You are on page 1of 10

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG THƯỜNG GẶP CỦA CƠ QUAN HÔ

HẤP
1. Ho
- Thời gian xuất hiện:
+ Cấp tính (dưới 3 tuần): viêm mũi xoang, cúm hoặc viêm đường hô hấp
dưới như viêm phế quản cấp…
+ Bán cấp (từ 3 tuần đến 8 tuần): lao phổi, viêm phổi áp xe hóa,...
+ Mạn tính (trên 8 tuần): bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen,…
- Thời điểm, hoàn cảnh xảy ra ho:
+ Khi thay đổi tư thế và hít vào sâu thường gặp trong các bệnh lý tổn
thương màng phổi.
+ Khi gắng sức hoặc xảy ra vào nửa đêm gần sáng kèm theo khó thở
thường gặp trong hen hoặc suy tim trái.
+ Ho về đêm, tăng lên khi nằm kèm cảm giác nóng rát sau xương ức
thường gặp trong hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.
+ Sau khi tiếp xúc với các yếu tố liên quan môi trường như: độ ẩm, phấn
hoa, bụi gặp trong bệnh lý dị ứng như hen, viêm mũi xoang dị ứng.
+ Ho kéo dài, kèm khò khè, có thể do hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Ho thành từng cơn thường gặp trong hen. 
- Ho ông ổng, ho khàn tiếng
- Ho khan thường ho từng cơn và có thể làm bệnh nhân mệt, buồn nôn,
hoặc nôn
- Ho có đờm: ho lọc xọc, khạc ra đờm
- Số lượng đờm ho hàng ngày: Lượng đờm thay đổi tùy bệnh.
- Màu sắc: quan sát màu sắc đờm rất quan trọng giúp định hướng căn
nguyên gây bệnh.
+ Đờm thanh dịch trong, loãng gợi ý căn nguyên virus.
+ Đờm đục, mủ xanh, mủ vàng gợi ý căn nguyên vi khuẩn.
+ Đờm bọt hồng, có thể gặp trong phù phổi cấp.
+ Đờm hạt trai: trong, quánh, dính, gặp trong hen.
+ Đờm màu gỉ sắt: viêm phổi.
+ Đờm mủ nhầy 3 lớp gồm bọt- nhầy- mủ: giãn phế quản.
+ Đờm màu chocolate: áp xe phổi amip, áp xe gan amip vỡ vào phổi.
+ Đờm giống tổ chức bã đậu: lao phổi.
+ Đờm lẫn máu: lao phổi, ung thư.
- Đờm mùi thối phải nghĩ đến nhiễm khuẩn do vi khuẩn yếm khí.
2. Ho ra máu
Ho máu là máu được khạc ra từ đường hô hấp dưới khi ho.
- Thời gian ho máu và hoàn cảnh xuất hiện
- Ho máu lần đầu hay ho máu tái phát.
- Số lượng:Ho máu ít ( 50ml/24h), ho máu trung bình (từ 50 ml/24giờ), ho
máu nhiều (> 200 ml/một lần ho hoặc > 500 ml/24 giờ), ho máu sét đánh
- Đuôi khái huyết là dấu hiệu báo ho máu có xu hướng cầm
3. Khó thở
Khó thở là thuật ngữ chỉ tình trạng khó khăn hoặc phải gắng sức khi thở.
- Thời gian xuất hiện:
+ Cấp tính: vài giờ hoặc vài ngày.
+ Mạn tính: trên 4 tuần.
- Hoàn cảnh xuất hiện:
+ Xảy ra lần đầu, rất đột ngột (kịch phát) cần phải điều trị cấp cứu.
+ Khi gắng sức, khi hít phải hơi độc hoá chất gây dị ứng, khi thay đổi thời
tiết, khi tiếp xúc với dị nguyên,...
+ Khó thở tiến triển nặng dần theo thời gian gặp trong bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính, bệnh phổi kẽ, suy tim,...
+ Khó thở thành cơn thường gặp trong hen
+ Khó thở thì hít vào gặp trong dị vật đường thở, khối u, sẹo hẹp hoặc phù
Quincke.
+ Khó thở thanh quản nghe có tiếng thở rít
+ Khó thở thì thở ra: lồng ngực căng phồng do khí cạm. Khó thở ra gặp
trong hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do co thắt phế quản.
+ Khó thở cả hai thì: khó thở nhanh, nông do nhiều nguyên nhân như phù
phổi cấp, viêm phổi nặng, tắc động mạch phổi, tràn dịch, tràn khí màng phổi...
- Mức độ:
+ Khó thở khi gắng sức hay khi nghỉ ngơi.
+ Đánh giá mức độ khó thở theo thang điểm mMRC (Hiệp hội Nghiên
cứu y khoa Anh quốc):
Độ 0: Chỉ xuất hiện khó thở khi hoạt động gắng sức
Độ 1: Xuất hiện khó thở khi đi nhanh hoặc leo
Độ 2: Đi chậm hơn hoặc phải dừng lại để thở khi đi cạnh người cạnh tuổi
Độ 3: Phải dừng lại để thở sau khi đi 100m
Độ 4: Rất khó thở khi ra khỏi nhà hoặc thay quần áo

4. Đau ngực
Đau ngực là cảm giác khó chịu, bất ổn ở vùng ngực có thể gây nguy hiểm
tính mạng.
- Thời gain xuất hiện:
+ Cấp tính: mới xuất hiện.
+ Mạn tính: đau liên tục kéo dài nhiều tháng, nhiều năm.
- Hoàn cảnh xuất hiện:
+ Đau ngực xuất hiện, tăng lên khi gắng sức và giảm đi sau khi nghỉ ngơi
thường do bệnh lý mạch vành.
+ Đau tăng khi ho, hít vào sâu, hắt hơi, khi thay đổi tư thế thường do viêm
màng phổi.
+ Đau ngực đột ngột sau khi gắng sức (mang vác nặng) có thể nghĩ tới
tràn khí màng phổi.
+ Đau ngực sau chấn thương ngực có thể do tràn khí màng phổi, tràn máu
màng phổi, đụng giập phổi, gãy xương sườn.
- Tính chất đau ngực:
+ Đau ngực trái, đau sau xương ức cảm giác bóp nghẹt lồng ngực gợi ý
bệnh mạch vành.
+ Đau dữ dội như dao đâm gặp trong tràn khí màng phổi.
- Vị trí đau:
+ Đau sau xương ức: thường do bệnh tim mạch, u trung thất, trào ngược
dạ dày thực quản,…
+ Đau ngực trái, sau xương ức thường do bệnh lý tim mạch.
+ Đau vùng đáy ngực: thường do áp xe dưới hoành, viêm túi mật…
- Hướng lan:
+ Đau ngực trái hoặc đau ngực sau xương ức lan lên vai, lan xuống mặt
trong cánh tay, lan xuống ngón út, ngón nhẫn tay trái thường do bệnh lý mạnh
vành.
+ Đau ngực vùng đỉnh phổi, lan lên vai, lan xuống cánh tay, đau âm ỉ liên
tục, có thể do khối u đỉnh phổi chèn ép đám rối thần kinh cánh tay.
+ Đau do bệnh lý nhu mô phổi thường khu trú. không lan hoặc lan ra xung
quanh vùng tổn thương.
+ Đau ngực dọc theo đường đi của dây thần kinh liên sườn: Zona thần
kinh...
5. Các triệu chứng khác
Thay đổi về giọng nói như nói khàn, giọng đôi do tổn thương tại thanh
quản hoặc dây thần kinh quặt ngược.
Nấc: thường do tổn thương ở cơ hoành hoặc dây thần kinh hoành.
Rối loạn nuốt (khó nuốt, nuốt đau, nghẹn thức ăn đặc, sặc thức ăn lỏng)
II. TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ
1. Nhìn
1.1. Biến dạng lồng ngực
Bình thường lồng ngực cân đối (đối xứng), các xương sườn hơi chếch từ
trên xuống dưới, từ sau ra trước. Ở người lớn bình thường tỷ lệ đường kính
trước sau với đường kính ngang khoảng 0,7 - 0,75. Ở trẻ sơ sinh tỷ lệ đó là 1.
Các biến dạng lồng ngực:
- Lồng ngực hình thùng
- Lồng ngực hình phễu
- Lồng ngực hình ức gà
- Lồng ngực một bên xẹp: nửa lồng ngực bị lép lại, các xương sườn chếch
xuống hơn, khoang liên sườn hẹp. Gặp trong dày dính màng phổi, xẹp phổi do
viêm, dị vật hoặc u.
- Lồng ngực một bên vồng- Máng sườn di động thở ra
- Biến dạng cột sống: cột sống gù vẹo
1.2. Phù áo khoác
Phù cả hai bên, từ thắt lưng trở lên gọi là phù áo khoác. Hai hố thượng
đầy, kèm theo phù cả cổ và mặt, phù hai tay
Phù một bên nhất là vùng đáy lồng ngực thường thấy trong tràn mủ màng
phổi.
1.3. Tuần hoàn bàng hệ
Là hiện tượng các mạch máu ở lồng ngực giãn to ra, ngoằn ngoèo, nổi rõ
trên mặt da.
1.4. Tần số thở
Tần số 16 đến 20 lần/phút. Các bất thường:
+ Ngừng thở
+ Thở chậm: tần số nhịp thở giảm dưới 16 lần/phút.
+ Thở nhanh: tần số thở tăng trên 20 lần/phút
1.5. Kiểu thở  
Kiểu thở bình thường: nhịp thở đều. Tỷ lệ thời gian thở ra/hít vào trung
bình là 1,4.
Các kiểu thở bất thường:
- Khó thở ra: thời gian thở ra kéo dài hơn bình thường. Kiểu khó thở này
thường gặp trong hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Khó hít vào: tỷ lệ thời gian hít vào/thở ra > 1,2. Gặp trong u khí phế
quản, dị vật đường thở…
- Khó thở cả hai thì: bệnh nhân khó cả hít vào và thở ra.
- Kiểu thở Kussmaul: có chu kỳ gồm 4 thì: Hít vào - Ngưng thở - Thở ra -
Ngưng thở
- Kiểu thở Cheynes - Stokes: có tính chu kỳ với biên độ, tần số thở Tăng
dần - Giảm dần -Ngưng thở rồi lại bắt đầu một chu kỳ mới. K
- Thở ngáp: hít vào chậm kèm khoảng ngừng thở không đều, dấu hiệu báo
trước bệnh nhân sắp tử vong nếu không được can thiệp.
- Thở chúm môi: thở ra từ từ qua miệng trong khi chúm môi.
1.6. Co kéo các cơ hô hấp phụ
- Phập phồng cánh mũi, đầu gật gù
- Rút lõm hõm ức
- Co kéo cơ liên sườn:
- Dấu hiệu Campell
- Dấu hiệu Hoover
- Hô hấp nghịch thường thấy bệnh nhân cần hỗ trợ hô hấp.
- Bụng di động nghịch thường
1.7. Xanh tím
Xanh tím là hiện tượng da và niêm mạc màu hơi xanh sẫm pha lẫn màu
tím sẫm
Vị trí xanh tím: đầu ngón chân, ngón tay, môi, cánh mũi
Tím là biểu hiện của suy hô hấp. Triệu chứng nặng lên khi gắng sức
2. Sờ
Sờ bao gồm khám rung thanh, đo độ giãn nở lồng ngực, xác định vị trí khí
quản, tìm điểm đau và bất thường trên thành ngực.
2.1. Các bất thường khác phát hiện khi sờ
- Tìm điểm đau chói (khi có gãy xương sườn)
- Tràn khí dưới da: Khi sờ vào có cảm giác lép bép.
2.2. Khám độ giãn nở lồng ngực
- Bình thường khoảng cách giữa đường giữa và ngón cái hai bên sẽ bằng
nhau khi bệnh nhân hít vào hết sức cho thấy độ giãn nở lồng ngực đều hai phổi.
- Giảm độ giãn nở một bên phổi gặp trong các bệnh lý như tràn dịch màng
phổi, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, xơ hóa phổi một bên.
- Giảm độ giãn nở của lồng ngực hai bên gặp trong bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính giai đoạn nặng và xơ hóa phổi lan tỏa.
2.3. Khám rung thanh
- Ở người bình thường:
+ Rung thanh rõ, đều hai bên.
+ Rung thanh yếu ở những người béo.
- Ở người bệnh:
+ Rung thanh tăng: gặp trong hội chứng đông đặc (viêm phổi thùy).
+ Rung thanh giảm hoặc mất gặp: gặp trong tràn dịch màng phổi, tràn khí
màng phổi, giãn phế nang nặng.
2.4. Khám vị trí của khí quản
Ở người bình thường, khí quản hơi lệch sang phải.
Khí quản bị di lệch nhiều gặp trong một số bệnh sau:
- Khí quản bị lệch về phía phổi bệnh: xẹp thùy trên phổi, xơ hóa thùy trên
phổi, sau phẫu thuật cắt phổi.
- Khí quản bị đẩy lệch về phía bên phổi lành: tràn dịch màng phổi số
lượng lớn, tràn khí màng phổi áp lực.
3. Gõ
- Bình thường âm sắc gõ trong, đều hai bên.
- Gõ đục âm sắc trầm. Gõ đục gặp trong tràn dịch màng phổi hoặc hội chứng
đông đặc... Lưu ý diện đục của gan và tim trên thành ngực.
- Gõ vang trống gặp trong tràn khí màng phổi, giãn phế nang.
4. Nghe
4.1. Tiếng thở bình thường
- Tiếng thở khí phế quản: cường độ lớn nhất ở hố trên ức, giảm dần khi di
chuyển xuống phía dưới đến chỗ phân chi khí quản. Tiếng thở khí phế quản
nghe thô, cường độ lớn và nghe được ở cả hai thì.
- Rì rào phế nang: nghe được ở các vùng trước bên của ngực và lưng. Đó
là những tiếng thở liên tục, êm dịu, cường độ thấp. Nghe rõ thì hít vào và đầu
thời kỳ thở ra. Rì rào phế nang là do không khí đi vào các phế nang.
4.2. Những tiếng bất thường
- Rì rào phế nang bất thường: rì rào phế nang giảm hoặc mất
- Tiếng ran phổi:
+ Ran rít
+ Ran ngáy
+ Ran ẩm
+ Ran nổ
- Tiếng thở rít Stridor
- Tiếng thở rít Wheezing
- Tiếng cọ màng phổi
- Các tiếng thổi:
+ Tiếng thổi ống
+ Tiếng thổi màng phổi
+ Tiếng thổi hang (ít gặp)
III. TRIỆU CHỨNG TOÀN THÂN
1. Sốt
- Nhiễm trùng đường hộ hấp do vi khuẩn: sốt cao đột ngột có thể kèm
theo rét run, vã mồ hôi. Kèm theo bệnh nhân có các biểu hiện của hội chứng
nhiễm trùng
- Nhiễm trùng hô hấp do virus: sốt cao liên tục kèm theo đau toàn thân,
mệt mỏi, tắc ngạt mũi và hội chứng viêm long đường hô hấp trên.
- Nhiễm trung hô hấp mạn tính: thường sốt nhẹ về chiều, kèm theo ra mồ
hôi ban đêm, gầy sút cân, da xanh thường gặp trong lao phổi.
- Hội chứng cận ung thư: có thể sốt cao nhưng không kèm theo các dấu
hiệu nhiễm trùng (do ung thư phổi bài tiết yếu tố gây sốt (TNFα)).
2. Phù
Phù nhẹ hai chi dưới hoặc phù toàn thân kèm theo tràn dịch đa màng. Gặp
trong suy tim, suy thận,…
3. Tổn thương da
- Hồng ban nút: Vị trí thường gặp nhất ở mặt trước hai cẳng chân, ngoài
ra có thể gặp ở đùi, thân mình, chi trên.
- Vết loét
4. Ngón tay, ngón chân dùi trống
Ngoài ra có thể gặp trong một số bệnh có thiếu oxy mạn tính
5. Khám hạch
Khám hạch ở hố trên đòn, bờ trước và sau cơ ức đòn chũm, hố nách. Hạch
to có thể gặp trong lao, ung thư hạch, ung thư di căn như ung thư phế quản -
phổi, ung thơ màng phổi, ung thư dạ dày…
6. Dấu hiệu vú to ở nam giới
Thường gặp vú to ở cả hai bên, khoảng 10% có vú to 1 bên. Vú to ở nam
giới có thể là dấu hiệu cận ung thư. Ngoài rạ có thể gặp trong một số bệnh lý
khác như xơ gan, suy sinh dục,… và tiền sử dùng thuốc lợi tiểu kháng
aldosterol.
7. Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ có thể là hậu quả của một số bệnh lý hô hấp: hen, bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính (khó thở ban đêm), giãn phế quản (bệnh nhân phải dậy
để ho khạc đờm),...
8. Rối loạn về cân nặng
Gầy sút, béo phì

You might also like