You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MAC-LÊNIN

Hình thức: Bài tập lớn và báo cáo

ĐỀ SỐ: 22

TRÌNH BÀY MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NỘI DUNG VÀ HÌNH
THỨC? TỰ VIỆC NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG ĐÓ CÓ
THỂ RÚT RA Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN GÌ? NÊU MỘT SỐ VÍ DỤ
MINH HỌA.

Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Khánh Chi

Người thực hiện: Nguyễn Văn Nhật


Mã sinh Viên : 20010746
Email : 20010746@st.phenikaa-uni.edu.vn
MỤC LỤC

KHÁI QUÁT VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC...........................3


I. KHÁI NIỆM..............................................................................4

II. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NỘI DUNG VÀ


HÌNH THỨC.............................................................................4

1.Nội dung và hình thức thống nhất và khắng khít với nhau………………..4

2.Nội dung quyết định hình thức…………………………………………….5

3.Hình thức tác động lại nội dung…………………………………………...6

4.Hình thức và nội dung có thể chuyển hóa cho nhau………………………7

5. Nội dung và hình thức tuy thống nhất nhưng không thoát khỏi mâu

thuẫn……………………………………………………………………….7

III. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN…………………………………...8

1. Không tách rời nội dung và hình thức……………………………………8

2. Căn cứ trước hết vào nội dung để xét đoán sự vật……………………….8

3. Phải theo dõi sát mối quan hệ giữa nội dung và hình thức………………8

4. Cần sáng tạo lựa chọn các hình thức của sự vật………………………….9

IV. VÍ DỤ MINH HỌA……………………………………………………..9

2
KHÁI QUÁT VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC

Nội dung và hình thức Đây là hai phạm trù của phép biện chứng duy vật
chủ nghĩa , có một ý nghĩa trọng yếu đối với quan niệm về sự phát triển . Mọi
sự vật , mọi hiện tượng của tự nhiên và của xã hội đều có nội dung và hình thức
của nó . Người ta quan niệm nội dung là một quan trọng nhất của sự vật biểu thị
bản chất sâu kín của sự vật , biểu thị thực chất căn bản của sự vật , thực chất
căn bản này biểu hiện trong tinh chất và đặc tính của sự vệc . Hình thức là tổ
chức bên trong của nội dung , nó liên hệ những yếu tố của nội dùng thành một
khối thống nhất ; không có hình thức , nội dung không thể có được . Phần lớn
các hệ thống triết học duy tâm và siêu hình đều tách hình thức ra khỏi nội
dung . Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thị hình thác và nội dung gắn chặt
với nhau , và nội dung là nhân tố quyết định . Vì vậy , lực lượng sản xuất vật
chất là nội dung của phương thức sản xuất , nhưng lực lượng sản xuất vật chất
chỉ tiêu biểu cho một mặt của sự sản xuất ; quan hệ sản xuất tức là quan hệ giữa
người với người trong quá trình sản xuất là một mặt khác . Quan hệ sản xuất về
mặt là hình thức , thì do lực lượng sản xuất về mặt là nội dung quyết định . Một
loại hình nhất định nào đó của quan hệ sản xuất thì thích hợp với trình độ, tính
chất nào đó của lực lượng sản xuất .

3
I. KHÁI NIỆM
 NỘI DUNG: là phạm trù triết học dung để chỉ toàn bộ những yếu tố , những
mặt và những quá trình tạo nên sự vật
 HÌNH THỨC: là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống
các mối liên hệ tương đối ổn định giữa các yêu tố của nó

VD: nội dung của một cơ thể động vật là toàn bộ các yếu tố vật chất như tế
bào, các khí quan cảm giác, các hệ thống, các quá trình hoạt động của các hệ
thống… để tạo nên cơ thể đó. Hình thức của một cơ thể động vật là trình tự sắp
xếp, liên kết các tế bào, các hệ thống… tương đối bền vững của cơ thể.

Bất cứ sự vật nào cũng có hình thức bề ngoài của nó. Song phép biện chứng
duy vật chú ý chủ yếu đến hình thức bên trong của sự vật, nghĩa là cơ cấu bên
trong của nội dung.
VD: nội dung một tác phẩm văn học là toàn bộ những sự kiện của cuộc sống
hiện thực mà tác phẩm phản ánh, còn hình thức bên trong của tác phẩm đó là thể
loại, những phép thể hiện được tác giả sử dụng trong tác phẩm như phương pháp
kết cấu bố cục, nghệ thuật xây dựng hình tượng, các thủ pháp miêu tả, tu từ…
Ngoài ra, một tác phẩm văn học còn có hình thức bề ngoài như màu sắc trình
bày, khổ chữ, kiểu chữ… Trong cặp phạm trù nội dung và hình thức, phép biện
chứng duy vật chủ yếu muốn nói đến hình thức bên trong gắn liền với nội dung,
là cơ cấu của nội dung chứ không muốn nói đến hình thức bề ngoài của sự vật.

II. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NỘI


DUNG VÀ HÌNH THỨC

1. Nội dung và hình thức thống nhất và khắng khít với nhau
Nội dung và hình thức gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau, không tách rời
nhau. Không có một hình thức nào lại không chứa đựng một nội dung nhất định,
cũng như không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức xác định,
nội dung nào đòi hỏi hình thức đó.

4
Bất kỳ sự vật nào cũng phải có đồng thời nội dung và hình thức. Không có sự
vật nào chỉ có nội dung mà không có hình thức, hoặc chỉ có hình thức mà không
có nội dung. Do vậy, nội dung và hình thức phải thống nhất với nhau thì sự vật
mới tồn tại.
 Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
 nội dung: là toàn bộ những mặt, những yếu tố, những quá trình hợp thành
cơ sở tồn tại và phát triển của sự vật.
 hình thức: là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là cách thức tổ
chức kết cấu của nội dung.
Điều đó có ý nghĩa là: các yếu tố vừa góp phần tạo nên nội dung, vừa tham
gia vào các mối liên hệ tạo nên hình thức. Vì vậy, nội dung và hình thức không
bao giờ tách rời nhau được.
Tuy nhiên, khi khẳng định nội dung và hình thức tồn tại không tách rời
nhau, không có nghĩa là chúng ta khẳng định một nội dung bao giờ cũng chỉ gắn
liền với một hình thức nhất định, và một hình thức luôn luôn chỉ chứa đựng một
nội dung nhất định. Cùng một nội dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều
hình thức thể hiện, ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung
khác nhau.
VD: nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản và nhân dân lao động, về nội
dung, là chuyên chính của đa số, nhưng có thể có nhiều hình thức thể hiện như
công xã Pari, nhà nước xô viết hay nhà nước dân chủ nhân dân. Ngược lại, cùng
một hình thức văn nghệ dân tộc nhưng trong chế độ cũ nó mang nội dung tư
tưởng lạc hậu, thậm chí phản động, còn dưới chủ nghĩa xã hội, nó mang nội dung
tư tưởng tiến bộ cách mạng.

2. Nội dung quyết định hình thức.


Nội dung bao giờ cũng là mặt động nhất của sự vật, khuynh hướng chủ đạo
của nội dung là biến đổi. Hình thức là mặt tương đối bền vững của sự vật,
khuynh hướng chủ đạo của hình thức là ổn định, chậm biến đổi hơn nội dung. Sự
biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung sẽ kéo theo sự
biến đổi của hình thức cho phù hợp với nó.
Dưới sự tác động lẫn nhau của những mặt trong sự vật, hoặc giữa các sự vật
với nhau trước hết làm cho các yếu tố của nội dung biến đổi trước, còn những
5
mối liên kết giữa các yếu tố của nội dung, tức hình thức thì chưa biến đổi ngay,
vì vậy hình thức sẽ trở nên lạc hậu hơn so với nội dung và sẽ trở thành nhân tố
kìm hãm nội dung phát triển. Do xu hướng chung của sự phát triển của sự vật,
hình thức không thể kìm hãm mãi sự phát triển của nội dung mà sẽ phải thay đổi
cho phù hợp với nội dung mới
Điều này, theo Ph.Ăng-ghen nó còn áp dụng cho chính học thuyết của Chủ
nghĩa Mác-Lenin. Theo ông thì: “Mỗi lần có một phát minh vạch thời đại, ngay
cả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật không tránh khỏi phải
tự thay đổi hình thức của nó”
Trong khi nhấn mạnh rằng nội dung là chủ yếu so với hình thức , phương
pháp biện chúng không hề cho rằng hình thức là một yếu tố lãnh đạm , tiêu cực
đối với nội dung ; không bao giờ có nội dung không hnh thức, cũng như không
bao giờ có hình thức không nội dung . Không có hình thức thị nội dung Không
còn là nội dung nữa; một nội dung nhất định, cụ thể chỉ có thể tồn tại dưới một
hình thức nhất định mà thôi.
VD: Nông nghiệp xã hội chủ nghĩa, do nội dung của nó, không hề tồn tại
được nếu không có một hình thức nhất định là hình thức nông trang tập thể; đảng
của giai cấp vô sản, với nội dung và mục đích có tính chất cách mạng, chỉ hoạt
động có hiệu quả khi nào đảng có một tổ chức nhất định, dựa trên cơ sở nguyên
tắc dân chủ tập chung, trên một kỷ luật nghiêm minh,v.v… Không có hình thức
đó, đảng của giai cấp vô sản không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình được.

3. Hình thức không thụ động mà tác động trở lại nội
dung.
Tuy nội dung quyết định hình thức, nhưng hình thức không thụ động, phụ
thuộc hoàn toàn vào nội dung, hình thức có tính độc lập tương đối và tác động
mạnh mẽ trở lại nội dung.
Sự tác động của hình thức đến nội dung thể hiện ở chỗ:
 Nếu phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy
nội dung phát triển
 Nếu không phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự
phát triển của nội dung.

6
Sự tác động qua lại giữa nội dung và hình thức diễn ra trong suốt quá trình
phát triển của sự vật.
Lúc đầu, những biến đổi trong nội dung chưa ảnh hưởng đến hệ thống mối
liên hệ tương đối bền vững của hình thức. Nhưng khi những biến đổi đó tiếp tục
diễn ra thì tới một lúc nào đó, hệ thống mối liên hệ tương đối cứng nhắc đó trở
nên chật hẹp và kìm hãm sự phát triển của nội dung. Lúc này, hình thức không
phù hợp với nội dung nữa.Tới một lúc nào đó, nội dung và hình thức xung đột
sâu sắc. Nội dung mới sẽ phá bỏ hình thức cũ, hình thức mới sẽ hình thành. Trên
cơ sở hình thức mới, nội dung mới tiếp tục biến đổi, phát triển và chuyển sang
trạng thái mới về chất.

4. Hình thức và nội dung có thể chuyển hóa cho nhau


Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức còn biểu hiện ở sự
chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Cái trong điều kiện này hay quan hệ này là nội
dung thì trong điều kiện khác hay quan hệ khác là hình thức, và ngược lại.
VD: trong mối quan hệ với tác phẩm văn học thì việc trang trí màu sắc, kiểu
chữ, hình ảnh trên bìa tác phẩm là hình thức bên ngoài của tác phẩm, nhưng xét
trong quan hệ khác, việc trang trí màu sắc, kiểu chữ, hình ảnh trên bìa của một
tác phẩm như thế nào lại là nội dung công việc của người họa sỹ trình bày, vẽ
bìa.

5. Nội dung và hình thức tuy thống nhất nhưng không


tránh khỏi mâu thuẫn.
Sự phát triển luôn luôn bắt đầu bằng nôi dung là yếu tố hoạt động nhất trong
các sự sự vật và các quá trình. Vì nội dung ở trong tình trạng luôn luôn phát triển,
nên không thể có sự thích hợp tuyệt đối giữa nội dung và hình thức. Bởi vậy,
trong quá trình của sự phát triển , mâu thuẫn xuất hiện giữa nội dung và hình
thức; lúc đầu, mấu thuẫn ấy chưa đòi hỏi phải thay thế hình thức hiện có. Nhưng
về sau, mẫu thuẫn trở nên trầm trọng và lúc đó thì hình thức đã mất hết khả năng
của mình, và biến thành một vật chướng ngại cho sự phát triển. Vì vậy, sự liên hệ
biện chứng của hình thức và nội dung có nghĩa là nội dung, trong quá trình phát
triển của nó, đã đấu tranh chống lại với hình thức cũ không còn thích hợp với nội
dung mới; khi nào nội dung mới thủ tiêu, vứt bỏ hình thức cũ, thì mâu thuẫn ấy

7
không còn nữa. Không có sự xung đột giữa nội dung và hình thức nói chung, mà
chỉ có sự xung đột giữa hình thức cũ và nội dung mới. Nội dung mới tìm và
hướng về hình thức mới.

III. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.


1. Không tách rời nội dung và hình thức.
Do nội dụng và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau nên trong hoạt động
thực tiễn, ta cần chống lại mọi khuynh hướng tách rời nội dung với hình thức. Ở
đây cần chống lại hai thái cực sai lầm:
 Hoặc là tuyệt đối hóa hình thức, xem thường nội dung.
VD: Trong cuộc sống chỉ coi trọng vật chất xa hoa mà coi nhẹ tâm hồn con
người.
 Hoặc là tuyệt đối hóa nội dung, xem thường hình thức
VD: Trong cuộc sống, chỉ biết đến rèn luyện nhân cách, tâm hồn mà không chú ý
đến phương tiện vật chất tối thiểu.

2. Cần căn cứ trước hết vào nội dung để xét đoán sự vật
Vì nội dung quyết định hình thức nên để xét đoán sự vật nào đấy, cần căn cứ
trước hết vào nội dung của nó. Và nếu muốn làm biến đổi sự vật thì cần tác động
để thay đổi trước hết nội dung của nó.

3. Phải theo dỗi sát mối quan hệ giữa nội dung và hình
thức
Vì nội dung quyết định hình thức, nhưng hình thức có ảnh hưởng quan trọng
tới nội dung. Do vậy,
 Nhận thức sự vật bắt đầu từ nội dung nhưng không coi nhẹ hình thức.
8
 Phải thường xuyên đối chiếu xem xét xem giữa nội dung và hình thức
có phù hợp với nhau không, để chủ động thay đổi hình thức cho phù
hợp.
 Nếu muốn sự vật phát triển tiếp, cần tạo điều kiện để hình thức phù
hợp với nội dung.
 Ngược lại, nếu thấy sự vật phát triển lên sẽ có hại, cần tìm cách để hình
thức không phù hợp với nội dung.

4. Cần sáng tạo lựa chọn các hình thức của sự vật
Vì cùng một nội dung, trong tình hình phát triển khác nhau, có thể có nhiều
hình thức, ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác
nhau, nên cần sử dụng một cách sáng tạo mọi loại hình thức có thể có (mới và
cũ), kể cả phải cải biến những hình thức cũ vốn có, để phục vụ hiệu quả cho việc
thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn
. Khi hình thức đã lạc hậu, nhất định phải đối mới cho phù hợp với nội dung,
tránh bảo thủ.
Ở đây cũng cần tránh hai thái cực sai lầm:
 Hoặc chỉ bám lấy hình thức cũ, bảo thủ, trì trệ mà không áp dụng cái
mới.
 Hoặc phủ nhận, bỏ qua hoàn toàn cái cũ trong hoàn cảnh mới. Chủ
quan, nóng vội, thay đổi hình thức một cách tùy tiện, không có căn cứ.
VD: dưới một hình thức kinh doanh phù hợp, số lượng vốn của doanh nghiệp
không ngừng tăng lên. Đến một giai đoạn nhất định, nó đòi hỏi phải thay đổi
cách thức tổ chức kinh doanh cũ, xác lập cách thức kinh doanh mới để bảo toàn
lượng vốn cũ và không ngừng thực hiện sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Cũng cần phải nói rõ rằng, nội dung mới có thể sử dụng một hình thức cũ này
hay một hình thức cũ khác mà không cần phá hủy, nhưng phải thâm nhập vào nó,
cải biến nó, làm cho nó thích hợp với mục dích của mình.
VD: xã hội xô-viết vẫn sử dụng những hình thức kinh tế cũ như tiền tệ, hàng
hóa, ngân hàng. Nhưng nội dung của các hình thức đó, chức ăng của các hình
thức đó so với xã hội tư bản chủ nghĩa đã căn bản thay đổi. Những phạm trù của
chử nghĩa tư bản còn tồn tại trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, đó là hình thức;
còn về nội dung thì những phạm trù ấy đã trải qua một sự thay đổi căn bản, phù
hợp với nhu cầu của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

9
IV. VÍ DỤ MINH HỌA GIỮA NỘI DUNG VÀ HÌNH
THỨC
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu may mặc của con người ngày càng cao. Do
đó trên thị trường quần áo đang chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Trong nhiều
loại quần áo đó thì trang phục hiện nay được các quý ông chú ý nhiều nhất chính
là chiếc” áo sơ mi”. Hằng mấy chục năm nay ta cảm tưởng những chiếc áo sơ mi
quần tây với kiểu cổ bẻ rất truyền thống. Nhưng trên thực tế xu hướng tieu dùng
hiện đại với những nhãn hiện quần áo Việt Nam và Quốc Tế đã tác động mạnh
đến thói quen mặc áo sơ mi. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin dựa vào cặp
phạm trù nội dung và hình thức để phân tích.
Nói về vấn đề này trước hết chúng ta phải đề cập đến mối quan hệ giữa nội
dung và hình thức được biểu hiện trên sản phẩm áo sơ mi, cụ thể:
 Nội dung và hình thức thống nhất với nhau: Vải đẹo tinh sảo thì chiếc áo
sơ mi có kiểu dáng mẫu mã đẹp
 Nội dung giữ vai trò quyết định hình thức
 Hình thức tác động trở lại nội dung
Trước hết nội dung và hình thức có sự thống nhất với nhau. Nội dung chiếc
áp sơ mi chính xác là các loại vải, vải caton, lụa, kaki,… còn hình thức chính là
kiểu dáng, mẫu mã màu sắc. Do đó, nếu các loại vải khác nhau thì kiểu dáng của
chiếc áo sơ mi cũng sẽ khác nhau. Những biểu hiện trên thì mỗi chúng ta đều có
thể nhận ra, nội dung và hình thức có quan hệ chặt chẽ với nhau, không có hình
thức nào tồn tại thuần túy không chứa nội dung, ngược lại cũng không có nội
dung nào lại không tồn tại trong một hình thức xác định. Nội dung nào thì sẽ có
hình thức đó
Cụ thể nội dung được thể hiện với hình thức:
Vải có chất lượng tốt, được làm từ những loại sợi cao cấp sợi thiện nhiên, sợi
tổng hợp, những sợi này được tinh chế, sàn lọc cẩn thận. Điều đó tất nhiên ra đời
những chiếc áo sơ mi đẹp, kiểu dáng sang trọng, lịch thiệp tôn thêm vẻ đẹp
phong cách quý phái của cánh mài râu.
Không những thế, hình thức còn được thể hiện với nội dung:
Nếu nhìn những chiếc áo sơ mi sang trọng, kiểu cách với nhiều mẫu mã và
kiểu dáng khác nhau thì chắc chắn chiếc áo ấy phải được làm bằng những chất

10
vải đẹp, tốt, chất lượng cao. Khi sử dụng áo sẽ không bị nhăn, không bị phai màu
khi giặt, tạo một cacmr giác thoải mái, mát mẻ trong mùa hè oi bức.
Như vậy nội dung và hình thức có sự thống nhất với nhau. Nhưng không phải
vì thế mà nôi dung và hình thức phù hợp với nhau. Không phải một nội dung bao
giờ cũng chỉ được thể hiện ra một hình thức nhất định và cũng không phải một
hình thức chỉ chứa một nội dung. Mà trên thực tế, một nội dung trong quá trình
phát triển có thể có nhiều hình thức phát triển. Như từ một loại vải có thể tốt
hoặc xấu đều sản xuất ra được rất nhiều, rất nhiều chiếc áo sơ mi với những mẫu
mã, kiểu dáng khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng, từng lứa tuổi
Ngoài ra, nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức vì khuynh hướng
chủ đạo của nội dung là biến đổi còn chủ đạo của hình thức là tương đối bền
vững, chậm biến đổi hơn so với nội dung. Với sự tác động lẫn nhau của những
mặt trong sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau trước hết làm cho các yếu tố của
nội dung biến đổi trước, còn những mối liên kết giữa các yếu tố nội dung tức là
hình thức chưa biến đỏi ngay. Vì vậy hình thức sẽ trở nên lạc hậu hơn so với nội
dung và trở thành nhân tố kìm hãm nội dung phát triển. Vận dụng vào sản phẩm
áo sơ mi, nếu như vải tốt thì sẽ cho ra đơig nhiều loại áo khác nhua thỏa mãn nhu
cầu của con người. Ngược lại nếu như vải kém chất lượng thì các kiểu áo cũng ít
đi . Hình thức của những chiếc áo này chắc sẽ không có gì đặc biệt. Do đó sẽ
không thu hút được mọi người.

V. Tài liệu tham khảo


 https://thichhohap.com/chu-nghia-mac-lenin/cau-11-moi-quan-he-giua-noi-dung-va-
hinh-thuc-y-nghia-phuong-phap-luan.html
 https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BB%99i_dung_v%C3%A0_h%C3%ACnh_th
%E1%BB%A9c_(Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_Marx-Lenin)
 https://toploigiai.vn/noi-dung-va-hinh-thuc-moi-quan-he-bien-chung-va-y-nghia-
phuong-phap-luan https://trithuclyluan.com/thu_vien/hinh-thuc-va-noi-dung/
 https://trithuclyluan.com/thu_vien/hinh-thuc-va-noi-dung/

11

You might also like