You are on page 1of 3

CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG LOGISTICS TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH

3.1. Tình hình chung về ứng dụng logistic trong sản xuất, kinh doanh
Những ngành sản xuất tham gia khảo sát có đặc thù ngành và xu hướng ngành:
STT Ngành Một số đặc thù ngành Một số xu hướng ngành
SX
1. Thương Đa dạng địa chỉ chủ hàng, yêu cầu giao Áp dụng bán hàng đa kênh
mại hàng phức tạp, gói hàng kích thước nhỏ, Ứng dụng công nghệ như AI,
điện tử tần suất giao hàng nhanh. Tỷ lệ nhân viên Drones; Ứng dụng Robot kho
nhảy việc cao, chi phí marketing lớn. hàng; Giao hàng nhanh
2. Sản Thời gian quay vòng vốn khá lâu Tham gia sâu hơn vào thiết kế,
xuất và Nguồn gỗ trong nước chỉ cung 2/3 trữ sản xuất, ... để tạo giá trị gia tăng
chế lượng, thị trường biến động cho sản phẩm. Có chiến lược dài
biến gỗ hạn
3. Linh Giá trị hàng hóa cao, liên quan đến chất Xây dựng đội ngũ nhân lực chất
kiện xám và bản quyền nên hoạt động kho xám cao. Sử dụng AI, robot, … để
điện tử hàng và quản trị tồn kho ít khi thuê ngoài tiết kiện chi phí nhân công
4. PT vận Doanh nghiệp quy mô nhỏ, sản lượng Tăng tỷ lệ nội địa hóa: Mời
tải và thấp nên chi phí sản xuất ở Việt Nam chuyên gia nước ngoài về tư vấn
linh cao-> Tỷ lệ nội địa hóa vẫn chỉ ở mức để sản xuất xe hơi thương hiệu nội
kiện 10% địa: Thaco, Vinfast, …
5. Dệt Sản xuất theo mùa. Nhập nguyên phụ Kết hợp với DN logistic để giảm
may liệu và xuất hàng thành phẩm. chi phí, thời gian, thủ tục.
Chi phi logistic chiếm 20-30% giá thành DN mua chung các NVL để giảm
sản phẩm chi phí vận tải, logistic
3.2. Thực trạng
3.2.1. Loại hình doanh nghiệp và chi phí logistic của doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp: Trong số các doanh nghiệp chủ hàng sử dụng dịch vụ
logistic tham gia vào cuộc khảo sát có 40,5% công ty TNHH và công ty cổ phần 32,4%;
Ngoài ra có 8,1% là công ty liên doanh và 18,9% là công ty có 100% vốn nước ngoài. Và
các doanh nghiệp này có tới 52,8% doanh nghiệp sử dụng các công ty logistic nội địa,
30,6% còn lại sử dụng cả công ty logistic nội địa và nước ngoài.
Chi phí logistic của doanh nghiệp: Các ngành sản xuất các mặt hàng có giá trị cao
như ô tô, linh kiện điện tử và sắt thép chi phí logistic trong tổng giá thành sản phẩm nhỏ
(Khoảng dưới 5%). Các ngành hành tiêu dùng, thương mại điện tử, siêu thị, may mặc
hoặc nông sản có chi phí logistic chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành (Khoảng 10-20%).
=> Theo các doanh nghiệp thì chi phí logistic cao là do chi phí vận tải lớn (68-80%),
sau đó đến chi phí xếp dỡ, thủ tục thông quan.
3.2.2. Các hoạt động logistic doanh nghiệp tự thực hiện
Các hoạt động logistic doanh nghiệp tự thực hiện như: Thu mua nguyên vật liệu
(77,8%), kho hàng (77,8%), khai báo hải quan (75%), làm thủ tục xuất nhập khẩu (75%)
và đóng gói hàng hóa (61,1%). Ngoài ra, các hoạt động như Phân phối, chuỗi cung ứng
và thu hồi hàng về thì ít có doanh nghiệp tự thực hiện được, chiếm tỷ lệ nhỏ lần lượt là
16,7% và 11,1%.
Nguyên nhân: Chi phí logistic cao, thời gian xử lý lâu, phải phụ thuộc vào các đại
lý, rò rỉ thông tin. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp phải sử dụng đại lý chỉ định thì
chi phí cao gấp 1,5 lần so với đại lý do công ty lựa chọn.
Ưu điểm: Chủ động và giảm sự phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ logistic; hạn
chế rủi ro về thông tin; khả năng kiểm soát nội bộ tốt. Tự thiết kế kho hàng phù hợp với
yêu cầu của công ty, tiết kiệm chi phí hơn so với thuê ngoài.
Nhược điểm: Thiếu chuyên nghiệp và mạng lưới bị hạn chế; dàn trải đầu tư và
nguồn lực.
3.2.3. Các dịch vụ logistic thuê ngoài
Theo khảo sát, dịch vụ kho hàng có 100% công ty chọn thuê ngoài. Vận tải nội địa
và vận tải quốc tế có tỷ lệ thuê ngoài lần lượt là 73% và 70,3%.
Nguyên nhân thuê ngoài: Không có khả năng làm (54,1%); chuyên nghiệp hơn
(54,1%); Khả năng cung cấp dịch vụ đa dạng (35,1%); chi phí thấp hơn (21,6%).
Ưu điểm: Chuyên nghiệp và mạng lưới đa dạng; tập trung đầu tư và nguồn lực
Nhược điểm: Bị động, phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ logistic, rò rỉ thông tin
cạnh tanh; yêu cầu khả năng kiểm soát hệ thống tốt.
3.2.4. Tiêu chí đánh giá và lựa chọn doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistic
Tiêu chí quan trọng nhất là chất lượng dịch vụ (86,1%); giá cả và sự linh hoạt
(80,6%); Thời gian (63,9%) và chính sách hỗ trợ khách hàng (47,2%).
3.2.5. Quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp dịch
vụ logistic
Có 86,5% doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẵn sàng giới thiệu doanh nghiệp
logistic đang cung cấp cho đối tác khác. Thể hiện mức độ trung thành với doanh nghiệp
logistic thì có 16,2% doanh nghiệp ít khi thay đổi nhà cung cấp dịch vụ logistic, có
64,9% doanh nghiệp không thường xuyên thay đổi LSP, 13,5% doanh nghiệp thường
xuyên đổi, 5,5% rất thường xuyên đổi nhà cung cấp dịch vụ logistic.
Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp một số khó khăn với DN logistic là: Chi phí
không như mong đợi (72,2%), thiếu dự cải tiến liên tục (30,6%), Chất lượng dịch vụ
(27,8%), Nhân sự yếu (25%).
Các ứng dụng công nghệ thông tin chủ yếu được DN sản xuất, kinh doanh dùng để
kết nối với nhà dịch vụ: quản lý vận tải (72,2%), theo dõi và truy xuất (41,7%) và quản lý
kho bãi (30,6%).
Đa phần các công ty ký hợp đồng xuất khẩu với điều kiện FOB (78,6%), nhập khẩu
với điều kiện CIF (78,8%). Trong khi các điều kiện phù hợp với vận tải đa phương thức
và vận chuyển door to door như FCA (15,2%) với nhập khẩu, CPT (21,4%) với xuất
khẩu. Bên cạnh đó, điều kiện phù hợp với vận tải container và đa phương thức như DAP
(15,2%) và DDP (7,1%). => Sự thay đổi tích cực từ phía các nhà xuất khẩu Việt Nam.

You might also like