You are on page 1of 1

động nên việc chọn lọc và nhân giống kháng sâu bệnh phải là một qúa trình liên

tục, nếu
không thì những giống kháng sâu bệnh phải rất khó khăn mới tạo ra đƣợc sẽ bị mất đi.
Trong trƣờng hợp nông dân sản xuất nhỏ tự cấp tự túc, việc làm giống tốt nhất là do
chính tay họ làm ở trên đồng ruộng của họ.
Thời vụ
“TRỒNG ĐÚNG THỜI VỤ ĐỂ TRÁNH SÂU BỆNH”
Việc cấy trồng cần phải làm đúng thời vụ để giảm đến mức thấp nhất sự tấn công của sâu
bệnh. Để làm việc này hiệu quả, ngƣời nông dân cần phải biết chu kỳ sống của các loài
sâu bọ gây hại và những điều kiện thuận lợi cho việc lây lan dịch bệnh.
Ví dụ, các vụ rau trồng vào mùa đông sẽ tốt hơn mùa hè bởi vì rất nhiều loài gây hại và
bệnh tật đều ngủ đông hoặc kém hoạt động trong thời tiết lạnh. Loại sâu lớn là tuyến
trùng hại rễ sẽ ít hoạt động trong thời gian này.
Một cách khác để làm tăng sự sống của cây là sản xuất cây con trong những khu vƣờn
ƣơm đƣợc bảo vệ và sau đó trồng chúng ở bên ngoài ruộng khi chúng đã đủ lớn để có
khả năng chịu đựng sự tấn công của sâu bệnh. Sự phá hoại của ốc sên, sâu ngài đêm, bọ
cánh cứng và châu chấu có thể đƣợc giảm đến mức thấp nhất bằng cách này.
Rất nhiều loại côn trùng sau khi nằm trốn trong đất qua mùa đông và mùa xuân, xuất
hiện với những trận mƣa đầu mùa. Sự phá hoại cây mùa hè có thể giảm đến mức tối thiểu
bằng cách trồng vụ hè sớm hơn hoặc trồng sau khi mƣa một vài tuần.

Sử dụng bẫy và hàng chắn ngăn côn trùng


Cây có thể đóng vai trò làm rào chắn tự nhiên đối với sự di chuyển của các loài gây hại.
Bờ dậu ngăn cản rệp vào vƣờn; một vài hàng ngô có thể bảo vệ vụ đậu không bị rệp vào
phá hoại và một hàng cây đậu Hà lan hoặc đậu leo có thể đƣợc sử dụng để bảo vệ cà
chua, khoai tây và bắp cải không bị nhện đỏ tấn công.
Một phƣơng pháp khác là bẫy côn trùng bằng những cây dẫn dụ. Cây dẫn dụ có thể là cỏ
mọc trong ruộng hay có thể là các loại cây mẫn cảm đƣợc trồng thành những hàng xung
quanh ruộng. Côn trùng thích những cây dẫn dụ này sẽ tấn công phá hoại chúng và
không động chạm đến cây trồng chính trong ruộng. Những cây bị côn trùng phá hoại sau
đó có thể bị nhổ bỏ và làm phân ủ hoặc cho gia súc ăn. Ví dụ, rệp bị hấp dẫn bởi cỏ sữa
và cây lƣơng thực sẽ đƣợc bảo vệ không bị chúng tấn công nếu để một ít cỏ này mọc ở
trong ruộng.
Cây đậu đƣợc trồng theo hàng để dẫn dụ xung quanh ruộng trồng bắp cải hoặc bông để
bảo vệ những loại cây này không bị nhện đỏ tấn công. Sau đó những cây đậu bị sâu bệnh
hại này làm thức ăn cho gia súc ăn hoặc làm phân ủ. Loại cây này làm mồi lý tƣởng vì
chúng có ba chức năng: kiểm soát sâu bọ (làm mồi), cải tạo đất (cây họ đậu) và thức ăn
cho gia súc hoặc nguyên liệu để làm lớp phủ hay phân ủ.
Hàng chắn và cây dẫn dụ cũng sẽ tạo ra môi trƣờng sống thích hợp khuyến khích các
động vật ăn mồi tới cƣ trú ở trên ruộng và ăn sâu hại.

Khuyến khích động vật ăn mồi

ADDA –VIỆT NAM 13


#605-606 NARENCA publishers, 85 Nguyen Chi Thanh, Ba Dinh District, Hanoi, Vietnam
Tel: +84.43.7623533 * Fax: +84.43.7623534 * Email: addahanoi@vnn.vn

You might also like