You are on page 1of 6

ẢNH HƯỞNG CỦA DINH DƯỠNG ĐẾN HIỆN TƯỢNG DẬY THÌ SỚM

I- Tổng quan hiện tượng dậy thì sớm


Định nghĩa:
- Dậy thì sớm ở trẻ là tình trạng phát triển các đặc tính sinh dục sớm hơn bình thường,
hiện nay được xác định là dậy thì khởi phát trước 8 tuổi ở bé gái (tuyến vú phát triển,
mọc lông mu sớm, có kinh nguyệt sớm) và trước 9 tuổi ở bé trai (cơ bắp, ria mép,
giọng ồm, dương vật to…)
- DTS chia làm 2 nhóm tùy vào vị trí bất thường xảy ra trong cơ thể:
+ DTS ngoại biên: có bất thường buồng trứng, tuyến thượng thận,…
+ DTS trung ương: Có sự bất thường trong não gây kích thích tuyến sinh dục và là
dạng phổ biến

Thực trạng:

- Thế giới:
+ Một thống kê tại Đan Mạch 1993-2001 ghi nhận tỷ lệ mắc mới của dậy thì sớm ở
trẻ nữ là 20/10.000 và < 5/10.000 ở trẻ nam
+ Tỷ lệ mới mắc cao ở trẻ nữ so với trẻ nam, lên đến 23: 1 trong một số nghiên cứu
[9]
- Việt Nam:
+ Tại Bệnh viện nhi TW: Năm 2019 có 365 trẻ được chẩn đoán mắc DTS. Năm 2020
có 107 trẻ ( do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên số lượng trẻ đến khám giảm)
+ Bệnh viện Nhi Đồng 2 hiện đang quản lí 500 trẻ DTS. 10 tháng đầu năm 2019 tăng
thêm 100 ca

Hậu quả

- Hạn chế chiều cao


- Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ
- Tăng nguy cơ quan hệ tình dục sớm, xâm hại tình dục, nạo phá thai, …

Nguyên nhân

-80-90% các trường hợp DTS TW không có nguyên nhân cụ thể, đặc biệt là ở trẻ nữ.
Các nguyên nhân thường gặp là u não, di truyền, nhược giáp,…
- DTS ngoại biên: do sự tăng tiết quá mức hormone sinh dục (estrogen và androgen)
nguồn gốc từ tuyến sinh dục hoặc tuyến thượng thận
- Yếu tố ảnh hưởng: giới tính, gen, chủng tộc, dinh dưỡng…
II- Mối liên hệ giữa dinh dưỡng và hiện tượng dậy thì sớm
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tuổi dậy thì. Sự
dư thừa cân nặng cơ thể trong giai đoạn trẻ em có thể ảnh hưởng đến phát triển dậy
thì, qua tác động lên thời điểm bắt đầu dậy thì và mức độ các hoóc-môn dậy thì.
- Mối liên hệ giữa béo phì và bắt đầu dậy thì sớm đã được báo cáo ở nhiều
nghiên cứu khác nhau, đánh giá các trẻ gái thuộc các nhóm dân tộc khác nhau cho
thấy ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, nhiều chất béo, có thể là nguyên nhân của
hiện tượng. Mặc dù đa số các nghiên cứu này là nghiên cứu cắt ngang, và dựa vào
BMI ( chỉ số béo phì), các kết quả khá thống nhất nhau và cho thấy một mối liên hệ
nhân quả giữa kích thước cơ thể trong giai đoạn trẻ em lớn hơn và bắt đầu phát triển
vú sớm hơn, tuổi bắt đầu kinh nguyệt sớm hơn, cũng như những biểu hiện sớm của
những tiêu chuẩn khác của dậy thì.
Cơ chế tác động [1,3]
* Ở trẻ gái : cơ chế cho mỗi liên hệ giữa béo phì và DTS hiện nay vẫn chưa rõ ràng.
- Có thể được lý giải bởi sự kháng insulin / tăng insulin máu liên quan với béo phì.
Nồng độ insulin tăng có thể kích thích sản xuất các steroid giới tính bằng cách tác
động lên tuyến thượng thận, gan, buồng trứng, và các tế bào mỡ. Nồng độ androgen
tăng có thể khuyến khích phát triển dậy thì qua hoạt động ngoại biên và/hoặc trung
tâm lên trục vùng dưới đồi – tuyến yên .
Ngoài ra nồng độ insulin tăng – là kết quả của kháng insulin liên quan đến béo phì, có
thể tác động lên thụ thể IGF-1, và kích thích tăng trưởng.
- Các nghiên cứu trên động vật gặm nhấm và người cho thấy leptin có thể là mối liên
hệ quan trọng giữa chất béo trong cơ thể (béo phì) và DTS. Đây là một loại hormone
tiết ra từ các tế bào chất béo, có
vai trò điều chỉnh chức năng
sinh sản. Khi cơ thể trẻ có đủ
leptin – đó là lúc tuổi dậy thì
bắt đầu.
* Ở trẻ trai: trong khi đa số
nghiên cứu báo cáo tuổi dậy thì
sớm ở trẻ gái béo phì, đối với
trẻ trai, có nhiều phát hiện đối
nghịch giữa các nghiên cứu
khác nhau.  Một giải thích tiềm
năng cho những khác biệt này
là mối quan hệ giữa BMI và
tuổi dậy thì có thể là phi tuyến
tính; tức là, thừa cân có thể liên
quan đến dậy thì sớm, trong khi
béo phì nặng hơn có thể liên
quan đến dậy thì muộn. Sự sai
lệch thông tin cũng có thể giải
thích cho những mâu thuẫn này
bởi vì đánh giá khởi phát dậy
thì ở trẻ em trai kém tin cậy
hơn ở trẻ em gái, đặc biệt khi
các phép đo này được tự báo cáo. Một tác động tiềm ẩn có thể liên quan đến sự phát
triển của bệnh béo phì trong các giai đoạn cụ thể của thời thơ ấu mà có thể chưa được
kiểm tra trong tất cả các nghiên cứu

Các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ DTS [5]

- Rau củ trái mùa: các chất độc hại tồn dư từ việc trồng rau quả trái mùa và sử dụng để
ép trái cây phải chín, việc này sẽ tạo ra nguy cơ dậy thì sớm.
- Thực phẩm chiên, rán: Khi nấu ở nhiệt độ cao, các món ăn như gà rán, khoai tây
chiên... sẽ bị biến đổi chất, khi trẻ ăn vào có thể gây rối loạn nội tiết và dẫn đến cơ thể
dậy thì sớm hơn.
- Đồ ăn nhiều muối:  ăn nhiều thực phẩm chứa muối trong một thời gian dài sẽ khiến
hệ tiêu hóa, thận của trẻ gặp nguy. Bởi những món ăn chứa hàm lượng muối cao sẽ
kích hoạt hormon có liên quan tới sinh sản đó là neurokinin B, dẫn đến cơ thể dậy thì
sớm.
- Nội tạng động vật: Các món ăn từ nội tạng động vật sẽ khiến trẻ dễ bị béo phì, tăng
cân, đồng thời kích hoạt dậy thì sớm.
- Đồ ăn sẵn: Có chứa chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi. Các chất này giống như
hormon giới tính, do vậy không tốt cho cơ thể đang tuổi lớn.
Quan điểm gây tranh cãi
- DTS do sữa bò: Hiện nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định việc tiêu
thụ sữa gây DTS
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã kết luận rằng sữa được
sản xuất bởi bò được xử lý rBST hoặc không được xử lý là hoàn toàn giống
nhau. Trong quá trình thanh trùng, 90% các hormone này bị phá hủy. Các lượng vi
lượng còn lại được tiêu hóa hoàn toàn thành các mảnh không hoạt động trong
ruột. Cả hai loại hormone này đều dành riêng cho bò và không có tác dụng đối với cơ
thể người. Do đó, các hormone trong sữa không phải là lời giải thích hợp lý cho việc
dậy thì sớm. [7]
- DTS do sữa đậu nành: isoflavone có tác dụng estrogen yếu tuy nhiên không thể
kết luận được sự ảnh hưởng của nó đến thời điểm dậy thì do nồng độ trong thực phẩm
khá thấp [4]
Tuy nhiên tiêu thụ nhiều sữa bò và sữa đậu nành đều có liên quan đến việc tăng IGF-
1 trong máu, uống quá nhiều sữa cũng là một dạng của ăn uống không cân bằng, dẫn
đến nhiều vấn đề về sức khỏe như là béo phì hay dậy thì sớm. Do đó lượng sữa trẻ
uống mỗi ngày không nên quá 3 ly.

III- Lời khuyên dinh dưỡng


- Để trẻ có được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với tỷ lệ cân đối phù hợp với
nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị, cần cho trẻ ăn theo đúng số lượng đơn vị ăn tương
ứng với mỗi nhóm thực phẩm được thể hiện trên tháp.
- Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, lượng đường cao và các thực phẩm chế biến sẵn
dễ gây thừa cân, béo phì
- Tiêu thụ trái cây và rau quả - Vai trò của chất xơ được coi là yếu tố quan trọng để
duy trì sức khỏe tốt và cân nặng hợp lý ở các bé gái đang lớn. Một số loại như súp lơ,
cam, bưởi… có Quercitin giúp giảm hấp thu hormone sinh dục ngoại lai. Ngoài ra,
hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú trong trái cây tươi và rau quả là rất cần
thiết, có thể giúp ngăn ngừa dậy thì sớm ở trẻ em gái. (tuy nhiên hạn chế các rau củ
quả trái mùa)
- Sử dụng các thực phẩm tinh bột chứa nhiều chất xơ như khoai lang, gạo gứt,.. để
tăng cường khả năng tiêu hóa và giảm thiểu nguy cơ béo phì
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối: ăn nhiều thực phẩm chứa muối trong một
thời gian dài sẽ khiến hệ tiêu hóa, thận của trẻ gặp nguy. Bởi những món ăn chứa hàm
lượng muối cao sẽ kích hoạt hormon có liên quan tới sinh sản đó là neurokinin B, dẫn
đến cơ thể dậy thì sớm.
- Sử dụng dinh dưỡng từ thực phẩm thay vì các loại thuốc bổ: dùng thuốc Bắc chế
biến món ăn như canh gà thuốc Bắc, gà tần... cho trẻ ăn, sẽ làm cơ thể thay đổi quá
trình bài tiết, gây dậy thì sớm. Vì trong hầu hết trong các thuốc bổ này có chứa
hormon tăng trưởng rất mạnh, gây dậy thì sớm.
- Hạn chế sử dụng các loại thịt chứa thuốc tăng trọng: sử dụng các loại thịt rõ nguồn
gốc để bổ sung đạm, ngoài ra còn có thể sử dụng đạm thực vật từ các loại đậu như
đậu hà lan, đậu nành,..
- Kết hợp hoạt động thể chất 30- 60 phút/ngày. thay thế thời gian xem TV và máy tính
bằng các hoạt động thể chất mà trẻ thích như bơi lội, chạy bộ hoặc bóng rổ. Ngoài ra,
trẻ có thể đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường để tăng cường vận động.
- Ngủ ít nhất 8 tiếng/ngày và nên ngủ trước 22h. Trong thời gian ngủ các tế bào tủy
và hormone tăng trưởng sẽ tăng cường phát triển, phân chia và thức đẩy chiều cao
Ngoài ra, ánh sáng nhân tạo vào ban đêm làm gián đoạn việc sản xuất melatonin
của cơ thể, điều chỉnh mọi thứ từ chu kỳ ngủ / thức đến tâm trạng, năng lượng và
sự thèm ăn của chúng ta. Melatonin có thể ức chế giải phóng gonadotropin tuyến yên
và ngăn ngừa dậy thì sớm

* Chế độ ăn cho trẻ 6-12 tuổi


Ví dụ

- Sáng: Ngũ cốc ăn sáng với sữa, nước


ép trái cây hoặc 2 lát bánh mì nướng
phết bơ.
Ăn nhẹ giữa buổi sáng: Một phần trái
cây hoặc dĩa salad và trái cây xắt
nhỏ.
- Trưa: Bánh mì kẹp thịt với giăm
bông và salad, sữa chua, trái cây. Ăn
nhẹ giữa buổi chiều: Miếng bánh
ngọt hoặc ly sữa.
- Tối: Bữa ăn gia đình, ví dụ: Bữa cơm thịt hoặc cá, phần rau, ly sữa ít đường và mọt
phần trái cây.
Ăn nhẹ trước khi đi ngủ: Bánh quy và ly sữa hoặc nước.

* Chế độ ăn cho trẻ 13-17 tuổi


Đây là thời kì tất cả các bộ
phận cùng phát triển, lớn
lên và hoàn thiện dần.
Hoạt động trí não, thể lực
tăng lên và phức tạp hơn
nhiều. Sự tiêu hao năng
lượng cao đòi hỏi cơ thể
phải được cung cấp nhiều
chất dinh dưỡng để bù đắp

Tài liệu tham khảo

1. Obesity and growth during childhood and puberty - M Loredana Marcovecchio 1, Francesco


Chiarelli

2. Puberty in girls of the 21st century- Frank M. Biro

3. Nutrition and pubertal development


https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4266867/#ref2
4. Nutritional Determinants of the Timing of Puberty -
https://www.annualreviews.org/doi/10.1146/annurev-publhealth-031914-122606
5. https://vfa.gov.vn/thuc-pham-va-suc-khoe/cac-loai-thuc-pham-co-the-gay-day-thi-som.html

6. Milk Intake and Total Dairy Consumption: Associations with Early Menarche in NHANES
1999-2004
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3038976/
7. https://www.fda.gov/animal-veterinary/product-safety-information/bovine-somatotropin-bst
8. Overview of precocious puberty - Paul Saenger, M.

You might also like