You are on page 1of 2

Đại dịch Covid-19 diễn ra từ cuối năm 2019 đến nay, gây ảnh hưởng toàn diện,

sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới, hiện vẫn đang diễn biến phức
tạp. Kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng, kinh tế Việt Nam cũng chịu
tác động không nhỏ từ đại dịch Covid-19. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của
dịch bệnh nhưng đây cũng là dịp để các startup tự làm mới mình, tìm ra những
hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ
hơn, bởi rủi ro luôn song hành cùng cơ hội.

Vậy câu hỏi đặt ra nên thành lập doanh nghiệp ngay trong lúc đang dịch
bệnh không? Tại sao không?
Theo quan điểm của Công ty chúng tôi thì đây là cơ hội để các Startup thực
hiện giấc mơ khởi nghiệp khi đã có kế hoạch kinh doanh, mô hình kinh doanh
(tham khảo mô hình Canvas – Osterwalder, A. et al 2009) cụ thể:
– Đây là thời gian “vàng” để ổn định pháp lý doanh nghiệp từ thành lập, đăng ký
các thủ tục ban đầu trước khi hoạt động… Hiện nay việc đăng ký thành lập
không còn khó khăn vì tất cả đã được chuyển hoá thành quy trình đăng ký
thành lập doanh nghiệp đã được Bộ kế hoạch đầu tư, Sở kế hoạch đầu tư
chuẩn hóa thành cụ thể dễ hiểu và được thực hiện thủ tục trên cổng thông tin
điện tử.
– Trong lúc thị trường đang chậm hay có thể nói là “ngủ đông” bởi ảnh hưởng
của dịch Covid đó cũng là cơ hội cho các Startup hoàn thiện các công việc nôi
lực và ngoại lực doanh nghiệp của mình.
– Cơ hội thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp mới thành lập cao hơn lúc
trước dịch bệnh xảy ra. Vì trong bối cảnh đại dịch xảy ra các hoạt động giao
thương sẽ hạn chế thì dù là DN tiên phong thị trường hay là DN đi sau thi
trường thì khoảng cách này không quá chệnh lệch và gần như ngang nhau.
Nếu ngay trong lúc dịch bệnh xảy ra những DN đi sau thị trường thực thi các
chiến lược kinh doanh của riêng mình một cách hiệu quả thì sau khi Dịch bệnh
được kiểm soát khoảng cách giữa DN đi đầu thị trường và DN đi sau thi trường
sẽ thu hẹp rất nhiều lần, tạo ra cơ hội cạnh tranh ngang bằng.
– Trước bối cảnh khó khăn bởi dịch Covid-19, cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam
đã nhanh chóng chuyển hướng đi mới, thực hiện nhiều giải pháp để duy trì
hoạt động sản xuất kinh doanh như: đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử;
chuyển đổi sản phẩm, dịch vụ chủ lực; tích cực tìm kiếm thị trường mới cho
nguyên liệu đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
– Ảnh hưởng của dịch Covid-19 còn tạo ra thay đổi về nhu cầu đối với sản
phẩm, dịch vụ; đem lại cơ hội gia nhập các thị trường ngoài thị trường truyền
thống cho doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng.
– Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng đây cũng là dịp để các
doanh nghiệp tự làm mới mình, tìm ra những hướng đi mới phù hợp với nhu
cầu thị trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn, bởi rủi ro luôn song hành
cùng cơ hội. Các doanh nghiệp nhạy bén sẽ chuyển trạng thái từ “đóng băng”
sang nắm bắt ngay những thời cơ mới để phát triển. Đây là cơ sở thúc đẩy việc
nâng cao năng lực của nền kinh tế, làm tiền đề cho một sự phát triển bền vững
hơn.
– Nhiều sáng kiến đã được triển khai để khắc phục những tác động tiêu cực
của dịch bệnh như áp dụng giờ làm linh hoạt; cắt giảm chi phí sản xuất; rà soát,
tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu thay thế; tích cực tìm kiếm thị trường
tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là khai thác thị trường nội địa, nhanh nhạy nắm bắt
cơ hội kinh doanh mới; ứng dụng công nghệ số trong sản xuất kinh doanh…
Đây là những cơ sở để tin rằng kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh
nghiệp nói riêng sẽ có những bước phục hồi mạnh mẽ trong thời gian tới.

Là “Người trợ lý tận tâm”, chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp có những định
hướng phát triển lâu dài ngay từ bước đầu thành lập, hỗ trợ giúp doanh nghiệp
thực hiện, hoàn thiện tốt nhất các thủ tục trước và sau khi thành lập. Chúng tôi
cam kết giải quyết các vấn đề trên bằng phương thức tư vấn hiệu quả. Dựa
trên nền tảng, kinh nghiệm vốn có của đội ngũ tư vấn kinh doanh FATO giúp
Bạn bước đầu hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp.

You might also like