You are on page 1of 119

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TPHCM


KHOA MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC CẤP

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ NÂNG CẤP NHÀ MÁY


CẤP NƯỚC CHO PHƯỜNG CHÂU PHÚ A,
CHÂU PHÚ B, THỊ XÃ VĨNH MỸ - THÀNH
PHỐ CHÂU ĐỐC (ĐÔ THỊ LOẠI II )- TỈNH AN
GIANG VỚI DÂN SỐ 94.750 NGƯỜI

SVTH: LÊ QUANG SANG


MSSV: 0450020248
GVHD: BÙI THỊ THU HÀ

TP.HCM, 12/2018
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TPHCM
KHOA MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC CẤP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC


SINH HOẠT TỪ NƯỚC MẶT
CÔNG SUẤT 10000 M3/NGÀY TẠI
VÀM RẠCH SANG TRẮNG,
QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

SVTH: TRẦN THỊ MINH THƯ


MSSV: 0450020294
GVHD: THÁI PHƯƠNG VŨ

TP.HCM, 12/2018
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VÀ MÔI TRƯỜNG TPHCM

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN
KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC CẤP
Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ MINH THƯ
Lớp : 04-ĐHKTMT-3
Ngành : Kỹ Thuật Môi Trường
1. Ngày giao đồ án: 21/08/2018
2. Ngày hoàn thành đồ án: 15/12/2018
3. Đầu đề đồ án: Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất
10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ.
4. Yêu cầu và số liệu ban đầu:
- Số liệu chất lượng nước nguồn cho trong Bảng 1
- Tiêu chuẩn nước sau xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn
uống (QCVN 01:2009/BYT)
5. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
- Tổng quan về nước cấp được cho trong đề tài và đặc trưng.
- Đề xuất 02 phương án công nghệ xử lý nước cấp được yêu cầu xử lý, phân tích ưu
nhược điểm của từng phương án, từ đó lựa chọn 01 công nghệ phù hợp để xử lý nước
cấp.
- Tính toán các công trình đơn vị của phương án đã chọn.
- Tính toán và lựa chọn thiết bị (bơm, máy thổi khí,…) cho các công trình đơn vị tính
toán trên.
- Khái toán chi phí đầu tư xây dựng công trình và chi phí vận hành.
- Bản vẽ đóng kèm trong đồ án: khổ A3.
6. Các bản vẽ kỹ thuật:
- Vẽ bản vẽ mặt cắt công nghệ của phương án chọn: 01 bản vẽ khổ A2.
- Vẽ bản vẽ bố trí mặt bằng cho toàn bộ trạm xử lý: 01 bản vẽ khổ A2

SVTH: Trần Thị Minh Thư i


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
- Vẽ chi tiết 02 công trình đơn vị hoàn chỉnh: 02 bản vẽ khổ A2.
TPHCM, ngày 21 tháng 08 năm 2018
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TS. Thái Phương Vũ

SVTH: Trần Thị Minh Thư ii


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Bảng 1. Một số chỉ tiêu cơ bản của nguồn nước
Chỉ tiêu Giá trị QCVN 01:2009/BYT Đơn vị
pH 7,15 6,5-8,5 -
o
Nhiệt độ 26,1 - C
Độ đục 16 2 NTU
DO 5 - mg/l
0
BOD5 20 C 3 - mg/l
COD 9,1 - mg/l
TSS 52,5 - mg/l
+
NH4 0,11 3 mg/l
Sắt tổng 0,28 0,3 mg/l
-
NO2 0,006 3 mg/l
-
NO3 1,2 50 mg/l
3-
PO4 0,1 - mg/l
6+
Cr KPH 0,05 mg/l
-
F KPH 1,5 mg/l
Pb KPH 0,01 mg/l
As KPH 0,01 mg/l
Tổng Coliform 2,1x102 0 MPN/100
(Số liệu năm 2016 – Nguồn: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Cần
Thơ)

SVTH: Trần Thị Minh Thư iii


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu và đề xuất đưa ra phương án cho một hệ thống xử lý nước cấp không phải
là một điều dễ dàng. Là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường thì càng khó khăn
hơn nữa. Vì vậy em chân thành cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện để chúng em được
học tập để có kiến thức để có thể thực hiện được nhiệm vụ này.
Chúng em, những sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường trong tương lai đang rất cần
những đồ án như thế này để có thể thu thập và tích lũy cho mình những kiến thức cơ
bản về các hệ thống xử lý nước. Khi có được một nền kiến thức thì sẽ thực hiện được
tốt công việc sau này. Do thiếu kinh nghiệm thực tế và kiến thức của cá nhân còn hạn
chế nên trong quá trình làm bài còn gặp nhiều sai sót. Thời gian qua nhờ có sự giúp đỡ
chỉ dạy của thầy Thái Phương Vũ đã giúp em có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng chuyên
ngành cũng như hoàn thành xong đồ án này. Em xin chân thành cảm ơn !
Đồ án được tham khảo, sử dụng một số tài liệu quý giá từ các giáo sư, tiến sĩ, thầy cô
giáo và các anh chị học các khóa trước. Vì vậy em xin cảm ơn tất cả moi người đã cho
chúng em nguồn tài liệu quý giá này để em có thể hoàn thành tốt đồ án và quá trình
học tập sau này.
Thay mặt cho tất cả các sinh viên đang học tập và nghiên cứu xin cảm ơn chân thành
đến nhà trường và quý thầy cô.

SVTH: Trần Thị Minh Thư iv


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

SVTH: Trần Thị Minh Thư v


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

SVTH: Trần Thị Minh Thư vi


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

SVTH: Trần Thị Minh Thư vii


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

LỜI NÓI ĐẦU

Khi nền kinh tế phát triển, đời sống của người dân được nâng cao thì nhu cầu dùng
nước sạch ngày càng mạnh mẽ. Do đó, vấn đề nước sạch đang là nỗi bức xúc của
người dân và việc đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý nước sạch để cung cấp cho
nguời dân là một việc làm cấp thiết và cấp bách. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu dùng
nước hàng ngày nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân mà còn tạo điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và của khu vực dân cư nói
riêng.

Nước trong thiên nhiên khi được sử dụng làm các nguồn nước cấp cho ăn uống, sinh
hoạt và công nghiệp thường có chất lượng khác nhau. Các nguồn nước mặt thường có
độ đục, độ màu, hàm lượng vi trùng cao. Có thể nói, hầu hết các nguồn nước thên
nhiên hiện nay đều không đáp ứng được yêu cầu về mặt chất lượng cho các đối tượng
sử dụng. Vì vậy, cần lựa chọn nguồn nước, quy mô và công nghệ kỹ thuật phù hợp với
điều kiện địa lý xã hội của từng khu vực để đáp ứng một cách tối ưu nhu cầu của người
dân và đảm bảo một nguồn nước an toàn cho sức khỏe khi sử dụng.
Nhiệm vụ chính của đồ án là xử lý nước có các chỉ tiêu vượt chỉ tiêu sao cho sau khi
xử lý đạt được tiêu chuẩn ăn uống và vệ sinh môi trường để cấp chovàm rạch Sang
Trắng, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ.

SVTH: Trần Thị Minh Thư viii


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
MỤC LỤC

SVTH: Trần Thị Minh Thư ix


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

DANH SÁCH HÌNH VẼ


Hình 1.1 Bản đồ hành chính quận Bình Thủy, Cần Thơ.
Hình 2.1 Công trình thu nước bờ sông.
Hình 2.2 Công trình thu nước lòng sông.
Hình 2.3 Một kiểu kết cấu song chắn rác cào bằng tay.
Hình 2.4 Một số kết cấu với thiết bị làm sạch bằng cơ giới.
Hình 2.5 Sơ đồ cấu tạo bể lắng ngang thu nước bề mặt.
Hình 2.6 Sơ đồ cấu tạo bể lắng đứng.
Hình 2.7 Bể lọc nhanh trọng lực.
Hình 2.8 Cấu tạo bể lọc chậm.
Hình 2.9 Bể lọc áp lực nằm ngang.
Hình 2.10 Quá trình keo tụ - tạo bông.
Hình 2.11 Bể trộn thủy lực.
Hình 2.12 Thiết bị trộn kiểu đứng.
Hình 2.13 Bể trộn có vách ngăn ngang.
Hình 2.14 Bể trộn cơ khí.
Hình 2.15 Bể phản ứng cơ khí.
Hình 2.16 Bể phản ứng có vách ngăn.
Hình 2.17 Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng.
Hình 2.18 Bể phản ứng xoáy hình trụ đặt trong bể lắng đứng.

SVTH: Trần Thị Minh Thư x


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Thành phần các chất gây nhiễm bẩn nước mặt
Bảng 1.2 Một số nét khác biệt giữa nước mặt và nước dưới đất
Bảng 2.1 So sánh bể trộn thủy lực và bể trộn cơ khí
Bảng 2.2 Các loại bể khử trùng
Bảng 3.1 Bảng thông số nước nguồn
Bảng 3.2 So sánh ưu, nhược điểm của hai phương án
Bảng 4.1 Các thông số thiết kế ống tự chảy
Bảng 4.2 Các thông số thiết kế song chắn rác
Bảng 4.3 Các thông số thiết kế lưới chắn rác
Bảng 4.4 Các thông số thiết kế ngăn thu, ngăn hút
Bảng 4.5 Các thông số thiết kế bể hòa tan phèn
Bảng 4.6 Các thông số thiết kế bể tiêu thụ phèn
Bảng 4.7 Các thông số thiết kế bể trộn đứng
Bảng 4.8 Các thông số thiết kế bể lắng ngang
Bảng 4.9 Các thông số thiết kế bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng
Bảng 4.10 Các thông số thiết kế bể lọc nhanh
Bảng 4.11 Các thông số thiết kế bể chứa nước sạch
Bảng 4.12 Các thông số thiết kế hồ chứa bùn
Bảng 4.13 Cao trình của các công trình xử lý
Bảng 4.14 Các thông số thiết kế trạm bơm cấp 2

SVTH: Trần Thị Minh Thư xi


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc thực hiện đồ án
Theo định hướng phát triển đến năm 2045 nhằm phát triển kinh tế nâng cao đời sống
của nhân dân, cùng với việc đo thị hóa đang phát triển mạnh, nhanh nên các công
trình kỹ thuật và cơ sở hạ tầng cần được xây dựng với quy mô tương xứng, trong đó
có các công trình cấp nước.
Cần Thơ là một tỉnh phát triển kinh tế khá mạnh và nhanh ở khu vực đồng bằng sông
Cửu Long. Trong đó Quận Bình Thủy là quận có quy mô kinh tế quan trọng của Cần
Thơ gồm cảng lớn, 2 khu công nghiệp và sân bay quốc tế Cần Thơ lớn nhất trong khu
vực. Nằm trong vùng tam giác phát triển kinh tế nên quận Bình Thủy có điều kiện phát
triển kinh tế theo hướng công nghiệp. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, vấn đề về gia
tăng dân số cũng là một áp lực, vì vậy nước là một nhu cầu không thể thiếu đề phục
vụ sinh hoạt và sản xuất của khu vực nói chung và quận Bình Thủy nói riêng.
Do đó việc xây dựng Trạm xử lý nước cấp phục vụ tại vàm rạch Sang Trắng, quận
Bình Thủy, thành phố Cần Thơ là hết sức cần thiết. Nó đáp ứng nhu cầu dùng nước
trong sinh hoạt cũng như trong các hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại và trong
tương lai, theo định hướng phát triển của thành phố Cần Thơ.
2. Mục tiêu thực hiện
Mục tiêu của đồ án là tính toán, lựa chọn nguồn nước cấp đồng thời tính toán lựa chọn
phương án tối ưu để thiết kế xây dựng trạm xử lý nước cấp nhằm đảm bảo cung cấp
đầy đủ nước sạch của người dân trong khu vực tới năm 2045, góp phần cải thiện sức
khỏe của người dân, hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội khu dân cư.
Thiết kế trạm xử lý nước cấp tại vàm rạch Sang Trắng, quận Bình Thủy, thành phố
Cần Thơ đạt chất lượng theo QCVN 01:2009/BYT và đáp ứng nhu cầu dùng nước đến
năm 2045.
3. Nội dung thực hiện
1) Điều tra thu thập các tài liệu về vàm rạch Sang Trắng, quận Bình Thủy, thành
phố Cần Thơ như:
 Điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội
 Phương hướng phát triển
 Lượng và trữ lượng các nguồn nước trong khu vực
 Hiện trạng cấp nước và nhu cầu dùng nước
2) Dựa trên các thông tin thu thập được nghiên cứu lựa chọn nguồn nước và công
nghệ xử lý hiệu quả nhất
3) Tính toán thiết kế các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý

SVTH: Trần Thị Minh Thư xii


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
4) Tính toán kinh tế của các hạng mục trong công trình
5) Thực hiện các bản vẽ thiết kế các công trình của trạm xửlý.
4. Phương pháp thực hiện
Phương pháp điều tra, thu thập, tổng hợp số liệu:thu thập các tài liệu, số liệu liên quan
đến khu vực và nguồn cấp nước ở địa phương.
Phương pháp đánh giá tổng hợp:xử lý số liệu và đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn, qui
định hiện hành của nhà nước về chất lượng nguồn nước cấp.
Phương pháp so sánh phân tích: So sánh ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của các
loại công nghệ để chọn ra dây chuyền xử lý tối ưu.
Phương pháp đồ hoạ: việc thực hiện các bản vẽ giúp cho những người có liên quan có
thể hình dung vị trí các hạng công nghệ xử lý, đồng thời là cơ sở để xây dựng dây
chuyền xử lý nước cấp.

SVTH: Trần Thị Minh Thư xiii


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP


1.1. Tổng quan về nguồn nước
1.1.1. Tầm quan trọng của nước cấp
Nước là nhu cầu thiết yếu cho mọi sinh vật sống, không có nước, cuộc sống trên Trái
Đất không thể tồn tại được. Nhu cầu dùng nước rất lớn. Vấn đề xử lí nước và cung cấp
nước sạch, chống ô nhiễm nguồn nước do tác động của nước thải sinh họat và nước
thải sản xuất là vấn đề cần quan tâm hàng đầu.
Mỗi quốc gia đều có những tiêu chuẩn riêng về tiêu chuẩn nước cấp. Trong đó, các chỉ
tiêu cao thấp khác nhau nhưng nhìn chung các chỉ tiêu phải đảm bảo an tòan vệ sinh về
số lượng vi sinh có trong nước, không có các chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe
con người, các chỉ tiêu về pH, độ cứng, độ đục, độ màu, hàm lượng kim loại hòa tan,
mùi vị…
Các nguồn nước trong tự nhiên ít khi đảm bảo được hết các tiêu chuẩn chung về nước
cấp. Do đó, tính chất có sẵn của nguồn nước hay bị ô nhiễm nên tùy thuộc vào từng
chất lượng nước và yêu cầu về chất lượng nước cấp mà cần phải có quá trình xử lí cho
thích hợp, đảm bảo cung cấp nước có chất lượng nước tốt và ổn định chất lượng nước
cho từng nhu cầu sử dụng.
Để cung cấp nước sạch, có thể khai thác các nguồn nước thiên nhiên (thường gọi là
nước thô) từ nước mặt, nước ngầm, nước biển.
Theo tính chất của nước có thể phân ra: nước ngọt, nước mặn, nước lợ, nước chua
phèn, nước khoáng và nước mưa.
Ngoài ra, các nguồn nước sau đây cũng có thể được sử dụng: Nước biển, nước thải…
1.1.2. Phân loại nguồn nước cấp
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển
thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Luật Tài Nguyên Nước
2012)
1.1.2.1. Nước mặt
 Nguồn gốc
Nước mặt bao gồm các nguồn nước trong các ao, đầm, hồ chứa, sông suối, …
- Nước sông: là loại nước mặt chủ yếu thường dùng để cung cấp nước. Nước
sông dễ khai thác, trữ lượng lớn. Tuy nhiên, phần lớn nước sông thường dễ bị nhiễm
bẩn (hàm lượng chất lơ lững cao, vi trùng, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, …). Chất
lượng nước sông phụ thuộc vào nơi có mât độ dân số cao, công nghiệp phát triển mà

SVTH: Trần Thị Minh Thư 1


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
công tác quản lí các dòng thải không được chú trọng thì nước sông bị ô nhiễm bởi các
chất độc hại, các chất hữu cơ ô nhiễm. Nước sông có khả năng tự làm sạch chất ô
nhiễm, khẳ năng tự làm sạch được đánh giá bằng cách xác định diễn biến nồng độ oxy
hòa tan (DO) dọc theo dòng sông.
- Nước ao, hồ: hồ tự nhiên hay hồ nhân tạo (hồ hình thành do xây đập thủy
điện…)
- Nước suối: thường bắt gặp ở vùng đồi núi, trữ lượng ít và bị ảnh hưởng bởi thời
tiết, khi mưa to nước suối thường bị đục và cuốn theo nhiều cặn, sỏi và đá.
 Thành phần
Do kết hợp từ các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyện tiếp xúc với không khí nên
các đặc trưng của nước mặt là:
- Chứa khí hòa tan đặc biệt là oxy.
- Chứa nhiều chất rắn lơ lửng, riêng trường hợp nước trong các ao đầm, hồ do
xảy ra quá trình lắng cặn nên chất rắn lơ lửng còn lại trong nước có nồng độ thấp và
chủ yếu ở dạng keo.
- Có hàm lượng chất hữu cơ cao.
- Có sự hiện diện của nhiều loại tảo.
- Chứa nhiều vi sinh vật.
Chất lượng nước hồ phụ thuộc vào thời gian lưu, điều kiện thời tiết và chất lượng
nguồn nước chảy vào hồ cả nước thải sinh họat và nước thải công nghiệp. Ngoài ra còn
phụ thuộc vào thời tiết khu vực, nơi thiếu ánh sáng mặt trời, điều kiện lưu thông kém
và chất thải hữu cơ nhiều. Nước sông và nước hồ đều không đảm bảo chất lượng nước
cấp.
Bảng1.1 Thành phần các chất gây nhiễm bẩn nước mặt

Chất rắn lơ lửng Các chất keo Các chất hoà tan
d -4
>10 mm d =10-4- 10-5mm d <10-6mm

 Đất sét  Đất sét  Các ion K


+
, Na
+
,
 Cát  Protein Mg
2 
, Cl ,SO4
3−

 Keo Fe(OH )3  Silicat SiO2 3−


,Po4 .
 Chất thải hữu  Chất thải sinh hoạt  Các chất khí CO 2, O2,
cơ, vi sinh vật hữu cơ N 2, CH4, H2S,...
 Tảo  Cao phân tử hữu cơ
 Các chất hữu cơ
 Vi khuẩn
 Các chất mùn

SVTH: Trần Thị Minh Thư 2


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Nước mặt là nguồn nước tự nhiên mà con người thường sử dụng nhất nhưng cũng dễ
bị ô nhiễm nhất.
 Ưu điểm:
- Trữ lượng nước lớn
- Tìm kiếm và khai thác dễ dàng
- Đa dạng về nguồn chung cấp
 Nhược điểm
- Thường các chỉ số ô nhiễm đều vượt tiêu chuẩn
- Hàm lượng cặn cao
- Ở một số khu vượt thường bị nhiễm mặn vào mùa khô
1.1.2.2. Nước dưới đất (Nước ngầm)
 Nguồn gốc
Nước dưới đất hay còn gọi là nước ngầm, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bờ rời
như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxto dưới bề mặt trái đất. Nước
ngầm có thể tồn tại cách mặt đất vài mét, vài chục hay vài tram mét, có thể khai thác
cho các hoạt động sống của con người.
 Thành phần
Nước ngầm ít chịu ảnh hưởng yếu tố tác động của con người hơn nước mặt. Chất
lượng nước ngầm tốt hơn chất lượng nước mặt. Thành phần đáng quan tâm trong nứơc
ngầm là các tạp chất hòa tan do ảnh hưởng của điều kiện địa hình, điều kiện địa tầng,
thời tiết, các quá trình phong hóa, sinh hóa trong khu vực.
Mặc dù vậy, nước ngầm cũng có thể nhiễm bẩn do tác động của con người. Các chất
thải của con người và động vật, các chất thải hóa học, các chất thải sinh họat, cũng như
việc dụng phân bón hóa học… Tất cả các chất thải đó theo thời gian sẽ ngấm dần vào
nguồn nước, tích tụ dần và dẫn đến làm hư hỏng nguồn nước ngầm.
Được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất, chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào
thành phần khoáng hóa và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Do vậy nước chảy qua
các địa tầng chứa cát và granit thường có tính axit và chứa ít chất khoáng. Khi nước
ngầm chảy qua địa tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ cứng và độ kiềm
hyđrocacbonat khá cao.
Tại những khu vực được bảo vệ tốt, ít có nguồn thải gây ô nhiễm, nước ngầm nói
chung được đảm bảo bề mặt vệ sinh và có chất lượng khá ổn định. Người ta chia nước
ngầm làm 2 loại khác nhau:
- Nước ngầm hiếu khí (có oxy): Thông thường loại này có chất lượng tốt, có
trường hợp không cần xử lí mà có thể cấp trực tiếp cho người tiêu dùng.

SVTH: Trần Thị Minh Thư 3


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
- Nước ngầm yếm khí (không có oxy): Trong quá trình nước thấm qua các tầng
đất, đá, oxy bị tiêu thụ. Lượng oxy hòa tan bị tiêu thụ hết, các chất hòa tan như Fe 2+,
Mn2+ sẽ tạo thành.
 Ưu điểm
- Độ đục thấp.
- Nhiệt độ và thành phần hoác học tương đối ổn định.
- Không có oxy nhưng có thể chứa nhiều khí như: CO2, H2S…
- Chứa nhiều khoáng chất hòa tn chủ yếu là sắt, canxi, magie, flo.
- Không có hiện diện của vi sinh vật.
 Nhược điểm
- Thăm dò khai thác khó khăn
- Thường hàm lượng sắt, mangan rất cao
- Trữ lượng khai thác hạn chế
- Khi khai thác dễ phát sinh các sự cố như sụt lún, xâm nhập mặn,…
Bảng 1.2 Một số nét khác biệt giữa nước mặt và nước dưới đất

Đặc tính Nước mặt Nước dưới đất

Nhiệt độ Thay đổi theo mùa Tương đối ổn định

Độ đục Cao, thay đổi theo mùa Thấp hoặc không có

Thay đổi theo chất lượng Ít thay đổi, cao hơn nước mặt
Chất khoáng hòa tan
đất và lượng mưa của khu vực

Fe2+, Mn2+ Rất thấp Thường xuyên có

CO2 hòa tan Rất thấp Nồng độ tương đối cao

O2 hòa tan Gần bão hào Gần như không có

NH4+ Khi nước bị nhiễm bẩn Thường xuyên có mặt

SiO2 Nồng độ ở mức trung bình Nồng độ cao

Vi trùng, vi rút các loại, Có thể có vi khuẩn do sắt gây


Vi sinh vật
rong tảo ra

Bản chất địa chất của khu vực có ảnh hưởng lớn đến thành phần hóa học của nước
ngầm. Nước luôn tiếp xúc với đất trong trạng thái bị giữ lại hay lưu thông trong đất.
Nó tạo nên sự cân bằng giữa nước và đất.
1.1.3. Các chỉ tiêu trong nước cấp
SVTH: Trần Thị Minh Thư 4
GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
1.1.3.1. Các chỉ tiêu lý học
 Nhiệt độ
Nhiệt độ nước là một đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và khí hậu.
Nhiệt độ có ảnh hưởng không nhỏ đến các quá trình xử lý nước và nhu cầu tiêu thụ.
Nước mặt thường có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
 Độ màu
Độ màu của nước thiên nhiên để thể hiện sự tồn tại các hợp chất humic (mùn)
và các chất bẩn trong nước tạo nên.
Độ màu của nước cấp được xác định bằng cách so màu bằng mắt thường hay
bằng máy so màu quang học với thang màu tiêu chuẩn. Đơn vị đo màu là Pt–Co.
 Độ đục
Độ đục của nứơc đặc trưng cho các tạp chất phân tán dạng hữu cơ hay vô cơ
không hòa tan hay keo có nguồn gốc khác nhau. Nguyên nhân gây ra mặt nước bị đục
là sự tồn tại của càc loại bùn, acid silic, hydroxit sắt, hydroxit nhôm, các loại keo hữu
cơ, vi sinh vật, và phù du thực vật trong đó.
Độ đục thường đo bằng máy so màu quang học dựa trên cơ sở thay đổi cường
độ ánh sáng khi đi qua lớp nước mẫu. Đơn vị của độ đục xác định theo phương pháp
này là NTU. 1 NTU tương ứng với 0,58 mg foocmazin trong 1 lít nước.
 Mùi vị
Một số chất khí và chất hòa tan trong nước có mùi. Nước thiên nhiên thường có
mùi đất, mùi tanh đặc trưng hóa học như ammoniac, mùi Clophenol. Nước có thể
không vị hoặc có vị mặn chát tùy theo hàm lượng các muối khóang hòa tan.
 Độ nhớt
Độ nhớt là đại lượng biểu thị lực ma sát, sinh ra trong quá trình dịch chuyển
giữa các lớp chất lỏng với nhau. Đây là yếu tố chính gây nên tổn thất áp lực và do vậy
nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý nước. Độ nhớt tăng khi hàm lượng các
muối hòa tan trong nước tăng và giảm khi nhiệt độ tăng.
1.1.3.2. Các chỉ tiêu hóa học
 pH
pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H + có trong dung dịch. Thường biểu thị
cho tính acid hay tính kiềm của nước.

SVTH: Trần Thị Minh Thư 5


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Và độ pH của nước có liên quan đến sự hiện diện của một số kim loại và khí
hoà tan trong nước. Ở độ pH < 5, tuỳ thuộc vào điều kiện địa chất, trong một số nguồn
nước có thể chứa Sắt, Mangan, Nhôm ở dạng hoà tan. Và một số loại khí như CO2,
H2S tồn tại ở dạng tự do trong nước. Tính chất này được dùng để khử các hợp chất
Sunfua và Cacbonat có trong nước bằng biện pháp làm thoáng.
Ngoài ra khi tăng pH và có thêm tác nhân oxi hoá, các kim loại hoà tan trong
nước chuyển thành dạng kết tủa và dễ dàng tách ra khỏi nước bằng biện pháp lắng, lọc.
Độ pH trong nước có ý nghĩa quan trọng trong các quá trình lý, hoá khi xử lý
bằng hoá chất.Quá trình chỉ có hiệu quả tối ưu khi ở một khoảng pH ấn định trong
những điều kiện nhất định.
 Độ kiềm
Độ kiềm toàn phần là tổng hàm lượng các ion Hydrocacbonat, Cacbonat,
Hydroxyt và Anion của các muối của các axit yếu. Do hàm lượng các muối của các
axit yếu có trong nước rất nhỏ nên độ kiềm toàn phần được đặc trưng bằng tổng hàm
− 2− −
lượng các ion sau: K t = [OH ] + [ CO 3 ] + [HCO 3 ]
 Độ cứng
Độ cứng của nước là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion Canxi và Magiê có
trong nước. Trong kỹ thuật xử lý nước sử dụng 3 loại độ cứng:
- Độ cứng tạm thời
- Độ cứng toàn phần
- Độ cứng vĩnh cửu
Dùng nước có độ cứng cao trong sinh hoạt gây lãng phí xà phòng do Canxi và
Magiê phản ứng với các Axit béo tạo thành các hợp chất khó hoà tan. Trong sản xuất.
Canxi và Magiê có thể tham gia các phản ứng kết tủa khác gây trở ngại cho quy
trình sản xuất.
 Các hợp chất chứa Nitơ
Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ tạo ra Amoniac, Nitrit, Nitrat. Vì vậy, các
hợp chất chứa nitơ có trong nước là kết quả của quá trình phân huỷ các hợp chất hữu
cơ có trong tự nhiên, trong các chất thải, trong các nguồn phân bón mà con người trực
tiếp hay gián tiếp đưa vào nguồn nước. Do đó, các hợp chất này thường được xem là
những chất chỉ thị dùng để nhận biết mức độ nhiễm bẫn của nguồn nước.
Khi nước mới bị ô nhiễm do phân bón hay nước thải, trong nguồn nước chủ yếu
là NH4 (nước nguy hiểm)

SVTH: Trần Thị Minh Thư 6


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Nước chủ yếu là NO2 thì nguồn nước đã bị ô nhiễm một thời gian dài hơn (nước
ít nguy hiểm hơn)
Nước chủ yếu là NO3 thì quá trình oxy hoá đã kết thúc (nước ít nguy hiểm
hơn).Việc sử dụng rộng rải các loại phân bón cũng làm cho hàm lượng Nitrat trong
nước tự nhiên cao.Ngoài ra, do cấu trúc địa tầng và ở một số đầm lầy, nước thường bị
nhiễm Nitrat.
 Các hợp chất chứa Photpho
Trong nước tự nhiên thường gặp nhất là photphat. Khi nguồn nước bị nhiễm
bẩn bởi rác và các hợp chất hữu cơ quá trình phân huỷ giải phóng ion PO 4 3- sản
phẩm của quá trình có thể tồn tại ở dạng: H2PO4-, HPO42-, PO43-
Nguồn Photphat đưa vào môi trường nước là từ nước thải sinh hoạt, nước thải
của một số ngành công nghiệp, phân bón dùng trên đồng ruộng.
Photphat không thuộc loại độc hại đối với con người. Nhưng sự tồn tại của chất
này với hàm lượng cao trong nước sẽ gây cản trở trong quá trình xử lý.Đặc biệt là hoạt
động của bể lắng.
 Các hợp chất chứa Sắt, Mangan
Trong nước mặt thường chứa Sắt (III) tồn tại ở dạng keo hữu cơ hay cặn huyền
phù với hàm lượng không lớn.
Trong nước ngầm, Sắt thường tồn tại ở dạng sắt hoá trị (II) kết hợp với các gốc
Hydrocacbonat, Sunfat, Clorua (Fe(HCO3)2; FeSO4; FeCl2). Đôi khi tồn tại dưới dạng
keo của Axit Humic, hay keo Silic, keo lưu huỳnh.Sự tồn tại của các dạng Sắt trong
nước phụ thuộc vào pH và điện thế oxy hoá khử của nước.Cũng như Sắt, Mangan
thường có trong nước ngầm. Nhưng với hàm lượng lớn hơn 0,5mg/l là nguyên nhân
gây cho nước có mùi tanh kim loại
1.1.3.3. Các chỉ tiêu vi sinh
Trong tự nhiên, môi trường nước cũng là nơi sống của rất nhiều loại vi sinh vật,
rong tảo và các đơn bào. Tuỳ tính chất các loại vi sinh phân thành hai nhóm có hại và
vô hại. Nhóm có hại gồm các vi trùng gây bệnh và các loại rong, rêu, tảo. Chúng cần
được giảm thiểu trước khi đưa vào sử dụng.
 Vi trùng gây bệnh
Nguồn gốc của vi trùng gây bệnh trong nước là do sự nhiễm bẩn rác, phân
người và động vật. Trong người và động vật thường có vi khuẩn E.coli sinh sống và
phát triển. Đây là loại vi khuẩn đường ruột vô hại, thường được bài tiết qua phân ra
môi trường. Sự có mặt của E.coli chứng tỏ nguồn nước bị nhiễm bẩn phân rác và khả

SVTH: Trần Thị Minh Thư 7


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
năng tồn tại của các loại vi khuẩn gây bệnh kèm theo là cao. Số lượng nhiều hay ít tuỳ
thuộc vào mức độ nhiểm bẩn. Khả năng tồn tại của vi khuẩn E.coli cao hơn các loại vi
khuẩn gây bệnh khác. Do đó, vi khuẩn này được chọn làm vi khuẩn đặc trưng cho việc
xác định mức độ nhiễm bẩn vi trùng gây bệnh của nguồn nước.
 Các loại rong tảo
Rong tảo phát triển trong nước làm nước bị nhiễm bẩn hữu cơ và làm cho nước
có màu xanh.Trong nước mặt có nhiều loại rong tảo sinh sống, các loại gây hại chủ
yếu và khó loại trừ là nhóm tảo diệp lục và tảo đơn bào. Trong kỹ thuật xử lý và cung
cấp nước, hai loại tảo trên thường vượt qua bể lắng và đọng lại trên bề mặt lọc làm tổn
thất tăng nhanh. Khi phát triển trong các đường ống dẫn nước, rong tảo có thể làm tắc
ống, đồng thời còn làm cho nước có tính ăn mòn do quá trình hô hấp thải khí
Cacbonic. Do vậy để tránh tác hại của rong tảo, cần có biện pháp phòng ngừa sự phát
triển của chúng ngay tại nguồn nước.
1.2. Tổng quan về khu vực cấp nước
1.2.1. Giới thiệu địa phương
Bình Thủy là một quận nội thành của thành phố Cần Thơ, Đồng bằng sông Cửu
Long, Việt Nam.
Quận Bình Thủy được thành lập ngày  02 tháng 01 năm 2004 theo Nghị định
số 05/2004/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam ban hành.
Trong giai đoạn 1975-2003, Bình Thủy chỉ là tên một phường thuộc thành phố Cần
Thơ (lúc bấy giờ còn là thành phố trực thuộc tỉnh). Từ năm 2004, khi Cần Thơ trở
thành thành phố trực thuộc trung ương, địa danh Bình Thủy chính thức được dùng cho
cả hai đơn vị hành chính: phường Bình Thủy và quận Bình Thủy. Hiện nay, trung tâm
hành chính quận Bình Thủy được đặt ở phường Bình Thủy.
Quận Bình Thủy được biết đến như là một quận công nghiệp của thành phố Cần Thơ.
Nằm trong vùng phát triển kinh tế nên quận Bình Thủy có điều kiện phát triển kinh tế
theo hướng công nghiệp. Dân cư đang tập trung về quận rất nhiều nên dân số liên tục
tăng chính vì thế nhu cầu cấp nước của Bình Thủy là rất lớn.

SVTH: Trần Thị Minh Thư 8


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

Hình 1.1 Bản đồ hành chính quận Bình Thủy, Cần Thơ.
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Quận Bình Thủy là quận có quy mô kinh tế quan trọng của Cần Thơ gồm cảng lớn, 2
khu công nghiệp và sân bay quốc tế Cần Thơ lớn nhất Đồng bằng Sông Cửu Long.
Ngoài ra, quận có một hệ thống sông rạch chi chít, sông liền sông, vườn nối vườn.
Hiện nay, quận đang triển khai đầu tư xây dựng khu đô thị An Thới Riverside nằm trên
địa bàn phường Bùi Hữu Nghĩa.
Quận Bình Thuỷ có 7059,31 ha diện tích tự nhiên với 97051 nhân khẩu, có 8 đơn vị
hành chính phường trực thuộc, bao gồm các phường: Trà Nóc, Trà An, An Thới, Bùi
Hữu Nghĩa, Thới An Đông, Bình Thuỷ, Long Tuyền, Long Hoà.
Ranh giới hành chính:
- Bắc và Tây Bắc giáp quận Ô Môn.
- Tây và Tây Nam giáp huyện Phong Điền.
- Nam và Đông Nam giáp quận Ninh Kiều.
- Đông giáp sông Hậu, ngăn cách với huyện Bình Tân của Tỉnh Vĩnh Long.
1.2.1.2. Điều kiện khí hậu
Khí hậu ở Bình Thủy cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Tây Nam Bộ.
Trong năm mức nhiệt trung bình của vùng này khoảng 28 độ C và có sự ổn định quanh
năm, số giờ nắng trong năm đạt 2249,2 giờ, lượng mưa trung bình năm đạt 1600 mm,
độ ẩm trung bình 82 – 87%. Thời tiết mưa gió thuận hòa và rất ít bị chịu ảnh hưởng
của bão, thiên tai.
Trong năm khí hậu được chia theo 2 mùa rõ ràng là mùa mưa và mùa khô. Tháng 5 tới
tháng 11 là thời gian của mùa mưa kéo dài, còn lại từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau là
thời điểm của mùa khô. Đặc biệt trong năm có mùa nước nổi bắt đầu từ giai đoạn
tháng 7 tới tháng 11 theo lịch dương và có những tỉnh mùa nước nổi rơi vào tháng 9 ,
tháng 10, còn phụ thuộc vào mỗi năm khác nhau.
1.2.1.3. Thủy văn

SVTH: Trần Thị Minh Thư 9


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Quận Bình Thủy có sông Hậu chảy qua với tổng chiều dài khoảng 10km, rộng khoảng
1,6 km. Lưu lượng cực đại là 40000 m3/s.
Mùa cạn bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6, thấp nhất rơi vào khoảng tháng 3 và tháng 4,
lưu lượng sông lúc này chỉ còn 2000 m3/s. Mực nước sông lúc này chỉ cao hơn 48 cm
so với mực nước biển.
Sông Hậu có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước cho mùa cạn, vừa có
tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông.
Sông Hậu là nguồn nước mặt gần và dồi dào nhất, là hệ thống sông quan trọng đối với
Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và Thành phố Cần Thơ nói riêng.
1.2.1.4. Môi trường
Qua kết quả quan trắc chất lượng nước mặt ô nhiễm tập trung tại thành phố Cần Thơ
giai đoạn 2011 - 2015 cho thấy nước mặt tại các kênh rạch nội ô thành phố Cần Thơ đã
bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm chưa nặng và không thay đổi
nhiều qua các năm.
Hiện tại thành phố Cần Thơ đang đẩy mạnh thực hiện các dự án cải tạo các kênh rạch
ô nhiễm trong nội ô thành phố Cần Thơ nên chất lượng nước theo định hướng trong
thời gian tới sẽ được cải thiện.
Tương tự với chất lượng nước mặt ô nhiễm tập trung thì chất lượng nước mặt tại các
kênh rạch của thành phố Cần Thơ đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ và vi sinh. Bên cạnh
đó, chất lượng nước tại các kênh rạch không có biến động nhiều qua các năm. Tác
nhân ô nhiễm đối với mạng lưới kênh rạch tại thành phố Cần Thơ trong thời gian qua
là do hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, hoạt động nuôi trồng thủy hải sản,
chăn nuôi gia súc, gia cầm và sinh hoạt của các đối tượng dân cư sống ven sông.
1.2.2. Giới thiệu về yêu cầu cấp nước sinh hoạt ở quận Bình Thủy, Cần Thơ
Hệ thống cấp nước là một tổ hợp các công trình, các thiết bị làm nhiệm vụ thu nhận
nước từ nguồn, làm sạch nước, điều hòa, dự trữ, vận chuyển và phân phối nước đến
các nơi tiêu thụ.
Hệ thống cấp nước đặc trưng ở thành phố Cần Thơ là cấp nước nối mạng. Nghĩa là hệ
thống cấp nước của các nhà máy xử lý nước cấp trên địa bàn Cần Thơ liên kết với
nhau tạo thành một mạng ống chung để cung cấp nước trên toàn khu vực.
Nước sạch cung cấp cho thành phố Cần Thơ chủ yếu lấy từ nguồn sông Hậu và các
nhánh của nó. Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Cần Thơ đảm trách kiểm tra chất
lượng nước sạch tại các nhà máy nước và trên mạng ống cấp nước.  Ngoài ra còn có

SVTH: Trần Thị Minh Thư 10


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
những đợt kiểm tra đột xuất của các sở ngành liên quan khi có dấu hiệu phát sinh dịch
bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Chất lượng nước được thực hiện theo QCVN 01:2008/BYT Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc
gia về chất lượng nước ăn uống.

SVTH: Trần Thị Minh Thư 11


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC MẶT


2.1. Công trình thu nước
Công trình thu nước có nhiệm vụ thu nước từ nguồn nước. Công trình thu nước mặt có
các dạng kết hợp hoặc phân ly, thu nước sát bờ bằng cửa thu hoặc thu nước giữa dòng
bằng ống tự chảy, xiphông. Chọn vị trí công trình thu nước dựa trên cơ sở đảm bảo lưu
lượng, chất lượng, độ ổn định, tuổi thọ công trình và thuận tiện cho việc bảo vệ vệ sinh
nguồn nước. Thường công trình thu nước được bố trí ở phía lõm của bờ sông. Tuy
nhiên phía lõm thường bị xói lỡ nên cần phải gia cố bờ.
Các công trình thu nước bờ sông thường chia ra các loại sau đây:
- Công trình thu nước bờ sông;
- Công trình thu nước lòng sông;
- Công trình thu nước lòng đấu;

Hình 2.1 Công trình thu nước bờ sông.

SVTH: Trần Thị Minh Thư 12


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

1 – sông; 2 – nút lấy nước ngập; 3 - ống tự chảy;


4 – giếng bờ; 5 - ống hút; 6 – nhà máy bơm
Hình 2.2 Công trình thu nước lòng sông.
2.2. Các công trình vận chuyển nước
Công trình vận chuyển: Trạm bơm cấp I có nhiệm vụ đưa nước thô từ công trình thu
lên trạm xử lý nước. Trạm bơm cấp I thường đặt riêng biệt bên ngoài trạm xử lý nước.
Trường hợp sử dụng nguồn nước mặt, trạm bơm cấp I có thể kết hợp với công trình thu
hoặc xây dựng riêng biệt. Công trình thu nước sông hoặc hồ có thể dùng cửa thu và
ống tự chảy, ống xiphông hoặc cá biệt có trường hợp chỉ dùng cửa thu và ống tự chảy
đến trạm xử lý khi mức nước ở nguồn nước cao hơn cao độ ở trạm xử lý.
2.3. Phương pháp cơ học
2.3.1. Song chắn rác
Song chắn rác có nhiệm vụ khử cặn rắn thô (rác) như nhánh cây, gỗ, nhựa, giấy,
lá cây, rễ cây, giẻ vụn, … Mặc khác, nó còn bảo vệ bơm, van, đường ống, cánh khuấy.
2.3.1.1. Song chắn rác thủ công
- Nguyên tắc cấu tạo: Gồm các thanh kim loại (thép không gỉ) tiết diện 5x20mm
đặt cách nhau 20 – 50 mm trong một khung thép hàn hình chữ nhật, dễ dàng trượt lên
trượt xuống dọc theo hai khe ở thành mương dẫn.
- Nguyên lý hoạt động: Song chắn rác thường đặt nghiêng một góc 45 0-900 (600)
so với mặt phẳng để tiện lợi khi vớt rác, theo mặt bằng cũng có thể đặt vuông góc hoặc
tạo thành góc nghiêng so với hướng nước chảy.
- Phạm vi ứng dụng: Song chắn rác với cào rác thủ công chỉ dùng ở những trạm
xử lý nhỏ có lượng rác < 0,1 m3/ngày.đêm.

SVTH: Trần Thị Minh Thư 13


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

Hình 2.3 Một kiểu kết cấu song chắn rác cào bằng tay.
2.3.1.2. Song chắn rác cơ khí
Nguyên tắc cấu tạo: thanh đan trong song chắn có thể hình tròn (φ=8−10 mm) hoặc
hình chữ nhật (tiết diện ngang (s x b = 10 x 40 mm, 8 x 60 mm, …). Hình tròn thì
thuận lợi cho dòng chảy nhưng khó cào rác, hình chữ nhật thì gây tổn thất dòng chảy.
Có nhiều dạng khác nhau, tốt nhất là hình bầu dục nhưng chi phí lại cao.
Vật liệu: Gang, composite, thép, inox, bê tông.
Nguyên lý hoạt động:
- Kiểu vận hành bằng xích quay: bộ phận cào rác vận hành bằng xích quay theo
một đầu dẫn, rác được cuốn theo chiều đi xuống của dây xích và đưa lên một máng lọc
đổ.
- Kiểu bàn cào trượt: là một kiểu lấy rác theo cách trượt, bộ phận cào rác di
chuyển theo một giá đỡ, lên đén đầu giá đỡ, rác tự rơi xuống và đưa đi nơi khác. Độ
nghiêng của giá đỡ có thể điều chỉnh tùy theo tình trạng rác thải.
- Kiểu tời quay: là một hình thức lấy rác theo kiểu tời quay, bộ phận cào rác được
giữ trên giá đỡ nhờ vào trọng lượng của dây xích.
- Kiểu đầu cáp: bộ phận cào rác đi lên xuống trên một giá trục qua sự chuyển
động của hệ thống dây cáp và đầu trống quay. Bộ phận cào đi xuống bằng trọng lượng
bản thân và nâng lên bằng dây cáp.
Phạm vi ứng dụng: lượng rác > 0,1 m3/ngày.đêm. Có thể dùng song chắn rác cơ khí.
Khống chế tốc độ dòng chảy qua song chắn rác từ 0,5 – 1 m/s.
SVTH: Trần Thị Minh Thư 14
GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

Hình 2.4 Một số kết cấu chắn rác với thiệt bị làm sạch bằng cơ giới.
(a) Kiểu vận hành bằng xích quay; (b) kiểu bàn cào trượt;
(c) kiểu tời quay;(d) kiểu đầu cáp.
2.3.2. Các công trình lắng
Nhiệm vụ và chức năng: Bể lắng có nhiệm vụ làm sạch sơ bộ trước khi đưa nước vào
bể lọc để hoàn thành quá trình làm trong nước. Loại bỏ chất lơ lửng có thể lắng nhờ
trọng lực, bông cặn.
Nguyên tắc: Tách các chất lơ lửng dưới tác động của trọng lực
Phân loại: Lắng đứng, lắng ngang, ly tâm, tiếp xúc
Hình dạng: Chữ nhật, vuông, tròn
Vị trí đặt: Sau bể keo tụ tạo bông
Ứng dụng: Khi nước cấp có nhiều SS, phù sa hay huyền phù

SVTH: Trần Thị Minh Thư 15


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
2.3.2.1. Bể lắng ngang
Trong bể lắng ngang, quỹ đạo chuyển động của các hạt cặn tự do là tổng hợp của lực
rơi tự do và lực đẩy của nước theo phương nằm ngang và có dạng đường thẳng.
Trường hợp lắng có dùng chất keo tụ, do trọng lượng của hạt tăng dần trong quá trình
lắng nên quỹ đạo chuyển động của chúng có dạng đường cong và tốc độ lắng của
chúng tăng dần.
Bể lắng ngang có dạng hình chữ nhật, bao gồm các bộ phận: Bộ phận phân phối nước
vào bể,vùng lắng cặn, hệ thống thu nước sau lắng, hệ thống thu và xả cặn
Bể được chia thành nhiều ngăn, chiều rộng mỗi ngăn từ 3 - 6m.
Để phân phối đều nước trên tòan bộ diện tích bể, cần đặt vách ngăn đục lỗ ở đầu bể,
cách tường 1 - 2m.
Hệ thống thu nước có thể là hệ thống máng thu nước ở cuối hoặc hệ thống ống châm lỗ
thu nước bề mặt.
Hệ thống xả cặn là một bộ phận quan trọng của bể lắng vì lượng cặn trong bể lớn,
thường tập trung ở nửa đầu của bể.

Hình 2.5 Sơ đồ cấu tạo bể lắng ngang thu nước bề mặt.


2 – Ngăn tách khí; 2 – Bể phản ứng có lớp cặn lơ lững; 3 – Bể lắng ngang; 4 - Ống
phân phối nước vào; 5 – Máng thu nước bề mặt; 6 - Ống xả cặn.
Phạm vi ứng dụng:
- Lưu lượng > 3000 m3/ngày. Lắng 1 và Lắng 2.
- Vận tốc chuyển động của nước trong bể lắng không lớn hơn 0,01 m/s.
- Thời gian lắng 1 – 3 giờ.
Ưu điểm:
- Lắng tốt đối với bùn keo tụ.
- Hiệu quả cao đối với lưu lượng lớn.
Nhược điểm:
- Thời gian lắng lâu.
SVTH: Trần Thị Minh Thư 16
GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
- Vận hành khó.
2.3.2.2. Bể lắng đứng
Trong bể lắng đứng, nước chuyển động theo hướng từ dưới lên trên. Các hạt cặn
chuyển động theo chiều ngược lại.
Bể lắng thường đứng có mặt hình vuông hoặc hình tròn thường được kết hợp với bể
phản ứng. Nước được chảy qua ống trung tâm ở giữa bể rồi đi xuống bộ phận hãm làm
triệt tiêu chuyển động xoáy rồi đi vào vùng lắng, chuyển động theo hướng từ dưới lên.
Các hạt cặn có tốc độ lắng lớn hơn tốc độ chuyển của nước tự lắng xuống, các hạt còn
lại bị dòng nước cuốn lên trên, kết dính với nhau (có sử dụng keo tụ) trở thành hạt có
kích thước lớn dần, đến khi trọng lự đủ lớn, thắng lực đẩy của nước thì chúng sẽ tự
lắng xuống.
Bể lắng được chia thành 2 vùng: vùng lắng có hình dạng hình trụ hoặc hình hộp ở trên
vùng chứa, nén cặn có hình dạng côn ở phía dưới, cặn được đưa ra ngoài theo chu kỳ
bằng ống qua van xả cặn. Nước trong được thu ở phía trên của bểlắng thông qua hệ
thống máng vòng xung quanh bể hoặc các ống máng có đục lỗ hình nan quạt, nước
chẩy trong ống hoặc máng với vận tốc 0,6- 0,7m.

Hình 2.6 Sơ đồ cấu tạo bể lắng đứng.


Phạm vi ứng dụng:
- Lưu lượng < 3000 m3/ngày. Lắng 1.
- Vận tốc đi lên: 1 – 2 m/h.
- Thời gian lưu: 2 – 4 h.
Ưu điểm:
- Lắng ở điều kiện tự nhiên.
- Dễ vận hành.
- Hiệu quả cao đối với cặn bùn sinh học.
SVTH: Trần Thị Minh Thư 17
GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Nhược điểm:
- Hiệu quả lắng kém khi lưu lượng cao.
- Khó lắng đối với bông cặn keo tụ tạo bông.
2.3.3. Các công trình lọc
- Mục tiêu: Giữ lại cặn hay bùn trôi ra từ bể lắng
- Nguyên tắc: Dùng các vật liệu có kích thước nhỏ, đều, độ rỗng nhỏ để giữ các
hạt cặn hay bông bùn
- Vị trí đặt: đặt sau bể lắng (đối với bùn sinh học) và sau bể lắng ngang (đối với
bùn keo tụ)
- Ứng dụng: Hầu hết các công trình xử lý nước cấp đều sử dụng bể này (ngoại trừ
dùng màng)
2.3.3.1. Vật liệu lọc
Vật liệu lọc là bộ phận cơ bản của các bể lọc, nó đem lại hiệu làm việc và tính kinh tế
của quá trình lọc. Vật liệu lọc hiện nay được dùng phổ biến nhất là cát thạch anh tự
nhiên. Ngoài ra còn có thể sử dụng một số vật liệu lọc khác như: Cát thạch anh nghiền,
đá hoa nghiền, polime, …
Vật liệu lọc phải đảm bạo các yêu cầu sau: Giá thành rẻ, dễ tìm, dễ vận chuyển; Độ
đồng nhất cao về thành phần; Đồng nhất về kích thướt hạt càng to càng tốt; Có độ bền
cơ học cao; Có độ bền hóa học cao.
2.3.3.2. Bể lọc nhanh
Bể lọc nhanh một chiều hay còn gọi là bề lọc nhanh phổ thông. Dòng nước lọc đi từ
trên xuống dưới, có một lớp vật liệu lọc là cát thạch anh và là lọc trọng lực. Bể lọc
nhanh phổ thông được sử dụng trong dây chuyền xử lý nước mặt có dùng chất keo tụ
hay trong dây chuyền khử sắt của nước ngầm
- Tốc độ lọc: 5-10m/h
- Vật liệu lọc: cát thạch anh, đường kính trung bình 0,8-1,2mm, chiều cao lớp cát
0,7-1,2m
- Vật liệu đỡ: sỏi, đá nghiền 1×2cm
- Sàn thu nước: có thể dùng ống đục lỗ hay sàn bêtông chẩm lỗ
- Có hệ thống rửa ngược, lưu lượng bơm rửa ngược lớn 14-20l/s.m2 để làm giản
nở lớp cát hoảng 20-30%
Phương pháp này không có tác dụng làm sạch nước (cả về mặt vi khuẩn).
Để tăng hiệu quả lọc của bể lọc cát nhanh, lớp cát lọc cần được rửa thường xuyên.

SVTH: Trần Thị Minh Thư 18


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

Hình 2.7 Bể lọc nhanh trọng lực.


1- Ống dẫn nước từ bể lắng sang; 2- Hệ thống thu nước lọc và phân phối nước
rửa lọc; 3- Ống dẫn nước lọc; 4- Ống xả nước rửa lọc;
5- Máng phân phối nước lọc và thu nước rửa lọc; 6- Ống dẫn nước rửa lọc;
7- Mương thoát nước; 8- Máng phân phối nước lọc; 9- Ống xả nước lọc đầu;
10-Van điều chỉnh tốc độ lọc;
2.3.3.3. Bể lọc chậm
Cấu tạo tương tự bể lọc nhanh
- Vật liệu lọc đường kính trung bình 0,2-0,4mm (cát xây dựng)
- Vận tốc lọc: 0,1-0,5 m/h
- Trên bề mặt cát hình thành các màng vi sinh, là quần thể các vi sinh hiếu khí có
khả năng xử lý chất hưu cơ trong nước.
- Nhờ có màng lọc mà hiệu suất xử lý độ đục và màu cao 95-99% và tiêu diệt 1
số vi trùng gây bệnh trong nước.Không cần dùng hóa chất keo tụ.
Ưu điểm:
- Vận hành đơn giản
- Vận hành công suất lớn
- Chất lượng nước ổn định

SVTH: Trần Thị Minh Thư 19


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

Hình 2.8 Cấu tạo bể lọc chậm.


Nhược điểm:
- Chiếm nhiều diện tích xây dựng
- Vận tốc lọc chậm
- Cặn dễ bị nghẹt
2.3.3.4. Bể lọc áp lực
Bể lọc áp lực là một loại bể lọc nhanh kín, thường được ché tạo bằng thép có dạng
hình trụ đứng (cho công suất nhỏ) và hình trụ ngang (cho công suất lớn).
Bể lọc áp lực được sử dụng trong dây chuyền xử lý nước mặt có dùng chất phản ứng
khi hàm lượng cặn của nước nguồn đến 50mg/l, độ màu đến 800 với công suất trạm xử
lý đến 3000 m3/ngày đêm. Hay dùng trong dây chuyền khử sắt khi dùng ezecto thu khí
với công suất nhỏ hơn 500m3/ngày đêm và dùng máy nén khí có công suất bất kỳ.
Do bể làm việc dưới áp lực, nên nước cần xử lý được đưa trực tieps từ trạm bơm cấp I
vào bể, rồi đưa trực tiếp vào mạng lưới không cần trạm bơm cấp II.
Bể lọc áp lực có thể chế tạo sẵn trong xưởng. khi không có điều kiện chế tạo sẵn có thể
dùng thép tấm hàn, ống thép … để chế tạo bể.
Nước được đưa vào bể qua 1 phễu bố trí ở đỉnh bể, qua lớp cát lọc, lớp đỡ vào hệ
thống thu nước trong, đi vào đáy bể và phát vào mạng lưới. khi rửa bể, nước từ đường
ống áp lực chảy ngược từ dưới lên trên qua lớp cát lọc và qua phễu thu, chảy theo ống
thoát nước rửa xuống mương thoát nước dưới sàn.

SVTH: Trần Thị Minh Thư 20


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

Hình 2.9 Bể lọc áp lực nằm ngang.


Ưu điểm:
- Vận tốc lọc nhanh
- Chiếm diện tích ít
- Sử dụng tốt cho công suất nhỏ
Nhược điểm:
- Chất lượng nước không ổn định
- Tốn nhiều năng lượng
- Vận hành khó
2.4. Phương pháp hóa lý
2.4.1. Keo tụ - tạo bông
Nguyên tắc: Hòa trộn hóa chất keo tụ hay trợ keo tụ vào trong nước cấp  tạo bông
Vị trí đặt: Ngay tại mương dẫn nước cấp, sau bể giao liên hay bể gom
Ứng dụng: Khi nước mặt có chứa nhiều SS, phù sa hay huyền phù
Quá trình keo tụ tạo bông cặn dùng để khử các chất lơ lửng, chất phân tán dạng keo
trong nước thải. Hạt keo lơ lửng có kích thước khoảng từ 10-8 cm đến 10-7cm, nếu
không có hóa chất keo tụ không thể loại bỏ các hạt keo này ra khỏi nước thải bằng
phương pháp lắng lọc thông thường.

SVTH: Trần Thị Minh Thư 21


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

Hình 2.10 Quá trình keo tụ - tạo bông.


2.4.2. Các phương pháp keo tụ
2.4.2.1. Keo tụ dùng các chất điện ly đơn giản
Bản chất của quá trình keo tụ này là đưa vào nước có các chất điện ly đơn giản, mang
điện tích ngược dấu với hệ keo trong nứơc. Khi nồng độ ion ngược dấu tăng lên thì số
ion từ lớp khuyếch tán được chuyển vào lớp điện tích kép cũng tăng lên, làm giảm lực
đẩy tĩnh điện giữa các hạt. Đồng thời chuyển động Brown sẽ giúp cho các hạt này có
cơ hội để va chạm và kết dính lại với nhau,tạo nên các bông cặn lớn hơn. Khi kích
thước của bông cặn tăng đến mức độ nhất định thì chuyển động Brown sẽ hết tác dụng
và chúng sẽ lắng dần xuống đáy. Để tiết kiệm thời gian, có thể tăng cường sự khuấy
trộn để các hạt cặn có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhau hơn.
Kết quả thực nghiệm cho thấy, khi sử dụng chất điện ly với các ion hóa trị cao sẽ có
hiệu quả keo tụ lớn hơn, vì vậy nồng độ chất keo tụ có thể giảm xuống. Trong thực tế
việc sử dụng các chất điện ly đơn giản ít có ý nghĩa do nồng độ các chất điện ly cần
thiết phải đưa vào để phá vỡ trạng thái cân bằng của hệ keo thường đòi hỏi rất cao, do
vậy biện pháp này hầu như không được áp dụng trong thực tế.
2.4.2.2. Keo tụ bằng hệ keo ngược dấu
Hóa chất được sử dụng trong trường hợp này thường là muối nhôm hoặc muối sắt
(thường gọi là phèn) được đưa vào nước dưới dạng dung dịch hòa tan. Sau khi thủy
phân, chúng trở thành phần tử mang điện dương có khả năng trung hòa các loại keo
mang điện tích âm có trong nước.
Trong dung dịch, các muối nhôm (hoặc sắt) được phân ly, trạng thái tồn tại của các
hợp chất của chúng phụ thuộc vào giá trị pH. Khi pH ≥ 6 (với nhôm) hoặc pH ≥ 5 (với
sắt), chúng tồn tại trong các hidroxit (M(OH)3) kết tủa lắng xuống, khi 3 < pH < 6 (với
nhôm) hoặc 3 < pH < 5 (với sắt), các sản phẩm hidroxit tan mang nhiều nguyên tử kim
loại được hình thành.
Một số loại phèn nhôm hoặc phèn sắt được sử dụng trong quá trình này là:
Al2 (SO4)3.14H2O, AlCl3.6H2O, NaAlO2, Fe(SO4) 23.8H2O….

SVTH: Trần Thị Minh Thư 22


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Một số hợp chất cao phân tử gốc vô cơ hoặc hữu cơ có thể được dùng để tăng cường
cho quá trình keo tụ.Keo tụ (hoặc tăng cường quá trình keo tụ) bằng các hợp chất cao
phân tử.
Cơ chế: Do kích thước lớn và dài nên chúng liên kết với các hạt cặn trong nước dưới
dạng liên kết chuỗi, trọng lượng của chúng vì vậy sẽ tăng lên và quá trình hình thành
và lắng các bông cặn, tuy nhiên nó ít được áp dụng trong kĩ thuật xử lý nước ở nước ta
hiện nay, do các sản phẩm này khó bảo quản quá 24h sau sản xuất.
2.4.2.3. Các giai đoạn của quá trình keo tụ
- Giai đoạn hòa trộn hóa chất vào trong nước.
- Giai đoạn thủy phân chất keo tụ đồng thời phá vỡ trạng thái ổn định của hệ keo.
- Giai đoạn hình thành bông cặn (có thể tách ra thành 2 giai đoạn nhỏ: giai đoạn
hình thành bông keo nhỏ nhờ chuyển động nhiệt và giai đoạn hình thành các bông keo
có kích thứơc lớn để tách ra khỏi nước).
Ba giai đoạn này xảy ra gần như đồng thời và liên tục. Để tăng hiệu quả của quá trình
cần tạo điều kiện cho các bông cặn tiếp tục chuyển động va chạm nhau.
Trộn chất keo tụ và phá vỡ trạng thái ổn định của hệ keo.
2.4.2.4. Chất trợ keo tụ
Để tăng hiệu quả quá trình keo tụ tạo bông, người ta thường sử dụng các chất trợ keo
tụ (flucculant). Việc sử dụng chất trợ keo tụ cho phép giảm liều lượng chất keo tụ,
giảm thời gian quá trình keo tụ và tăng tốc độ lắng của các bông keo. Các chất trợ keo
tụ nguồn gốc thiên nhiên thường dùng là tinh bột, dextrin (C 6H10O5)n, các ete,
cellulose, dioxit silic hoạt tính (xSiO2.yH2O). Các chất trợ keo tụ tổng hợp thường
dùng là polyacrylamit (CH2CHCONH2)n.
2.4.3. Các công trình trộn
2.4.3.1. Trộn thủy lực
Dựa vào dòng chảy rối không có thiết bị cơ khí (dễ vận hành)
Thiết bị (lưới/ tấm chắn) lắp bên trong ống đủ khuấy trộn khuếch tán hóa chất.

SVTH: Trần Thị Minh Thư 23


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

Hình 2.11 Bể trộn thủy lực.


 Bể trộn đứng
Thường sử dụng trong trường hợp có dùng vôi sữa để kiềm hóa nước với công suất bất
kì. Vì chỉ có bể trộn đứng mới bảo đảm giữ cho các phần tử vôi ở trạng thái lơ lửng,
làm cho quá trình hòa tan vôi được thực hiện triệt để. Còn nếu dùng các bể trộn khác
thì có thể vôi sẽ bị kết tủa trước các tấm chắn.
Diện tích tối đa của một bể trộn đứng không nên lớn hơn 15m 2, vì khi diện tích mặt
bằng càng lớn, thì khả năng trộn đều hóa chất với nước càng kém.
Nguyên tắc hoạt động: Nước được cho chảy từ dưới lên, vận tốc nước dâng là 25mm/s.
Vận tốc nước chảy từ đáy lên là 1-1,5m/s, càng lên cao diện tích mặt cắt ngang phần
công trình càng lớn, do đó vận tốc lên càng giảm xảy ra hiện tượng xáo trộn chảy rối,
hóa chất sẽ được trộn đều. Sau đó nước được chảy qua máng tràn để qua các công
trình tiếp theo.
Thời gian lưu nước trong bể không vượt quá 2 phút.

Hình 2.12 Thiết bị trộn kiểu đứng.


 Bể trộn vách ngăn ngang có cửa thu hẹp
Bể trộn vách ngăn ngang có cấu tạo như một cái máng hình chữ nhật. Trong máng đặt
ba vách ngăn có cửa thu hẹp. Vách đầu và cuối có cửa thu hẹp ở giữa. Vách giữa có

SVTH: Trần Thị Minh Thư 24


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
cửa thu hẹp ở hai bên, Nhờ có cấu tạo các cửa thu hẹp so le như vậy mà tạo nên
chuyển động xoáy cần thiết làm cho dung dịch chất phản ứng trộn đều với nước.
Áp dụng cho trạm xử lý có công suất vừa và nhỏ
- Tốc độ nước chảy trong máng vm ≥ 0,6 m/s
- Tốc độ nước qua cửa thu hẹp vh = 1m/s
- Tổn thất áp dụng qua một tấm chắn h=0,13 m
- Đỉnh cửa thu hẹp ngập sâu dưới mặt nước là 0,1 – 0,15 m
- Khoảng cách giữa hai vách ngăn lấy bằng 2 lần chiều rộng bể

Hình 2.13 Bể trộn có vách ngăn ngang.


1 - Ống dẫn nước vào; 2 - Ống dẫn hóa chất; 3 - Ống xả tràn; 4 – Vách ngăn;
2.4.3.2. Trộn cơ khí
Khuấy trộn cơ khí là dùng năng lượng của cánh khuấy để tạo ra dòng chuyển động rối.
Việc khuấy trộn thường được tiến hành trong các bể trộn hình vuông hoặc hình tròn
với tỷ lệ giữa chiều cao với chiều rộng là 2:1.
Cánh khuấy có thể có nhiều dạng cấu tạo khác nhau.
Loại cánh khuấy: Turbine, chân vịt, cánh guồng, …
Nguyên tắc hoạt động: Nước và hóa chất được đi vào phía đáy bể, sau khi hòa trộn đều
sẽ được thu dung dịch ở trên mặt bể để đưa sang bể phản ứng.
Bể trộn cơ khí nên áp dụng cho các trạm xử lý có công suất vừa và lớn, có mức độ cơ
giới hóa và tự động hóa cao.
Ưu điểm:
- Có thể điều chỉnh cường độ khuấy trộn theo ý muốn;
- Thời gian khuấy trộn ngắn
SVTH: Trần Thị Minh Thư 25
GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
- Dung tích bể nhỏ, tiết kiệm vật liệu xây dựng;
Nhược điểm:
- Lắp đặt máy khuấy và các thiết bị cơ khí;
- Đòi hỏi người quản lý vận hành phải có trình độ nhất định

Hình 2.14 Bể trộn cơ khí.


1- Nước nguồn vào; 2- Cấp dung dịch phèn; 3- Nước ra sau khi trộn;
Bảng 2.1 So sánh bể trộn thủy lực và bể trộn cơ khí

SVTH: Trần Thị Minh Thư 26


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

Ưu điểm Nhược điểm

- Vận hành đơn giản - Không điều chỉnh được


- Cấu tạo thiết bị đơn giản cường độ khuấy trộn.
Bể trộn thủy lực
- Chi phí đầu tư và vận hành - Công trình xây dựng cao.
thấp.

- Điều chỉnh được cường độ - Chi phí thiết bị cao.


khuấy. - Đòi hỏi trình độ quản lý và
Bể trộn cơ khí - Thời gian trộn ngắn. vận hành cao.
- Dung tích nhỏ, tiết kiệm diện
tích xây dựng.

2.4.4. Các công trình tạo bông


Mục tiêu: Khử các chất lơ lửng hòa tan trong nước
Nguyên tắc: Dùng hóa chất, chất keo tụ (hay trợ keo tụ) để tạo thành bông bùn
Vị trí đặt: Sau các công trình xử lý cơ học, bể trộn và sau đó phải có bể lắng
2.4.4.1. Bể phản ứng dùng năng lượng cơ khí
Dùng năng lượng cánh khuấy, tạo nên dòng chảy rối của dung dịch.
Áp dụng cho các nhà máy nước có công suất lớn, có mức độ cơ giới hóa cao.
Ưu điểm: Điều chỉnh cường độ khuấy theo ý muốn.
Nhược điểm: Cần trình độ chuyên môn về vận hành và quản lý.

SVTH: Trần Thị Minh Thư 27


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Hình 2.15 Bể phản ứng cơ khí.

2.4.4.2. Bể phản ứng vách ngăn


Là dùng vách ngăn để tạo ra sự đổi chiều liên tục của dòng nước. mỗi khi dòng nước
đổi chiều, giữa các lớp nước có sự thay đổi vận tốc, gây hiện tượng xoáy và tạo ra hiệu
quả khuấy trộn. các hạt cặn dễ va chạm và kết dính với nhau tạo thành bông keo.
Ưu điểm: Thiết kế đơn giản, chi phí xây dựng và vận hành thấp.
Nhược điểm:Khối lượng xây dựng lớn, bể đủ cao hoặc dài để thỏa mãn tổn thất toàn
bể.

Hình 2.16 Bể phản ứng có vách ngăn.

2.4.4.3. Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng


Loại bể này thường đặt ngay trong phần đầu của bể lắng ngang. Bể có chiều rộng bằng
chiều rộng của bể lắng ngang. Bể thường được chia thành nhiều ngăn dọc. Nước vào
bể qua các ống phân phối đều đặt dọc theo đáy bể. Đáy bể có tiết diện hình phễu với
các vách ngăn ngang nhằm mục đích giảm dần tốc độ dâng lên của dòng nước, đồng
thời phân bố đều dòng đi lên trên toàn bộ bề mặt bể, giữ cho lớp cặn được ổn định. Khi
qua hết phần đáy nước được khuấy trộn sơ bộ và bông cặn nhỏ đã hình thành, nước và
bông cặn nhỏ tiếp tục đi lên hấp thu các hạt cặn nhỏ và lớn dần lên. Trong lượng bông
cặn lớn dần làm cho tốc độ đi lên của nó giảm dần, trong khi tốc độ dòng nước không
đổi. Sự lệch pha đó giúp cho các hạt cặn nhỏ trong dòng nước va chạm và kết dính với

SVTH: Trần Thị Minh Thư 28


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
bông cặn. Lên đến bề mặt bể các bông cặn sẽ bị cuốn đi theo dòng chảy ngang sang bể
lắng. - Hệ thống phân phối nước vào bể có thể dùng máng có lỗ (lỗ của máng hướng
ngang) hoặc ống có lỗ (thường dùng ống nhựa khoan lỗ, lỗ xuôi xuống tạo với phương
thẳng đứng 1 góc 450). - Khoảng cách giữa trục máng và ống không lớn hơn 3m
(thường 2m). - Tốc độ nước chảy ở đầu máng hoặc ống phân phối V = 0,5 ÷ 0,6m. -
Tổng diện tích lỗ bằng 30 ÷ 40% diện tích tiết diện của máng hoặc ống phân phối. -
Đường kính lỗ d ≥ 25mm.

SVTH: Trần Thị Minh Thư 29


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

Hình 2.17 Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng.


1 – Ống đưa nước vào; 2 – Vách ngăn hướng dòng; 3 – Bể lắng;
Ưu điểm:
- Hiểu quả cao;
- Cấu tạo đơn giản;
- Không cần máy móc cơ khí;
- Không tốn chiều cao xây dựng;
Nhược điểm: Khởi động chậm, thường lớp cặn lơ lửng được hình thành và làm việc có
hiệu quả chỉ sau 3 ÷ 4 giờ làm việc.
2.4.4.4. Bể phản ứng xoáy
Bể phản ứng xoáy có hai kiểu cấu tạo: xoáy hình trụ và xoáy hình phễu.
 Bể phản ứng xoáy hình trụ:
- Bể gồm một ống hình trụ đặt ở tâm bể lắng đứng.
- Áp dụng cho trạm xử lý có công suất nhỏ (đến 3000 m3/ngày.đêm).
- Nước từ bể trộn được dẫn bằng ống rồi qua 2 vòi phun cố định đi vào phần trên
của bể. Hai vòi đặt đối xứng qua tâm bể, với hướng phun ngược nhau và chiều
phun nằm trên phương tiếp tuyến với chu vi bể.
- Do tốc độ vòi phun lớn, nước chảy quanh thành bể tạo thành chuyển động xoáy
từ trên xuống. Các lớp nước ở bán kính quay khác nhau có tốc độ chuyển động
khác nhau, tạo điều kiện tốt cho các hạt cặn, keo va chạm kết dính với nhau tạo
thành bông cặn.

SVTH: Trần Thị Minh Thư 30


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

Hình 2.18 Bể phản ứng xoáy hình trụ đặt trong bể lắng đứng.

 Bể phản ứng xoáy hình phễu:


- Có dạng như một cái phễu lớn, góc nghiêng ở giữa 2 thành bể cần lấy
trong khoảng 50 – 70oC tùy theo chiều cao của bể.
- Nước đi vào ở đáy bể và dâng dần lên mặt bể. Trong quá trình đi lên do
tiết kiệm dòng chảy tăng dần nên tốc độ nước giảm dần. Do ảnh hưởng quán tính, tốc
độ của dòng nước phân bố không đều trên cùng mặt phẳng nằm ngang ở tâm bể, tốc độ
càng lớn hơn và dòng chảy ở tâm có xu hướng phân tán dần ra phía thành bể. Ngược
lại, do ma sát các dòng chảy phía ngoài lại bị các dòng bên trong kéo lên. Sự chuyển
đông thuận nghịch tạo ra các dòng xoáy nước nhỏ phân bố đều trong bể làm tăng hiệu
quả khuấy.

SVTH: Trần Thị Minh Thư 31


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

Hình 2.18 Bể phản ứng xoáy hình phễu.


1 - Ống đưa nước vào; 2 - Ống thu nước sang bể lắng;
3 – Van xả kiệt; 4 – Bộ phận tách khí

2.4.5. Các công trình khử trùng


Khử trùng nước là khâu bắt buộc trong quá trình xử lý nước ăn uống sinh hoạt. Trong
nước thiên nhiên chứa rất nhiều vi sinh vật và khử trùng. Sau các quá trình xử lý cơ
học, nhất là nước sau khi qua bể lọc, phần lớn các vi trùng đã bị giữ lại. Song để tiêu
diệt hoàn toàn các vi trùng gây bệnh, cần phải tiến hành khử trùng nước. Hiện nay có
nhiều biện pháp khử trùng có hiệu quả như: khử trùng bằng các chất oxy hóa mạnh,
các tia vật lý, siêu âm, phương pháp nhiệt, ion kim loại nặng,…

SVTH: Trần Thị Minh Thư 32


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Bảng 2.2 Các loại bể khử trùng
Ưu điểm Nhược điểm
- Xây dựng đơn giản - Thời gian lưu lâu
- Khử trùng tốt - Sinh ra nhiều chất mới,
Bể khử trùng bằng Clo - Áp dụng cho các khó kiểm soát
HTXLNT công suất nhỏ
và lớn
- Khử màu, mùi, vi sinh - Tốn năng liệu, chi phí
- Tăng DO cao
Bể khử trùng bằng Ozon - Không có sản phẩm phụ - Hiệu quả khử vi sinh
độc kém khi lưu lượng lớn
- Liều lượng từ 0,5-5 mg/L
- Hiệu quả khử trùng cao - Chi phí vận hành cao
- Không làm thay đổi tính - Hiệu quả thấp khi nước
chất vật lý và hóa học của có độ đục cao hay cặn
Bể khử trùng bằng tia UV
nước thải bám vào đèn
- Hiệu quả khử trùng tốt khi
lưu lượng nhỏ
2.5. Một số công trình xử lý nước mặt hiện nay
Quá trình xử lý nước phải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn được thực hiện trong
các công trình đơn vị khác nhau. Tập hợp các công trình đơn vị theo trình tự từ đầu
đến cuối gọi là dây chuyền công nghệ xử lí nước. Căn cứ vào các chỉ tiêu phân tích của
nước nguồn, yêu cầu chất lượng nước sử dụng có thể xây dựng được các sơ đồ công
nghệ sử lí khác nhau.
2.5.1. Nhà máy xử lý nước BOO Thủ Đức

SVTH: Trần Thị Minh Thư 33


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
2.5.2. Nhà máy xử lý nước Tam Hiệp

SVTH: Trần Thị Minh Thư 34


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
3.1. Cơ sở lựa chọn phương pháp xử lý
Dựa vào bảng phân tích mẫu nước và so sánh với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt dùng
làm nguồn cấp nước TCXDVN 33-2006 và tiêu chuẩn 01:2009/BYT/QĐ nước nguồn
có chất lượng khá tốt đảm bảo các chỉ tiêu về vệ sinh đối với nước sinh hoạt.
Công nghệ xử lý nước cấp phải thỏa mãn các yếu tố sau:
- Công suất trạm xử lý;
- Chất lượng nước sau xử lý;
- Thành phần, tính chất nước mặt;
- Quy định xả vào cống chung và vào nguồn nước;
- Diện tích xây dựng của trạm xử lý;
- Yêu cầu về hóa chất, năng lượng, các thiết bị sẵn có trên thị trường;
3.2. Đề xuất và lựa chọn công nghệ xử lý, thuyết minh
Dựa vào TCVN 01: 2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn
uống, các thông số nằm ngoài giới hạn cho phép (không đạt chuẩn):
- Độ đục = 16 NTU
- TSS = 52,5 mg/l
- Tổng Coliform = 2,1x102 MPN/100ml

SVTH: Trần Thị Minh Thư 35


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Bảng 3.1 Bảng thông số nước nguồn
QCVN
Chỉ tiêu Giá trị Đơn vị Đánh giá
01:2009/BYT
pH 7,15 6,5-8,5 - Đạt
o
Nhiệt độ 26,1 - C Đạt
Độ đục 16 2 NTU Xử lý
DO 5 - mg/l Đạt
BOD5 200C 3 - mg/l Đạt
COD 9,1 - mg/l Đạt
TSS 52,5 - mg/l Xử lý
NH4+ 0,11 3 mg/l Đạt
Sắt tổng 0,28 0,3 mg/l Đạt
NO2- 0,006 3 mg/l Đạt
NO3- 1,2 50 mg/l Đạt
PO43- 0,1. - mg/l Đạt
Cr 6+ KPH 0,05 mg/l Đạt
F- KPH 1,5 mg/l Đạt
Pb KPH 0,01 mg/l Đạt
As KPH 0,01 mg/l Đạt
Tổng Coliform 2,1x102 0 MPN/100 Xử lý
Từ những thông số vượt quy chuẩn và bảng thông số nước nguồn thì trong sơ đồ công
nghệ nhất thiết phải áp dụng quá trình keo tụ tạo bông để xử lý độ đục. Còn với
Coliform dùng Clo khử trùng, với những công trình cơ bản đó thì có thể đề xuất một số
phương án sau:

SVTH: Trần Thị Minh Thư 36


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

 Phương án 1:
 Sơ đồ công nghệ

Nguồn nước thô từ sông

SCR

Trạm bơm cấp 1

Bể chứa nước dự trữ


Phèn Al2(SO4)3

Bể trộn đứng

Nước rửa lọc


Chất trợ keo tụ
Polymer
Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng

Bể lắng ngang
Bùn

Bể chứa bùn
Khí nén
Bể lọc nhanh
Khử trùng
Clo Sân phơi bùn

Bể chứa nước sạch

Bùn đem đi xử lý
Trạm bơm cấp 2

Mạng lưới phân phối


Đường châm hóa chất
Đường ống xả bùn
Đường ống nước rửa lọc

SVTH: Trần Thị Minh Thư 37


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
 Thuyết minh
Từ trạm bơm cấp 1, tại cửa dẫn nước vào có đặt song chắn rác làm nhiệm vụ loại trừ
vật nổi, vật trôi lơ lửng trong dòng nước để bảo vệ các thiết bị, nâng cao hiệu quả làm
sạch các công trình xử lý.
Tại ống dẫn vào bể trộn đứng, các hóa chất thực hiện kiềm hóa không cần thêm vào do
pH của nước nguồn là 7,15 nằm trong khoảng pH mà phèn nhôm có thể hoạt động là
5,7 đến 6,8. Nước tiếp tục được dẫn vào bể trộn đứng, tại bể hóa chất phèn Al 2(SO4)3
được thêm vào, mục đích của bể trộn đó là tạo điều kiện phân tán nhanh và đều hóa
chất vào toàn bộ khối lượng nước cần xử lý.
Nước cần xử lí sau khi đã trộn đều với chất phản ứng ở bể trộn đi theo đường ống dẫn
nước vào, qua hệ thống phân phối với tốc độ thích hợp vào ngăn lắng. Khi đi qua lớp
cặn ở trạng thái lơ lửng, các hạt cặn tự nhiên có trong nước sẽ va chạm và kết dính với
các hạt cặn lơ lửng và được giữ lại. Kết quả nước được làm trong.
Thông thường ở lắng trong, tầng cặn lơ lửng gồm 2 ngăn: ngăn lắng và ngăn chứa nén
cặn. Lớp nước ở phía trên tầng cặn lơ lửng gọi là tầng bảo vệ. Nếu không có tầng bảo
vệ, lớp cặn lơ lửng sẽ bị cuốn theo dòng nước qua máng tràn làm giảm hiệu quả lắng
cặn. Mặc khác để bể lắng trong làm việc được tốt, nước đưa vào bể phải có lưu lượng
và nhiệt độ ổn định. Ngoài ra nước trước khi đưa vào bể lắng trong phải qua ngăn tách
khí. Nếu không trong quá trình chuyển động từ dưới lên trên, các bọt khí sẽ kéo theo
các hạt cặn tràn vào máng thu nước trong làm giảm chất lượng nước sau lắng.
Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng chia thành nhiều ngăn dọc, đáy có tiết diện hình phễu
với các vách ngăn ngang, nhằm mục đích tạo dòng nước đi lên đều, để giữ cho lớp cặn
lơ lửng được ổn định.
Nước từ bể phản ứng sang bể lắng ngang phải chảy qua tường tràn ngăn cách giữa hai
bể. Tại đây các bông cặn được lắng xuống và nước tiếp tục được đưa đến bể lọc nhanh.
Nước sau khi qua bể lọc nhanh được dẫn đến bể chứa nước sạch. Tại đây, Clo sẽ được
châm vào đủ để khử trùng và đảm bảo lượng Clo dư đạt chuẩn cho phép cấp cho ăn
uống sinh hoạt.

SVTH: Trần Thị Minh Thư 38


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
 Phương án 2
 Sơ đồ công nghệ

Nguồn nước thô từ sông

SCR

Trạm bơm cấp 1

Bể chứa nước dự trữ


Phèn Al2(SO4)3

Bể trộn cơ khí

Nước rửa lọc


Chất trợ keo tụ
Polymer
Bể phản ứng cơ khí

Bể lắng ngang
Bùn

Bể chứa bùn
Khí nén
Bể lọc nhanh
Khử trùng
Clo Sân phơi bùn

Bể chứa nước sạch

Bùn đem đi xử lý
Trạm bơm cấp 2

Mạng lưới phân phối


Đường châm hóa chất
Đường ống xả bùn
Đường ống nước rửa lọc

SVTH: Trần Thị Minh Thư 39


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

 Thuyết minh
Phương án 2 cũng giống phương án 1 chỉ khác ở chỗ ta thay thế bể trộn đứng và bể
phản ứng có lớp cặn lơ lửng thành bể trộn cơ khí kết hợp bể phản ứng cơ khí.
Sau đó nước tiếp tục được đưa vào bể phản ứng cơ khí, dòng nước chảy trong bể sẽ bị
đổi chiều liên tục bởi các vách ngăn đứng. Nhờ vậy tạo ra sự đổi chiều liên tục của
dòng nước nhằm tăng khả năng kết dính các cặn bẩn của hệ keo dương từ quá trình
keo tụ thì hóa chất trợ keo tụ polymer được thêm vào, tại đây các bông cặn dần được
hình thành. Sau đó nước được đưa bể lăng ngang.
Các bông cặn sẽ được lắng xuống nhờ trọng lực bản thân. Trong bể lắng, sử dụng biện
pháp xả cặn bằng cơ giới: bể lắng được thiết kế có vùng chứa cặn và nén cặn. Cặn
trong bể lắng được thu gom bằng xích cào cặn để thu gom cặn ở đầu bể lắng. Tại vùng
nén cặn, dùng ống xả cặn để thu gom cặn đưa về hồ lắng bùn.
Nước sau lắng có hàm lượng cặn nhỏ hơn và sẽ tiếp tục chảy sang bể lọc nhanh.
Tại bể lọc nhanh các hạt cặn chưa lắng được ở bể lắng và các vi trùng có trong nước sẽ
được giữ lại trên bề mặt hoặc các khe hở của lớp vật liệu lọc (cát thạch anh). Hàm
lượng cặn còn lại trong nước sau khi qua bể lọc phải đạt chuẩn cho phép (≤ 3mg/l).
Khi lọc nước được dẫn từ bể lắng sang, qua máng phân phối vào bể lọc, qua lớp vật
liệu lọc, lớp sỏi đở vào hệ thống thu nước trong và được đưa vào bể chứa nước sạch.
Khi rửa lọc nước rửa lọc do bơm bơm từ bể chứa nước sạch qua hệ thống phân phối
nước rửa lọc, qua lớp sỏi đở, lớp vật liệu lọc và kéo theo cặn bẩn tràn vào máng thu
nước rửa, thu về máng tập trung, rồi xả vào bể trộn ban đầu tiếp tục xử lý nước, quá
trình rửa được tiến hành đến khi nước rửa hết đục thì ngừng rửa.
Nước sau khi qua bể lọc nhanh được dẫn đến bể chứa nước sạch. Tại đây, Clo sẽ được
châm vào đủ để khử trùng và đảm bảo lượng Clo dư đạt chuẩn cho phép cấp cho ăn
uống sinh hoạt.

SVTH: Trần Thị Minh Thư 40


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

3.3. Lựa chọn công nghệ


Bảng 3.2 So sánh ưu, nhược điểm của hai phương án

So sánh Phương án 1 Phương án 2

Bể trộn đứng Bể trộn cơ khí


- Cấu tạo công trình đơn giản, - Có thể điều chỉnh cường độ
không cần máy móc và thiết bị khuấy trộn theo ý muốn.
phức tạp. - Thời gian khuấy trộn ngắn.
- Giá thành quản lý thấp. - Dung tích bể nhỏ, tiết kiệm vật
- Diện tích xây dựng nhỏ. liệu xây dựng.
- Áp dụng cho trạm xử lý có
công suất bất kì

Ưu điểm Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng Bể phản ứng cơ khí


- Được chia thành nhiều ngăn - Áp dụng cho các nhà máy
dọc, đáy có tiết diện hình phễu nước có công suất lớn, có mức
với các vách ngăn ngang, nhằm độ cơ giới hóa cao.
mục đích tạo dòng nước đi lên - Điều chỉnh cường độ khuấy
đều, để giữ cho lớp cặn lơ lửng theo ý muốn.
được ổn định.
- Cấu tạo đơn giản, không cần
máy móc cơ khí, không tốn
chiều cao xây dựng.

Nhược điểm Bể trộn đứng Bể trộn cơ khí


- Không điều chỉnh được cường - Lắp đặt máy khuấy và các thiết
độ khuấy trộn khi cần thiết. bị cơ khí.
- Do tổn thất áp lực lớn nên công - Tốn điện năng, thường khoảng
trình xây dựng phải cao, chi phí 0,8 - 1,5kW/h/1000m3 nước.
xây dựng lớn - Đòi hỏi người quản lý vận
hành phải có trình độ nhất
định.

Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng Bể phản ứng cơ khí

SVTH: Trần Thị Minh Thư 41


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

- Lớp cặn tiếp xúc rất nhạy cảm - Lắp đặt máy móc và các thiết
với bọt khí, các bọt khí lại di bị cơ khí chính xác.
chuyển từ dưới lên, nếu không - Cần trình độ chuyên môn về
được tách hết có thể phá vở lớp vận hành và quản lý.
cặn và mang theo cặn vào vùng
lắng.
-

 Qua 2 phương án trên thì ta thấy:


- Hiệu quả của hai phương án trên chênh lệch không cao
- Diện tích xây dựng phương án 2 lớn hơn so với phương án 1. Khả năng ứng
dụng vào thực tế không cao, vì chi phí và khả năng vận hành cao, khó khăn.
- Khả năng vận hành của phương án 1 dễ dàng và ứng dụng thực tế cao.
Vậy, chọn phương án 1 để thiết kế và tính toán.

SVTH: Trần Thị Minh Thư 42


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ


4.1. Tính toán các công trình thu
4.1.1. Tính toán ống tự chảy
4.1.1.1. Các thông số thiết kế
Ống tự chảy là công trình quan trọng của công trình thu nước. Vì vậy, việc tính toán
ống tự chảy cần phải đảm bảo sao cho công trình làm việc chắc chắn, cấp nước an
toàn và tổn thất mực nước qua ống là nhỏ nhất.
Ta thiết kế 02 đường ống tự chảy từ họng thu đến ngăn thu.
- Lưu lượng qua 1 ống là:
Q 0,12
Q1    0, 06 m3 / s
2 2

Với : Q = 10000 m3/ngđ = 0,12 m3/s


Vận tốc cho phép trong ống tự chảy
Theo Điều 5.96 TCXDVN 33 – 2006 vận tốc cho phép trong ống tự chảy
v  0,7  1,5 m / s để tránh lắng đọng trong ống nên chọn vận tốc trong ống là
v  1, 2 m / s

- Đường kính của ống tự chảy được tính theo công thức:
4  Q1 4  0,06
DTC    0, 25 m
 v   1, 2

Chọn ống bằng thép không gỉ để hạn chế sự va chạm với cát sỏi…. là mỏng bề dày của
ống và đường kính của một ống là 250 (mm).
Vậy để thu nước tới ngăn thu ta dùng hai ống tự chảy có đường kính là 250 (mm).
- Chọn chiều dài ống tự chảy là L = 4m.
Với lưu lượng 1 ống Q1 = 0,06 (m3/s) = 60 (l/s), tra bảng II trang 37 – sách các bảng
tính toán thuỷ lực của Nguyễn Thị Hồng. Ta có v = 1,13 (m/s); 1000i = 7,96
- Tổn thất áp lực dọc đường trên đoạn ống tự chảy 4m là:
7,96
H tc  i  L   4  0,0318 m
1000

SVTH: Trần Thị Minh Thư 43


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Bảng 4.1 Các thông số thiết ống tự chảy

STT Thông số thiết kế Giá trị Đơn vị Số lượng

1 Ống tự chảy bằng 2


thép

2 Đường kính D250 mm

3 Chiều dài 4 m

4.1.1.2. Kiểm tra khả năng tự làm sạch của ống tự chảy

Kiểm tra khả năng tự làm sạch của ống theo công thức A.C.Obradopxki: C0  
Trong đó:
Co - hàm lượng că ̣n của nước, Co = 52,5 mg/l = 0,0525 (kg/m3).
 - khả năng vâ ̣n chuyển của dòng chảy trong ống tự chảy, xác định theo công thức:
4,3
  v3
  0,11 1    ( kg / m3 )
 U g   D

Với:
σ - đô ̣ lớn thủy lực trung bình của hạt că ̣n, σ = 0,1(mm/s) = 0,0001 (m/s)
v - vâ ̣n tốc trong ống tự chảy, v = 1,13 (m/s)

v g
U v
U - vâ ̣n tốc lắng că ̣n, xác định theo công thức: C

C - hê ̣ số Sêdi phụ thuô ̣c vào vâ ̣t liê ̣u làm ống, xác định bằng công thức sau:
1
1 1
C  R   0,0625 6  5, 727
n 0,11

Với:
n - hệ số nhám, n = 0,11
R - bán kính thủy lực, đối với chế độ chảy đầy.
D 0, 25
R   0,0625
4 4

v g 1,13  9,81
U  v   1,13  0,698 (m / s )
C 5,727

SVTH: Trần Thị Minh Thư 44


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
4,3
 0,0001  1,133
  0,11 1     646,77 ( kg / m3 )
Vâ ̣y:  0,698  9,81  0,0001  0, 25

Ta thấy:

C0  0, 0525 kg / m3    646,77 kg / m3

Ống tự chảy có khả năng tự làm sạch.


4.1.1.3. Kiểm tra khả năng của ống khi xảy ra sự cố
Theo tiêu chuẩn thiết kế TCXD 33 - 2006, khi xảy ra sự cố trên 1 tuyến ống thì vẫn
phải đảm bảo cung cấp đủ 70% công suất tính toán.
Lưu lượng yêu cầu khi mô ̣t ống hút bị sự cố:
Qsc  70 Q  0,7  0,12  0,084 (m3 / s )

Vâ ̣n tốc lúc này của ống sẽ là:


4  Qsc 4  0,084
Vsc    1,71 ( m / s)
  D 2   0, 252

Vâ ̣n tốc cho phép của ống tự chảy khi xảy ra sự cố: Vsc  2 m / s
Như vâ ̣y khi bị sự cố, vâ ̣n tốc làm viê ̣c của mô ̣t ống vẫn đảm bảo.
4.1.2. Song chắn rác
Song chắn rác là loại lưới phẳng. Được đặt ở đầu loe của ống tự chảy trước ngăn thu
và trong ngăn thu. Cấu tạo gồm các thanh thép tiết diện tròn cỡ ø10 (d=10mm) hàn vào
1 khung thép. Khoảng cách giữa các thanh thép 45 mm. Song chắn rác được nâng thả
thủ công nhờ tời quay tay bố trí trong ngăn quản lý.
Hình dạng song chắn rác cần phù hợp với hình dạng cửa thu nước. Chọn hình chữ nhật
là hình dạng của song chắn rác.
4.1.2.1. Các thông số thiết kế
Diện tích song chắn rác:
Q
F1 (m 2 )  K1  K 2  K 3 
v1  n (CT 5-1/22/[4])
Trong đó:
Q - lưu lượng tính toán của trạm, Q = 10000 m3/ngày.đêm = 0,12 m3/s

SVTH: Trần Thị Minh Thư 45


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Vận tốc nước chảy qua song chắn (theo điều 5.83/21/ [4]) v1 = 0,3 - 0,1 m/s,
chọn v1 = 0,2 m/s
K1 - Hệ số thu hẹp diện tích do các thanh thép:
a  d 40  10
K1    1, 25
a 40

Khoảng cách giữa các thanh thép: a = 40 - 50 mm (theo qui phạm), chọn a = 40 mm
Chiều dày thanh thép, d = 8 – 10mm chọn: d = 10 mm
K2 - Hệ số thu hẹp diện tích do rác bám vào song chắn rác, K2 = 1,25
K3 Hệ số kể đến ảnh hưởng hình dạng của thanh thép, thanh thép hình chữ nhật,
K3 = 1,25.
n - số cửa thu nước, chọn n = 2
Diện tích của song chắn rác:
Q 0,12
F1 (m 2 )  K1  K 2  K3   1,25  1,25  1, 25   0,6 m 2
v1  n 0, 2  2

Gọi H là chiều cao, B là bề rộng của song chắn rác .

Chọn kích thước song chắn: 1m  0,6 m  1000mm  600mm


Số lượng thanh thép:
B 600
1   1  15,6 mm
a 1 40  1

Chọn n = 16 thanh.
Diện tích cản nước của một thanh bằng:
f  L  d  1 0,01  0,01 ( m 2 )

Tổng diện tích cản nước của song chắn rác là:

 f  n  f  16  0,01  0,16 (m ) 2

Diện tích thông thủy của song chắn rác là:

F  F1   f  0,6  0,16  0,44 (m 2 )

Vận tốc nước qua song chắn rác bằng:

SVTH: Trần Thị Minh Thư 46


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Q 0,12
v   0, 27 (m / s )
F 0, 44

Vậy vận tốc nước qua song chắn nằm trong khoảng 0,2  0,4 (m/s), thỏa mãn yêu cầu
thiết kế.
Bảng 4.2 Các thông số thiết kế song chắn rác

STT Thông số thiết kế Giá trị Đơn vị Số lượng

Diện tích song Chiều cao 1 m


1 2
chắn rác Chiều rộng 0,6 m

Song chắn rác làm bằng thanh


2 D10 mm 20 thanh
thép tiết diện tròn đường kính

3 Khoảng cách giữa 2 thanh thép 40 mm

4 Vận tốc nước qua song chắc rác 0,27 m/s

4.1.2.2. Tổn thất áp lực ở song chắn rác


v 2 max 0,62
hs     K1  0,17   3  0,00936 m  9,36 mm
2g 2  9,81

Trong đó
vmax - vận tốc dòng chảy của nước trước song chắn rác, vmax = 0,6 m/s
ɛ - là hệ số sức cản cục bộ của song chắn rác :
4 4
 d 3  0,01  3
       sin   1, 25     sin 60  0,17
a  0,04 

Trong đó :
β - hệ số phụ thuộc tiết diện của thanh chắn rác, với thanh thép tiết diện hình chữ nhật,
β = 1,25
α - góc nghiêng của song chắn rác so với dòng chảy ngang, chọn α = 600 ứng với lấy
rác bằng thủ công
K1 - hệ số tính đến sự tăng tổn thất do vướng mắc ở song chắn, K1 = 2-3, chọn K1 = 3

4.1.3. Lưới chắn rác

SVTH: Trần Thị Minh Thư 47


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Lưới chắn rác đặt ở giữa cửa ngăn thu và ngăn hút để giữ lại rác nhỏ. Vật liệu làm lưới
là các sợi thép có đường kính 1 (mm) đan vào nhau thành lưới ô vuông 4,54,5 (mm);
mặt ngoài tấm lưới phẳng có đặt thêm dây thép d = 3mm, kích thước 25 x 25 mm, để
cho lưới cứng hơn. Tấm lưới được đặt trên 1 khung thép và năng hạ bằng ròng rọc
máy.
4.1.3.1. Các thông số thiết kế
Diện tích công tác của lưới:
Q
F  k1  k2  k3 (m 2 )
nv (CT 5-2/23/[4])
Trong đó:
k1 - Hệ số kể đến sự thu hẹp diện tích do chiều dày các sợi thép
2 2
 a  d   4,5  1 
k1       1, 49
 a   4,5 

a - Khoảng cách mắt lưới: a = 4,5 (mm).


d - Đường kính thanh thép d = 1 (mm).
k2 - Hệ số co hẹp do rác bám vào lưới chắn k2 = 1,5
k3 - Hệ số kể đến ảnh hưởng hình dạng của sợi thép, k3 = 1,15 - 1,5, chọn k3=1,25 (với
thanh tiết diện hình chữ nhật)
v - Vận tốc qua lưới chắn rác, lưới chắn phẳng v = 0,2 - 0,4 m/s. Chọn v = 0,4m/s
n - Số ngăn hút, n = 2.
Q 0,12
F  k1  k2  k3   1, 49 1,5  1, 25  0, 42 (m 2 )
nv 2  0, 4

Chọn kích thước lưới chắn rác B × H = 600mm × 700mm = 0,6m × 0,7m
Số thanh thép theo chiều thẳng đứng của cửa là:
B 600
1   1  110,09
a 1 4,5  1  Chọn 111 thanh
Mỗi thanh dài 0,7 m. Diện tích cản nước của các thanh thẳng đứng của cửa thu nước
là:
111 0,7  0,001  0,0777 ( m 2 )

Số thanh thép theo chiều ngang của cửa thu:

SVTH: Trần Thị Minh Thư 48


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
H 700
1   1  128, 27
a 1 4,5  1  Chọn 129 thanh
Chiều dài mỗi thanh là 0,6 m. Diện tích cản nước của các thanh ngang là:
129  0,6  0,001  0,0774 (m 2 )

Tổng diện tích cản nước của lưới chắn rác là:
Fluoi  0,0777  0,0774  0,1551 ( m 2 )

Diện tích thông thuỷ của lưới chắn rác là:


F  0, 42  0,1551  0, 2649 ( m 2 )

Vậy vận tốc qua lưới chắn rác là:


Q 0,12
v   0, 23 (m / s )
n  F 2  0, 2649

Vận tốc qua lưới chắn rác trong khoảng 0,2 - 0,4 m/s, đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế.
Bảng 4.3 Các thông số thiết kế lưới chắn rác

Số
STT Thông số thiết kế Giá trị Đơn vị
lượng

Chiều cao 0,7 m


Diện tích lưới chắn
1 2
rác

Chiều rộng 0,6 m

Lưới chắn rác làm bằng các sợi thép


2
Đường kính D1 mm

Số thanh thép theo chiều thẳng đứng


3 111
của cửa thu

Số thanh thép theo chiều ngang của


4 129
cửa thu

SVTH: Trần Thị Minh Thư 49


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

5 Vận tốc nước qua lưới chắn rác 0,23 m/s

4.1.3.2. Tổn thất áp lực ở lưới chắn rác


v2 0, 232
hc    K   0, 25  2   1,35 10 3 ( m)
2g 2  9,81

Trong đó:
hc - Tổn thất cục bô ̣ qua lưới chắn (m)
K - Hê ̣ số tính đến sự tăng tổn thất do vướng mắc rác ở song chắn, K = 2 - 3, chọn
K = 2.
v - Vâ ̣n tốc nước chảy qua song chắn (m/s), v = 0,23 (m/s).
 - Hê ̣ số tổn thất cục bô ̣ qua song chắn, được tính theo công thức
4 4
 d 3  0,0015  3
       sin   1, 25     0, 25
a  0,005 

Với :
d - Đường kính thanh chắn d = 1,5 (mm)
a - Chiều rô ̣ng khe hở a = 5 (mm)
β là hệ số phụ thuộc tiết diện của lưới chắn rác, với thanh thép tiết diện hình chữ nhật,
β =1,25
α - là góc nghiêng của lưới chắn rác so với dòng chảy ngang, chọn α = 90o ứng với lấy
rác bằng thủ công
Nhận xét: Tổn thất áp lực qua lưới chắn, song chắn rác và ống tự chảy trong khoảng
0,00135 – 0,0318 m là tương đối nhỏ
Tính toán ngăn thu, ngăn hút:
Trong ngăn hút bố trí lưới chắn rác, ống hút của máy bơm cấp một, thang lên xuống,
thiết bị tẩy rửa.
Trong gian quản lý bố trí thiết bị nâng, thiết bị điều khiển, tẩy rửa, thiết bị vớt rác và
có thể có cả song chắc rác và lưới chắn rác dự trữ. Kích thước các ngăn được xác định
dựa vào yêu cầu bố trí thiết bị và điều kiện thi công.
Phần dưới ngăn thu là ngăn lắng cát, chọn diện tích ngăn thu theo diện tích ngăn lắng
cát. Để giữ lại hạt cát có kích thước d = 0,5 (mm), thì vận tốc lắng U o = 0,06 (m/s),
ứng với vận tốc ngang dòng chảy là 0,27 (m/s).

SVTH: Trần Thị Minh Thư 50


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
4.1.4.1. Ngăn thu
Chiều dài ngăn thu lấy theo quy phạm từ 1,6 - 3m  Chọn A1 = 2m.
Chiều rộng ngăn thu: B1 = B4 + 2e = 0,6 + (2  0,5) = 1,6 m. Chọn 2 m.
Với:
B4 - Chiều rộng lưới chắn rác, B4 = 0,6 (m).
e = 0,4 - 0,6m, chọn e = 0,5m.
Vậy : A1×B1= 2m ×2m.
4.1.4.2. Ngăn hút
Dh - đường kính ống hút. Chọn Dh=300mm .Chọn ống thép
D f   1,3  1,5  Dh  1, 4  Dh  1, 4  300  420mm
Df - đường kính phễu hút.
B2  3D f  3  420  1260mm  1, 26m
Chiều rộng ngăn hút : Chọn B2 =2000mm= 2m
Chiều dài ngăn hút chọn A2 = 2000m = 2m (Quy phạm 1,5 - 3m)
Để tiện cho việc quản lý và thi công ngăn thu và ngăn hút chọn kích thước hai ngăn
bằng nhau A2  B2 = 2 2 (m).
Bảng 4.4 Các thông số thiết kế ngăn thu, ngăn hút

STT Thông số thiết kế Giá trị Đơn vị Số lượng

Dài 2 m
1 Ngăn thu 1
Rộng 2 m

Đường kính D300 mm

2 Ngăn hút Dài 2 m 1

Rộng 2 m
4.1.5. Kích thước mặt đứng công trình thu:
Khoảng cách từ mép dưới cửa thu đến đáy sông: h1 = 0,7 - 1m. Chọn h1 = 0,8m.
Khoảng cách từ mép dưới cửa đặt lưới chắn rác đến đáy công trình thu: h 2 = 0,5 - 1m.
Chọn h2 = 0,6m.
Khoảng cách từ mực nước thấp nhất đến mép trên cửa: h3 ≥ 0,5m. Chọn h3 = 0,7m

SVTH: Trần Thị Minh Thư 51


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Khoảng cách từ mực nước cao nhất đến sàn công tác: h4 ≥ 0,5m. Chọn h4 = 1m
Khoảng cách từ đáy ngăn thu đến miệng vào phễu hút: h5 ≥ 0,5m .
h5  0,8 D f  0,8  0, 42  0,336m
. Chọn h5 = 1m
Khoảng cách từ mực nước thấp nhất đến miệng vào phễu hút:
h6  1,5 D f  1,5  0, 42  0,63m
. Chọn h6 = 1m
Cốt mặt đất công trình thu và trạm bơm cấp 1 là 2,5(m)
Ở đáy ngăn thu và ngăn hút có bố trí hố thu cặn với chiều sâu: h c = 1m với độ dốc từ
thành vào hố, i = 5%.
4.1.6. Cao độ công trình thu
 Cao trình mực nước tính toán thấp nhất trong ngăn thu:
Z t th  Z min   h st  1  0,0412  0,9588m

Trong đó:
Zt th - cao trình mực nước thấp nhất trong ngăn thu (m).
Zmin - cao trình mực nước thấp nhất trong sông, Zmin = 1 (m)

h s t
- tổn thất áp lực từ sông tới ngăn thu, bao gồm tổn thất qua song chắn rác; tổn

thất qua đường ống tự chảy: h s t  hs  H tc  0,00936  0,0318  0,0412m

 Cao trình mực nước tính toán cao nhất trong ngăn thu:
Z c th  Z max   h st  3,5  0,0412  3, 4588m

Trong đó:
Zcth - cao trình mực nước cao nhất trong ngăn thu (m)
Zmax - cao trình mực nước cao nhất trong sông, Zmax = 3,5 (m)

h s t
- tổn thất áp lực từ kênh tới ngăn thu, bao gồm tổn thất qua song chắn rác; tổn

thất qua đường ống tự chảy: h s t  hs  H tc  0,00936  0,0318  0,0412m

 Cao trình mực nước thấp nhất trong ngăn hút:


Z t h  Z t th  hLCR  0,9588  0,00135  0,9575m

Trong đó:

SVTH: Trần Thị Minh Thư 52


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Zth - cao trình mực nước thấp nhất trong ngăn hút, tính bằng m
Ztth - cao trình mực nước thấp nhất trong ngăn thu: Ztth = 0,9588m
hLCR - tổn thất qua lưới chắn rác: hLCR = 0,00135m
 Cao trình mực nước cao nhất trong ngăn hút:
Z c h  Z c th  hLCR  3, 4588  0, 00135  3, 4575m

Trong đó:
Zch - cao trình mực nước cao nhất trong ngăn hút (m);
Zcth - cao trình mực nước cao nhất trong ngăn thu: Zcth = 3,4588m
hLCR - tổn thất qua lưới chắn rác: hLCR = 0,00135m
 Cốt sàn công tác công trình thu:
Z s CTT  Z max  h  3,5  1  4,5m

Trong đó:
ZsCTT - cao độ sàn công tác công trình thu, tính bằng m
Zmax - cao trình mực nước cao nhất trong kênh: Zmax = 3,5m
h - Khoảng cách từ MNLN đến sàn công tác: h  0,5m. Chọn h = 1m
 Cốt đáy công trình thu:
Z d CTT  Z t h   h5  h6   0,9575   1  1   1,0425m

Trong đó:
Zth - cao trình mực nước thấp nhất trong ngăn hút: Zth = 0,9775m
h5 - khoảng cách từ đáy ngăn hút đến miệng vào phểu hút: h5 = 1m
h6 - khoảng cách từ MNTN đến miệng vào phểu hút : h6 = 1m
4.1.7. Bể chứa nước dự trữ
Mực nước ở các sông không ổn định tùy thuộc vào thủy triều. Hệ thống thu nước vào
lúc triều cao, ngày 2 lần (sáng và tối). Giả sử tổng thời gian thu nước là 12h. Thể tích
bể chứa nước dự trữ được xác định:

V  Qt m 
3

Trong đó:
Q – công suất của trạm xử lý, Q=10000 m3/ngày = 416,7 m3/h

SVTH: Trần Thị Minh Thư 53


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
t – thời gian thu nước, t = 12h
V  416,7 12  5000 m3

Chọn kích thước bể chứa nước dự trữ là L  B  H  25  20 10 (m)


4.1.8. Tính toán trạm bơm cấp 1
Trạm bơm cấp 1 là trạm bơm đặt đầu trong trạm xử lý nước. Nó là một công trình
quan trọng, có nhiệm vụ đưa vào hệ thống và mạng lưới cấp nước một khối lượng
nước xác định dưới một áp lực yêu cầu. Kết cấu của trạm bơm tương đối phức tạp. Nó
bao gồm các tổ máy bơm, các thiết bị cơ khí, năng lượng, đường ống, van khóa, thiết
bị kiểm tra đo lường, thiết bị điều khiển, thiết bị hạ nâng…
Trong trạm bơm cấp 1 bố trí 3 máy bơm làm việc và 1 máy bơm dự phòng.
4.1.8.1. Xác định đường kính ống hút và ống đẩy của trạm bơm cấp 1
Xác định đường kính ống hút: Thiết kế 2 ống hút chung và 4 đường ống hút: 3 ống
của 3 bơm hoạt động và 1 ống của 1 bơm dự phòng; mỗi đường ống được tính với vận
tốc nước chảy trong ống từ 0,8 - 1,5 m/s. Chọn v = 1 (m/s)
(bảng 7.3/[4])
Đường kính mỗi ống hút là:

4Q 4  0,12
Dr h    0, 28m
2  v 2  3,14 1

Chọn Dr  300mm
h

Xác định đường kính ống đẩy: Sử dụng 4 ống đẩy cho 4 máy bơm (có 1 ống đẩy cho 1
máy bơm dự phòng) cho 2 ngăn thu sau đó 4 ống đẩy được hợp lại thành 2 đường ống
chung dẫn tới bể trộn (1 đường ống dự phòng) . Trên 4 đường ống từ trạm bơm cấp 1,
vận tốc nước chảy trong ống từ 1 – 3 m/s. Chọn v = 1,5 m/s (Bảng 7.3/[4])
Đường kính mỗi ống đẩy là:

4Q 4  0,12
Dr d    0,23m
2  v 2  3,14 1,5

Chọn Dr  250mm
d

Trên đường ống dẫn nước chung lên bể trộn, vận tốc nước chảy trong ống từ 1 - 3 m/s.
( Bảng 7.3/[4]). Chọn v = 1,5 m/s
Đường kính mỗi ống:

SVTH: Trần Thị Minh Thư 54


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
4Q 4  0,12
Dc d    0,32m
 v 3,14 1,5

Chọn Dc  350mm
d

Chọn 2 ống dẫn nước lên bể trộn: 1 ống làm việc và 1 ống dự phòng.
4.1.8.2. Xác định lưu lượng và cột áp công tác
 Xác định lưu lượng máy bơm:
Trạm bơm cấp 1 làm việc điều hòa 24/24h với công suất
QTXL = 10000 m3/ngày.đêm = 0,12 m3/s. Chọn số bơm cấp 1 trong trạm n = 3 bơm làm
việc, 1 bơm dự phòng.
Lưu lượng của một máy bơm được xác định như sau:
Q 0,12
Q1b    0,04 m3 / s  40 l / s
n  K 31
Trong đó: K - hệ số hoạt động đồng thời. Khi 3 máy bơm hoạt đông đồng thời thì K=1
Vậy sơ đồ máy bơm làm việc: Gồm 3 máy bơm làm việc và 1 máy bơm dự phòng.
 Xác định cột áp toàn phần của máy bơm:
H TP  hdh  htd  hd  hcb  m
Trong đó:
hdh - độ chênh địa hình giữa mực nước thấp nhất trong ngăn hút và cao trình mực nước
hdh  Z day tr  Z h min
ngăn tiếp nhận đặt sát vách bể trộn:
Với: Zdaytr - cao trình mực nước ngăn tiếp nhận bể trộn : Zdaytr = 8,5m
Zhmin - cao trình mực nước thấp nhất trong ngăn hút: Zhmin = 0,9575m
 hdh  8,5  0,9575  7,5425m

htd - chiều cao lớp nước ngăn tiếp nhận htd = 3 (m).
hd - tổn thất dọc đường từ trạm bơm cấp 1 đến bể trộn bao gồm tổn thất trên đường ống
hút và tổn thất trên đường ống đẩy: hd = hhd + hdd
Với
hhd: Tổn thất dọc đường trên đường ống hút: hhd = hhdr + hhdc

SVTH: Trần Thị Minh Thư 55


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Với hhdc: Tổn thất dọc đường trên đường ống hút chung: h hdc = i ×Lch ; Lch là chiều dài
trên đoạn ống hút chung Lch = 10 (m); i: Tổn thất đơn vị dọc đường được tra trong
Bảng tra thủy lực – Th.s Nguyễn Thị Hồng với đường ống thép : Qc = 120 l/s,
Dhc = 300 mm  1000i = 12,2.
hhdc = 0,0122×10 = 0,122 m
hhdr: Tổn thất dọc đường trên đường ống hút riêng: h hdr = i × Lr ; Lr là chiều dài trên
đoạn ống hút đến mỗi máy L r = 6 (m); i : Tổn thất đơn vị dọc đường được tra trong
Bảng tra thủy lực – Th.s Nguyễn Thị Hồng: Q r = 40 l/s (có 3 ống riêng cho 3 bơm
hoạt động) ; Dhr = 250 mm  1000i = 3,75
hhdr = 0,00375×6 = 0,0225 m
Vậy: hhd = 0,0225 + 0,122 = 0,1445 m
hdd - tổn thất dọc đường trên đường ống đẩy: hdd = i1×L1 + i2×L2
Với: i1, L1 - tổn thất dọc đường đơn vị và chiều dài mỗi ống đẩy: L1 = 6 m;
i1= 0,00375 được tra trong Bảng tra thủy lực Nguyễn Thị Hồng Qr = 40 l/s;
i2, L2 - tổn thất dọc đường đơn vị và chiều dài ống chung từ trạm bơm 1 đến bể trộn.
Chiều dài tuyến ống từ trạm bơm I đến trạm xử lý là L 2 = 150(m); i2 tra bảng tra thủy
lực: Qc = 120 (l/s); Ddc = 300 (mm), i2 = 0,0122
hd d  0,00375  6  0,0122  150  1,8525m

Vậy: hd = 0,1445+1,8525=1,997m
hcb: Tổn thất cục bộ trên đường ống từ ngăn thu đến bể trộn đứng bao gồm tổn thất
trên đường ống hút và tổn thất cục bộ trên đường ống đẩy: hcb = hhcb + hdcb
Các tổn thất này được lấy bằng (1015%)×hd nên tổn thất cục bộ trên đường ống từ
ngăn thu tới bể trộn sẽ là: hcb = 0,15× (hhd + hdd) = 0,15×1,997= 0,29955 (m)
Vậy: HTP = 7,5425 + 3 + 1,997 + 0,29955 = 12,84 m. Chọn HTP = 15 (m)
Vậy Trạm xử lý sẽ hoạt động với 3 bơm và 1 bơm dự phòng. Mỗi bơm có lưu lượng
40 l/s và cột áp toàn phần là 15m
4.2. Tính toán liều lượng phèn xử lý nước đục
Theo đề bài với hàm lượng cặn 52,5 mg/l, chọn liều lượng phèn cần để khử độ đục là
35 mg/l. (Bảng 6.3/[4]).
Lượng phèn dữ trữ trong một tháng:

SVTH: Trần Thị Minh Thư 56


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
35
G  a  30  Q  P  30  10000   30  10500
1000 (kg/tháng) = 10,5 (tấn/tháng)
4.2.1. Bể hòa tan phèn
Dung tích bể hòa tan :
Q  n  Dp
Wp1 
10000  bh   (CT 6-3/[4])
Trong đó:
Q - lưu lượng nước xử lý (m3/h), Q = 10000 m3/ngày = 416,7 m3/h.
Dp - liều lượng phèn cần thiết lớn nhất (g/m3), Dp = 35 mg/l = 35g/m3.
n - thời gian giữa hai lần hòa trộn (giờ). Công suất của trạm xử lý Q = 10000 m3/ngày
 n = 12 giờ.
bh - Nồng độ dung dịch phèn trong thùng hòa tan (%) (quy phạm 10 – 17%). Chọn
bh = 10% tính theo sản phẩm không ngậm nước.

- Khối lượng riêng của dung dịch phèn (T/m3),   1 T / m .
3

416,7  12  35
 Wp1   1,75 m3
10000  10  1
Ta thiết kế 1 bể hòa tan phèn
Chọn bể hòa tan có tiết diện hình tròn đường kính D = 1,4 m gồm 2 phần : phần trên
hình trụ, bên dưới hình chóp có góc tâm 450 (quy phạm 45 – 500), bề rộng đáy
a = 0,2m.
Đáy bể đặt ống xả cặn D = 150mm.
Chiều cao phần hình trụ :
4  Wp1 4  1,75
Ht    1,14m
 D 2
3,14 1, 42

Chiều cao phần hình chóp :


Da 1, 4  0, 2
H ch    1, 46m
 45  2  0, 41
2  tan  
 2 

Chiều cao dự trữ : Hdt = 0,4m (quy phạm 0,3 – 0,4m ).

Tổng chiều cao bể hòa tan : H  H t  H ch  H dt  1,14  1, 46  0, 4  3m

SVTH: Trần Thị Minh Thư 57


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Thể tích xây dựng của bể :
  D2  H 
Wp XD
   H t  H dt  ch 
4  3 
3,14 1, 4 2  1, 46 
   1,14  0, 4  
4  3 
 3,12 m3

Bảng 4.5 Các thông số thiết kế bể hòa tan phèn

STT Thông số Đơn vị Kích thước

1 Số lượng bể 1

2 Chiều cao m 3

3 Đường kính m 1,4

4 Thể tích m3 3,12

 Khuấy trộn bằng máy trộn cánh quạt


Chọn số vòng quay cánh quạt là 30 vòng/phút (Theo 6.22/[4] quy định 20 – 30
vòng/phút).
Chọn chiều dài cánh quạt bằng 0,45 đường kính bể (qui phạm : 0,4 – 0,45) [2]
Chiều dài cánh quạt :
lq  0, 45  D  0, 45 1, 4  0,63m

Chiều dài toàn phần của cánh quạt :


Lq  2  lq  2  0,63  1, 26 m

Diện tích mỗi cánh quạt thiết kế 0,15 m 2 /1m3 dung tích bể (qui phạm 0,1 –
0,2m2/1m3)
f q  0,15  Wp1  0,15 1,75  0,26 m 2

Chiều rộng mỗi cánh quạt :


1 f 1 0, 26
bq   q    0,1m
2 Lq 2 1, 26

Công suất động cơ để quay cánh quạt :

SVTH: Trần Thị Minh Thư 58


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

N  0,5   hq  n3  d 4  z W 

Trong đó :

- trọng lượng thể tích của dung dịch được khuấy trộn,   998 kg / m
3

hq - chiều cao cánh quạt, hq = bq = 0,1m


n - số vòng quay của cánh quạt trong 1 giờ, n = 30 vòng/phút = 0,5 vòng/s.
d - đường kính của vòng tròn do đầu cánh quạt tạo ra khi quay, d = Lq = 1,26 m.
z - số cánh quạt trên trục máy khuấy, z = 4.
   0,8
- hệ số hữu ích của cơ cấu truyền động, .
998
 N  0,5   0,1 0,53 1, 264  4  78,6 W
0,8

Chọn động cơ có công suất 100W.


4.2.2. Bể tiêu thụ phèn
Dung tích bể tiêu thụ :
Wp1  bh 1,75 10
Wp2    3,5m3
bt 5 (CT 6-4/[4])
Trong đó:
bt - Nồng độ dung dịch trong bể tiêu thụ bt = 5% (qui phạm 4 – 10%).
Số bể tiêu thụ không được nhỏ hơn 2  ta thiết kế 2 bể, mỗi bể có dung tích
3,5
W p2   1,75 m3
2
Bể tiêu thụ có tiết diện hình tròn đường kính D = 1,4m, gồm 2 phần : phần trên hình
trụ, bên dưới hình chóp có góc tâm 450, bề rộng đáy a = 0,2m.
Đáy bể đặt ống xả cặn D = 150mm.
Chiều cao phần hình trụ :
4  Wp2 4 1,75
Ht    1,14m
 D 2
3,14 1, 4 2

Chiều cao phần hình chóp :

SVTH: Trần Thị Minh Thư 59


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Da 1, 4  0, 2
H ch    1, 46m
 45  2  0, 41
2  tan  
 2 

Chiều cao dự trữ : Hdt = 0,4m (qui phạm 0,3 – 0,4m ).

Tổng chiều cao bể tiêu thụ : H  H t  H ch  H dt  1,14  1, 46  0, 4  3m


Thể tích xây dựng của bể :
  D2  H 
Wp XD
   H t  H dt  ch 
4  3 
3,14 1, 4 2  1, 46 
   1,14  0, 4  
4  3 
 3,12 m3

Bảng 4.6 Các thông số thiết kế bể tiêu thụ phèn

STT Thông số Đơn vị Kích thước

1 Số lượng bể 2

2 Chiều cao m 3

3 Đường kính m 1,4

4 Thể tích m3 3,12

 Khuấy trộn bằng máy trộn cánh quạt :


Chọn số vòng quay cánh quạt là 40 vòng/phút (Theo 6.22/[4] quy định > 40
vòng/phút).
Chọn chiều dài cánh quạt bằng 0,45 đường kính bể (qui phạm : 0,4 – 0,45).
Chiều dài cánh quạt :
lq  0, 45  D  0, 45 1, 4  0,63m

Chiều dài toàn phần của cánh quạt:


Lq  2  lq  2  0,63  1, 26 m

Diện tích mỗi cánh quạt thiết kế 0,15 m 2 /1m3 dung tích bể (qui phạm 0,1 –
0,2m2/1m3)
f q  0,15  Wp1  0,15 1,75  0,26 m 2

SVTH: Trần Thị Minh Thư 60


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Chiều rộng mỗi cánh quạt :
1 f 1 0, 26
bq   q    0,1m
2 Lq 2 1, 26

Công suất động cơ để quay cánh quạt :



N  0,5   hq  n3  d 4  z W 

Trong đó :

- trọng lượng thể tích của dung dịch được khuấy trộn,   998 kg / m
3

hq - chiều cao cánh quạt, hq = bq = 0,1m


2
n - số vòng quay của cánh quạt trong 1 giờ, n = 40 vòng/phút = 3 vòng/s.
d - đường kính của vòng tròn do đầu cánh quạt tạo ra khi quay, d = Lq = 1,26 m.
z - số cánh quạt trên trục máy khuấy, z = 4.
   0,8
- hệ số hữu ích của cơ cấu truyền động, .
3
998 2
 N  0,5   0,1   1,26 4  4  186,3 W
0,8 3
Chọn động cơ có công suất 200W.
4.2.3. Bơm định lượng phèn
Lưu lượng dung dịch phèn b = 5% cần thiết đưa vào nước trong 1 giờ :
Q  Dp 416,7  35
qb    291,7  l / h   8,1 105  m 3 / s 
1000  b 1000  0,05

Cột áp bơm : H = 100m.


Công suất bơm :
qb    g  H 8,1105  998  9,8110
N   0,01 kW
1000  1000  0,8

qb    g  H
N (kW ) 
1000  

5
qb - lưu lượng bơm, qb  8,110 m / s
3

SVTH: Trần Thị Minh Thư 61


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

- khối lượng riêng của dung dịch,   998 kg / m
3

 
- hiệu suất chung của bơm = 0,72 – 0,93. Chọn  = 0,8.
Chọn máy bơm định lượng kiểu màng, loại chịu được axit có lưu lượng thay đổi từ
10 – 30 l/h, công suất bơm 0,01kW.
Trong trạm bố trí 2 máy, một làm việc 1 dự phòng.
Bể hòa trộn thiết kế có tường đáy nghiêng so với mặt phẳng ngang 450.
Đường kính ống xả cặn của bể hòa phèn là D = 150 (mm).
Sàn đỡ phèn trong bẻ hòa trộn phải đặt ghi để có thể tháo gỡ được. Khe hở giữa các
ghi là 15 (mm).
Bể tiêu thụ thiết kế đáy có độ dốc 0,005 về phía ống xã.
Đường kính của ống xã cặn của bể tiêu thụ D = 150(mm)
Mặt trong bể hòa trộn và tiêu thụ phải được phủ một lớp xi măng chống axit hoặc ốp
gạch men chịu axit.
Bơm dung dịch phèn phải dùng bơm chịu được axit hoặc Ejectơ
Các đường ống dẫn phèn làm bằng vật liệu chịu axit.
Bể hòa tan và tiêu thụ phèn phải đặt ở trong một phòng riêng có thông hơi tốt.
4.3. Bể trộn đứng

Công suất: Q  10000 m3 / ngd  416,7 m3 / h  0,12 m3 / s  120 l / s

Đường kính ống dẫn nước vào bể: dt  350mm

Đường kính ngoài của ống dẫn nước: d n  377mm


Vận tốc nước chảy trong ống:
Q4 0,12  4
v   1, 25 m / s
  dt 3,14  0,352
2

Theo TCXDVN 33 - 2006 quy định vận tốc trung bình trong ống dẫn vào bể là
v  1  1,5 m / s

Chọn mặt bằng đáy nhỏ có dạng hình vuông. Chọn đường kính ngoài của ống dẫn là
cạnh của đáy nhỏ bd  0,377m
Diện tích đáy nhỏ là:
SVTH: Trần Thị Minh Thư 62
GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
f d  bd  bd  0,377  0,377  0,142 m 2

Diện tích đáy lớn với vận tốc nước dâng vd  25mm / s  0,025m / s (theo 6.56/[4]) là:
Q 0,12
ft    4,8 m2
vd 0,025

Chọn mặt bằng phần trên của bể trộn có dạng hình vuông, thì chiều dài mỗi cạnh là:

bt  f t  4,8  2,2 m

Chọn góc nón   40 thì chiều cao phần hình tháp (phần dưới bể) sẽ là:
0

bt  bd 400 2, 2  0,377
hd   cot   2,747  2,5 m
2 2 2
Thể tích phần hình tháp của bể trộn bằng:
1

Wd   hd  ft  f d  ft  f d
3

1
 
  2,5  4,8  0,142  4,8  0,142  4,8 m3
3
Thể tích toàn phần của bể trộn đứng với thời gian lưu lại của nước trong bể là 1,5 phút
sẽ là:
Q  t 416,7  1,5
W   10, 42 (m3 )
60 60
Thể tích phần trên (hình hộp) của bể sẽ là:
Wt  W  Wd  10, 42  4,8  5,62 m3

Chiều cao phần trên của bể là:


Wt 5,62
ht    1,17m
ft 4,8

Chiều cao toàn phần của bể sẽ là:


h  ht  hd  1,17  2,5  3,67 m

Chiều cao xây dựng của bể là:


H XD  h  hbv  3,67  0,33  4 m

Lấy chiều cao bảo vệ: hbv = 0,33m

SVTH: Trần Thị Minh Thư 63


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Dự kiến thu nước bằng máng vòng có lỗ ngập trong nước. Nước chảy trong máng đến
chỗ ống dẫn nước ra khỏi bể theo hai hướng ngược chiều nhau, vì vậy lưu lượng nước
tính toán của máng sẽ là:
Q 416,7
qm    208, 4 m3 / h
2 2

Diện tích tiết diện máng với tốc độ nước chảy trong máng vm  0,6 m / s (theo 6.56/[4])
sẽ là:
qm 208, 4
fm    0,096 m 2
vm 0,6  3600

Chiều cao máng:


Chọn khoảng cách bảo vệ từ mực nước đến mép trên máng thu là 0,1m.
Khoảng cách từ mực nước đến mép trên lỗ ngập là 0,05m.
Đường kính lỗ ngập D = 50 mm = 0,05m
Khoảng cách từ mép dưới lỗ ngập đến đáy máng thu là 0,1m
Vậy chiều cao xây dựng máng:
hXD  0,1  0,05  0,05  0,1  0,3m

Chiều rộng máng:


f m 0,096
bm    0,32m
hm 0,3

Độ dốc của máng về phía ống tháo nước ra lấy bằng 0,02 tổng diện tích các lỗ ngập
thu nước ở thành máng với tốc độ nước chảy qua lỗ vl  1m / s sẽ là:
Q 416,7
f l  
vl 1 3600
 0,116m 2

Đường kính lỗ dl  50mm thì diện tích của mỗi lỗ sẽ là


2 2
d   0,05 
fl    l   3,14     0,00196m
2

 
2  2 
Tổng số lỗ trên thành máng sẽ là:

n l 
f 0,116
 60
fl 0,00196 lỗ

SVTH: Trần Thị Minh Thư 64


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
60
n1   30
Tổng số lỗ trên mỗi thành máng: 2 lỗ
Các lỗ được bố trí ngập trong nước, chu vi phía trong của máng là:
Pm  4bt  4  2, 2  8,8m

Chiều dài mỗi thành máng: lm  bt  2, 2m


Khoảng cách giữa các tâm lỗ:
lm 2,2
e   0,07m
n1  1 30  1

Khoảng cách giữa các lỗ:


e  d l  0,07  0,05  0,02m

Diện tích tiết diện mương tập trung:

Q 416,7
Ftt    0,193m2
vm 0,6  3600

Vận nước chảy cuối máng là vm = 0,6 m/s (theo 6.56/[4])

Chọn chiều dài máng: Lm  2, 2m

Chọn chiều rộng mương: Bm  0,6m

Ftt 0,193
Hm    0,32m
Chiều cao mương: vm 0,6

Đường kính ống dẫn nước ở mương tập trung:

Tốc độ nước chảy qua lỗ v  1  1,5 m / s . Chọn v = 1,5 m/s


Đường kính ống dẫn nước ở mương tập trung:

4  Qb 4  0,12
D   0,32m
 v 3,14 1,5

Chọn đường kính dẫn nước ra bể D350 => v tt = 1,25 m/s.(thõa quy phạm)
Bảng 4.7 Các thông số thiết kế bể trộn đứng

Công trình Thông số Kích thước Đơn vị

Bể trộn đứng Kích thước đáy nhỏ 0,377 m

SVTH: Trần Thị Minh Thư 65


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

Kích thước đáy lớn 2,2 m

Chiều cao xây dựng 4 m

Đường kính ống dẫn nước


D350 mm
vào

Chiều dài máng 2,2 m

Chiều rộng máng 0,32 m

Máng thu nước Chiều cao máng 0,3 m

Tổng số lỗ trên máng 60 lỗ

Khoảng cách giữa các tim lỗ 0,07 m

Chiều dài mương 2,2 m

Chiều rộng mương 0,6 m


Mương tập trung
Chiều cao mương 0,32 m

Đường kính ống dẫn nước ra D350 mm

4.4. Bể lắng ngang


4.4.1. Tính toán kích thước bể
Hàm lượng cặn của nước nguồn là C = 87,5 mg/l , theo TCXD 33 – 2006 hàm lượng
cặn nằm trong giới hạn (50-250 mg/l) nên U0 nằm trong khoảng 0,45 – 0,5 mm/s

Chọn U 0  0,5mm / s . Uo là tốc độ lắng tự do của hạt cặn nhỏ nhất cần giữ lại.
L
 15
H
Chọn 0 , tra bảng 3.1 Trị số K và α phụ thuộc vào tỉ số L/H 0 (Xử lý nước cấp,
Nguyễn Ngọc Dung) có : K=10; α = 1,5 .
Vậy vận tốc trung bình của dòng nước trong bể:
vtb  K  U 0  10  0,5  5mm / s

Tổng diện tích mặt bằng của bể lắng ngang thu nước bề mặt:
  Q 1,5  416,7
F   347, 25 m2
3,6  U o 3,6  0,5 (CT 3-25/77/[2])
Chọn chiều cao vùng lắng H0 = 3m (Quy phạm 2,5 – 3,5m)

SVTH: Trần Thị Minh Thư 66


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Chọn số bể lắng ngang: N = 2 bể, diện tích mặt bằng mỗi bể:
F 347, 25
F1b    173,63 m 2
2 2
Chiều rộng mỗi bể lắng:
Q 416,7
B   3,86m
3,6  vtb  H 0  N 3,6  5  3  2 (CT 3-24/77/[2])
Chọn B = 4m
Trong đó:
vtb - Tốc độ trung bình của dòng chảy trong bể lắng (mm/s).
H0 - Chiều cao vùng lắng (m), H0 = 3m (theo 6.72/[4])
N - Số bể lắng ngang.
Chiều dài của bể lắng:
F 347, 25
L   43, 41m
B N 4 2
Chọn L = 45m
L 45
 15
H
 Kiểm tra lại tỷ lệ 0 theo tính toán sẽ là 3 đúng bằng tỉ số đã chọn.
Mỗi bể lắng ngang được chia làm 2 ngăn. , chiều rộng mỗi ngăn là:
B 4
b   2m
2 2
Chiều dài mỗi ngăn bằng chiều dài của bể là 45m.
4.4.2. Bộ phận phân phối nước vào và lấy nước ra
Máng phân phối nước vào:

Chiều dài bằng chiều rộng bể lắng : lmv  4m

Chiều rộng lấy bằng: bmv  1m

 Vách ngăn phân phối nước vào


Mục đích phân phối nước đều trên toàn bộ diện tích mặt cắt ngang của bể lắng. Vách
ngăn lấy nước ra với mục đích hạn chế cặn trôi lên theo dòng nước vào máng thu.

SVTH: Trần Thị Minh Thư 67


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Chiều rộng của mỗi ngăn là 2m, hàng lỗ cuối cùng nằm cao hơn mức cặn tính toán là
0,4m (quy phạm 0,3m - 0,5m). Vách ngăn phân phối nước vào bể đặt cách đầu bể
1,5m ( quy phạm 1m - 2m)
Diện tích công tác của vách ngăn phân phối nước vào bể :
Fn  b   H 0  0,3  2   3  0,3  5, 4 m 2
Lưu lượng nước tính toán qua mỗi ngăn của bể:
Q 416,7
qn    104, 2 m3 / h  0,029 m3 / s
b N 2 2
Diện tích cần thiết của các lỗ ở vách ngăn phân phối nước vào:
qn 0,029
∑flỗ1 = = = 0,097 m2 (Quy phạm vlỗ1 = 0,2 - 0,3 m/s)
vl ỗ 1 0,3

Diện tích cần thiết của các lỗ ở vách ngăn thu nước ở cuối bể đặt đặt cách tường 1,5 m
là:
qn 0,029
∑flỗ2 = = = 0,058 m2 (Quy phạm vlỗ2 = 0,5 m/s)
vl ỗ 2 0,5

Lấy đường kính lỗ ở vách ngăn phân phối thứ nhất d 1= 0,08m (quy phạm d = 0,05 –
0,15m). Vậy diện tích một lỗ là flỗ1 = 0,005 m2. Tổng số lỗ ở vách ngăn thứ nhất là :
∑ f lỗ 1 0,097
n1= = = 20 lỗ
f l ỗ 1 0,005
Lấy đường kính lỗ ở vách ngăn phân phối thứ hai là 0,05m, diện tích lỗ
flỗ2 = 0,00196 m2. Tổng số lỗ ở vách ngăn thu nước thứ hai là :
∑f l ỗ 2 0,058
n2= = = 30 lỗ
f lỗ 2 0,00196
 Máng thu nước :
Chọn biện pháp thu nước ở cuối qua vách ngăn đục lỗ. Nước sẽ chảy tập trung vào
máng, nước chảy trong máng đến chỗ ống dẫn nước ra khỏi bể, lưu lượng tính toán của
máng sẽ là:
Q 416,7
qm    208,35 m3 / h
2 2
Trong đó:
qm - lưu lượng nước chứa trong máng (m3 ).
Q - lưu lượng nước vào trong bể trộn (m3).

SVTH: Trần Thị Minh Thư 68


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Diện tích tiết diện máng với tốc độ nước chảy trong máng là vm = 0,6 m/s
(TCXDVN 33 - 2006 vm = 0,6 - 0,8 m/s) là :
qm 208,35
fm    0,1 m 2
vm 0,6  3600

Chiều rộng của máng lấy bằng : bm = 0,5m.


f m 0,1
hm    0, 2m
Chiều cao lớp nước tính toán: bm 0,5

2 2
lm  L   45  30m
Chiều dài máng: 3 3

Mỗi ngăn bố trí 2 máng thu. Số máng thu của bể là 4 máng thu.
b 2
a   1m
Khoảng cách giữa các tâm máng: 2 2

Độ dốc của máng về phía ống tháo nước ra bằng 0,02. Chọn phương pháp thu nước ra
của bể trộn bằng cách chảy tràn, trên thành máng có răng cưa để phân bố đều lượng
nước qua máng.
Đường kính ống dẫn nước từ bể lắng sang bể lọc với vận tốc nước chảy trong ống
vống = 1 – 1,5 m/s.( TCXDVN 33: 2006), chọn vống = 1,2 m/s

4Q 4  0,12
D   0, 25m
v   N 1, 2  3,14  2

Chọn D = 250 mm
Chọn ống thép có đường kính D250
Trong đó :
D - đường kính ống dẫn nước (m)
N - số bể
Kiểm tra điều kiện làm việc của ống
Đường kính trong của ống : D  250mm
Vận tốc chảy trong ống :
4Q 4  0,12
vong    1, 22m / s
D    N 0, 252  3,14  2
2

Thỏa điều kiện làm việc của ống vống = 1 – 1,5 m/s.( TCXDVN 33 - 2006)
SVTH: Trần Thị Minh Thư 69
GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Vậy chọn 2 đường ống từ bể lắng qua cụm bể lọc là ống thép có đường kính D250
Hệ thống xả cặn bằng thủy lực có hố thu cặn hình chóp cụt và được xả trực tiếp qua
ống rút cặn.

Hàm lượng cặn trong nước nguồn: Cn  52,5 mg / l

Hàm lượng cặn trong nước đưa vào bể lắng là Cmax  87,5 mg / l
Cmax  Cn  KP  0, 25M  v  mg / l 
(CT 3-27/78/[2])
Trong đó:
Cn – hàm lượng cặn nước nguồn (mg/l)
P – liều lượng phèn tính theo sản phậm không ngậm nước (g/m 3). Theo bảng 6.3/[4],
chọn P = 35 mg/l
K – hệ số phụ thuộc vào độ tinh khiết của phèn sử dụng. Đối với phèn nhôm không
sạch, chọn K=1
M – độ màu của nước nguồn (Pt – Co)
v – liều lượng vôi kiềm hóa (nếu có) (mg/l)
Cmax  52,5  1 35  0  0  87,5 mg / l

Xả cặn dự kiến tiến hành theo chu kì với thời gian giữa hai lần xả cặn là T = 24h. Thể
tích vùng chứa cặn nén của 1 bể lắng là:
T  Q   Cmax  C 
Wc 
N 
24  416,7   87,5  10 

2  10000
 38,75 m3 (CT 3-26/77/[2])
Trong đó:
T - thời gian làm việc giữa hai lần xả cặn, T = 24h, (6 - 24h) (khi xả cặn bể vẫn làm
việc bình thường)
Q - lưu lượng nước đưa vào bể, Q = 416,7 (m3/h).
N - số bể lắng ngang, N = 2.
C - hàm lượng cặn còn lại trong nước sau khi lắng (10 - 12mg/l) , chọn C = 10mg/l.
Cmax - hàm lượng cặn trong nước đưa vào bể lắng, Cmax= 87,5 mg/l

SVTH: Trần Thị Minh Thư 70


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
: nồng độ trung bình của cặn đã nén chặt, chọn  = 10000 g/m3 (bảng 3.3/[2])
Diện tích mặt bằng của một bể lắng
F 347,25
f b ể= = =173,63( m2 )
2 2
Chiều cao trung bình của vùng chứa nén cặn
W c 38,75
Hc ặn= = =0,22(m)
f b ể 173,63

Chiều cao trung bình của bể lắng:


H b  H 0  H c  3  0, 22  3, 22m

Chọn chiều cao bảo vệ của bể lắng: Hbv = 0,5m (0,3 – 0,5m)
Chiều cao xây dựng của bể lắng:
H XD  H b  H bv  3, 22  0,5  3,72m

Chọn HXD = 3,8m


Tổng chiều dài bể lắng kể cả hai ngăn phân phối và ngăn thu nước là:
Lb  45  2  1,5  48m

Thể tích một bể lắng:


Wb  Lb  H b  B  48  3, 22  4  618, 24 m3

Lượng nước dùng cho việc xả cặn bể lắng:


K p  Wc 100 1,5  38,75 100
P   1,16
Q T 416,7
 24
2 (CT 3-28/77/[2])
Trong đó:
Kp - hệ số pha loãng, khi xả cặn thủy lực Kp = 1,5 (theo 6.76/[4])
Hệ thống xả cặn làm bằng máng đục lỗ 2 bên và đặt dọc theo trục bể lắng. Thời gian
xả cặn t = 10 – 20 phút; (chọn t = 10 phút), tốc độ nước chảy ở cuối máng lấy không
nhỏ hơn 1 m/s (theo 6.74/[4])
Vì trạm xử lí có 2 bể, mỗi bể chia làm 2 ngăn nên dung tích chứa cặn của một ngăn là:
Wc 38,75
Wcn    19, 4 m3
2 2

Lưu lượng cặn ở một ngăn:


SVTH: Trần Thị Minh Thư 71
GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Wcn 19,4
qcn    0,032  m3 / s 
t 10  60
Diện tích của máng xả cặn, chọn vm = 1,5 m/s
qcn 0,032
fm    0,02 m 2
vm 1,5

Thiết kế máng xả cặn có kích thước: a = 0,1m; b = 2a = 0,2m


Tốc độ nước chảy qua lỗ bằng 1,5 m/s, đường kính lỗ d l ≥ 25 mm; chọn dl = 30mm 
ƒlo = 0,00071 m2
Tổng diện tích lỗ trên một máng xả cặn:
qcn 0,032
f lo 
vlo

1,5
 0,021 m 2

Số lỗ một bên máng xả cặn:

n
f lo

0,021
 15
2  f lo 2  0,00071 lỗ
L 45
l   3m
Khoảng cách tâm các lỗ: n 15

Với qc-n = 0,032 m3/s = 32 (l/s) tra bảng III thủy lực với ống gang  chọn đường kính
ống xả cặn dc = 125 mm ứng với vc = 2,52 m/s.
Tổn thất trong hệ thống xả cặn:
 f2  v2
H   d  c 2      c
 fm  2g
 0,01232  2,522
 11, 4   0,5  
 0,02  2  9,81
 3,85 m

Trong đó
ξd - hệ số tổn thất qua lỗ đục của máng, ξd =11,4

 - hệ số tôn thất cục bộ trong ống,    0,5


 d c 2 3,14  0,352
  0,0123 m2
fc - diện tích ống xả cặn, 4 4

SVTH: Trần Thị Minh Thư 72


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

fm - diện tích của máng xả cặn, f m  0,1 0, 2  0,02 m


2

vc - tốc độ xả cặn, vc = 2,52 m/s


g - là gia tốc trọng trường
Theo TCVN 33:2006 tổn thất áp lực trong bể lắng: 0,4-0,6 m. hb = Lấy 0,6 m
Bảng 4.8 Các thông số thiết kế bể lắng ngang

Công trình Thông số Kích thước Đơn vị

Bể lắng 2 Bể

Chiều rộng 4 m
Bể lắng
Chiều dài 45 m

Chiều cao 3,8 m

Chiều rộng 2 m
Mỗi bể chia làm 2
Chiều dài 45 m
ngăn
Chiều cao 3,8 m

Máng thu nước 4 Máng

Chiều rộng 0,5 m

Chiều cao 0,2 m


Máng thu nước
Chiều dài 30 m

Khoảng cách giữa 2


1 m
máng

Diện tích máng xả


0,02 m2
cặn

Số lỗ trên máng xả
Máng xả cặn 15 Lỗ
cặn

Khoảng cách giữ


3 m
các lỗ

4.5. Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng

SVTH: Trần Thị Minh Thư 73


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Q - công suất trạm xử lý, Q = 10000 (m3/ngđ) =416,7 (m3/h) = 0,12 (m3/s).
Bể lắng ngang được chia làm 02 bể. N = 2

Diện tích mặt bằng của bể phản ứng:


Q
F (m 2 )
N v
Trong đó:
v – tốc độ đi lên của dòng nước trong bể phản ứng ở phần trên. Ứng với hàm lượng cặn
của nước nguồn 52,5mg / l; v  1,6mm / s
N – số bể phản ứng lấy bằng bể lắng ngang
0,12
F  37,5 (m 2 )
2  0,0016

Lấy chiều rộng bể phản ứng bằng chiều rộng bể lắng ngang. Chọn B  4m (chiều rộng
mỗi ngăn theo [2] quy định từ 3 – 6 m)
Chiều dài bể phản ứng:
F 37,5
L   9, 4 m
B 4
Thể tích bể phản ứng tính với thời gian nước lưu lại trong bể t = 20 phút.
Qt 416, 7  20
W   70 m3
60  N 60  2

Chiều cao bể phản ứng lấy bằng chiều cao bể lắng H  3,8m . Với 0,5m chiều cao bảo
vệ, độ dốc 0,02 công trình được hợp khối cùng bể lắng.
Trong ngăn phản ứng đặt 3 tấm chắn hướng dòng, khoảng cách giữa các tấm chắn là:
L 9, 4
e   2,35m
4 4
Đáy bể phản ứng đặt ống khoan lỗ để phân phối nước. Mỗi bể đặt 2 ống. Tốc độ nước
chảy trong ống theo TCXDVN 33-2006, v = 0,5 - 0,6 m/s. Lấy v = 0,6 m/s.
Tiết diện ống nhánh phân phối nước vào bể:
Q 0,12
Fn    0,012 m 2
4  B  v 4  4  0,6

4  Fn 4  0,012
D   0,124m
 3,14 => chọn D = 150 mm.

SVTH: Trần Thị Minh Thư 74


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Lấy tổng diện tích lỗ phân phối bằng 30% tiết diện ống.
Fn  30 0,124  30
f lo 
100

100
 0,0372 m 2

 d 2 3,14  0,0252
flo    0,00049 m2
Ống khoan lỗ d = 25mm. Diện tích mỗi lỗ: 4 4

Tổng số lỗ:

n
f lo

0,0372
 76
flo 0,00049 lỗ
Mỗi bên 38 lỗ khoan thành 2 hàng so le ở thành ống, lỗ hướng xuống phía dưới làm
với phương thẳng đứng một góc 45o
L  2a 9, 4  2  0,6
e   0, 22m  220mm
n 76
1 1
Khoảng cách giữa các tim lỗ: 2 2

a - khoảng cách từ tâm lỗ đến mép tường, a = 0,6m.


Tổn thất áp lực qua dàn ống phân phối:
2
 2, 2  v
h   2  1   m
K  2g

K – tỷ số tất cả các lỗ của ống phân phối trên tiết diện ngang của ống phân phối.
30  0,3

v – tốc độ nước chảy trong ống, v = 0,6 m/s

 2, 2  0,62
h 2
 1   2  9,81  0, 47 m
 0,3 

Tốc độ nước từ ngăn phản ứng sang bể lắng vt = 0,05 m/s (Xử lý nước cấp, Nguyễn
Ngọc Dung), chiều cao lớp nước trên vách tràn:
Q 0,12
ht    0,3m
B  N  vt 4  2  0,05

Khoảng cách giữa tường bể phản ứng và tấm ngăn bể lắng tính với tốc độ nước
chảy ở đây là vn = 0,03 m/s (theo 6.83/[4])
Q 0,12
l   0,5m
B  N  vn 4  2  0,03

SVTH: Trần Thị Minh Thư 75


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

Bảng 4.9 Các thông số thiết kế bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng

Công trình Thông số Kích thước Đơn vị

Bể phản ứng 2 Bể

Bể phản ứng có lớp Chiều rộng 4 m


cặn lơ lửng Chiều cao 3,8 m

Chiều dài 9,4 m

Tấm chắn 3 Tấm

Khoảng cách giữa các tấm m


2,35
chắn

Ngăn phản ứng Khoảng cách giữa các tim


0,22 m
lỗ

Khoảng cách giữa tường


bể phản ứng với tấm 0,5 m
ngang bể lắng

4.6. Bể lọc nhanh


Diện tích bể lọc nhanh:
Q
F
T  vbt  3,6  W  t1  a  t2  vbt
m 
2

(CT 6-20/[4])
Trong đó

Q - công suất trạm (m3/ngđ). Q  10000 m / ngd


3

T - thời gian làm việc. T = 24 h


vbt - tốc độ lọc ở chế độ bình thường. vbt = 6 m3/h (bảng 4-6/139/[2])
a - số lần rửa bể trong ngày đêm. Ở chế độ bình thường a = 2 (theo 6.116/[4])
W – cường độ nước rửa lọc. W = 14 l/s.m2 (bảng 6.13/[4])
6
t1  6 p   0,1 h
t1 - thời gian rửa lọc. 60 (bảng 6.13/[4])

SVTH: Trần Thị Minh Thư 76


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

t2 - thời gian ngừng bể lọc để rửa. t2  0,35 h (theo 6.102/[4])


10000
F  74, 2 m 2
24  6  3,6 14  0,1  2  0,35  6

Trong bể lọc, chọn cát lọc là cát thạch anh có cỡ hạt d td= 0,75 – 0,8mm, hệ số không
đồng nhất K = 1,3 – 1,5. Chiều dày lớp cát lọc 1300 - 1500mm, chọn
hv  1300mm  1,3m

Số bể lọc cần thiết: N  0,5  F  0,5  74, 2  4,3 bể (CT


4-51/140/[2])
Chọn N = 5 bể
Kiểm tra lại tốc độ lọc tăng cường với điều kiện đóng 1 bể để rửa:
N 5
vtc  vbt   6  7,5 m / h
N  N1 5 1 (CT
4-53/140/[2])
Theo TCVN 33 – 2006, vtc = 6 – 7,5 m/h  đảm bảo yêu cầu.
F 74, 2
f    14,8 m 2
Diện tích một bể lọc là: N 5 (CT
4-52/140/[2])

Chọn kích thước bể là: L  B  4  3,7  14,8 m


2

Chiều cao toàn phần của bể lọc nhanh:


H  hd  hv  hn  hp  hbv  hday  hs  m (CT
4-54/141/[2])
Trong đó:
hd - chiều cao lớp sỏi đỡ, hd = 0,3 m
hv - chiều dày lớp vật liệu lọc, hv = 1,3 m
hn - chiều cao lớp nước trên lớp vật liệu lọc, hn = 2 m
hp - chiều cao phụ, theo TCXD 33 - 2006. Chọn hp = 0,5(m)
hbv - chiều cao bảo vệ chọn hbv= 0,3(m)
hđáy - chiều cao đáy bể đến sàn đỡ chụp lọc. Chọn hđáy= 1m
hs - Độ dày của sàn bê tông gắn chụp lọc, hs= 0,1m
SVTH: Trần Thị Minh Thư 77
GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
H  0,3  1,3  2  0,5  0,3  1  0,1  5,5m

4.6.1. Xác định hệ thống phân phối nước rửa lọc:


Chọn biện pháp rửa lọc bằng gió, nước phối hợp. Cường độ nước rửa lọc
W = 14 l/s.m2 (12 - 14 l/s.m2) ứng với mức độ nở tương đối của lớp vật liệu lọc là
45%. Cường độ gió rửa lọc Wgió = 15 l/s.m2 (15 - 20 l/s.m2). (theo 6.123/[4])
Lưu lượng nước rửa của 1 bể lọc:
f  W 14,8 14
Qr    0, 21 m3 / s
1000 1000
Chọn tốc độ nước chảy trong ống dẫn theo quy phạm là v = 2m/s (TCVN Theo
33:2006: v = 1,5 - 2 m/s)
Tiết diện ống dẫn nước đến bể lọc là:
Qr 0, 21
Sr    0,105 m2
v 2
Đường kính ống dẫn nước đến bể rửa lọc là:

4  Sr 4  0,105
D   0,37 m  370mm
 3,14

Chọn ống dẫn nước rửa có đường kính 400mm. Kiểm tra lại vận tốc nước chảy trong
ống dẫn nước chính:
Qr Qr 0, 21
vc     1,67 m / s
Song   D 2
3,14  0, 42
4 4
Lấy khoảng cách giữa các tim ống nhánh là 0,3m ( theo 6.122/[4] quy định d= 0,25 -
0,3m) thì số ống nhánh của 1 bể lọc là:
B 3,7
n 2   2  24,7
0,3 0,3 ống nhánh
Lấy n = 25 ống nhánh
Lưu lượng nước rửa lọc chảy trong mỗi ống nhánh:
Qr 210
qn    8, 4 l / s
n 25
Chọn đường kính ống nhánh dn = 75 mm bằng thép thì tốc độ nước chảy trong ống
nhánh là vn = 1,6 m/s (theo 6.111/[4] quy định là 1,6 – 2 m/s)

SVTH: Trần Thị Minh Thư 78


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Với ống chính là 400mm, thì tiết diện ngang của ống là:
 d 2 3,14  0, 42
   0,126 m 2
4 4
Tổng diện tích lỗ lấy bằng 35% diện tích tiết diện ngang của ống (quy phạm cho phép
30 -35%), tổng diện tích lỗ tính được là :
  0,35  0,126  0,0441 m 2

Chọn lỗ có đường kính 12 mm (quy phạm 10 – 12mm), diện tích lỗ sẽ là:


  dlo 2 3,14  0,00122
lô    0,000113 m 2
4 4
 0,0441
n0    391
Tổng số lỗ sẽ là: lo 0,000113 lỗ
391
 15,6
Số lỗ trên mỗi ống nhánh sẽ là : 25 lỗ
Trên mỗi ống nhánh, các lỗ xếp thành hai hàng so le nhau, hướng xuống phía dưới và
nghiêng 1 góc 450 so với mặt phẳng nằm ngang, số lỗ trên mỗi hàng của ống nhánh là:
15,6
8
2 lỗ
Khoảng cách giữa các lỗ sẽ là:
L  Dn 4  0,525
a   0,13m
28 28

Dn - đường kính ngoài của ống gió chính, Dn  0,525m ?


4.6.2. Xác định hệ thống dẫn gió rửa lọc:
Chọn cường độ gió là: Wgió = 15 m/s thì lưu lượng gió tính toán là:
Wgio  f 15 14,8
Qgio    0, 222 m3 / s
1000 1000 (CT
4-56/142/[2])
Lấy tốc độ gió trong ống dẫn gió chính là 17 m/s (quy phạm 15 – 20 m/s) đường kính
ống gió chính như sau:
4Qgio 4  0, 222
Dgio    0,129m  129mm
  vgio 3,14  17
?

SVTH: Trần Thị Minh Thư 79


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Chọn đường kính ống gió chính là 150mm
Số ống nhánh lấy bằng 25 ống
Lượng gió trong 1 ống sẽ là:
Qgio 0,222
qn    0,0088 m3 / s
n 25
Đường kính ống gió nhánh là:

4  qn 4  0,0088
d gio    0,026m  26mm
  vgio 3,14  17

Chọn dgió = 0,032m = 32mm


Đường kính ống gió chính là 150mm diện tích mặt cắt ngang của ống gió chính sẽ là:
  d 2 3,14  0,152
gio    0,018 m2
4 4
Tổng diện tích các lỗ lấy băng 40% diện tích tiết diện ngang ống gió chính (quy phạm
gio  0, 4  0,018  7, 2 103 m2
là 35 - 40%) . Chọn đường kính lỗ gió là 3mm (quy
phạm là 2 – 5 mm) diện tích 1 lỗ gió là:
3,14×0 ,003
= =0 , 000007(m2 )
flỗ gió 4

 gio 7, 2 10 3
m   1029
f lo gio 0,000007
Tổng số lỗ gió sẽ là : lỗ
m 1029
  42
Số lỗ trên 1 ống gió nhánh là: 25 25 lỗ
L  Dn gio 4  0, 22
a   0,09m
Khoảng cách giữa các lỗ: 2  21 2  21

Dngio - Đường kính ngoài của ống gió chính, Dngio = 0,22m
Lỗ gió trên mỗi ống nhánh đặt thành hai hàng so le và nghiêng 1 góc 45 0 so với trục
thẳng đứng của ống
4.6.3. Tính toán máng phân phối và thu nước rửa lọc:
Bể có chiều rộng là 3,7 m. Chọn mỗi bể bố trí 2 máng thu nước rửa lọc có đáy hình
3,7
d  1,85m
tam giác. Khoảng cách giữa các tim máng là 2 (Theo TCVN 33 – 2006,

SVTH: Trần Thị Minh Thư 80


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
d  2,2m )

Lượng nước rửa thu vào mỗi máng:


qm  Wn  d  l  l / s
Trong đó:
Wn – cường độ rửa lọc, Wn = 14 l/s.m2
d - khoảng cách giữa các tim máng , d = 1,85m
l - chiều dài của máng l = 4 m
qm  14 1,85  4  103,6 l / s  0,1036 m3 / s

Chiều rộng máng tính theo công thức:

qm 2
Bm  K  5
 1,57  a 
3

0,10362
 2,1 5
 1,57  1,3
3

 0, 45m (CT 6-25/[4])


Trong đó:

qm - lưu lượng nước rửa tháo qua máng, qm  0,1036 m / s


3

a - tỉ số giữa chiều cao phần chữ nhật với ½ chiều rộng máng, lấy a = 1,3 (theo 6.117/
[4] quy định a = 1 – 1,5)
K - hệ số, đối với tiết diện máng hình tam giác K = 2,1 (Theo 6.117 TCXD 33 – 2006)
Chiều cao phần máng hình chữ nhật là:
Bm  a 0, 45 1,3
hCN    0,3m
2 2
Vậy chọn chiều cao máng thu nước là hcn = 0,3m. Lấy chiều cao của đáy tam giác là:
hđ = 0,2m. Độ dốc của máng lấy về phía máng nước tập trung là i = 0,01. Chiều dày
thành máng là  m  0,08m (theo 6.117/[4])
Chiều cao toàn phần của máng thu nước rửa:
H m  hCN  hd   m  0,3  0, 2  0,08  0,58m

SVTH: Trần Thị Minh Thư 81


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Khoảng cách từ bề mặt lớp vật liệu lọc đến mép trên máng thu nước xác định theo
H e
H m   0,3
công thức: 100 (CT 6-27/[4])
Trong đó
H - chiều cao lớp vật liệu lọc, chọn H = 1,3 m
e: độ giãn nở tương đối ở lớp vật liệu lọc, e = 30%
1,3  30
H m   0,3  0,69m
100
Theo quy phạm khoảng cách giữa đáy dưới cùng của máng dẫn nước rửa phải nằm cao
hơn lớp vật liệu lọc tối thiểu 0,07 m.
Chiều cao toàn phần của máng thu nước là: Hm = 0,58 m
Vì máng dốc về phía máng tập trung i = 0,01, máng dài 3,7 m
⇒ Chiều cao ở máng tập trung là: 0,58 + 0,01 ¿ 3,7 = 0,617 (m)

Vậy H m sẽ phải lấy bằng: H m  0,617  0,07  0,7 m


Nước rửa lọc từ máng thu tràn vào ngăn tập trung nước.
Khoảng cách từ đáy máng thu đến đáy ngăn tập trung xác định theo công thức:

qM 2
hm  1,75  3  0, 2
g  A2
0, 212
 1,75  3  0, 2
9,81 0,752
 0,55m

Trong đó
qM - lưu lượng nước chảy vào ngăn tập trung nước; qM = 0,21 m3/s
A - chiều rộng của ngăn tập trung nước. Chọn A = 0,75 (quy phạm không được nhỏ
hơn 0,6m)
4.6.4. Tính toán số chụp lọc
Sử dụng loại chụp lọc có đuôi dài, có khe rộng 1mm
Chọn 35 chụp lọc trên 1m2 sàn công tác (Theo 6.112 TCXDVN 33:2006, quy định là
35 – 50 cái)

Tổng số chụp lọc trong một bể là: N  35 14,8  518 cái

SVTH: Trần Thị Minh Thư 82


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Phân bố số chụp lọc theo chiều rộng B = 3,7m là 22 chụp lọc. Khoảng cách giữa các
2160
3700  22  70  2160mm   94 mm
chụp lọc là 23

Phân bố số chụp lọc theo chiều rộng L = 4m là 23 chụp lọc. Khoảng cách giữa các
2390
4000  23  70  2390mm   99,6 mm
chụp lọc là 24

Lưu lượng nước đi qua 1 chụp lọc


Wn 14
qn    0, 4 l / s  0,0004 m3 / s
35 35
Lưu lượng gió đi qua 1 chụp lọc
Wg 15
qg    0, 43 l / s  0,00043 m3 / s
35 35
Tổn thất áp lực qua chụp lọc:
V2 22
hcl    0,8m
2 g  2 2  9,81 0,52 (CT 6-24/[4])
Trong đó
V - tốc độ chuyển động của nước hoặc hỗn hợp nước và gió qua khe hở của chụp lọc
( theo 6.112/[4], lấy không nhỏ hơn 1,5m/s, chọn V = 2 m/s)
μ - hệ số lưu lượng của chụp lọc. Đối với chụp lọc khe hở μ =0,5 (theo
6.112/[4])
4.6.5. Tính tổn thất áp lực khi rửa bể lọc nhanh
Theo TCXD 33 – 2006, tổn thất áp lực trong bể lọc: 3 - 3,5 m. hb = Lấy 3m
Theo TCXD 33 – 2006, tổn thất áp lực trong các đường ống nối từ các bể lọc đến bể
chứa : 0,5 - 1m lấy hống = 0,5m
Vậy tổng tổn thất áp lực khi qua bể lọc là Hbl= hb + hống = 3 + 0,5 = 3,5 m
Tính tổn thất áp lực trong hệ thống phân phối bằng giàn ống khoan lỗ:
vc 2 vn 2
hp     m
2g 2g (CT 6-23/[4])
Trong đó:
vc - tốc độ nước chảy ở đầu ống chính ; vc = 1,67 m/s

SVTH: Trần Thị Minh Thư 83


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
vn - tốc độ chảy ở đầu ống nhánh; vn = 1,6m/s
2, 2 2,2
  1   1  18,96
 kW 
2
0,352
ζ - hệ số sức cản ; (kW = 0,35) (CT 4-44/134/[2])
1,67 2 1,62
hp  18,96    2,83m
2  9,81 2  9,81

Tổn thất áp lực qua lớp sỏi đỡ: hd = 0,22  Ls  W (CT


4-46/135/[2])
Ls - chiều dày của lớp sỏi đỡ, Ls = 0,3 m
W - cường độ rửa lọc, W = 14 (l/s.m2)
hd  0,22  0,3 14  0,924( m)

Tổn thất áp lực trong lớp vật liệu lọc


hvl  (a  b  W)  L  e  m (CT
4-47/135/[2])
Ứng với kích thước hạt d = 0,5 – 1mm; a = 0,76; b = 0,017 (135/[2])
e - độ giãn nỡ tương đối của lớp vật liệu lọc, e = 0,3
L - chiều dày lớp cát lọc, L = 1,3
hvl   0,76  0,017 14  1,3  0,3  0,389m

Áp lực phá vỡ kết cấu ban đầu của lớp cát lọc lấy hbm = 2 m
Vậy tổn thất áp lực trong nội bộ bể lọc:
ht  hp  hd  hvl  hbm  2,83  2, 46  0,389  2  7, 68m

4.6.6. Tính máy bơm rửa lọc

Chọn máy bơm rửa lọc và bơm gió rửa lọc :


Áp lực công tác cần thiết của máy bơm rửa lọc xác định theo công thức:
H r  hhh  hô  hp  hd  hvl  hbm  hcb (m)
(CT
4-58/142/[2])

Trong đó : ht =h p +hd +h vl +h bm (m)

ht = 7,68 (m)

SVTH: Trần Thị Minh Thư 84


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
hhh - là độ cao hình học từ cốt mực nước thấp nhất trong bể chứa đến mép máng thu
nước rửa (m)
hhh=4+3,5−2+0 , 71=6, 21(m)
Theo 6.106 TCXD 33 – 2006:
4 - chiều sâu mức nước trong bể chứa (m)
3,5 - độ chênh mực nước giữa bể lọc và bể chứa (m)
2 - chiều cao lớp nước trong bể lọc
0,71 - khoảng cách từ lớp vật liệu lọc cho đến máng (m)
hô : tổn thất áp lực trên đường ống dẫn nước từ trạm bơm nước rửa đến bể lọc (m)
Giả sử chiều dài ống dẫn nước rửa lọc là l = 100(m). Đường kính ống dẫn nước rửa lọc
D = 400mm, Qr = 210 l/s. Tra bảng được 1000i = 8,19
Vậy hô = i.l = 0,00819 x 100 =0,819 m
hcb - tổn thất áp lực cục bộ ở các bộ phận nối ống và van khóa xác định theo công thức
v2
hcb    (m)
2g (CT
4-59/142/[2])
Giả sử trên đường ống dẫn nước rửa lọc có các thiết bị phụ tùng như sau: 2 cút 90, 1
van khóa , 2 ống ngắn.
1,912
hcb  (2  0,98  0, 26  2,1)   0,8m
Vậy: 2  9,81

H r  6, 21  0,819  7,68  0,8  15,5m

Với Qr = 210 l/s, Hr = 15,5 m chọn máy bơm rửa lọc phù hợp. Ngoài 1 máy bơm rửa
lọc công tác, phải chọn 1 máy bơm dự phòng. Với Qgió =0,222 m3/s, Hgio = 3 m thì sẽ
chọn được máy bơm phù hợp.
Tỉ lệ lượng nước rửa so với lượng nước vào bể loc tính theo công thức :
W  f  t1  60  N 100
P  
Q  T0  1000 (CT
4-60/143/[2])
Trong đó:
W – cường độ rửa lọc, W = 14 l/s.m2

SVTH: Trần Thị Minh Thư 85


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
F – diện tích một bể lọc, f = 14,8 m2
N – số bể lọc, N = 5 bể
Q – công suất trạm xử lý, Q = 416,7 m3/h
T
T 0= −(t 1 +t 2 +t 3 )
0 – thời gian công tác của bể giữa 2 làn rửa (giờ),
n
T
24
To   (0,1  0,17  0,35)  11,38h
2
14  14,8  6  60  5  100
P  7,86
146,7 11,38 1000

Theo công thức II.189 trang 189, Sổ tay Quá trình và Thiết bị Công nghệ Hóa chất –
Tập 1, công suất bơm là:
Q H    g
N  kW 
1000 

Trong đó:
Q – lưu lượng bơm, Qr = 210 l/s = 0,21 m3/s
Hr = 15,5 m

η – hiệu suất chung của bơm:   0,8


0, 2115,5  998  9,81
N  39,8 kW
Vậy 1000  0,8

Chọn N = 50 kW
4.6.7. Tính máy bơm khí rửa lọc
Bơm khí dùng rửa lọc được tính toán dựa trên các yêu cầu sau:
Cột áp của bơm được tính theo công thức:
H  h1  h2  h3

Trong đó:
h1 - cột áp để khắc phục tổn thất áp lực chung trong ống dẫn khí tính từ máy thổi khí
đến bể lọc. Chọn h1 = 1m
h2 - cột áp để khắc phục cột nước và lớp cát lọc trên lỗ phân phối gió.
h2    H1  H 2
SVTH: Trần Thị Minh Thư 86
GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Với: γ là trọng lượng riêng của cát
H1 là chiều cao lớp cát
H2 là chiều cao lớp nước từ mặt lớp vật liệu lọc đến mép máng

Ta có :   2,6; H1  1,3m ; H 2  0,7 m

 h2  2,6 1,3  0,7  4,08m

h3 - cột áp để khắc phục tổn thất từ hệ thống phân phối đến mép máng thu nước rửa
lọc. Chọn h3 bằng chiều cao lớp nước từ ống phân phối đến mép máng thu nước rửa,
h3= 2m
⇒ Vậy cột áp cần thiết của bơm gió rửa lọc là: H  1  4,08  2  7,08m

Chọn bơm khí rửa lọc có cột áp là 8 m.


Bảng 4.10 Các thông số thiết kế bể lọc nhanh

Công trình Thông số Kích thước Đơn vị

Bể lọc 5 bể

Diện tích một bể lọc 14,8 m2

Bể lọc nhanh Chiều dài 4 m

Chiều rộng 3,7 m

Chiều cao 5,5 m

Ống chính 2 ống


Hệ thống phân Đường kính ống chính D400 mm
phối nước rửa
lọc Ống nhánh 25 ống

Đường kính ống nhánh D75 mm

Ống chính 2 ống

Đường kính ống gió chính D150 mm


Hệ thống dẫn
gió rửa lọc Ống nhánh 25 ống

Đường kính ống gió nhánh D150 mm

Chụp lọc Chụp lọc 518 cái


SVTH: Trần Thị Minh Thư 87
GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

Khoảng cách giữa các chụp


94 mm
lọc theo hàng ngang

Khoảng cách giữa các chụp


99,6 mm
lọc theo hàng dọc

Máng thu 2 máng

Chiều rộng máng 0,45 m


Máng thu nước
Chiều cao máng 0,7 m

Chiều dài máng 4 m

4.7. Tính toán hóa chất khử trùng nước


Sử dụng Clo dạng lỏng để khử trùng nước. Clo được nén với áp suất cao sẽ hóa lỏng
và được chứa trong các bình thép. Tại trạm xử lý phải đặt thiết bị chuyên dụng để đưa
Clo vào nước. Dùng thiết bị phân phối Clorator.
Lượng Clo dùng trong một giờ:
qCl2  Q  LCl

Trong đó:
Q - công suất trạm xử lý, Q = 10000 m3/ngày = 416,7 m3/h = 416700 l/h
LCl - liều lượng clo khử trùng lấy bằng 2mg/l =0,002 kg/m3(Theo 6.162 TCXD 33 –
2006, lượng clo để khử trùng đối với nước mặt 2 – 3 mg/l).
qCl2  416,7  0,002  0,8334 kg / h
Vậy
3
Lượng nước tính toán để cho clorator làm việc lấy bằng 0,6 m cho 1kg clo (Theo
6.169 TCXD 33 - 2006).

Lưu lượng nước cấp cho trạm clo:


Qt  0,6  0,8334  0,5 m3 / h  0,000139 m3 / s  0,139 l / s

Đường kính ống nước:

4  Qt 4  0,000139
d   0,0149m  14,9mm
 v 3,14  0,8

SVTH: Trần Thị Minh Thư 88


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Trong đó:
Qt – lưu lượng nước cấp cho trạm clo (m3/s)
v – tốc độ trong đường ống, theo 6.172/[4], lấy v = 0,8 m/s đối với Clo lỏng.

Chọn đường kính ống d = 15 mm (đường kính ống dẫn Clo không được lấy hơn

80mm)
Liều lượng clo cần thiết dùng để khử trùng trong một ngày là:
QCl ngay  0,8334  24  20 kg / ngay

Lượng clo dự trữ đủ dùng trong 30 ngày:


m  20  30  60 kg

Lưu lượng giây lớn nhất cho clo lỏng:


4  0,8334
Q s max   9, 26 104 m3 / s
3600
Đường kính ống dẫn Clo:
Vận tốc đường ống: v = 0,8 m/s

Q s max 9, 26 104
d Cl  1, 2   1, 2   0, 04 m  40mm
V 0,8 (CT 6-8/197/[2])
Vậy dCl = 40mm < 80mm  thỏa điều kiện
4.8. Bể chứa nước sạch
Bể chứa nước sạch được chia thành nhiều ngăn tạo thành dòng chảy lưu thông trong
bể, tránh các vùng nước chết trong bể, đồng thời phải đảm bảo đủ thời gian tiếp xúc
giữa nước và chất khử trùng.
Vậy thể tích tối thiểu của bể chứa là:

Wtoithieu  Q  t  60  0,12  30  60  216 m3


Trong đó:
Q - lưu lượng thiết kế; Q = 10000 m3/ngày đêm = 0,12m3/s
t - thời gian nước lưu lại trong bể chứa; chọn t = 30 phút (quy phạm 30 - 45 phút)
Dung tích bể chứa:
Wbc  Wdh  Wcc  Wbt

SVTH: Trần Thị Minh Thư 89


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Trong đó:
Wbc - Dung tích bể chứa (m3)
Wđh - Thể tích điều hoà của bể chứa (m3)
Wdh  20  Qngay .dem  0,2  10000  2000 m3

Wbt - Dung tích dùng cho bản thân trạm xử lí.


 4  6 Q ngay .dem 
Wbt  6  Qngay .dem  0,06 10000  600 m3

Wcc - Thể tích nước dự trữ dùng cho chữa cháy trong vòng 3 giờ liền (m3)
20
Wcc  n  qcc  t  2   3  3600  432 m3
1000
Theo Tiêu chuẩn nước chữa cháy : q cc = 20 l/s. Số đám cháy xảy ra đồng thời : n = 2
đám.

Vậy Wbc  2000  432  600  3032 m3

3032
 1516 m3
Ta thiết kế 2 bể chứa nước sạch. Với dung tích mỗi bể là : 2
2
B L
Xây bể hình chữ nhật chiều cao H = 4 m , chiều rộng 3 chiều dài
Wbc  L  B  H
2
1516  L   L  4
3
 L  23,8 m
Chọn L = 24m
Vậy chọn kích thước mỗi bể chứa nước là: L  24m ; B  16 ; H  4m
Chiều cao xây dựng của mỗi bể:
H XD  H nuoc  H BV
 4  0,5  4,5m

Vậy chiều cao của bể chứa là 4,5m


Chiều cao từ mực nước đến thành bể: 0,5 m
Bể được xây dựng vừa chìm vừa nổi. Phần chìm sâu so với mặt đất là 3m.

SVTH: Trần Thị Minh Thư 90


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Phần mặt bằng của bể chứa nước sạch được xây dựng kín bởi lớp bê tông cốt thép và
làm hở một khoảng có kích thước 1.5m x 1.5m ở góc bể để đặt ống dẫn nước từ bể
chứa sang trạm bơm cấp 2 và để công nhân lên xuống kiểm tra khi cần.
Trên mặt bằng bể, tại nắp đậy mỗi bể bố trí 12 ống thông hơi, đường kính mỗi ống là
100mm nhằm tránh tình trạng yếm khí gây giảm chất lượng nước đã xử lý
Bố trí các ống thông hơi như sau:
Theo chiều dài bể bố trí 4 hàng lỗ . Khoảng cách của tâm các lỗ thong khí là 6m
Theo chiều rộng bể bố trí 3 hàng lỗ. Khoảng cách của tâm các lỗ thong khí là 4m
Bảng 4.11 Các thông số thiết kế bể chứa nước sạch

STT Thông số Số lượng Đơn vị

1 Bể chứa 2 Bể

2 Chiều rộng bể 16 m

3 Chiều dài bể 24 m

4 Chiều cao bể 4,5 m

5 Ống thông hơi 24 ống

4.9. Sân phơi bùn


Số lượng cặn từ bể lắng thải ra trong 1 ngày
Q   C1  C2  10000   87,5  10 
G1    775 kg / ngay
1000 1000
Trong đó:
Q - công suất trạm xử lý, Q =10000 m3/ngày.đêm
C1 - hàm lượng cặn trong nước đi vào bể lắng, C1 = Cmax= 87,5 mg/l
C2 - hàm lượng cặn trong nước đi ra khỏi bể lắng, theo TCXD 33 – 2006
C = 10 – 12 mg/l , chọn C2 = 10 mg/l
Số lượng bùn thải ra từ bể lọc trong 1 ngày được tính:
Q  (C2  C3 ) 10000   10  0 
G2    100 kg / ngay
1000 1000
Trong đó:

SVTH: Trần Thị Minh Thư 91


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
C2 - Hàm lượng cặn trong nước đi vào bể lọc: C2 = 10 (mg/m3)
C3 - Hàm lượng cặn trong nước đi ra bể khỏi bể lọc: C3 = 0 (mg/m3)
Tổng số lượng cặn 2 bể xả ra trong 1 ngày:
G  G1  G2  775  100  875 kg / ngay

Lượng bùn tạo thành sau 1 tháng là:


G3  30  G  30  875  26250 kg  26, 25 tấn

Diện tích mặt hồ cần thiết:


G3 26250
F   262,5 m 2
a 100
Với : a là tải trọng nén bùn: a = 100120 kg/m2. Chọn a = 100 kg/m2
262,5
F  131, 25 m 2
Xây dựng 2 hồ chứa bùn với diện tích hồi chứa bùn là : 2

Kích thước mỗi hồ là L  B  14 10 m . Như vậy, mỗi hồ có tiết diện

f  L  B  14 10  140 m 2

Sau 1 tháng rút nước ra khỏi hồ để phơi bùn trong 1 tháng, nồng độ bùn khô đạt 25%,
tỉ trọng của bùn γ = 1,2 T/m3.
Thể tích bùn khô trong hồ:
G3 26, 25
V   21,875 kg / ngay
 1, 2

Chiều cao bùn khô trong 1 hồ:


V 21,875
h   0,156m
f 140

Trọng lượng dung dịch cặn xả ra hàng ngày


G 100 875  100
G'    218750 kg  218,75
n 0, 4 tấn
n - nồng độ cặn 0.4%,
Thể tích bùn loãng xả ra trong 1 ngày :
G ' 218,75
V   216,37 m3
 1,011

SVTH: Trần Thị Minh Thư 92


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Tỷ trọng  = 1,011 t/m3
Chiều cao bùn loãng trong hồ :
V 216,37
h   0,99m
G ' 218,75

Chiều sâu phần cặn hcặn= 0,156 + 0,99 = 1,15 m chọn hcặn=1,2 m
Chiều sâu của hồ là
HXD = hđáy + h cặn+hdự trữ = 0,4 +1,2 +0,3 =1,6 m
Trong đó :
hđáy - chiều cao 3 lớp sỏi đỡ = 0.4 m
hdự trữ - chiều cao dự trữ = 0.3 m
Đáy hồ có độ dốc i = 2% về phía cửa tháo nước ra. Giữa 2 bể, làm đường rộng bằng
3m.

Bảng 4.12 Các thông số thiết kế hồ chứa bùn

STT Thông số Số lượng Đơn vị

1 Hồ chứa bùn 2 Hồ

2 Chiều rộng hồ B 10 m

3 Chiều dài hồ L 14 m

4 Chiều cao hồ HXD 1,6 m


4.10. Cao trình các công trình xử lý
Khi bố trí các công trình trong trạm xử lý nước cần tuân thủ theo các quy định sau:
Các công trình trong trạm xử lý bố trí theo nguyên tắc tự chảy.
Độ chênh lệch mực nước giữa các công trình đơn vị xử lý nước phải được tính toán đủ
để khắc phục tổn thất áp lực trong công trình, trên đường ống nối giữa các công trình
và các van khóa, thiết bị đo lường…
Độ chênh mực nước trong các công trình cần phải xác định cụ thể qua tính toán. Sơ bộ
ta chọn tổn thất áp lực để bố trí cao độ mực nước trong các công trình theo điều 6.355
TCVN 33 - 2006. Đồng thời dựa vào chiều cao các công trình đơn vị.
Trong các công trình thiết kế, tổn thất áp lực được xác định:

SVTH: Trần Thị Minh Thư 93


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
- Bể trộn đứng: 0,4 - 0,6 m. Chọn 0,5 m
- Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng: 0,1 - 0,2 m. Chọn 0,2 m
- Bể lắng ngang: 0,4 - 0,6 m. Chọn 0,5 m
- Bể lọc nhanh: 3 - 3,5 m. Chọn 3 m
Trong các đường ống nối:
- Từ bể trộn đến bể lắng: 0,3 - 0,4 m. Chọn 0,3 m
- Từ bể lắng đến bể lọc: 0,5 - 1 m. Chọn 0,5m
- Từ bể lọc đến bể chứa nước sạch: 0,5 - 1 m. Chọn 0,5 m
4.10.1.Cao trình bể chứa nước sạch
Chọn cốt mặt đất tại vị trí bể chứa nước sạch: Ztrạm = 1,5 m
Mực nước cao nhất trong bể chứa là 4m và lấy thêm 0,5m là chiều cao bảo vệ
Bể được xây 4m chìm dưới mặt đất và 0,5m nổi lên trên mặt đất.
Cao trình đỉnh bể chứa: Zbcđỉnh = Zchìm - Hbể = (- 2,5) – (-4,5) = + 2m
Cao trình mực nước cao nhất trong bể: ZbcMN = Zbcđỉnh – Hbv = 2 – 0,5 = 1,5 m
Cao trình đáy bể chứa nước sạch: Zbcđáy = ZbcMN – Hbc = 1,5 – 4 = - 2,5 m
4.10.3.Cao trình bể lọc
Cao trình mực nước bể lọc: ZblMN = ZbcMN + Hloc-bc + Hlọc
= 1,5 + 0,5 + 3 = 5 m
Trong đó:
ZbcMN - cao trình mực nước cao nhất trong bể chứa: ZbcMN = 1,5 m
Hloc – tx - tổn thất áp lực từ bể lọc sang bể chứa: Hloc – bc = 0,5 m
Hloc - tổn thất áp lực trong bể lọc nhanh: Hloc = 3 m
Cao trình đỉnh bể lọc: Zblđỉnh = ZblMN + Hbv = 5 + 0,5 = + 5,5 m
Với Hbv - chiều cao bảo vệ thêm cho nước dâng khi rửa lọc: Hbv = + 0,5 m
Cao trình đáy bể lọc: Zblđáy = Zblđỉnh - HXD = 5,5 – 5,5 = 0 m.
4.10.4. Cao trình bể lắng ngang kết hợp bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng
Cao trình mực nước trong bể lắng: ZblangMN = ZblMN + hlang – loc + hlang
= 5 + 0,5 + 0,5 = + 6 m
Trong đó:
ZblMN - cao trình mực nước bể lọc: ZblMN = 5 m
SVTH: Trần Thị Minh Thư 94
GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Hlang – loc - tổn thất áp lực từ bể lắng sang bể lọc: hlang – loc = 0,5 m
Hlang - tổn thất áp lực trong bể lắng : hlang = 0,5 m
Cao trình đỉnh bể lắng Zblangđỉnh = ZblangMN + Hbv = 6 + 0,5 = + 6,5 m
Với Hbv - chiều cao bảo vệ bể lắng: Hbv = 0,5 m
Cao trình đáy bể lắng: Zblangday=Zblangđỉnh – Hblang= 6,5 – 3,8 = + 2,7m
4.10.5.Cao trình bể trộn đứng
Cao trình mực nước trong bể trộn đứng: ZtrMN = ZblMN+ htr – lắng + htr
= 6 + 0,3 + 0,5 = + 6,8m
Trong đó:
ZpưMN - cao trình mặt nước của bể phản ứng: ZpưMN = 6 m
Htr – pư - tổn thất áp lực từ bể trộn sang bể phản ứng: htr – lắng = 0,3 m
Htr - tổn thất áp lực trong bể trộn thủy lực: Htr = 0,5 m
Cao trình đỉnh bể trộn đứng: Ztrđỉnh = ZtrMN + Hbv = 6,8 + 0,5 = + 7,3 m
Với Hbv - chiều cao bảo vệ trong bể trộn, Hbv = 0,5 m
Cao trình đáy bể trộn đứng: Ztrđáy = Ztrđỉnh – HTP = 7,3 – 4 = + 3,3 m

Bảng 4.13 Cao trình của các công trình trạm xử lý


Cao trình tại Cao trình tại Cao trình tại
Loại bể
mặt nước (m) đỉnh (m) đáy (m)

Bể trộn đứng + 6,8 + 7,3 + 3,3

Bể lắng ngang kết hợp bể


+6 + 6,5 + 2,7
phản ứng có lớp cặn lơ lửng

Bể lọc +5 + 5,5 0

Bể chứa nước sạch +1,5 +2 -2,5


4.11. Trạm bơm cấp 2
Công suất của trạm xử lý là 10000m3/ngày.đêm = 416,7 m3/h = 0,12 m3/s
Chọn số máy bơm trong trạm cấp 2 là 4 máy, bao gồm 3 máy hoạt động và 1 máy dự
phòng.
Công suất mỗi bơm được tính như sau:

SVTH: Trần Thị Minh Thư 95


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
Qb  H b  g   0,12  50  9,81 998
Nb    24, 48 kW
1000    n 1000  0,8  3

Chọn N b  25 kW

Trong đó:
µ - hiệu suất máy bơm (80%), µ = 0,8
ρ - khối lượng riêng của nước, ρ = 998 kg/m3
Hb - cột áp của bơm (m), chọn Hb = 50(m)
Các máy bơm cấp 2 luân phiên nhau hoạt động, với số giờ hoạt động trung bình của
mỗi máy bơm trong ngày khoảng 15-17 giờ. Trong trạm bơm có lắp đặt thiết bị biến
tầng để luôn có một máy bơm hoạt động được với công suất từ 0 - 310 (m 3/h) (bơm
hoạt động theo chế độ biến tần cũng luân phiên). Chế độ chạy của bơm cấp 2 theo 2
chế độ:
Giờ dùng nước ít: Chạy 1 đến 2 bơm
Giờ dùng nước trung bình: chạy 3 bơm
Giờ dùng nước nhiều: chạy 4 bơm
Máy bơm hút nước từ hố hút, sàn đặt máy bơm chìm sâu trong đất để máy bơm có thể
tự mồi được khi bể chứa có khoảng 2m nước.
Hố hút: Kích thước là 4m × 12m × 6m, chia làm 5 ngăn, 4 máy bơm cấp 2 và 1 máy
bơm nước rửa lọc.
Vỏ che trạm bơm: Kích thước tổng cộng: 6m × 24m. Đặt máy bơm kích thước
6m × 10m, chìm sâu trong đất 3m. Gian đặt bơm gió, điều khiển kích thước 6m × 8m,
nổi trên mặt đất 0,5 m

Bảng 4.14 Các thông số thiết kế trạm bơm cấp 2

ST
Thông số Số lượng Đơn vị
T

1 Số máy bơm 04 cái

2 Cột áp bơm 50 m

3 Công suất máy bơm 25 kW

4 Hố hút m

SVTH: Trần Thị Minh Thư 96


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

- Dài 6
m
- Cao 4
m
- Rộng 12

Vỏ che trạm bơm


6 m
- Dài
5 8 m
- Cao
24 m
- Rộng

SVTH: Trần Thị Minh Thư 97


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

CHƯƠNG 5: DỰ TOÁN ĐẦU TƯ VÀ CHI PHÍ VẬN HÀNH


5.1. Kinh phí xây dựng

ST Thể tích Đơn giá Thành tiền


Công trình Số lượng
T (m3) (triệu đồng) (triệu đồng)

1 Công trình thu 1 25

2 Bể trộn đứng 10,42 1 1,5 15,63

Bể phản ứng có lớp


3 70 2 1,5 210
cặn lơ lửng

4 Bể lắng ngang 342 2 1,5 1026

5 Bể lọc nhanh 16,28 5 1,5 122,1

6 Bể chứa nước sạch 1516 2 1,5 4548

7 Bể pha hóa chất 1,5

8 Bể chứa nước dự trữ 5000 1 1,5 7500

9 Hồ chứa bùn 224 2 1,5 672

10 Công trình phụ 1 325

Tổng cộng:

SVTH: Trần Thị Minh Thư 98


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

CHƯƠNG 6: QUẢN LÝ VẬN HÀNH


6.1. Các biện pháp kỹ thuật trong quản lý trong trạm xử lý nước
Quản lý kỹ thuật trong trạm xử lý nước nhằm mục đích đảm bảo công suất và chất
lượng nước cung cấp với giá thành thấp nhất.
Để đảm bảo mục tiêu này, yêu cầu người cán bộ quản lý phải nắm vững những thông
số thiết kế cũng như quy trình vận hành các công trình đơn lẻ trong trạm xử lý nước.
Các biện pháp kỹ thuật bao gồm:
- Kiểm tra định kỳ, đảm bảo các công trình và thiết bị trong nhà máy hoạt động
bình thường;
- Thường xuyên theo dõi, đảm bảo chế độ hoạt động hợp lý nhất cho các công
trình và thiế bị;
- Lập kế hoạch kiểm tra và sửa chữa định kỳ các công trình, thiết bị trong nhà
máy nước;
- Phát hiện và giải quyết kịp thời các sự cố;
- Kiểm tra định kỳ chất lượng nước trước và sau khi xử lý;
- Xác định chính xác lượng hóa chất dùng cho xử lý nước theo từng thời kỳ trong
năm;
- Tẩy rửa định kỳ các công trình và thiết bị.
Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả hoạt động của các công trình và các thiết bị hoạt
động trong nhà máy nước, cần áp dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật nhằm nâng
cao năng suất và hiệu quả của các thiết bị, công trình, đồng thời tổ chức công tác quản
lý một cách khoa học để đảm bảo có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu trong công
đoạn xử lý.
6.2. Tổ chức quản lý các thiết bị và công trình trong trạm
Tất cả các công trình trong trạm xử lý nước đều cần được khử trùng bằng clo trước khi
đưa vào vận hành.
Sau khi có sửa chữa lớn, các công trình cần được kiểm tra lại toàn bộ, sau đó khử trùng
bằng clo hoặc clorua vôi.
Trước khi đưa công trình vào hoạt động chính thức, cần chạy một thời gian cho đến
khi nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu.
6.3. Nội dung kiểm tra, bảo dưỡng đối với các công trình đơn vị trong phạm vi
xử lý
6.3.1. Bể trộn và bể phản ứng tạo bông cặn
Có ba việc cơ bản khi quản lý vận hành bể phản ứng tạo bông cặn là:

SVTH: Trần Thị Minh Thư 99


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
- Quan sát sự hình thành các bông cặn, kích thước và độ đều chắc của các hạt
bông. Ca đêm đèn chiếu sáng không đủ, người trực ca phải có đèn pin đủ mạnh để
quan sát. Nếu thấy hiện tượng bất thường phải kiểm tra ngay hệ thống pha và định
lượng hóa chất, bể trộn để khắc phục ngay các hiện tượng sai lạc.
- Kiểm tra thường xuyên việc phân phối lưu lượng đều vào các bể, vớt kịp thời
các bọt ván nổi. Vì các bọt váng gây cản trở cho các khâu xử lý nước tiếp theo. Kiểm
tra và loại trừ kịp thời rong, rêu bám vào thành bể, không cho rong rêu phát triển bằng
cách: từng thời kì quét vôi vào thành bể và vách ngăn, nếu có hiện tượng phát triển
mạnh, có thể pha clo với liều lượng cao 5 – 10 mg/l trong quãng thời gian 2 – 3 giờ để
diệt tảo.
- Định kì 6 tháng hay 1 năm một lần cách ly từng ngăn bể, tháo khô bể, làm sạch
đáy bể không cho bùn đóng ở đáy lâu ngày gây hiện tượng phân hủy yếm khí sinh ra
váng nổi và làm giảm chất lượng nước.
Tùy theo chất lượng nước thô thay đổi theol từng mùa mà điều chỉnh cường độ khuấy
trộn để đạt hiệu quả tạo bông cao nhất. Định kì tra dầu mỡ cho các ổ trục máy khuấy
cơ khí, phải có biện pháp an toàn, không để dầu mỡ rơi vào nước.
Hằng ngày phải làm thí nghiệm keo tụ trong phòng thí nghiệm để tìm ra liều lượng
phèn và cường độ khuấy trộn tốt nhất để điều chỉnh hệ thống hóa chất, trộn và phản
ứng tạo bông cặn.
6.3.2. Bể lọc nhanh
Độ đục của nước lọc được theo dõi một đến hai giờ một lần bằng thiết bị đo độ đục đặt
ở ống dẫn chung đưa nước lọc về bể chứa, truyền trực tiếp về tủ điều khiển hay bàn
điều khiển trung tâm, nếu không trang bị bộ đo độ đục tự động phải lấy mẫu nước để
phân tích tại phòng thí nghiệm 2 giờ một lần. Nếu phát hiện độ đục của nước lọc vượt
quá tiêu chuẩn, phải tìm nguyên nhân và khác phục ngay.
Độ dài của một chu kì lọc phụ thuộc vào chất lượng nước thô, vận tốc lọc và tình trạng
của lớp vật liệu lọc sau khi rửa. Giảm độ dài của một chu kì lọc có thể do các nguyên
nhân sau:
- Do phân loại thủy lực khi rửa làm cho các hạt nhỏ tập trung lên mặt trên cùng
của lớp lọc.
- Đường kính trung bình của lớp cát dày 20cm ở lớp trên cùng quá bé hoặc
đường kính hiệu quả d10 quá bé.
- Nước từ bể lắng sang đục hơn bình thường.
- Lớp cát lọc rửa không sạch, có nhiều chỗ bị bùn vón thành cục.
- Bị hiện tượng chân không trong lớp lọc, bọt khí bám vào cát lọc.

SVTH: Trần Thị Minh Thư 100


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
- Lượng phèn cho vào nước quá liều lượng cần thiết.
Lượng nước rửa lọc nếu chỉ chiếm 0,8 – 2% lượng nước lọc mà chu kì lọc không bị rút
ngắn là đạt yêu cầu, nếu từ 3 – 5% quá lớn cần phải xem xét lại toàn bộ lớp vật liệu
lọc, cường độ và thời gian rửa lọc.
- Thực hiện đúng chế độ rửa lọc với cường độ, thời gian và trình tự rửa thích hợp
là điều kiện quyết dịnh đến hiệu quả làm việc của bể lọc.
- Để tránh làm xáo trộn lớp sỏi đỡ khi bắt đầu rửa, phải tăng từ từ cường độ gió,
tránh cho gió vào bể lọc một cách đột ngột theo cường độ rửa ngay giây đầu tiên bằng
cách mở van xả ở ống dẫn từ máy gió đến bể lọc (thường đặt ở trước xiphông chống
nước dội ngược), cho máy gió chạy, mở từ từ van gió vào bể lọc, sau đó đóng dần van
xả gió lại.
Người quản lý phải luôn dõi theo lớp cát lọc trước và sau khi rửa: nếu thấy mặt cát lọc
nhấp nhô, có bùn động trước khi rửa lọc là do phân phối nước vào không đều làm xói
bề mặt lớp lọc, nếu quan sát thấy hiện tượng trên sau khi rửa lọc, chứng tỏ việc phân
phối gió và nước rửa không đều.
6.3.3. Bể lắng
Bể lắng cũng cần được kiểm tra tối thiểu mỗi năm một lần sau khi đã xả toàn bộ bùn
cặn vào đường ống xả. Rửa bể bằng nước sạch, sau đó là dung dịch sunfat 5% và cuối
cùng là tẩy trùng bằng dung dịch clo.
Đối với bể lắng có lớp cặn lơ lửng, do yêu cầu về chiều dày lớp cặn lơ lửng phải được
giữ ổn định nên trong quá trình quản lý vận hành cần kiểm tra và điều chỉnh sao cho
nước phân bố đều trên toàn bộ diện tích ngăn lắng trong. Việc xả bùn thừa và ngăn
chứa nén cặn và các đường ống dẫn cũng cần được kiểm tra.
6.3.4. Công trình khử trùng nước
Thiết bị pha chế clo và ống dẫn clo cần được quan sát thường xuyên, nếu thấy có nghi
vấn cần kiểm tra ngay độ rò rỉ và xử lý kịp thời.

SVTH: Trần Thị Minh Thư 101


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 Kết luận:
Hiện nay, nhiều khu vực trên phạm vi cả nước nói chung và vùng sâu vùng xa nói
riêng, việc người dân sử dụng nguồn nước sinh hoạt và ăn uống không hợp vệ sinh
ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của người dân. Đối với sử dụng nước ngầm
thường bị nhiễm phèn không thể sử dụng trực tiếp, vì vậy việc xây dựng các nhà
máy xử lý nước cung cấp nguồn nước sạch cho người dân là vấn đề cấp thiết để giải
quyết vấn đề thiếu nước sạch từ đó góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của
người dân vùng nông thôn.
Ngoài ra, hệ thống xử lý có những ưu điểm như đơn giản, dễ chế tạo, tính cơ động hiệu
quả xử lý cao và có thể nâng công suất khi cầ thiết. Đặc biệt với những công trình đơn
giản dễ vận hành cho công nhân vận hành vùng nông thôn nhưng vẫn đáp ứng được
tiêu chuẩn cấp nước.
 Kiến nghị:
Sau khi lắp đặt cần vận hành kiểm tra toàn bộ máy móc hoạt động trong nhà máy để
đảm bảo tính ổn định và lâu dài cho hệ thống.
Thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy móc nhằm đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định
và duy trì tuổi thọ công trình. Định kỳ súc rửa giàn mưa, bể lọc, bể chứa.
Nhân viên, kỹ sư, kỹ thuật viên được đào tạo tốt về chuyên môn và có tinh thần
trách nhiệm cao.Đào tạo cán bộ quản lý, vận hành hệ thống cấp thoát nước.
Thực hiện bảo vệ môi trường, an toàn lao động khi xây dựng các công trình và đào
đắp, lắp đặt chôn ống.
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn nước sạch của người dân thông
qua tuyên truyền trên báo, đài phát thanh, truyền hình. Hạn chế việc sử dụng nguồn
nước ngầm tràn lan của các hộ dân trong khu vực

SVTH: Trần Thị Minh Thư 102


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Nguyễn Phước Dân, Tôn Thất Lãng, Nguyễn Thị Minh Sáng, Giáo trình Kỹ thuật
Xử lý nước cấp và nước thải, NXB Bản đồ, 2007
[2] Nguyễn Ngọc Dung, Xử lý nước cấp, NXB Xây Dựng, 2005
[3] Trịnh Xuân Lai, Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, NXB Xây Dựng,
2004
[4] TCXDVN 33:2006, Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn
thiết kế, Bộ Xây Dựng, 2006
[5] QCVN 01:2009/BYT, Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống,
2009
[6] Nguyễn Thị Hồng, Các bảng tính toán thủy lực, NXB Xây Dựng, 2001

SVTH: Trần Thị Minh Thư 103


GVHD: Thái Phương Vũ
Đồ án Kỹ thuật Xử lý nước cấp
Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nước mặt công suất 10000m3/ngày tại vàm rạch Sang Trắng, Quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ

PHỤ LỤC BẢN VẼ

SVTH: Trần Thị Minh Thư 104


GVHD: Thái Phương Vũ

You might also like