You are on page 1of 10

KHÁI NIỆM VỀ Y TẾ CÔNG CỘNG, SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG, Y

HỌC GIA ĐÌNH

TSBS Nguyễn Thanh Nguyên


Bộ môn Quản lý y tế-Kinh tế y tế

MỤC TIÊU
Phân biệt được các khái niệm về Y tế công cộng Y học cộng đồng, Sức khoẻ cộng đồng, Y
học gia đình

---0---

MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA

 NHU CẦU SK, ĐÒI HỎI SK


*NHU CẦU SỨC KHOẺ (Health needs, Besoins de santé): là vấn đề cần phải
giải quyết nhằm bảo vệ, nâng cao SK của một cá nhân hay một quần thể , dù cho họ có
hỏi đến hay không.
Nhu cầu sức khoẻ của một người hay một quần thể được thể hiện qua những vấn đề sức
khoẻ tìm thấy. Những vấn đề này cần được can thiệp giải quyết nhằm đem tình trạng sức
khoẻ trở lại trạng thái bình thường.
Những vấn đề mà khoa học chưa có biện pháp giải quyết thì thuộc phạm vi phải nghiên
cứu để tìm biện pháp giải quyết.
*ĐÒI HỎI SỨC KHOẺ (Health demand, Demande de santé): là khi người ta
tìm đến sự giúp đỡ, dù cho hiện nay họ có hay không có nhu cầu thực sự.

 VẤN ĐỀ SỨC KHỎE

Ta gọi là vấn đề: một tình trạng hay điều kiện xấu của SK cần phải giải quyết đối với
một cá nhân hay một quần thể. Ở đây ta chỉ đề cập đến quần thể.

Một vấn đề có thể là một tình trạng hiện đang có, TD


 tỉ lệ tiêu chảy cao,
 tỉ lệ bệnh lao cao…

Vấn đề cũng có thể là một tình trạng hiện có nhưng tiềm ẩn, tuy chưa phải là bệnh
tật, nhưng nếu không giải quyết nó có thể đưa đến bệnh tật trong tương lai gần hay
xa, TD
 nguồn nước bị ô nhiễm nếu không giải quyết sẽ đưa đến tiêu chảy tăng cao
trong cộng đồng,
 bệnh nhân lao không được phát hiện điều trị sẽ đưa đến tỉ lệ bệnh lao cao.

KhaiNiem_YTCC-SKCD-YHGD_19 sept 2014 Page 1


Vấn đề cũng có thể thuộc phạm vi ngành y tế hay ngoài ngành y tế, TD:

 Trong ngành y tế: tỉ lệ bệnh tật cao, thiếu cán bộ y tế, thiếu thuốc…
 Ngoài ngành y tế: ô nhiễm môi trường, giao thông trở ngại…

Giải quyết vấn đề SK

Trong ngành y tế, ta phát hiện trước tiên các vấn đề qua các chỉ số về tỉ lệ bệnh tật tử
vong cao. Nhưng biết rằng nguyên nhân của vấn đề là hậu quả của một chuổi các vấn
đề khác, do đó để giải quyết một vấn đề SK ta cần giải quyết đầy đủ các loại vấn đề
nêu trên:
 Vấn đề hiện có và các vấn đề tiềm ẩn,
 Vấn đề bên trong và bên ngoài ngành y tế.

TD trong một ấp, ta phát hiện thấy:


Tỉ lệ tiêu chảy cao
Nguồn nước bị ô nhiễm
Môi trường có nhiều ruồi

Vấn đề ở đây là “Tỉ lệ tiêu chảy cao”. Muốn giải quyết vấn đề này phải vừa điều trị
hết các ca tiêu chảy, vừa làm sạch nguồn nước và diệt ruồi.

 PHÒNG BỆNH (PREVENTION)

1- PHÒNG BỆNH CẤP I (Primary prevention, Prévention primaire): tất cả những


hoạt động nhằm ngăn không để bệnh xảy ra, giảm nguy cơ xảy ra những ca mới
(Incidence). Td tiêm chủng phòng bệnh ung thư cổ tử cung do Papillovirus.
2- PHÒNG BỆNH CẤP II (Secondary prevention, Prévention secondaire): tất cả
những hoạt động nhằm làm giảm số bệnh hiện có (Prevalence) trước khi người
bệnh thấy có biểu hiện. Td phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng cách làm xét
nghiệm phết cổ tử cung (Pap smear).
3- PHÒNG BỆNH CẤP III (Tertiairy prevention, Prévention tertiaire): can thiệp
khi bệnh đã có biểu hiện hay có triệu chứng nhằm làm giảm di chứng, tái phát. Td
phẫu thuật, xạ trị ung thư cổ tử cung.

KhaiNiem_YTCC-SKCD-YHGD_19 sept 2014 Page 2


LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN Y HỌC

Năm 1956 : Edward G. McGavran (khoa YTCC ĐH Bắc Carolina) phân biệt 4 thời kỳ
của khoa học về SK
1. Cho đến 1850 : Thời kỳ kinh nghiệm
Tập trung vào chẩn đoán và điều trị các triệu chứng, các biểu hiện ở BN

2. Thời kỳ khoa học cơ bản (1850 – 1900)


 Phát hiện : tế bào, vi khuẩn, giải thích khoa học về nguyên nhân bệnh, hiểu được
các dấu hiệu và triệu chứng trong quá trình bệnh lý
 Phát minh các dụng cụ giúp chẩn đoán bệnh:
- 1866 : nhiệt kế
- 1881 : máy đo HA
- 1903: điện tâm đồ

3. Thời kỳ khoa học lâm sàng (1900 – 1950)


Nửa đầu thế kỷ 20 : khoa học lâm sàng phát triển, sự quan tâm chuyển từ bệnh
sang bệnh nhân. Thầy thuốc chú ý đến con người bệnh, do đó cần đến các khoa học khác
như
- Tâm lý y học
- Xã hội học
Trong thời kỳ này người ta thấy bệnh tật không thể xem xét riêng biệt với các yếu
tố XH

4. Thời kỳ y tế công cộng (1950 – 1975)

Y học nhận thức được mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh: có những
vùng dân cư có tỉ lệ sốt rét cao, nơi khác thì tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột cao,
việc chẩn đoán bệnh mở rộng ra những quần thể, bên cạnh chẩn đoán điều trị cho từng
bệnh nhân.

Từ đó người ta thấy sự cần thiết phải nghiên cứu về CỘNG ĐỒNG, những kỹ thuật phát
triển CĐ. Muốn thế phải vừa phối hợp nhiều chuyên khoa y học vừa phối hợp với các
KHXH như tâm lý học, khoa học hành vi...

« Người bệnh » mới : 1 quần thể:


 BS phải hiểu quần thể: vừa phải hiểu bệnh tật vừa phải tìm hiểu các yếu tố văn
hóa, xã hội, hành vi, lối sống.
 đưa đến những khả năng của YTCC giải quyết những vấn đề sức khoẻ làm
ngăn chặn sự phát triển.
Thí dụ : Sốt rét, Ký sinh trùng đường ruột

Nguyên nhân thực sự của bệnh tật

YTCC đã đạt được những thành quả to lớn như tiêm chủng, giải quyết bệnh sốt rét cho
những vùng dân cư rộng lớn v.v. Nhưng bên cạnh nhữnh thành quả giải quyết bệnh tật,

KhaiNiem_YTCC-SKCD-YHGD_19 sept 2014 Page 3


dần dần qua thực tế YTCC cũng thấy những nguyên nhân thực sự của sự yếu kém SK

- Thiếu thực phẩm


- Không biết chăm sóc TE
- Sinh đẻ nhiều
- Sinh đẻ không an toàn
- Tai nạn lao động

Mặt khác :
- Thủy lợi, đắp đập làm thay đổi môi sinh
- Sử dụng các sản phẩm hóa học trong nông nghiệp, thực phẩm
- Công nghiệp hóa gây ô nhiễm.

 Càng ngày người ta càng thấy SK một CĐ không thể tốt nếu
- chỉ chú ý đến những cá thể
- chỉ được giải quyết đơn giản bằng việc thanh toán bệnh tật.

Nguồn gốc của bệnh tật không chỉ đơn thuần là vi khuẩn, côn trùng… mà còn tùy
thuộc những yếu tố kinh tế xã hội: sự nghèo khổ, điều kiện nhà ở, trình độ học vấn,
môi trường.

KhaiNiem_YTCC-SKCD-YHGD_19 sept 2014 Page 4


Y TẾ CÔNG CỘNG

YTCC là khoa học bảo vệ và nâng cao sức khoẻ mà đối tượng là quần thể nhân dân,
khác với y học lâm sàng là khoa học tập trung chăm sóc cá nhân khi họ bị bệnh.

CHỨC NĂNG CỦA Y TẾ CÔNG CỘNG


1- Phòng chống dịch và sự lan truyền của bệnh tật
2- Bảo vệ chống lại những tình trạng thiếu an tòan do môi trường gây ra
3- Đề phòng tai nạn
4- Khuyến khích những hành vi tốt đối với sức khỏe
5- Đáp ứng lại những tai họa và hỗ trợ cho các cộng đồng phục hồi
6- Bảo đảm chất lượng và khả năng tiếp cận đến các dịch vụ sức khỏe

Khác và rộng hơn so với dịch vụ lâm sàng, vai trò của YTCC là bảo đảm những điều kiện
cần thiết cho người dân có cuộc sống khỏe mạnh, qua những chương trình bảo vệ và đề
phòng rộng rãi.

NHIỆM VỤ CỦA Y TẾ CÔNG CỘNG

YTCC phục vụ quần thể và cá nhân thông qua những dịch vụ thiết yếu, trong đó có
những dịch vụ mà quần chúng không thấy được. Người dân chỉ thấy cần đến dịch vụ
YTCC khi nào có một vấn đề, td khi xảy ra dịch.

Những nhiệm vụ chủ yếu của YTCC là:

1- Quản lý thông tin y tế


2- Bảo vệ môi trường
3- Giáo dục SK, khuyến khích nâng cao SK
4- Phòng chống, giám sát bệnh truyền nhiễm
5- Luật lệ, qui định y tế
6- Nghiên cứu khoa học
7- Phát triển và thực hiện các chính sách y tế, chương trình, dịch vụ
8- Phát triển nhân lực y tế
9- Chuẩn hoá công nghệ y tế
10- Phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
11- Cung cấp dịch vụ y tế phù hợp cho từng loại đối tượng.

CÁN BỘ YTCC: có những hoạt động khác với các thực hành y khoa thông thường:
a. Giám sát quán ăn:
- Phòng chống sinh vật truyền bệnh
- Kiểm tra an toàn thực phẩm, nước.
b. Theo dõi dịch tễ: xu hướng bệnh tật; phát hiện dịch.
c. Đề xuất luật lệ; qui định.
d. NCKH về phương pháp phòng bệnh, điều trị

KhaiNiem_YTCC-SKCD-YHGD_19 sept 2014 Page 5


Cán bộ YTCC không chỉ là BS hay y tá mà còn là chuyên viên thuộc các lĩnh vực:
- Thú y - Kinh tế - Tâm lý
- KS vệ sinh - Quản lý - Xã hội
- Vi sinh học - Luật - Giáo dục
- Thống kê
- VSLĐ

Tóm lại, YTCC bao gồm những biện pháp tiếp cận tổng thể về SK, bảo đảm cho mỗi thành viên
của quần thể một cuộc sống trong đó SK được duy trì và nâng cao qua những hoạt động có phối
hợp giữa ngành y tế và những ngành khác.
Chú ý: YTCC rất quan tâm đến phòng bệnh, nhưng YTCC không có nghĩa là chỉ đơn thuần
phòng bệnh. Trong một hệ thống YTCC, hệ thống bệnh viện được tổ chức để chăm sóc SK cho
người dân khi đau ốm.

KhaiNiem_YTCC-SKCD-YHGD_19 sept 2014 Page 6


SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG

CỘNG ĐỒNG
Trong lĩnh vực y tế, danh từ cộng đồng được nói đến nhiều trong những năm gần đây.
Tuyên ngôn Alma Ata 1978 về CSSKBĐ nhắc đi nhắc lại nhiều lần từ cộng đồng, vì
cộng đồng là tuyến đầu trong một hệ thống y tế, là nơi triển khai thực hiện những hoạt
động CSSKBĐ.

Theo Tuyên ngôn Alma Ata, CỘNG ĐỒNG (community, communauté) là nhóm
người sống chung nhau
 trong điều kiện chuyên biệt về tổ chức, liên kết xã hội
 liên hệ nhau về các đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, lợi ích,
 chia xẻ những nguyện vọng chung, trong đó có SK.
 Các cộng đồng rất khác biệt nhau về tầm vóc và đặc điểm kinh tế xã hội, đó có thể
là những cụm thôn bản cách biệt, cho đến những làng xóm, thị trấn quận huyện.

Một nghiên cứu tại Mỹ (2001) nhằm trả lời câu hỏi CỘNG ĐỒNG LÀ GÌ, đã cho kết quả
“Cộng đồng là một nhóm người với những đặc điểm khác nhau,
- liên kết nhau bằng những gắn bó xã hội,
- chia xẻ những viễn cảnh chung,
- và cùng nhau tham gia vào hành động chung trong những khung cảnh hay vị
trí địa lý.”
Dù với định nghĩa nào, những người trong cùng một cộng đồng là những người cảm thấy
họ giống nhau.
Giữa những người trong cộng đồng có sự kết gắn với nhau, cảm thấy gần nhau, cùng
ngôn ngữ, dễ nói với nhau, dễ làm với nhau.

KhaiNiem_YTCC-SKCD-YHGD_19 sept 2014 Page 7


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHÁI NIỆM SKCĐ
 Quan niệm về những chăm sóc toàn diện, phòng bệnh và điều trị cho nhân dân
của một vùng rõ rệt về mặt địa lý đã được hình thành tại Anh, Mỹ từ những
năm 20.
 Tại Nam Phi, những năm 40, Chăm Sóc Ban Đầu Hướng Về Cộng Đồng, do
Sidney Kark thực hiện;
 Cuối những năm 50, từ Chăm sóc SKCĐ (Community health care) được đề nghị
sử dụng bởi Jonh Grant
 Những năm 60, khái niệm về YHCĐ và SKCĐ tiếp tục được phát triển:
- tại Mỹ: thành lập những Trung tâm YHCĐ nhằm giúp đỡ người nghèo và
những nhóm thiểu số,
- tại Canada: những Trung tâm địa phương phục vụ một vùng có giới hạn
rõ rệt (district), với tiếp cận tổng thể và cộng đồng, nhằm cải thiện tình
trạng SK và những điều kiện xã hội của các cá nhân và cộng đồng, và
nhằm làm cho nhân dân nắm bắt được các vấn đề của họ và biện pháp
giải quyết.
Các ê-kíp trở nên đa ngành. Vì tính chất đó mà tại Québec từ SKCĐ được chọn
dùng hơn từ YHCĐ.
 1978: Tuyên ngôn Alma Ata: Cộng đồng là nơi triển khai thực hiện CSSKBĐ.

Lịch sử phát triển y học như trên cho thấy khái niệm SKCĐ xuất phát từ yêu cầu CSSK:
- cho những nhóm dân cư
- SK và bệnh tật được nhìn trong bối cảnh kinh tế xã hội
- sự phối hợp liên ngành
- ngoài kiến thức kỹ năng y học, cần có những kiến thức về DTH, quản lý, tâm lý
học, xã hội học, GDSK.
Đi vào cộng đồng, người cán bộ y tế cần thấu cảm sâu sắc (đặt mình vào vị trí của cộng
đồng), cùng nhận ra và cùng bàn bạc giải quyết những vấn đề SK.

YTCC và SKCĐ không loại trừ nhau, mà bổ sung nhau:


- Hệ thống YTCC chịu trách nhiệm đối với nhiều cộng đồng. YTCC có vai trò bao
quát mà trách nhiệm chủ yếu là của Nhà nước, nhưng không thể đi sâu vào từng ngóc
ngách chuyên biệt của từng cộng đồng. TD: nhöõng ñaëc ñieåm veà phong tuïc taäp
quaùn, kinh teá xaõ hoäi rieâng cuûa töøng CÑ
-
- SKCĐ không bao quát giải quyết được những vấn đề qui mô có ảnh hưởng rộng
như ô nhiễm, dịch lớn… nhưng sở trường của SKCĐ là đi vào trong cộng đồng, giải
quyết những vấn đề của từng cộng đồng chuyên biệt.
Td: Chương trình Kế hoạch hoá gia đình là một chương trình YTCC, khi đi vào
áp dụng tại từng cộng đồng, phải được áp dụng phù hợp với những đặc điểm
kinh tế xã hội, tôn giáo, phong tục tập quán.

KhaiNiem_YTCC-SKCD-YHGD_19 sept 2014 Page 8


Một trong những tiền đề không thể thiếu của SKCĐ là sự tham gia cộng đồng. SKCĐ
chỉ đạt kết quả khi những thành viên của CĐ thấy vấn đề, muốn giải quyết vấn đề, đóng
góp công sức để giải quyết vấn đề. Vai trò của CBYT là người tham mưu, kỹ thuật,
không áp đặt.

ĐIỂM CHUNG GIỮA YTCC VÀ SKCĐ


 Ñoái töôïng laø quaàn theå
 Bao goàm nhöõng bieän phaùp toång theå veà SK, baûo ñaûõm cho moãi thaønh
vieân cuûa quaàn theå moät cuoäc soáng trong ñoù SK ñöôïc duy trì vaø naâng cao
qua nhöõng hoaït ñoäng coù phoái hôïp.
KHAÙC NHAU:
Y TEÁ COÂNG COÄNG:
- phuï traùch nhöõng CT qui moâ lôùn phuïc vuï nhieàu CÑ
- vai troø quyeát ñònh vaø thöïc hieän chuû yeáu laø ôû CBYT
SÖÙC KHOEÛ COÄNG ÑOÀNG
- phuï traùch töøng CÑ qui moâ nhoû
- giaûi quyeát nhöõng vaán ñeà y teá chuyeân bieät cuûa coäng ñoàng mình
- nhöõng thaønh vieân cuûa CÑ coù vai troø quan troïng quyeát ñònh, CBYT giöõ
vai troø chuyeân moân kyõ thuaät.

Y HỌC GIA ĐÌNH


Là một chuyên khoa của y khoa, bên cạnh những chuyên khoa khác như Tai Mũi Họng,
Sản phụ khoa…Có đặc điểm là
 chăm sóc ban đầu, dự phòng, tham vấn sức khỏe,
 hiểu rõ vai trò của môi trường và gia đình đối với bệnh tật tại cộng đồng mình.

Nguyên tắc của YHGĐ


1. Liên tục: là nguyên tắc quan trọng của YHGĐ. BN được theo dõi liên tục chứ
không chỉ một lần rồi thôi.
2. Toàn diện: xem xét BN về sinh học về xã hội và tâm lý khi lập kế hoạch chẩn
đoán điều trị.
3. Phối hợp: chuyển đến các chuyên khoa khi cần

KhaiNiem_YTCC-SKCD-YHGD_19 sept 2014 Page 9


4. Cộng đồng: hiểu rõ CĐ, những yếu tố nguy cơ, những cơ quan đoàn thể có thể hỗ
trợ cho BN.
5. Phòng bệnh: thực hiện 3 cấp phòng bệnh
6. Gia đình: hiểu rõ các yếu tố bệnh tật và bối cảnh của gia đình BN.

ĐiỀU KiỆN THỰC HiỆN


• BSGĐ phải là một BS tổng quát giỏi
• Được kết nối với hệ thống y tế: BV và các chuyên khoa khác
• Có hệ thống Bảo hiểm y tế hiệu quả

THƯ MỤC
1. WHO. UNICEF. Alma Ata 1978 PRIMARY HEALTH CARE. World Health Organization.
Geneva 1978.
2. Desrosiers G. Evolution des concepts et pratiques modernes en santé publique: 1945-
1992. Ruptures 1996 ; 3(1) :18-28.
3. Starfield B. Basic concepts in population health and health care.J Epidemiol Community
Health 2001;55:452-454 ( July )

KhaiNiem_YTCC-SKCD-YHGD_19 sept 2014 Page 10

You might also like