You are on page 1of 4

inferences questions:

Các đáp án được đưa ra của Inference Questions không được lấy trực tiếp
từ nội dung trong bài đọc mà sẽ rút ra từ kết luận của thí sinh sau khi đọc
xong bài đọc. Do đó, nếu thí sinh thuần thục kĩ năng nắm bắt nội dung
chính từ dạng câu hỏi Main Idea, thí sinh sẽ dễ dàng trả lời được câu hỏi
Inference. 
Có 3 loại câu hỏi Inference Question:

Loại câu hỏi: Mục đích của tác giả (Author’s Purpose) 

Loại câu hỏi Author’s Purpose yêu cầu thí sinh xác định mục đích của tác
giả khi sử dụng những chi tiết, biện pháp tu từ, cách dùng từ trong bài
đọc bằng cách rút ra kết luận sau khi phân tích bài đọc. Câu hỏi có thể có
hoặc không cung cấp cho thí sinh vị trí chính xác của các chi tiết này, nên
thí sinh cần phải tự tìm ra chúng. Hình thức câu hỏi sẽ tương tự như trong
các ví dụ dưới đây:

 “What is the writer’s purpose?” (Mục đích của tác giả là gì?) 
 “Why does the author mention Stephen Pacala and Robert
Socolow?” (Tại sao tác giả lại nhắc đến Stephen Pacala và Robert
Socolow?) 
 “Why does the writer mention “drawbacks” in the last
paragraph?” (Tại sao tác giả lại đề cập đến “hệ quả” trong đoạn văn
cuối?) 
 “The author organizes the discussion of forts by …” (Tác giả sắp
xếp cuộc thảo luận về pháo đài bằng cách …) 

Loại câu hỏi: Kết luận từ bài đọc (Passage’s Inference)


Dạng câu hỏi Passage’s Inference yêu cầu thí sinh đưa ra những suy đoán
từ ý nghĩa, mục đích của một phần trong bài đọc hoặc toàn bộ bài đọc.
Dưới đây là ví dụ về một số hình thức xuất hiện của chúng: 

 “What can be inferred from the last paragraph?” (Điều gì có thể


được suy ra từ đoạn cuối cùng?) 
 “It can be inferred from the passage that …” (Có thể suy ra từ đoạn
văn rằng … ) 
 “What is the relationship between the two paragraphs in the
passage?” (Mối quan hệ giữa hai đoạn văn trong bài đọc là gì?) 

Loại câu hỏi: Kết luận từ chi tiết (Detailed Inference)

Dạng câu hỏi Detailed Inference là những câu hỏi yêu cầu thí sinh giải
thích ý nghĩa, mục đích hoặc rút ra kết luận từ một chi tiết trong bài đọc.
Các chi tiết này có thể là cảm nhận của một nhân vật, mối quan hệ của hai
sự vật được bàn luận trong bài đọc,v.v. Hình thức của câu hỏi sẽ có dạng
như các ví dụ sau: 

 “What impression does Mary give of her job throughout the


passage?” (Mary tạo ra ấn tượng gì về công việc của mình trong
suốt bài đọc?) 
 “The relationship of a mortise and a tenon is most similar to that
of …” (Mối quan hệ của lỗ mộng và mộng tương tương tự như mối
quan hệ của … ) 
 “Which of the following is the most likely inference about the
decision to promote gardening at forts?” (Điều nào sau đây là suy
luận có khả năng nhất về quyết định thúc đẩy việc tự làm vườn tại
pháo đài?) 
 “It can be inferred from the passage that potash was more common
than soda in colonial North America because …” (Có thể suy ra từ
đoạn văn răng bồ tạt phổ biến hơn soda ở thuộc địa Bắc Mỹ vì … ) 
 “In the fourth paragraph, Roberta Calvino suggests that …”
(Trong đoạn thứ tư, Roberta Calvino gợi ý rằng …) 
Cách để trả lời cho các dạng câu hỏi :
 ước 1: Xác định loại và phân tích câu hỏi
Đầu tiên, thí sinh phải xác định loại của câu hỏi Inference dựa vào các từ
khóa và cách đặt câu hỏi để nắm được yêu cầu của đề bài.

 Bước 2: Khoanh vùng và phân tích nội dung trong bài đọc 
Inference Questions không phải lúc nào cũng cung cấp cho người đọc vị
trí của chi tiết cần tìm. Để không mất thời gian, thí sinh cần khoanh vùng
các chi tiết này thay vì đọc cả bài đọc để tìm ra đáp án. 

 Bước 3: Hình thành câu trả lời dựa vào kết luận ở bước 2 
Vì đáp án của Inference Questions không được lấy trực tiếp hoặc diễn đạt
lại các nội dung trong bài đọc như những dạng câu hỏi khác nên thí sinh
cần tự hình thành câu trả lời, định hướng cho câu trả lời để thực hiện
bước 4 dễ dàng hơn. 

 Bước 4: Sử dụng kỹ thuật loại suy 


Thí sinh tiến hành bước loại suy dựa vào câu trả lời ở bước 3, các đáp án
bị loại sẽ có đặt điểm sau: 

 Đáp án đưa ra câu trả lời trái ngược, không theo đúng trình tự so
với câu trả lời ở bước 3. 
 Đáp án có nội dung không trùng khớp, không được nhắc đến trong
nội dung phân tích. 
 Đáp án gây nhiễu, có thật trong đời sống nhưng không được đề cập
trong bài đọc. 
 Nửa đầu của đáp án khớp với bước 3, nhưng nửa xong không trùng
khớp và ngược lại. 

Mẹo:
  học sinh nên đọc 1-2 dòng đầu tiên của đoạn văn, thông thường
ý chính của mỗi đoạn văn nằm ở câu chủ đề (topic sentence),
đứng đầu đoạn văn. Với những bài đọc dài và nhiều đoạn nhỏ,
chúng ta sẽ cần đọc câu chủ đề của mỗi đoạn nhỏ này để tổng
hợp thành ý chính.

Thường hỏi về thông tin không nêu trực tiếp trong đoạn văn, ví dụ

- Which of the following can be inferred from the passage?

- Which of the following would be the most reasonable guess about…?

- What is the author’s tone in this passage? (informative, neutral,


enthusiastic, regretful, disapproving, etc.)

Một số đáp án được đưa ra: Positive (tích cực); Negative (tiêu cực);
Neutral (trung lập); Supportive (ủng hộ); Skeptical (nghi ngờ)…

Loại câu hỏi này đòi hỏi phải suy luận, nên các bạn nên luôn làm sau
cùng. Để làm câu này, học sinh cần áp dụng kiến thức về ý chính (main
idea), đọc các đáp án, tìm từ khóa ở các đáp án rồi rà soát đọc lại thông
tin liên quan đến từ khóa đó trong bài.

You might also like