You are on page 1of 125

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CƠ - ĐIỆN

TS. Nguyễn Thanh Hải

Bài giảng

KỸ THUẬT BAO GÓI SẢN PHẨM

Hà Nội, 2021
CHƢƠNG I. BAO BÌ THỰC PHẨM

1.1. Giới thiệu về bao bì thực phẩm

Đã từ lâu con người đã biết tận dụng vật liệu có sẵn trong thiên nhiên như
tre, gỗ, lá cây để làm bao bì thực phẩm. Cùng với sự phát triển của các ngành
công nghiệp khác như: công nghiệp gốm, sứ, thủy tinh, công nghiệp luyện kim
và cán kim loại, công nghiệp giấy và xenlulo, đặc biệt là công nghiệp tổng hợp
và gia công chất dẻo, ngành công nghiệp thực phẩm có bước tiến vượt bậc và
ngày càng đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống
con người.

Bao bì thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc chứa đựng sản phẩm
và giữ cho sản phẩm không bị mất đi thành phần dinh dưỡng của nó. Nó cũng
giúp cho việc vận chuyển các loại thực phẩm trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn từ
nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Trên bao bì khách hàng cũng có thể nắm
được các thông tin về thành phần dinh dưỡng của sản phẩm cũng như các thông
tin khác.

Định nghĩa

Bao bì thực phẩm là lớp vật liệu bao ngoài thực phẩm nhằm mục đích bảo
vệ và chứa đựng sản phẩm. Bao bì còn bao bọc thực phẩm thành đơn vị lẻ để
bán. Bao bì có thể bao gồm nhiều lớp bao bọc, có thể phủ kín hoàn toàn hay chỉ
bao bọc một phần sản phẩm.

1.1.1. Thực phẩm và những tính chất có liên quan đến bao bì thực phẩm

1.1.1.1. Các loại thực phẩm

Thực phẩm rất đa dạng về chủng loại, xét về góc độ bao gói, người ta phân
chia thực phẩm theo các căn cứ sau:

a) Theo mức độ chế biến:

- Thực phẩm tươi sống: rau tươi, hoa quả, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản,…

1
- Thực phẩm đã chế biến: bánh kẹo, cà phê rang xay, chè khô, đường,…

- Thực phẩm ăn liền: mi ăn liền, khoai tây chiên, dưa chuột dầm dấm, sữa
chua,…

b) Theo trạng thái của thực phẩm

- Thực phẩm ở trạng thái rắn: đường, bánh mỳ,…

- Thực phẩm ở trạng thái lỏng: rượu, bia, nước giải khát,…

- Thực phẩm ở trạng thái nửa lỏng: nước rau quả cô đặc, mứt nhuyễn, kem,…

1.1.1.2. Những tính chất của thực phẩm

a) Tính chất hóa học

Thực phẩm có thành phần hóa học phức tạp, bao gồm: chất đạm, chất béo,
chất đường bột, chất khoáng, vitamin,… Những chất này rất dễ bị vi sinh vật,
côn trùng phá hoại, đồng thời cũng rất dễ bị phân hủy do tác động của môi
trường. Vì thế bao bì phải có tác dụng phòng ngừa sự biến đổi thành phần hóa
học của thực phẩm trong thời gianh nhất định.

b) Tính chất lý học

Thực phẩm được đặc trưng bằng tính chất cơ lý của nó như: hình dạng, kích
thước, độ mềm, độ cứng, độ dẻo, độ đàn hồi, độ sánh, độ trong,.. Vì vậy bao bì
phải có tác dụng phòng ngừa những biến đổi tính chất cơ lý trong thời gian nhất
định.

c) Tính chất cảm quan

Tất cả thực phẩm đều được đánh giá theo giá trị cảm quan như: màu sắc, mùi
vị, độ đồng đều về kích thước, sự nguyên vẹn, hài hòa về hình dáng,…. Sự biến
đổi giá trị của các chỉ tiêu cảm quan của thực phẩm cũng có nghĩa là thay đổi
những tính chất hóa học và lý học của sản phẩm, làm giảm một phần hoặc toàn
bộ giá trị của hàng hóa. Vì vậy bao bì phải có tác dụng phòng ngừa sự biến đổi
những tính chất cảm quan của thực phẩm trong thời gian nhất định.

2
1.1.2. Những yêu cầu cơ bản của thực phẩm sau khi bảo quản trong bao bì

- Phải giữ được nguyên vẹn thành phần hóa học cũng như những tính chất
lý học của sản phẩm ban đầu hoặc chỉ biến đổi một lượng nhỏ so với sau khi kết
thúc chế biến.

- Không bị lây nhiễm VSV và những chất khác từ môi trường hoặc từ
chính bao bì, đặc biệt là những chất gây độc hại hoặc những chất làm giảm giá
trị cảm quan của sản phẩm như: như kim loại nặng, vật liệu polime, mực in bao
bì, các phụ gia trong quá trình chế tạo plastic từ bao bì nhiễm vào thực phẩm.

- Tính chất cảm quan của sản phẩm phải được bảo tồn nguyên vẹn cho
đến khi sử dụng. Tính chất cảm quan bao gồm cấu trúc, trạng thái, màu sắc, mùi
vị sản phẩm. Nó tạo nên một dáng vẻ, mỹ quan cho thực phẩm, đồng thời nó
cũng tạo nên khẩu vị đặc trưng cho sản phẩm đó.

Thực phẩm đạt chất lượng là sản phẩm thực phẩm đạt được các mức tiêu
chuẩn về dinh dưỡng, an toàn vệ sinh và cảm quan.

1.1.3. Lịch sử phát triển của bao bì và kỹ thuật bao bì thực phẩm

A. Lịch sử phát triển vật liệu bao bì:

- Thời kỳ đồ đá, vật chứa đựng thức ăn thức uống chính là những khúc gỗ
rỗng, những quả bầu bí đã để khô, vỏ sò, ốc hoặc những bộ phận của thú rừng
như da, xương, sừng...Họ cũng đã biết dệt túi chứa từ cỏ hoặc lông thú...

- Đến thời kỳ đồ đá mới, con người đã biết chế tạo đồ chứa bằng kim loại
và phát hiện ra đất sét chế tạo đồ gốm.

- Hơn 1500 năm TCN, con người đã biết chế tạo ra lọ thủy tinh để chứa
chất lỏng.

- Vào thế kỷ 15, triều đại nhà Minh ở Trung Quốc đã thiết lập trung tâm
trao đổi thương mại đồ gốm sứ với vùng Nam, Tây Á và Ai Cập.

- Cũng vào thời kỳ này, các vùng dân cư đã vượt đường xa để trao đổi
lương thực hàng hóa cho nhau. Do đó, các phương pháp bảo quản lương thực

3
đáp ứng yêu cầu vận chuyển trong thời gian dài qua những vùng khí hậu khắc
nghiệt đã bắt đầu được phát hiện và biết đến: ngũ cốc được ổn định nhiệt độ và
làm ẩm trong quá trình vận chuyển trong những túi da pha cát và xoắn miệng túi
lại để đạt độ kín.

B. Các loại vật liệu bao gói:

* Giấy:

- Được phát minh nhằm mục đích thay thế cho đá, gỗ, vỏ cây, da thú mà
loài người đã dùng để viết lên trước đó. Sau đó, kỹ thuật sản xuất giấy phát triển
không ngừng.

- Năm 1800, giấy bìa gợn sóng được phát minh. Nó được sử dụng làm bao
bì cho đa số các loại sản phẩm vì nó có tính bền cao, dai, chống lại những tác
động cơ học, thuận tiện khi vận chuyển. Ngoài ra, giấy bìa gợn sóng còn có thể
tái sản xuất, tiết

kiệm nguyên liệu, ít gây ô nhiễm môi trường.

* Thủy tinh:

- Năm 1550 TCN, vật liệu thủy tinh được phát hiện, và những chai lọ thủy
tinh màu ra đời.

- Công nghệ sản xuất thủy tinh qua nhiều thế kỷ đã đạt đến trình độ tinh
xảo, nhưng giá thành vẫn còn cao.

- Thế kỷ 18 bước sang thế kỷ 19, nền KHKT thế giới tiến bộ và phổ biến
nhanh nên giá thành hạ xuống thấp.

* Đồ gốm:

- Đồ gốm được sản xuất lần đầu tiên vào thế kỷ 15. Đồ gốm trở thành đồ
gia dụng để chứa đựng thực phẩm, dùng làm chén dĩa ăn uống lâu đời và phổ
biến nhất khắp thế giới.

* Sắt tráng thiết:

4
- Khoảng năm 1200, phương pháp mạ thiếc lên những tấm sắt mỏng đã
được phát hiện.

- Việc thép thay thế sắt và những hợp kim cứng khác đã cho ra đời những
cỡ tấm hay lá kim loại rất mỏng, từ đó đã phát triển và tồn tại công nghệ chế tạo
lon, hộp bằng thép, nhôm, hợp kim của nhôm và đi đến hoàn hảo như hiện nay.

* Nhôm:

- Vào năm 1825, nhôm đã được sản xuất. Tuy nhiên, vào thời kỳ đó, việc
tinh luyện nhôm rất khó khăn nên giá thành rất đắt.

- Sau đó, phương pháp tinh luyện nhôm được cải thiện nên giá thành giảm
xuống. Nhôm được sử dụng cho nhiều mục đích.

* Thiếc, chì và các kim loại khác:

- Vào thời xưa, các loại hộp và cốc được sản xuất từ vàng bạc, nhưng
chúng quá đắt. Do đó, người ta dùng chì thay thế do không biết tính độc hại của
nó.

- Lá thiếc có phạm vi sử dụng rất lớn. Những hợp kim của thiếc được sản
xuất từ nhiều hợp chất kim loại khác nhau.

* Chất dẻo:

- Khoảng giữa thế kỷ 19, các nhà khoa học đã tìm ra chất dẻo nhân tạo
đầu tiên. Sau đó họ không ngừng tiếp tục nghiên cứu để tìm kiếm những hợp
chất ngày càng ưu thế so với những hợp chất trước kia.

1.1.4. Mối quan hệ giữa bao bì thực phẩm và sự phát triển xã hội

Sự phát triển của XH CN hóa đồng thời với sự phát triển của đô thị, gia
tăng dân số trong khu vực thành thị. Các đại gia đình ở nông thôn thành các gia
đình nhỏ. Thay đổi việc bán từng khối lớn hàng hóa trước kia thành từng đơn vị
nhỏ để cung cấp hợp lý cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, XH phát triển, mức
sống của người dân ngày càng được nâng cao. Do đó, yêu cầu về hàng hóa thực
phẩm cũng tăng, bên cạnh đó người tiêu dùng còn đòi hỏi thực phẩm phải thay

5
đổi về kiểu dáng, mẫu mã cho phù hợp và đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực
phẩm.

Ngày nay, bao bì được sử dụng như là công cụ tiếp thị để đạt được giá trị
gia tăng cho sản phẩm. Riêng đối với ngành CNTP thì tỷ lệ chi phí cho bao bì
ngày càng cao so với tổng chi phí sản xuất thực phẩm. Từ đó đưa đến sự cạnh
tranh cao độ nhằm giảm giá thành sản phẩm và yêu cầu vật liệu bao bì đạt tính
năng cao. Sự chuyển biến có tính chiến lược của công nghệ thực phẩm đã yêu
cầu ngành bao bì phát triển mạnh mẽ về lượng cũng như về chất với màng
nguyên liệu plastic đơn, màng phức hợp, lon thép tráng thiếc, chai lọ nhựa, chai
lọ thủy tinh, bìa cứng các loại...

Bao bì thực phẩm nói lên điều gì?

Khi đứng trước một thực phẩm, bạn sẽ quan tâm tới điều gì để chọn được
thực phẩm tốt, an toàn và phù hợp?

- Đọc nhãn bao bì chính là một giải pháp đơn giản mà hiệu quả giúp bạn
lựa chọn thực phẩm hữu ích. Bao bì không chỉ là nơi chứa đựng và làm cho sản
phẩm thêm bắt mắt mà qua đó nhà sản xuất còn muốn cung cấp toàn bộ thông
tin về sản phẩm và hướng dẫn cách sử dụng tốt nhất.

+ Những thông tin:

- Tên và nhãn hiệu sản phẩm.

- Nhà sản xuất hoặc nơi đóng gói là người chịu trách nhiệm về sản phẩm
mà bạn sử dụng.

- Ngày sản xuất và ngày hết hạn

+ Chất lượng sản phẩm:

- Thành phần nguyên liệu và phụ gia thực phẩm.

- Giá trị dinh dưỡng

+ Phương thức chế biến:

- Các phương pháp chế biến đặc biệt cũng thường được chỉ rõ trên bao bì.

6
1.1.5. Xu hướng của thế giới hiện nay đối với bao bì

Xu hướng hiện nay của ngành bao bì là:

+ Sản lượng plastic dẻo ngày càng tăng cao.

+ Kỹ thuật sản xuất màng plastic, bao bì bằng vật liệu plastic ghép ngày
càng phát triển mạnh.

1.2. Chức năng của bao bì thực phẩm – phân loại bao bì thực phẩm

1.2.1. Chức năng của bao bì thực phẩm:

1.2.1.1 Chức năng bảo vệ

Trong quá trình bảo quản và lưu thông hàng hóa, thực phẩm luôn bị tác động
bởi nhiều yếu tố khác nhau gây nên hư hỏng. Có thể phân ra 2 loại:

- Các yếu tố môi trường: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm không khí môi trường,
bụi, các chất độc hại ở thể khí, lỏng, rắn,… dễ xâm nhập vào thực phẩm.

VD: Vì sao sữa tươi đóng gói trong hộp giấy? Nhiều nghiên cứu cho thấy
các loại vitamin quan trọng rất nhạy cảm với ánh sáng. Đặc biệt, ánh sáng mặt
trời rất nguy hại với vitamin và ánh sáng từ đèn huỳnh quang ở các quầy hàng
tại cửa hàng bán lẻ cũng tạo ra những tác động không nhỏ. Nghiên cứu với
vitamin A cho thấy lượng vitamin này mất đi 50% khi để trực tiếp dưới ánh đèn
huỳnh quang trong 6h, vitamin B2 giảm 40% trong vòng 12h, vitamin C cũng
giảm sút. Sử dụng loại bao bì không trong suốt như hộp giấy sẽ giúp làm giảm
đáng kể sự mất đi của vitamin.

- Các tác động cơ học trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển làm đổ vỡ, biến
dạng sản phẩm.

Vì vậy bao bì phải có chức năng bảo vệ tránh gây hư hỏng sản phẩm.

1.2.1.2. Chức năng thông tin

Trên bao bì cần phải cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cần thiết
vrrf sản phẩm bao gồm:

7
- Tên sản phẩm: có thể là tên thương mại hoặc tên theo nguồn gốc nguyên
liệu.

- Nơi sản xuất: có thể là tên doanh nghiệp hay địa danh sản xuất, số điện
thoại (nếu cần),…

- Thành phần và hàm lượng các chất hóa học cơ bản của sản phẩm.

- Các chất phụ gia đã dùng trong sản phẩm và hàm lượng của chúng

- Thời điểm sản xuất và thời hạn sử dụng.

- Cách đóng mở bao bì, cách bảo quản và sử dụng.

- Đối tượng sử dụng: theo lứa tuổi hoặc theo bệnh lý.

- Các ký hiệu qui ước: chống mưa, chống va đập, chống ánh sáng, chống lộn
ngược,…

- Mã vạch

- Biểu tượng của doanh nghiệp (nếu có).

Tất cả các thông tin phải chính xác và nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về những thông tin mình đưa ra trên bao bì . Trước khi sản xuất,
doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký chất lượng với cơ quan quản lý tiêu chuẩn
chất lượng và đăng ký nhãn hàng với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về sở
hữu công nghiệp và phải thực hiện toàn bộ những chỉ tiêu chất lượng đã đăng
ký. Các thông tin chính xác và cụ thể sẽ làm tăng uy tín của nhà sản xuất và tạo
lòng tin lâu dài cho khách hàng, từ đó hàng hóa sẽ được tiêu thụ với số lượng
lớn và ổn định, thị trường ngày càng được mở rộng.

1.2.1.3. Chức năng marketing

Hình thức bao bì (hình dáng, kích thước, màu sắc, trang trí trên bao bì hài
hòa và đủ thông tin cần thiết sẽ tạo cho người tiêu dùng cảm giác hấp dẫn và tin
tưởng. Điều đó đã góp phần quảng bá cho sản phẩm của doanh nghiệp và thực
hiện chức năng marketing của bao bì. Những bao bì trình bày rườm rà, thông tin
mập mờ sẽ làm mất lòng tin của khách hàng.

8
1.2.1.4. Chức năng sử dụng

Để đảm bảo chức năng sử dụng, bao bì phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Dễ mở và có thể đóng lại khi dùng chưa hết

- Dễ lấy ra bằng các dụng cụ thông thường như: dao ăn, thìa , dĩa, đũa, ống
hút,…

- Kích thước bao bì phải phù hợp để chứa đựng một lượng sản phẩm thích
hợp với đối tượng tiêu dùng khác nhau.

- Có tác dụng như một vật chứa đựng khi sử dụng, trong trường hợp nhất
định có thể tái sử dụng cho các sản phẩm gia đình.

1.2.1.5. Chức năng phân phối

Bao bì có tác dụng phân chia thực phẩm thành các đơn vị tiêu dùng, tập hợp
một số đơn vị tiêu dngf thành đơn vị đóng gói để có thể chuyển đến tay người
tiêu dùng, tập hợp một số đơn vị đóng gói thành đơn vị vận chuyển để đưa hàng
hóa đến các cơ sở dịch vụ thương mại. Để đảm bảo khả năng phân phối sản
phẩm nhanh chóng, thuận lợi, bao bì thực phẩm phải đạt các yêu cầu sau:

a) Đối với đơn vị tiêu dùng:

Phải có khối lượng sản phẩm phù hợp với đối tượng người tiêu dùng và thói
quen tiêu dùng.

b) Đối với đơn vị bao gói:

- Phải có kích thước phù hợp để có thể sắp xếp hợp lý và điền đầy bao bì vận
chuyển

- Mỗi đơn vị bao gói phải có khối lượng (sản phẩm + bao bì) thích hợp để
các nhân viên thương mại dễ dàng mang vác, xếp đặt.

- Mỗi đơn vị bao gói nên có khối lượng sản phẩm thích hợp để khách hàng dễ
mua trọn gói (phù hợp với túi tiền và nhu cầu tiêu dùng của cá nhân hoặc gia
đình) và dễ dàng vận chuyển bằng các phương tiện cá nhân.

c) Đối với đơn vị vận chuyển


9
- Phải có kích thước và độ bền cơ học phù hợp với các phương tiện vận
chuyển (contener, ô tô vận tải, tàu,…).

- Phải có khối lượng cả bì thích hợp với việc bốc dỡ (bằng con người hay
thiết bị).

1.2.1.6. Chức năng sản xuất

Trên dây chuyền sản xuất, bao bì thường bị tác động bởi các yếu tố kỹ thuật
như: nhiệt độ cao hoặc sự lạnh đông, áp suất cao hoặc chân không, độ ẩm của
môi trường hoặc sản phẩm, sự ăn mòn điện hóa, sự va đập cơ học trong khi đóng
kín bao bì hoặc vận chuyển trên dây chuyền,… Vì thế để đảm bảo hiệu quả kinh
tế và kỹ thuật, bao bì phải thỏa mãn chức năng sản xuất:

- Bao bì phải có độ bền cơ học phù hợp với tính năng của các loại máy móc
thiết bị trên dây chuyền.

- Phải có khả năng chịu đựng được tác động của các yếu tố công nghệ như:
áp suất, nhiệt độ, độ ẩm, sự ăn mòn,… khi trên dây chuyền có các yếu tố này.

1.2.1.7. Chức năng môi trường

Sau khi sử dụng thực phẩm, bao bì thường bị thải ra và làm ô nhiễm môi
trường. Để giảm thiểu tác động đến môi trường sống, phải lựa chọn bao bì sao
cho thỏa mãn tối đa các điều kiện sau:

- Có khả năng tái sử dụng hoặc sử dụng vào những mục đích khác mà không
bị thải ra môi trường.

- Có khả năng tái chế, tức là sau khi thải ra, nó có thể sử dụng làm nguyên
liệu cho các ngành công nghiệp khác.

- Có khả năng tự phân hủy bởi tác động của môi trường tự nhiên, khi phân
giải không hình thành các chất độc làm ô nhiễm nguồn nước, đất và bầu khí
quyển

- Có khả năng xử lý bằng các giải pháp công nghệ trong các cơ sở xử lý rác
thải.

10
1.2.1.8. Chức năng văn hóa

Thực phẩm thường được sản xuất tại chỗ, dựa trên nguồn nông sản khai thác
tại địa phương. Mỗi nguồn nông sản được đặc trưng bằng khí hậu, đất đai, tập
quán canh tác, giống cây trồng và vật nuôi, vì thế sản phẩm thực phẩm thường
có những nét độc đáo riêng, do đó bao bì thường được tạo dáng, trang trí theo
truyền thống văn hóa của mỗi vùng và mỗi dân tộc.

Thông tin trên bao bì cũng được trình bày bằng ngôn ngữ dân tộc, vì vậy bao
bì thực phẩm thường mang những nét văn hóa đặc trưng cho mỗi doanh nghiệp,
cho mỗi vùng hoặc mỗi quốc gia nhằm giới thiệu với người tiêu dùng trong
nước và quốc tế những nét độc đáo của sản phẩm mình làm ra. Chức năng văn
hóa mang lại cho sản phẩm thực phẩm những đặc trưng riêng và trong nhiều
trường hợp nó tạo nên cho sản phẩm khả năng thông tin và maketing độc đáo.

1.2.2. Yêu cầu bao bì của thực phẩm xuất khẩu và tiêu dùng nội địa:

Thực phẩm có thể chia thành nhiều hạng khác nhau:

- Thực phẩm cấp cao, cấp thấp.

- Thực phẩm xuất khẩu, tiêu dùng nội địa.

- Hàng hóa thực phẩm để biếu tặng, tiêu dùng.

- Đối với thực phẩm xuất khẩu thì yêu cầu nghiêm khắc hơn về chất lượng
toàn phần, đưa đến việc sản phẩm đạt chất lượng cao. Như vậy, bao bì càng nổi
bật vai trò quan trọng của nó là gới thiệu, trình bày, thuyết phục và tạo được
lòng tin đối với người tiêu dùng nước ngoài.

- Đối với hàng tiêu dùng hay hàng nội địa, hàng cấp thấp, vai trò của bao
bì cũng không thể xem nhẹ, vì nó thay lời nhà sản xuất thu hút và tạo lòng tin
với người tiêu dùng trong nước, là nhân tố giúp sản phẩm nội địa cạnh tranh
thắng thế đối với hàng ngoại nhập.

8 yếu tố chính trong việc thiết kế 1 bao bì thành công:

1. Sự phối hợp nhất quán:

11
- Là phải thể hiện được phong cách riêng của thương hiệu sản phẩm. Một
sản phẩm có thể thay đổi màu sắc bao bì theo từng giai đoạn để tạo sự hấp dẫn,
nhưng nó phải tuân theo nguyên tắc nhất quán trong việc nhận diện thương hiệu
sản phẩm đó.

2. Sự ấn tượng:

Cách thiết kế và đóng gói bao bì cũng đã thể hiện được 1 phần sản phẩm
bên trong bao bì. Tính ấn tượng còn đặc biệt có ý nghĩa với những bao bì cao
cấp dành cho những sản phẩm sang trọng. Việc thiết kế bao bì cho những mặt
hàng đắt giá còn đòi hỏi phải có sự lựa chọn kỹ từ chất liệu cho đến màu sắc
thiết kế, thông qua đó thể hiện được “đẳng cấp” của người mua.

3. Sự nổi bật:

Nổi bật là 1 yếu tố quan trọng để tạo ra sự khác biệt. Nhà thiết kế phải
hiểu rằng người tiêu dùng sẽ so sánh, nhận định hàng loạt sản phẩm khác nhau
với rất nhiều màu sắc và phong cách đa dạng. Và để có thể cạnh tranh được, nhà
thiết kế phải làm cách nào để sản phẩm của mình sẽ là điểm nhấn giữa 1 loạt các
sản phẩm khác.

4. Sự hấp dẫn:

Trong một số ngành hàng, đặc biệt trong ngành mỹ phẩm, bao bì phải thể
hiện được sự hấp dẫn, lôi cuốn, gây thiện cảm và nhấn mạnh các đặc tính của
sản phẩm. Bao bì trong ngành này được xem như 1 phần của sản phẩm tạo ra
những giá trị cộng thêm cho khách hàng. Sản phẩm được thiết kế cho nam giới
phải thể hiện được sự nam tính, khác hẳn với sản phẩm dành cho nữ giới với
những đường nét mềm mại quyến rũ.

5. Sự đa dụng:

Đối với bao bì thông thường người ta chỉ nghĩ đến việc đựng sản phẩm và
sử dụng xong rồi bỏ. Trong cuộc cạnh tranh ngày nay người ta thường tìm cách
thêm giá trị sử dụng cho bao bì. Những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt đôi khi sẽ
là 1 lợi thế cạnh tranh lớn của sản phẩm so với các đối thủ khác.

12
6. Chức năng bảo vệ:

Đã là bao bì thì phải luôn có chức năng bảo vệ sản phẩm bên trong. Tuy
nhiên không thiếu những bao bì đã không coi trọng chức năng này. Bao bì phải
được thiết kế làm sao bảo vệ được sản phẩm bên trong một cách an toàn nhất.
Người tiêu dùng thích dung bao bì kín hoặc hút chân không để giúp sản phẩm để
được lâu hơn. Bao bì dành cho thực phẩm và đồ uống phải đáp ứng được những
tiêu chuẩn bắt buộc trong việc bảo đảm sản phẩm.

7. Sự hoàn chỉnh:

Yếu tố này giúp cho việc thiết kế kiểu dáng bao bì phù hợp với sản phẩm
bên trong và điều kiện sử dụng sản phẩm đó. Bao bì phải thích hợp treo hoặc
trưng bày trên kệ bán hàng, có thể dễ dàng để trong hộp carton. Rất nhiều yếu tố
mà khách hàng quan tâm cần phải được nhà thiết kế xem xét 1 cách tỉ mỉ để tạo
cho bao bì 1 sự hoàn thiện tránh mọi khuyết điểm không đáng có.

8. Sự cảm nhận qua các giác quan:

Một bao bì tốt phải thu hút được sự cảm nhận tốt của người tiêu dùng
thông qua việc nhìn ngắm, săm soi và sờ mó vào sản phẩm. Chúng ta thường ít
chú ý đến xúc giác của người tiêu dùng mà thường chỉ chú ý đến yếu tố bắt mắt.
Nhưng xúc giác lại có vai trò quan trọng về việc cảm nhận kích cỡ, kết cấu sản
phẩm, chất liệu bao bì và từ đó ảnh hưởng đến việc nhận xét chất lượng sản
phẩm.

Chúng ta không thể bỏ qua 1 yếu tố nào trong những yếu tố trên vì nó sẽ
làm mất đi một lợi thế không nhỏ so với đối thủ cạnh tranh. Việc áp dụng những
yếu tố này còn đòi hỏi phải tìm hiểu kỹ nhu cầu và đối tượng khách hàng hướng
đến. Xác định được đâu là nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng đối với 1
sản phẩm và đối với 1 bao bì sản phẩm sẽ giúp cho việc định hướng và thiết kế
nhanh và hiệu quả hơn

13
1.2.3 Phân loại bao bì thực phẩm:

- Theo nguyên tắc sử dụng, có : bao bì trực tiếp và bao bì gián tiếp; Bao bì
kín và Bao bì hở.

Bao bì trực tiếp là loại bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, cùng với thực
phẩm tạo thành một đơn vị sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh và thống nhất,
thường là các loại bao bì đồ hộp bằng kim loại, thủy tinh, chất trùng hợp,... dùng
để đựng các loại sản phẩm lỏng hay các loại bao tải, túi, lưới,... được làm vải,
chất trùng hợp,... dùng để đựng sản phẩm khô dạng hạt, bột,...

Bao bì gián tiếp là loại bao bì dùng để đựng các sản phẩm ở dạng thành
phẩm, tạo thành các kiện hàng, thường là các hòm gỗ kín hay nan thưa, các hòm
giấy cáctông,...

Ngoài ra còn có một số loại bao bì vừa có tính trực tiếp vừa có tính gián tiếp,
ví dụ : hòm gỗ để đựng các loại muối chua, cà chua cô đặc, rau quả sunfit hóa,
nó vừa tiếp xúc với sản phẩm vừa là bao bì bên ngoài.

Bao bì kín: Bao bì kín chứa đựng sản phẩm làm nhiệm vụ ngăn cách môi
trường bên ngoài không thể xâm nhập vào môi trường bên trong chứa thực phẩm
nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm không bị biến đổi trong suốt thời hạn bảo
quản.

Bao bì hở: - Gồm 2 dạng:

+ Bao bì hở bao gói trực tiếp các loại rau quả hoặc hàng hóa tươi sống,
các loại thực phẩm không bảo quản lâu, chế biến ăn ngay.

+ Bao bì bọc bên ngoài lớp bao bì chứa đựng trực tiếp thực phẩm, tạo sự
xếp khối sản phẩm để thuận tiện, an toàn trong vận chuyển hoặc lưu kho.

- Theo vật liệu làm bao bì : Giấy bìa cứng, bìa carton gợn sóng (dùng làm
bao bì ngoài), bao bì bằng kim loại, thép tráng thiếc, nhôm, thủy tinh, bằng chất
trùng hợp, Màng ghép nhiều loại vật liệu, bằng sành, sứ, bao bì đan dệt bằng sợi
bông, tơ, lụa, đay, gai,...

14
- Phân loại bao bì theo loại thực phẩm: Sản phẩm thực phẩm thì vô cùng đa
dạng về chủng loại. Các loại thực phẩm khác nhau thì khác nhau về đặc tính
dinh dưỡng, cấu trúc, mùi vị, độ ẩm, hàm lượng axit bao bì cũng khác nhau về
cấu trúc, đặc tính vật liệu.

- Phân loại theo tính năng kỹ thuật của bao bì: Bao bì vô trùng, chịu được
quá trình tiệt trùng nhiệt độ cao; Bao bì chịu áp lực hoặc được rút chân không;
Bao bì chịu nhiệt độ thấp; Bao bì có độ cứng vững cứng như bao bì kim loại,
thủy tinh, gỗ, sành, sứ,...hoặc có tính mềm dẻo cao như bao bì bằng vải, giấy,
chất trùng hợp; Bao bì chống ánh sáng hoặc bao bì trong suốt; Bao bì chống côn
trùng.

1.2.4. Những biến đổi của sản phẩm và bao bì trong quá trình bảo quản và
vận chuyển

Trong thời gian thực hiện quá trình bao gói, các thành phần tham gia không
chịu một sự biến đổi nào đáng kể. Những biến đổi đáng chú ý chỉ có thể xảy ra
trước hoặc sau khi đóng gói, trong khi bảo quản và luân chuyển sản phẩm.

Trong thời gian đó sản phẩm có thể bị biến đổi về chất lượng như: lên men,
ôxy hóa, giảm vitamin,…, biến đổi về trạng thái như đường bị kết tinh, màu bị
thay đổi, bị nhiễm bẩn, nhiễm mùi từ môi trường xung quanh, bị mất mùi do
chất thơm bay hơi, bị khô héo,…

Bao bì kim loại có thể bị ăn mòn, han rỉ, bao bì gỗ giấy bị mối mọt, mục
nát,… Những biến đổi đó là kết quả của các quá trình hóa học, hóa sinh , vi
sinh,... Nguyên nhân dẫn đến các quá trình đó có thể từ ngay bên trong bản thân
sản phẩm do các thành phần trong sản phẩm cũng như bao bì tác dụng với nhau
hoặc do ảnh hưởng trục tiếp hay gián tiếp của các yếu tố môi trường xung
quanh. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự biến đổi trong sản phẩm và bao bì
như sau:

15
a) Oxy không khí

Oxy từ môi trường không khí là nguyên nhân chính gây nên phản ứng oxy
hóa trong sản phẩm. Các phản ứng oxy hóa dưới tác dụng của Enzim làm sẫm
màu rau quả do các phenol bị oxy hóa, mỡ dầu bị hỏng do quá trình tự oxy hóa
của chúng, các vitamin C, A, E cũng bị oxy tác dụng biến đổi thành các chất
thơm,… Oxy còn tham gia vào các quá trình hô hấp của nguyên liệu thực vật.
Quá trình này có thể làm thay đổi đáng kể thành phần sinh hóa của nguyên liệu.
Mặt khác sự có mặt của oxy làm cho vi sinh vật hiếu khí có điều kiện phát triển
hơn.

b) Độ ẩm không khí

Thành phần nước và ẩm trong sản phẩm và trong không khí tham gia vào các
quá trình thủy phân như các phản ứng thủy phân trong mỡ, đồng thời cũng là
môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Độ ẩm không khí thay đổi làm
cho khả năng mất nước của mhuyên liệu cũng thay đổi ảnh hưởng đến trạng thái
bình thường của nguyên liệu. Do vậy, đây là yếu tố cần lưu ý trong khi bao gói
bảo quản và vận chuyển sản phẩm và nguyên liệu.

c) Ánh sáng

Ánh sáng mặt trời là yếu tố xúc tác các phản ứng phân hủy. Ví dụ các loại
vitamin nhậy cảm với ánh sáng như vitamin A, E, K, B2, B6, B12, C; xúc tiến quá
trình oxy hóa mỡ, làm mỡ bị mất màu do chất màu bị phân hủy , giảm hương vị
trong rượu bia. Tuy nhiên không phải tất cả mà chỉ có ánh sáng ở một khoảng
sóng (tần số) nào đó mới có tác hại. Vì vậy, khi bao gói sản phẩm, cần phải biết
dải sóng ánh sánh ảnh hưởng để chọn vật liệu làm bao bì và có cách bảo quản
cho thích hợp.

d) Nhiệt độ môi trường

Đây là yếu tố xúc tiến của các quá trình hóa học sinh học và sự phát triển của
vi sinh vật. Tốc độ của những quá trình này sẽ tăng lên nhiều lần khi có nhiệt độ
thích hợp.

16
Một số yếu tố môi trường như oxy, độ ẩm, ánh sáng có thể gây ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng bao bì. Chúng xúc tiến quá trình biến đổi màu của bao
bì (ánh sáng), tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật, nhất là nấm mốc phát triển
trên bề mặt của bao bì hoặc tham gia vào quá trình ăn mòn hộp sắt,…

1.2.5. An toàn vệ sinh bao bì thực phẩm

1.2.5.1 Chất lượng bao bì thực phẩm

An toàn vệ sinh thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm cũng như vật liệu
bao bì, vật chứa đựng thực phẩm cũng là 1 phần quan trọng đối với tiêu chuẩn
an toàn vệ sinh thực phẩm. Vấn đề liên quan đến chất lượng bao bì thực phẩm
bao gồm:

- Vật liệu bao bì cho thực phẩm, dựa trên đặc tính của vật liệu bao bì ta
phải có phương pháp đóng bao bì tương ứng và phải có phương pháp thanh
trùng, tiệt trùng tương ứng.

- Vật liệu chế tạo bao bì có độ tinh sạch cao hay thấp sẽ đưa đến điều kiện
công nghệ chế tạo thay đổi.

- Đối với những bao bì tái sử dụng, việc vệ sinh chai lọ trước khi chiết rót
thực phẩm được quan tâm.

- Đối với những bao bì tái sinh và được in trực tiếp lên bao bì thì cần quan
tâm đến sự nhiễm hóa chất vào bao bì.

1.2.5.2 Ký hiệu tái chế bao bì plastic:

Các loại chai lọ được chế tạo thuần 1 plastic thì được ghi ở đáy ký hiệu
như trên để dễ phân loại, thu hồi và tái chế.

17
1.2.5.3 Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh vật liệu thiết bị chế tạo và chứa đựng bao bì:

Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh vật liệu thiết bị bao gói chứa đựng thực phẩm
được ban hành trong “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực thực
phẩm” theo quyết định số 067/1998/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ y tế ngày
4/4/1998.

1.2.5.4 Tiêu chuẩn phẩm màu in ấn bao bì:

Sự đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được bao gói bằng bao bì plastic
chính là đảm bảo không nhiễm chất tiềm ẩn từ việc in ấn bao bì, điều này cũng
bao hàm cả quy định không được in ở mặt trong của bao bì với các loại mực in
tiêu chuẩn trừ trường hợp chất liệu in được chính thức phê duyệt là đạt yêu cầu
riêng khi tiếp xúc với thực phẩm. Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày
4/4/1998 về Tiêu chuẩn An toàn Vệ sinh vật liệu bao bì, thì màu dùng trong bao
bì chứa thực phẩm chính là màu dung để in ấn nhãn hiệu trang trí bao bì, được
yêu cầu là: phẩm màu cho phép dùng trong thực phẩm.

1.2.5.5 Vệ sinh chai lọ tái sử dụng:

Chai lọ được tái sử dụng sau khi rửa sạch. Việc rửa chai lọ nhằm loại các
VSV và tất cả các vật chất có thể có trong chai như mảnh chai, cát đất, nhãn chai
cũ còn dính trên chai.

1.2.5.6 Bao bì bioplastic giảm ô nhiễm môi trường do rác thải từ bao bì:

Sự phát triển mạnh mẽ của KHKT hiện nay, các loại vật liệu có nguồn
gốc tự nhiên, hoàn toàn vô hại đối với MT, có thể phân hủy dễ dàng được quan
tâm sử dụng. Do đó, bao bì plastic có nguồn gốc sinh học được gọi tắt là
bioplastic đang được nghiên cứu và phát triển.

Một số loại bioplastic phổ biến hiện nay:

1. Polylactic axit (PLA):

- PLA là polyme của axit lactic. PLA cũng có tính chất tương tự như các
loại plastic tổng hợp từ dầu mỏ, chỉ khác ở 1 điểm duy nhất là PLA có khả năng
phân hủy khi chôn trong đất nên nó không gây ONMT.
18
- Giá thành của PLA tương đối cao, gấp 3-5 lần bao bì plastic thông
thường nên nó còn chưa phổ biến.

2. Poly 3 hydroxybutyrat (PHB):

Poly 3 hydroxybutyrat được tổng hợp từ các chủng VSV Arabidopsis


thaliana, Brassica napus qua 1 loạt các phản ứng chuyển hóa nhờ sự xúc tác của
hệ enzym oxy hóa khử. Và sau cùng là sự xúc tác của enzym synthase, PHA
(polyhydroxybulyric) tạo thành sản phẩm PHB.

3. Mater-Bi:

Mater-Bi là 1 chất dẻo sinh học được tạo thành từ tinh bột và 1 chất dẻo
từ dầu mỏ. Mater-Bi thường được dùng làm ly, muỗng dùng 1 lần hoặc làm
thùng đựng rác.

1.3. Bao bì vận chuyển hàng hóa - Bao bì giấy

1.3.1 Giới thiệu bao bì vận chuyển hàng hóa

1.3.1.1 Gỗ:

Gỗ là loại vật liệu được dùng làm bao bì gián tiếp, ít khi dùng làm bao bì trực
tiếp. Các loại gỗ thường dùng là thông, sồi, dẻ, bạch dương,.... Thành phần
chính là celulô, hemicelulô,... Ngoài ra còn có các chất như tinh bột, chất sáp,
dầu, tanin,... Những chất này có thể cho mùi vị khác nhau. Vì vậy khi sử dụng
gỗ làm bao bì cần phải biết trước ảnh hưởng có thể làm giảm chất lượng sản
phẩm. Gỗ có ưu điểm là có độ bền, độ cứng cao, có khả năng chịu được nhiều
tác động cơ học và hóa học.

- Từ cổ xưa người ta đã dùng gỗ làm vật liệu để đóng kiện với số lượng
hàng hóa lớn để vận chuyển. Lúc đó, số lượng hàng hóa được vận chuyển
thương mại còn thấp, gỗ được tiêu dùng với số lượng không cao, chưa gây thiệt
hại cho rừng và chưa ảnh hưởng lớn đến môi trường.

- Thương mại ngày càng phát triển, nhu cầu về bao bì vận chuyển ngày
càng tăng cao cùng với việc khai thác rừng vượt mức đã khiến cho nhu cầu về
gỗ tăng cao nên không có đủ gỗ để đáp ứng những vật liệu khác cạnh tranh với
19
gỗ. Trong đó, giấy bìa gợn sóng chiếm ưu thế vì tính nhẹ hơn gỗ rất nhiều, giúp
chi phí vận chuyển giảm thấp.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số ít trường hợp hàng hóa vẫn được
đóng kiện bằng thùng gỗ do tính chất hàng hóa và tính chất cơ lý của gỗ cao.
Với khuynh hướng tăng sự hữu dụng của vật liệu gỗ trong việc đóng thùng chứa
hàng đã hình thành công nghệ sản xuất gỗ ghép và gỗ dán. Gỗ dán được dùng để
sản xuất các thùng bằng gỗ hình tròn dùng đựng chất lỏng, ví dụ như là rượu
vang.

1.3.1.2 Bao bì vận chuyển bằng plastic

Hiện nay bao bì vận chuyển hay bao bì ngoài bằng vật liệu HDPE (high
density polyethylene) như các két chứa chai thủy tinh, bia hoặc nước ngọt đang
rất phổ biến và tiện lợi có khối lượng nhẹ hơn gỗ và có tính tái sử dụng rất cao.
Nguyên liệu HDPE chế tạo két được phối trộn HDPE phế thải với tỷ lệ khoảng
80-90% và HDPE mới khoảng 10-20% trên tổng nguyên liệu sử dụng, với điều
kiện là nguyên liệu tái sinh không bị nhiễm bẩn làm giảm tính bền cơ của bao bì.

Khi được sản xuất từ nhựa tái sinh nhiều lần, tính chất cơ học của két
càng thấp, do đó, két sẽ chóng lão hóa, dễ vỡ. Tùy thuộc vào thời gian phơi dưới
ánh nắng mặt trời, tính bền cơ học của két có thể bị ảnh hưởng. Thời gian sử
dụng của két HDPE có thể là 10 hoặc 15 năm, tùy theo điều kiện áp dụng.

1.3.1.3. Bao bì bằng vải

Loại bao bì này được làm từ vật liệu như sợi bông, tơ, lụa, len, sợi tổng hợp,
sợi hóa học, đay gai,... đan thành bao tải, túi, lưới dùng để đựng các loại sản
phẩm tơi rời dạng hạt và bột hoặc hoa quả tươi.

Ưu điểm là nhẹ, dễ gia công, có thể sử dụng được nhiều lần, không gây hư
hại cho sản phẩm, chịu được lực va đập cơ học, việc đóng bao đơn giản không
cần phải có những thiết bị phức tạp và đặc biệt là giá thành hạ.

20
Nhược điểm là không đảm bảo được độ kín, dễ bị thấm nước hoặc hút ẩm.
Để khắc phục nhược điểm này, người ta thường kết hợp phủ lên bề mặt vải hoặc
hồ vải bằng các chất nhựa, ni lông,...để tăng khả năng chống thấm.

1.3.2 Bao bì giấy và ứng dụng

1.3.2.1 Đặc tính:

Ngày nay giấy chiếm hơn phân nửa trong tổng số nguyên liệu làm bao bì.
Nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giấy các loại được sản xuất đại trà với giá
thành thấp.

Ưu điểm:

- Tính bền cơ học.

- Nhẹ.

- Dễ hủy, không gây ô nhiễm môi trường.

- Dễ tái sinh.

Khuyết điểm:

- Dễ rách, thấm nước, thấm khí, dễ bị rách khi độ ẩm cao.

- Độ ẩm cho phép đảm bảo tính bền của giấy là 6 – 7%.

- Quy cách được quy định bởi trọng lượng trên 1 đơn vị diện tích giấy:
g/m2.

- Giấy là vật liệu lâu đời không gây hại MT, đã được xử lý để có thể tăng
cường tính kháng hơi ẩm, chống oxy hóa, kháng VK...

- Giấy có thể làm từ nguyên liệu rơm rạ, gỗ vụn, vỏ cây, bột gỗ, giấy thải,
gỗ thân mềm, gỗ thân cứng.

- Chất lượng giấy được quyết định bởi nguyên liệu cellulose ban đầu hơn
là các chất phụ gia, đó chính là chiều dài của cellulose. Ngoài ra, tỷ trọng của gỗ
cũng ảnh hưởng lớn đến cấu tạo của giấy.

21
Thành phần chính của các tế bào gỗ:

- Cellulose

- Hemicellulose

- Lignin

Gỗ thân mềm:

- Có cấu tạo từ 40 - 50% cellulose, 15 - 25% hemicellulose, 26 – 30%


lignin.

- Cấu tạo sợi cellulose dài gấp 2,5 lần so với gỗ than cứng.

- Có độ bền cơ học hơn so với gỗ thân cứng.

- Phải cắt gỗ sao cho không phá vỡ sợi cellulose và phải loại bỏ lignin để
tách sợi cellulose và giúp chúng sắp xếp song song.

- Sợi cellulose có thể bị gãy nát trong các công đoạn chế biến giấy.

- Sợi cellulose có thể được sắp xếp lại vị trí bằng áp suất.

- Có thể dùng phụ gia như casein, protein đậu nành hoặc tinh bột để tạo
lớp áo bên ngoài tấm giấy.

- Ngày nay, nhờ tiến bộ kỹ thuật mà giấy được xử lý để đáp ứng tất cả các
mục đích sử dụng khác nhau.

1.3.2.2 Các loại giấy bao gói:

Giấy làm bao bì thực phẩm:

- Người ta dùng giấy được tráng 1 màng plastic hoặc màng plastic với Al
lá chống thấm khí nhằm ngăn cản tác động của MT ngoài lên thực phẩm.

- Giấy bìa cứng, giấy kraft dùng làm bìa carton gợn sóng chiếm lượng
cao, giấy dùng để gói thực phẩm chiếm số lượng nhỏ.

- Ngoài ra, giấy bìa cứng còn dùng để làm hộp, làm túi đựng quà .

22
1.3.3 Giấy bìa gợn sóng – bao bì vận chuyển

1.3.3.1 Cấu tạo của bìa giấy gợn sóng – Bao bì vận chuyển

Giấy bìa gợn sóng hiện nay có thể được ghép từ 3,5 hoặc 7 lớp. Các dợn
sóng có hình vòng cung nhằm mục đích tăng khả năng chịu lực.

Các loại giấy gợn sóng – tính chất:

- Loại gợn sóng A: Có bước sóng dài và chiều cao sóng cao có đặc tính
chịu lực va chạm tốt nhất. Giấy này dùng để đóng gói các loại hàng hóa có thể bị
ảnh hưởng bởi va chạm cơ học.

- Loại gợn sóng B: có bước sóng ngắn và chiều cao sóng thấp, có khả
năng chịu va chạm cơ học, đặc biệt có khả năng chịu tải trọng nặng. Dó đó giấy
bìa gợn sóng kiểu B chủ yếu được dùng để đóng gói các hàng hóa có tải trọng
cao như đồ hộp.

- Loại gợn sóng C: kết hợp những đặc tính của loại A và B nên có tính
năng chịu được tải trọng và va chạm.

- Loại gợn sóng D: có bước sóng ngắn và chiều cao sóng rất thấp nên khả
năng chịu tải trọng cũng như va chạm đều rất kém.

1.3.3.2 Cách sắp xếp hộp lon thực phẩm vào bao bì

- Có 2 cách xếp lon thực phẩm vào bao bì:

+ Cách xếp vuông góc: Tâm các hình tròn đáy lon nằm ở đỉnh của hình
vuông cạnh bằng đường kính lon.

+ Cách xếp chéo: Tâm các hình tròn đáy lon là đỉnh của tam giác đều có
cạnh bằng đường kính lon.

23
1.3.3.3 Quy định về kích thước thùng khối chữ nhật và khối lượng hàng chứa
đựng bên trong:

Ký hiệu thùng Kích thƣớc (mm) KL tối đa cho phép


đóng trong 1 thùng
Dài Rộng Cao
(kg)

8 512 307 198 30

10 458 305 253 30

12 512 409 150 26

13A 412 309 210 25

13B 508 410 133 21

14 391 234 285 19

1.3.3.4 Ghi nhãn bao bì ngoài:

- Thương hiệu

- Tên sản phẩm

- Địa chỉ nhà sx, nơi đóng bao bì, quốc gia sx.

- HSD.

- Số lượng hay trọng lượng.

- MSMV.

- Các ký hiệu, dấu hiệu phân hạng thực phẩm (nếu có) như hàng VN chất
lượng cao.

24
1.3.3.5 Ký hiệu bằng hình vẽ cho bao bì vận chuyển hàng hóa

Ký hiệu bằng hình vẽ cho bao bì vận chuyển hàng hóa (bao bì đơn vị gửi
đi) được quy định theo TCVN 6405:1998 và ISO 780:1997.

1.4. Bao bì thủy tinh

1.4.1 Đặc tính chung của thủy tinh

1.4.1.1 Đặc tính chung:

Loại bao bì thủy tinh có độ bền về mặt hóa học, hình thức đẹp, nhưng có
nhược điểm cơ bản là nặng, dễ vỡ và truyền nhiệt kém. Bao bì thủy tinh gồm
những chai, lọ bằng thủy tinh thường làm bằng cát trắng, có thành phần chủ yếu
là SiO2.

Vật liệu chế tạo ra chúng thường tồn tại dưới dạng: Dạng khí; Dạng rắn tinh
thể; Vật thể rắn vô định hình. Khi được gia nhiệt, thủy tinh trở nên mềm dần và
trở nên linh động, chảy thành giọt hay thành dòng, độ nhớt càng giảm thấp khi
nhiệt độ càng tăng. Thủy tinh có tính chuyển đổi trạng thái thuận nghịch theo sự
tăng giảm nhiệt độ, tính chất ban đầu thường vẫn được giữ nguyên trong suốt
quá trình. Cấu trúc của thủy tinh trong khối thủy tinh được xem như giống nhau.

1.4.1.2 Phân loại thủy tinh vô cơ:

- Thủy tinh đơn nguyên tử.

- Thủy tinh oxyt.

Thủy tinh silicat là một loại thủy tinh oxyt rất phổ biến, chính là vật liệu làm
chai lọ chứa đựng thực phẩm như:

+ Chai nước giải khát, bia, rượu, nước ép quả...

+ Lọ đựng rau quả ngâm....

1.4.1.3 Tính chất của thủy tinh bị ảnh hưởng bởi các cấu tử riêng phần:

Trên lý thuyết thì khi thủy tinh là một hỗn hợp vật lý của các oxyt thì tính
chất của thủy tinh được xem là tương đương với các tính chất của các oxyt đó ở
dạng tinh thể hoặc thủy tinh thuần khiết. Nhưng trong thực tế, khi nấu chảy hỗn
25
hợp các oxyt thì chúng tương tác nhau, sắp xếp vị trí trong mạch vô định hình
làm thay đổi tính chất của chúng so với khi ở dạng tự do.

Do đó, 1 lượng nhỏ các oxyt kiềm và kiềm thổ được cho vào để tạo nên
những tính năng mới cho thủy tinh silicat, đáp ứng những yêu cầu khác nhau
cho các mục đích sử dụng thủy tinh khác nhau.

1.4.2 Thủy tinh silicat

Bao bì thủy tinh có những ưu khuyết điểm sau đây:

- Nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú.

- Tái sinh dễ dàng, không gây ONMT.

- Dẫn nhiệt kém.

- Có thể tái sử dụng nhiều lần.

- Trong suốt.

- Ít bị ăn mòn hóa học.

- Có thể bị vỡ do va chạm cơ học.

- Nặng.

- Không thể in, ghi nhãn lên bao bì theo quy định của nhà nước.

1.4.3 Nguyên liệu và phối liệu trong sản xuất thủy tinh bao bì trong CNTP

Nguyên liệu sản xuất thủy tinh silicat là các hợp chất vô cơ từ quặng thiên
nhiên được dùng để chế tạo thủy tinh: các oxyt kim loại lưỡng tính, oxyt kiềm
và kiềm thổ.

Nguyên liệu phụ: các hợp chất vô cơ được dùng ở lượng nhỏ hoặc rất nhỏ để
khử bọt, khử màu, nhuộm màu.....

1.4.3.1 Nguyên liệu nấu thủy tinh oxyt silic:

SiO2:

- Là thành phần chính của đa số thủy tinh công nghiệp.

26
- Có thành phần chính là cát biển (SiO2) thô, ngoài ra còn có thể có
Al2O3, CaO, MgO...Bên cạnh đó còn có thể có những oxyt nhuộm màu, các
oxyt ảnh hưởng độ chiết quang của thủy tinh....

1.4.3.2 Nguyên liệu phụ:

- Chất nhuộm màu: FeS, Fe2O3.

1.4.4 Tính chất vật lý của bao bì thủy tinh:

1.4.4.1 Độ bền cơ:

Độ bền cơ học của bao bì thủy tinh được quyết định từ thành phần nguyên
liệu, công nghệ chế tạo, cấu tạo hình dáng bao bì.

1.4.4.2 Độ bền nhiệt:

Nên rót dung dịch vào bao bì thủy tinh khi giữa chúng không chênh lệch
quá 70C, nếu không có thể làm vỡ chai vì sự tương tác giữa ứng lực nén và ứng
lực kéo.

1.4.4.3 Tính chất quang học của thủy tinh:

Đặc tính quang học của thủy tinh được thể hiện ở khả năng hấp thụ ánh
sáng và phản xạ ánh sáng. Tính chất hấp thụ tùy thuộc vào bước sóng của ánh
sáng.
27
1.4.4.4 Độ bền hóa học:

Môi trường kiềm ăn mòn thủy tinh nhanh hơn so với môi trường axit.
Nhiệt độ môi trường càng cao thì tốc độ ăn mòn thủy tinh càng nhanh.

1.4.5. Phân loại bao bì thủy tinh

Theo kích thước miệng bao mà người ta phân ra bao bì miệng hẹp và bao bì
miệng rộng (hình 1.1).

a) b)
Hình 1.1. Một số kiểu bao bì thủy tinh
a) bao bì miệng rộng; b) bao bì miệng hẹp
Bao bì miệng hẹp dùng để đựng nước rau, quả. Nếu dung tích nhỏ hơn 2 lít
được gọi là chai, nếu dung tích lớn hơn 2 lít được gọi là bình.

Bao bì miệng rộng gồm các loại hộp, cốc, lọ thủy tinh có nhiều dung tích
khác nhau dùng để đựng đồ hộp rau quả, thịt, cá, sữa,...

1.4.6 Nắp bao bì thủy tinh:

- Loại A: có ren vặn để đóng nắp vào, nắp tương ứng cũng có cấu tạo ren.
VD: rượu vodka,...

- Loại B: có cấu tạo thành miệng chai khá dày, được đậy kín bằng nút bấc
(còn gọi là gỗ bần), dây thép được buộc bên ngoài miệng chai giúp cho nút bấc
chịu được áp lực nén cao của CO2 bên trong chai. VD: rượu vang, rượu
champagn...

28
- Loại C: cấ tạo thành miệng dày và có gờ, được đậy bằng nắp mũ có lót
lớp đệm bằng gỗ bấc hoặc cao su để có thể áp chặt khít vào miệng chai, tạo sự
kín hoàn toàn. VD: chai nước giải khát

1.5. Bao bì kim loại


1.5.1 Sự phát triển của bao bì kim loại
- Bao bì KL được phát triển thành ngành CN vào thế kỷ 19 và phát triển
mạnh vào đầu thế kỷ 20.
- Giúp bảo quản TP trong thời gian dài từ 2 – 3 năm.
- Ngày nay trên thế giới công nghệ đồ hộp không còn phát triển mạnh vì
càng ngày người ta càng thích ăn thực phẩm tươi, vừa chế biến.
Tính chất chung của bao bì kim loại:
- Nhẹ, thuận lợi cho việc vận chuyển.
- Đảm bảo độ kín vì thân và nắp đều có thể làm cùng 1 loại vật liệu.
- Chống ánh sáng tác động vào thực phẩm.
- Có tính chịu nhiệt cao, do đó thực phẩm có thể thanh trùng hoặc tiệt
trùng với chế độ thích hợp để đảm bảo an toàn VSTP.
- Có thể in lên bề mặt bao bì KL.
- Quy trình sản xuất và đóng hộp thực phẩm được tự động hóa hoàn toàn.
1.5.2 Phân loại bao bì kim loại
1.5.2.1 Phân loại theo vật liệu bao bì:
* Bao bì KL thép tráng thiếc:
Có thành phần chính là sắt, và các phi kim, KL khác như C, Mn, Si, P, S
với hàm lượng nhỏ.
- Thép có màu xám đen, không có độ bóng bề mặt, dễ bị ăn mòn trong
môi trường kiềm và axit.
- Khi được tráng thiếc thì thép có bề mặt sang bóng. Tuy nhiên, thiếc là 1
KL lưỡng tính nên dễ tác dụng với axit, kiềm. Do đó, ta cần tráng lớp vec-ni có
tính trơ trong môi trường axít và kiềm.

29
* Bao bì KL nhôm:
Nhôm (Al) làm bao bì có độ tinh khiết đến 99%, và những thành phần KL
khác có lẫn trong nhôm như Si, Fe, Cu, Mn, Mg…
1.5.2.2 Phân loại theo công nghệ chế tạo lon:
+ Lon hai mảnh:
- Lon 2 mảnh gồm thân dính liền với đáy, nắp rời được ghép mí với thân.
Lon 2 mảnh chỉ có 1 đường ghép mí giữa thân và nắp, vật liệu chế tạo lon 2
mảnh phải mềm dẻo, có thể làm từ nhôm hoặc thép có độ mềm dẻo cao.
+ Lon 3 mảnh:
Công nghệ chế tạo lon 3 mảnh được áp dụng cho nguyên liệu thép. Lon 3
mảnh gồm thân, đáy và nắp. Thân hộp được chế tạo từ 1 miếng thép chữ nhật,
cuộn lại thành hình trụ và được hàn mí thân; nắp và đáy được chế tạo riêng,
được ghép mí với thân.
1.5.3. Đặc điểm của bao bì kim loại
Bao bì kim loại (hình 1.2) có nhiều kiểu : hộp tròn, hộp chữ nhật, hộp ôvan,
hộp hình thang,... thường làm bằng sắt đen, sắt trắng, nhôm lá,... theo phương
pháp ghép hoặc dập. Đối với hộp ghép thân hộp được cuộn lại rồi hàn, sau đó
được ghép với đáy hộp. Đối với hộp dập thân và đáy hộp làm liền từ cùng một
miếng sắt. Hiện nay hộp ghép được dùng nhiều hơn vì đẹp hơn, có hai mí, một
mí giữ thân với đáy, một mí giữ thân với nắp nên giữ được nhãn hiệu, lớp mạ và
màng sơn, có thể gia công được mọi cỡ với chiều cao khác nhau và tiết kiệm
được vật liệu.

30
Hình 1.2. Một số kiểu bao bì kim loại

Để bảo vệ cho hộp không bị sản phẩm ăn mòn, đặc biệt là một số sản phẩm
chua và có nhiều đạm, người ta tráng một lớp thiếc mỏng khoảng 4m hoặc sơn
một lớp vecni (làm bằng hợp chất cao phân tử). Khi dùng thiếc hay vecni trong
các bao bì kim loại phải đảm bảo những tính chất sau : không có chất độc,
không gây mùi vị, màu sắc cho đồ hộp, không có tác dụng ăn mòn hóa học đối
với sản phẩm, có độ bám tốt, chịu được áp suất và nhiệt độ cao,...

Thông thường mỗi loại sản phẩm được đựng trong những loại bao bì thích
hợp. Để thuận lợi cho việc đóng gói, bao bì được tiêu chuẩn hóa và được xếp
theo số theo thứ tự. Ví dụ, ở Liên xô (cũ) có 32 cỡ hộp, mang số thứ tự từ 1 đến
32. Ở nước ta đã sản xuất và sử dụng một số cỡ hộp trong bảng 1.1.

Bao bì kim loại có ưu điểm là nhẹ, truyền nhiệt tốt, có độ bền cơ học cao, độ
dẻo tốt nhưng có độ bền hóa học kém, hay bị rỉ và bị ăn mòn.

31
Bảng 1.1. Kích thƣớc và qui cách của một số loại bao bì kim loại

Số Thể Kích thước (mm) Phương Loại đồ hộp


hiệu tích Đường kính Chiều cao pháp gia
Trong Ngoài Trong Ngoài công
1 104 72,8 76,1 24 28,6 Dập Patê

3 250 99 102,3 22,9 27,5 Dập Thịt, cá

7 318 72,8 76,1 76,4 83 Ghép Sữa đặc

8 353 99 102,3 45,9 52,8 Dập Các loại đồ

10 484 74,1 77,4 112,2 119,1 Ghép hộp

12 570 99 102,3 74 81 Ghép Vải, nhãn, dứa

13 892 99 102,3 116 123 Ghép Vải, dứa

14A 1000 99 102,3 131,9 138,9 Ghép Rau dầm dấm


và cà chua cô
đặc,..

1.5.4 Công nghệ chế tạo thép tráng thiếc:

1.5.4.1 Quy cách vật liệu thép – Quy trình sản xuất thép:

- Bao bì thực phẩm được sản xuất từ thép tấm không thể tái sử dụng; đồng
thời cũng rất tốn chi phí và công sức để tái chế bao bì thải. Do đó, CN đồ hộp
thực phẩm vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề về ONMT

1.5.4.2 Tiêu chuẩn của thép nền:

- Thép tấm được chia thành nhiều nhóm với chất lượng khác nhau thể
hiện qua độ cứng của thép ROCKWELL.

- Độ cứng là thước đo sức bền của vật liệu khi bị va chạm hay bị trầy
xước và được đo bằng các kỹ thuật thực nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, các kết
quả thu được thường biến đổi tùy theo phương pháp đo. Thực tế, các kết quả
thực nghiệm đo độ cứng có thể dao động trong khoảng 10% đối với cùng 1 loại

32
vật liệu. Để đo độ cứng người ta dùng viên bi KL hoặc viên kim cương hình
chóp ấn lên vật cần đo với 1 lực xác định. Trị số độ cứng là tỉ số giữa lực ấn và
diện tích vết lõm trên vật

1.5.4.3 Tiêu chuẩn tráng thiếc:

- Tùy theo yêu cầu sử dụng mà thép được tráng thiếc với lượng thiếc tráng
khác nhau. Loại thép dùng chế tạo lon chứa thực phẩm có độ tráng thiếc từ 5,6 –
11,2g/m2, có thể lên đến 15,1g/m2.

- Có thể dùng pp mạ điện hoặc pp nhúng thép tấm vào thiếc nóng chảy,
nhưng hiện nay thường dùng pp1.

- Thiếc dùng để mạ điện lên bề mặt thép tấm có độ tinh khiết 99,75%.
Trong quá trình mạ điện, vật cần mạ được gắn với cực âm catôt, kim loại mạ
gắn với cực dương anôt của nguồn điện trong dung dịch điện môi. Cực dương
của nguồn điện sẽ hút các electron e- trong quá trình oxi hóa và giải phóng các
ion kim loại dương, dưới tác dụng lực tĩnh điện các ion dương này sẽ di chuyển
về cực âm, tại đây chúng nhận lại e- trong quá trình oxi hóa khử hình thành lớp
kim loại bám trên bề mặt của vật được mạ. Độ dày của lớp mạ tỉ lệ thuận với
cường độ dòng điện của nguồn và thời gian mạ.

Ví dụ: mạ đồng trong dung dịch điện môi SO42-

tại cực dương:

Cu → Cu2+ + 2e-

Cu2+ + SO42- → CuSO4

CuSO4 dễ tan trong dung dịch, tại cực âm

CuSO4 → Cu2+ + SO42-

Cu2+ + 2e- → Cu

1.5.4.4 Bề mặt hoàn thành:

- Bề mặt hoàn thành của thép tráng thiếc bằng phương pháp mạ điện sẽ
được phân loại theo độ bóng bề mặt.

33
- Thép sau khi mạ điện sẽ được xử lý hóa học hay điện hóa để tạo sự bám
dính chặt chẽ của lớp thiếc.

1.5.4.5 Cấu tạo của thép tấm tráng thiếc

Lớp sắt nền

Lớp hợp kim

Lớp thiếc

Lớp oxyt

Lớp dầu DOS

1.5.4.6 Vec–ni bảo vệ lớp thiếc:

Lớp vec-ni tráng bên trong lon phải đảm bảo:

- Không gây mùi lạ, không gây biến màu thực phẩm.

- Không bong tróc khi bị va chạm cơ học.

- Không bị phá hủy bởi quá trình gia nhiệt.

- Có độ mềm dẻo cao để trải đều khắp bề mặt được phủ.

- Độ dày của lớp vec-ni phải đồng đều.

1.5.5 Ăn mòn hóa học

1.5.5.1 Nguyên nhân VSV:

Các VSV (nấm men, nấm mốc, VK) nhiễm vào thực phẩm từ nguồn
nguyên liệu hoặc trong các công đoạn chế biến, hoặc nhiễm trong bao bì sẽ sinh
ra khí CO2, H2S, NH3 hoặc các khí khác sẽ làm phồng hộp.

1.5.5.2 Ăn mòn hóa học cùng với sự bong tróc lớp vec-ni:

- Bởi môi trường H+ tạo ra khí H2↑

- Sự ăn mòn bởi H2S tạo khí H2↑

34
1.5.6 Bao bì nhôm:

1.5.6.1 Đặc điểm:

- Thuộc loại lon 2 mảnh.

- Nhẹ hơn rất nhiều so với các loại bao bì bằng các loại vật liệu khác,
thuận lợi trong vận chuyển phân phối.

- Do Al chống được tia cực tím nên ngoài dạng lon, Al còn được dùng ở
dạng lá để ghép với các vật liệu khác để bao gói thực phẩm.

- Al được sử dụng làm bao bì có độ tinh khiết từ 99– 99,8% và Al dùng


làm hộp có độ dày 320μm(0,32mm).

1.5.6.2 Công nghệ chế tạo lon nhôm:

Công nghệ chế tạo nguyên liệu nhôm:

- Al có trong tự nhiên dạng khoáng sản được gọi là quặng bauxit.

- Quặng bauxit → tinh chế → bột Al2O3 → điện phân →Al (nóng chảy)
→ phụ gia → khuôn → thỏi → tấm.

Công nghệ chế tạo thân lon và nắp lon:

- Tấm nhôm được cắt thành hình tròn. Sau đó được dập vuốt nong theo
khuôn để tạo dạng hình trụ. Phần đáy được tạo thành vòm làm tăng độ chắc ở
đáy lon.

- Trong suốt quá trình chế tạo, thành lon luôn luôn được bôi trơn để làm
giảm độ ma sát giúp lá nhôm di chuyển dễ dàng trên trên bề mặt các thiết bị.

- Chất bôi trơn có thể được thu hồi trên quy trình liên tục qua 1 thiết bị
lọc, và được tái sử dụng lại.

Phần thừa phía miệng lon được cắt → rửa → sấy→ in nhãn hiệu → phủ
vec-ni → sấy → bôi trơn cổ lon → tạo viền để ghép nắp.

Chế tạo nắp lon:

35
Nhôm tấm → phủ vec-ni→ bôi trơn → cắt hình tròn → dập tạo hình nắp,
móc nắp → gắn khóa nắp → phun lớp cao su đệm lên móc nắp để tạo độ chặt và
kín.

1.5.6.3 Ăn mòn bao bì nhôm:

- Lon được phủ lớp vec-ni để bảo vệ ăn mòn, do đó lon chỉ bị ăn mòn khi
lớp vec-ni bị trầy xước, bong tróc giúp MT axit của bia hoặc NGK tiếp xúc với
Al hoặc Al2O3:

Al2O3 + 6H+ = 2Al3+ + 3H2O

Al + 6H+ = Al3+ + 3H2 ↑

Khí H2 sinh ra không tạo áp lực đáng kể so với CO2 có sẵn trong lon, nhưng nếu
lon bị ăn mòn sẽ bị lủng và hư hỏng sản phẩm.

1.6. Bao bì plastic

1.6.1 Đặc điểm chung của bao bì plastic

- Nguyên liệu sản xuất plastic là nguồn (hydrocacbon) HC từ dầu mỏ.

- Bao bì plastic thường không mùi, không vị, có loại có thể đạt đô mềm
dẻo, nhưng cũng có loại đạt độ cứng vững chắc, chống va chạm cơ học, chống
thấm hơi, khí.

- Có loại trong suốt, hoặc cũng có loại mờ đục.

- In ấn dễ dàng, đạt được độ mỹ quan theo yêu cầu.

- Đặc điểm nổi bật là nhẹ hơn tất cả các loại vật liệu bao bì khác, rất thuận
tiện trong phân phối, chuyên chở.

1.6.2 Các loại plastic làm bao bì thực phẩm

- Hiện nay, bao bì plastic chứa thực phẩm thường là bao bì 1 lớp nhưng
được lai ghép từ 2-3 loại vật liệu plastic với nhau để đạt được tính năng cần
thiết.

36
- Công nghệ chế tạo bao bì plastic đã và đang phát triển cao độ, nhưng
cũng gây sự gia tăng ô nhiễm môi trường vì không có khả năng tái sinh hoàn
toàn.

- Plastic thuộc loại nhựa nhiệt dẻo, có tính chảy dẻo thuận nghịch; khi
nhiệt độ chưa đến điểm phá hủy cấu trúc của nó thì khi nhiệt độ càng cao thì
càng trở nên mềm dẻo, khi nhiệt độ được hạ xuống thì thường hóa rắn.

- Plastic là loại polyme chứa 5000 – 10000 monomer, có các dạng sau:

- Homopolyme: cấu tạo từ 1 loại monomer.

- Copolyme: cấu tạo từ 2 loại monomer.

- Terpolyme: cấu tạo từ 3 loại monomer.

1.6.3 Nguyên tắc chế tạo bao bì plastic– đóng bao bì vào thực phẩm

Chế tạo màng, bao bì plastic:

- Dạng tấm được chế tạo đối với sản phẩm plastic cần độ cứng vững cao,
plastic được đùn qua khe thẳng, rồi từ đó được dập tạo hình khay, đĩa...

- Những loại chai lọ cũng cần độ cứng vững cao, plastic được đúc khuôn
và thổi thành hình dạng mong muốn.

- Các loại túi bằng plastic mềm dẻo, plastic được cho qua khe hình vành
khăn cùng với 1 dòng không khí → bong bóng plastic → trục lăn đỡ → trục lăn
kép → màng plastic 2 lớp.

Từ đó có thể tạo dạng túi chứa đựng bằng cách cắt theo chiều dài túi và
hàn đáy, miệng hở để chứa đựng, sau đó có thể hàn miệng.

- Từ ống trụ cũng có thể được rọc thành 2 lớp màng, các màng này có thể
được ghép với các loại plastic khác bằng pp ép nhiệt hay có khối keo kết dính
tạo thành màng nhiều lớp làm bao bì đựng thực phẩm.

- Nguyên liệu plastic nhập liệu không được lẫn nước, trong quá trình đùn
ép, sự quá nhiệt cũng gây hư hỏng cấu trúc của plastic, sự gia nhiệt plastic đến

37
trạng thái nóng chảy phải thực hiện ổn định cũng như tốc độ nhập liệu phải đồng
nhất.

- Tốc độ cũng như áp lực dòng khí tạo bong bóng plastic sẽ quyết định độ
dày, độ bền cơ, độ trong suốt, sự mờ đục, độ sáng bóng bề mặt của plastic.

1.6.4 Nguyên tắc đóng nắp – dán nhãn bao bì:

1.6.4.1 Đóng nắp ren:

- Chai đã nạp thực phẩm và nắp được cung cấp đến bộ phận đóng nắp
bằng băng chuyền riêng biệt, sao cho chai di chuyển đến gặp nắp và đi vào bộ
phận gồm những con lăn sẽ siết chặt nắp vào miệng chai.

- Hoặc chai đã nạp thực phẩm di chuyển bởi bang chuyền đến vừa đúng
khi roto có mang nắp bên trong hạ xuống gặp miệng chai và siết chặt nắp vào
miệng chai.

1.6.4.2 Dán nhãn bao bì:

- Keo dán thường là loại keo casein.

- Công đoạn dán nhãn thường chỉ áp dụng cho chai thủy tinh, các loại chai
lọ plastic thì được in phun trực tiếp ở ngoài mặt chai.

1.7. Bao bì ghép nhiều lớp

1.7.1 Giới thiệu – đặc tính – cấu trúc

1.7.1.1 Phối hợp vật liệu và những lớp kết dính trung gian:

- Theo lý thuyết thì có thể phối hợp mọi loại vật liệu nhựa với nhau trong
mọi cấu trúc, nhưng thực tế có nhiều loại nhựa không thể kết dính với nhau →
cần lớp kết dính trung gian.

- Chỉ vài loại nhựa trong 20 loại vật liệu có thể kết dính với nhau khi nâng
nhiệt độ lên cao mà không cần lớp kết dính trung gian. Những loại này có cấu
trúc hóa học cơ bản giống nhau. Việc phát triển loại vật liệu trung gian bám dính
đóng vai trò quan trọng trong công nghệ chế tạo màng nhiều lớp. Các loại nhựa
bám dính được yêu cầu tạo mối nối tốt ở cả nhiệt độ thường và nhiệt độ cao,

38
phải được gia công ở nhiệt độ tương thích về độ nhớt đối với các vật liệu khác
trong cấu trúc...và nhiều công trình còn đang nghiên cứu để đáp ứng được những
yêu cầu này.

1.7.1.2 Tính chất và ứng dụng:

- Sản phẩm bao bì chứa đựng TP, mỹ phẩm hoặc dược phẩm yêu cầu phải
kín hoàn toàn, đồng thời phải có độ bền, chống va đập, trong suốt, dễ in ấn và có
thể thanh trùng, tiệt trùng...

- Thực tế không có loại vật liệu nào có thể đồng thời đáp ứng được tất cả
các yêu cầu đó, vì thế cần kết hợp nhiều loại vật liệu bổ sung ưu điểm. Do đó,
màng ghép nhiều lớp được chế tạo và hoàn toàn chiếm ưu thế trong ngành bao
bì thực phẩm.

Màng nhiều lớp có thể được chế tạo bằng 3 phương pháp sau:

- Nhiều màng được chế tạo trên những thiết bị riêng, được ghép với nhau
bằng pp ép dán nhiệt đ/v nhựa có cấu trúc cơ bản giống nhau.

- Dùng chất kết dính để kết dính các loại vật liệu với nhau. Lượng chất kết
dính chiếm khoảng 15 – 20% KL các loại màng chính và có độ dày khoảng
3μm.

- Màng được đùn qua thiết bị đùn ép

1.7.2 Phương pháp đóng bao bì TETRA PAK

1.7.2.1 Mục tiêu – đặc điểm của phương pháp TETRA PAK:

- Bao bì TETRA PAK là loại bao bì màng ghép rất nhẹ nhằm mục đích vô
trùng, đảm bảo chất lượng tươi, nguyên cho sản phẩm giàu dinh dưỡng và
vitamin từ nguồn nguyên liệu. Bao bì nhẹ, bảo vệ MT, tiện ích cho sử dụng,
chuyên chở, phân phối và BQ sản phẩm ở nhiệt độ thường với thời gian dài.

- Phương thức đóng bao bì TETRA PAK được áp dụng cho những loại
thức uống dạng lỏng, đồng nhất hoặc dạng huyền phù, nhũ tương với kích thước
hạt rất nhỏ, độ nhớt không quá cao như sữa, nước ép rau quả.

39
- Theo phương thức đóng gói TETRA PAK, thức uống được tiệt trùng
trước khi đóng vào bao bì với vật liệu bao bì đã được tiệt trùng và hàn kín trong
môi trường vô trùng.

- Sau khi đóng bao bì, sản phẩm được giữ ở nhiệt độ thường trong khoảng
thời gian khoảng 6 tháng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Sau khi mở bao bì
sử dụng, phần thực phẩm còn thừa lại trong bao bì phải được bảo quản ở 4 –
100C.

Cách đóng bao bì TETRA PAK:

- Các lớp vật liệu giấy được in nhãn theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, sau
đó được ghép cùng với các lớp vật liệu khác và quấn thành từng cuộn có chiều
rộng bằng chu vi của thân trụ hộp (phải có phần ghép mí và thân). Trước khi
chiết rót, cuộn giấy được tiệt trùng bằng hơi H2O2 trong phòng kín vô trùng và
được đưa vào máy hàn dọc thân hộp và ghép đáy. Sau đó dịch thực phẩm được
rót định lượng vào hộp và bao bì được hàn ghép mí đầu, cắt rời, xếp góc. Hộp
sản phẩm được dòng nước phun để làm sạch chất lỏng dính ở các mối hàn đầu
và đáy, sau đó được thổi không khí nóng để khô hộp. Số lượng 4 hay 6 lớp

1.8. Nhãn hiệu thực phẩm

1.8.1 Vai trò của nhãn hiệu thực phẩm

- Nhãn hiệu thực phẩm là yếu tố quan trọng tạo nên chức năng thứ 2 của
bao bì thực phẩm.

- Những hàng hóa ghi nhãn hiệu đúng quy cách và với những thông tin về
đặc tính hay thành phần đặc biệt thường tạo được thế cạnh tranh cho sản phẩm 1
cách vững chắc trên thị trường.

- Là nơi trình bày các thông tin chi tiết về thực phẩm chứa đựng bên trong
cùng với sự trình bày thương hiệu công ty sản xuất và hình ảnh, màu sắc minh
họa cho thực phẩm và sự trình bày chi tiết phải đúng quy định.

40
- Nhãn phụ của bao bì thực phẩm là nơi ghi các thông tin chính theo quy
định 1 cách ngắn gọn, thường không ghi thương hiệu, không có hình ảnh và là
phần phụ trợ giải thích cho nhãn hiệu của bao bì sản phẩm.

- Quy cách ghi nhãn hiệu hàng hóa thực phẩm đã được quy định tạm thời
theo quyết định của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng số 23/TDCQĐ
đã ký ban hành ngày 20/2/1995.

- 30/08/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định số


178/1999/QĐ-TTg về việc ban hành “Quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông
trong nước và hàng hóa xuất – nhập khẩu ”.

- Đến năm 2000, quy chế ghi nhãn hàng hóa được bổ sung điều chỉnh bởi
quyết định số 95/2000/QĐ-TTg ngày 15/08/2000 của Thủ tướng Chính phủ.

- Quy chế ghi nhãn hàng hóa không quy định bắt buộc đối với hình ảnh,
màu sắc trên bao bì.

- Thương hiệu là yếu tố tất yếu được ghi trên nhãn hiệu. Thương hiệu là
tên của 1 tổ chức, dịch vụ, công ty, xí nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại.

- Nhãn hiệu hàng hóa thực phẩm phải ghi phần nội dung bắt buộc gồm 9
nội dung được ghi đúng quy cách về:

Từ ngữ

Ngôn ngữ

Cách trình bày, vị trí các phần mục

- Nhãn hiệu có thể ghi thêm một số chi tiết thuộc nội dung khuyến khích
nhằm làm nổi bật sản phẩm cũng như thu hút khách hàng, nhưng không được
công bố một số xác nhận mà xí nghiệp, công ty kinh doanh không thể xác minh
được.

- Hiện nay, các sản phẩm được công ty đăng ký mã số vạch cho chủng
loại sản phẩm để thuận tiện trong việc kiểm tra, lưu kho, phân phối....

41
1.8.2 Nội dung ghi nhãn bắt buộc

1.8.2.1 Tên thực phẩm:

- Tên gọi của thực phẩm phải thể hiện bản chất xác thực của thực phẩm
đó. Tên gọi phải cụ thể, không trừu tượng.

- Chữ viết tên hàng hóa hay tên thực phẩm có chiều cao không nhỏ hơn
2mm. Thuật ngữ ghi bên cạnh tên gọi của thực phẩm là những từ ngữ nhằm “xác
nhận” về bản chất xác thực và tình trạng vật lý của thực phẩm. VD:

- Đối với sản phẩm là 1 loại phụ gia thực phẩm thì cần ghi tên nhóm, tên
gọi và hệ thống quốc tế của các chất phụ gia.

1.8.2.2 Liệt kê thành phần cấu tạo

1. Phải liệt kê các thành phần của thực phẩm trên nhãn khi thực phẩm được cấu
tạo từ 2 thành phần trở lên. Không ghi khi thực phẩm chỉ có 1 thành phần.

- Thuật ngữ “thành phần” hay “thành phần cấu tạo” phải được ghi rõ với
cỡ chữ lớn hơn và nét chữ đậm hơn phần liệt kê các thành phần có trong thực
phẩm.

- Tất cả các thành phần phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần tính theo tỷ
lệ khối lượng của từng thành phần cấu tạo nên thực phẩm.

- Đối với thành phần “phức hợp” gồm 2 hoặc nhiều thành phần phụ thì
phải ghi các thành phần phụ trong ngoặc đơn, theo thứ tự giảm dần khối lượng
và ghi sát ngay với thành phần “phức hợp” đó. Nếu thành phần “phức hợp” có
tên đã xác định mà chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 25% thực phẩm đó thì không nhất thiết
phải ghi nhãn, trừ khi chúng là phụ gia thực phẩm.

- Lượng nước thêm vào thực phẩm phải được ghi vào thành phần cấu tạo,
ngoại trừ các dạng nước ở dạng phức hợp đã được ghi rõ trong bảng liệt kê các
thành phần.

2. Phải sử dụng tên gọi cụ thể đối với từng thành phần 1 cách cụ thể, không trừu
tượng có thể gây nhầm lẫn.

42
3. Thành phần là các chất phụ gia được ghi trên nhãn theo 1 trong 2 cách sau:

- Tên nhóm và tên chất phụ gia

- Tên nhóm và mã số quốc tế của các chất phụ gia, mã số được đặt trong
ngoặc đơn.

4. Ghi nhãn định lượng các thành phần.

5. Ghi nhãn đối với thực phẩm dùng cho chế độ ăn kiêng.

6. Ghi nhãn giá trị dinh dưỡng của các thành phần thực phẩm.

1.8.2.3 Hàm lượng tịnh và khối lượng ráo nước:

1. Hàm lượng tịnh phải được công bố trên nhãn ở nơi dễ thấy

a. Đ/v thực phẩm sản xuất trong nước, theo đơn vị đo lường quốc tế (SI).
Kich thước và chữ số ghi định lượng trên nhãn hàng hóa được thiết kế theo diện
tích phần chính của nhãn, PDP (principal display panel). Chữ số ghi định lượng
theo dòng song song với đáy bao bì.

b. Đ/v thực phẩm sản xuất nhằm xuất khẩu thì được ghi đơn vị đo lường
quốc tế hoặc đơn vị đo lường Anh, Mỹ.

2. Hàm lượng tịnh phải được ghi như sau:

- Theo đơn vị thể tích đối với thực phẩm dạng lỏng.

- Theo đơn vị khối lượng đối với thực phẩm dạng rắn.

- Theo đơn vị khối lượng hoặc thể tích đối với thực phẩm dạng sệt (nhớt).

- Trường hợp trong 1 bao bì có nhều đơn vị cùng chủng loại, thì số định
lượng được ghi rõ: tích của số đơn vị và số khối lượng 1 đơn vị.

3. Đối với thực phẩm được bao gói ở dạng chất lỏng chứa các thành phần rắn
phải ghi khối lượng tịnh và khối lượng ráo nước.

1.8.2.4 Nước xuất xứ:

- Thực phẩm sản xuất trong nước phải ghi rõ “Sản xuất tại VN”.

43
- Thực phẩm nhập khẩu phải ghi rõ tên nước sản xuất (ghi trên nhãn phụ
bằng tiếng Việt được gắn trên bao bì thực phẩm nhập khẩu).

- Thực phẩm tái chế tại 1 nước thứ 2 làm thay đổi bản chất của thực phẩm
đó, nước thứ 2 được coi là nước xuất xứ để ghi nhãn.

- Phải ghi cả tên và địa chỉ cơ sở sản xuất và cơ sở đóng gói nếu 2 cơ sở
đó khác nhau. Địa chỉ gồm: số nhà, đường phố, phường(xã), quận (huyện), thị
xã, thành phố (tỉnh).

1.8.2.5 Ký mã hiệu lô hàng

Trên kiện hàng phải ghi rõ ký mã của công ty, nhà sản xuất lô hàng để
nhận biết về thời điểm sản xuất lô hàng đó

1.8.2.6 Số đăng ký chất lượng

Đối với thực phẩm sản xuất để tiêu dùng trong nước nằm trong danh mục
sản phẩm phải đăng ký chất lượng tại cơ quan có thẩm quyền, trên nhãn phải ghi
rõ số đăng ký chất lượng của sản phẩm. Cách ghi số đăng ký quy định tại điểm
2.5 quyết định số 55/TĐC-QĐ ngày 2/3/1994 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo
lường chất lượng, quy định về việc đăng ký chất lượng hàng hóa.

1.8.2.7 Thời hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản

- Thời hạn sử dụng chính là thời hạn sử dụng thực phẩm tốt nhất. Thời
hạn phải được ghi rõ bằng cụm từ: HSD hoặc “sử dụng tốt nhất trước.....”

- Ngày, tháng, năm của HSD phải được ghi theo dãy số không mã hóa,
với 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 2 chữ số cách nhau bằng dấu chấm.

- Phải ghi thời hạn ở nơi dễ thấy hoặc chỉ rõ nơi ghi thời hạn trên bao bì.

- Danh mục thực phẩm bao gói sẵn phải ghi thời hạn sử dụng quy định
trong phụ lục 6. Phải ghi nhãn các điều kiện bảo quản đặc biệt để duy trì chất
lượng thực phẩm nếu hiệu lực về thời hạn sử dụng phụ thuộc vào việc bảo quản.

1.8.2.8 Hướng dẫn sử dụng

44
Phải ghi hướng dẫn sử dụng đối với các sản phẩm cần hướng dẫn khi sử
dụng, kể cả cách “tái tạo” sản phẩm khi dùng, để bảo đảm không gây ra sai sót
trong sử dụng. Trường hợp nhãn hàng hóa không đủ diện tích để ghi các hướng
dẫn thì phải

ghi các nội dung đó vào 1 tài liệu kèm theo hàng hóa để cung cấp thông tin cho
người tiêu dùng.

1.8.2.9 Thực phẩm chiếu xạ

- Thực phẩm đã được xử lý bằng bức xạ ion phải ghi rõ “thực phẩm qua
chiếu xạ” ngay canh tên thực phẩm.

- Khi 1 sản phẩm chiếu xạ được sử dụng như 1 thành phần của thực phẩm
khác, phải ghi rõ trong bảng liệt kê các thành phần.

- Khi sản phẩm chỉ có 1 thành phần và được chế biến từ 1 nguyên liệu
chiếu xạ, nhãn của sản phẩm đó phải ghi rõ việc xử lý này.

1.8.3 Nội dung ghi nhãn khuyến khích

- Tất cả các thông tin bổ sung có thể trình bày trên nhãn nhưng không
được mâu thuẫn với những yêu cầu bắt buộc của quy chế ghi nhãn bao bì.

- Cho phép ghi dấu hiệu phân hạng chất lượng sản phẩm trên nhãn, nhưng
dấu hiệu đó phải dễ hiểu và không gây nhầm lẫn cho người sử dụng. Dấu hiệu
có thể là “hàng VN chất lượng cao.”

1.8.4. Trình bày các nội dung bắt buộc ghi nhãn

Quy định chung:

- Nhãn phải được in, dán, ghép...một cách chắc chắn để không bị rơi khỏi
bao bì.

- Nhãn phải ở vị trí dễ thấy, rõ ràng, không nhòe, không bay màu, không
tẩy xóa, dễ đọc đối với người tiêu dùng, không ghi mập mờ, gây ra sự nhầm lẫn
với hàng hóa khác.

45
- Khi các đơn vị bao gói được bọc lại thì mặt ngoài của lớp bọc phải mang
thông tin cần thiết của nhãn, hoặc lớp bọc phải làm bằng vật liệu có thể đọc
được các nội dung nhãn bên trong lớp bọc đó.

- Tên gọi và hàm lượng tịnh của thực phẩm phải ở nơi dễ thấy trên nhãn

Ngôn ngữ:

- Với thực phẩm sản xuất và tiêu dùng trong nước, nhãn phải được ghi
bằng tiếng Việt. Trên nhãn cũng có thể ghi thêm bằng tiếng nước ngoài thông
dụng để người nước ngoài khi đến VN có thể sử dụng.

- Với thực phẩm nhập khẩu, nhãn phải được ghi bằng tiếng Việt hoặc
tiếng Anh. Trong trường hợp khác, phải sử dụng nhãn phụ ghi nội dung bắt buộc
bằng

tiếng Việt.

- Trường hợp ghi nhãn lại hoặc dùng 1 nhãn phụ thì những nội dung bắt
buộc ghi phải được ghi đầy đủ và chính xác như nhãn gốc.

1.8.5 Xác nhận các đặc tính của thực phẩm

1.8.5.1. Nguyên tắc

- Không 1 thực phẩm nào được công bố xác nhận không xác thực gây
nhầm lẫn hoặc có khả năng tạo ra 1 ấn tượng phóng đại đối với bất kỳ đặc tính
nào của thực phẩm.

- Những cơ sở kinh doanh sản xuất thực phẩm phải có khả năng chứng
minh các xác nhận đã được công bố trên nhãn.

1.8.5.2 Không công bố các xác nhận sau

- Những xác nhận nhằm khẳng định rằng thực phẩm đó là nguồn cung cấp
toàn bộ chất dinh dưỡng chủ yếu.

- Những xác nhận ngụ ý rằng một chế độ ăn uống cân đối bằng các thực
phẩm thông thường không thể cung cấp thỏa đáng toàn bộ các chất dinh dưỡng
chủ yếu.

46
- Những xác nhận không xác minh được

- Những xác nhận về khả năng ngăn ngừa, làm dịu, điều trị bệnh tật, rối
loạn chức năng hoặc điều trị tình trạng sinh lý đặc biệt, trừ trường hợp thực
phẩm đó dành cho chế độ ăn kiêng đã được quy định trong các TCVN hoặc tiêu
chuẩn Codex

- Những xác nhận có thể gây nghi vấn về tính an toàn hoặc gây mối lo
ngại cho người tiêu dùng về các thực phẩm tương tự khác.

- Những xác nhận vô nghĩa về sự so sánh tương đối và tuyệt đối.

1.8.5.3 Xác nhận có điều kiện

- Xác nhận 1 thực phẩm có giá trị dinh dưỡng đặc biệt hoặc được gia tăng
dinh dưỡng bằng cách bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như vitamin, các chất
khoáng và các aa.

- Xác nhận 1 thực phẩm có chất lượng đặc biệt bằng cách làm giảm hoặc
loại bỏ 1 chất dinh dưỡng nào đó đều phải dựa trên việc nghiên cứu về tính dinh
dưỡng phải tuân thủ những quy định pháp lý của cơ quan có thẩm quyền.

- Các thuật ngữ “tự nhiên”, “tinh khiết”...khi được sử dụng đều phải tuân
thủ 1 cách nghiêm ngặt các quy định cụ thể và cần tuân theo những xác nhận bị
cấm trong phần 3.5.2 (không công bố những xác nhận không thể chứng minh
được).

- Xác nhận 1 thực phẩm mang tính tôn giáo hoặc dùng để hành lễ khi thực
phẩm đó phù hợp với những yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về tôn giáo.

- Có thể xác nhận để làm nổi bật sự không có hoặc không thêm những
chất cụ thể vào thực phẩm, sự xác nhận phải không gây hiểu lầm cho người tiêu
dùng và chất xác nhận phải được đảm bảo.

- Những xác nhận làm nổi bật sự không có hoặc không thêm một hoặc
nhiều chất dinh dưỡng phải tuân theo sự công bố bắt buộc về chất dinh dưỡng.

47
1.8.5.4 Ghi nhãn đối với thực phẩm dùng cho chế độ ăn kiêng

Dựa trên TC Codex 146 – 1985

1. Tên thực phẩm :

- Dùng thuật ngữ “chế độ ăn uống đặc biệt” hoặc “chế độ ăn kiêng đặc
biệt”

- Đặc trưng “ăn kiêng” chủ yếu của thực phẩm cần ghi ngay cạnh tên của
thực phẩm đó.

2. Xác nhận đặc tính “ăn kiêng”:

Nếu 1 thực phẩm không bị biến đổi nhưng có thể phù hợp cho 1 chế độc
ăn kiêng nhất định thì không cần phải ghi “dùng cho chế độ ăn kiêng”.

1.8.5.5 Ghi nhãn giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm

1. Liệt kê các chất dinh dưỡng:

- Nội dung bắt buộc công bố.

- Cacbonhydrat

- Axit béo

- Các vitamin và khoáng chất

- Tính toán các giá trị dinh dưỡng

2. Trình bày hàm lượng dinh dưỡng:

3. Sự sai lệch cho phép và sự phù hợp:

1.9. Mã số mã vạch

1.9.1 Lịch sử phát triển

- MSMV được phát minh vào năm 1949 bởi N. Jwod Landa tại Mỹ. 1960,
tiểu bang Sylvania đã áp dụng MSMV vào việc kiểm soát các toa xe lửa, đáp
ứng thời kỳ phát triển của kỹ thuật điện tử và thông tin.

48
- Vào năm 1970, Ủy ban Thực phẩm Mỹ đã ứng dụng MSMV đầu tiên
vào việc mua, bán, phân phối, kiểm tra hàng hóa thực phẩm mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Như thế, việc áp dụng MSMV đã mang lại thành công lớn.

- Năm 1973 Hiệp hội CNTP Mỹ thống nhất thành lập hiệp hội UCC
(Uniform Code Council) có nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp thông tin và điều lệ
của UCC, phổ biến áp dụng MSMV UPC (Universal Product Code). Mã số này
được sử dụng chủ yếu ở Mỹ và Canada.

- Năm 1974 các nhà sản xuất Châu Âu đã thành lập hội đồng đặc biệt để
nghiên cứu áp dụng MSMV vật phẩm tiêu chuẩn và thống nhất chung Châu Âu
được thiết lập trên cơ sở MSMV UPC gọi là EAN (European Article
Numbering)

- Tháng 12/1977 tổ chức EAN chính thức được thành lập và đặt trụ sở tại
Bỉ và do Bỉ làm tổng thư ký.

- Mục đích của EAN là phát triển MSMV tiêu chuẩn toàn cầu và đa ngành
về phân định sản phẩm, dịch vụ và địa điểm, nhằm cung cấp ngôn ngữ chung
cho thương mại quốc tế.

- Đến năm 1992, tổ chức EAN trở thành EAN - Quốc tế (EAN -
International)

Các loại MSMV tiêu chuẩn đang được áp dụng hiện nay:

- EAN (EAN – 8, EAN – 13)

- ITF – 14.

- UPC/EAN – 28

1.9.2 Hiệu quả EAN quốc tế và ứng dụng vào các ngành

- Nhờ vào hệ thống MSMV tiêu chuẩn, các nhà sx công nghiệp, kinh
doanh có thể trao đổi thông tin kiểm tra thương mại quốc tế về số lượng chủng
loại hàng hóa 1 cách chính xác, nhanh chóng và kinh tế.

49
- MSMV đã và đang được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả trong các
ngành sau:

+ Mậu dịch

+ Sản xuất hàng hóa tại xí nghiệp

+ Ngành y dược

+ Bưu điện

+ Hàng không

+ Thư viện

1.9.3 Tổ chức EAN Việt Nam và áp dụng MSMV ở Việt Nam

EAN-VN được thành lập tháng 3-1995 và được công nhận là thành viên
chính thức của EAN quốc tế vào tháng 5-1995, với nhiệm vụ chính:

- Hướng dẫn cấp mã số vật phẩm

- Xây dựng và ban hành bộ TCVN về MSMV cho VN.

- Đào tạo và chuẩn bị các dự án áp dụng công nghệ MSMV.

- Tham gia các hoạt động của EAN quốc tế.

Để quản lý mã mặt hàng, doanh nghiệp phải có bảng đăng ký sản phẩm sử
dụng MSMV trong đó hệ thống tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp mình hiện
có cũng như các sản phẩm sẽ có trong vòng 2-3 năm tới. Bảng này có thể có các
mục như số thứ tự, đặc điểm, bao gói, trọng lượng... và mã số tương ứng với
từng loại sản phẩm để khi cần có thể tra cứu được ngay.

1.9.4 Đặc điểm của MSMV

MSMV là dấu hiệu để phân định vật phẩm (ở đây có nghĩa là phân tích
định lượng). Qua MSMV và hệ thống máy vi tính có thể biết được đặc tính, khối
lượng, thể tích, loại bao bì, số lượng hàng hóa.

Mã số là 1 dãy các số tự nhiên từ 0 – 9 được sắp xếp theo quy luật. Mã vạch
gồm các vạch sáng tối có độ rộng khác nhau biểu thị cho các con số của mã số

50
để máy scan đọc. Trên toàn thế giới không thể có sự trùng MSMV với nhau giữa
các loại hàng hóa. MSMV là dấu hiệu đại diện cho từng loại hàng hóa.

MSMV được in trên nhãn hiệu ở vị trí góc bên phải và gần cạnh đáy của nhãn
hiệu bao bì.

MSMV không nhằm để người tiêu dùng đọc mà cho hệ thống máy scan đọc
và máy tính ghi vào bộ nhớ để lưu trữ thông tin. Sản phẩm khác nhau về 1 đặc
tính cũng tạo nên 1 chủng loại hàng hóa khác nhau và mang MSMV riêng.
Tương tự đối với hàng có thứ hạng khác nhau hoặc ứng dụng công nghệ chế
biến khác nhau cũng tạo nên những loại hàng hóa có MSMV khác nhau. Bên
cạnh đó, chủng loại sản phẩm cũng được tạo

nên do:

- Vật liệu bao bì khác nhau.

- Hình dạng, cấu tạo bao bì khác nhau

- Số lượng, thể tích bao bì khác nhau.

1.9.5 Cấu tạo MSMV EAN-13 và EAN-8 của hàng hóa bán lẻ

1.9.5.1 Cấu tạo mã EAN-13 và EAN-8:

+ EAN-13:

Gồm 13 con số có cấu tạo từ trái sang phải như sau:

- Mã quốc gia: 2 hoặc 3 chữ số.

- Mã doanh nghiệp: gồm 4,5 hoặc 6 chữ số

- Mã mặt hàng: 3,4,5 chữ số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp

- Số cuối cùng là số để kiểm tra.

Để đảm bảo tính thống nhất và tính đơn nhất của mã số, mã quốc gia phải do
tổ chức MSMV quốc tế cấp cho các quốc gia thành viên. MS quốc gia của VN là
893.

51
Mã doanh nghiệp (Mã M) do tổ chức MSMV vật phẩm cấp cho các doanh
nghiệp thành viên. Ở VN, mã M do EAN-VN cấp cho các doanh nghiệp thành
viên của mình.

Mã mặt hàng (Mã I) do nhà sản xuất quy định cho hàng hóa của mình. Nhà
sản xuất phải đảm bảo mỗi mặt hàng chỉ có 1 mã số.

Số kiểm tra C là 1 con số được tính dựa vào 12 con số trước đó, dùng để kiểm
tra việc ghi đúng những con số nói trên.

Từ năm 1995 đến 03/1998, EAN-VN cấp mã M gồm 4 chữ số và từ tháng


03/1998, theo yêu cầu của EAN quốc tế, EAN-VN bắt đầu cấp mã M gồm 5 chữ
số.

+ EAN-8:

Gồm 8 chữ số có cấu tạo như sau:

- 3 số đầu là mã quốc gia

- 4 số sau là mã mặt hàng.

- Số cuối cùng là số kiểm tra.

- Mã EAN-8 chỉ sử dụng trên những sản phẩm có kích thước nhỏ, không
đủ chỗ ghi mã EAN-13. Tổ chức EAN quốc gia sẽ cấp trực tiếp và có thể quản
lý trực tiếp mã mặt hàng.

Cách tính số kiểm tra cho mã EAN-13 và EAN-8:

Bước 1: Cộng tất cả các chữ số ở vị trí lẻ từ phải sang trái (trừ số kiểm tra C).

Bước 2: Nhân kết quả bước 1 với 3.

Bước 3: Cộng giá trị của các số còn lại.

Bước 4: Cộng kết quả của bước 2 với bước 3.

Bước 5: Lấy bội số của 10 gần nhất, lớn hơn hoặc bằng kết quả bước 4 trừ đi kết
quả bước 4 → C

VD: Tính số kiểm tra cho mã 893502590191C

52
Bước 1: 1 + 1 + 9 + 2 + 5 + 9 = 27

Bước 2: 27 x 3 = 81

Bước 3: 9 + 0 + 5 + 0 + 3 + 8 = 25

Bước 4: 81 + 25 = 106

Bước 5: 110 – 106 = 4 = C

Mã EAN-13 hoàn chỉnh sẽ là 8935025901914.

1.9.5.2 Cấu tạo mã vạch

Mã vạch thể hiện mã số EAN gọi là mã vạch EAN. Trong mã vạch EAN,
mỗi con số được thể hiện 2 vạch và 2 khoảng trống. Mỗi vạch hay khoảng trống
có chiều rộng từ 1 – 4 môđun, mỗi môđun có chiều rộng tiêu chuẩn là 0,33mm.

Mã vạch EAN là mã đa chiều rộng, tức là mỗi vạch (hay khoảng trống) có
thể có chiều rộng từ 1 – 4 môđun

Mã vạch EAN có cấu tạo như sau:

- Kể từ bên trái, khu vực để trống không ghi ký hiệu gì cả.

- Ký hiệu bắt đầu (2 vạch dài)

- Ký hiệu dãy số bên trái

- Ký hiệu phân cách (2 vạch dài)

- Ký hiệu dãy số bên phải

- Số kiểm tra

- Ký hiệu kết thúc (2 vạch dài)

- Cuối cùng là khoảng trống bên phải

Toàn bộ khu vực mã vạch EAN-13 tiêu chuẩn có chiều dài 37,29mm và có
chiều cao 25,93mm.

Mã vạch EAN-8 có cấu tạo tương tự nhưng chỉ có chiều dài tiêu chuẩn là
26,73mm và chiều cao là 21,31mm.

53
Độ phóng đại của mã vạch EAN-13 và EAN-8 nằm trong khoảng 0.8 – 2.0.

Thông thường trên các sản phẩm bán lẻ, người ta dùng mã EAN có độ phóng
đại là 0.9 – 1.0.

1.9.5.3 Đọc mã vạch và ứng dụng mã vạch trong bán hàng

- Để đọc mã vạch người ta dùng máy scan để quét, máy quét được nối với
máy tính bằng dây dẫn hoặc bộ phận truyền tín hiệu vô tuyến.

1.9.5.4 In mã vạch trên hàng hóa

Việc chuyển mã số thành mã vạch theo tiêu chuẩn mã hóa được thực hiện
bằng máy in mã vạch với chương trình điều khiển thích hợp.

Có 3 phương pháp in:

- In phun bằng thiết bị chuyên dụng.

- In trên giấy dính rồi dán lên sản phẩm

- In opset.

Các điểm cần chú ý khi in mã EAN:

- Không in chữ hay bất kỳ hình vẽ gì vào vùng diện tích xung quanh mã.

- Màu lý tưởng của mã vạch là màu đen trên nền trắng. Nếu muốn in màu
khác thì phải tuân thủ theo màu nền và vạch tiêu chuẩn do EAN quốc gia cung
cấp.

- Mã vạch nên đặt ngang, các vạch vuông góc với mặt phẳng đáy sản
phẩm.

- Đối với sản phẩm hình trụ đứng hay các bề mặt cong có đường kính nhỏ
hơn 7,5cm, mã vạch cần đặt đứng; nếu đường kính lớn hơn 7,5cm có thể đặt mã
vạch theo chiều đứng hoặc chiều ngang. Hàng hóa được vận chuyển phân phối
trong các thùng to khối chữ nhật làm bằng giấy bìa gợn sóng được gọi là bao bì
vận chuyển hay còn gọi là bao bì đơn vị gửi đi, có MSMV để tiện quản lý xuất
nhập kho.

54
1.9.6.1 Mã số các đơn vị gửi đi EAN-14 hoặc DUN-14

Mã đơn vị gửi đi có dạng tiêu chuẩn gồm:

1. 1 chữ số mới (VL – Logical Variant) gồm 3 loại: 0; 1-8; và 9.

2. 12 chữ số vật phẩm của đơn vị tiêu thụ, không tính số kiểm tra C.

3. 1 chữ số kiểm tra C tính toán dựa trên 13 số trước theo 5 bước của EAN-13.

- Số VL là 0 đối với trường hợp 1 mặt hàng chỉ có 1 loại đơn vị gửi đi.

- Số VL từ 1-8 đối với loại hàng hóa có nhiều loại đơn vị gửi đi. Số VL
càng lớn khi số lượng bên trong vật phẩm bên trong đơn vị gửi đi càng tăng.

- Số VL là 9 trong các trường hợp:

+ Kiện hàng chứa nhiều loại mặt hàng khác nhau.

+ Hàng hóa trong thùng sẽ được phân chia lại thành đơn vị bán lẻ
mới.

- Nhà cung cấp các đơn vị gửi đi cần cung cấp cho các đối tác buôn bán
của mình danh sách các số VL này và mô tả chi tiết ý nghĩa của nó.

- Số VL càng lớn có nghĩa là sẽ có nhiều đơn vị tiêu thụ bên trong đơn vị
gửi đi.

- Số VL được thêm vào đầu tiên bên trái của mã EAN-13 hay EAN-8
(EAN-8 đã thêm 5 số 0 vào phía trước).

1.9.6.2 Mã vạch các đơn vị gửi đi dùng mã ITF-14, ITF-6 bổ trợ

- Thực tế đã sử dụng phổ biến một loại mã vạch gọi là mã ITF (Interleave
Two of Five – tức là 2,5 xen kẽ).

- Trong mã vạch này mỗi con số được thể hiện bằng 5 vạch (hoặc khoảng
trống), trong đó có 2 vạch rộng (hoặc khoảng trống rộng).

- Mã vạch ITF mã hóa một số chẵn các con số, trong đó mã vạch ITF mã
hóa 14 con số được sử dụng rộng rãi nhất nên có tên riêng là mã ITF-14.

55
- Khi in trên các vật liệu đơn vị gửi đi người ta sẽ dùng mã ITF-14 thay
thế cho mã EAN-14 vì mã EAN-14 đòi hỏi chất lượng in cao.

- Khi in mã ITF-14, để chỉ thị chất lượng in của MV người ta dùng chữ H.
Nếu 2 nét đứng của chữ H này dính vào nhau thì chứng tỏ rằng chất lượng in
không đạt yêu cầu và phải in lại.

Mã vạch bổ trợ ITF-6 cho mã số EAN/DUN-14 có số VL9:

Các đơn vị gửi đi có thể có số lượng thay đổi, ví dụ:

- Các đơn vị sẽ được chia và đóng bao bì lại trước khi đem bán lẻ như thịt
gia súc, gia cầm, rau quả...

- Các đơn vị tiêu thụ có số lượng thay đổi, chẳng hạn các sản phẩm đóng
gói sơ bộ sau quá trình sản xuất, thu hoạch.

- Khi thực hiện các đơn đặt hàng qui định rõ số lượng.

Trong các trường này, số lượng sản phẩm sẽ được phân định lại được biểu
thị bằng mã bổ trợ;mã này được đặt bên phải mã chính. Mã dùng để phân định
các đơn vị gửi đi có số lượng thay đổi là EAN/DUN-14 được thể hiện bằng mã
vạch ITF-14 phối hợp với mã ITF-6 bổ trợ để phân định số lượng.

Các quy tắc khi dùng mã bổ trợ ITF-6:

- Mã bổ trợ bao gồm 5 chữ số và số kiểm tra; mã thể hiện số lượng phân
định sản phẩm chứa trong đơn vị gửi đi.

- Số kiểm tra C được tính toán theo phương pháp tính số C đã trình bày.

- Đơn vị đo lường là đơn vị ảo (chứa trong file dữ liệu) và nhà sản xuất
phải thông báo cho khách hàng của họ cùng với số phân định và các đặc tính của
đơn vị gửi đi.

Các quy tắc khi dùng mã bổ trợ ITF-6:

- Các kích thước có gạch chân thay đổi phụ thuộc vào độ phóng đại M.

- Độ phóng đại mã ITF-6 bổ trợ nằm trong khoảng 0,625 – 1,2.

56
Điểm đặt mã ITF:

- Nếu điều kiện cho phép, nên in mã trên cả 4 mặt đứng của thùng kiện
hàng, nếu không phải in trên 2 mặt đứng sát nhau.

- Mã cần được in đứng, theo chiều đứng của hộp.

- Nếu đơn vị gửi đi bằng bao nhựa trong, phải đảm bảo máy scan không
quét nhầm số.

- Để đảm bảo chất lượng in và quét mã sau này, nên in mã ITF có độ


phóng đại lớn từ 1,0 – 1,2.

57
Chƣơng 2
MÁY LÀM SẠCH BAO BÌ

2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu kỹ thuật và phân loại

a) Nhiệm vụ

Bao bì thực phẩm thường sử dụng là hộp sắt, chai thủy tinh và các loại bao bì
nhựa. Các loại hộp sắt cần phải được rửa trước khi sử dụng vì quá trình gia công
và bảo quản không bảo đảm độ sạch cần thiết.

Ðối với chai lọ thủy tinh, phần lớn chai được quay vòng sử dụng nhiều lần
nên trong chai thường chứa nhiều loại cặn bẩn, rác, v.v.. Việc sử dụng lại các
bao bì trong quá trình bao gói sản phẩm có ý nghĩa kinh tế rất lớn. Nó cho phép
tiết kiệm được nguyên liệu, nhân công và các chi phí khác để làm bao bì, từ đó
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạ giá thành sản phẩm.

Phần lớn các loại sản phẩm thực phẩm lỏng như sữa, nước quả, nước khoáng,
rượu, bia,... thường được dựng trong chai. Bề mặt bên trong của chai được sử
dụng lại có chứa cặn bẩn của sản phẩm và một số vật lạ khác như nút chai, keo,
cát bụi,.... Cặn bẩn của sản phẩm gồm có đường, đạm, axít hữu cơ các chất
khoáng,... sau một thời gian nào đó khô đi thành lớp cặn bẩn bám dày vào thành
chai. Mức độ bẩn của chai phụ thuộc vào tính chất của sản phẩm ở bên trong,
điều kiện và thời gian bảo quản hoặc vận chuyển. Vì vậy, trước khi sử dụng lại
cần phải được làm sạch.

b) Yêu cầu kỹ thuật

- Phải rửa thật sạch sao cho bên trong chai không còn cặn bẩn bám dính,
không có mùi lạ, vật lạ và không còn vi trùng sống sót,... còn bên ngoài chai cần
được loại bỏ bụi bẩn và nhãn hiệu cũ.

- Có khả năng kết hợp rửa với rót sản phẩm vào chai tạo điều kiện cho việc
tổ chức thành dây chuyền sản xuất.

58
- Có cơ cấu đảm bảo an toàn hệ thống thiết bị khi xảy ra các sự cố như : kẹt
chai, vỡ chai,...

- Năng suất cao, tiết kiệm nước rửa.

c) Phân loại

- Theo phương pháp rửa : máy rửa bằng nước phun tia, máy rửa bằng bàn
chải quay,...

- Theo năng suất : máy rửa cỡ nhỏ (1000  3000 chai/h), máy rửa cỡ trung
bình (5000  8000 chai/h), máy rửa cỡ lớn (2.000  24.000 chai/h).

- Theo cấu tạo : máy rửa xích, máy rửa thùng quay, máy rửa bàn quay,...

2.2. Nguyên lý làm việc và nguyên lý cấu tạo

Các máy rửa đều làm việc dựa trên nguyên lý tác dụng của cơ học và thủy
động lực học. Quá trình rửa được thực hiện theo ba giai đoạn: nhúng nước, rửa
và súc tráng sạch.

Nhúng nước nhằm làm cho lớp cặn bẩn ngấm dung dịch rửa, nở phồng và
mềm ra làm giảm độ bền cơ học, làm yếu sự liên kết của lớp bẩn với thành chai.
Ngoài ra, nhúng nước còn có tác dụng làm hòa tan một phần đối với những
thành phần có thể hòa tan của lớp cặn bẩn vào trong dung dịch rửa, sẽ làm giảm
nhẹ cho giai đoạn rửa tiếp theo.

Rửa chai là giai đoạn quyết định nhất nhằm loại bỏ toàn bộ lớp cặn bẩn còn
bám lại trên bề mặt chai. Giai đoạn rửa này được thực hiện bằng bàn chải quay
trong chai hoặc bằng cách phun tia chất lỏng (hình 2.1b).

Rửa bằng bàn chải quay trong chai (hình 2.1a), khi đó các sợi của bàn chải
(thường bằng sắt) sẽ cọ vào đáy và thành chai làm tách lớp cặn bẩn.

Dùng bàn chải có thể tách được lớp cặn bẩn dày và khô cứng. Nhược điểm
cơ bản là bàn chải nhanh bị hỏng, thường xuyên phải thay thế, sợi bàn chải có
thể bong ra, bám dính trên bề mặt chai, không phải lúc nào cũng dễ dàng tách

59
được chúng ra trong những lần súc tráng tiếp theo, chất bẩn trong bàn chải có
thể chuyển từ chai này sang chai khác.

Ngoài ra, khi rửa chai trong những máy rửa có năng suất lớn, việc đưa một
dãy bàn chải vào và ra khỏi miệng chai là vấn đề rất khó khăn và phức tạp khi
khoảng thời gian dừng máy ngắn. Rửa bằng tia chất lỏng (hình 2.1b) là dùng
miệng phun để phun chất lỏng vào trong chai dưới áp suất nhất định. Khi đó,
chất bẩn được tách ra khỏi bề mặt chai, chảy theo tia chất lỏng rửa thoát qua
miệng chai ra ngoài. Dùng tia chất lỏng để rửa chai sẽ cho năng suất cao và tạo
điều kiện thuận lợi cho việc tự động hóa qui trình rửa chai.

Hình 2.1. Sơ đồ nguyên lý rửa chai

a) bằng bàn chải; b) bằng phun tia chất lỏng

Nhược điểm phạm vi sử dụng hạn chế, dùng tia chất lỏng để rửa chai chỉ áp
dụng có hiệu quả đối với những chai ít bẩn còn những chai bẩn nhiều thì thời
gian rửa kéo dài làm tăng chi phí nước rửa, nhiệt và điện năng.

Súc tráng sạch bằng nước lạnh nhằm làm sạch lần cuối những cặn lắng của
dung dịch rửa và làm nguội chai.

Quá trình rửa chai sẽ đạt được hiệu quả cao khi thực hiện nhúng và rửa bằng
dung dịch nóng. Phổ biến nhất là dung dịch xút (NaOH) có nồng độ 1,5  3,0%
ở nhiệt độ 65oC. Để tránh gây biến đổi nhiệt đột ngột có thể làm nứt vỡ chai,
trước hết cần phải nhúng sơ bộ chai trong nước nóng có nhiệt độ 40oC, sau đó

60
mới nhúng và phun rửa trong dung dịch xút có nhiệt độ 65oC. Trước khi súc
tráng sạch và làm nguội chai bằng nước lạnh ở nhiệt độ 10  15oC, cũng cần
phải làm nguội trung gian xuống nhiệt độ 40oC.

a) Nguyên lý cấu tạo chung của máy rửa chai

Trong các nhà máy chế biến thực phẩm, phần lớn các máy rửa chai hiện nay
đều làm việc theo nguyên lý phun tia chất lỏng, Theo nguyên lý này, hiện nay đã
có nhiều loại máy rửa chai khác nhau nhưng phổ biến nhất là: máy rửa chai kiểu
xích và máy rửa chai kiểu thùng quay (hình 2.2).

Hình 2.2. Sơ đồ nguyên lý làm việc của máy rửa chai

a) loại xích; b) loại thùng quay

Hai loại máy này có cấu tạo cơ bản là giống nhau, chúng chỉ khác nhau ở
phương pháp vận chuyển chai vào trong máy.

Trong máy rửa chai kiểu xích (hình 2.2a), chai bẩn được đưa vào để trên bàn
1, từ đó chai được tự động chất vào lỗ của giá lắp trên xích của băng chuyền
chính 2. Sau khi rửa sơ bộ bằng nước bơm vào thì chai được nhúng trong bể 3
để thấm ướt trong nước nóng hay trong dung dịch kiềm nóng. Sau đó, chai được
đưa vào bể 4 để ngâm ướt ở nhiệt độ 65  75oC và khi đi ra nó được rửa bằng

61
dung dịch kiềm. ở đoạn bên trên thì xích chuyển động theo hướng ngược lại,
chai được phun tia cả bên trong và bên ngoài bằng dung dịch kiềm, bằng nước
nóng và nước lạnh từ các ống 5, chai sạch đưa vào băng chuyền ngang 6 và đi
tới bộ phận rót.

Trong máy rửa chai thùng quay (hình 2.2b) thường có ba hay bốn thùng quay
nhúng trong bể chứa dung dịch rửa. Chai bẩn từ bàn 1 được đưa vào trong thùng
2 và được đưa vào bể để ngâm sơ bộ khi thùng quay xuống phía dưới. ở phía
cửa ra của thùng, những chai ở phía trên của thùng được miệng phun 3 bơm rửa
và sau đó được tháo ra ở trên bàn dọc lưu động, bàn này sẽ chuyển chúng vào
thùng 4. Sau khi chất vào thùng 4, chai lại được rửa và phun dung dịch ở nhiệt
độ cao hơn, tương tự như vậy chai lại được chuyển sang thùng 5, ở đây chúng
được nhúng và phun bằng nước lạnh, chai sạch được đưa lên bàn 6, chuyển sang
băng tải ngang và đi tới bộ phận rót.

b) Cấu tạo các bộ phận chính của máy rửa chai

Về cấu tạo máy rửa chai gồm có hai bộ phận chính: bộ phận vận chuyển chai
và hệ thống bơm - phun tia.

- Bộ phận vận chuyển chai

Có hai loại bộ phận vận chuyển chai được sử dụng phổ biến là: loại xích và
loại thùng quay.

Bộ phận vận chuyển chai loại xích được cấu tạo bởi hai sợi dây xích trên đó
có lắp một nhóm giá đựng chai. Xích được căng trên các bánh xích, đặt ở các vị
trí thích hợp để có thể vận chuyển chai từ bể này sang bể khác, từ bộ phận phun
này sang bộ phận phun khác. Giá gồm nhiều hàng lỗ, mỗi lỗ đặt một chai, số lỗ
ở trong giá có thể khác nhau phụ thuộc vào cấu tạo và năng suất máy.

Các giá đựng chai phải thỏa mãn yêu cầu :

- Đủ bền, nhẹ, không bị hư hỏng trong trường hợp bị chèn chai hay chèn các
mảnh vụn giữa giá và tấm định hướng.

62
- Có khoảng không gian thích hợp để tia dung dịch từ miệng phun đi tự do
vào cả bên trong và bên ngoài chai.

- Trong thời gian phun tia vào trong chai đòi hỏi phải định tâm chính xác
miệng chai với miệng phun.

Bộ phận vận chuyển chai loại thùng quay được cấu tạo bởi một thùng hình
trụ, trong đó có các lỗ để chai. Mỗi máy rửa có thể có 3  4 thùng, mỗi thùng
được ngâm trong bể chứa dung dịch rửa. Khi lắp chai vào lỗ, miệng chai sẽ
hướng về tâm của thùng và khi thùng quay, chai sẽ được nhúng nếu nó ở phía
dưới và được phun rửa nếu nó ở phía trên.

- Hệ thống bơm - phun tia

Miệng phun có nhiệm vụ phun dung dịch và nước rửa với lưu lượng và áp
suất cần thiết vào cả bên trong và bên ngoài chai. Miệng phun được nối với ống
bơm của máy bơm. Có hai loại miệng phun được sử dụng phổ biến : miệng phun
hình trụ và miệng phun hình nón.

Miệng phun hình trụ có đường kính chỗ tia đi ra lớn, tạo nên tia đi ra bị phân
tán nhanh trong không khí và chiều dài đoạn tia ban đầu nhỏ. Miệng phun hình
nón có đường kính chỗ tia đi ra nhỏ và ít bị phân tán nên chiều dài đoạn tia ban
đầu lớn hơn, tạo khả năng xối rửa mạnh hơn và chi phí năng lượng khi tia đi ra
cũng thấp hơn.

Người ta có thể đặt miệng phun ở miệng chai hoặc có thể đưa sâu vào bên
trong chai. Khi miệng phun ở trong chai thì đảm bảo rửa mãnh liệt hơn.

Để tăng hiệu quả làm sạch thì trục chai và và trục miệng phun phải trùng nhau.
Nếu điều kiện đó không đảm bảo thì tia chất lỏng đi chếch vào trong chai làm kéo
dài thời gian rửa và khó làm sạch hết toàn bộ bề mặt bên trong của chai.

Ngoài ra trong máy còn có các bộ phận phụ trợ như : các bể chứa nước hay
dung dịch rửa, thiết bị đun nóng bằng hơi, cơ cấu nạp và dỡ chai, bộ phận truyền
động cho xích hay thùng quay, cơ cấu an toàn,...

63
2.3. Cấu tạo và cách sử dụng một số máy rửa chai

2.3.1. Máy rửa hộp sắt

Hộp sắt thường bám dầu, bụi trong quá trình gia công và bảo quản, do đó
cần rửa sạch trước khi sử dụng. Do hộp trước khi rửa hoàn toàn là hộp mới nên
các loại cặn bẩn không nhiều và tương đối dễ rửa.

Ðặc tính cuả các loại bao bì sắt là không chịu được các loại hoá chất
mạnh, tuy nhiên có khả năng chịu nhiệt tốt, do đó thông thường các máy rửa hộp
sử dụng nước nóng và hơi nước bão hoà để làm sạch hộp. Quá trình rửa ở nhiệt
độ cao còn có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật có sẵn trong hộp, làm giảm được
hiện tượng hư hỏng sản phẩm sau nầy.

Nguyên tắc làm việc của các máy rửa hộp sắt là phun nước nóng có nhiệt
độ 90 -95 oC vào trong hộp, làm cho các hạt bụi trương nở rất nhanh, bong ra
khỏi bề mặt hộp và được mang ra ngoài nhờ dòng nước. Sau khi rửa bằng nước
nóng, hơi có nhiệt độ cao 105-120 oC được phun vào bên trong hộp. Mục đích
của việc phun hơi là tiêu diệt tất cả các vi sinh vật còn sót lại trong hộp trước khi
cho thực phẩm vào, nhờ đó tăng khả năng bảo quản của đồ hộp. Ở cuối quá trình
rửa, hộp được sấy khô bằng không khí nóng.

Máy rửa hộp sắt kiểu băng chuyền

Máy rửa hộp sắt kiểu băng chuyền gồm một hệ thống băng tải bằng thép
không rỉ và các buồng phun nước lạnh, buồng phun nước nóng, buồng phun hơi
nước, buồng sấy hộp. Băng tải mang hộp nằm ngang di chuyển lần lượt qua các
buồng. Bên trong buồng có các vòi phun nước hoặc hơi nước được bố trí dọc hai
bên thành của băng chuyền. Các vòi phun được bố trí thành hàng liên tiếp nhau
nhờ đó hộp được phun nhiều lần trong suốt thời gian di chuyển trong mỗi
buồng. Hộp lần lượt được phun nước lạnh, nước nóng, hơi nước và sau đó sấy
khô bằng không khí nóng. Bụi bẩn sẽ được mang ra theo dòng nước. Trong
buồng sấy khô, một hệ thống quạt thổi không khí nóng làm khô hộp trong khi di
chuyển. Ðể tiết kiệm nước, thông thường các máy rửa có hệ thống lọc nước đã
sử dụng, chỉ bổ sung thêm phần hao hụt.
64
Máy rửa hộp sắt kiểu băng chuyền

Phun rửa bên trong hộp trên băng tải

2.3.2. Máy rửa chai thủy tinh-chai nhựa

Ðặc tính của bao bì thủy tinh là không chịu được sự thay đổi nhiệt độ đột
ngột nhưng chịu được các hóa chất mạnh. Do đó, bao bì thủy tinh có thể được
rửa sạch bằng cách ngâm trong dung dịch kiềm nóng.

Máy rửa chai thủy tinh gồm có 2 sợi xích thép chạy song song nhau. Các
giá giữ chai bằng thép nối giữa 2 sợi xích sẽ làm cho cả hệ thống xích-giá giữ
chai di chuyển. Xích chạy vòng trong máy đi qua các thùng chứa nước và dung
dịch hoá chất theo một trong hai cách: di chuyển từng nấc: di chuyển-dừng-di
chuyển hoặc di chuyển liên tục với vận tốc không đổi.

Trong máy rửa chuyển động theo phương pháp thứ nhất, ở chu kỳ dừng,
tại vị trí nhận, chai sẽ được một hệ thống tay gạt sắp xếp thẳng hàng đưa vào giá

65
giữ chai. Sau khi nhận, chai được chuyển dần xuống bên dưới và được ngâm
trong bể chứa nước ấm. Tại đây phần lớn các loại cặn bẩn thô sẽ rơi ra và lắng
xuống đáy bể ngâm. Nhãn chai bằng giấy sẽ trôi ra dễ dàng trong giai đoạn nầy.
Kế tiếp chai được đưa sang bể ngâm dung dịch kiềm nóng, các chất bẩn còn
bám trên bề mặt sẽ bở tơi nhanh chóng. Thời gian ngâm trong dung dich kiềm
phải đủ để tất cả các chất bẩn mềm ra và dễ dàng tách ra, kể cả một ít nhãn còn
sót lại. Sau khi ngâm trong dung dịch kiềm, chai được đưa lên trên, dốc ngược
và được phun dung dịch rửa phía bên trong nhờ các vòi phun vận tốc cao được
bố trí đúng tâm của chai trong giai đoạn dừng của băng chuyền Bên ngoài chai
cũng được phun rửa. Sau đó, chai được tráng lại nhiều lần bằng nước nóng rồi
nước lạnh. Dòng nước mạnh sẽ cuốn trôi tất cả các bụi bẩn bên trong chai. Chai
được giữ ở tư thế dốc ngược trong một thời gian để ráo bớt nước trước khi được
đẩy khỏi giá giữ chai ra ngoài.

Máy rửa chai thủy tinh

66
Qui trình máy rửa chai sử dụng sút 2 lần (Krones –CHLB Đức)

Đối với máy có chuyển động liên tục, xích di chuyển với vận tốc không
đổi, không dừng lại khi nhận chai vào và lấy chai ra khỏi máy. Bộ phận đưa chai
vào và lấy ra sẽ có chuyển động cùng tốc độ với xích, do đó chai được thao tác
êm hơn. Ở giai đoạn phun nước, vòi phun sẽ tự động di chuyển theo chai bảo
đảm tia nước luôn luôn được phun vào đúng miệng chai, nhờ vậy chai được rửa
sạch hoàn toàn. Máy nầy cần phải có độ chính xác khi chế tạo cũng như khi làm
việc cao hơn nhiều so với máy chạy từng nấc.

Nước và dung dịch sút trong máy được lọc để tái sử dụng nhằm tiết kiệm
nước và hoá chất. Nhiệt độ được duy trì nhờ các ống gia nhiệt bằng hơi nước lắp
phía dưới đáy.

Đối với chai nhựa, thường không cần phải rửa bằng các loại hoá chất mà
chỉ cần súc tráng bằng tia nước mạnh, bởi vì chai nhựa chỉ sử dụng một lần
không quay vòng, nên bên trong chai tương đối sạch. Máy rửa loại nầy có hai
dạng: dạng máy thẳng và dạng bàn quay. Dạng thẳng thích hợp cho các qui trình
năng suất nhỏ, còn dạng bàn quay áp dụng cho năng suất lớn

67
a) Máy rửa chai AMA - 1

Máy rửa chai AMA - 1 là loại máy rửa chai kiểu xích, có năng suất 3.500
chai/h, dung tích 0,5 lít được dùng phổ biến trong các nhà máy sữa. Sơ đồ
nguyên lý cấu tạo trên hình 2.3.

Hình 2.3. Máy rửa chai AMA - 1.

a) sơ đồ nguyên lý làm việc; b) sơ đồ nguyên lý cấu tạo

Chai bẩn được xếp thủ công lên mười máng định tâm dọc bàn chứa 1,
miệng quay ra phía trước. Hai xích con lăn vô tận song song có lắp các tấm
đẩy 2, chuyển động dọc hai bên bàn. Bàn đó ôm lấy các chai đúng vào lúc
chúng ra khỏi băng chuyền, kéo chúng vào máng và đẩy vào giá 3 có 10 lỗ để
chai.

68
Số mắt xích của băng chuyền và tốc độ chuyển động của nó phải tính toán
như thế nào để trong thời gian khi bàn quay một vòng thì băng tải chính có
mang giá tiến lên phía trước một bước bằng khoảng cách giữa các trục của giá.

Trong máy có 80 giá, theo đường chuyển động qua từ bàn có chai bẩn mà các
giá chai hạ xuống bể chứa dung dịch kiềm 5 có nhiệt độ 40oC để ngâm ướt sơ
bộ. Nhờ đĩa xích uốn cong 4 mà băng tải đưa chai ra khỏi bể ngâm ướt sơ bộ và
nhờ đĩa xích 6 lại chuyển chúng vào bể chứa dung dịch 7 có nhiệt độ 65oC để
ngâm ướt và tăng nhiệt cho chai. ở giữa các bể có đặt vách ngăn 14. Sau đó, chai
được nâng lên và di chuyển theo nhánh trên của băng tải. Tại thành phía sau của
máy, chúng được phun bằng dung dịch kiềm nóng 65oC dưới áp suất 3at nhờ
ống bơm 8 có đường kính miệng phun 2mm, trong đó 4 ống dùng để phun rửa
bên trong chai và ba ống bơm, mỗi ống có hai dãy miệng phun dùng để phun rửa
bên ngoài đồng thời cho cả hai dãy chai. Sau khi phun bằng dung dịch kiềm,
chai được phun rửa bằng nước nóng có nhiệt độ 40  45oC với áp suất 2at để
làm nguội trung gian. Hệ thống phun nước nóng gồm các ống bơm 9, trong đó
có 4 ống phun rửa bên trong và 2 ống phun rửa bên ngoài. Nước nóng cấp cho
các ống bơm 9 được lấy từ thùng lọc, trước khi tới miệng phun, nó được lọc qua
lưới lọc kiểm tra, sau khi phun rửa nó chảy xuống thùng 11 và trở về thùng lọc.
Trong thùng lọc, nước được đun nóng nhờ hai thiết bị đun nóng bằng hơi. Sau
khi rửa bằng nước nóng, chai được rửa bằng nước lạnh (cấp trực tiếp từ ống dẫn
nước) nhờ các ống bơm 10 cũng tương tự như đối với rửa bằng nước nóng.

Chai đã rửa được chuyển về cơ cấu tháo chai 12. Đó là một máng nghiêng
được gắn trên trục thực hiện chuyển động lắc nhờ cơ cấu cam. ở chỗ chai ra,
người ta đặt một nỉa định hướng đặc biệt ép lên miệng chai và đẩy chai đi một
đoạn 8  10mm ra khỏi giá và rơi vào máng nghiêng. Trượt theo máng nghiêng,
đáy chai tựa vào tấm chắn (có gắn vải tẩm cao su để giảm nhẹ va chạm) và đúng
vào lúc đó, máng sẽ lật chai về vị trí thẳng đứng và chuyển chai sang băng tải
ngang 13 để đi về phía máy rót tự động.

69
Để kiểm tra chế độ nhiệt và ngăn ngừa hỏng máy, người ta bố trí các dụng cụ
và thiết bị an toàn sau đây:

- Dùng một số nhiệt kế đặt theo những khoảng cách nhất định để kiểm tra chế
độ nhiệt của máy.

- Khi tải trọng trên trục tăng lên đáng kể, do bị kẹt chai chẳng hạn, có thể làm
hư hỏng máy, người ta dùng khớp nối trục an toàn gắn trên trục hộp giảm tốc.
Khớp nối trục sẽ tác động lên công tắc ngắt mạch điện vào động cơ.

- Trường hợp chai bị ùn lại trên băng tải ngang vì lý do nào đó, khi đó máng
sẽ lật ép chai về phía nỉa định hướng và qua đó tác dụng lên công tắc ngắt mạch
điện vào động cơ.

Loại máy này có nhược điểm là ở thành sau của máy, bộ phận bơm dung dịch
kiềm đứng dọc lên phía trên của băng tải xích, trong khi đó chai nghiêng so với
mặt phẳng nằm ngang là 20  25o nên việc tách chất lỏng rửa ra khỏi miệng chai
có khó khăn.

b) Máy rửa chai Iudeck

Đây là loại máy rửa chai kiểu xích, năng suất 12.000 chai/h dùng để rửa chai
đựng sữa. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo trên hình 2. 4.

Chai bẩn được đưa lên bàn nạp chai di động 16 dẫn động từ động cơ 15. Nhờ
có dụng cụ nạp chai 14 mà chai được chất lên giá của băng tải chính, cứ 18 chai
một dẫy. Để tránh vỡ chai khi chúng trượt vào giá thì đầu chai được tựa vào đĩa
giảm chấn 13 có vành cao su.

Trước tiên chai được thấm ướt và làm nóng sơ bộ bằng nước ở thùng số 1 có
nhiệt độ 38oC, thời gian thấm ướt 1 phút. Khi các giá chai chuyển động qua
thùng số 1, chai tựa đáy lên thanh định hướng uốn cong theo độ cong của xích.
Khi giá từ thùng số 1 đi ra, nước ở trong chai chảy ra giá uốn quanh đĩa xích và
đi vào thùng số 2, ở đó chai được thấm ướt trong dung dịch kiềm có nhiệt độ
63oC. Đây là nguyên công đầu tiên của quá trình rửa, thời gian khoảng 3 phút.

70
Hình 2.4. Sơ đồ nguyên lý của máy rửa chai Iudeck.

Khi giá chai đi quanh đĩa xích 10, dung dịch trong chai sẽ được đổ ra hết và
chảy ngược vào thùng số 2, còn chai tiếp tục di chuyển lên nhánh trên của băng
tải.

Khi các chai cắm đầu xuống phía dưới, chúng được phun và tưới bằng dung
dịch kiềm có nhiệt độ 49  50oC tám lần nhờ ống bơm 7 và 9 phun bên trong
đồng thời máng 6 và 8 thực hiện tưới phía ngoài. Lượng dung dịch này được
chảy vào thùng thứ ba, sau khi lọc nó lại được cấp bằng bơm vào trong ống bơm
và máng. Sau đó, chai được bốn lần phun từ ống 5 và tưới từ máng 4 bằng nước
ấm tuần hoàn để làm nguội trung gian đến nhiệt độ 26  27 oC. Lượng nước ấm
này được chảy vào thùng số 4, nhưng do nhiệt từ chai truyền sang nên nhiệt độ
của nó tăng lên. Vì vậy, sau khi bổ sung thêm với nước lạnh từ ống dẫn nước
vào thùng, nó mới được cấp trở lại bằng bơm vào ống và máng, lượng nước dư ở
thùng được đưa về thùng số 1 để làm nóng sơ bộ cho chai mới đưa vào. Cuối
cùng thì chai được súc tráng bằng nước mát từ ống dẫn nước qua hai lần bơm từ
ống 2 và máng 3. Chai đã rửa và làm nguội xong thì đi quanh đĩa xích 1, được
dỡ từ giá lên cơ cấu dỡ chai 17 rồi chuyển lên băng tải ngang.

Thời gian rửa có ích khoảng 5 phút khi năng suất trung bình là 12.000 chai/h.

Các chai và giá để chai phải được làm nóng theo chu kỳ để luôn đảm bảo
được nhiệt độ cần thiết. Việc đun nóng dung dịch rửa trong thùng số 2 và 3 được

71
thực hiện bằng hơi nước nóng nhờ thiết bị ống chùm 12. Dung dịch kiềm ở trong
thùng số 2 hao dần đi do bám vào giá và chai, vì vậy nó cần được bổ sung từ bên
ngoài vào nhờ máng 11.

Chuyển động băng tải xích của máy bằng dẫn động thủy lực bố trí ở phía bên
trái máy. Dẫn động thủy lực là máy piston thủy lực tác dụng kép, trong đó có
bơm ly tâm cung cấp dầu. Nhờ đó, việc điều chỉnh tốc độ băng tải và năng suất
máy được thực hiện dễ dàng, bằng cách thay đổi việc cấp chất lỏng vào máy
piston thủy lực nhờ một van đặt trên đường ống dẫn nối bơm ly tâm với máy.
Ngoài ra, khi dừng máy đột ngột, chỉ có cơ cấu dẫn động dừng lại, còn bơm ly
tâm cung cấp dầu vẫn tiếp tục làm việc an toàn.

Ưu điểm cơ bản của máy này là sử dụng một phần nhiệt thừa của nước đã
dùng ở thùng số 4 để làm nóng sơ bộ chai ở thùng số 1 nên đã giảm được chi phí
hơi nước nóng trong quá trình rửa chai.

c) Máy rửa chai M - 6

Máy rủa chai M - 6 có năng suất 6.600 chai/h, được sử dụng để rửa chai ở
các nhà máy bia (hình 2.5).

Sự khác nhau cơ bản của máy này với các máy khác là các giá để chai dịch
chuyển ở trong máy không phải là ở trên xích mà được đẩy bằng cơ cấu đặc biệt
trên các con lăn định hướng. Để đảm bảo khoảng cách chính xác giữa các giá,
trên các giá này đều có các tấm định cỡ khoảng cách.

Các chai được xếp thủ công lên bàn chứa nhỏ, tự động chuyển vào bàn chứa
chai, bàn này đưa chai vào giá của băng tải chính. Các giá làm bằng thép tấm, có
20 lỗ để chai. Giá được đẩy đi bằng những cựa gắn trên tay gạt đẩy. Chai được
bơm rửa bên trong và bên ngoài bằng nước thải trong 8,5 giây và tiếp tục được
nhúng vào trong dung dịch kiềm có nhiệt độ 50  55oC, sau đó chai được đưa
lên nhánh trên của băng tải và chuyển động theo hướng ngược lại, được bơm và
súc rửa bằng dung dịch kiềm nóng, bằng nước ấm và cuối cùng là nước lạnh.

72
Hình 2.5. Máy rửa chai M - 6

Để loại bỏ nhãn hiệu và các chất bẩn khác ra khỏi dung dịch kiềm, ở cuối
máy, người ta có đặt một lưới lọc, nhờ đó dung dịch luôn giữ được hoạt tính và
độ sạch cao, không cần phải thay luôn. Bộ phận xếp và dỡ chai có khóa bằng khí
nén để ngăn ngừa vỡ, mẻ chai.

2.4. Lý thuyết tính toán máy rửa chai

a) Xác định đường kính giới hạn của miệng phun

Phần lớn các máy rửa chai đều làm việc theo nguyên lý phun chất lỏng vào
bên trong và bên ngoài vỏ chai. Hiệu quả của tia chất lỏng rửa phụ thuộc vào tác
dụng thủy lực của tia trên bề mặt chai, nghĩa là vào khả năng chảy xói của tia
làm lở cặn bẩn và tách chúng ra. Vì vậy, cần phải xác định đường kính miệng
phun hợp lý, sao cho đảm bảo được lưu lượng cần thiết để thực hiện quá trình
rửa nhanh nhất.

Theo số liệu của V.I. Egorov thì lượng chất lỏng đưa vào trong chai không có
miệng phun, có thể xác định theo công thức thực nghiệm :

Wmax  0,64 D1,63 (2.1)

Wmax - lượng chất lỏng lớn nhất có thể đưa vào trong chai, cm3/s;

D - đường kính trong của miệng chai, mm.

Lượng chất lỏng thực tế đưa vào trong chai phụ thuộc vào đường kính miệng
phun và áp suất chất lỏng. Nó được xác định theo công thức thủy lực :

73
d 2
W  2 gH (2.2)
4

W - lưu lượng chất lỏng qua miệng phun, cm3/s;

 - hệ số lưu lượng,  = 0,65;

d - đường kính miệng phun, cm;

g - gia tốc trọng trường, g = 981cm/s2;

H - áp suất chất lỏng trong ống bơm, cm cột nước.

Để miệng phun làm việc bình thường cần phải đảm bảo điều kiện W  Wmax,
nghĩa là :

d 2
0,65 2gH  0,64D1,63 (2.3)
4

Từ điều kiện đó có thể tính toán đường kính giới hạn của miệng phun :

D1,63
d  1,1 (2.4)
2 gH

Đường kính miệng phun và áp suất phun có ảnh hưởng đến chiều dài đoạn tia
phun ban đầu (đoạn tia có dòng chất lỏng liên tục). Chiều dài đoạn tia phun tăng
khi đường kính miệng phun giảm và áp suất phun tăng, chiều dài đoạn tia phun
giảm trong trường hợp ngược lại. Thực nghiệm đã xác định với áp suất bằng 2at,
đường kính miệng phun 2mm thì chiều dài đoạn tia phun gần 40cm cho khả
năng xói rửa tốt. Với đường kính miệng phun nhất định, để có chiều dài đoạn tia
phun ban đầu thích hợp với các loại chai có kích thước khác nhau thì áp suất
phun có thể lấy trong giới hạn từ 1,5  3at. Cần chú ý là tăng áp suất phun thì
tăng cường tác dụng cơ học của tia và rửa tốt hơn nhưng chi phí điện năng cũng
tăng lên và đến một thời điểm nào đó thì chi phí điện năng tăng mà không tăng
được cường độ rửa.

Người ta đã xác định được ống bơm hợp lý nhất là loại ống bơm có 3 lỗ ở
mặt bên với đường kính lỗ 1,5mm, góc nghiêng của lỗ so với trục thẳng đứng
của ống bơm là 9o, góc nghiêng hình nón của miệng phun là 45o, chiều sâu đưa

74
ống bơm vào trong chai có dung tích 0,5 lít là 50  60mm và áp suất 1,5  2,0at
thì đảm bảo rửa mãnh liệt và nhanh chóng toàn bộ bề mặt bên trong của chai.
Ngoài ra độ sạch của chai còn phụ thuộc vào thời gian phun tia vào trong
chai (bao gồm thời gian phun tia chất lỏng để rửa và phun tia nước lạnh để súc
tráng sạch) trong mỗi chu kỳ dừng chai.

b) Chi phí nhiệt và hơi trong máy rửa chai


Để xác định chi phí nhiệt và hơi trong quá trình rửa chai người ta có thể dựa
vào sơ đồ xử lý nhiệt của chai (hình 2.6).

Hình 2.6. Sơ đồ xử lý nhiệt của chai

1- chai đi vào; 2- tăng nhiệt sơ bộ cho chai; 3- kết thúc tăng nhiệt cho chai; 4-
làm nguội trung gian cho chai bằng nước hỗn hợp; 5- kết thúc làm nguội chai
bằng nước trong ống dẫn; 6- chai nguội đi ra.

Chai lạnh bẩn đưa vào trong máy đi xuống bể thấm ướt và được làm nóng
đến nhiệt độ 40oC (làm nóng sơ bộ); từ đấy chai được băng tải chuyển vào bể để
tiếp tục thấm ướt và tăng nhiệt cho chúng lên tới 65oC; sau đó chai được phun
rửa bằng dung dịch kiềm nóng ở nhiệt độ 65oC nên nhiệt độ chai vẫn được giữ ở
65oC; tiếp tục phun rửa chai bằng nước ấm tuần hoàn có nhiệt độ 40oC làm cho
nhiệt độ chai giảm xuống đến 40oC (làm nguội trung gian); cuối cùng chai được
phun rửa bằng nước lạnh có nhiệt độ 10  15oC, sẽ nguội đi và được đưa ra khỏi
máy.

Nước lạnh đã dùng chảy vào đáy thùng cùng với nước ấm hòa lẫn với nhau

75
và liên tục được làm mới và làm nguội (nếu không hòa lẫn như vậy thì nước
tuần hoàn sẽ nhanh bị chai làm nóng đến nhiệt độ 65oC sẽ phá hỏng việc làm
nguội trung gian và khi chai bị làm lạnh đột ngột bằng nước lạnh sẽ sảy ra hiện
tượng nứt vỡ chai). Nước pha trộn từ đáy chảy vào thùng lọc, rồi từ đó chảy vào
kênh dẫn và được bơm cấp trở lại để phun rửa và làm nguội trung gian. Lượng
nước dư bằng đúng bằng lượng nước lạnh mới bổ sung được đưa về bể thấm ướt
ban đầu để làm nóng sơ bộ cho chai mới đưa vào.

Từ sơ đồ xử lý nhiệt của chai ta có thể xác lập nguồn nhiệt cung cấp và tiêu
thụ như sau :

- Nhiệt của chai mang theo khi đi vào máy:

Q1 = MGcCctcv (2.5)

M - năng suất máy, chai/h;

Gc - khối lượng của chai, kg;

Cc - nhiệt dung riêng của chai, với chai bằng thủy tinh Cc = 0,2 kcal/kgoC;

tcv - nhiệt độ chai khi đi vào trong máy, oC;

- Nhiệt hơi mang vào trong bể thứ nhất để tăng nhiệt sơ bộ cho chai và giá :

 Gg Cg 
Q2  M  Gc Cc    t sb  t cv  (2.6)
 n 

Gg - khối lượng của giá, kg;

Cg - nhiệt dung riêng của vật liệu làm giá, với thép Cg = 0,112 kcal/kg.oC;

n - số lỗ trên giá;

tsb - nhiệt độ tăng nhiệt sơ bộ cho chai, oC.

- Nhiệt của hơi mang vào trong bể thứ hai dùng để tiếp tục tăng nhiệt cho
chai và giá đến nhiệt độ phun rửa :

 Gg Cg 
Q3  M  Gc Cc   t max  t sb  (2.7)
 n 

76
tmax - nhiệt độ tăng nhiệt lớn nhất cho chai, oC

- Nhiệt của nước lạnh mới mang vào máy :

Q4 = Wtl , kcal/h (2.8)

W - lượng nước lạnh mới tiêu thụ, kg;

tl - nhiệt độ nước lạnh, oC.

- Nhiệt do hơi mang vào để đốt nóng hỗn hợp nước tuần hoàn :

Q5 = B(tn - thh) , kcal/h (2.9)

B - lượng nước nóng cung cấp trong một giờ, kg/h;

tn - nhiệt độ nước nóng, oC;

thh - nhiệt độ nước hỗn hợp ở đáy đi ra rồi vào thùng lọc nước, oC.

- Nhiệt của chai đã rửa ở trong máy đi ra :

Q6 = MGcCctcr , kcal/h (2.10)

tcr - nhiệt độ chai khi đi ra khỏi máy, oC.

- Nhiệt do lượng nước dư hỗn hợp W mang trong máy ra ở nhiệt độ hỗn hợp :

Q7 = Wthh , kcal/h (2.11)

Ngoài những thành phần nhiệt ở trên còn phải kể đến tổn thất nhiệt chung Qn
bao gồm: nhiệt từ thành máy vào môi trường xung quanh, nhiệt của dung dịch
thừa tràn ra bể dung dịch kiềm, nhiệt đi vào quạt gió và bị quạt thổi đi,... Thông
thường lượng nhiệt tổn thất chung chiếm khoảng 20% lượng nhiệt cần để rửa
chai. Biểu đồ cân bằng nhiệt có tính đến tổn thất trên hình 2.7.

Vì lượng nhiệt cung cấp bằng lượng nhiệt tiêu thụ, nên có thể viết phương
trình cân bằng nhiệt dưới dạng sau nếu không kể tổn thất nhiệt:

77
Hình 2.7. Biểu đồ cân bằng nhiệt trong máy rửa chai

Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5 = Q6 + Q7 (2.12)

Theo biểu đồ này lượng nhiệt cần thiết đưa vào trong máy bằng hơi để rửa
chai :

Q = Q2 + Q3 + Q5 = Q6 - Q1 + Q7 - Q4 (2.13)

Q = MGcCc (tcr - tcv) + W(thh - tl) (2.14)

Vì nhiệt độ của chai khi đi vào máy và ở trong máy ra khác nhau ít nên ta có
thể coi tcr = tcv , khi đó :

Q = W(thh - tl) (2.15)

Nếu tổn thất nhiệt là 20% thì lượng nhiệt tiêu tốn để rửa chai trong một giờ :

Q = 1,2W(thh - tl) (2.16)

Đại lượng thh phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có thể xác định theo công thức :

 Gg Cg 
 Gc Cc    t m •  t cv   kt n  mt l  Gc Cc  t cv  t cr 
 n 
t hh  (2.17)
km

ảnh hưởng quyết định đến đại lượng thh là nhiệt độ nước nóng tn, nó phải đảm
bảo sự chênh lệch nhiệt độ đồng đều. Nhiệt độ nước nóng tốt nhất khi tn = thh và
Q7 = Q7sb có thể xác định theo công thức :

78
 Gg Cg 
 Gc Cc    t m •  t cv 
 n 
tn  tl  (2.18)
m

Chi phí hơi trong một giờ có thể tính gần đúng theo công thức :

W  t hh  t l 
D , kg/h (2.19)
500

c) Chi phí nước lạnh trong máy rửa chai

Chi phí nước lạnh khi rửa chai phụ thuộc vào kích thước chai. Theo quy
chuẩn dùng trong các nhà máy sữa và sản xuất rượu thì chi phí nước lạnh cho
các loại chai như sau :

Dung tích chai (lít) Chi phí nước lạnh (lít/chai)

0,25 0.4

0,5 0,5

1,0 0,7

Lượng nước lạnh chi phí cho máy rửa chai bao gồm: lượng nước ban đầu
cung cấp vào trong bể chất chai và bộ phận lọc dung dịch và lượng nước khi
bơm rửa lần cuối và súc tráng chai đã rửa:

- Lượng nước ban đầu cung cấp vào trong bể chất chai và bộ phận lọc bằng
tổng dung tích của bể Vb và bộ phận lọc Vl .

Vbđ = Vb + Vl , m3 (2.20)

Vì các bể nhận chai một lần trong hai hoặc ba ca nên chi phí nước trung bình
trong một giờ là :

Vb  Vl
Vtb  , m3/h (2.21)

 - số giờ làm việc của máy từ lần xếp chai này đến lần xếp chai khác.

79
Lượng nước dùng để bơm rửa lần cuối và xúc tráng chai đã rửa phụ thuộc
vào áp suất nước trong ống bơm, đường kính lỗ, số lỗ và được xác định theo
công thức sau:
 d 2 d 2 
W  3600  1 z1 2 gH 1   2 z 2 2 gH 2  (2.22)
 4 4 

W - lưu lượng nước, m3/h;


 - hệ số lưu lượng chất lỏng khi ra khỏi lỗ hay ra khỏi miệng phun;
d1 - đường kính lỗ trong ống phun, m;
z1 - số lỗ trong ống phun;
g - gia tốc trọng trường, m/s2;
d2 - đường kính miệng phun trong ống bơm, m;
z2 - số lỗ trong ống bơm;
H1 - áp suất trong ống phun, mét cột nước;
H2 - áp suất trong ống bơm, mét cột nước.
Nếu đường kính lỗ ở trong các ống phun và đường kính miệng phun trong
những ống bơm rửa bằng nhau và áp suất cũng bằng nhau thì lưu lượng nước
được xác định theo công thức:
d 2
W  3.600
3
z 2gH , m /h (2.23)
4
z - số lỗ chung trong ống phun và ống bơm nước mới; z = z1 + z2
d - đường kính lỗ, m;
H - áp suất trong ống, mét cột nước.
Lưu lượng nước chung dùng trung bình trong một giờ, m3/h;
Wc = V + W (2.24)
Lượng nước sạch riêng dùng cho một lần rửa chai :
V W
q (2.25)
Q

Q - năng suất máy rửa chai, chai/h.

80
Chƣơng 3

MÁY ĐỊNH LƢỢNG SẢN PHẨM VÀO BAO BÌ

3.1. Mục đích, yêu cầu kỹ thuật và phân loại

a) Mục đích

Máy định lượng có nhiệm vụ đo lường lượng nguyên liệu hay thành phẩm
đúng theo mức qui định. Trong chế biến nông sản, hầu hết các nguyên liệu và
thành phẩm đều phải qua khâu định lượng. Việc định lượng nhằm mục đích:

- Xác định lượng nguyên liệu trước khi đưa vào làm sạch, bóc vỏ, nghiền
xay,... đặc biệt là trước khi đưa vào phối trộn.

- Xác định lượng thành phẩm nạp vào bao bì trước khi đóng gói để chuyển
giao cho người tiêu dùng.

Trong quá trình chế biến, độ chính xác phụ thuộc vào yêu cầu công nghệ,
khối lượng và loại nguyên liệu đưa vào định lượng. Ví dụ : Khi chế biến thức ăn
chăn nuôi, để xác định lượng nguyên liệu trước khi trộn, cho phép những
nguyên liệu có khối lượng lớn trong hỗn hợp như bột cám, bột ngô,... độ chính
xác không cần đòi hỏi cao lắm, độ lệch mức cho phép có thể tới 5  8%; những
nguyên liệu có khối lượng rất nhỏ như kháng sinh, nguyên tố vi lượng yêu cầu
độ chính xác phải cao (nếu không đáp ứng được thì có thể gây tác hại cho cơ thể
gia súc), vì vậy độ lệch mức cho phép phải nhỏ hơn 1%. Khi đóng gói, thành
phẩm được định lượng vào bao bì cũng phải đảm bảo độ chính xác cần thiết.
Nếu định lượng thiếu hoặc thừa đều có thể gây thiệt thòi cho người tiêu dùng
hoặc cho cơ sở sản xuất và đặc biệt là làm giảm lòng tin của khách hàng đối với
loại sản phẩm đó.

Do nguyên liệu đưa vào định lượng rất đa dạng, có thể ở dạng tơi rời, dẻo,
lỏng,... chúng khác nhau về kích thước hạt, khối lượng thể tích, độ ẩm, sự dính
kết, sự vón cục đối với sản phẩm tơi rời; khác nhau về khối lượng thể tích, độ
đặc, độ dính, độ linh động, tính đàn hồi đối với sản phẩm dẻo; khác nhau về
trọng lượng riêng, độ nhớt, độ lẫn của các hạt huyền phù đối với sản phẩm lỏng,

81
vì vậy muốn định lượng chính xác cần phải lựa chọn phương pháp và thiết bị
định lượng thích hợp.

b) Yêu cầu kỹ thuật

- Đảm bảo định lượng chính xác, độ lệch mức trong phạm vi cho phép. Đối
với thiết bị định lượng liên tục độ lệch mức cho phép 2  3%, đối với thiết bị
định lượng gián đoạn (định lượng từng mẻ) độ lệch mức cho phép 0,1  1%.

- Có khả năng điều chỉnh để thay đổi mức theo yêu cầu của quá trình chế
biến.

- Có khả năng phối hợp với các khâu công nghệ khác như trộn, đóng gói sản
phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự động hóa dây chuyền sản xuất.

c) Phân loại

- Theo dạng sản phẩm : máy định lượng sản phẩm tơi rời, máy định lượng
sản phẩm dẻo, máy định lượng sản phẩm lỏng.

- Theo nguyên lý làm việc : máy định lượng theo khối lượng, máy định lượng
theo thể tích.

- Theo nguyên lý cấu tạo : máy định lượng kiểu đĩa, kiểu băng tải, kiểu vít
tải, kiểu cơ cấu rót,...

- Theo quá trình làm việc : máy định lượng liên tục, máy định lượng gián
đoạn.

3.2. Nguyên lý làm việc và nguyên lý cấu tạo

Các máy định lượng đều làm việc theo hai nguyên lý chung là đong - định
lượng theo thể tích và cân - định lượng theo khối lượng. Vì vậy, về cấu tạo hiện
nay đã có rất nhiều dạng máy định lượng khác nhau. Dưới đây nghiên cứu một
số máy định lượng các dạng sản phẩm chính.

3.2.1. Máy định lƣợng sản phẩm rời

Để định lượng sản phẩm tơi rời dạng hạt, bột,...người ta dùng các máy định
lượng thể tích hay khối lượng, làm việc liên tục hay gián đoạn.

82
a) Máy định lượng theo thể tích

Phần lớn các máy định lượng thể tích đều làm việc liên tục và chúng được
dùng tương tự như cơ cấu cấp liệu, để cấp sản phẩm hay nguyên liệu vào máy
chế biến khác. Để đảm bảo định lượng chính xác, cần phải tạo dòng chảy đồng
đều trong đó thể tích sản phẩm đưa vào theo đơn vị thời gian được xác định
bằng tốc độ cấp liệu hay bằng tiết diện ngang của dòng sản phẩm. Nếu tốc độ
cấp liệu thay đổi thì tiết diện của dòng sản phẩm không đổi, khi ấy máy định
lượng cần được trang bị cơ cấu dẫn động đặc biệt để điều chỉnh tốc độ cấp liệu
trong phạm vi rộng. Trường hợp nếu tốc độ cấp liệu không đổi, thì cần phải có
những cơ cấu thay đổi tiết diện dòng chảy.

Những máy định lượng làm việc liên tục thường gặp là loại thùng, vít tải,
băng tải, máng trượt, pít tông, máng lắc và dao động,...

Thùng định lượng (hình 3.1) gồm có hai loại : thùng định lượng hình trụ và
thùng hình quạt.

Thùng hình trụ có khả năng điều chỉnh dòng sản phẩm nhờ lực ma sát và lực
bám dính với bề mặt thùng, chúng có thể là loại trơn (hình 3.1a) dùng cho sản
phẩm bột và hạt nhỏ và loại có nhiều cạnh (hình 3.1b) dùng cho sản phẩm ở
dạng cục nhỏ và cục trung bình.

Thùng hình quạt dùng để định lượng các sản phẩm dạng bột, dạng hạt và cục
nhỏ. Số lượng sản phẩm cấp vào được xác định bằng số lượng và dung tích hình
quạt, chúng có thể là các hốc có hình dạng xác định (hình 3.1c) hoặc là các ngăn
giữa các cánh của thùng (hình 3.1d).

83
Hình 3.1. Thùng định lượng

a) thùng định lượng hình trụ; b) thùng định lượng có cạnh;


c) thùng định lượng có hốc; d) thùng định lượng có cánh.

1- trục thùng; 2- thùng định lượng; 3- cửa xả; 4- tấm gạt để


cào vật liệu dư trong các ngăn; 5- ngăn; 6- phễu cấp liệu; 7-
trục nạo.

Đĩa định lượng (hình 3.2) được cấu tạo bởi đĩa quay 2 đặt nằm ngang, phía
trên đĩa là phễu cấp liệu 1, đáy có ống tiếp liệu 4, có thể dịch chuyển lên xuống
để điều chỉnh bề dày của lớp nguyên liệu trên đĩa.

Hình 3.2. Đĩa định lượng

1- vít; 2- đĩa định lượng; 3- tấm gạt; 4- ống tiếp liệu.

Khi đĩa quay, sẽ tạo ra cho nguyên liệu nằm trên đĩa có dạng hình nón cụt,
chiều rộng của nó phụ thuộc vào vị trí ống tiếp liệu. Sản phẩm được lấy ra nhờ
tấm gạt 3. Năng suất máy phụ thuộc vào thể tích sản phẩm trên đĩa, chiều cao và
84
vị trí đặt các tấm gạt, số vòng quay của đĩa và vị trí ống tiếp liệu. Đĩa định lượng
dùng để cấp và định lượng sản phẩm dạng bột khô và dạng hạt nhỏ. Đĩa định
lượng cho năng suất cao nhưng độ chính xác thấp.

Vít định lượng (hình 3.3) dùng để cấp sản phẩm dạng bột, hạt, và cục nhỏ.
Máy gồm vít xoắn 1 quay trong vỏ máy 2. Van 3 được dùng để đóng mở rộng
hẹp khoảng tiếp xúc giữa nguyên liệu trong phễu cấp liệu 4 với vít xoắn. Khi vít
xoắn quay nguyên liệu được lấy từ khoảng mở đó và được đẩy ra qua cửa thoát.

Hình 3.3. Vít định lượng

1- vít xoắn; 2- vỏ máy; 3- van điều chỉnh lượng


cung cấp; 4- phễu cấp liệu 5- cửa thoát sản phẩm.

Băng định lượng (H. 3.4) dùng để định lượng vật liệu cục nhỏ hoặc vật liệu
có độ ẩm cao. Với vật liệu dính, người ta dùng thanh gạt để làm sạch băng.

Băng 2 có thể đặt nằm ngang hoặc nằm nghiêng được căng trên hai trống chủ
động 5 và phụ động 4, nhánh băng trên được đỡ bằng các con lăn. Dọc theo
băng có đặt thanh chặn tạo thành máng nhỏ dẫn sản phẩm. Phễu cấp liệu được
cấu tạo sao cho áp lực của nguyên liệu từ phễu không trực tiếp truyền lên băng.
Lớp nguyên liệu cấp trên băng thành lớp đồng đều và có thể điều chỉnh được
theo chiều cao của tấm chắn. Tốc độ chuyển động của băng từ 0,1  0,5m/s.

85
Hình 3.4. Băng định lượng theo thể tích làm việc liên tục

1- phễu cấp liệu; 2- băng; 3- cơ cấu căng băng; 4- trống phụ động; 5- trống
chủ động

Máy định lượng có bộ phận làm việc chuyển động tịnh tiến qua lại. Trên
Hình 3.5a và 3.5b là máy định lượng kiểu bàn trượt và máy định lượng kiểu pít
tông. Trong các máy này thì bộ phận làm việc là bàn trượt hoặc pít tông chuyển
động qua lại lấy sản phẩm từ phễu cấp liệu và đẩy qua cửa thoát. Trên hình 3.5c
và 3.5d là máy lắc định lượng và máy dao động định lượng, thường được dùng
khi cấp sản phẩm ít linh động, có khuynh hướng dính bết và tạo thành tảng,...
Trong các máy lắc định lượng, máng vận chuyển vật liệu tựa trên dãy lò xo
phẳng đặt nghiêng, được truyền chuyển động từ cơ cấu tay quay thanh truyền
với số vòng quay là 150  250vg/ph và biên độ là 3  5mm. Trong các máy dao
động định lượng, thì máng thực hiện dao động với biên độ từ 1  3mm và tần số
dao động là 1500  3000vg/ph.

86
Hình 3.5. Máy định lượng có bộ phận làm việc chuyển động tịnh tiến qua lại

a) bàn trượt định lượng; b) pítông định lượng;


c) máy lắc định lượng; d) máy dao động định lượng.

b) Máy định lượng theo trọng lượng

Máy định lượng theo trọng lượng thường được dùng phổ biến để nạp liệu rời
vào bao bì. Máy có thể làm việc liên tục hoặc gián đoạn, điều chỉnh tự động
hoặc bán tự động. Đối với những máy làm việc gián đoạn, thùng chứa phải có
hình dạng hợp lý để nó tiếp nhận được hoàn toàn nguyên liệu vào và tháo ra hết
các phần nguyên liệu đã xác định khối lượng.

Máy định lượng theo trọng lượng kiểu cân bán tự động (hình 3.6) là loại máy
làm việc gián đoạn dùng để định lượng sản phẩm rời vào bao bì.

87
Hình 3.6. Máy định lượng kiểu cân bán tự động

Nguyên liệu từ phễu cấp liệu 1 được vít tải 2 đưa vào thùng định lượng 5. Vít
tải này được truyền chuyển động từ động cơ điện 3 qua hộp giảm tốc 4. Phần
trên của thùng định lượng có gắn khớp lăng trụ 6 tựa trên tay đòn 7 và tay đòn
này có gắn khớp lăng trụ 8 liên kết với thanh đứng của giá treo. Đầu bên phải
của tay đòn có liên hệ với công tắc tiếp điểm 10 thông qua rơ le điện từ điều
khiển việc đóng ngắt dòng điện vào động cơ điện 3. Khi nguyên liệu vào trong
thùng 5 đủ trọng lượng qui định, do khớp 8 đặt lệch so với đường tâm của thùng
nên làm quay đầu bên trái của tay đòn 7 xuống dưới, đầu bên phải lên trên làm
mở tiếp điểm 10, không có dòng điện vào rơ le điện từ, công tắc mạch chính mở,
ngắt dòng điện vào động cơ 3, đình chỉ việc cấp liệu. Khi xả hết lượng nguyên
liệu trong thùng 5, tiếp điểm 10 đóng lại. Tiến hành đóng điện lại cho động cơ
làm việc để định lượng mẻ sau bằng cách ấn công tắc 11. Đối trọng 9 dùng để
thay đổi lượng nguyên liệu trong thùng 5 khi cần thay đổi mức.

Máy định lượng liên tục có bộ phận điều chỉnh tốc độ cấp liệu (hình 3.7). Sự
điều chỉnh đó được thực hiện bằng cách thay đổi tốc độ của cơ cấu cấp liệu 7.
Khi khối lượng nguyên liệu trên băng tải 1 thay đổi, nhờ hệ thống cơ cấu cảm
biên trọng lượng 2, 3 và đối trọng 4 làm thay đổi vị trí của hệ thống đóng cắt
điện 5. Thông qua hệ thống điện điều khiển làm thay đổi tỷ số truyền của bộ
biến tốc 6, từ đó sẽ làm thay đổi tốc độ chuyển động bộ phận cấp liệu 7.
88
Hình 3.7. Máy định lượng có bộ phận điều chỉnh tốc độ cấp liệu bằng điện

3.2.2. Máy định lƣợng sản phẩm dẻo

Định lượng sản phẩm dạng dẻo (bột nhào) bằng cách phân chia liên tục từ
khối chung ra thành cục riêng có thể tích xác định và khối lượng tương ứng bằng
nhau. Máy định lượng sản phẩm dẻo thường là máy định lượng thể tích có kết
hợp với dao cắt hoặc nén ép theo khuôn.

Máy định lượng bột nhào cắt bằng dao lắc (hình 3.8). Bột nhào từ phễu cấp
liệu 1 được vít xoắn cuốn lấy và vầ đẩy đi với tốc độ không đổi qua khuôn ép 2
có hình dạng và tiết diện lỗ xác định. Trong quá trình cấp liệu thì khối sản phẩm
được lèn chặt và bắt buộc phải chuyển động làm các sợi bột nhào ép có độ đồng
đều cao. Dao 4 lắc với tần số đều cắt các sợi bột nhào thành các thỏi có chiều dài
và thể tích bằng nhau.

Hình 3.8. Máy định lượng bột nhào cắt bằng dao lắc

Máy định lượng bột nhào theo khuôn (hình 3.9). Nguyên liệu từ phễu 1 được
các trục cán cấp liệu 2 đưa vào trong buồng nhận 3. Trong khi đó tấm chắn cắt 4
và pít tông 5 ở vị trí tận cùng bên trái. Tấm chắn 4 và pít tông 5 di chuyển sang

89
bên phải và bắt đầu cắt khối sản phẩm trong buồng 3, rồi đẩy nó vào khuôn 6
của cơ cấu chia 7. Bột nhào sẽ ép pít tông 8, nén lò xo 9 sát về vị trí bên phải.
Khi quay cơ cấu chia 7 một góc 90o thì pít tông 8 được giải phóng khỏi áp lực
của pít tông 5 dưới tác dụng của lò xo 9 bột nhào được đẩy ra băng tải 10.
Lượng bột nhào được lấy ra đúng bằng thể tích của khuôn ép.

Hình 3. 9. Máy định lượng bột nhào theo khuôn

3.2.3. Máy định lƣợng sản phẩm lỏng

Định lượng sản phẩm lỏng bằng máy được phổ biến rộng rãi trong nhiều
ngành sản xuất thực phẩm với ưu điểm là năng suất cao, đảm bảo độ chính xác
và điều kiện vệ sinh thực phẩm.

Các máy định lượng sản phẩm lỏng hay còn gọi máy rót, thường làm việc
theo nguyên lý "đong'', định lượng theo thể tích. Mỗi loại sản phẩm lỏng luôn
khác nhau về tính chất cơ - lý, vì vậy cần phải có phương pháp rót và bộ phận
rót thích hợp.

Đối với những sản phẩm có độ nhớt nhỏ, khối lượng riêng từ 0,9  1,0g/cm3,
độ nhớt 0,8  1,0Cp (Canti puaze) như sữa, rượu, bia, xirô, crem, nước quả ép,
dầu thực vật, dầu cá,... thì có thể dùng các bộ phận rót trong đó chất lỏng chảy
dưới tác dụng của khối lượng. Những sản phẩm có độ nhớt cao hơn (hàng chục
lần) như dịch cà chua, váng sữa, dịch rau, kem cốc,... được định lượng bằng
phương pháp ép cưỡng bức trên những dụng cụ đặc biệt.

Bộ phận rót kiểu van xoay là bộ phận rót đơn giản nhất, nó gồm có bình định

90
lượng 1, van ba chiều 2, ống thoát khí 3 hở cả hai đầu, ống nối 4 để nạp đầy bình
1 và ống nối 5 để rót chất lỏng đã định lượng vào bao bì chứa (hình 3.10).

Hình 3.10. Bộ phận rót kiểu van xoay

Thể tích chất lỏng đi vào trong bình 1 phụ thuộc vào vị trí đầu bên dưới của
ống 3. Khi nút của van ba chiều tại vị trí chỉ ở phần bên phải của hình vẽ, chất
lỏng dưới áp suất thủy tĩnh đi vào trong bình định lượng, đẩy không khí trong
bình ra qua ống 3. Khi chất lỏng dâng đến mép dưới của ống thi không khí
không ra được nữa, còn chất lỏng ở trong bình 1 được dâng lên cao hơn mép
dưới của ống một đoạn h, phụ thuộc vào mức chất lỏng ở trong thùng rót. áp
suất không khí trên chất lỏng sẽ ngăn cản việc nạp tiếp tục vào bình 1, còn lối ra
của chất lỏng bị đóng. Chất lỏng trong ống 3 sẽ dâng lên và theo qui tắc bình
thông nhau nó được xác định bằng mức chất lỏng ở trong thùng chứa. Như thế là
chấm dứt một chu trình định lượng. Thể tích chất lỏng được điều chỉnh bằng
cách dịch ống 3 lên hoặc xuống. Để tháo chất lỏng vào bao bì, thì xoay van ba
ngả ngược chiều kim đồng hồ một góc 90o, như đã chỉ ở phần bên trái hình vẽ.
Tùy theo cách xoay van mà những máy dùng cơ cấu rót này thuộc loại quay tay,
bán tự động hoặc tự động.

Bộ phận rót kiểu van trượt (hình 3.11) được dùng để rót sản phẩm lỏng
không nhớt như rượu, sữa,... Thùng chứa 1 có bình định lượng 2, đáy bình vặn

91
chặt với van trượt 3, phần trên của van trượt rỗng, phần dưới đặc. Bên thành
phần rỗng của van trượt có lỗ 4. Phía đáy thùng 1 có lắp ống lót rỗng 5, có lỗ 6,
ống chảy tràn 7 và đầu cuối 8 cắm vào bao bì. Lò xo 9 và con lăn 10 dịch
chuyển theo cơ cấu cam có biên dạng thích hợp đảm bảo sự dịch chuyển thẳng
đứng của van trượt. Khi nâng van trượt lên một đại lượng H thì bình 2 đã chứa
đầy chất lỏng được nâng lên, mép trên của nó nằm cao hơn mực chất lỏng trong
thùng chứa 1, đồng thời xảy ra sự trùng khít các lỗ 4 và 6 của van trượt, nhờ đó
mà chất lỏng trong bình 2 chảy vào bao bì. Sau khi chảy hết chất lỏng thì bình 2
được hạ xuống để nạp chất lỏng và chu trình làm việc được lặp lại.

Hình 3.11. Bộ phận rót kiểu van trượt

Bộ phận rót kiểu van chắn (hình 3.12) được dùng để rót sữa, xirô, nước cà
chua,...vào chai có miệng rộng hoặc vào hộp.
Đối với van chắn dùng nạp chất lỏng cho chai (hình 3.12a), ở đáy thùng rót
có lắp ống nối 1 bằng đai ốc 2. ống lót 3 tỳ lên vành cao su 4 có thể dịch chuyển
dọc theo ống nối 8. Bề mặt tiếp xúc của ống lót và ống nối phải được mài nhẵn
để đảm bảo độ kín. ống thoát khí 5 hở cả hai đầu, dùng để tháo không khí bị chất

92
lỏng đẩy ra khỏi chai. Đầu phía dưới của ống này được ghép chặt với van chắn 6
làm bằng cao su. Lò xo 7 dùng để tăng lực đóng kín của cặp van và đế, nhờ đó
mà mép dưới của ống lót 3 luôn được che kín. Khi chai được nâng lên phía trên,
ấn chặt miệng vào van chắn 6, nén lò xo 7 và nâng ống lót 3 lên, lúc đó van chắn
rời khỏi mép dưới của ống lót 3, tạo ra khe để cho chất lỏng từ trong thùng rót
chảy ra nạp đầy vào chai. Khi nạp vào chai thì miệng chai được ép chặt vào
vành cao su 4, còn không khí theo ống 5 đi vào không gian ở bên trên chất lỏng
trong thùng rót. Khi chất lỏng dâng đến mép dưới của ống thì không khí ở trong
chai không có chỗ ra, sẽ tạo nên áp suất nén ngăn cản không cho chất lỏng chảy
vào.

a) b)

Hình 3.12. Bộ phận rót kiểu van chắn

a) dùng cho chai; b) dùng cho hộp.

Đối với van chắn dùng để nạp chất lỏng cho hộp (hình 3.12b), đế di động 3
được lò xo 2 ép chặt vào van cố định 1. Sản phẩm lỏng ở trên van không thể từ
thùng 4 chảy ra khi không có hộp.

Khi hộp 6 nằm trên bàn đỡ dưới 5 được dịch chuyển lên trên thì nó nâng đế
cao su, nhờ đó chất lỏng chảy vào hộp, qua khe hở hình vành khuyên vừa tạo ra.
Lượng chất lỏng chảy vào bằng hiệu giữa thể tích hộp và thể tích phần nhô phía

93
dưới của van.

Van ghép chặt vào đầu bên dưới của ống 7, ống này dùng để cho không khí
thoát ra khỏi hộp lúc nạp chất lỏng. Khi hạ thùng thì lò xo 2 đẩy đế 3 trở lại vị
trí ban đầu, nhờ đó đình chỉ việc cấp sản phẩm. Bộ phận rót được lắp với đáy
thùng chứa nhờ ống nối 8 và đai ốc 9, ống lót cao su 10 dùng để đệm kín, đế cao
su 3 được giữ chặt trên đĩa 11.

3.3. Cấu tạo và cách sử dụng một số máy định lƣợng

a) Máy định lượng kiểu trục cuốn

Máy định lượng kiểu trục cuốn là máy định lượng theo thể tích, được sử
dụng như một cơ cấu cấp liệu cho các bộ phận chế biến khác (hình 3.13).

Bộ phận định lượng gồm trục cuốn 3 có đường kính 140mm, dài 220mm,
chuyển động quay với hai chế độ tốc độ : 25vg/ph và 46vg/ph. Trục cuốn có 12
rãnh khía, với diện tích mặt cắt ngang của rãnh là 7,57cm2. ống bao 2 dịch
chuyển dọc trục để điều chỉnh mức đóng mở rộng hẹp khoảng tiếp xúc của trục
cuốn với nguyên liệu ở phễu cấp liệu 1, nhờ đó có thể thay đổi được các mức
khác nhau ở cùng một chế độ tốc độ. Trục khuấy 10 được truyền chuyển động
quay từ trục cuốn qua cặp bánh răng 6, 7 nhằm làm tơi nguyên liệu trong phễu
cấp liệu, để chúng không bị kẹt, không đóng thành vòm.

Thông thường các máy định lượng được lắp dưới cửa xả của mỗi thùng chứa
từng thành phần nguyên liệu, các trục cuốn được lắp trên cùng một trục quay,
nhận chuyển động từ một động cơ. Trước khi vận hành máy, cần phải dịch chỉnh
vị trí ống bao theo kim chỉ mức định lượng ghi ở vỏ máy, sau đó mới cho các
máy làm việc.

94
Hình 3.13. Máy định lượng kiểu trục cuốn
1- phễu cấp liệu; 2- ống bao; 3- trục cuốn; 4- vỏ máy; 5- cửa
thoát sản phẩm; 6,7- cặp bánh răng truyền động; 8- tay
vặn; 9- vít hãm; 10- trục khuấy.

b) Máy định lượng kiểu cân tự động

Máy định lượng kiểu cân tự động (hình 3.14) là loại máy dùng để định lượng
sản phẩm rời vào bao bì. Đây là loại máy định lượng theo khối lượng điều khiển
tự động nhờ tế bào quang điện.

Hình 3.14. Máy định lượng kiểu cân tự động

1- bộ phận cấp liệu; 2- bộ gây rung; 3- đèn chiếu sáng; 4- ống dẫn luồng
ánh sáng; 5- tế bào quang điện; 6- tấm chắn; 7- mẫu khối lượng; 8- thang
chia độ của cơ cấu khối lượng; 9- bao bì đã nạp đầy; 10- bao bì rỗng; 11- rơ
le quang điện.

95
Bao bì rỗng đặt lên bàn quay và đưa về phía bộ phận cấp liệu dao động 1 có
gắn bộ gây rung động 2. Bao bì sẽ đi vào một trong các đĩa cân của đòn cân, trên
đĩa cân khác có đặt sẵn mẫu khối lượng 7 và cuối đòn cân có lắp tấm chắn ánh
sáng 6.

Khi cấp nguyên liệu vào bao bì rỗng đạt đến khối lượng cân bằng với mẫu
khối lượng 7 thì tấm chắn đó che nguồn sáng 3 tác dụng lên tế bào quang điện 5.
Khi đó rơ le quang điện 11 lập tức sẽ tác động lên các bộ phận điều hành của
thiệt bị tự động, làm đình chỉ việc cấp sản phẩm vào trong bao bì. Đồng thời cơ
cấu bàn quay làm việc, đẩy bao bì đầy ra và đặt lên đó bao bì rỗng khác. Sau đó
bộ phận cấp liệu lại tự động làm việc và nạp đầy bao bì mới.

c) Máy định lượng bột nhào kiểu khuôn ép

Máy định lượng bột nhào kiểu khuôn ép dùng để chia liên tục khối sản phẩm
dẻo. Trống có gân 1 cuốn và ép bột nhào đi qua giữa nó và cơ cấu chia 2 (hình
3.15).

Cơ cấu chia quay ngược chiều với trống 1, có buồng định lượng hình trụ 3,
trong đó có pít tông 4 dịch chuyển. Dưới áp lực của bột nhào pít tông 4 lùi theo
chiều sâu của buồng định lượng cho đến khi con lăn 5 tỳ vào mặt lõm của cam
định hình 6.

Hình 3. 15. Máy định lượng bột nhào kiểu khuôn ép.

96
Khi buồng định lượng đi qua mép nhọn 7 thì bột nhào được cắt ra khỏi khối
sản phẩm chung. Khi con lăn của buồng này tỳ vào đỉnh cam 6, pít tông sẽ đẩy
cục bột nhào từ buồng định lượng lên băng tải 9 và đưa ra ngoài. Bằng cách
xoay cam 6 một góc nào đó, ta có thể điều chỉnh được thể tích phần bột nhào
cần định lượng.

d) Máy rót sản phẩm đặc vào hộp

Máy rót sản phẩm đặc dùng để vào hộp các loại sản phẩm đặc như mứt quả
nhuyễn, rau nghiền, xốt cà chua,...

Khi hộp trên bàn 7 chạm vào tay gạt, qua hệ thống lò xo đòn bẩy, làm cho
bánh xe 10 di chuyển theo đường ray trên 11 (hình 3.16). Khi đó xi lanh 4 sẽ
thông với ống rót 8 và sản phẩm được pít tông 5 đẩy vào hộp. Nếu không có
hộp, bánh xe lăn theo đường ray dưới 12, pít tông 9 không nâng lên và sản phẩm
bị pít tông 5 ép theo lỗ 6 mà trở về thùng chứa 1. Cả hệ thống quay quanh trục 2,
trừ đáy 3 của thùng chứa.

Hình 3.16. Máy rót sản phẩm đặc

1- thùng rót; 2- trục quay; 3- đáy thùng chứa; 4- xilanh; 5- pít tông
đẩy sản phẩm; 6- lỗ hổng ở đáy thùng; 7- bàn; 8- ống rót; 9- pít
tông nâng; 10- bánh xe; 11- đường ray trên; 12- đường ray dưới.

97
3.4. Lý thuyết tính toán máy định lƣợng

3.4.1. Tính toán công nghệ

a) Độ lệch mức

Để đánh giá chất lượng định lượng ta có thể dùng chỉ tiêu độ lệch mức. Độ
lệch mức S được xác định theo công thức :

q max  q min
S = .100% (3.1)
q tb

qmax, qmin, qtb- khối lượng giây cực đại, cực tiểu và trung bình của thành
phần nguyên liệu do máy định lượng đưa ra trong 1 giây.

Độ lệch mức phải nằm trong giới hạn cho phép. Trong chế biến nông sản độ
lệch mức cho phép khoảng 0,1 1% đối với máy định lượng theo khối lượng và
2  3% đối với máy định lượng theo thể tích.

Độ lệch mức là một trị số biến đổi liên tục và ngẫu nhiên (theo qui luật phân
bố chuẩn), phụ thuộc vào các tính chất cơ lý của nguyên liệu (khối lượng riêng,
kích thước , độ tơi, độ ẩm, góc chảy tự nhiên,...), các thông số cấu tạo sử dụng
của thiết bị định lượng (diện tích cửa cấp liệu, vận tốc chảy qua,...) và phụ thuộc
vào thời gian định lượng,...

Do đó độ lệch mức còn được đánh giá theo độ lệch bình phương trung bình 
và hệ số biến thiên  như sau :

n
qi  qtb 2
 
1 n 1
(3.2)

n
qi  qtb 2
Hay:  1 n
(3.3)

n
qi
qtb  
1 n

Hệ số biến động:

98

 100 % (3.4)
qtb

qi - khối lượng giây của nguyên liệu trong mỗi lần đo mức thứ i;

qtb - khối lượng giây trung bình,

q0 - khối lượng giây tính toán theo mức cần xác định;

n - số lần mẫu đo để xác định chất lượng định lượng.

  cp = 1012%

Đối với những máy định lượng gián đoạn, sai số của lượng nguyên liệu được
xác định sẽ bằng sai số của tổng các mẻ qi hợp thành lượng đó. Như vậy phương
sai  l2 của cả lượng sẽ bằng tổng phương sai  m2 của mỗi mẻ định lượng, nghĩa
là :

 l2 =  12 +  22 +….. +  N2

l = m N (3.5)

N - số mẻ định lượng,

N = Gl/q

Gl - khối lượng cần định lượng, kg.

3.4.2. Tính toán lý thuyêt một số máy định lượng

a) Máy định lượng liên tục kiểu trục cuốn

- Năng suất lý thuyết Q có thể tính theo công thức :

Q = 60FlZn  , kg/h (3.6)

F - diện tích mặt cắt ngang của một rãnh khía, m2;

l - chiều dài phần rãnh trục cuốn tiếp xúc với nguyên liệu, m;

Z - số rãnh khía;

n - tốc độ quay của trục cuốn, n = 30  40 vg/ph;

 - khối lượng thể tích của nguyên liệu, kg/m3;


99
 - hệ số nạp đầy các rãnh trục cuốn ( = 0,8  0,9).

Theo công thức này, ta thấy muốn điều chỉnh mức, tức là điều chỉnh năng
suất Q, có thể thay đổi vận tốc quay n của trục cuốn hoặc thay đổi chiều dài l
của phần rãnh tiếp xúc với nguyên liệu. Cũng có trường hợp người ta thiết kế
các cánh quay đặc biệt để thay đổi diện tích mặt cắt ngang của rãnh.

b) Công suất lý thuyết được xác định chủ yếu xuất phát từ lực ma sát của
nguyên liệu do các rãnh cuốn ở cửa cấp liệu với lớp nguyên liệu ở trên
thùng cấp liệu. Lực ma sát này được tính bằng :

Fms = fpFc , kG (3.7)

f - hệ số ma sát của nguyên liệu trượt lên nhau,

f = tg0

0 – góc chảy tự nhiên của nguyên liệu;

p - áp suất của nguyên liệu trên mặt trục cuốn, kG/m2;

Fc - diện tích mặt cắt ngang của cửa cấp liệu trên trục cuốn, m2;

Công suất cần thiết N được tính bằng :

Pvk1
N =  5.10-4fpFcDvk1 , kW (3.8)
102

D - đường kính của trục cuốn, m;

v – vận tốc vòng của trục cuốn, m/s ;

Dn
v=
60

k1- hệ số tính đến năng lượng có thể tốn vì trục cuốn đập vỡ thêm nguyên
liệu

(với nguyên liệu bột k1 = 1, với nguyên liệu hạt hoặc cục k1 = 2).

Công suất động cơ :

N .k 2
Nđc = (3.9)
 dc

100
k2 – hệ số tính đến tổn thất do ma sát của các bộ phận định lượng,

k2 = 1,1  1,2

- hiệu suất truyền động;

đc - hiệu suất của động cơ.

b) Máy định lượng liên tục kiểu vít

- Năng suất lý thuyết Q được tính theo công thức :

Q =15 (D2 - d2)sn, kg/h (3.10)

D, d - đường kính của vít và của trục vít, m;

s - bước vít, s = (0,8  1)D, m;

n - tốc độ quay của trục vít, vg/ph, n = 20  80;

 - hệ số nạp đầy,  = 0,8  1.

Để tránh vật liệu cục bị kẹt trong vít định lượng, cần bảo đảm D  (4  5)Dc
, với Dc là kích thước cực đại của cục nguyên liệu. Điều chỉnh mức nguyên liệu
ở vít định lượng có thể bằng cách thay đổi vận tốc quay n hoặc tiết diện cửa cấp
liệu.

b) Công suất cần thiết cho vít định lượng có thể tính bằng :

Q
N=  L.k1  Hk 2 , kW (3.11)
367.103 . 

L – hình chiếu ngang của đường di chuyển nguyên liệu, m;

H – chiều cao nâng nguyên liệu, m;

k1 – hệ số tính đến lực cản di chuyển nguyên liệu trong thân máy,

k1 = 1,2  2,5

k2 – hệ số tính đến tổn thất do ma sát ở các gối đỡ,

k2 = 1,1  1,2;

 - hiệu suất truyền động.

101
c) Máy định lượng liên tục kiểu băng

- Năng suất lý thuyết Q của băng định lượng được tính bằng :

Q = 3600Fv , kg/h (3.12)

F - diện tích mặt cắt ngang của lớp nguyên liệu trên băng, m2;

F = bh

b - chiều rộng của băng, m;

h - bề dày lớp nguyên liệu trên băng, m;

v - vận tốc của băng, m/s;

 - hệ số nạp đầy của vật liệu trên băng,  = 0,7  0,8.

- Công suất cần thiết của băng định lượng có thể tính bằng :

N = N1 + N2 , kW (3.13)

N1 - công suất di chuyển vật liệu :

Q
N1 =  0,2.L  Hk1 , kW (3.14)
367.103

L - chiều dài của băng (giữa hai trục đỡ băng), m;

H - chiều cao nâng vật liệu khi băng định lượng đặt nghiêng, m;

k1 - hệ số tính đến lực cản của trục đỡ băng ở chỗ uốn băng,

k1 = 1,7;

. N2 - công suất khắc phục ma sát của vật liệu với thành máng :

Wv
N2 = = 0,01h2lfkđv2, kW (3.15)
102

W - lực kéo khắc phục lực cản ma sát,

W = Pmhlf, kG

Pm - áp suất pháp trên thành máng,

Pm = hVkđ , kG

102
l - chiều dài của thành máng, m;

f - hệ số ma sát của vật liệu với thành máng;

kđ - hệ số động học của vật liệu,

1  sin  0
kđ =
1  sin  0

0 - góc chảy tự nhiên của vật liệu khi chuyển động.

Công suất của động cơ :

Nđc = N k2 , kW (3.16)

 - hiệu suất truyền động;

k2 - hệ số tính đến ma sát, k2 = 1,1 1,15

d) Máy định lượng liên tục kiểu đĩa

- Năng suất lý thuyết của đĩa định lượng được tính theo công thức :

Q = Vn = 2R0Fn (3.17)

R0 - bán kính từ tâm quay tới trọng tâm của tiết diện vật liệu, m;

h
R0 = R + (3.18)
3tg 0

F - tiết diện lớp vật liệu, m2;

h2
F = (3.19)
2 tg 0

0 - góc chảy tự nhiên của vật liệu khi chuyển động;

n - tốc độ quay của đĩa; vg/ph.

Do đó :

R  h / 3tg 0 
Q = 30h2  (3.30)
tg 0

 - vận tốc góc của đĩa,

103
  2n / 60

Hình 3.17. Sơ đồ tính toán máy định lượng kiểu đĩa

Cần xét đến vận tốc góc giới hạn gh với điều kiện để lực quán tính ly tâm Jlt
nhỏ hơn lực ma sát Fms của vật liệu với đĩa, nghĩa là:

Jlt = mR1gh2  Fms = mgf = 2F R0 . .g.f (3.21)

Do đó :

gh  g. f / R1 (3.22)

R1 - bán kính quay cực đại của vật liệu, m;

f - hệ số ma sát của vật liệu với đĩa.

Công suất cần thiết của máy định lượng kiểu đĩa có thể tính theo công thức
:

N = N1 + N2 + Nck , kW (3.23)

N1 - công suất tiêu thụ khắc phục lực ma sát Fms của vật liệu với đĩa:

N1 = Fmsv , kW (3.24)

v - vận tốc của đĩa,

104
v = R0n / 30

N2 - công suất tiêu thụ khắc phục lực ma sát của vật liệu với cánh gạt:

N2 = N1cos, kW (3.25)

 - góc đặt cánh gạt.

Nck - công suất chạy không.

105
Chƣơng 4

MÁY GHÉP KÍN

4.1. Nhiệm vụ, yêu cầu kỹ thuật và phân loại

a) Nhiệm vụ

Ghép kín là một khâu quan trọng trong quá trình đóng gói sản phẩm, nó được
thực hiện sau khi đã nạp liệu vào bao bì. Việc ghép kín nhằm mục đích :

- Cách ly sản phẩm với môi trường không khí bên ngoài, không cho vi sinh
vật từ bên ngoài xâm nhập vào, nhờ đó đã hạn chế được các quá trình biến đổi
hóa, lý, sinh và sự phá hoại của vi sinh vật.

- Tránh cho sản phẩm không bị hao hụt, rơi vãi trong quá trình bốc dỡ, vận
chuyển.

b) Yêu cầu kỹ thuật

- Tạo ra mối ghép kín và chắc để cách ly hoàn toàn sản phẩm với môi trường
bên ngoài.

- Có khả năng ghép kín được nhiều loại bao bì có kích thước và hình dạng
khác nhau.

- Có thể phối hợp với các khâu công nghệ khác như : nạp liệu, thanh trùng, in
hoặc dán nhãn,...

- Dễ mở bao bì khi sử dụng.

c) Phân loại

- Theo mục đích sử dụng : máy ghép kín bao bì trực tiếp, máy ghép kín bao
bì gián tiếp.

- Theo loại bao bì : máy ghép kín bao bì cứng, máy ghép kín bao bì mềm.

- Theo mức độ cơ khí hóa và tự động hóa : máy ghép kín thủ công, cơ khí,
nửa tự động và tự động hoàn toàn.

106
- Theo nhiệm vụ : máy ghép kín làm việc độc lập và máy ghép kín làm việc
phối hợp.

4.2. Nguyên lý làm việc và nguyên lý cấu tạo

4.2.1. Máy ghép kín bao bì cứng

a) Các loại mối ghép

Để làm kín bao bì cứng người ta thường dùng nắp bằng kim loại, nhựa, gỗ,...
Có 3 loại mối ghép nắp được sử dụng phổ biến : mối ghép đơn, mối ghép kép và
mối ghép xoáy.

Mối ghép đơn dùng để ghép kín nắp bao bì bằng thủy tinh. ở mối ghép này
chỉ có nắp kim loại là cuộn lại. Trên hình 4.1 là các kiểu mối ghép đơn đã được
tiêu chuẩn hóa.

- Kiểu ghép nhẵn (Liên xô cũ ký hiệu CKO), dùng cho loại miệng rộng, nắp
bằng sắt hay nhôm (hình 4.1a). Phương pháp ghép này có ưu điểm là chắc chắn
nhưng có nhược điểm là năng suất ghép thấp, miệng dễ bị vỡ.

- Kiểu "Imra" dùng cho lọ miệng rộng, nắp sắt có răng (hình 4.1b). Loại này
có nhược điểm như CKO, ngoài ra còn tốn sắt và hình dáng mối ghép không
đẹp.

- Kiểu ghép đột (Liên xô cũ ký hiệu CKK), dùng cho chai miệng hẹp, nắp sắt
hay nhôm (hình 4.1c). Loại này có ưu điểm là kín, chắc, dễ cậy nắp, tiết kiệm
sắt nhưng có nhược điểm là miệng chai dễ bị sứt khi ghép.

- Kiểu "Comec" và "Anxêcôxin" dùng cho cả hai loại miệng rộng và hẹp, nắp
nhôm mỏng có rãnh tròn ở đáy khi nắp khít với đỉnh miệng chai (hình 4.1d). Khi
ghép thì nắp xoắn bám theo gân của miệng chai. Loại này thường dễ lắp ghép,
nhưng năng suất ghép không cao, tốn nhôm, độ chân không khi thanh trùng và
bảo quản giảm.

- Kiểu “Omnia” dùng cho chai miệng rộng, nắp nhôm mỏng có rẵnh ở đáy
nắp, gắn chặt vào miệng chai khi trong chai có chân không (hình 4.3e). Để nắp
khỏi xoay hay bật gờ, người ta bóp nhẹ nắp vào cổ. Loại này có nhược điểm như
107
kiểu “Cômec” và “Anxêcôxin”.

Hình 4.1. Mối ghép đơn

a) CKO; b) "Imra"; c) CKK; d) "Comec"; e) Omnia; f) CKBO; g) CKH

- Kiểu ghép nhẵn chân không (Liên xô cũ ký hiệu là CKBO) dùng cho lọ
miệng rộng, giống như "Omnia" chỉ khác là thay nắp nhôm bằng nắp sắt có răng
(hình 4.1f). Mối ghép này có ưu điểm như kiểu "Omnia", nhưng nếu như nắp
làm bằng vật liệu càng giòn, càng cứng thì độ kín càng kém.

- Kiểu ghép nén (Liên xô cũ ký hiệu là CKH, Anh - Mỹ gọi là "prai-ốp")


dùng cho cả loại miệng rộng và hẹp, nắp kim loại có đệm cao su đặt quanh thành
sẽ bị kéo căng và dính sát vào miệng chai khi trong chai có chân không (hình
4.1g). Nắp không bị biến dạng mà chỉ ép vào miệng bao bì. Kiểu ghép này có ưu
điểm : năng suất cao, dễ lắp ghép, máy ghép dùng cho nhiều cỡ bao bì mà không
cần thay cơ cấu ghép, nắp giữ nguyên vẹn và dễ cậy, độ kín đảm bảo, bao bì ít bị
vỡ và gia công đơn giản.

108
Mối ghép kép được áp dụng để
ghép kín nắp hộp bằng kim loại. ở
mối ghép này cả thân và nắp hộp
đều được cuộn lại (hình 4.2). Loại
mối ghép này có ưu điểm là chắc
chắn, nhưng có nhược điểm là mí
hộp dễ bị hư hỏng, không đảm bảo
được các tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc
Hình 4.2. Mối ghép kép
biệt là độ kín.

Mối ghép xoáy được dùng để


ghép kín nắp hộp thủy tinh hoặc
nhựa. ở mối ghép này cả cổ và nắp
hình thành các đoạn gờ theo đường
ren vít hoặc các rãnh xoắn vít. Khi
ghép nắp, có thể dùng máy hoặc
dùng tay.

Trên hình 4.3 trình bày các kiểu mối ghép xoáy.

- Kiểu "Fenic" dùng cho lọ miệng rộng nắp sắt có hai chi tiết : nắp và vòng
khóa (hình 4.3a). Loại này có ưu điểm là dễ mở, dễ đậy, dùng được nhiều lần
nhưng có nhược điểm là ghép tay hay máy đều chậm, khó tự động hóa, tốn sắt
và khó đảm bảo độ chân không khi thanh trùng.

- Kiểu ghép xoắn vít CKB (Liên xô cũ) dùng cho bao bì miệng hẹp, nắp và
cổ bao bì có rãnh xoắn vít (hình 4.3b). Loại này có ưu điểm tháo nắp dễ và thuận
tiện, nhưng có nhược điểm là hạn chế năng suất ghép, cấu trúc và sử dụng máy
phức tạp, khó gia công nắp, tốn kim loại làm nắp và thuỷ tinh làm cổ xoắn, khó
đảm bảo độ kín khi bảo quản.

109
Hình 4.3. Mối ghép xoáy

a) "Fênic"; b) CKB; c) “Tuyt- ôp”

- Kiểu "Tuyt-ôp" dùng cho bao bì miệng rộng, cổ ngắn, nắp sắt, khi đậy và
tháo nắp chỉ cần xoay 1/4 vòng (hình 4.3c). Ưu nhược điểm tương tự như kiểu
CKB.

Mối ghép xoáy có ưu điểm là việc ghép hoặc tháo nắp đơn giản và thuận tiện,
sử dụng được nhiều lần nhưng có nhược điểm là năng suất ghép thấp, chế tạo
nắp phức tạp, tốn thủy tinh làm cổ xoắn, khó đảm bảo độ kín và khó tự động
hóa.

b) Quá trình hình thành mối ghép

Để tạo ra mối ghép, người ta thường dùng hai loại con lăn: con lăn cuộn có
rãnh sâu để ghép sơ bộ tức là làm cho nắp và mép hộp gập vào nhau và cuộn lại,
nắp hộp vẫn có thể xoay được nhưng không tháo ra được (hình 4.4a) và con lăn
ép có rãnh nông để ghép kín tức là ép cho mí hộp chắc lại, nắp hộp không xoay
được và không tháo được (hình 4.4b). Khi ghép kín hộp thủy tinh (ghép nhẵn
kiểu CKO) người ta chỉ dùng con lăn ép mà không cần con lăn cuộn.

110
a) b)

Hình 4.4. Các con lăn

a) con lăn cuộn; b) con lăn ép

Đối với hộp kim loại khi bắt đầu ghép sơ bộ, con lăn cuộn tiến sát tới hộp
(hình 4.5a), trong khi thân và nắp hộp được hai mâm giữ chặt.

a) b) c)

Hình 4.5. Sơ đồ tạo ra mối ghép kép

a) bắt đầu ghép; b) ghép sơ bộ; c) ghép kín.

1- con lăn; 2- mâm trên; 3- thân hộp; 4- nắp hộp.

Tùy cấu trúc của từng kiểu máy ghép mà trong quá trình ghép hoặc con lăn
cố định hộp quay quanh trục của nó, hoặc hộp cố định con lăn quay quanh hộp.

Hộp đã ghép sơ bộ thì thân và nắp được cuộn lại, không khí trong hộp vẫn
thông được với bên ngoài (hình 4.5b). Do đó người ta tiến hành bài khí bằng
nhiệt và hút chân không khi hộp ở trạng thái ghép sơ bộ.

Hộp ghép kín bắt đầu khi con lăn ép tiến sát vào hộp, tạo ra mối ghép kín
hoàn toàn (hình 4.5c).

Đối với hộp thủy tinh các nắp kim loại được ghép chắc vào vành gờ của
miệng chai lọ bằng 3 phương pháp :

111
- Dùng con lăn để ghép chặt và kín nắp kim loại và vành đệm cao vào miệng
chai lọ, tương tự như giai đoạn ghép kín đối với hộp kim loại. Phương pháp này
gọi là phương pháp ghép nhẵn bằng con lăn.

- Dùng nòng bấm có cấu tạo đặc biệt để bấm nắp và vòng đệm cao su vào
miệng hộp (hình 4.6). Lọ thủy tinh 1 cùng với nắp 2 được nâng lên phía nòng đỡ
3. Khi nòng đỡ 3 dập xuống thì nòng bấm 4 tiến vào bóp nắp móp lại và mắc
chặt vào vành gờ của miệng lọ.

a) b)

Hình 4.6. Sơ đồ tạo ra mối ghép đơn bằng nòng bấm

a) tư thế trước khi bóp; b) tư thế sau khi bóp

1- miệng lọ thủy tinh; 2- nắp kim loại; 3- vòng đỡ; 4- vòng bấm; 5- vòng
đệm cao su; 6- kẹp đỡ nòng bấm.

- Dùng nòng dập hình côn, tác dụng từ trên xuống để dập nắp vào miệng chai
lọ có miệng hẹp (hình 4.7). Tùy theo cấu tạo máy mà nòng hình côn cố định,
chai và nút được bàn đỡ nâng lên hoặc là nòng hình côn dập xuống, chai cùng
với nút được đặt trên bàn đỡ cố định. Khi chụi lực tác dụng thẳng đứng, nút kim
loại bị bóp lại do đường kính của nòng nhỏ dần, tạo ra các nếp nhăn và bám chặt
vào gờ miệng chai.

112
a) b)

Hình 4.7. Sơ đồ mối ghép đơn bằng nòng dập hình côn

a) sơ đồ ghép dập; b) nòng hình côn

1- nòng hình côn; 2- chai; 3- nắp kim loại; 4- đệm cao su.

Hai phương pháp đầu được dùng cho bao bì thủy tinh có miệng rộng còn
phương pháp thứ ba được dùng cho bao bì thủy tinh miệng hẹp. Chú ý cả ba
phương pháp ghép trên đều phải dùng đệm cao su, lie hay chất dẻo ở miệng chai
để vừa đảm bảo độ kín vừa làm êm khi chịu lực ép dập.

4.2.2. Máy ghép kín bao bì mềm

a) Các loại mối ghép

Mối ghép bằng nhiệt là loại mối ghép dùng tác dụng của nhiệt để làm nóng
chảy vật liệu bao bì, nhờ đó mà chúng được hàn chặt với nhau. Mối ghép này
được áp dụng để ghép kín bao bì bằng chất trùng hợp dạng màng mỏng, giấy
sáp, giấy có tráng kim loại,... Mối ghép bằng nhiệt có ưu điểm chắc chắn, đảm
bảo được độ kín nhưng chỉ áp dụng được cho những vật liệu dễ bị nóng chảy
dưới tác dụng của nhiệt.

Mối ghép bằng băng dính dùng để ghép các loại bao bì bằng vải. Đây là loại
mối ghép đơn giản, không đòi hỏi thiết bị phức tạp, tuy nhiên mối ghép loại này
chỉ dùng cho các thực phẩm có thời hạn sử dụng ngắn vài ngày không đòi hỏi
chống khí ẩm kỹ lắm.

Mối ghép bằng chỉ khâu được dùng để ghép bao bì bằng vải. Mối ghép này
khá chắc chắn nhưng không đảm bảo được độ kín.
113
Ngoài ra, người ta còn dùng mối ghép bằng hồ dán cho các loại bao bì bằng
giấy.

b) Quá trình hình thành mối ghép

Đối với mối ghép bằng nhiệt để


tạo ra mối ghép người ta dùng nguồn
năng lượng điện để đốt nóng hai
thanh nhiệt đặt song song, cùng
chuyển động ép vào hoặc tách ra. Một
thanh có cạnh sắc nhô cao hơn bề mặt
ép để sau khi ghép kín sẽ thực hiện ép
cắt rời thành từng gói (hình 4.8).
Hình 4.8. Sơ đồ cấu tạo thanh
Hiện nay việc làm kín bao bì mềm nhiệt
thường thực hiện phối hợp: tạo bao,
nạp liệu, ghép kín và cắt bao trên các
thiết bị chuyên dùng.

Trên hình 4.9 là sơ đồ nguyên lý làm việc của máy đóng gói sản phẩm rời.
Vật liệu bao bì dạng màng mỏng bằng chất trùng hợp từ cuộn 1 được các trục
lăn 3 kéo xuống dưới, có bộ phận dẫn hướng 2 giúp cho màng mỏng quấn đều
xung quanh ống. Bộ phận hàn mép 4 sẽ ghép kín hai mép màng mỏng. Phần đã
hàn tiếp tục di chuyển xuống dưới, vượt qua mép dưới của ống cấp sản phẩm 5
một khoảng thích hợp thì sản phẩm được rót vào bao bì và bộ phận hàn miệng
bao 6 sẽ tự động ghép kín phần trên của bao bì, sau đó sản phẩm lại được rót
vào phần bao bì rỗng ở phía trên và quá trình được lặp lại.

114
Sản phẩm

Hình 4.9. Sơ đồ quá trình đóng gói sản phẩm rời

1-bộ phận dẫn hướng màng bao bì; 2- cuộn vật liệu bao bì
màng mỏng; 3- trục lăn ép; 4- bộ phận ghép hàn ghép mối;
5- ống dẫn sản phẩm rời; 6- bộ phận ghép kín miệng bao

Trên hình 4.10 là sơ đồ nguyên lý làm việc của máy đóng gói sản phẩm dạng
khối. Bao bì được hình thành nhờ hai cuộn màng mỏng phía trên 2 và phía dưới
3, sản phẩm dạng khối được cung cấp vào khe hở giữa 2 màng nhờ băng chuyền.
Quá trình ghép kín được thực hiện nhờ bộ phận gia nhiệt 4, bộ phận ép 5, bộ
phận ghép kín miệng bao 6 và bộ phận cắt rời bao 7.

115
Hình 4.10. Sơ đồ quá trình đóng gói sản phẩm dạng cục

1- sản phẩm đưa vào bằng băng chuyền; 2, 3- cuộn bao bì


màng mỏng trên và dưới; 4- bộ phận gia nhiệt; 5- con lăn
ép; 6- bộ phận ghép kín miệng bao; 7- bộ phận cắt

Đối với mối ghép bằng băng dính, để ghép kín trước hết miệng bao được
xoắn lại, sau đó nó được đưa qua máy quấn băng dính (hình 4.11). Sau khi quấn
một số vòng đảm bảo được độ chặt và kín thì băng dính được cắt và bao bì được
đưa ra ngoài.

Đối với mối ghép bằng chỉ khâu, mối ghép được tạo ra nhờ hai đường chỉ
khâu luồn vào nhau.

Hình 4.11. Sơ đồ quá trình ghép kín miệng bao bằng băng dính

116
4.2.3. Máy ghép kín bao bì gián tiếp

Để đóng thành các lô hàng hay kiện hàng trong các khuôn hay hộp giấy các
tông cứng người ta có thể dùng các phương pháp sau đây :

Đối với bao bì bằng gỗ, để ghép kín người ta thường đóng thành khung, sau
đó ghép chặt bằng đinh Đối với bao bì bằng giấy các tông, kích thước vỏ bao
được làm sẵn, sau khi cho sản phẩm vào trong bao bì nắp được đóng lại và dùng
đai hoặc băng dính để giữ chặt nắp và thân bao bì.

Đối với bao bì bằng kim loại được đóng theo dạng container, mối ghép có thể
dùng hàn hoặc đinh tán.

4.3. Cấu tạo và cách sử dụng một số máy ghép kín

a) Máy ghép nắp nửa tự động

Loại máy này thực hiện đưa hộp vào và lấy ra bằng tay, quá trình ghép
được tự động. Cấu tạo máy gồm động cơ điện 1 làm chuyển động hệ thống
bánh răng 2, quay các con lăn 3 (hình 4.12).

a) b)

Hình 4.12. Máy ghép nắp nửa tự động

a) ảnh máy ghép nắp; b) sơ đồ nguyên lý cấu tạo


117
1- động cơ điện; 2- bánh răng; 3- con lăn; 4- hộp; 5- mâm
dưới; 6- trục mâm; 7- cơ cấu đưa con lăn tiến sát vào hộp;
8- bàn đạp.

Bàn đạp 8 điều khiển trục 6 và mâm 5 trên đó có đặt hộp 4. Bàn đạp còn điều
khiển cơ cấu 7 làm cho các con lăn tiến sát vào hộp để ghép mí. Khi ghép, người
ta đặt hộp vào mâm dưới, rồi đạp bàn đạp. Lúc đó mâm dưới cùng hộp được
nâng lên, đồng thời cặp con lăn cuộn sẽ tiến sát vào hộp cuộn mép thân và mép
nắp, sau đó cặp con lăn ép ghép chặt mối lại. Bỏ bàn đạp ra mọi hoạt động diễn
ra ngược lại. Con lăn ép lùi xa hộp, mâm dưới hạ xuống, dùng tay nhấc hộp ra,
sau đó lại đặt hộp mới, quá trình được lặp lại.

b) Máy ghép nắp tự động

Toàn bộ quá trình từ khi cho hộp


vào, đậy nắp, ghép và đưa hộp ra khỏi
máy được thực hiện một cách tự động
(hình 4.13).

Máy gồm có cơ cấu đưa hộp vào,


lấy hộp ra, cơ cấu đậy nắp, bàn đưa
hộp lên xuống, hệ thống ghép, động
cơ điện và đai truyền động. Hình 4.13. Máy ghép nắp tự động
Khi máy hoạt động, hộp được đưa T- 11
vào máy, đậy nắp, tiến đến vị trí ghép
rồi đứng yên. Các con lăn làm việc
tương tự như ở máy ghép nửa tự
động. Sau khi ghép xong, hộp được tự
động đưa ra khỏi máy.

c) Máy ghép nắp tự động chân không

Loại máy này được sử dụng để ghép nắp hộp kim loại (hình 4.14). Ngoài
việc tiến hành các quá trình như trên máy ghép tự động, máy ghép tự động chân

118
không còn thực hiện hút không khí tạo ra độ chân không trong hộp nhằm tạo ra
môi trường không có oxi để hạn chế hoạt động và phát triển của vi sinh vật, đặc
biệt khi thanh trùng sẽ không bị bật nắp hay phồng hộp. Trong các máy này, ở
giữa thân máy có ngăn chân không nối với bơm chân không qua bình trung gian.
Khi hộp vào ghép thì cửa nối với bình trung gian mở ra, cửa vào của hộp đóng
lại và buồng ghép được thông với bơm chân không, lúc đó tiến hành quá trình
ghép. Khi ghép xong, cửa của buồng ghép thông với bình trung gian đóng lại,
cửa nối với khí quyển mở ra, cửa cho hộp vào cũng mở ra, hộp đã ghép được
đưa ra ngoài, đồng thời hộp mới được đưa vào buồng ghép.

a) b)

Hình 4.14. Máy ghép nắp tự động chân không B M - 4

a) ảnh máy ghép nắp; b) sơ đồ nguyên lý làm việc

1- buồng ghép; 2- bình trung gian; 3- hộp; 4- bơm chân không; 5-


động cơ điện; 6- ống nước vào bơm chân không; 7- ống thải nước;
8- chân không kế.

119
d) Máy đóng gói CY - 602

Máy đóng gói CY - 602 (hình 4.15) do Đài loan chế tạo dùng để đóng gói các
bao bì mềm làm bằng chất trùng hợp. Có thể sử dụng để đóng gói : đậu phộng,
chè, cà phê, đường, bánh, kẹo, lát khoai tây chiên,...

a) b)

Hình 4. 15. Máy đóng gói CY - 602

a) ảnh máy đóng gói; b) sơ đồ nguyên lý làm việc

Đây là loại máy đóng gói tổng hợp vừa tạo bao, nạp liệu, ghép kín. Việc định
lượng nguyên liệu vào bao theo nguyên tắc đong (định lượng theo thể tích), việc
ghép kín dùng nhiệt. Toàn bộ quá trình làm việc của máy được tự động hoàn
toàn, điều khiển chế độ làm việc của máy theo chương trình lập sẵn trên máy vi
tính.

Đặc tính kỹ thuật : kích thước gói dài 200  450mm, rộng 100  280mm;
năng suất 30  80 bao/phút; kích thước máy: dài x rộng x cao : 1100 x 840 x
1390mm; khối lượng máy 770kg.

120
4.4. Các dạng hƣ hỏng mí hộp và cách kiểm tra độ kín của hộp

a) Các dạng hư hỏng của mí hộp

Trong khi máy ghép hoạt động, phải thường xuyên kiểm tra mối ghép để kịp
thời sửa chữa và điều chỉnh cơ cấu ghép mhằm làm cho mí hộp đảm bảo đúng
yêu cầu kỹ thuật.

Nguyên nhân chủ yếu làm cho các mí hộp hư hỏng là do cơ cấu ghép làm
việc không bình thường và kích thước của hộp, nhất là vành thân hộp và chiều
sâu của vành nắp không đúng qui định. Nếu các cơ cấu của máy ghép làm việc
đúng qui tắc thì hình dạng và kích thước của mối ghép được thể hiện trên hình
4.2.

Trong bảng 4.1 trình bày một số dạng hư hỏng của mí hộp, nguyên nhân và
cách khắc phục hư hỏng.

Bảng 4.1. Một số dạng hƣ hỏng mí hộp, nguyên nhân và cách khắc phục

Hình dạng mí Tên gọi và nguyên nhân Cách khắc phục


hộp hư hỏng mí

Mối ghép không móc do Giảm chiều sâu


vành nắp quá ngắn hoặc do của vành nắp, giảm
vành thân quá rộng. chiều rộng của vành
thân hộp.

Mí nông quá do mâm trên Thay vành mâm


đặt cao hay do mam trên không trên hay điều chỉn
sông song với mâm dưới. cho mâm trên sông
song với mâm dưới.

121
Mí sâu quá do mâm trên Nâng mâm trên
thấp quá hoặc vành mâm trên cao lên hoặc mài
dày quá, hay mâm trên không bớt vành mâm hay
song song với mâm dưới. điều chỉnh cho mâm
trên song song với
mâm dưới.

Móc của nắp quá sâu do Nâng mâm dưới


mâm dưới nâng hộp chưa đủ lên.
mức yêu cầu.

Móc của nắp nông quá do Tăng đường kính,


đường kính nắp hơi nhỏ hoặc giảm chiều sâu của
đường kính gân hơi sâu hay con nắp hộp.
lăn cuộn nén quá mức.

Mí bị dập do mâm dưới nén Hạ thấp mâm


lên quá mạnh hay mâm trên đặt dưới hoặc nâng mâm
quá thấp, con lăn nén quá trên hay giảm sức
mạnh. nén của các con lăn
ép.

122
Mí bị vỡ, chỗ cuốn không Kiểm tra vị trí đặt
đều do trục của hộp không hộp trên mâm dưới.
trùng với trục của mâm.

b) Kiểm tra độ kín của hộp

Độ kín là yếu tố quan trọng nhất để bảo quản lâu dài sản phẩm sau khi đóng
gói, đặc biệt là đồ hộp. Trong một ca sản xuất thường phải lấy mẫu từ 2  3 lần
để kiểm tra độ kín. Có hai phương pháp kiểm tra độ kín của hộp : phương pháp
hút chân không và phương pháp ngâm trong nước nóng.

- Phương pháp hút chân không

Theo TCVN 165- 64 (tiêu chuẩn Việt nam về phương pháp thử đồ hộp), để
kiểm tra độ kín của hộp người ta tiến hành hút chân không. Dùng khăn tẩm xăng
chùi kỹ hộp, đặc biệt là ở chỗ mối ghép. Cho 1  3 hộp vào bình thủy tinh của
một máy hút chân không rót nước vừa mới sôi trong 15 phút và đã làm nguội
đến 40  50oC vào bình đủ để làm ngập hộp. Đậy kín bình và cho bơm chân
không hoạt động, áp suất chân không là 3,5.104N/m2. Trong bảng 4.1 trình bày
một số dạng hư hỏng mí hộp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Trong quá trình hút chân không, quan sát từng hộp xem có bọt khí thoát ra
không. Nếu có bọt phun ra hàng loạt hoặc phun ra đều đặn ở cùng một chỗ thì
coi như hộp bị hở. Bọt xuất hiện lẻ tẻ không phải là dấu hiệu của hộp hở.

Không được dùng nước chưa sôi để kiểm tra độ kín vì như thế khi hút
chân không trong bình chứa, hộp sẽ dính đầy bọt và bọt sẽ thoát ra ở nhiều
chỗ, làm sai việc kiểm tra. Phương pháp này dùng để kiểm tra độ kín của đồ
hộp đựng trong bao bì kim loại và bao bì thủy tinh.

123
- Phương pháp ngâm trong nước nóng

Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra độ kín của đồ hộp đựng tron bao
bì sắt ở trong điều kiện sản xuất của phân xưởng. Trước khi kiểm tra, người ta
rửa sạch hộp bằng nước nóng và xà phòng, sau đó đặt đứng thành một lớp trong
chậu thủy tinh có đựng nước nóng ở nhiệt độ không dưới 85oC. Lượng nước
nóng gấp khoảng 4 lần thể tích các hộp, mực nước phải trên mặt hộp từ 25 
30mm. Hộp để trong nước nóng từ 5  7 phút. Lúc đầu để đáy xuống dưới, sau
đó lật ngược để nắp xuống dưới. Quan sát bọt khí và xác định độ kín như ở
phương pháp hút chân không.

124

You might also like