You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2020 – 2021

SỐ PHÁCH:
(Sinh viên không ghi mục này) (Sinh viên không ghi mục này)

* Sinh viên lưu ý:


 Điền đầy đủ thông tin từ mục 1 đến mục 9 dưới đây.
 Lưu bài thi dạng pdf và đặt tên file theo nguyên tắc: Số báo danh-Họ tên không
dấu (ví dụ: NL21001-Nguyen Van A).

 Độ dài phần bài làm: tối đa 4 trang. Sử dụng Font chữ Times new Roman; Bảng
mã Unicode. Cỡ chữ 14; Cách dòng 1.5 lines.

 Nghiêm cấm sinh viên sao chép dưới mọi hình thức. Nếu bị phát hiện trong quá
trình chấm thi, bài tập sẽ bị xử lý theo quy định.

1. Ngày thi (vd: 01.01.2021): 23/06/2021

2. Ca thi (vd: 1): 6

3. Môn thi (vd: Nguyên lý Mác – Lênin I): Đường Lối Cách Mạng Của Đảng

4. Mã đề thi (vd: 1): 6

5. Số trang (vd: 3/5): 4/6

6. Họ và tên (vd: Nguyễn Văn A): Triệu Văn Quỳnh

7. Ngày sinh (vd: 01.01.2001): 23/01/2001

8. SỐ BÁO DANH (vd: NL20001): ĐL0901

9. Mã sinh viên (vd: 2001010001): 1907010258


KHÔNG XÓA VÀ KHÔNG LÀM BÀI VÀO TRANG NÀY
SỐ PHÁCH:

Điểm kết luận: ………………… Mã đề thi: …02…

GV chấm thi 1: ………………………………

GV chấm thi 2: ………………………..…….

BÀI LÀM:
Câu 1:
Sau cách mạng tháng 8, tuy Đảng ta đã giành được chiến thắng huy hoàng cho nhân
dân ta, Chúng ta đã giành được chính quyền từ tay bọn Đế quốc Nhật, chấm dứt gần
1 thế kỉ nhân dân ta phải sống dưới xiềng xích, một cổ hai tròng, là nô lệ cho bọn
thực dân Pháp và Nhật. nhưng những khó khăn lúc bấy giờ vẫn luôn tồn đọng ở
nhiều lĩnh vực gây không ít khó khăn cho Đảng và nhân dân ta.
Về Chính trị, Các thế lực thù địch như các nước đế quốc, bọn phản động ra sức
chống phá, cản trở cách mạng chính đáng của Đảng ta, của dân tộc ta. Khiến cả 2
miền tổ quốc bị đe dọa, phía Bắc từ Vĩ Tuyến 17 trở lên, chính quyền ta bị vây quanh
bởi hơn 20 vạn quân Tưởng với âm mưu chống phá Cách Mạng ta và cướp đoạt
chính quyền ta chỉ vừa mới giành được. Phía Nam từ Vĩ tuyến 16 trở xuống, hơn 1
vạn quân Anh vẫn đang dòm ngó đợi thời cơ dọn đường cho Pháp trở lại xâm lược
nước ta. Cả nước thận chí vẫn còn hơn 6 vạn quân Nhật chờ được, giải giáp thêm
với đó là các thế lực phản động trong nước luôn khiến cho tình hình Chính trị nước
ngày càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Về Kinh tế, Thiên tai như lũ lụt, hạn hán làm cho nông nghiệp bị trì trệ, hơn một
nửa số ruộng không thể cày cấy được. Thêm với đó là thảm kịch nạn đói cuối năm
1945 đã cướp đi hơn hai triệu sinh mạng đồng bào ta, ngân khố kiệt quệ.
Về Xã hội, tỉ lệ dân biết chữ còn thấp, có đến 90% dân số không biết chữ… Khó
khăn xảy ra ở vô số lĩnh vực đã đặt ra thử thách "lửa thử vàng gian nan thử sức" vô
cùng khó khăn với Đảng ta để làm sao để có thể dẫn dắt nhân dân ta vượt qua kiếp
nạn "Ngàn cân treo sợi tóc này".

Trang 1/6
Trước tình cảnh "Ngàn cân treo sợi tóc" sau năm 1945, khi nhân dân ta vừa giành
lại chính quyền. Ngày 25-11-1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã ra bản Chỉ
thị “Kháng chiến kiến quốc”. Yếu tố vô cùng quan trọng và ý nghĩa cho sự thành
công của Cách Mạng Việt Nam sau này. Đảng đã vạch rõ nhiệm vụ chiến lược và
nhiệm vụ cấp bách của cách mạng nước ta, chỉ thị xác định: Khẩu hiệu đấu tranh
vẫn là “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”.Cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là
cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Kẻ thù chính của cách mạng là thực dân Pháp.
Nhiệm vụ cơ bản, trước mắt của toàn dân tộc ta là: củng cố chính quyền cách mạng,
chống lại bọn Thực dân Pháp, tiêu diệt các thế lực thù địch, phản động, cải thiện đời
sống cho nhân dân. Nhưng nhiệm vụ bao trùm là bảo vệ, củng cố chính quyền cách
mạng. Chỉ thị vạch ra những biện pháp cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ trên.
Về quân sự: khuyến khích toàn dân, toàn quân kháng chiến trường kỳ .
Về nội bộ: nhanh chóng thực hiện bầu cử Quốc hội, thành lập Chính phủ chính thức,
lập hiến pháp, tiêu diệt các thế lực thù địch, củng cố chính quyền nhân dân.
Về ngoại giao: tuân thủ nguyên tắc “bình đẳng, tương trợ”, thêm bạn bớt thù.
Đối với quân đội Tưởng, thực hiện khẩu hiệu “Hoa – Việt thân thiện”. Chỉ thị cũng
nhấn mạnh: Muốn thực hiện được những nhiệm vụ trên đây, Đảng và Mặt trận Việt
Minh phải được củng cố và phát triển. Chính yếu tố này đã tạo nên một Mặt trận
đóng vai trò vô cùng quan trọng với Cách Mạng Việt Nam sau này
Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” của Ban thường vụ Trung ương Đảng đã giải quyết
kịp thời những vấn đề quan trọng về chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược
cách mạng trong thời kỳ mới giành được chính quyền, đưa đất nước vượt qua tình
thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Cách Mạng
việt Nam về sau.

Trang 2/6
Câu 2:

Trong xã hội ngày nay, đặc biệt từ thế kỷ XXI trở đi, sự phát triển bền vững ngày
càng được coi trọng trên thế giới. Tất cả đều tập trung vào sự phát triển con người
bền vững. Tư tưởng này đã đươc Đảng ta nhận thức từ rất sớm, ngay từ thời kì nước
ta đẩy mạnh Công Nghiệp hóa, Hiện Đại hóa từ những năm 1960 đến trước đổi mới
năm 1985. Đảng ta đã xác định rất rõ:" Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố
cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững". Có thể thấy được tầm nhìn cũng như
mục tiêu lâu dài của Đảng đã chỉ lối cho sự phát triển con đường Chủ Nghĩa Xã Hội
ở nước ta từ rất sớm.
Sự phát triển bền vững, hay có thể hiểu là một sự phát triển về mọi mặt trong xã hội
hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Phát triển bền
vững là sự phát triển cân đối cả 3 cực tăng trưởng kinh tế, xã hội, môi trường, không
được xem nhẹ cực nào.
Nguồn lực được hiểu là toàn bộ yếu tố tinh thần và vật chất đã, đang và sẽ tạo ra sức
mạnh cho sự phát triển và trong điều kiện thích hợp sẽ thúc đẩy quá trình cải biến
của một quốc gia dân tộc. Nguồn lực con người, là những yếu tố thuộc thể chất, tinh
thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội v.v. tạo nên năng lực của
con người, của cộng đồng có thể sử dụng phát huy trong quá trình phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước và trong những hoạt động kinh tế xã hội, khi chúng ta nói tới
nguồn lực con người là chúng ta nói tới con người với tư cách là chủ thể hoạt động
sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên, làm biến đổi xã hội.
Tại sao lại lấy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền xứng? Khi
nghiên cứu về sự phát triển bền vững ở các quốc gia, mỗi quốc gia đều không thể
thiếu 5 nguồn: Khoa học - Công Nghệ; Cơ cấu Kinh tế; Thể chế Chính Trị; Quản lí
nhà nước và con người. Trong đó, con người là yếu tố cơ bản, mang tính quyết định
nhất, vì các lý do: Thứ nhất, Các nguồn lực khác là hữu hạn trong khi nguồn lực con
người là nguồn lực có thể sản sinh và phát triển. Thứ hai, các nguồn lực không thể
tự thân vận động mà bản thân nó để hoạt động cần phải thông qua nguồn lực con
người mới có thể phát huy hết tác dụng.

Trang 3/6
Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học – công nghệ phát triển, toàn cầu hoá trở
thành xu thế tất yếu, kinh tế tri thức trở thành một đặc trưng của nền kinh tế thế giới
thì vai trò động lực, vị trí trung tâm của con người trong quá trình phát triển đã thực
sự được khẳng định. Trong tiến trình phát triển, cả lý luận và thực tiễn đều chứng
minh: nhân tố con người đóng vai trò quyết định xu hướng vận động của thế giới.
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát
triển nhanh và bền vững đất nước”; nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn
lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng
Việt Nam. “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể
phát triển”. Con người thực sự là nguồn lực của mọi nguồn lực, tài nguyên của mọi
tài nguyên, là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất quyết định thành công của sự
nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa
ở nước ta. Tuy nhiên, Trong thực tế, để áp dụng nguồn lực con người trong nền Kinh
tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa đòi hỏi trong cả lý luận và thực tiễn,
nguồn lực con người phải được nghiên cứu một cách bài bản, có hệ thống, để phù
hợp với nền Kinh tế thị trường tại nước ta. Nên để thực hiện vẫn còn những khó
khăn, tồn đọng nhất định. Cơ chế thị trường đã làm cho không ít cá nhân, tập thể,
doanh nghiệp bị chìm đắm vào những lợi ích cá nhân, vì đồng tiền, vì lợi ích mà đi
ngược lại quyền lợi của nhân dân, của quốc gia dân tộc. Chính những lúc như vậy
tư tưởng cụ Hồ lại trở thành ngọn đèn dẫn lối, soi sáng con đường phát triển bền
vững nhờ nguồn lực con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói nói: “Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không
gì quý bằng nhân dân”; “cán bộ là gốc của công việc”; “muôn việc thành công hay
thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”; “chúng ta phải biết quý trọng con người, nhất
là công nhân, vì công nhân là vốn quý nhất của xã hội”…“Vì chúng ta quên một lẽ
rất đơn giản dễ hiểu: tức là vô luận việc gì, đều do người làm ra, từ nhỏ đến to, từ
gần đến xa, đều thế cả”. “Tất cả của cải vật chất trong xã hội đều do công nhân và
nông dân làm ra. Nhờ sức lao động của công nhân và nông dân, xã hội

Trang 4/6

You might also like