấn đề bình đẳng dân tộc ở Việt Nam”.

I. NỘI DUNG
A. Vấn đề dân tộc được hiểu như thế nào?
* Định nghĩa
Quyền bình đẳng là một quyền cơ bản của con người. Đó là quyền được xác lập
tư cách con người trước pháp luật; không bị pháp luật phân biệt đối xử, có quyền
và nghĩa vụ ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau. Các
dân tộc đều hoàn toàn bình đẳng với nhau. Đây là quyền thiêng liêng của các dân
tộc. Tất cả các dân tộc, dù đông hay ít người, có trình độ cao hay thấp đều có
quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, không có đặc quyền đặc lợi về kinh tế, chính trị,
văn hóa, ngôn ngữ cho bất cứ dân tộc nào.

* Bình đẳng dân tộc là gì?


Quyền bình đẳng là một quyền cơ bản của con người. Đó là quyền được xác lập
tư cách con người trước pháp luật; không bị pháp luật phân biệt đối xử, có quyền
và nghĩa vụ ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau. Các

2
dân tộc đều hoàn toàn bình đẳng với nhau. Đây là quyền thiêng liêng của các dân
tộc. Tất cả các dân tộc, dù đông hay ít người, có trình độ cao hay thấp đều có
quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, không có đặc quyền đặc lợi về kinh tế, chính trị,
văn hóa, ngôn ngữ cho bất cứ dân tộc nào.

B. Giải quyết vấn đề bình đẳng dân tộc.


1. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc như thế nào?
- Trong một quốc gia nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải
được luật pháp bảo vệ và được thực hiện trong thực tế, trong đó viejc khắc
phục sự chêch lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc
do lịch sử để lại có ý nghĩa căn bản.
- Trong quan hệ giữa các quốc gia- dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc gắn
liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt dân tộc, chủ nghĩa bá
quyền nước lớn; chống sự áp bức, bóc lột của các nước tư bản phát triển
đối với các nước lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế. Mọi quốc gia đều
bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

2. Thực trạng chung hiện nay


- Có thể khẳng định, chính sách dân tộc của Đảng ta luôn được quán triệt và
triển khai thực hiện nhất quán trong suốt hơn 90 năm qua theo nguyên tắc:
bình đẳng, đoàn kết, tương trợ trên tinh thần tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau,
hướng tới mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Theo quan
điểm của Đảng, thực hiện chính sách bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở
để bảo đảm công bằng xã hội giữa các dân tộc.
- Cho đến nay, hệ thống chính sách dân tộc được ban hành khá đầy đủ, bao
phủ toàn diện các lĩnh vực, nhằm hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số phát
triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; phát triển giáo dục - đào tạo, y tế, văn
hóa; phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững

3
mạnh. Các chương trình đã đem lại những hiệu quả tích cực về đời sống
vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta.
- Tuy nhiên, so với sự phát triển của đất nước nói chung, vùng đồng bào dân
tộc thiếu số vẫn là vùng chậm phát triển nhất. Điều đó cho thấy, việc hoạch
định và thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta vẫn còn những khó khăn,
bất cập. Các nguyên nhân khách quan và chủ quan là: Một số chính sách
thiếu tính cụ thể, khả thi, chưa phù hợp với thực tiễn. Bộ máy tổ chức thực
hiện còn thiếu đồng bộ, đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu. Thực tế cho thấy,
trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc không đồng đều nhau.
Ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có nhiều khó khăn trong việc
tiếp nhận và ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ nên đã bỏ lỡ
nhiều cơ hội để vươn lên, chưa sử dụng hiệu quả vốn đầu tư. Chính sách
dân tộc hiện nay vẫn chủ yếu là các chính sách hỗ trợ trực tiếp, chưa có
nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ có điều kiện, với mục đích cung cấp kỹ
năng, tự tạo sinh kế bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Bởi vậy,
trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều người vẫn còn mang tư tưởng
ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, không muốn vươn lên để thoát
nghèo.

3. Lý do luật pháp bảo vệ lợi ích quyền lợi của các dân tộc
- Theo “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người” , con người là nguồn
cội, người dân là chủ nhân của đất nước – nguyên lý ấy là nền tảng, là cái
bất biến của mọi quốc gia, dân tộc.
- Đặc biệt, ngày 2 tháng 9 năm 1945, trong Tuyên ngôn Độc lập do Người
soạn thảo được công bố trước quốc dân, đồng bào, ngay tại lời đầu tiên
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền
bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được;
trong những quyền ấy có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh

4
phúc” và rằng “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân
tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
- Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, quyền con người, quyền tự do dân chủ
phải được thể chế hóa bằng Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm, bảo vệ bằng
nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Theo quan điểm của Người
“sự bình đẳng trong xã hội ở nơi pháp luật”,“dân chủ đúng đắn cũng ở nơi
pháp luật”.
- Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận“bảo đảm quyền tự do dân chủ của nhân
dân” (Lời nói đầu) và“tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân
dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn
giáo” (Điều thứ 1).

C. Nội dung giải quyết vấn đề bình đẳng dân tộc


1/ Vấn đề bình đẳng dân tộc được hiểu như thế nào? Việt Nam đã và đang
làm gì để thực hiện quyền bình đẳng dân tộc?
- Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong đó người Kinh chiếm đa số
(chiếm 85,3% dân số cả nước); 53 dân tộc còn lại có 14,123 triệu người(2)
(chiếm 14,7% dân số cả nước)( Theo Trung tâm Quyền của người dân tộc
thiểu số và miền núi (HRC)). Đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú và sinh
sống thành cộng đồng, chủ yếu ở miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa.
Hình thái cư trú giữa các dân tộc là phân tán và xen kẽ với sắc thái văn hóa
rất phong phú, đa dạng.
- Việt Nam chú trọng chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người dân,
bình đẳng giữa các dân tộc, chú trọng hơn việc phát triển đời sống cho
người dân tộc thiểu số về mọi mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo
dục, y tế…

5
a) Kinh tế:
- Hiện nay, đời sống của một số bộ phận người dân đồng bào dân tộc thiểu
số, vùng đặc biệt khó khăn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo và cận
nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn cao. Một số chính sách an sinh
xã hội, giảm nghèo còn chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao và chưa khuyến
khích tốt người nghèo vươn lên để thoát nghèo. Kết quả giảm nghèo chưa
bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao; khoảng cách giàu - nghèo giữa các
vùng, nhóm dân cư còn lớn sẽ ngày càng tăng nếu không có những chính
sách điều tiết phù hợp.
- Hàng loạt các chính sách giảm nghèo được triển khai đồng bộ ở tất cả các
cấp với nguồn kinh phí huy động từ Chính phủ, cộng đồng và các tổ chức
xã hội quốc tế. Một ví dụ thực tế cho thấy, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã
và đang thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc đối với vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó chính sách đặc thù “Hỗ trợ phát triển
kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020”
được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 2085/QĐ-TTg ngày
31/10/2016. Theo đó, mục tiêu chính sách là tập trung giải quyết những
vấn đề khó khăn, bức xúc nhất về đời sống, sản xuất; từng bước cải thiện
và nâng cao điều kiện sống cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở
vùng đặc biệt khó khăn. Sau 3 năm triển khai thực hiện chính sách, từ
nguồn vốn sự nghiệp ngân sách trung ương phân bổ, ngân sách địa phương
bố trí trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ cho 7.599 lượt hộ, trong đó hỗ trợ đất ở
1.660 hộ từ nguồn ngân sách địa phương; hỗ trợ đất sản xuất cho 122 hộ,
hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 818 hộ và hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán 4.999
hộ từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách trung ương với tổng kinh phí hỗ trợ
các nội dung là 14.325,3 triệu đồng. Để các đối tượng được thụ hưởng có
thêm kinh phí, có điều kiện mở rộng phát triển sản xuất, chăn nuôi, mua
sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2017-2020 trên địa

6
bàn tỉnh đã tổ chức cho 2.247 lượt hộ vay vốn với kinh phí 87.110 triệu
đồng.
- Phạm vi quốc tế: Tính đến nay, Việt Nam đã xây dựng khuôn khổ thương
mại tự do với gần 60 nước (chiếm 59% dân số, 61% GDP và 68% thương
mại thế giới) thông qua 16 hiệp định thương mại tự do FTA, bao gồm cả
các FTA thế hệ mới như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương CPTPP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA)
… hiện đang tích cực tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn
diện khu vực (RCEP). Trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển
mạnh mẽ hiện nay, khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế tri thức. Đây vừa là cơ
hội để Việt Nam bứt phá, rút ngắn khoảng cách phát triển vừa là thách thức
và nếu không bắt kịp thì nguy cơ tụt hậu là hiện hữu.

b) Chính trị:
- Quyền tham gia bầu cử, ứng cử được hiến pháp quy định là quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân. Hiện nay, hệ thống chính trị cơ sở ở nhiều vùng
dân tộc và miền núi còn yếu, trình độ của đội ngũ cán bộ còn thấp, công tác
phát triển đảng chậm; cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở
nhiều nơi hoạt động chưa hiệu quả, chưa tập hợp được đông đảo đồng bào.
- Trong nhiều nhiệm kỳ bầu cử vừa qua, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ở vùng đồng
bào dân tộc thường chiếm tỷ lệ rất cao. Số lượng đại biểu Quốc hội người
DTTS đã tăng theo các khóa: Khóa I (1946) chiếm 10,2%, khóa XIII chiếm
15,6%, cao hơn tỷ lệ dân số DTTS, khóa XII đạt cao nhất là 17,7%, khóa
XIV có 86 đại biểu Quốc hội là người DTTS thuộc 32 dân tộc khác nhau
(chiếm tỷ lệ 17,3%). Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14 ngày
11/01/2021 tiếp tục quy định số lượng, cơ cấu, thành phần Đại biểu Quốc
hội khóa XV, trong đó đại biểu là người DTTS đảm bảo tỷ lệ ít nhất 18%
tổng số người trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, 14

7
nhiệm kỳ qua, chưa nhiệm kỳ nào số đại biểu người DTTS đạt tỷ lệ 18% so
với tổng số đại biểu Quốc hội, nhiệm kỳ khóa XII đạt cao nhất là 17,7%.
Hiện nay còn 4 dân tộc (Lực, Ơ đu, Brâu và Ngái) chưa có đại diện tham
gia các khóa Quốc hội và đây cũng là mục tiêu cần phấn đấu để các dân tộc
đều có đại biểu Quốc hội.
- Ở phạm vi quốc tế, tiếp tục nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ
với các nước lớn, nhất là các nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc, trong ASEAN. Chủ động tham gia xử lý các vấn đề quốc tế
và khu vực. Thể hiện vai trò của Việt Nam “là bạn, đối tác tin cậy, thành
viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.

c) Văn hóa:
- Trên thực tế, đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong
những năm qua được cải thiện rõ rệt, mức thụ hưởng văn hóa được nâng
cao. Văn hóa các tộc người cần được đối xử công bằng dựa trên cơ sở đa
dạng văn hóa vì mục tiêu phát triển bền vững. Để thực hiện được mục tiêu
đó, một số nhiệm vụ cần làm là: chấp nhận đa dạng văn hóa, giữ gìn ngôn
ngữ tộc người, giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người, ý thức tự giác tộc người,
văn hóa góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
- Ðảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về bảo tồn và phát
huy vai trò của các di sản văn hóa như chữ viết, tiếng nói, hoạt động nghệ
thuật, trang phục... Từ năm 2010 đến nay, Nhà nước cũng như các ngành
và địa phương đã đề ra các quyết sách và dự án nhằm ngăn chặn sự suy
thoái cũng như bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Thực hiện Nghị định số
82/2010/NÐ-CP của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ
viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm
giáo dục thường xuyên, đến nay, cả nước đã có 30 tỉnh triển khai với 700

8
trường (hơn 121.500 học sinh) học tiếng DTTS, như Thái, Mông, Ba Na,
Gia Rai, Chăm, Khmer, Ê Ðê…
- Một ví dụ điển hình là mô hình tổ hợp tác dệt thổ cẩm Tây Nguyên được tổ
chức tại một số nơi được xem là “chiếc nôi” của thổ cẩm ở phường Thắng
Lợi, Quang Trung (thành phố Kon Tum)…Gắn với yêu cầu hỗ trợ khôi
phục nghề truyền thống, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp mở lớp dạy nghề dệt
thổ cẩm cho chị em người dân tộc Rơ Măm- một trong hai dân tốc rất ít
người của tỉnh ở làng Le, xã biên giới Mô Rai, huyện Sa Thầy. Trong các
hoạt động, sự kiện của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trên địa bàn
tỉnh, hội viên và chị em đều được khuyến khích mặc trang phục dân tộc
thiểu số của mình.
- Ở phạm vi quốc tế, đẩy mạnh quảng bá lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ Việt
Nam với thế giới; bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản thiên nhiên,
công viên địa chất, công viên sinh thái, di sản văn hóa thế giới, cả vật thể
lẫn phi vật thể; khẳng định các giá trị xã hội và truyền thống tốt đẹp của
Việt Nam, bản sắc Việt Nam; tích cực tham gia sáng tạo các sản phẩm văn
hóa, nghệ thuật, khoa học... có tầm ảnh hưởng quốc tế. Trong bối cảnh
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các phương tiện truyền thông xã hội
ngày càng có vai trò lớn trong quảng bá văn hóa và cả trong “xâm lăng”
văn hóa, lan tỏa các giá trị xã hội và cả làm xói mòn các giá trị xã hội, phát
huy “sức mạnh mềm” và cả hạn chế “sức mạnh mềm” của các quốc gia,
phát triển ổn định xã hội và cả gây bất ổn xã hội...

d) Giáo dục:
- Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến quyền học tập
của người dân, trong đó có quyền học tập của người dân tộc thiểu số.
Trong những năm qua, quyền học tập của người dân tộc thiểu số ở nước ta
đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên việc bảo đảm quyền
học tập của người dân tộc thiểu số hiện nay vẫn đang đối diện với nhiều

9
khó khăn, thách thức, cần phải được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện trong
thời gian tới.
- Phát triển giáo dục vùng DTTS theo chương trình chung quốc gia; xây
dựng chính sách giáo dục ở tất cả các cấp học phù hợp với đặc thù dân tộc.
Quy định cộng điểm ưu tiên đối tượng và khu vực ưu tiên theo quy định
của Bộ giáo dục phù hợp để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên là người DTTS
khi tham gia các kì thi tuyển sinh đại học; giải quyết chỗ ở, học bổng và
cho vay vốn trong thời gian học tập phù hợp với ngành nghề đào tạo và địa
bàn cư trú của sinh viên DTTS. Học sinh, sinh viên người DTTS rất ít
người, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn
được miễn học phí ở tất cả các cấp học, ngành học. Đào tạo nguồn nhân
lực, đào tạo nghề cho đồng bào vùng DTTS phù hợp với đặc điểm từng
vùng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.
Các chính sách cho học sinh, sinh viên vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn, bao gồm chính sách học bổng; miễn giảm học phí; trợ
cấp xã hội, hỗ trợ học tập; chính sách ưu tiên tuyển sinh vào đại học, cao
đẳng; chính sách phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người;
- Minh họa thực tiễn:
+ Phạm vi trong nước: thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành
những chính sách “Phát triển giáo dục, đào tạo dành riêng cho Tây
Nguyên”. Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum trong việc thực hiện
Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg hỗ trợ tiền ăn cho học sinh trong
các trường dân tộc bán trú; Nghị quyết ngày 06/9/2016 của Hội đồng
nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên
DTTS thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Đăk Nông từ năm học
2016-2017 đến năm học 2020-2021. Kết quả cho thấy năm học 2016
- 2017, Tây Nguyên có 59 trường phổ thông DTNT, trong đó 06
trường cấp tỉnh và 53 trường cấp huyện. Tổng số học sinh phổ thông
DTNT Tây Nguyên năm học 2016 - 2017 là 14.454 học sinh. Chất

10
lượng giáo dục của hệ thống trường phổ thông DTBT ngày càng
được nâng lên. Số học sinh hoàn thành cấp tiểu học đạt 98,9%; cấp
trung học cơ sở 92%; số học sinh đạt thành tích từ cấp huyện trở lên
chiếm 3% ở cả 2 cấp học; số trường đạt chuẩn quốc gia ở cấp tiểu
học là 05 trường, cấp trung học cơ sở 01 trường.
+ Phạm vi quốc tế: Đối với các cơ sở giáo dục đại học chủ động và
tích cực mở rộng hợp tác nghiên cứu khoa học, tăng số lượng các
chương trình giảng dạy bằng tiếng nước ngoài, liên kết đào tạo, công
nhận tín chỉ, liên thông chương trình với các trường đại học nước
ngoài có uy tín, và xây dựng chính sách thu hút sinh viên, nhà khoa
học nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại Việt Nam. Liên kết
đào tạo với nước ngoài đã tăng cường hiệu quả đào tạo nguồn nhân
lực có chất lượng cao, nâng cao vị thế các cơ sở giáo dục đại học của
Việt Nam trên thế giới. Do chủ động, tích cực mở rộng hợp tác quốc
tế trong lĩnh vực GD&ĐT, chất lượng giáo dục các cấp học đều
được nâng lên; được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Trong các đợt
đánh giá PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế) của Tổ
chức OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế), Việt Nam đã
đạt nhiều kết quả vượt trội so với trung bình của các nước trong
khối. Đến nay, Việt Nam có 4 trường đại học nằm trong tốp 1.000
thế giới; 11 trường đại học nằm trong tốp các trường đại học hàng
đầu châu Á; nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo đứng trong tốp 500 thế
giới. Theo báo cáo năm 2020 của Ngân hàng thế giới (WB), về vốn
nhân lực, chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam đứng thứ 38/174 nền
kinh tế; tiêu chí về kết quả giáo dục của Việt Nam đứng thứ 15,
tương đương với các nước, như: Hà Lan, New Zealand, Thụy Điển...

e) Y tế:

11
- Nhà nước bảo đảm cho người dân tộc thiểu số được hưởng các quyền ưu
tiên về chăm sóc sức khỏe, y tế, an sinh xã hội...
- Thời gian qua, chính sách y tế “Chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc
thiểu số” được thực hiện theo nội dung: ưu tiên giải quyết các vấn đề sức
khỏe; tăng cường khả năng tiếp cận cũng như cung cấp dịch vụ y tế có chất
lượng; giảm gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe. Chính sách này còn hỗ
trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách, chế độ phụ cấp
đối với nhân viên y tế thôn, bản đã được triển khai thực hiện hiệu quả, góp
phần phát huy vai trò cầu nối giữa y tế xã với người dân.
- Ưu tiên bố trí ngân sách thực hiện chương trình mục tiêu, các chương trình,
dự án để đầu tư xây dựng, nâng cấp, phát triển hệ thống cơ sở khám, chữa
bệnh, trang thiết bị y tế: 87 trạm y tế từ Dự án Hỗ trợ Ngành Y tế của EU
giai đoạn 01, 288 trạm y tế từ Dự án Hỗ trợ Ngành Y tế của EU giai đoạn
02... Bố trí kinh phí mua thẻ BHYT miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu
số. Năm 2016, 91% đồng bào dân tộc có thẻ BHYT; năm 2017, 92,05% và
năm 2018, là 93,68% đồng bào dân tộc có thẻ BHYT. Đồng thời, tạo điều
kiện cho đồng bào được khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế trên địa bàn và
được Quỹ BHYT chi trả chi phí; nguồn nhân lực khám, chữa bệnh cho
đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được đảm bảo về số lượng và chất
lượng, các cơ sở y tế Quân – dân y tích cực khám, chữa bệnh cho nhân
dân, tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng Làng Văn hóa sức khỏe,
tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS, kế hoạch hóa gia đình...

2. Các hoạt động chống phân biệt chủng tộc ở Việt Nam như thế nào?
a) Định nghĩa:
- Phân biệt chủng tộc là niềm tin rằng các nhóm người sở hữu những đặc
điểm hành vi khác nhau tương ứng với ngoại hình và được phân chia dựa
trên sự vượt trội của chủng tộc này so với chủng tộc khác. Nó có thể là
định kiến, phân biệt đối xử hoặc đối kháng nhắm vào người khác vì họ

12
thuộc chủng tộc hoặc sắc tộc khác. Những quan điểm này có thể ở dạng
hành động xã hội, thực tiễn hoặc tín ngưỡng hoặc hệ thống chính trị

b) Các hoạt động chống phân biệt chủng tộc ở Việt Nam:
- Hoạt động tiêu biểu 1: Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện Công
ước quốc tế xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, đặc biệt là việc đảm
bảo quyền của người dân tộc thiểu số. Đây là khẳng định của nhiều đại
biểu tại Hội thảo tham vấn xây dựng báo cáo quốc gia Việt Nam thực hiện
công ước quốc tế xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc do Ủy ban Dân
tộc phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh tổ chức ngày 25-26/11,tại
TP. Hạ Long. Phát biểu tại Hội thảo, TS. Phan Văn Hùng, nguyên Thứ
trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, việc hoàn thiện Báo cáo
quốc gia Việt Nam thực hiện công ước quốc tế xóa bỏ mọi hình thức phân
biệt chủng tộc, có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ bảo vệ thành quả của
Việt Nam, mà còn là cuộc đấu tranh chống các thế lực phản động. Việt
Nam đã đạt được thành tựu giảm nghèo; đảm bảo an sinh xã hội… cho
đồng bào DTTS.
- Hoạt động tiêu biểu 2: Mùa hè năm ngoái, sự ra đi đầy đau xót của người
đàn ông da màu George Floyd khi bị viên cảnh sát da trắng bắt, ghì chân
lên cổ cho đến chết tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota (Mỹ) đã
khiến dư luận hết sức phẫn nộ. Đến đầu năm nay, vụ xả súng vào ba tiệm
mát-xa tại thành phố Atlanta, bang Georgia (Mỹ), làm 8 người thiệt mạng,
trong đó có 6 người là phụ nữ châu Á đã một lần nữa dấy lên hồi chuông
báo động về tình trạng phân biệt chủng tộc trên thế giới, đặc biệt là tại Mỹ
- quốc gia có số lượng người nhập cư lớn nhất thế giới. Ở Việt Nam, vào
ngày 31/3 vừa qua, Đại sứ Việt Nam Hà Kim Ngọc cùng với Đại sứ các
nước ASEAN tại Mỹ, đã gửi thư đến Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken
và Hội đồng An ninh quốc gia, trong đó lên án các hành động kỳ thị, phân
biệt chủng tộc nhằm vào người gốc Á tại Mỹ. Cùng với nỗ lực vận động sở

13
tại, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ liên tục duy trì các kênh thông tin, hỗ trợ
24/7, nhằm theo sát tình hình và kịp thời bảo hộ, hỗ trợ cộng đồng và công
dân Việt Nam.

3. Việt Nam đã đang làm gì để chống chủ nghĩa bá quyền?


a) Định nghĩa:
- Chủ nghĩa bá quyền ở Việt Nam được hiểu là dân tộc lớn có ưu thế, kiểm
soát mọi mặt về kinh tế, chính trị, quân sự,... của dân tộc nhỏ.

b) Các hoạt động Việt Nam thực hiện chống chủ nghĩa bá quyền:
- Địa vị của Trung Quốc hiện nay ở châu Á cho thấy đất nước hơn một tỷ
dân này đã và đang ở tâm thế trở thành bá quyền khu vực, và sẽ là một
thực tế dễ hiểu, dễ lý giải nếu họ muốn chi phối, kiểm soát các quốc gia
láng giềng, trong đó có Việt Nam. Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có
đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối
với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với quy định của luật
pháp quốc tế. Là quốc gia ven biển, Việt Nam được hưởng đầy đủ các
vùng biển tại Biển Đông được xác lập trên cơ sở UNCLOS; mọi yêu sách
biển trái với quy định UNCLOS, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền,
quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam là không có giá trị.
Chính những công bố về trữ lượng dầu khí ở biển Đông và kêu gọi đầu tư
của Việt Nam Cộng hòa lúc đó là một trong những yếu tố làm thôi thúc
hơn nữa việc Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam ngay sau
đó. Nghiên cứu một số thông tin qua hồ sơ lưu trữ tại Bảo tàng Đà Nẵng,
ThS Bùi Văn Tiếng nhận xét rằng chính quyền Việt Nam Cộng hòa thiên
về quan điểm cần đề cao cảnh giác với âm mưu và thủ đoạn của Trung
Quốc độc chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
- Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết
lập bộ máy thống trị ở Việt Nam. Sau khi xâm lược và thôn tính toàn bộ

14
nước ta, thực dân Pháp áp đặt chế độ cai trị chuyên chế, hà khắc và tàn bạo
và tiến hành khai thác “ vắt kiệt” nền kinh tế nước ta để phục vụ cho bọn
chúng. Do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết
nên các phong trào chống thực dân lúc bấy giờ đó đã lần lượt thất bại. Sự
kiện ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái
Quốc, Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước đúng đắn cho dân
tộc Việt Nam và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã giúp cho Việt
Nam thoát khỏi chủ nghĩa thực dân và đế quốc, đồng thời mở ra một kỉ
nguyên mới- sự ra đời của một nhà nước mới: Nhà nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh
chính trị đầu tiên đã mở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam - thời kì
đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội.

III. KẾT LUẬN

Vấn đề dân tộc luôn là một vấn đề nhạy cảm, nó luôn liên quan mật thiết
đến tình hình chính trị. Đối với đất nước ta, một nước có nhiều dân tộc
trong cộng đồng người thì vấn đề này lại được quan tâm hơn hết. Giải quyết
tốt được vấn đề dân tộc, đặc biệt là tạo được sự bình đẳng giữa các dân tộc
trong quản lý hành chính nhà nước thì sẽ tăng được tinh thần đoàn kết, cố
kết các dân tộc với nhau, tạo thành một khối thống nhất đưa đất nước phát
triển. Nhận thức được tầm quan trọng và đúng đắn của nguyên tắc này
Đảng, Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách, tuy vậy thực tế hiện nay còn
đòi hỏi những nhà lãnh đạo còn phải có những biện pháp, có những cố gắng
hơn nữa để thực hiện tốt vấn đề này.

15
Các nguồn tham khảo:
1/ Tạp chí Nghiên cứu lập pháp( 2018), Thực hiện chính sách giáo dục đối với
học sinh dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên - những kiến nghị hoàn thiện,
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207149 , truy cập ngày
31/7/2021

2/ Cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam( 2019), Đảm bảo đồng bào
dân tộc thiểu số được hưởng đầy đủ quyền lợi theo quy định Luật BHYT,
https://baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/linh-vuc-bao-hiem-y-te.aspx?
CateID=0&ItemID=12222&OtItem=date , trích ngày 31/7/2021

3/ Tạp chí Tổ chức nhà nước( 2021), Bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam -
Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước,
https://tcnn.vn/news/detail/37300/Binh_dang_giua_cac_dan_toc_o_Viet_Nam_C
hinh_sach_nhat_quan_cua_Dang_va_Nha_nuocall.html , truy cập 31/7/2021

4/ Tạp chí Cộng sản(2021), Chính sách dân tộc của Việt Nam qua 35 năm đổi
mới,https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/82170
1/chinh-sach-dan-toc-cua-viet-nam-qua-35-nam-doi-moi.aspx, truy cập
31/7/2021

5/ Nhịp Cầu Thế Giới – Híd A Világba, Tạp Chí Tin Tức & Văn Hóa – Vietnami
Kulturális Folyóirat( 2009) http://nhipcauthegioi.hu/Viet-Nam-The-gioi/CHU-
NGHIA-BA-QUYEN-VA-CACH-UNG-XU-CUA-VIET-NAM-1894.html , truy
cập 31/7/2021

16

You might also like