You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2020 – 2021

SỐ PHÁCH:
(Sinh viên không ghi mục này) (Sinh viên không ghi mục này)

* Sinh viên lưu ý:


 Điền đầy đủ thông tin từ mục 1 đến mục 9 dưới đây.
 Lưu bài thi dạng pdf và đặt tên file theo nguyên tắc: Số báo danh-Họ tên không
dấu (ví dụ: NL21001-Nguyen Van A).

 Độ dài phần bài làm: tối đa 4 trang. Sử dụng Font chữ Times new Roman; Bảng
mã Unicode. Cỡ chữ 14; Cách dòng 1.5 lines.

 Nghiêm cấm sinh viên sao chép dưới mọi hình thức. Nếu bị phát hiện trong quá
trình chấm thi, bài tập sẽ bị xử lý theo quy định.

1. Ngày thi (vd: 01.01.2021): 23.06.2021

2. Ca thi (vd: 1): 2

3. Môn thi (vd: Nguyên lý Mác – Lênin I): Đường Lối Cách Mạng Của Đảng

4. Mã đề thi (vd: 1): 2

5. Số trang (vd: 3/5): 4/6

6. Họ và tên (vd: Nguyễn Văn A): Nguyễn Thị Chung

7. Ngày sinh (vd: 01.01.2001): 11.12.2000

8. SỐ BÁO DANH (vd: NL20001): ĐL0188

9. Mã sinh viên (vd: 2001010001): 1801040030


KHÔNG XÓA VÀ KHÔNG LÀM BÀI VÀO TRANG NÀY
SỐ PHÁCH:

Điểm kết luận: ………………… Mã đề thi: …02…

GV chấm thi 1: ………………………………

GV chấm thi 2: ………………………..…….

BÀI LÀM:
Câu 1:
Thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ cứu nước thể hiện sâu sắc sức mạnh chủ nghĩa
anh hùng cách mạng, bản lĩnh, tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Có nhiều
nhân tố ảnh hưởng đến sự thắng lợi, trong đó quyết định nhất là chủ trương, sự lãnh
đạo đúng đắn của Đảng, phát huy tính nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam.

Trong giai đoạn 1954-1964. Sau Hiệp định Geneve, đất nước tạm thời bị chia cắt.
Miền Bắc được hoàn toàn giải phòng nhưng kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. HN TW 6
của Đảng xác định đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam. Tại HN TW
7 (3/1955) và TW 8 (8/1955) đảng nhận định: cốt lõi củng cố miền Bắc về mọi mặt,
giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân Miền Nam. Hội nghị TW 13,
TW 15 và Đại Hội III, Đảng xác định 2 nhiệm vụ chiến lược : Củng cố, tiến dần lên
cách mạng XHCH ở Miền Bắc. Hai là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền
Nam, nhằm giải quyết mẫu thuẫn chung của cả nước, thống nhất Tổ Quốc.

Trong giai đoạn 65-75: Sau khi chiến tranh đặc biệt của Mỹ bị phá sản , Mỹ đã quyết
tiếp tục thực hiện "CTCB" và “CTPH”. HN TW 11 (T3-1965) TW 12 (T12-1965)
Đảng xác định chống Mỹ là nhiệm vụ của cả dân tộc. Về mục tiêu chiến lược: Nêu
cao khẩu hiệu Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, để bảo
vệ MB, giải phóng MN, thống nhất nước nhà. Về tư tưởng chỉ đạo ở MN: Giữ vững
và phát triển thế tiến công, đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, triệt
để vận dụng ba mũi giáp công. Về tư tưởng chỉ đạo ở MB: Chuyển hướng xây dựng
kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh, bảo vệ vững chắc MB, hậu
phương vững chắc cho MN.
Trang 1/6
Qua việc phân tích trên, ta có thể thấy được sự giống và khác nhau của 2 chủ trương,
trong 2 giai đoạn trên. Giống, vì 2 giai đoạn đều tiếp nối thực hiện xây dựng XHCN
ở Miền Bắc, giải phóng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam. Phương pháp đấu
tranh chính trị kết hợp vũ trang, cùng với 3 mũi giáp công và vai trò nhiệm vụ của
từng miền qua từng giai đoạn về cơ bản là giống nhau. Khác:vì Phong Trào Đồng
Khởi ở giai đoạn 65-75 đưa cách mạng VN từ khởi nghĩa từng phần (54-64) sang
chiến tranh cách mạng trên quy mô toàn miền. Nhiệm vụ Cách Mạng; Giai đoạn
1954-1964: về Miền Bắc: Củng cố miền Bắc, tiến dần lên CNXH. Tiếp tục đấu tranh
để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp
hòa bình”, buộc đối phương phải nghiêm chỉnh chấp hành hiệp định Giơnevơ . Về
Miền Nam, Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam
khỏi ách thống trị đế quốc và phong kiến, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, góp phần
xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Giai đoạn 1965-1975: Ở Miền Bắc, chuyển hướng sang xây dựng kinh tế, quốc
phòng một cách vững mạnh, làm hậu phương vững chắc cho cách mạng Miền Nam.
Hội nghị tiếp tục khẳng định đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang, cả hai đều có
vai trò quyết định cơ bản, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu mới của đấu tranh vũ trang
cùng với phát triển đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị. Quyết tâm
đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trong bất kỳ tình huống nào, để bảo vệ miền Bắc, giải
phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước,
tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

Mặt trận quyết định nhất đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ chính là mặt
trận ở miền Bắc. Nhiệm vụ của MB là vừa xây dựng, vừa trực tiếp chiến đấu, vừa
chi viện cho tiền tuyến MN. MB là nền tảng, gốc rễ lực lượng đấu tranh của nhân
dân, nền có vững nhà mới chắc, gốc có mạnh cây mới tốt. Mọi hoạt động của MB
đã chuyển hướng theo tinh thần “Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ
xâm lược". Từ thực tiễn trên, Đại hội lần thứ IV của Đảng khẳng định: “Không thể
nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nếu không có miền
Bắc xã hội chủ nghĩa suốt 16 năm qua luôn cùng một lúc phải làm hai nhiệm vụ

Trang 2/6
chiến lược. Hai miền chung sức đánh giặc, cả nước kháng chiến nên đã tạo ra sức
mạnh to lớn đánh thắng Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Câu 2:
Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của con người và xã hội
loài người. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, định hướng sự phát triển bền
vững của xã hội. Văn hóa thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội và mọi
hành vi của con người, điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của con người. Trong thời kỳ
đổi mới hiện nay, Đảng ta đã luôn giữ vững quan điểm và khẳng định: "Xây dựng
nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".

Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc
là xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện đại có sự thống nhất hữu cơ giữa tính "tiên
tiến" và tính "đậm đà bản sắc dân tộc". Đây là kết quả của việc tổng kết kinh nghiệm
lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hoá mới của ĐCSVN trong gần 80 năm
qua. Về quan điểm chỉ đạo, chủ trương xây dựng và phát triển nền văn hoá, đầu tiên,
Đảng ta đã khẳng định: Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu,
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Thứ hai, nền văn hoá mà
chúng ta đang xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đảng ta
đã chỉ rõ: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu
tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân
tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ
quốc; lòng nhân ái, khoan dung, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế
trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống. Hiện nay, hơn 50 dân tộc sống trên đất
nước ta đều có những giá trị văn hóa mang các sắc thái khác nhau. Chúng bổ sung
cho nhau, làm phong phú cho nền văn hóa Việt Nam. Công nhân, nông dân, trí thức
là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, cũng là nền tảng của sự nghiệp xây dựng
và phát triển văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đội ngũ trí thức là trụ cột để xây
dựng và phát triển văn hóa, là lực lượng then chốt trong cách mạng khoa học kỹ
thuật và văn hóa. Và cuối cùng, văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn

Trang 3/6
hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên
trì, thận trọng. Là một quá trình cách mạng đầy khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhiều
thời gian, tránh chủ quan, nóng vội. Đồng thời cần phải kiên trì đấu tranh bài trừ các
hủ tục, các thói hư tật xấu, nâng cao tính chiến đấu, chống mọi mưu toan lợi dụng
văn hóa để thực hiện “diễn biến hòa bình”. Tuy nhiên, thực tiễn xây dựng và phát
triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam vẫn còn một số hạn
chế, bất cập như: Chưa phát huy hết vai trò, tiềm năng của văn hóa đóng góp vào sự
phát triển của đất nước, ở một số nơi chưa thực sự đặt văn hóa ngang bằng với kinh
tế, xã hội... Vậy nên, trách nhiệm đặt ra là, chúng ta cần phải tăng cường tuyên
truyền, giáo dục truyền thống; đặt văn hóa ngang bằng với chính trị, kinh tế, xã hội;
xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển văn hoá trong thời kỳ hội nhập

Là sinh viên trường Đại học Hà Nội - một môi trường học tập với các nền văn hoá
đa dạng, các du học sinh từ các nước đến giao lưu và học tập, thì việc "giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hoá là điều vô cùng cần thiết. "Hoà nhập chứ không hoà tan",
chúng ta tiếp thu những tinh hoa văn hoá ngoài nước, nhưng đồng thời cũng cần
phải giữ gìn và bảo tồn văn hoá truyền thống Việt Nam. Sinh viên Hanu nói chung
và bản thân tôi nói riêng luôn tích cực học tập, trau dồi và rèn luyện bản thân trong
cả học tập và lối sống hàng ngày; không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ chuyên
môn, đẩy mạnh giáo dục tư tưởng, xây dựng đạo đức chuẩn mực, không chỉ vì tương
lai, sự nghiệp cá nhân mà còn vì lợi ích chung của cộng đồng. Tích cực, chủ động
khám phá, tiếp thu và làm tri thức mới, văn hoá mới nhưng không đồng nghĩa với
việc xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc. Hanu - nơi hội tụ nhiều tinh
hoa văn hoá với các ngành ngôn ngữ phong phú: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung….
Vậy nên, cần có những buổi giao lưu văn hoá giữa các khoa, các ngành với nhau, là
cơ hội để sinh viên Việt Nam không những học hỏi, tiếp thu mà còn có cơ hội giới
thiệu những nét văn hoá đặc trưng của đất nước đến bạn bè quốc tế, ví dụ như các
tuần lễ văn hóa luôn được nhà trường chú trọng tổ chức để sinh viên có thể giao lưu,
học hỏi. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống
nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc,
nhân văn, dân chủ và khoa học.

Trang 4/6

You might also like