You are on page 1of 2

ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KỲ

XÁC SUẤT THỐNG KÊ LẦN 01

PHẦN 1. PHẦN XÁC SUẤT


Bài tập 1: Trong một phòng thí nghiệm, người ta nhốt một con chuột vào lồng có hai cửa ra. Nếu con
chuột chọn cửa bên trái thì sẽ dẫn đến lồng có thức ăn, nếu con chuột chọn cửa bên phải dẫn đến lồng
mà nó sẽ bị chích điện. Giả sử rằng nếu con chuột chưa chọn cửa nào bao giờ, thì khả năng con chuột
chọn 2 cửa là bằng nhau. Nếu thí nghiệm xảy ra và con chuột chọn được cửa có thức ăn thì ở lần thí
nghiệm tiếp theo khả năng con chuột chọn cửa bên trái và bên phải lần lượt bằng 0,6 và 0,4. Nếu con
chuột chọn cửa bên phải và bị chích điện thì ở lần thí nghiệm tiếp theo khả năng con chuột chọn cửa bên
trái và bên phải lần lượt bằng 0,8 và 0,2. Trong một thí nghiệm cụ thể, xác suất con chuột sẽ chọn cửa
bên trái ở lần thí nghiệm thứ hai bằng bao nhiêu?
Bài tập 02: Giả sử các ngành nghề được phân chia thành ba nhóm: U, M, L. Các chỉ số 1 và 2 lần lượt
tương ứng với bố và con; chẳng hạn, U1 nghĩa là nghề của người bố thuộc vào nhóm U và M2 nghĩa là
nghề của người con thuộc vào nhóm M. Năm 1954, Glass và Hall đã tiến hành một nghiên cứu về mối
liên hệ giữa nghề nghiệp của bố và con. Kết quả quan sát được là các xác suất có điều kiện dưới đây:
U2 M2 L2
U1 0,45 0,48 0,07
M1 0,05 0,70 0,25
L1 0,01 0,5 0,49
Trong đó, P(U2|U1) = 0.45. Giả sử trong thế hệ của người bố, 10% thuộc nhóm U, 40% thuộc nhóm M,
và 50% thuộc nhóm L.
a) Hãy tính xác suất để một người con có nghề nghiệp thuộc nhóm U.
b) Nếu người con có nghề nghiệp thuộc nhóm M, tính xác suất nghề của người bố không thuộc nhóm M.
Bài tập 03: Thời gian sử dụng của một trạm thu phát tín hiệu viễn thông được mô hình hoá bởi một đại
lượng ngẫu nhiên X (tính theo năm) có phân phối mũ với trung bình là 6 năm. Chi phí lắp đặt và vận
hành của trạm là đại lượng ngẫu nhiên Y (tính theo chục triệu đồng) được xác định bằng công thức Y =
6 + 8X. Hãy xác định hàm mật độ xác suất của đại lượng ngẫu nhiên Y.
Bài tập 04: Một trang Web cung cấp cho khách hàng có hai lựa chọn là xem trước một video quảng cáo
hoặc là bỏ qua quảng cáo và tới trang web. Biết xác suất một khách hàng truy cập bỏ qua quảng cáo để
đi tới trang web là 0,7. Giả sử trong 1 giây có 3 khách hàng tới truy cập trang web. Gọi X, Y tương ứng
là số khách hàng có xem quảng cáo và bỏ qua quảng cáo khi truy cập vào trang web trong thời gian 1
giây.
a) Lập bảng phân phối xác suất của (X,Y)
b) Tính trung bình số khách hàng có xem quảng cáo khi truy cập vào trang web trong thời gian 1 giây.
c) Tìm kỳ vọng có điều kiện của Y đối với X.
Bài tập 05: Một khách sạn có khối lượng trung bình của khách đến thăm là 60kg độ lệch chuẩn là 10kg.
thang máy khách sạn đó tối đa nâng đc là 1550kg. Khi chọn ngẫu nhiên 25 người vào thang máy cùng
lúc thì xác xuất để thang máy ko nâng nổi (vượt quá giới hạn nâng của thang ) là bao nhiêu?
PHẦN 2. PHẦN THỐNG KÊ
Bài tập 06: Hai mẫu thuốc diệt côn trùng được khảo sát trong hai căn phòng kín, với 100 côn trùng trong
mỗi phòng. Sau 2 giờ phun thuốc và người ta ghi nhận kết quả rằng: đối với loại thuốc thứ 1 có 64 côn
trùng bị chết, và đối với loại thuốc thứ 2 có 52 côn trùng bị chết. Hãy kiểm định xem có sự khác biệt
trong hiệu quả thuốc giữa hai loại này hay không, với mức ý nghĩa 1%.
Bài tập 07: Do tình hình đường xá đã được cải thiện, nên để định mức lại mức tiêu hao cho một loại xe
ô tô, công ty A theo dõi 100 chuyến xe loại ô tô trên và thu được bảng số liệu sau:
Lượng tiêu hao nguyên liệu (lít/100km) 37 41 45 49 53
Số chuyến xe 14 20 36 22 8
a) Xe cần đưa vào kiểm tra kỹ thuật nếu xe có mức tiêu hao nhiên liệu trên 50lít/100km. Với độ tin cậy
95%, hãy ước lượng số xe cần đưa vào kiểm tra kỹ thuật, biết công ty A có 300 chiếc xe loại trên.
b) Trước đây (khi đường xá chưa được cải thiện) thì định mức tiêu hao nhiên liệu trung bình cho ô tô đó
bằng 48lít/100km. Với mức ý nghĩa 2%, thì hiện nay có cần giảm định mức tiêu hao nhiên liệu không?
Bài tập 08: Để nghiên cứu mức sống của dân cư trong thành phố A, người ta đã điều tra ngẫu nhiên thu
nhập của một số hộ gia đình và có số liệu:
Thu nhập (triệu đồng/tháng) 10,5 11,5 12,5 13,5 14,5 15,5 16,5 17,5
Số hộ gia đình 6 11 15 24 26 18 17 4
Giả thiết rằng thu nhập của các hộ gia đình là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn.
a) Với độ tin cậy 95%, hãy ước lượng mức thu nhập trung bình của các hộ gia đình thành phố A.
b) Với mức ý nghĩa 5%, có thể cho rằng tỷ lệ hộ có thu nhập tối đa 12 triệu đồng/tháng của thành phố
A là 15% được không?
c) Ở thành phố B, người ta điều tra ngẫu nhiên 100 hộ gia đình và thấy thu nhập trung bình là 12,5 triệu
đồng/tháng và độ lệch mẫu hiệu chỉnh là 1,3 triệu đồng/tháng. Với mức ý nghĩa 5%, hãy so sánh mức
thu nhập trung bình của dân cư trong hai thành phố A và B.
Bài tập 09: Xét mẫu ngẫu nhiên 2 chiều (X,Y). X là số công nhân trong một phân xưởng và Y là số
thành phẩm trong 1 ngày của phân xưởng đó. Giả sử các phân xưởng cùng sản xuất 1 loại sản phẩm.
X 68 58 67 78 72 59 82 89 65 78
Y 1695 1475 1650 2000 1820 1490 2040 2220 1630 2015
a) Viết phương trình hồi quy Y theo X, và tìm hệ số tương quan.
b) Hãy dự đoán số công nhân cần có để một phân xưởng có thể đạt 2100 sản phẩm một ngày.
Bài tập 10 (chỉ dành cho K19): Dưới đây là kết quả của một thí nghiệm so sánh độ vấy bẩn của các sợi
vải được đồng trùng hợp với ba hôn hợp khác nhau của axit metacrylic.
Hỗn hợp Độ vấy bẩn
1 0,56 1,12 0,9 1,07 0,94
2 0,72 0,69 0,87 0,78 0,91
3 0,62 1,08 1,07 0,99 0,93
Hãy kiểm định sự giống nhau giữa 3 phương pháp với mức ý nghĩa 0,01.
Bài tập 11 (chỉ dành cho K18): Thống kê về chiều cao của một loại cây sau 2 tháng tuổi cho kết quả
sau:
Độ cao (cm) 5 7 9 11 13 15 17 19 21
Số lượng 11 26 27 32 25 22 24 20 13
Với mức ý nghĩa 0,01, hãy kiểm định xem mẫu trên có phù hợp với phân phối chuẩn không?
Bài tập 12 (chỉ dành cho K18): Thống:Để kiểm tra công việc của 200 công nhân, người ta chọn ngẫu
nhiên 1000 sản phẩm của mỗi người đem đi thử nghiệm để tìm ra phế phẩm. Kết quả như sau:
Số PP trên 1000 sản phẩm 0 1 2 3 4
Số công nhân 109 65 22 3 1
Với mức ý nghĩa 0,01, có thể coi mẫu trên phù hợp với phân phối Poisson hay không?

You might also like