You are on page 1of 4

Nguyễn Văn Nhật

Mã Sinh Viên : 20010746


Lớp : AI&R
1.
A. Độ tuổi khởi nghiệp từ 42 đến 45 tuổi nói trên có phù hợp với
doanh nhân khởi nghiệp ở Việt Nam hay không?
Trả lời : Có. Vì theo khảo sát của em thì người có độ tuổi 25-34 và
35-45 tuổi, những người đang bắt đầu hoặc ở giữa con đường sự
nghiệp công danh, tham gia vào khởi sự kinh doanh cao nhất và tỉ lệ
khởi nghiệp thành công là rất cao.
Và những người bắt đầu khởi nghiệp thì quan trọng nhất vẫn là kinh
nghiệm,và kinh nghiệm thường đi kèm với tuổi tác.
B. Những lợi thế và bất lợi gì khi khởi nghiệp ở độ tuổi 42 đến 45
ở Việt Nam.
Trả lời :
 Lợi Thế : Thứ nhất là thường có kinh nghiệm, thứ hai là thường
đã có một ít vốn cá nhân, Thứ ba là gọi vốn dễ dàng hơn nhưng
nhà khởi nghiệp trẻ tuổi.
 Bất lợi : Thứ nhất là gánh nặng về gia đình con cái, thứ hai là
sức khỏe,
C. Để tận dụng những lợi thế và hạn chế những bất lợi ở độ tuổi
từ 42 đến 45 đó thì doanh nhân Việt Nam cần phải làm gì?
Trả lời :
Để tận dụng nhưng lợi thế trên thì doanh nhân ở độ tuổi này
khởi nghiệp nhưng phải đi kèm với việc chăm sóc sức khỏe, không
làm quá sức đối với bản thân.Vì có sức khỏe là tất cả. Thứ hai bên
cạnh việc khởi nghiệp thì cũng phải dành thời gian cho gia đình, gia
đình là một cái động lực để tác động đến sự thành công. Tiếp là dựa
vào kinh nghiệm của bản thân nhằm gọi vốn của các nhà đầu tư, cũng
như tìm kiếm được những đồng nghiệp có cùng ý tưởng khởi nghiệp.
2.
A. Nếu em được lựa chọn, thì em sẽ làm theo phương án của bạn
A hay bạn B? Vì sao?
Trả lời :
Nếu em được lựa chọn, em sẽ chọn theo phương pháp khởi nghiệp
của bạn B.
Vì em sẽ không cần phải mất nhiều công sức xây dựng và phát triển
sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Chỉ cần tìm ra thị trường nào còn
có cơ hội cho sản phẩm của mình xuất hiện, rồi mới từ từ phát triển
sản phẩm đó. Còn nếu theo đuổi theo những sản phẩm hoặc dịch vụ ít
người theo đuổi thì cần phải có thời gian để trải sản phẩm ra thị
trường cũng như tạo niềm tin về chất lượng của sản phẩm hoặc dịch
vụ bên mình đối với người tiêu dùng
B. Nếu em không làm theo phương án của bạn A hay bạn B, thì
em sẽ có lời khuyên gì cho hai bạn này?
Trả lời :
Lời khuyên là cần phải tìm hiểu trước thị trường người tiêu dùng và
hành vi mua sắm của người tiêu dùng thì mới có thể xây dựng được
những kế hoạch khởi nghiệp có căn cứ. Khi phân tích một thị trường
người tiêu dùng cần phải biết khách hàng, các đối tượng, và mục tiêu
của người mua, các tổ chức hoạt động, các đợt mua hàng và những
cửa hàng bán lẻ. Hành vi của người mua chịu ảnh hưởng của bốn yếu
tố chủ yếu: Văn hóa, xã hội, cá nhân, và tâm lý. Tất cả những yếu tố
này đều cho ta những căn cứ để biết cách tiếp cận và phục vụ khách
hàng một cách hiệu quả hơn.Rồi sau đó mới xác định nên chọn loại
sản phẩm gì hoặc dịch vụ nào.

3.
A. Theo em thì kỹ năng lãnh đạo là Khoa học hay Nghệ thuật?
Dùng ví dụ minh họa cụ thể để chứng minh cho nhận định của
mình.
Trả lời :
Theo em kỹ năng lãnh đạo vừa mang tính chất nghệ thuật, lại vừa
mang tính chất khoa học.
Để chứng minh cho nhận định của mình thì em đã tìm hiểu và nêu ra
các phong cách lãnh đạo của doanh nhân Phạm Nhật Vượng:
❀ Duy trì kĩ luật, kĩ cương.
❀ Khích lệ , hướng dẫn và giúp đỡ nhân viên
❀ Trong triết lí kinh doanh luôn chú trọng đến chữ “Nhân”
❀ Luôn đóng góp cho quê hương và đất nước
❀ Dám nghĩ dám làm
❀ Nhanh nhạy và biết chớp thời cơ để tạo nên những đột phá trong
kinh doanh
❀ Luôn biết lắng nghe nhân viên của mình
❀ Có tầm nhìn xa trông rộng
❀ Biết tìm người và giữ người, chú trọng người có tâm và có tài

4.
A. Theo em thì lãnh đạo là một khả năng bẩm sinh của con người
hay là một quá trình rèn luyện vất vả và học hỏi không ngừng? Vì
sao?
Trả lời:
Theo em thì lãnh đạo vừa là quá trình rèn luyện vất vả và học hỏi
không ngừng , vừa là một khả năng thiên bẩm của con người. Vì lãnh
đạo thường là một lựa chọn. Nhà lãnh đạo là người dám bước lên đón
nhận thử thách . Nếu cá nhân nào đó có thể vượt lên trên giữa một
đám đông thì người đó đã bắt đầu là lãnh đạo. Còn nếu một người
được nuôi dưỡng, huấn luyện kỹ lưỡng và trao cho cơ hội tốt nhất
nhưng lại muốn giấu mình trong đám đông, như một kẻ bất đắc dĩ
phải tham gia… thì hoàn toàn không thể là lãnh đạo. Các thuộc tính
của một nhà lãnh đạo là: Liêm chính, sức hút, truyền cảm hứng, có
tầm nhìn, khích lệ, tích cực, tự tin, năng động, nhìn xa trông rộng, xây
dựng đội ngũ hiệu quả, giao tiếp tốt, giỏi phối hợp, quyết đoán, thông
minh và biết cách giải quyết vấn đề để đôi bên đều có lợi. Những
thuộc tính này là sự kết hợp của nhân phẩm, tính cách, kỹ năng, khả
năng giao tiếp và trí thông minh cảm xúc. Do đó, có thể nói một lãnh
đạo sẽ được sinh ra, phát triển, rèn luyện kỹ năng giao tiếp và trau dồi
khả năng qua những trải nghiệm cuộc sống. Nghiên cứu cũng đưa ra
con số ước tính gần đúng nhất là khả năng lãnh đạo có 1/3 do trời sinh
và 2/3  từ sự rèn luyện.
B. Nếu em được lựa chọn, thì em muốn trở thành một nhà lãnh
đạo dựa vào khả năng bẩm sinh sẵn có của bản thân mình, hay
em sẵn sàng trải qua một quá trình rèn luyện vất vả và học hỏi
không ngừng để đạt tới vị trí lãnh đạo mà mình mong ước? Vì
sao?
Trả lời :
Nếu được lựa chọn thì em chọn trở thành nhà lãnh đạo đã trải qua một
quá trình rèn luyện vất vả và học hỏi không ngừng. Vì trải qua những
quá trình khó khăn thì mới có nhiều kinh nhiệm cũng như rèn luyện
được tính tự học, rèn luyện được ý chí sắc bén. Thực tế xã hội càng
ngày càng phát triền và nếu nhà lãnh đạo không học hỏi thì sẽ bị lạc
hậu phía sau nên dần sẽ khó mà phát huy được hiệu quả khả năng lãnh
đạo của mình.

You might also like