You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ

MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1.Khái niệm tư tưởng HCM và các vấn đề hợp thành hệ thống tư tưởng
HCM:

- TTHCM:

o là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của
cách mạng VN,

o Là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin
vào điều kiện cụ thể của nước ta,

o Kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại,

o Là tài sản tinh thân to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi soi đường
cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.

- Các vấn đề hợp thành hệ thống tư tưởng HCM:

o Nhân tố khách quan:

 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN.

 Tinh hoa văn hóa của nhân loại.

 Chủ nghĩa Mác – Lê nin.

o Nhân tố chủ quan:

 Khả năng tư duy và trí tuệ của HCM.

 Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn.

*Các vấn đề hợp thành TT HCM

- TT HCM về vấn đề dân tộc và CM giải phóng dân tộc

- TT HCM về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở VN


- TT HCM về vấn đề ĐCS VN

- TT HCM về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế

- TT HCM về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân

- TT HCM về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới

Câu 3: Quy luật ra đời của ĐCS Việt Nam

Quy luật ra đời của Đảng

Đảng CS = CN M-L + PT CN ( Theo quan điểm CN Mác-Lênin )

Đảng CS = CN M-L + PT CN + PT yêu nước ( Theo quan điểm HCM )

 HCM có kế thừa quan điểm của Lênin, điểm sáng tạo của HCM là kết
hợp với PT yêu nước.

* Lý do:

+ Một là, Ptrào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển
của dân tộc VN

+ Hai là, PT CN + PT yêu nước đều có mục tiêu chung là chống thực dân,đế quốc.

+ Ba là, PT NDân + PT công nhân: công nông là đồng minh

+ Bốn là, PT yêu nước của tri thức VN là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp
các yếu tố cho sự ra đời của Đảng CS VN

Vai trò của ĐCS VN

- HCM khẳng định CM là sự nghiệp của quần chúng nhưng quần chúng phải
được giác ngộ và tổ chức, lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn.

- Lực lượng của GCCN và nhân dân lđ là rất lớn và vô tận nhưng lực lượng ấy
cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi.

- HCM cho rằng: “Muốn khỏi lạc phương hướng, quần chúng phải có Đảng
lãnh đạo để nhận rõ tình hình”
- Để tổ chức và giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh, đánh kẻ
địch giành chính quyền CM thắng lợi rồi, quần chúng vẫn có Đảng.

Câu 5 : Bản chất của ĐCS VN

+ ĐCS VN là Đảng của giai cấp công nhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân,
mang bản chất giai cấp công nhân.

+ Đảng cầm quyền , dân là chủ:

 HCM nhấn mạnh, Đảng lãnh đạo cách mạng là để thiết lập và củng cố quyền
làm chủ của nhân dân.
 Theo HCM, quyền lực thuộc về nhân dân là bản chất, là nguyên tắc của chế
độ mới.

Câu 6:

Tại sao HCM khẳng định cần phải xây dựng Đảng?

HCM cho rằng xây dựng Đảng

- Là một nhiệm vụ tất yếu và thường xuyên để Đảng hoàn thành vai trò tiên
phong trước giai cấp dân tộc và nhân dân

- Là một nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, kể cả lúc thuận lợi cũng như lúc
gặp khó khăn.

- Để cán bộ Đảng viên củng cố lập trường quan điểm, bình tĩnh, sáng suốt,
không tỏ ra bị động lúng túng, bi quan.

Tại sao xây dựng, chỉnh đốn Đảng là quy luật phát triển Đảng?

Theo HCM Đảng còn hoạt động thì còn phải chỉnh đốn

- Do quá trình phát triển liên lục của sự nghiệp CM do Đảng lãnh đạo

- Đảng sống trong xã hội, mỗi cán bộ, đảng viên đều chịu ảnh hưởng, tác động
của môi trường xã hội, cái tốt và cái xấu => Do đó cán bộ Đảng viên phải thường
xuyên rèn luyện.
- Xây dựng chỉnh đốn Đảng là cơ hội để mỗi cán bộ Đảng viên tự rèn luyện,
giáo dục tốt hơn.

- Trong điều kiện Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền việc xây dựng chỉnh
đốn Đảng cần phải được tiến hành thường xuyên hơn.

câu 7: Tính tất yếu của CNXH ở VN

- Tính tất yếu là sự đúng đắn, phù hợp


- Tại sao CNXH lại phù hợp vs hoàn cảnh ở VN
+ Phù hợp với quy luật vận động của các chế độ xã hội
+ được khái quát trong hình thái KT-XH của chủ nghĩa M-L
+ là nguyên nhân khách quan của sự thay thế các chế độ xã hội ( lực lượng
sản xuất trực tiếp là công cụ lao động)
*Công cụ lao động: đồ đá đồ đồng  đồ sắt  máy móc  máy móc có
tính xã hội hóa
Tương ứng vs các chế độ xã hội
+ sự phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử VN, khát vọng của nhân dân
+ phù hợp vs xu thế của thời đại ( sự đấu tranh chống lại CNTB, xây dựng
CNXH)

Câu 8 : 5 nội dung công tác xây dựng Đảng

*Về tư tưởng lý luận

- đảng lấy CN M-L làm nền tảng tư tưởng


- yêu cầu khi học tập, vận dụng CN M-L
+ phải luôn phù hợp vs từng đối tượng
+ phải phù hợp vs thực tiễn
+ học tập kinh nghiệm các nước
+ đấu tranh bảo vệ CN M-L

*Về chính trị

- chủ yếu phải xây dựng đường lối chính trị đúng đắn

+ phải bám sát CN M-L

+ phù hợp vs điều kiện thực tế VN


+ phải vì lợi ích của nhân dân

+ nếu đường lối chính trị sai sẽ gây hậu quả rất lớn

- Nâng cao bản lĩnh chính trị cho đảng viên ( nắm được đường lối chính trị,
nắm được thông tin thời sự )

*Về tổ chức

- Các tổ chức đảng phải thống nhất

- Cán bộ là hạt nhân của tổ chức đảng

- 5 nguyên tắc xây dựng đảng

+ tập trung dân chủ: một việc phải bàn bạc lấy ý kiến nhiều người để
đi đến thống nhất chung

+ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách: sau khi thống nhất được ý kiến
chung phải giao cho cá nhân phụ trách

+ tự phê bình và phê bình: phải thực hiện thường xuyên, chân thành và
trung thực

+ kỷ luật nghiêm minh, tự giác: Điều lệ Đảng và pháp luật NN

+ đoàn kết thống nhất trong đảng: phải thống nhất về tư tưởng, lý luận,
phải thống nhất về nguyên tắc tổ chức.

*Về công tác cán bộ

- cán bộ là cầu nối giữa đảng vs nhân dân

- phải làm tốt công tác cán bộ như đào tạo, bồi dưỡng tuyển dụng

*Về đạo đức

- đạo đức là gốc của con người

- phải rèn luyện những chuẩn mực đạo đức mới


Câu 9: giải thích về NN của dân theo TT HCM

*Dân là chủ: xác định vị thế và tư cách làm chủ của nhân dân trong NN: dân có địa
vị tối thượng, toàn bộ quyền lực NN thuộc về nhân dân

*Dân làm chủ:

- dân có quyền và nghĩa vụ với NN, có quyền bầu cử, tự ứng cử, có quyền bãi miễn
các chức vụ quan trọng, quyền giám sát, kiểm soát

- NN chỉ đại diện cho quyền lực của nhân dân: là người thừa quyền của nhân dân,
là “ công bộc “ của dân

Câu 10: giải thích về NN do dân

- Là Nhà nước:
+ do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình
+ do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế
+ do dân phê bình, kiểm tra, giám sát, xây dựng
- Các cơ quan NN phải:
+ dựa vào dân
+ liên hệ với dân
+ chịu sự kiểm soát của dân

Câu 11 : giải thích NN vì dân

- Là NN phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền,
đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính
- Theo Bác, chỉ có 1 NN thực sự của dân, do dân xây dựng và kiểm soát thì
mới có thể là 1 NN vì dân được

Câu 12: bản chất giai cấp thống nhất với tính dân tộc

- Nhà nước ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài gian khổ của rất nhiều
thế hệ người VN
- NN ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của nhân dân, dân tộc làm cơ
bản
- Thực tế: NN lãnh đạo nhân dân, kháng chiến, bảo vệ nền độc lấp, tự do, hòa
bình, thống nhất..góp phần vào sự phát triển tiến bộ của thế giới

Câu 13 : 4 chuẩn mực đạo đức Cách mạng

 Trung với nước, hiếu với dân


 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
 Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
 Có tinh thần quốc tế trong sáng
***chi tiết :
• Trung với nước, hiếu với dân
- Theo nghĩa Nho giáo: “Trung với vua, hiếu với cha mẹ” phản ánh bổn phận
của dân đối với vua, con với cha mẹ.
- Nội dung trung với nước
+ Đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của CM lên trên hết.
+ Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng.
+ Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Nội dung hiếu với dân
+ Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân.
+ Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thực hiện
tốt đường lối của Đảng và Nhà nước.
+ Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh than của nhân dân.
• Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
- Cần:
+ Là lao động cần cù, siêng năng, sáng tạo; lao động với tinh thần tự lực cánh
sinh, không lười biếng, không ỷ ại, không dựa dẫm.
- Kiệm:
+ Tiết kiệm sức lao động,tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân, của
đất nước, của bản than mình.
+ Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái lớn; “ Không xa xỉ, không hoang phí, không bừa
bãi”
+ Tiết kiệm khác với keo kiệt.
- Liêm:
+ Là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân”.
+ Phải trong sạch, không tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng.
+ Không cậy quyền thế mà đục khoét, ăn của dân, hoặc trộm của công làm của
riêng.
- Chính:
+ Là không tà, thẳng thắn, đứng đắn
+ Đối với mình, không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ.
+ Đối với người, không nịnh hót người trên, xem kinh người dưới; không dối
trá, lừa lọc.
+ Đối với việc, để việc công lên việc tư, làm việc cho đến nơi, đến chốn, cố
gắng làm việc tốt cho dân cho nước.
- Chí công vô tư:
+ Là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ
quốc, vì nhân dân, vì lợi ích của CM.
+ “ Phải lo cho thiên hạ, vui sau thiên hạ”
• Yêu thương con người
- Tình yêu rộng lớn dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị
áp bức bóc lột.
- Nghiêm khắc với mình, độ lượng với người khác.
- Là tình yêu bạn bè, đồng chí, có thái độ tôn trọng con người.
- Qun tâm chăm lo cho cuộc sống của con người.
- Tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của con người
- Đấu tranh giải phóng con người một cách triệt để.
• Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung
- Đó là tinh thần quốc tế quốc tế vô sản, bốn phương vô sản đều là anh em.
- Đó là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động
các nước.
- Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến
bộ trên thế giới.

Câu 14: 3 nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng

 Nói đi đôi với làm, phải nêu gương cách mạng


 Xây đi đôi với chống
 Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
a. Quan điểm về vai trò của đạo đức CM.
- Đạo đức là biểu hiện lòng cao thượng của con người.
- Đạo đức là gốc là nền tảng của CM “Bác ví cây phải có gốc, không có gốc
cây héo” người CM không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh
đạo được nhân dân.
- Đạo đức là phẩm chất là cái tâm trong sang của người CM.

b. Liên hệ vs chương trình giáo dục 3 nội dung đạo đức của Trường

 Ưu điểm

+ Nỗ lực hết mình cho việc học tập đem hết tài năng và trí tuệ của mình để mang
vinh quang về cho Tổ Quốc trong các cuộc thi mang tầm cỡ quốc tế.

+ Sv xuất thân trong những gia đình nghèo khó nhưng biết vượt lên hoàn cảnh
quyết chí học tập.

+ Ngoài việc học tập, một số sv đã đi làm thêm để có thể tự trang trải học phí, phụ
giúp cha mẹ.

+ Tích cực tham gia các hoạt động, công tác tình nguyện, mùa hè xanh… quan
tâm,giúp đỡ mọi người xung quanh.

+….

 Khuyết điểm

+ Tình trạng gia tăng bạo lực học đường.

+ Tình trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân.

+ Tình trạng nạo phá thai.

+ Xem sách báo băng đĩa không lành mạnh

+ Tụ tập tổ chức đua xe trái phép

+…

- 3 Nội dung đạo đức

1. Sinh viên, học sinh cần nhận thức, hiểu rằng học tập tốt là nhiệm vụ, là
lương tâm của người học. Phải liên tục phấn đấu, nổ lực trong mọi hoàn cảnh.Thực
hiện đúng hiệu quả cao của thầy cô về chuyên môn. Hoàn cảnh kế hoạch học tập
theo qui định.Luôn tích cực chủ động tự học, tự rèn luyện để đạt kết quả học tập
với đa số điểm từ mức khá trở lên.

2. Sinh viên, học sinh phải tập thói quen sống kỷ luật, nề nếp. Tại trường
tuân thủ kỷ cương, chấp hành mọi qui định, qui chế của nhà trường một cách tự
giác và chủ động; Ngoài trường: là người tôn trọng pháp luật, thực hiện đúng qui
định của PL.

3. Sinh viên, học sinh phải có tinh thần vì tập thể, đặt quyền lợi của số đông,
của lớp, của trường trên lợi ích cá nhân mình. Sinh viên, học sinh phải giữ uy tính
cho lớp trường; phải rèn luyện thói quen coi trọng tập thể lớp, trường và sau này là
cơ quan làm việc. Nghiêm cấm mọi hành vi gây hại đến tập thể lớp, trường xuất
phát từ động cơ hoặc lợi ích cá nhân.

- Là sinh viên cần phài làm gì?

+ Trong học tập: Phát huy vai trò tự học tập […]

+ Trong rèn luyện: Coi trọng sự tu dưỡng của bản thân, rèn luyện đạo đức, lối sống
của học sinh, sinh viên […]

+ Trong cuộc sống: Phải xây dựng thái độ chính trị đúng, sinh viên phải biết sống
có lý tưởng, phải thực hành những chuẩn mực đạo đức cơ bản […]

HẾT
Thi tốt nhe

You might also like