You are on page 1of 53

3/1/2021

CHƯƠNG II
CUNG - CẦU

CHƯƠNG II: CUNG - CẦU


MỤC TIÊU
Sau khi học xong chương này, sinh viên cần nắm vững các kiến thức sau:
 Hiểu được định nghĩa cầu và cung.
 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cầu và cung.
 Phân biệt được sự khác nhau giữa di chuyển dọc theo đường cung/cầu và dịch chuyển
đường cung/cầu.
 Xác định được cân bằng thị trường.
 Hiểu được khái niệm dư thừa và thiếu hụt thị trường.
 Giải thích được cơ chế hình thành giá trần, giá sàn và tác động của chúng đến kết quả thị
trường.
 Hiểu được khái niệm độ co giãn và ứng dụng của nó trong thực tiễn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Chương 2; Giáo trình Kinh tế vi mô, TS. Tạ Thị Lệ Yên, TS. Nguyễn Thị Thu Hà; NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội
2

1
3/1/2021

CẦU

CUNG
NỘI DUNG
CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

ĐỘ CO GIÃN

CHÍNH SÁCH CAN THIỆP GIÁ THỊ TRƯỜNG CỦA


CHÍNH PHỦ

Thị trường  Sự cạnh tranh


• Thị trường là một nhóm những người mua và người bán của
một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể.
• Thị trường cạnh tranh là thị trường có nhiều người mua và
người bán, mỗi người không có khả năng ảnh hưởng đến giá thị
trường.
• Thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
• Các sản phẩm được bán giống nhau hoàn toàn
• Có vô số người mua và người bán — họ là những người
“chấp nhận giá”
• Trong chương này, chúng ta giả định các thị trường là cạnh tranh
hoàn hảo.
4

2
3/1/2021

CẦU
Định nghĩa
Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua có khả năng
mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời
gian nhất định, ceteris paribus.
Lượng cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua có khả
năng mua và sẵn sàng mua ở một mức giá trong một khoảng thời gian
nhất định, ceteris paribus.

Lượng cầu về socola là 4 triệu thanh mỗi tuần tại mức giá 40.000 đồng.

Luật cầu
Lượng cầu của hàng hóa hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian đã cho
tăng lên khi giá của nó giảm xuống và ngược lại, ceteris paribus.
5

Biểu cầu

Công cụ biểu
diễn CẦU

Hàm
Đường cầu
cầu

3
3/1/2021

Các công cụ biểu diễn cầu


BIỂU CẦU
Giá
Lượng cầu
kem

0$ 16
Biểu cầu là bảng mô tả số lượng
hàng hoá dịch vụ người mua có khả 1 14
năng mua ở các mức giá khác nhau, 2 12
các nhân tố khác không đổi. 3 10
4 8
5 6
6 4

Các công cụ biểu diễn cầu


ĐƯỜNG CẦU
P

Giá
6 kem
Lượng cầu

5
0$ 16
4 Đường cầu 1 14
3 2 12
3 10
2
4 8
1 5 6
6 4
0 4 6 8 10 12 14
Q
8

4
3/1/2021

Các công cụ biểu diễn cầu


HÀM CẦU

 Hàm cầu tổng quát


Biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu với nhiều biến số.

𝑸𝑫 = f (𝑿𝟏 , 𝑿𝟐 , 𝑿𝟑 ,…, 𝑿𝑵 )

 Hàm cầu đơn giản


Biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu với một biến số, thường là giá hàng hóa.

𝑸𝑫 = a + bP
 Nếu hệ số a thay đổi, đường cầu sẽ dịch chuyển song song.
 Nếu hệ số b thay đổi, hệ số góc của đường cầu thay đổi.
.

Cầu cá nhân vs Cầu thị trường


• Cầu thị trường cho biết tổng lượng cầu của hàng hóa và dịch vụ tại
các mức giá khác nhau, ceteris paribus.
• Biểu/đường cầu thị trường được xác định bằng cách cộng theo chiều
ngang tất cả các biểu/đường cầu cá nhân.

Giá QD của Bill QD của Jill QD TT


0$ 16 + 8 = 24
1 14 + 7 = 21
2 12 + 6 = 18
3 10 + 5 = 15
4 8 + 4 = 12
5 6 + 3 = 9
6 4 + 2 = 6

5
3/1/2021

P
$6.00 P Qd

$5.00 0$ 24
Sự vận động
$4.00 dọc đường cầu
1 21
C 2 18
$3.00 Giá tăng…
B 3 15
$2.00 4 12
A
$1.00 5 9

$0.00
6 6
Q
0 5 10 15 20 25
… làm giảm lượng cầu về kem.

P
Giả sử số lượng người
$6.00
mua tăng lên.
$5.00 • Tại tất cả các mức giá
$4.00 P, Qd tăng (thêm 5 que
kem như trong ví dụ).
$3.00
• Đường cầu dịch
$2.00 chuyển sang phải
$1.00

$0.00
Q
0 5 10 15 20 25 30

6
3/1/2021

Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu

i) Nhân tố nội sinh: Giá của hàng hóa


Giá của hàng hoá tăng thì lượng cầu hàng hoá đó giảm đi và ngược lại.
Sự thay đổi của lượng cầu dẫn đến sự vận động dọc theo đường cầu.

ii) Các nhân tố ngoại sinh (nhân tố phi giá)

Bất kỳ sự thay đổi nào của nhân tố ngoại sinh làm tăng lượng cầu tại tất cả
các mức giá thì sẽ làm dịch chuyển đường cầu về bên phải.
Bất kỳ sự thay đổi nào của nhân tố ngoại sinh làm giảm lượng cầu tại tất cả
các mức giá thì sẽ làm dịch chuyển đường cầu về bên trái.

TĂNG
CẦU

GIẢM
CẦU

D2
D1
D3

Q
14

7
3/1/2021

(1) Thu nhập của người tiêu dùng

Hàng hóa thông thường Hàng hóa thứ cấp

Thu nhập tăng dẫn đến Bao gồm: Thu nhập tăng dẫn đến sự
sự tăng cầu  Hàng hóa thiết yếu giảm cầu
 Hàng hóa xa xỉ

(2) Giá của hàng hóa liên quan

Hàng hóa thay thế Hàng hóa bổ sung

 Hàng hóa có thể được sử dụng để  Hàng hóa được sử dụng đồng thời với
thay thế hàng hóa khác. hàng hóa khác.
 Khi giá của một hàng hoá tăng lên  Khi giá của một hàng hoá tăng lên thì
thì cầu của hàng hoá thay thế sẽ cầu của hàng hoá bổ sung sẽ giảm
tăng lên, và ngược lại xuống, và ngược lại.

(3) Sở thích và thị hiếu

Một sự thay đổi tích cực hay tiêu cực trong sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng có thể làm tăng hay
giảm cầu về hàng hóa. Xu hướng, trào lưu, quảng cáo và sản phẩm mới có thể ảnh hưởng đến cầu về
hàng hóa của người tiêu dùng.

(4) Kỳ vọng của người mua


Cầu về một hàng hóa tại thời điểm hiện tại có thể phụ thuộc vào kỳ vọng của người tiêu dùng về sự
thay đổi trong tương lai của giá hàng hóa đó. Nếu người tiêu dùng dự đoán giá hàng hoá trong tương
lai sẽ giảm/tăng thì cầu về hàng hoá đó ở hiện tại sẽ giảm/tăng.

(5) Số lượng người mua

Nếu số lượng người mua tăng lên thì cầu về hàng hóa sẽ tăng lên và ngược lại.

8
3/1/2021

TÓM TẮT

Các nhân tố ngoại sinh Mối quan hệ với sự thay đổi


của cầu của cầu
1. Thu nhập
a. Hàng hóa thông thường Cùng chiều
b. Hàng hóa thứ cấp Ngược chiều
2. Giá của hàng hóa liên quan
a. Hàng hóa bổ sung Ngược chiều
b. Hàng hóa thay thế Cùng chiều
3. Sở thích và thị hiếu Cùng chiều
4. Kỳ vọng của người mua Cùng chiều
5. Số lượng người mua Cùng chiều

2. CUNG
Định nghĩa
Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng bán và
sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất
định, ceteris paribus.

Lượng cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng
bán và sẵn sàng bán ở một mức giá trong một khoảng thời gian nhất định,
ceteris paribus.

Lượng cung về socola là 4 triệu thanh mỗi tuần tại mức giá 40.000 đồng.

Luật cung
Lượng cung của hàng hóa hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian đã cho tăng
lên khi giá của nó tăng lên và ngược lại, ceteris paribus.
18

9
3/1/2021

Các công cụ biểu diễn cung


BIỂU CUNG

Giá kem Lượng cung

Biểu cung là bảng mô tả số lượng 0$ 0


hàng hoá dịch vụ người bán có khả 1 3
năng bán ở các mức giá khác nhau,
2 6
các nhân tố khác không đổi.
3 9
4 12
5 15
6 18

19

Các công cụ biểu diễn cung


ĐƯỜNG CUNG
P
6
Giá kem Lượng cung
5
0$ 0
4
1 3
3 2 6
2 3 9
4 12
1
5 15
0
3 9 12 15 18 6 18
6 Q

20

10
3/1/2021

Các công cụ biểu diễn cung


HÀM CUNG

 Hàm cung tổng quát


Biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung với nhiều biến số

𝑸𝑺 = f (𝑿𝟏 , 𝑿𝟐 , 𝑿𝟑 ,…, 𝑿𝑵 )

 Hàm cung đơn giản


Biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung với một biến số, thường là giá hàng hóa.

𝑸𝑺 = c + dP
 Nếu hệ số c thay đổi, đường cung sẽ dịch chuyển song song.
 Nếu hệ số d thay đổi, hệ số góc của đường cung thay đổi.

Cung cá nhân vs. Cung thị trường


• Cung thị trường cho biết tổng lượng cung của hàng hóa và dịch vụ
tại các mức giá khác nhau, ceteris paribus.
• Biểu/đường cung thị trường được xác định bằng cách cộng theo chiều
ngang tất cả các biểu/đường cung cá nhân.
Giá QS của Tom QS của Jerry QS TT
0$ 0 + 0 = 0
1 3 + 2 = 5
2 6 + 4 = 10
3 9 + 6 = 15
4 12 + 8 = 20
5 15 + 10 = 25
6 18 + 12 = 30

11
3/1/2021

P
$6.00 Giá kem Lượng cung

$5.00 0$ 0
Giá tăng…
$4.00 1 5
Sự vận động
dọc đường cung 2 10
$3.00
3 15
$2.00
4 20
$1.00 5 25
$0.00 6 30
0 5 10 15 20 25 30 35 Q
… làm tăng lượng cung về kem.
23

P
Giả sử giá sữa
$6.00
giảm.
$5.00 • Tại tất cả các mức
giá P, QS tăng
$4.00 (thêm 5 que kem
$3.00
như trong ví dụ).
• Đường cung dịch
$2.00 chuyển sang phải
$1.00

$0.00
Q
0 5 10 15 20 25 30 35

24

12
3/1/2021

P
S3

S1
TĂNG
CUNG
S2
GIẢM
CUNG

Q
25

Các nhân tố ảnh hưởng đến cung

i) Nhân tố nội sinh: Giá của hàng hóa


Giá của hàng hoá tăng thì lượng cung hàng hoá đó tăng lên và ngược lại.
Sự thay đổi của lượng cung dẫn đến sự vận động dọc theo đường cung.

ii) Các nhân tố ngoại sinh (nhân tố phi giá)

Bất kỳ sự thay đổi nào của nhân tố ngoại sinh làm tăng lượng cung tại tất cả
các mức giá thì sẽ làm dịch chuyển đường cung về bên phải.
Bất kỳ sự thay đổi nào của nhân tố ngoại sinh làm giảm lượng cung tại tất cả
các mức giá thì sẽ làm dịch chuyển đường cung về bên trái.

13
3/1/2021

(1) Giá yếu tố đầu vào

Khi giá các yếu tố đầu vào giảm, chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm giảm, lợi nhuận tăng. Nhà sản
xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất ở mỗi mức giá, cung hàng hóa tăng lên.

(2) Công nghệ

Công nghệ góp phần làm tăng năng suất, qua đó giảm chi phí sản xuất. (Ảnh hưởng giống khi giá các
yếu tố đầu vào giảm).

(3) Số lượng người bán

Nếu số lượng người bán tăng lên thì cung về hàng hóa sẽ tăng lên và ngược lại.

(4) Kỳ vọng của người bán

Cung về một hàng hóa tại thời điểm hiện tại có thể phụ thuộc vào kỳ vọng của người bán về sự thay đổi
trong tương lai của giá hàng hóa đó. Nếu người bán dự đoán giá hàng hóa trong tương lai sẽ giảm/tăng
thì cung về hàng hoá đó ở hiện tại sẽ tăng/giảm.

(5) Chính sách của Chính phủ

Các quy định, chính sách của Chính phủ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp, làm cho quá
trình sản xuất của doanh nghiệp thuận lợi hay tốn kém hơn; từ đó làm tăng cung hay giảm cung về hàng
hóa.

14
3/1/2021

TÓM TẮT

Các nhân tố ngoại sinh Mối quan hệ với sự thay đổi


của cung của cung
1. Giá yếu tố sản xuất Ngược chiều
2. Công nghệ Cùng chiều
3. Số lượng người bán Cùng chiều
4. Chính sách của chính phủ Cả hai
5. Kỳ vọng của người bán Ngược chiều

3. CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG


Tại mức giá cân bằng,
P số lượng hàng hóa người mua
muốn mua và có khả năng mua
D S bằng
số lượng hàng hóa người bán muốn
bán và có khả năng bán

Giá cân bằng


E Tất cả mọi người trên thị trường
Điểm cân bằng
Pe đêu cảm thấy hài lòng.

Sản lượng cân bằng Qe Q


30

15
3/1/2021

Xác định sự kiện làm thay đổi đường


cầu, đường cung hay cả hai

Xác định hướng dịch chuyển


(bên trái hay bên phải)

Sử dụng biểu đồ cung-cầu thị trường


xác định sự thay đổi trong giá và
sản lượng cân bằng

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỰ KIỆN ĐẾN CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

SỰ KIỆN PHÂN TÍCH:


Ảnh hưởng của giá xe máy tăng thị trường xe đạp điện
đến thị trường xe đạp điện. P
S1
BƯỚC 1:
P2
Đường D dịch chuyển
do giá xe máy ảnh
BƯỚC 2: P1
hưởng đến cầu xe đạp
Đường D dịch phải
điện.
do giá xe máy tăng
Đường S không
BƯỚC dịch
3: điện
khiến xe đạp D1 D2
chuyển, do giá xe máy
hấpSự dịch
dẫn chuyển
hơn làm
xe máy. Q
không ảnh hưởng đến Q1 Q2
tăng cả giá và sản
chi phí sản xuất xe đạp
lượng cân bằng của
điện.
xe đạp điện.
32

16
3/1/2021

SỰ KIỆN PHÂN TÍCH:


Ảnh hưởng của cải tiến công nghệ thị trường xe đạp điện
đến thị trường xe đạp điện. P
S1 S2
BƯỚC 1:
Đường S dịch chuyển
do chi phí sản xuất P1
BƯỚC 2:
ảnh hưởng đến sản
ĐườngcungS dịch phải P2
lượng ứng của
do giảm chi phí sản
NSX.
BƯỚC 3:
xuất giúp cho nhà D1
Đường
Sự dịch D không dịch
sản xuất chuyển
có thêmlàmlợi Q
chuyển,
giá cân do
bằngcông nghệ
giảm và Q1 Q2
nhuận, do đó sẽ tăng
không phải
sản lượng
lượng ởlà
cânyếu tố
bằng
sản mỗi một
ảnh
tănghưởng đến cầu.
mức giá
33

SỰ KIỆN PHÂN TÍCH:


Ảnh hưởng của giá xe máy tăng VÀ cải tiến công nghệ đến thị trường xe đạp điện.
P
S1 S2
BƯỚC 1:
Cả 2 đường cùng dịch
chuyển. P2
BƯỚC 2: P1
Cả 2 đường dịch sang
phải
BƯỚC 3: D1 D2
Q tăng, nhưng ảnh hưởng Q
lên P không rõ ràng: Q1 Q2
Nếu cầu tăng nhiều hơn
cung, P tăng.
34

17
3/1/2021

SỰ KIỆN PHÂN TÍCH:


Ảnh hưởng của giá xe máy tăng VÀ cải tiến công nghệ đến thị trường xe đạp điện.
P
S1 S2

BƯỚC 3:
P1
Q tăng, nhưng
ảnh hưởng lên P P2
không rõ ràng:
Nếu cung tăng D1 D2
nhiều hơn cầu, P Q
giảm. Q1 Q2

35

KIỂM TRA NHANH

Nếu A và B là hai hàng hóa thay thế trong tiêu dùng, và chi phí
nguồn lực để sản xuất ra hàng hóa A giảm xuống thì giá của:
a. Cả A và B đều giảm
b. A sẽ giảm và B sẽ tăng
c. A sẽ tăng và B sẽ giảm
d. Cả A và B đều tăng

18
3/1/2021

TÌNH HUỐNG

Các nghiên cứu gần đây đã tìm thấy bằng chứng về việc
sử dụng caffein và sự gia tăng của bệnh tim mạch. Cùng
lúc đó, tại Tây Nguyên (vùng trồng cà phê lớn nhất của Việt
Nam) xảy ra một đợt hạn hán, gây thiệt hại nặng nề cho
người trồng cà phê. Hãy minh họa và giải thích những sự
kiện này có tác động gì tới giá và sản lượng cân bằng của
thị trường cà phê Việt Nam.

37

TÌNH HUỐNG

Phân tích sự biến động của giá và sản lượng xe ô tô cũ


tiêu thụ nhiều nhiên liệu khi Tổ chức các nước xuất khẩu
dầu mỏ (OPEC) cắt giảm sản lượng.

38

19
3/1/2021

TÌNH HUỐNG

Hãy xem xét các sự kiện sau đây: Giả sử các nhà khoa học
cho biết ăn cam làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường, và
cùng lúc đó, nông dân sử dụng một loại phân bón mới giúp
trồng cam năng suất cao hơn. Hãy minh họa và giải thích
những thay đổi này có tác động gì tới giá và sản lượng cân
bằng của cam.

39

Thay đổi trạng thái cân bằng


THIẾU HỤT THỊ TRƯỜNG
(DƯ CẦU)
P Xảy ra khi lượng cầu lớn
D S hơn lượng cung (QD > QS)

Khi thị trường thiếu hụt hàng hoá,


người bán sẽ tăng giá bán.
Pe
Điều này khiến cho QD giảm và
P2 QS tăng, giúp thu hẹp lượng thiếu
P1 hụt.
thiếu hụt Giá tiếp tục tăng cho đến khi thị
trường đạt trạng thái cân bằng.
Qs1 Qe Qd1 Q
40

20
3/1/2021

Thay đổi trạng thái cân bằng


DƯ THỪA THỊ TRƯỜNG
P (DƯ CUNG)
Xảy ra khi lượng cung lớn hơn
D dư thừa S lượng cầu (QS > QD)

P1
Người bán sẽ cố gắng bán lượng
sản phẩm dư thừa bằng cách
Pe giảm giá.
Điều này khiến cho QD tăng và
QS giảm giúp cho lượng dư thừa
giảm dần.
Giá tiếp tục giảm cho đến khi thị
Qd1 Qe Qs1 Q trường đạt trạng thái cân bằng.
41

4. Độ co giãn Các loại co giãn

Độ co giãn đo độ co giãn độ co giãn


lường sự thay đổi của cầu của cung
của một biến số theo giá theo giá
khi biến số khác
thay đổi. độ co giãn
độ co giãn
của cầu
chéo của
theo thu
cầu
nhập

42

21
3/1/2021

𝑫
Độ co giãn của cầu theo giá ( 𝑷)
Độ co giãn của cầu theo giá đo lường % thay đổi của Qd khi P
thay đổi 1%, ceteris paribus.

Nó đo lường độ nhạy cảm của người mua trước biến động của giá
cả.

43

Độ co giãn của cầu theo giá

 Dọc theo đường D, P và


Q chuyển động ngược
chiều, do đó độ co giãn P
mang giá trị âm.
P2
P1
 Độ co giãn của cầu theo
giá không có đơn vị tính. D
Q
Q2 Q1

44

22
3/1/2021

Tính độ co giãn của cầu theo giá

Công thức tính % thay đổi:


Giá trị cuối – giá trị đầu
x 100%
P Giá trị đầu
B
250
A
200
D
Q
8 12

45

Tính độ co giãn của cầu theo giá


Vấn đề:
Phương pháp tính % thay đổi theo cách
truyền thống phụ thuộc vào việc chọn
điểm đầu, điểm cuối.
P
B Từ A đến B,
250
A P tăng 25%, Q giảm 33%,
200 độ co giãn = -33/25 = -1,33
D
Từ B đến A,
Q P giảm 20%, Q tăng 50%,
8 12
độ co giãn = -50/20 = -2,50
46

23
3/1/2021

Tính độ co giãn của cầu theo giá


• Do đó, chúng ta sử dụng phương pháp trung điểm để tính %
thay đổi:

giá trị cuối – giá trị đầu


x 100%
Giá trị trung điểm

 Giá trị trung điểm là trung bình cộng của giá trị đầu và giá trị
cuối.
 Tuy nhiên, việc lựa chọn giá trị đầu và cuối không còn quan
trọng – kết quả là như nhau!!

• Sử dụng phương pháp trung điểm, % thay đổi của P:

250 – 200
x 100% = 22,2%
225
 % thay đổi của Q:
8 – 12
x 100% = - 40%
10
 Độ co giãn của cầu theo giá:
-40/22,2 = -1,8

48

24
3/1/2021

Công thức tính độ co giãn của cầu theo giá giữa 2 điểm
(Q1, P1) và (Q2, P2):

𝑫 𝟐 𝟏 𝟏 𝟐
𝑷 =
𝟐 𝟏 𝟏 𝟐

49

Tính độ co giãn của cầu theo giá


Để tính độ co giãn của cầu theo giá tại 1
điểm trên đường cầu: phương pháp
co giãn điểm

P
A
14

D
Q
8

50

25
3/1/2021

Phân loại đường cầu

• Các nhà kinh tế phân loại đường cầu theo độ co giãn của
chúng.
• Đường cầu càng thoải, độ co giãn càng lớn.
Đường cầu càng dốc, độ co giãn càng nhỏ.

51

“Cầu hoàn toàn không co giãn”


Độ co giãn %ΔQ 0%
= = =0
%ΔP 10%
Đường D: P
Thẳng đứng D

Độ nhạy cảm của P1


người tiêu dùng:
P2
Không
P thay
Giá trị độ co giãn: đổi 10% Q
0 Q1
Q thay
đổi 0%
52

26
3/1/2021

“Cầu kém co giãn”


%ΔQ < 10%
Độ co giãn = = <1
%ΔP 10%

Đường D: P
Tương đối dốc
Độ nhạy cảm của P1
người tiêu dùng: P2
Tương đối thấp D
P Q
Giá trị độ co giãn: Q 1 Q2
giảm
<1
10% Q tăng
<10%
53

“Cầu co giãn đơn vị”


%ΔQ 10%
Độ co giãn = = =1
%ΔP 10%

Đường D : P
Dốc trung bình
P1
Độ nhạy cảm của
người tiêu dùng: P2
Trung bình D

Giá trị độ co giãn: P Q


giảm Q1 Q2
1
10%
Q tăng 10%
54

27
3/1/2021

“Cầu co giãn”
%ΔQ > 10%
Độ co giãn = = >1
%ΔP 10%

Đường D: P
Tương đối thoải
P1
Độ nhạy cảm của
người tiêu dùng: P2 D
Tương đối cao
P giảm
Giá trị độ co giãn: 10% Q1 Q2 Q
>1
Q tăng > 10%
55

“Cầu hoàn toàn co giãn”


%ΔQ 10%
Độ co giãn = = =∞
%ΔP 0%

Đường D: P
Nằm ngang
Độ nhạy cảm của P2 = P 1 D
người tiêu dùng:
Vô cùng lớn P thay
đổi 0% Q
Giá trị độ co giãn: Q1 Q2
Vô cùng
Q thay
đổi 10% 56

28
3/1/2021

Độ co giãn dọc theo đường cầu tuyến tính


P
200%
30 E = = -5
-40% Đường cầu
67% tuyến tính có
20 E = = -1 hệ số co giãn
-67%
thay đổi theo
40% mức giá
10 E = = -0,2
-200%

0 Q
0 20 40 60

57

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ

Pizza vs. Muối

• Pizza có nhiều hàng hóa thay thế gần (sandwich, waffles, hamburger),
do đó người tiêu dùng có thể chuyển sang mua hàng hóa khác khi giá
tăng.
• Muối không có hàng hóa thay thế gần, do đó lượng cầu không giảm nhiều
khi giá tăng.

Những hàng hóa có nhiều hàng hóa thay thế gần có cầu co
giãn mạnh hơn.

58

29
3/1/2021

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ

iPhone vs. điện thoại


• Những hàng hóa có định nghĩa thị trường hẹp như iPhone có nhiều hàng
hóa thay thế gần (Samsung, Nokia, Oppo..).
• Những hàng hóa có định nghĩa thị trường rộng có rất ít hàng hóa thay thế.

Những hàng hóa có định nghĩa thị trường hẹp thường có cầu co giãn
mạnh hơn so với hàng hóa có định nghĩa thị trường rộng.

59

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ

Du thuyền vs. Dịch vụ khám bệnh

• Dịch vụ khám bệnh là hàng hóa thiết yếu. Nhu cầu khám bệnh không
giảm nhiều khi giá tăng.
• Du thuyền là hàng hóa xa xỉ. Nếu giá tăng, nhiều người tiêu dùng sẽ
không mua nữa.

Hàng xa xỉ có cầu co giãn hơn hàng thiết yếu.

60

30
3/1/2021

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ

Xăng trong 3 tháng vs. Xăng trong 6 tháng

• Trong ngắn hạn, NTD chưa thay đổi được thói quen tiêu dùng
nên lượng cầu chỉ giảm nhẹ.
• Trong dài hạn, NTD có thể tìm được các hàng hóa thay thế nên
lượng cầu giảm nhiều hơn.

Cầu về hàng hóa co giãn nhiều hơn trong dài hạn.

61

TÌNH HUỐNG

Nghiên cứu cho thấy độ co giãn của cầu theo giá thuốc lá
của thanh thiếu niên là cao hơn so với người đi làm. Tại
sao điều này có thể đúng? Nếu một gói thuốc lá giá 20
nghìn đồng và độ co giãn của cầu theo giá đối với thuốc lá
của thanh thiếu niên là 0,4, chính phủ cần tăng giá lên mức
bao nhiêu nếu muốn giảm lượng hút thuốc ở thanh thiếu
niên đi 20%?

62

31
3/1/2021

Độ co giãn và Tổng doanh thu

Tổng doanh thu là số tiền mà người bán thu được khi bán
hàng hóa, dịch vụ:TR = P x Q

Nếu bạn tăng giá từ 200$ lên 250$ thì tổng doanh thu tăng hay giảm?

• Việc tăng giá có hai ảnh hưởng lên Doanh thu:


P cao hơn làm tăng doanh thu trên 1 đơn vị hàng hóa bán ra
Q bán ra ít hơn, theo Luật cầu

Ảnh hưởng nào lớn hơn?


Điều đó phụ thuộc vào độ co giãn của cầu theo giá.
63

Độ co giãn và Tổng doanh thu

%Q
=
%P
TR = P x Q

 Nếu cầu co giãn, thì


Độ co giãn của cầu theo giá > 1
%Q >%P
 (Sự giảm sút trong TR từ việc giảm Q) lớn hơn (sự gia tăng
trong TR từ việc tăng P), do đó TR giảm

64

32
3/1/2021

Cầu co giãn Phần doanh thu


(độ co giãn = -1.8) tăng do P tăng
P Phần doanh
thu giảm do
Nếu P = 200$,
Q giảm
Q = 12 thì TR = 2400$
250
200
Nếu P = 250$, D
Q = 8 thì TR = 2000$

Khi D co giãn, Q
8 12
giá tăng khiến doanh
thu giảm.
65

Độ co giãn và Tổng doanh thu

%Q
=
%P
TR = P x Q

• Nếu cầu kém co giãn, thì


Độ co giãn của cầu theo giá < 1
%Q <%P
• (Sự giảm sút trong TR từ việc giảm Q) nhỏ hơn (sự gia tăng
trong TR từ việc tăng P), do đó TR tăng

66

33
3/1/2021

Cầu kém co giãn:


Phần doanh thu
độ co giãn = - 0,82 tăng do P tăng
P Phần doanh
Nếu P = 200$, thu giảm do
Q giảm
Q = 12 thì TR = 2400$
$250

Nếu P = 250$, $200


Q = 10 thì TR = 2500$ D

Khi D kém co giãn, Q


10 12
giá tăng làm cho
doanh thu tăng.
67

Ứng dụng của độ co giãn của cầu theo giá


Độ co giãn của cầu theo giá giúp các doanh nghiệp dự báo ảnh
hưởng của biến động giá đến doanh thu (và lợi nhuận).

Nếu cầu hàng hóa của doanh Nếu cầu hàng hóa của doanh
nghiệp kém co giãn, muốn tăng nghiệp co giãn, muốn tăng tổng
tổng doanh thu thì doanh nghiệp doanh thu thì doanh nghiệp nên
nên tăng giá. giảm giá.

68

34
3/1/2021

ỨNG DỤNG: TẠI SAO NGƯỜI NÔNG DÂN LẠI KHÔNG VUI KHI ĐƯỢC MÙA?

Phần doanh thu giảm


Được mùa làm tăng P
S1
sản lượng… D1
S2
… làm cho giá giảm P1
Cầu về hàng nông sản
kém co giãn, P2 Phần doanh thu
tăng

Kết quả: Doanh thu giảm

Q1 Q2 Q

69

TÌNH HUỐNG

Lũ lụt dọc theo sông Missouri phá hủy hàng ngàn acre lúa
mì của nông dân Mỹ. Nông dân có hoa màu bị phá hủy bởi
lũ lụt bị thiệt hại nặng nề, nhưng nông dân có hoa màu
không bị phá hủy được hưởng lợi từ lũ lụt. Tại sao?

70

35
3/1/2021

TÌNH HUỐNG

Giải thích tại sao điều này có thể đúng: Hạn hán trên toàn
thế giới làm tăng tổng doanh thu mà người nông dân nhận
được từ việc bán ngũ cốc, nhưng hạn hán chỉ ở Kansas
làm giảm tổng doanh thu mà nông dân Kansas nhận được.

71

Các loại hệ số co giãn của cầu khác


Độ co giãn của cầu theo thu nhập: đo lường sự thay đổi trong QD khi
thu nhập của người tiêu dùng thay đổi, ceteris paribus.

 Đối với hàng hóa thông thường: 𝑬𝑫


𝑰 > 0.

 Đối với hàng hóa thứ cấp: 𝑬𝑫


𝑰 < 0.

72

36
3/1/2021

Các loại hệ số co giãn của cầu khác


Độ co giãn chéo của cầu: đo lường sự thay đổi trong lượng cầu của
1 loại hàng hóa khi giá của hàng hóa khác thay đổi, ceteris paribus.

 Đối với cặp hàng hóa thay thế: 𝑬𝑫


𝑿,𝒀 > 0.

 Đối với cặp hàng hóa bổ sung: 𝑬𝑫


𝑿,𝒀 < 0.

73

TÌNH HUỐNG

Bạn có các thông tin sau đây về hàng hóa X và hàng hóa
Y: Độ co giãn của cầu theo thu nhập của hàng hóa X là -3,
còn độ co giãn cầu của hàng hóa X theo giá hàng hóa Y là
2. Liệu tăng thu nhập và giảm giá hàng hóa Y có chắc chắn
làm giảm cầu hàng hóa X hay không? Tại sao?

74

37
3/1/2021

Độ co giãn của cung theo giá

𝑺 = %  QS
𝑷
%P
• Độ co giãn của cung theo giá đo lường % thay đổi của QS khi P
thay đổi 1%, ceteris paribus.

• Nói cách khác, nó đo lường sự nhạy cảm của người sản xuất khi
giá thay đổi.

• Sử dụng phương pháp trung điểm và co giãn điểm để đo lường


độ co giãn của cung theo giá.

75

Độ co giãn của cung theo giá

𝑺 = %  QS
𝑷
%P
P
Ví dụ: S
Độ co giãn của cung P tăng 8%
P2
theo giá bằng
P1
16%
= 2
8% Q
Q1 Q2

Q tăng 16%
76

38
3/1/2021

Phân loại đường cung

• Các nhà kinh tế phân loại đường cung theo độ co giãn của
chúng.
• Đường cung càng thoải, độ co giãn càng lớn.
Đường cung càng dốc, độ co giãn càng nhỏ.

77

“Cung hoàn toàn không co giãn”


%ΔQ 0%
Độ co giãn = = =0
% ΔP 10%

Đường S : P
S
thẳng đứng
P2
Độ nhạy cảm theo
giá của người bán: P1
không
P tăng Q
Độ co giãn: 10% Q1
0
Q thay đổi 0%

78

39
3/1/2021

“Cung kém co giãn”


%ΔQ < 10%
Độ co giãn = = <1
% ΔP 10%

Đường S : P
S
tương đối dốc
P2
Độ nhạy cảm theo
giá của người bán: P1
tương đối thấp
P tăng Q
Độ co giãn: 10% Q1 Q2
<1
Q tăng < 10%

79

“Cung co giãn đơn vị”


%ΔQ 10%
Độ co giãn = = =1
% ΔP 10%

Đường S : P
dốc trung bình S
P2
Độ nhạy cảm theo giá
của người bán: P1
trung bình
P tăng 10% Q
Độ co giãn: Q1 Q2
=1
Q tăng 10%

80

40
3/1/2021

“Cung co giãn”
%ΔQ > 10%
Độ co giãn = = >1
% ΔP 10%

Đường S : P
tương đối thoải S
P2
Độ nhạy cảm theo giá
của người bán: P1
tương đối lớn
P tăng 10% Q
Độ co giãn: Q1 Q2
>1
Q tăng > 10%

81

“Cung hoàn toàn không co giãn”


%ΔQ 10 %
Độ co giãn = = =∞
% ΔP 0%

Đường S : P
nằm ngang
P2 = P1 S
Độ nhạy cảm theo
giá của người bán:
vô cùng
P thay đổi 0% Q
Độ co giãn: Q1 Q2
vô cùng
Q tăng 10%

82

41
3/1/2021

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG THEO GIÁ

• Khả năng thay thế của các yếu tố sản xuất: Hàng hóa được sản xuất ra
bởi các yếu tố đầu vào phổ biến hơn, có thể thay thế cho nhau thì độ co giãn của
cung cao hơn.
• Ví dụ: Lúa gạo vs. Tranh của Van Gogh
• Yếu tố thời gian: độ co giãn của cung lớn hơn trong dài hạn so với trong ngắn
hạn.
• DN có khả năng điều chỉnh quy mô sản xuất trong dài hạn.
• DN có thể gia nhập hoặc rời bỏ ngành trong dài hạn.

83

4. CHÍNH SÁCH CAN THIỆP GIÁ THỊ TRƯỜNG CỦA CHÍNH PHỦ

 Can thiệp trực tiếp: Kiểm soát giá

• Giá trần: là mức giá tối đa do Chính phủ quy định đối với một
loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó.

• Giá sàn: là mức giá tối thiểu do Chính phủ quy định đối với
một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó.

 Can thiệp gián tiếp: Thuế

84

42
3/1/2021

P S
ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ TRẦN Giá
Pc
trần
Giá trần ở trên mức giá cân
bằng của thị trường được gọi là Pe E
giá trần không có hiệu
lực – không ảnh hưởng đến
kết quả thị trường.

D
Q

85

P S
ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ TRẦN
Giá cân bằng cao hơn giá trần
và do đó vi phạm pháp luật.
Pe E
Giá trần là một điều kiện
ràng buộc, gây ra hiện tượng Giá
thiếu hụt trên thị trường. Pc
trần
thiếu hụt
D
Q

86

43
3/1/2021

Đánh giá hiệu quả


Nếu chính phủ đặt giá trần mà không có các biện pháp can thiệp khác, tình
trạng thiếu hụt có thể dẫn tới các hệ quả:
Người mua phải xếp hàng để mua hàng hóa.
Người bán phân biệt đối xử với người mua.
Xuất hiện thị trường chợ đen.

Việc quy định giá trần không đem lại hiệu quả cao do nhiều hệ quả kèm theo.

87

TÌNH HUỐNG

Nhằm bảo vệ người có thu nhập thấp (sinh viên, người lao
động tại các khu công nghiệp), chính phủ đưa ra mức giá
trần thuê nhà. Hãy phân tích sự biến động của thị trường
nhà ở cho thuê khi chính sách này được áp dụng. Thực tế
cho thấy không phải tất cả người có thu nhập thấp đều
được hưởng lợi từ chính sách này. Hãy dùng kiến thức về
giá trần để giải thích cho hiện tượng trên.

88

44
3/1/2021

P S

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ SÀN

Giá sàn ở dưới giá cân bằng Pe E


của thị trường được gọi là
giá
giá sàn không có hiệu Pf
sàn
lực – không ảnh hưởng đến
kết quả thị trường D
Q

89

dư thừa
P S
ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ SÀN giá
Pf
sàn
Giá cân bằng thấp hơn giá sàn
và do đó vi phạm pháp luật.
Pe E
Giá sàn là một điều kiện
ràng buộc, gây ra hiện tượng
dư thừa trên thị trường.
D
Q

90

45
3/1/2021

Đánh giá hiệu quả

Dư thừa do quy định giá sàn của CP có thể khiến cho:


Một số người bán không thể bán hết được hàng hóa tại mức giá thị
trường.
Mức giá cao khiến các doanh nghiệp có ít động lực cải tiến công nghệ
trong sản xuất để cắt giảm chi phí.

Việc quy định giá sàn không đem lại hiệu quả cao do nhiều hệ quả kèm theo.

91

Chính sách tiền lương tối thiểu

Chính sách tiền lương tối W thất nghiệp


S
thiểu không ảnh hưởng đến tiền lương
lao động có kỹ năng cao. Pf
tối thiểu

Pe
Chính sách này ảnh hưởng
đến các lao động kỹ năng
thấp.
Theo nghiên cứu:
Tăng tiền lương tối thiểu thêm D
10% sẽ làm tăng tỷ lệ thất L
nghiệp ở giới trẻ lên 1–3%. Qd Qs

92

46
3/1/2021

THUẾ
• Các chính phủ sử dụng thuế để tạo nguồn thu cho các dự án
công, như đường giao thông, trường học và an ninh quốc phòng.
• Chính phủ có thể đánh thuế vào người mua hoặc người bán.
• Thuế là một công cụ chính sách quan trọng, chính phủ có thể
làm thay đổi cân bằng thị trường bằng việc đánh thuế hàng hóa.

93

Ví dụ: Thị trường bánh Pizza

P
S1
Cân bằng khi không
E
có thuế 10$

D1

Q
500

94

47
3/1/2021

Thuế đánh vào người mua


Lúc này, giá người mua trả cao Tác động của việc đánh thuế
hơn 1,5$ so với giá thị trường P. người mua 1,5$/đvsp
P sẽ phải giảm 1,5$ để người P
mua sẵn lòng mua số lượng Q S1
như trước.
v.d, nếu P giảm từ 10$ xuống 10
8,5$, người mua sẽ vẫn mua thuế
500 chiếc pizza.
8,5
D1
Do đó, thuế đánh vào người
mua làm dịch chuyển đường D2
Q
cầu sang trái bằng chính mức 500
thuế.
95

Thuế đánh vào người mua


Cân bằng mới: Tác động của việc đánh thuế
người mua 1,5$/đvsp
Q = 450 P
Người bán nhận S1
PS = 9,5$ PB = 11
thuế
Người mua trả 10
PB = 11$ PS = 9,5

Chênh lệch
D1
= 1,5$ = thuế
D2
Q
450 500

96

48
3/1/2021

Thuế đánh vào người bán


Tác động của việc đánh thuế
Thuế làm tăng chi phí sản xuất
người bán 1,5$/đvsp
của người bán lên 1,5$ đối với
P S2
mỗi chiếc bánh pizza. 11,5
thuế S1
Người bán sẽ cung ứng
500 chiếc pizza chỉ khi
10
P tăng lên 11,5$,
để bù đắp cho phần chi phí
tăng thêm này.
D1
Do đó, thuế đánh vào người
bán làm dịch chuyển đường Q
500
cung sang trái bằng chính
mức thuế.
97

Thuế đánh vào người bán


Cân bằng mới: Tác động của việc đánh thuế
người bán 1,5$/đvsp
Q = 450 P S2
Người mua trả S1
PB = 11$ PB = 11
thuế
Người bán nhận 10
PS = 9,5$ PS = 9,5

Chênh lệch
D1
= 1,5$ = thuế

Q
450 500

98

49
3/1/2021

Kết quả trong hai trường hợp là như nhau!


Ảnh hưởng đến P và Q, và phân chia gánh nặng thuế là như nhau bất kể
thuế đánh vào người mua hay người bán.
P
* Giá người mua S1
PB = 11
trả cao hơn. thuế
* Giá người bán 10
nhận ít hơn. PS = 9,5
* Quy mô của thị
trường giảm. D1

Q
450 500

99

Độ co giãn và sự phân chia gánh nặng thuế


TH 1: Cung co giãn mạnh hơn cầu

P Người mua có ít
phương án thay
Phần thuế người PB S thế hơn người bán.
mua chịu Do đó, người mua
thuế chịu phần lớn gánh
Giá không thuế
nặng thuế.
Phần thuế người PS
bán chịu
D
Q

100

50
3/1/2021

Độ co giãn và sự phân chia gánh nặng thuế


TH 2: Cầu co giãn mạnh hơn cung

P
Người bán có ít
S phương án thay thế
Phần thuế người hơn người mua.
mua chịu PB Do đó, người bán
chịu phần lớn gánh
Giá không thuế
thuế nặng thuế.
Phần thuế người
bán chịu PS
D

101

TÌNH HUỐNG: Ai chịu thuế đánh vào hàng xa xỉ?

• 1990: Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật thuế mới đánh vào các mặt
hàng xa xỉ
• Mục đích: tăng nguồn thu từ những người có khả năng mua hàng
xa xỉ- tầng lớp thượng lưu.
• Kết quả: Quốc hội Mỹ đã bãi bỏ hầu hết luật thuế đánh vào hàng xa
xỉ vào năm 1993.

102

51
3/1/2021

TÌNH HUỐNG: Ai chịu thuế đánh vào hàng xa xỉ?


Thị trường du thuyền Cầu co giãn
theo giá.
P
S
Trong ngắn hạn, cung
Phần thuế người
mua chịu PB kém co giãn.

thuế Gánh nặng thuế


Phần thuế người rơi vào tầng lớp
bán chịu PS trung lưu.
D

103

TÌNH HUỐNG

Quốc hội và tổng thống quyết định Hoa Kỳ sẽ giảm ô nhiễm


không khí bằng cách giảm sử dụng xăng. Họ áp đặt một
mức thuế 0,5 đô la cho mỗi gallon xăng bán ra. Họ nên
đánh thuế này lên người sản xuất hay người tiêu dùng?
Giải thích chi tiết bằng đồ thị.

104

52
3/1/2021

BÀI TẬP

Cầu về gạo tẻ là: 𝐐𝐃 = 70 – 2P và cung là 𝐐𝐒 = P – 5 (P tính bằng $/100kg và Q tính


bằng trăm kg).
a. Giá và lượng gạo tẻ cân bằng trên thị trường là bao nhiêu?
b. Giả sử Chính phủ áp đặt giá trần 20$/100kg. Điều gì xảy ra?
c. Giả sử Chính phủ áp đặt giá sàn 30$/100kg. Điều gì xảy ra?
d. Giả sử Chính phủ trợ cấp cho người sản xuất 3$/100kg thì bao nhiêu gạo tẻ sẽ
được sản xuất ra? NTD phải trả giá là bao nhiêu? NSX nhận bao nhiêu?
e. Giả sử Chính phủ trợ cấp cho người tiêu dùng 3$/100kg thì bao nhiêu gạo tẻ sẽ
được sản xuất ra? NTD phải trả giá là bao nhiêu? NSX nhận bao nhiêu?
g. Giả sử Chính phủ đánh thuế vào người sản xuất 3$/100kg thì bao nhiêu gạo tẻ
sẽ được sản xuất ra? NTD phải trả giá là bao nhiêu? NSX nhận bao nhiêu? Tính gánh
nặng thuế mỗi bên phải chịu.
h. Giả sử Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng 3$/100kg thì bao nhiêu gạo tẻ
sẽ được sản xuất ra? NTD phải trả giá là bao nhiêu? NSX nhận bao nhiêu? Tính gánh
nặng thuế mỗi bên phải chịu.

53

You might also like