You are on page 1of 24

TRẮC NGHIỆM

CHƯƠNG IV

Câu 144: Đường lối công nghiệp hóa đất nước đã được hình thành từ đại hội
nào của Đảng ta?

a. Đại hội III


b. Đại hội IV
c. Đại hội V
d. Đại hội VI

Câu 145: Năm 1960, bước vào quá trình công nghiệp hóa , đặc điểm lớn nhất
của kinh tế miền Bắc là gì?

a. Thiếu thốn về cơ sở vật chất, chiến tranh tàn há nặng nề


b. Xây dựng kinh tế trong điều kiện sẵn sàng ứng phó với nguy cơ chiến tranh
c. Từ một nền kinh tế nông ngiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không trải
qua giai đoạn phát triển TBCN
d. Có sự giúp đỡ về mọi mặt của Liên Xô vda các nức XHCN

Câu 146: Tính đến năm 2016, Việt Nam đã tiến hành công nghiệ hóa đất nước
được bao nhiêu năm?

a. 61 năm
b. 56 năm
c. 36 năm
d. 30 năm

Câu 147: Tại Đại Hội III, Đảng ta đã xác định nhiệm vụ trung tâm trong suốt
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì?

a. Công nghiệp hóa


b. Xây dựng cơ sở vật chất- Kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội
c. Phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân
d. Nâng cao tiềm lục và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Câu 148: Đường lối công nghiệ hóa thời kỳ trước đổi mới được xây dựng dựa
trên những lợi thế gì của Việt Nam?

a. Lao động, tài nguyên , đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ
nghĩa
b. Khoa học và công nghệ
c. Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa khi nền kinh tế tri thức đã phát triển
mạnh mẽ, do đs có thể tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn
d. Cả ba hương án kia đều úng

Câu 149: Chủ lực thực hiện công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới là ai?
a. Tất cả mọi lực lượng trong xã hội
b. Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước
c. Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ
d. Các nhà đầu tư nước ngoài
Câu 150: Trước đổi mới, việc phân bổ các nguồn lực để công nghiệp hóa được
thực hiện như thế nào?
a. Thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp
b. Kết hợp giữa kế hoạch của nhà nước và các yếu tố của thị trường
c. Cả ba phương án kia đều đúng
d. Thông qua thị trường
Câu 151: Đại hội V (1982) đưa ra chủ trương gì đối với ngành công nghiệp
nặng?
a. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
b. Kìm hãm công nghiệp nặng
c. Phát triển công nghiệp nặng có mức độ, vừa sức, phục vụ thiết thực cho
nông nghiệp và công nghiệp nhẹ
d. Phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp
nhẹ
Câu 152: Đại hội IV nhận định như thế nào về nhận thức và chủ trương CNH
thời kỳ 1960- 1958? Chọn phương án SAI
a. Đã xác định đúng mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất- kỹ
thuật
b. Đã chủ trương đẩy mạnh CNH trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết
c. Trong việc bố trí cơ cấu kinh tế thường chỉ xuất phát từ lòng mong
muốn đi nhanh
d. Không tập trung giải quyết vấn đề cơ bản là lương thực, thực phẩm,
hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
Câu 153: Đại hội nào của Đảng đánh dấu quá trình đổi mới đất nước?
a. Đại hội VI
b. Đại hội VII
c. Đại hội VIII
d. Đại hội V
Câu 154: Ai là người đã có công mở đường cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam?
a. Nguyễn Văn Linh
b. Trường Chinh
c. Võ Chí Công
d. Võ Văn Kiệt
Câu 155: Chủ trương xây dựng và tổ chức thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn
vè lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng hàng xuất khẩu được Đảng đề ra tại
Đại hội nào?
a. Đại hội lần thứ IV
b. Đại hội lần thứ V
c. Đại hội lần thứ VI
d. Đại hội lần thứ VII
Câu 156: Theo đại hội VI, nội dung chính của CNH XHCN trong những năm
còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ là gì?
a. Phát triển kinh tế tri thức
b. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế
c. Thực hiện ba chương trình mục tiêu: lương thực- thực phẩm, hàng tiêu
dùng, hàng xuất khẩu
d. Phát huy nguồn lực con người
Câu 157: Cương lĩnh xây dưng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH được
thông qua tại Đại Hội nào của Đảng ta?
a. Đại hội VI
b. Đại hội VII
c. Đại hội VIII
d. Đại hội IX
Câu 158: Đại hội nào của Đảng đánh dâu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước?
a. Đại hội VI(1986)
b. Đại hội VII(1991)
c. Đại hội VIII(1996)
d. Đại hội IX( 2001)
Câu 159: Quan điểm “CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản , toàn diện
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế, xã hội từ sử dụng
lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cung
với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát
triển công nghiệp và tiến bộ khoa học- công nghệ, tạo ra nawg suất lao động xã
hội cao” được đưa ra tại hội nghị/ đại hội nào?
a. Đại hội VI(1986)
b. Hội nghị Trung ương 7 khóa VII (1/1994)
c. Đại hội VIII(1996)
d. Hội nghị Trung ương 9 khóa Ĩ(1/2004)
Câu 160: Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, Vốn, tài nguyên thiên
nhiên, khoa học và công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế
a. Vốn, tài nguyên thiên nhiên, khoa học và công nghệ, con gười, cơ cấu kinh tế
b. Vốn, khoa học và công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị
và quản lí nhà nước
c. Con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lí nhà nước
d. Vốn, khoa học và công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị
*Câu 161: Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi
mới, Đảng ta xác định yếu tố chủ yếu nào quyết định tăng trưởng kinh tế?
a. Vốn
b. Khoa học và công nghệ
c. Con người
d. Thể chế chính trị
Câu 162: Đại hội X của Đảng chỉ rõ mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa cần:
a. GẮn với phát triển kinh tế tri thức; coi kinh tế tri thức là yếu tố quan
trọng của nền kinh tế và của CNH, HĐH
b. Gắn với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa
c. Gắn với nền kinh tế khép kín
d. Gắn với nền kinh tế thị trường, thực hiện chiến lược hàng xuất khẩu
Câu 163: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần đảm bảo nguyên tắc nào?
a. Xây dựng nền kinh tế khép kín và hướng nội
b. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ
c. Xây dựng nền kinh tế phải dựa vào sự giúp đỡ của các nước tư bản
d. Xây dựng nền kinh tế mở nhưng chie giao lưu hợp tác với các nước XHCN
Câu 164: Thời kỳ đổi mới, Đảng ta xách định yếu tố nào là nền tảng và động lực
của công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
a. Khoa học và công nghệ
b. Con người
c. Cơ cấu kinh tế
d. Sự quản lí củ nhà nước
Câu 165: Quan điểm “ thực hiện CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế
tri thúc và bảo vệ tài nguyên môi trường” được đề ra tại Đại hội nào?
a. Đại hội VIII
b. Đại hội IX
c. Đại hội X
d. Đại hội XI
Câu 166: Thời kỳ đổi mới, lực lượng tiến hành công nghiệp hóa là ai?
a. Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước
b. Toàn dân, mọi thành phần kinh tế
c. Nhà đầu tư nước ngoài
d. Hộ gia đình
Câu 167: Thời kỳ đổi mới, phương thức phân bổ nguồn lực để CNH được thực
hiện như thế nào?
a. Thực hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường
b. Thông qua cơ chế kế hoạch hóa, tập trung của Nhà nước
c. Theo ý chí chủ quan của doanh nghiệp
d. Theo năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Câu 168: Quan điểm “Phát triển và nâng chất lượng nguồn nhân lực, nhất là
nguồn lực chất lượng cao là một đội phá chiến lược” được đề ra tại Đại hội nào?
a. Đại hội VIII
b. Đại hội IX
c. Đại hội X
d. Đại hội XI
Câu 169: Đại hội XI xác định yếu tố nào quyết định việc đẩy mạnh phát triển và
ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng
trưởng?
a. Nguồn nhân lực chất lượng cao
b. Khoa học và công nghệ
c. Chính sách của Nhà nước
d. Nguồn vốn
Câu 170: Đại hội XI xác định đâu là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo
đảm cho phát triển nha, hiệu quả và bền vững?
a. Nguồn nhân lực chất lượng cao
b. Khoa học và công nghệ
c. Chính sách của Nhà nước
d. Nguồn vốn
Câu 171: Tính quy luật của CNH, HĐH là gì?
a. Tỷ trọng của nông nghiệp tăng, công nghiệp và dịch vụ giảm
b. Tỷ trọng của nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ bằng nhau
c. Tỷ trọng của nông nghiệp giảm, công nghiệp và dịch vụ tăng
d. Xóa bỏ nông nghiệp, phát triển công nghiệp, dịch vụ

CHƯƠNG V

172. Đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế ở nước ta thời kỳ trước đổi mới là
gì?

a. Kế hoạch hóa.
b. Nông nghiệp lạc hậu.
c. Phát triển công nghiêp nặng.
d. Dựa vào viện trợ nước ngoài.
173. Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu nào?

a. Bao cấp qua giá; qua tem phiếu.


b. Qua cấp phát vốn của ngân sách.
c. Bao cấp qua chế độ tem phiếu.
d. Cả 3 phương án trên đều đúng.
174. Hội nghị BCHTW 6 ( khóa IV) của Đảng ( 8-1979) có ý nghĩa là bước mở
đầu quan trọng cho sự tìm tòi đường lối đổi mới toàn diện của Đảng đã có tư
tưởng nổi bật là gì?

a. “Làm cho sản xuất thoát khỏi trì trệ”.


b. “Làm cho sản xuất phát triển”.
c. “Làm cho sản xuất thoát khỏi khó khăn”.
d. “Làm cho sản xuất bung ra”.
175. Tư tưởng “Làm cho sản xuất bung ra” của Đảng có ý nghĩa gì?

a. Khắc phục những nhược điểm trong quản lý kinh tế.


b. Khắc phục những cải tạo trong XHCN.
c. Đề ra chủ trương phù hợp để phát triển sản xuất.
d. Khắc phục những nhược điểm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo XHCN,
đề ra chủ trương phù hợp để phát triển sản xuất.
176. Trong lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội, tiền đề nào là quan trọng
cho sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường?

a. Thị trường.
b. Sản xuất và trao đổi hàng hóa.
c. Sản xuất.
d. Trao đổi hàng hóa.
177. Điền và chỗ trống: Trong một nền kinh tế khi các ……… được phân bổ
bằng những nguyên tắc thị trường gọi là kinh tế thị trường.

a. Điều kiện kinh tế.


b. Nguồn lực kinh tế
c. Quan hệ kinh tế.
d. Môi trường kinh tế.
178. Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, thành phần kinh tế
nào đóng vai trò chủ đạo, là công cụ chủ yếu để nhà nước điều tiết nền kinh tế?

a. Kinh tế tập thể.


b. Kinh tế tư nhân.
c. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
d. Kinh tế nhà nước.
179. Điền vào chỗ trống: Tại Đại hội XI, Đảng ta khẳng định: Kinh tế nhà nước
cùng với ………. Ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc
dân.

a. Kinh tế tư nhân.
b. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
c. Kinh tế tập thể.
d. Kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể.
180. Thể chế kinh tế thị trường bao gồm những gì? Chọn phương án sai

a. Các quy tắc về hành vi kinh tế diễn ra trên thị trường - các bên tham gia thị
trường với tư cách là các chủ thể thị trường.
b. Cách thức thực hiệc các qui tắc nhằm đạt được mục tiêu hay kết quả mà các
bên tham gia thị trường mong muốn.
c. Các thị trường – nơi hàng hóa được giao dịch, trao đổi trên cơ sở các yêu cầu,
qui định của luật lệ ( các thị trường quan trọng như hàng hóa và dịch vụ, vốn,
lao động, công nghệ, bất động sản…).
d. Quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị.
181. Thời kỳ đổi mới, quản lý nhà nước về kinh tế được thực hiện như thế nào?
a. Can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh bằng mệnh lệnh hành
chính.
b. Quản lý bằng pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội và các công cụ điều tiết quĩ mô khác.
c. Không quản lý, để thị trường tự điều tiết.
d. Quản lý theo chế độ “ Cấp phát – giao nộp”.

CHƯƠNG VI

Câu 182.Bộ phận nào giữ vai trò nồng cốt , hạt nhân trong cả hệ thống chính
trị ?

a. .Đảng chính trị.


b. Nhà nước.
c. Các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân.
d. Các bộ phận đều có vai trò ngang nhau.

Câu 183.Sự kiện gì đánh dấu sự hình thành ở nước ta một hệ thống chính trị
cách mạng ?

a. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời(1930)


b. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời(1945).
c. Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thành lập(1976)
d. Cuộc tổng tuyển cử(1946)

Câu 184. Khẩu hiệu nào được xem là cơ sở tư tưởng cho hệ thống chính trị dân
chủ nhân dân ở nước ta(1945-1954) ?

a. “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”.


b. “Ruộng đất cho dấn cày nghèo”.
c. “Kháng chiến, kiến quốc”.
d. Cả ba phương án kia đều đúng.

Câu 185. Điểm cốt lỗi của cơ sở chính trị trong hệ thống chính trị chuyên chính
vô sản trước đổ mới của nước ta là gì ?

a. Sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của nhân dân

b. Sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của giai cấp công nhân

c. Sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của giai cấp công – nông

d. Sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng cộng sản

Câu 186. Trong các thành tố của hệ thống chính trị ở VN hiện nay, thành tố nào
vừa lãnh đạo hệ thống chính trị, vừa là bộ phận của hệ thống đó ?
a. Đảng Cộng Sản Việt Nam

b. Nhà nước CHXHCN Việt Nam

c. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

d. Các đoàn thể chính trị - xã hội

Câu 187.Điền vào chỗ trống : Đại hội VI đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện
đất nước bắt đầu từ đổi mới tư duy, trước hết là tư duy….. ?

a. Chính trị

b. Xã hội

c. Giáo dục

d. Kinh tế

Câu 188. Quan điểm xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới? Chọn phương
án SAI.

a. Kết hợp chặt chẽ đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, lấy đổi mới chính
trị làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới kinh tế.
b. Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, làm cho hệ
thống chính trị hoạt động năng động hơn, hiệu quả hơn, phù hợp với đường lối
đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước.
c. Đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước
đi, hình thức và cách làm phù hợp.
d. Đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị với
nhau và với xã hội.

Câu 189. Trong đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, vấn đề
mấu chốt nhất và cũng là khó khăn nhất là gì?

a. Đổi mới phương thức hoạt động của Đảng.


b. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị.
c. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa.
d. Đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

Câu 190. Điền vào chỗ trống: Ở nước ta, chủ trương xây dựng hệ thống chính trị
xác định quyền làm chủ của …….được thể chế hóa bằng pháp luật và tổ chức.

a. Chính phủ.
b. Nhân dân.
c. Đảng Cộng sản Việt Nam.
d. Nhà nước.
Câu 191.Điền vào chỗ trống: Nội dung xây dựng hệ thống chính trị ở nước ta
xác định ......... là người lãnh đạo toàn bộ hoạt động xã hội trong điều kiện
chuyên chính vô sản

a. Chính phủ

b. Nhân dân

c. Đảng cộng sản

d. Nhà nước
Câu 192.Trong nội dung xây dựng hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, xây dựng
và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động theo cơ chế nào?

a. Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý

b. Nhân dân làm chủ, Đảng lãnh đạo, Nhà nước làm chủ

c. Đảng lãnh đạo, Nhà nước làm chủ, nhân dân quản lý

d. Nhân dân làm chủ, Đảng và Nhà nước quản lý

Câu 193.Biện pháp cải cách hành chính là nhằm xây dựng thành tổ nào trong hệ
thống chính trị Việt Nam?

a. Đảng Cộng sản Việt Nam

b. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

c. Các đoàn thể chính trị - xã hội

d. Nhà nước pháp quyền XHCN

194. Biện pháp tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội là nhằm xây
dựng thành tố nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?

A. ĐCS VN

B. Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam

C. Các đoàn thể chính trị - xã hội

D. Nhà nước pháp quyền XHCN

195. Vai trò và sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay là
gì?

A. Khả năng tập hợp quần chúng

B. Hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của quần chúng

C. Nâng cao gáic ngộ chủ nghĩa xã hội cho quần chúng

D. Cả 3 phương án đều đúng

196. Vai trò giám sát và phản biện xã hội là thuộc thành tố nào trong hệ thống chính
trị ở Việt Nam?
A. ĐCS VN

B. Nhà nước pháp quyền XHCN

C. Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam

D. Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội

Câu 197.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc nào?

a. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách,

b. Tự chỉnh đốn, tự đổi mới.

c. Phê bình và tự phê bình, hiệp thương dân chủ.

d. Hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên.

Câu 198. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò gì?

a. Tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân.

b. Đại diện cho quyền và các lợi ích hợp pháp của nhân dân.

c. Đề xuất các chủ trương, chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc
phòng.

d. Cả 3 phương án kia đều đúng.

Câu 199. Đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính
trị - xã hội nhằm khắc phục tình trạng gì?

a. Khắc phục tình trạng, hành chính hóa, nhà nước hóa, phô trương, hình thức.

b. Nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
chính trị - xã hội.

c. Làm tốt công tác dân vận theo phong cách trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và
có trách nhiệm với dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin.

d. Cả 3 phương án kia đều đúng.


TỰ LUẬN

Chương 4. Đường lối công nghiệp hóa thời kỳ đổi mới

Vấn đề 1. Những sai lầm trong nhận thức về CNH được nêu ra tại Đại hội VI.

- Một- Xác định sai mục tiêu, bước đi và trong quá trình cải tạo XHCN.

- Hai- Bố trí cơ cấu sản xuất và đầu tư sai, không kết hợp ngay từ đầu CN và
NN, thiên về công nghiệp nặng và công trình quy mô lớn.

- Ba- Không tập trung giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng tiêu
dùng và hàng xuất khẩu.

- Bốn- Không thực hiện đúng nghị quyết đại hội V: (coi nông nghiệp làm
mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng không phục vụ kịp thời nông nghiệp và CN
nhẹ).

Vấn đề 2. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử
dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao
động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại,
dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra
năng suất lao động xã hội cao.
Vấn đề 3. Quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa từ năm 1986 đến nay.

- Một là, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại
hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
o Trong thời đại ngày nay, để bắt kịp nhịp điệu phát triển chung với xu
thế của thời đại, đại hội X của Đảng đã nhận định “Khoa học và công
nghệ sẽ có những bước phát triển nhảy vọt qua những đột phá lớn”.
o Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển
lực lượng sản xuất. Bên cạnh đó, xu thế hội nhập và tác động của toàn
cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như những thách thức đối với đất
nước.
o Trước bối cảnh đó, nước ra cần phải và có thể tiến hành công nghiệp
hóa theo kiểu rút ngắn thời gian khi biết lựa chọn con đường phát
triển kết hợp công nghiệp hóa hiện đại hóa.
- Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
o Khác với thời kỳ trước, trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa được tiến hành trong nền KTTT định hướng XHCN, nhiều
thành phần. Do vậy công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ là công
việc của nhà nước mà còn là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành
phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo.
o Công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn liền với sự phát triển thị trường
định hướng XHCN không những khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực
trong nền KT, mà còn sử dụng chúng có hiệu quả để đẩy nhanh quá
trình CNH, HĐH đất nước.
o CNH, HĐH nền kinh tế ở nước ta hiện nay diễn ra trong bối cảnh toàn
cầu kinh tế, tất yếu phải hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công
nghệ hiện đại học hỏi kinh nghiệp quản lý tiên tiến, khai thác thị
trường thế giới để tiêu thụ các sản phẩm mà nước ta có nhiều lợi thế,
có sức mạnh cạnh tranh cao.
- Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững.
o Trong các yếu tố tham gia vào quá trình CNH, HĐH, yếu tố con
người luôn được coi là yếu tố cơ bản (vốn, khoa học công nghệ, con
người, cơ cấu kinh tế và quản lý nhà nước). Để phát triển nguồn lực
con người đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước cần chú trọng đến
phát triển giáo dục, đào tạo.
- Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
o Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao
động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát
triển kinh tế nói chung. Nước ta tiến lên nền kinh tế xã hội chủ nghĩa
với xuất phát điểm thấp, do vậy việc đẩy mạnh chọn lọc nhập công
nghệ, mua sáng chế kết hợp với phát triển công nghệ nội sinh để
nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, nhất là công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.
- Năm là, phát triển nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát
triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
o Xây dựng XHCN ở nước ta thực chất là nhằm mục tiêu dân giàu nước
mạnh dân chủ công bằng văn minh. Để thực hiện được mục tiêu đó,
nền kinh tế phải phát triển nhanh chóng, hiệu quả và bền vững. Như
vậy mới có khả năng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, rút ngắn
khoản cách chênh lệch giữa các vùng.
Vấn đề 4. Quá trình đổi mới tư duy về CN hóa, Hiện đại hóa từ đại hôi VI đến
nay:

a) Đại hội chỉ ra những sai lầm của CNH (1960-1985) mà chủ yếu (1975-
1985):

Một- Xác định sai mục tiêu, bước đi và trong quá trình cải tạo XHCN.

Hai- Bố trí cơ cấu sản xuất và đầu tư sai, không kết hợp ngay từ đầu CN và
NN, thiên về công nghiệp nặng và công trình quy mô lớn.

Ba- Không tập trung giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng
và hàng xuất khẩu.

Bốn- Không thực hiện đúng nghị quyết đại hội V: (coi nông nghiệp làm mặt
trận hàng đầu, công nghiệp nặng không phục vụ kịp thời nông nghiệp và
CN nhẹ).

Từ đó, đại hội 6 cụ thể nội dung CNH những năm còn lại thực hiện 3 mục tiêu:

+ Lương thực thực phhẩm

+ Hàng tiêu dùng

+ Hàng xuất khẩu

b) Đến Hội nghị Trung ương 7, khóa 7(1994) Đảng có đột phá trong nhận thức về
khái niệm CNH-HĐH

“CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dich vụ, quản lý kinh tế xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là
chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động với công nghệ tiên tiến hiện
đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghiệp tạo ra
năng xuất lao động XH cao”

c) Đại hội VIII (6/1996), ĐH IX (4/2001), ĐH X(4/2006), ĐH XI (1/2011): bổ


sung, một số quan điểm mới: CNH rút ngắn; CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức;
CNH-HĐH và phát triển nhanh, bền vững.

Vấn đề 5. Kinh tế tri thức

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra định nghĩa: “Kinh tế tri
thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai
trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất
lượng cuộc sống. Trong nền kinh tế tri thức, những ngành kinh tế có tác động
to lớn tới sự phát triển là những ngành dựa nhiều vào tri thức, dựa vào các
thành tựu mới của khoa học, công nghệ. Đó là những ngành kinh tế mới dựa
trên công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và cả những
ngành kinh tế truyền thống như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ được ứng
dụng khoa học, công nghệ cao”.
Chương V. Đường lối KTTT thời kỳ đổi mới

Vấn đề 1. Phân biệt các khái niệm KTTT, KTTT định hướng XHCN; Thể chế
kinh tế và thể chế kinh tế thị trường.

a. Phân biệt các khái niệm: KTTT, KTTT định hướng XHCN
+ Kinh tế thị trường hình thành từ quá trình sản xuất hàng hoá. Sản xuất
hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra
là để bán trên thị trường.Trong kiểu tổ chức kinh tế này, toàn bộ quá trình
sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng, sản xuất như thế nào và cho ai
đều thông việc mua bán, thông qua hệ thống thị trường và do thị trường
quyết định.

+ KTTT định hướng XHCN: “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật
của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp
với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường
hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

b. Thể chế kinh tế và thể chế kinh tế thị trường.


Giống nhau: Đều là các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế

Khác nhau (phân biệt):

Thể chế KT Thể chế KTTT


- Chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất - Các hành vi kinh tế diễn ra thị
kinh doanh và các hành vi kinh tế trường
- - Các hành vi vi phạm của tổ chức kinh - Cách thức thực hiện các quy tắc
tế, cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế nhằm đạt được mục tiêu hay kết
quả mà các bên tham gia thị
trường mong muốn
- Các thị trường – nơi hàng hóa,
trao đổi trên cơ sở yêu cầu
Vấn đề 2. Tính tất yếu (Quan điểm của Đảng về KTTT từ ĐH VI đến ĐH VIII)

- Kinh tế thị trường không phải là cái riêng của CNTB mà là thành tựu phát
triển chung của nhân loại.
Kinh tế thị trường có mầm móng từ XH nô lệ, hình thành trong xh phong
kiến và phát triển cao trong XH tư bản. Kinh tế thị trường có được sự
phát triển lâu dài.
- Kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên thời kỳ
chủ nghĩa:
+ Kinh tế thị trường chỉ đối lập với kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc chứ
không đối lập với các chế độ XH.
+ Kinh tế thị trường và kinh tế hàng hóa cùng nguồn gốc bản chất, khác
nhau là ở trình độ.
+ Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường không phải là phát triển
TBCN hoặc đi theo con đường TBCN và tất nhiên, xây dựng KT TBCN
cũng không dẫn đến phủ định kinh tế thị trường.
- Kinh tế thị trường có những đặc điểm:
+ Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, tự chủ trong SX, KD.
+ Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển
đồng bộ và hoàn hảo.
+ Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của
KTTT.
+ Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của nhà nước.
 Tóm lại với những đặc điểm trên, KTTT có vai trò lớn với phát triển KT -
XH.
KTTT cũng có những tiêu cực như lạm phát, khủng hoảng kinh tế, tiền làm
tha hóa con người, tàn phá môi trường…
Mục tiêu của chúng ta là tăng cường quản lý vĩ mô, giữ đúng định hướng
XHCN.

Vấn đề 3. Các tiêu chí của KTTT định hướng XHCN ở VN


- Mục đích phát triển: mục tiêu của KTTT định hướng XHCN ở nước ta nhằm
thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” giải phóng
mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân;
đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu
và thoát nghèo.
- Phương hướng phát triển: phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần KT nhằm giải phóng mọi tiềm năng. Trong mọi thành
phần kinh tế, trong mọi cá nhân và mọi vùng miền,… phát huy tối đa nội lực
để phát triển nhanh nền KT.
- Định hướng xã hội và phân phối: thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay
trong từng bước và từng chính sách phát triển, tăng trưởng KT gắn kết chặt
chẽ với công bằng xh. Hạn chế các tác động tiêu cực của kttt.
- Quản lý: phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, vai trò quản lý điều tiết nền
kinh tế của nhà nước pháp quyền xhcn dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Vấn đề 4. Mục tiêu, quan điểm hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN.

Theo quan điểm của Đảng

- Thể chế KTTT định hướng XHCN là thể chế KTTT trong đó các thiết
chế, công cụ, nguyên tắc vận hành được tự giác xác lập và sử dụng nhằm
phát triển lực lượng sản xuất vì mục tiêu “Dân giàu nước mạnh”.

- Nói cách khác KTTT là công cụ hướng dẫn các chủ thể KT vận động
theo mục tiêu KTXH tối đa (không phải là lợi nhuận tối đa )

Ở nước ta đây là vấn đề mới phức tạp. Sau hơn 20 năm đổi mới, thể chế KTTT
định hướng XHCN đã hình thành trên những nét cơ bản.

a. Mục tiêu hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN

Một là :

- Sử dụng đồng bộ hệ thống PL đảm bảo cho KTTT định hướng XHCN
phát triển thuận lợi

- Phát huy vai trò chủ đạo kinh tế nhà nước đi đôi với phát triển mạnh
các thành phần KT, DN
- Hình thành một số tập đoàn KT các công ty đa sở hữu , áp dụng mô
hình quản trị hiện đại có năng lực cạnh tranh quốc tế

Hai là:

- Đổi mới căn bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các
đơn vị sự nghiệp công

Ba là:

- Phát triển đồng bộ , đa dạng các loại thị trường cơ bản, thống nhất
trong cả nước, từng bước liên thông với khu vực và thế giới

Bốn là:

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển KT với phát triển VH-XH,
đảm bảo tiến bộ, công bằng XH và bảo vệ môi trường

Năm là:

- Nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý của nhà nước và phát huy vai trò
của môi trường, các đoàn CT-XH và nhân dân trong quản lý phát triển
KTXH

b. Quan điểm hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN

Một là:

- Nhận thức đầy đủ tôn trọng và vận dụng đúng quy luật khách quan
của KTTT thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam, đảm bảo
điịnh hướng XHCN của nền KT

Hai là:

- Đảm bảo tính đồng bộ các bộ phận cấu thành thể chế KT; giữa các
yếu tố thị trường, loại thị trường, giữa thể chế KT , thể chế chính trị xã hội;
giữa Nhà nước, thị trường và xã hội. Gắn tăng trưởng KT với tiến bộ, công
bằng XH , phát triển văn hoá bảo vệ môi trường.

Ba là:
- Kế thừa thành tựu KTTT của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết từ
thực tiễn VN, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, giữ vững độc lập, chủ
quyền quốc gia, an ninh chính trị , trật tự an toàn XH.

Bốn là:

- Chủ động, giải quyết các vấn đề lý luận vào thực tiễn, bức xúc , phải
có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết rút kinh nghiệm.

Năm là:

- Nâng cao năng lực của Đảng, hiệu qủa nhà nước, phát huy sức mạnh
của cả hệ thống chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế KTTT định
hướng XHCN.

Vấn đề 5. Chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN

a. Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là
làm cho nó phù hợp với các yêu cầu và nguyên tắc của kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, làm cho nó vận hành thông suốt và có hiệu
quả. Do đó, muốn hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa thì trước hết phải có sự thống nhất nhận thức về kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Một số điểm cần thống nhất là: Chúng ta cần thiết sử dụng kinh tế thị
trường làm phương tiện xây dựng chủ nghĩa xã hội; kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vừa tuân theo quy luật của
kinh tế thị trường, vừa chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế của chủ
nghĩa xã hội và các yếu tố đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa.
b. Hoàn thiện thể chế về sở hữu và các thành phần kinh tế, loại hình doanh
nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh
+ Hoàn thiện thể chế về sở hữu:
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dựa trên sự tồn tại
khách quan nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhiều
loại hình doanh nghiệp. Đó là yêu cầu khách quan. Do đó các yêu
cầu này cần được khẳng định trong các quy định của pháp luật, đảm
bảo các quyền và lợi ích của các chủ thể sở hữu. Pháp luật cần quy
định về sở hữu đối với các tài sản mới như trí tuệ, cổ phiếu, tài
nguyên nước…
Phương hướng cơ bản của hoàn thiện thể chế sở hữu là:
- Khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà đại diện là Nhà
nước, đồng thời đảm bảo và tôn trọng các quyền của người sử dụng
đất.
- Tách biệt vai trò của Nhà nước với tư cách là bộ máy công
quyền quản lý toàn bộ nền kinh tế - xã hội với vai trò chủ sở hữu tài
sản, vốn của Nhà nước; tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của
Nhà nước với chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp Nhà
nước.
- Quy định rõ, cụ thể về quyền của chủ sở hữu và những người
liên quan đối với các loại tài sản. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm,
nghĩa vụ của họ đối với xã hội. Bổ sung luật pháp, cơ chế, chính sách
khuyến khích, hỗ trợ phát triển sở hữu tập thể, các hợp tác xã, bảo về
quyền và lợi ích của xã viên đối với tài sản. Tạo cơ chế khuyến khích
liên kết giữa sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, làm
cho chế độ sở hữu cổ phần, sở hữu hỗn hợp trở thành hình thức sở
hữu chủ yếu của doanh nghiệp trong nền kinh tế.
- Ban hành các quy định pháp lý về quyền sở hữu của doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
+ Hoàn thiện thể chế về phân phối:
- Hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về phân bổ nguồn lực,
phân phối và phân phối lại theo hướng đảm bảo tăng trưởng kinh tế
với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách
phát triển. Các nguồn lực xã hội được phân bổ theo cơ chế thị trường
và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của nhà nước,
đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội. Chính sách phân phối và phân
phối lại phải đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, của người lao
động và của doanh nghiệp, tạo động lực cho người lao động.
- Đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ
thể trong nền kinh tế. Đổi mới, sắp xếp lại, phát triển, nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước để phát
huy vài trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Thu hẹp các lĩnh vực độc quyền nhà
nước.
- Đổi mới, phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác theo cơ chế thị
trường, theo nguyên tắc: tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, cùng có lợi
và phát triển cộng đồng. Thực hiện nghiêm túc, nhất quán một mặt
bằng pháp lý kinh doanh không phân biệt hình thức sở hữu, thành
phần kinh tế…
- Đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước để các đơn vị sự nghiệp
công lập phát triển mạnh mẽ, có hiệu quả.
c. Hoàn thiện thể chế đảm bảo đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển
đồng bộ các loại thị trường
- Hoàn thiện thể chế về giá, cạnh tranh và kiểm soát độc quyền
trong kinh doanh. Hoàn thiện khung pháp lý cho kỹ kết và thực hiện
hợp đồng. Đồng thời hoàn thiện cơ chế giám sát, điều tiết thị trường
và xúc tiến thương mại, đầu tư và giải quyết tranh chấp phù hợp với
kinh tế thị trường và cam kết quốc tế. Đa dạng hóa các loại thị
trường hàng hóa và dịch vụ theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển
thị trường dịch vụ. Tự do hóa thương mại và đầu tư phù hợp cam kết
quốc tế. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, vệ sinh
an toàn thực phẩm, môi trường và tăng cường kiểm tra chất lượng
hàng hóa, dịch vụ và xử lý sai phạm. Phát huy tốt vai trò điều hành
thị trường tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước vừa thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế vừa kiểm soát lạm phát và từng bước mở rộng thị trường tín
dụng, các dịch vụ ngân hàng cho phù hợp với cam kết quốc tế.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách cho hoạt
động và phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán, tăng tính
minh bạch, chống các giao dịch phi pháp, các hành vi rửa tiền, nhiễu
loại thị trường. Tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp bảo hiểm
thuộc các thành phần kinh tế, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng
các sản phẩm bảo hiểm, thực hiện lộ trình mở cửa thị trường bảo
hiểm theo cam kết hội nhập quốc tế; hoàn thiện luật pháp, cơ chế thị
trường; hoàn thiện luật pháp chính sách về tiền lương, tiền công,
trong đó tiền lương phải được coi là giá cả của sức lao động hình
thành theo quy luật thị trường, dựa trên cung cầu về sức lao động.
- Xây dựng đồng bộ luật pháp, cơ chế, chính sách quản lý, hỗ trợ
các tổ chức nghiên cứu , ứng dụng, chuyển giao công nghệ. Đổi mới
cơ chế quản lý khoa học và công nghệ phù hợp với cơ chế thị trường,
nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý thị trường công
nghệ. Nhà nước tăng đầu tư và đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa cho
các ngành giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao. Nhà nước ban
hành tiêu chuẩn, tiêu chí về các hoạt động dịch vụ này, tăng cường
quản lý nhà nước để hạn chế các mặt trái của cơ chế thị trường đối
với các hoạt động dịch vụ.
d. Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội
trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường
- Thực hiện chính sách khuyến khích làm giàu đi đôi với tích cực
thực hiện giảm nghèo, đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng
dân tộc và các căn cứ cách mạng trước đây. Chính sách giảm nghèo
nhằm mục tiêu ổn định và tạo động lực cho sự phát triển. Chính sách
đó tạo điều kiện để mọi công nhân nắm bắt cơ hội làm ăn, nâng cao
thu nhập và đời sống, được hưởng thành quả chung của sự phát triển.
- Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa dạng và linh hoạt phù
hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mở rộng các hình thức bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện, bảo đảm
quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Chăm sóc các đối tượng bảo
trợ xã hội, bảo đảm cho họ có cuộc sống ổn định, hòa nhập tốt hơn
vào cuộc sống và tự vươn lên. Phát triển đa dạng các hình thức tổ
chức tự nguyện, nhân đạo, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận,
chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội.
- Hoàn thiện luật pháp, chính sách về bảo vệ môi trường, có chế
tài đủ mạnh đối với các trường hợp vi phạm, xử lý triệt để những
điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ngăn chặn không để phát
sinh thêm.

e. Hoàn thiện thể chế về vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước
và sự tham gia của các tổ chức quần chúng vào quá trình phát triển kinh tế -
xã hội
- Vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện rõ ở chỗ chỉ đạo nghiên cứu
lý luận và tổng kết thực tiễn để xác định rõ, cụ thể và đầy đủ hơn mô
hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt nhứng
nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa để tạo ra sự đồng thuận trong
xã hội.
- Đổi mới và nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà
nước. Vai trò kinh tế của Nhà nước thể hiện rõ ở chỗ phát huy mặt
tích và hạn chế, ngăn ngừa phát triển theo định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.
- Các tổ chức dân cư, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội,
nghề nghiệp và nhân dân có vai trò quan trọng trong phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để phát huy vai trò của
họ, Nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách,
tạo điều kiện để các hình thức tổ chức và nhân dân tham gia tích cực
và có hiệu quả vào quá trình hoạch định, thực thi, giám sát thực hiện
luật pháp, các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội.

Vấn đề 6. Đặc điểm của kinh tế thị trường

+ Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, tự chủ trong SX, KD.

+ Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và
hoàn hảo.

+ Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của KTTT.

+ Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của nhà nước.

You might also like