You are on page 1of 8

1

PHẦN CHUNG
I. NHẬN THỨC BẢN THÂN
1. Chia sẻ với chúng mình 3 điểm mạnh, 3 điểm yếu của bạn nhé.
Kể cho chúng mình nghe về câu chuyện trong quá khứ mà điểm mạnh của bạn đã được phát
huy và điểm yếu gây bất lợi.

Ba điểm mạnh của em là có tinh thần trách nhiệm cao, là người tràn đầy năng lượng và học hỏi
nhanh.
Ba điểm yếu của em là kỹ năng giao tiếp, làm việc quá độc lập và hay quên.
Khi nói về điểm mạnh của mình, em nghĩ mình khá tự tin về điều đó. Trong suốt quãng thời gian
trung học, em được các bạn trong lớp tín nhiệm bầu làm lớp trưởng, và khi đã được bầu làm lớp
trưởng, em luôn phải có tinh thần trách nhiệm cao để giải quyết cũng như hoàn thành các công
việc được thầy cô, các bạn giao phó. Em nhớ năm lớp 12 khi mà em làm nhiệm vụ thu hồ sơ thông
tin tuyển sinh của các bạn trong lớp, em đã nhắc nhở các bạn khẩn trương làm thật nhanh để giao
nộp lại cho nhà trường vì deadline là ngay ngày hôm đó. Thế là, em theo kè kè mấy bạn suốt từ
sáng tới chiều tối để cho mấy bạn làm xong rồi nộp cho trường. Đáng lẽ ra em đã về từ trưa nhưng
vì trách nhiệm nên em cố gắng đợi và hướng dẫn các bạn làm cho hoàn tất hồ sơ. Em là một trong
những người luôn xung phong trong các hoạt động phong trào, kể cả ‘những cuộc vui” cũng không
hề làm em ngao ngán.
Về điểm yếu của bản thân, hay quên là điểm yếu mà em cần phải khắc phục nhất. Có một câu
chuyện kinh khủng mà em từng trải qua vì cái tính hay quên này. Năm lớp 11, em và một số bạn
xung phong tham gia chương trình trang trí Thư viện xanh, những ngày đầu trôi qua rất êm đềm và
vui vẻ trong sự lao động hăng say. Đến ngày cuối cùng, khi mà việc cuối đó là chụp ảnh lại thư
viện thì em lại bỏ quên mất chìa khóa thư viện ở nhà (lúc đầu khi thực hiện dự án thì em được cô
quản lí thư viện giao giữ cái chìa khóa), lúc đó thì em đúng kiểu cảm thấy có lỗi kinh khủng vì em
đã không kiểm tra kỹ khi ra khỏi nhà và rồi em tức tốc “bay” về nhà để lấy chìa khóa. Và về sau,
để không phải mắc sai làm nghiêm trọng nào nữa, em luôn kiểm tra kỹ mọi thứ, luôn note lại
những thứ cần thiết.

2. Chia sẻ suy nghĩ, quan điểm của bạn về câu chuyện của nhân vật Sửu - người học nghề
gốm trong video. (Không quá 250 từ)
- Link video: https://tinyurl.com/yxdadpbg

Dân gian ta có câu chuyện ‘Đẽo cày giữa đường”, đại ý phê phán những người không có chính
kiến - giống như nhân vật Sửu trong câu chuyện trên.
Khi không có chính kiến, chúng ta dễ dàng nghe theo lời sai bảo, chỉ dẫn của người khác bất chấp
những rủi ro có thể xảy ra. Thật tình trong cuộc sống, chúng ta luôn cần có những lời khuyên từ
2

gia đình, bạn bè để có thể dễ dàng tiến lên cho những kế hoạch sắp tới. Nhưng không phải tất cả
lời khuyên đều phù hợp với mọi cá nhân, mỗi con người chúng ta đều có một khía cạnh độc lập
với xã hội, những lời khuyên chỉ góp một phần làm phong phú cái “căn phòng” của mình. Đối với
những người không có chính kiến - như nhân vật Sửu - họ thường thay đổi lập trường dựa trên
quan điểm của người khác, mà người ta hay gọi “gió chiều nào lay theo chiều ấy”. Họ không làm
chủ được cuộc sống của mình, lúc nào cũng phải dè chừng “sắc mặt” của người khác.
Việc đứng vững trên lập trường không phải là một việc dễ dàng, nhưng nó có thể thay đổi chính
bản thân chúng ta từng ngày một nếu biết cố gắng. Có lập trường - lời khuyên, hai yếu tố từ bên
trong và bên ngoài, nếu ta biết cách cân bằng hai yếu tố này thì chắc chắn sẽ thành công.

3. Chia sẻ với chúng mình 3 hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa nhất với bạn (Tình
nguyện/Tham gia CLB/Đội/Nhóm, v.v..) theo những nội dung sau đây nhé:
(Tối đa 3 hoạt động)
- Thời gian
- Tên hoạt động
- Vai trò/Vị trí của bạn
- Ý nghĩa của hoạt động đó đối với bạn (về kỹ năng, tinh thần, v.v..)

Hoạt động 1 Hoạt động 2 Hoạt động 3


Thời gian 2019, 2020 2018, 2019 2016
Tên hoạt động Hội xuân Chiến dịch tình Văn nghệ gây quỹ
nguyện Mùa hè xanh
Vai trò/Vị trí Ban tổ chức Tình nguyện viên MC
Ý nghĩa Em học được cách tiến Em đã được học quy Em đã rèn luyện kỹ
hành và tổ chức một trình làm một con năng nói chuyện trước
chương trình và học đường như thế nào; đám đông (giọng nói,
hỏi kinh nghiệm từ thế được quen biết với các dáng vẻ, cơ mặt); tự
hệ trước; biết cách trao anh chị Đại học Bách tin hơn, chủ động hơn.
đổi, làm việc nhóm; Khoa; biết được ý
biết cách truyền thông, nghĩa tích cực của việc
truyền đạt thông tin làm đường cho bà con
đến các đối tượng mà thôn quê; em đã có
mình đang hướng đến; những giây phút rất
kỹ năng giao tiếp, giải vui vẻ, cùng đàn hát,
quyết vấn đề. ăn uống với mọi
người. Đó là một kỷ
niệm đẹp của tuổi trẻ.

II. HIỂU BIẾT VỀ NHÓM


3

1. Chia sẻ với chúng mình:


- Bạn biết gì về S Communications và hình ảnh của Scoms trong mắt bạn là như thế
nào?
- Vì sao bạn lựa chọn đồng hành cùng Scoms trong hành trình tiếp theo?

S Communications - Nhóm truyền thông sinh viên - là đơn vị truyền thông đầu tiên và lớn nhất
của trường Đại học Kinh Tế TP. HCM. Được thành lập vào năm 1999, S Communications hiện có
7 bộ phận/ekip và 4 sản phẩm truyền thông, lần lượt là STV, S Radio, UEHenter.com và The S
Magazine. Trang fanpage S Communications hiện có gần 50,000 lượt yêu thích, thu hút sự theo
dõi đông đảo từ không chỉ các bạn sinh viên UEH nói riêng mà cả các bạn sinh viên đam mê
ngành truyền thông nói chung ở bên ngoài. Có thể nói, S Communications là CLB/Đội/Nhóm mà
em đã “tia” ngay từ đầu khi mới bước chân vào giảng đường đại học. Đối với em, S
Communications giống như hình ảnh của biển vậy, nó mênh mông, rộng lớn, bao la như chính sự
sáng tạo của các anh chị đi trước đã làm nên cái tên S Communications như ngày hôm nay.
Em có thể nói là em yêu thích truyền thông như thế nào, em yêu những sự sáng tạo không ngừng
nghỉ, yêu sự hăng say trong công việc, và đó là lí do em chọn S Communications. Lúc còn học cấp
ba, em hay tự nghĩ rằng sau này bản thân mình sẽ làm gì, nghề gì, nhiều lúc đắng đo lắm, và em đã
chọn cho mình con đường phía trước, đó là truyền thông. Làm truyền thông thì phải sáng tạo, phải
tạo ra những cái mới, những sản phẩm mới, điều đó thực sự đau đầu, nhưng em yêu thích công
việc này, thích sự sáng tạo, cầu tiến, sự hăng say và em tin rằng S Communications sẽ là một bến
đỗ đúng đắn của cuộc đời mình. Cũng như bao bạn bè đồng trang lứa khác, em muốn học hỏi
những kinh nghiệm từ các anh chị mà việc học trên lớp khó có thể cung cấp được, những trải
nghiệm thực tế, khách quan tại S Communications sẽ là hành trang cho tương lai của chính bản
thân em cũng như của các bạn khác.

2. Slogan của S Communications là "Đoàn kết - Chuyên nghiệp - Sáng tạo".


- Theo bạn, slogan này của Scoms đã thể hiện như thế nào trong các Chương trình/Dự
án/Sản phẩm mà Nhóm thực hiện?
- Trong 3 tính từ, tính từ nào quan trọng nhất đối với Scoms và chia sẻ với chúng mình
lý do nhé.

Đối với một tân sinh viên khóa 46 như em, em đã kịp chiêm ngưỡng những thành quả từ Scoms
thông qua 2 chương trình/dự án: Chiến dịch Nâng cao Nhận thức Sinh viên 2020 - “Tới thời - Cản
không kịp, mình thích nghi!” và Chiến dịch Scoms Chào đón Tân Sinh viên 2020: “Hi Bốn Sáu!”.
Em đã nhận thấy được sự chuyên nghiệp, sáng tạo từ đội ngũ ekip/bộ phận đã làm việc hết mình
để mang lại những sản phẩm tuyệt vời cho các bạn sinh viên. Những điều đó cho thấy tổ chức phải
có sự đoàn kết, nhất trí ở mỗi bộ phận mới tạo nên những thành quả, giá trị tốt đẹp cho cuộc sống.
Trong 3 tính từ, tính từ nào cũng đều quan trọng, mỗi cái đều bổ nghĩa cho nhau, đều là một phần
của S Communications, nhưng để nói về cái quan trọng nhất, em nghĩ đó là sáng tạo. “Nghe qua
thì rất hợp lý nhưng lại cực kỳ thuyết phục”, sáng tạo là cái mà các nhà truyền thông luôn muốn
4

hướng tới. Trong các hoạt động truyền thông, sáng tạo là một quyết định, chiến lược hoạch định để
duy trì sự phát triển của một tổ chức/doanh nghiệp. Nếu chúng ta làm truyền thông theo cách
truyền thống thì khó có thể nào phát triển bền vững theo sự thay đổi chóng mặt của môi trường.
Lấy ví dụ như đại dịch Covid vừa qua, rất nhiều tổ chức/doanh nghiệp đã và đang đứng trước bờ
vực phá sản vì không thích ứng kịp với sự thay đổi của môi trường. Đây là một điều khá đáng tiếc,
những chiến lược truyền thông - marketing hiệu quả sáng tạo là phải đúng thời điểm, đúng đối
tượng và phải luôn theo kịp sự phát triển của xã hội. Quay về với Scoms, sự sáng tạo luôn luôn đòi
hỏi các thành viên phải thay đổi, phải thực hành, thực nghiệm để theo kịp những xu hướng, qua đó
mà giữ sự phát triển bền vững như ngày hôm nay.

III. NẮM BẮT VÀ QUAN TÂM ĐẾN TRUYỀN THÔNG


1. Có nhận định rằng: Chúng ta là những gì chúng ta xem, chúng ta đọc và chúng ta nghe mỗi
ngày.
Thế kỷ 21, chúng ta ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho các phương tiện truyền thông,
bởi sự tiếp cận mạnh mẽ về mọi mặt của nó. Với tâm thế là một sinh viên - đại diện cho thế
hệ Z đầy năng động, bạn có suy nghĩ và quan điểm như thế nào về sự ảnh hưởng của truyền
thông tích cực trong cuộc sống?
(Không quá 350 từ)

Ngày nay chúng ta tiếp xúc nhiều hơn với mạng xã hội, tiếp xúc với một thế giới vừa thực vừa ảo.
Chắc chắn trong chúng ta ai cũng đều sử dụng các ứng dụng mạng xã hội, các phương tiện truyền
thông điển hình như Facebook, Instagram hay Youtube để truy cập những vấn đề mà chúng ta
quan tâm. Trong sự ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thông, có không ít những tác động xấu từ
truyền thông tiêu cực làm sai lệch nhận thức của rất nhiều bộ phận người sử dụng, đặc biệt là giới
trẻ vì truyền thông là một phương tiện mà bất kỳ tổ chức nào cũng có thể sử dụng nó để đạt được
những mục đích xấu xa. Để ngăn chặn và đẩy lùi những cái được xem là truyền thông tiêu cực thì
chúng ta thật sự cần truyền thông tích cực. Có thể nhận thấy rằng, truyền thông ngày càng có ảnh
hưởng mạnh mẽ lên cuộc sống của chúng ta, từ những gì ta ăn, ta mặc, ta hoạt động thường ngày.
Và để nhận thức lấy điều đó, những người làm truyền thông luôn muốn mang lại những giá trị tích
cực để không chỉ làm giàu lên nhận thức của mỗi cá nhân mà còn là phương tiện để nâng cao ý
thức cộng đồng. Truyền thông tích cực không chỉ đến từ những bài học, đạo lý sâu xa mà còn có
cả những cái gì bình dị, gần gũi nhất đối với mỗi con người. Chúng cùng tập hợp lại để cùng tạo
nên những giá trị tích cực. Khi con người ta bước vào một giai đoạn mới của cuộc đời, như bước
vào cuộc sống sinh viên chẳng hạn, ta loay hoay, hoang mang về những điều, dự định phía trước,
ta còn cuống cuồng hơn khi xã hội thay đổi quá nhanh, môi trường, đại dịch Covid đã tác động vô
cùng mạnh mẽ đến sự phát triển của xã hội. Thì truyền thông, điển hình như Chiến dịch Nâng cao
Nhận thức Sinh viên 2020 - “Tới thời - Cản không kịp, mình thích nghi!” mà Scoms đã thực hiện,
nó là một chiến dịch giúp không chỉ các bạn sinh viên mới vào trường mà còn cả những thế hệ đi
trước đang loay hoay trên con đường của mình. Nó có thể không phải là một chương trình gì đó rất
hoành tráng, trang nghiêm mà nó lại rất gần gũi như chính những người bạn xung quanh chúng ta
5

vậy. Đúng vậy, truyền thông tích cực một phần rất nhiều thay đổi nhận thức và tư duy của thế hệ
trẻ, chúng là tiền đề để phát triển khả năng tiếp nhận, xử lý thông tin và sáng tạo để vượt qua
những thách thức phía trước.

IV. HIỂU BIẾT VỀ VỊ TRÍ MONG MUỐN


1. Chia sẻ cho chúng mình nghe những điều bạn biết về Ekip STV của S Communications và
lý do bạn lựa chọn trở thành một mảnh ghép của Ekip STV ở vị trí mà bạn apply nhé.

Ekip STV là một thương hiệu của S Communications, là nơi truyền tải những thông điệp, tư duy
tích cực với các bạn sinh viên thông qua phim ảnh, video. STV còn phụ trách mảng chính về việc
sản xuất video truyền thông cho S Communications, đưa S Communications tiếp nhận giới trẻ qua
nhiều góc nhìn khác nhau.
Có thể nói, điều làm em muốn trở thành một mảnh ghép của STV đó là việc em yêu thích phim
ảnh như thế nào. Sáng tạo nội dung là một vị trí mà em luôn hằng mơ ước, ở đây em có thể phát
huy những khả năng của mình và được học hỏi những kinh nghiệm làm phim từ các anh chị đi
trước. Công việc dự định của em trong tương lai cũng liên quan đến việc sản xuất video nên em tin
rằng đây sẽ là nơi mà em có cơ hội trau dồi những kỹ năng cần thiết.

PHẦN RIÊNG
❖ VỊ TRÍ SÁNG TẠO NỘI DUNG
A. CÂU HỎI CHUNG
Câu hỏi 1: Hãy nghĩ mình đảm nhiệm những vị trí sau của nhà sản xuất video sau:
● Link: https://tinyurl.com/phimnganSTV (PHIM NGẮN STV)
- Bạn có thể chọn tối thiểu 2 vai trò: (Đối với “Sáng tạo Nội dung”: kịch bản là yếu tố bắt
buộc. Đối với “Kỹ thuật”: Editor và Quay phim).
➢ Các vị trí:
1. Biên kịch (Sáng tạo nội dung)
2. Đạo diễn (Người chịu trách nhiệm tạo nên một video hậu kì, thường người này sẽ nắm bao
các các khâu từ kịch bản, màu sắc, tone & mood của video, chỉ đạo diễn xuất, v.v..).
3. Editor (Hậu kỳ video/chỉnh sửa video).
4. Color (Người đảm nhiệm chỉnh sửa màu sắc cho video).
5. Art director - Đạo diễn nghệ thuật (Người đảm nhiệm set design, về thiết kế chung của set
quay, nhân vật, đạo cụ, bối cảnh liên quan đến sáng tạo video).
6. Quay phim (Người bấm máy quay và canh góc quay của video).
6

Sau khi chọn được 2 trong 6 vị trí (bao gồm 1 vị trí bắt buộc và 1 vị trí tự chọn, bạn hãy
phân tích đoạn video này trong một tờ giấy A4 tương ứng với lựa chọn của bạn ở phía
trên).
➢ Phân tích dựa theo vị trí đã chọn:
1. Biên kịch - Phân tích yếu tố về nội dung MV
2. Đạo diễn - Phân tích yếu tố về diễn xuất, tone & mood video (Lưu lại một cảnh phim có
diễn xuất tâm đắc nhất)
3. Editor - Phân tích yếu tố về sự liền mạch và hiệu ứng sử dụng của phim, nhạc phim. (Lưu
lại một cảnh phim có hiệu ứng tâm đắc nhất)
4. Color - Phân tích yếu tố về màu sắc của phim (Lưu lại một cảnh phim có màu sắc đắc nhất)
5. Quay phim - Phân tích về các góc quay, cú máy của phim (Lưu lại một cảnh phim có góc
máy tâm đắc nhất)
6. Art director - Phân tích về đạo cụ, trang phục của nhân vật, bối cảnh trong một cảnh của
phim (Lưu lại màn hình một phân cảnh tâm đắc nhất)

Vị trí biên kịch:


https://drive.google.com/file/d/1jDjwIXZVnVSZ-_jkkQTv0OZuzhGnu6PA/view?usp=sharing
Vị trí đạo diễn:
https://drive.google.com/file/d/1swUozbtFvDaT6sM_JPllqZHV9WxZ6Tlp/view?usp=sharing

Câu hỏi 2: Hãy liệt kê vài kênh instagram/facebook/video youtube mà bạn cho là có content thú
vị. Nêu rõ lý do, càng cụ thể càng tốt bạn nhé.
Có một kênh Facebook mà em cực kỳ tâm đắc, đó là Monster Box, tại đây em được học hỏi rất
nhiều kiến thức. Đây là trang thông tin về đời sống ở rất nhiều khía cạnh khác nhau. Các bài viết
đều được soạn một cách rất chuyên nghiệp, bài bản, luận điểm, luận cứ, dẫn chứng đầy đủ và
thuyết phục, mang tích khách quan. Đây là một kho tàng kiến thức rất hay và phong phú đối với
những bạn có niềm đam mê với khoa học xã hội (có cả English below nữa).
Kênh youtube thì nhiều vô số kể, nhưng để kể về kênh có content thú vị thì em xin gọi tên Thien
Baka. Cũng như nhiều vlogger khác, content của anh ấy đều về cuộc sống xung quanh mình, từ
câu chuyện tại nhà, chuyện bạn bè, chuyện du học đến những nội dung cá nhân riêng tư đều có.
Điểm đặc biệt mà em yêu thích đó là khả năng edit “thần sầu” của anh ấy với những hiệu ứng khó
đỡ cùng tính cách hài hước của anh ta. Nếu có dịp ghé thăm tài khoản Instagram thì thật bất ngờ,
anh ta up story rất rất nhiều, up về đủ thứ trên đời, đặc biệt làm tempate rất đẹp, những câu chuyên
review về sách, phim ảnh cũng rất thực tế mà không hề giả trân.
7

Một kênh youtube mà em có content thú vị và còn là một kênh review về phim ảnh, đó là Mê phim.
Ở đây, em có thể học hỏi về những kiến thức phim ảnh, một số cái nhìn chủ quan lẫn khách quan
về các bộ phim thông qua các anh chị của kênh. Kênh review phim khá chuẩn xác, về mặt nội
dung, diễn xuất, mood lẫn cả các góc nhìn khác nhau để đánh giá một bộ phim.

Câu hỏi 3: Câu hỏi ưu tiên (không bắt buộc trả lời)
- Bạn đã bao giờ tham gia vào làm video, clip ngắn chưa? (Có thể là xây dựng kịch bản, có
thể là quay phim, hay việc hậu kỳ clip. Vào bất cứ dịp nào: thuyết trình, clip chúc mừng
sinh nhật, clip kỉ niệm cấp 3, v.v..)
Nếu có hãy chia sẻ sản phẩm bạn đã làm với chúng mình nhé!

B. CÂU HỎI CHUYÊN MÔN


Câu hỏi 1: (Chọn 1 trong 2 câu 1.1 hoặc 1.2 để trả lời)
1.1. Xây dựng nội dung cho Fanpage STV (https://www.facebook.com/stvscoms) trong mùa hè
tới.
➢ Yêu cầu:
1. Tối thiểu 3 bài đăng sáng tạo theo hình thức khác nhau.
2. Đối tượng: giới trẻ tuổi từ 18 đến 25.
3. Thời gian: từ ngày 01/06/2021 – 30/06/2021.
4. Caption có đầy đủ tiêu đề, hashtag và không dưới 100 từ.
5. Tính chất: độc đáo, gần gũi, tích cực.
Link:
https://drive.google.com/file/d/1Ybqh8sEv2ne6yTcQIxIYU3njvsevqEsM/view?usp=sharing

1.2. Xây dựng chủ đề và nội dung cho truyền thông nội bộ STV trong dịp sinh nhật ekip STV sắp
tới:
➢ Yêu cầu:
1. Tối thiểu 1 chủ đề
2. Tối thiểu 2 bài đăng sáng tạo theo hình thức khác nhau.
3. Đối tượng: nhân sự tuổi từ 18 đến 25.
4. Thời gian: từ ngày 01/02/2021 – 01/03/2021
5. Caption có đầy đủ tiêu đề, hashtag và không dưới 100 từ .
6. Tính chất: độc đáo, gần gũi, tích cực.
8

Câu hỏi 2: Viết kịch bản chi tiết cho phim ngắn với các 5 chủ đề sau:
(Chọn 1 trong 5 đề tài sau)
- Tình yêu
- Gia đình
- Phụ nữ
- Phiêu lưu
- Hành động
➢ Yêu cầu:
1. Độ dài nội dung phải hơn 1000 từ.
2. Câu chuyện phải mang màu sắc tích cực.
3. Có thông điệp lồng vào trong câu chuyện.
Link: (đề tài tình yêu)
https://drive.google.com/file/d/1OCZo2YO0BEpXKWf6REOJiqo2mCEDNKuy/view?usp=sharin
g

--Hết--

CẢM ƠN CÁC ANH CHỊ ĐÃ DÀNH THỜI GIAN ĐỌC CHIẾC CV BÉ NHỎ NÀY! <3
Thời gian gấp rút, nên nếu có gì sai sót thì mong các anh chị bỏ qua
Hi vọng sẽ được làm việc cùng với mọi người trong thời gian sắp tới <3

You might also like