You are on page 1of 5

Khái niệm về Unity (sự thống nhất)

Unity có nghĩa là sự thống nhất, là một nguyên tắc và cũng là một yếu tố rất quan
trọng trong thiết kế, nó cho phép mỗi yếu tố tồn tại riêng lẻ với nhau tạo thành
một thiết kế có tính thẩm mỹ. Một thuật ngữ khác cho cùng một ý nghĩa là sự hài
hòa. Nếu các yếu tố khác nhau không hài hòa, nếu chúng xuất hiện tách biệt hoặc
không liên quan, bố cục của bạn sẽ rời rạc và thiếu sự thống nhất.

Phân tích ví dụ:

Hình ảnh này có mức độ thống nhất cao. Khi chúng ta nhìn vào các yếu tố trong
thiết kế này, chúng ta ngay lập tức thấy rằng chúng đều có phần giống nhau. Sự
hài hòa, hay sự thống nhất này phát sinh không chỉ từ việc chúng ta nhận ra rằng
tất cả các đồ vật đều là thùng sơn. Sự thống nhất đạt được thông qua việc lặp lại
các hình bầu dục của thùng sơn. Các yếu tố như bóng đổ và que sơn cũng được
lặp lại. Màu xám tinh tế của các lon kim loại hợp nhất một bố cục được tạo điểm
nhấn bởi một vài màu sắc tươi sáng.

Sang ví dụ tiếp theo là một bức ảnh phong cảnh bao gồm các hình dạng khác nhau
không có sự lặp lại chính xác, nhưng tất cả các vật thể trong bức ảnh đều có hình
dạng bất thường giống nhau. Sự thống nhất hài hòa của các hình khối được củng
cố bởi sự tương đồng về màu sắc trong toàn bộ bức tranh đơn sắc này.

Trong bức tranh trừu tượng của Louise Fishman, không có điều gì nổi bật khiến
chúng ta chú ý. Trong trường hợp này, sự thống nhất có thể được nhận ra trong
hình dạng của các dấu hiệu như hình chữ nhật, những nét sơn, hình dạng của các
thành phần, và kết cấu tổng thể của sơn.

Vậy, sự thống nhất đến từ đâu?

Sự thống nhất của thiết kế thường được lên kế hoạch và kiểm soát bởi tác giả. Đôi khi
nó cũng bắt nguồn tự nhiên từ các yếu tố được chọn. Nhưng thường thì nó phản ánh
kỹ năng của nhà thiết kế trong việc tạo ra một mẫu thống nhất từ các loại khác nhau.

Một thuật ngữ khác giúp bổ trợ cho việc tạo nên sự thống nhất trong thiết kế là
Composition (có nghĩa là bố cục) là sự sắp xếp trực quan của các yếu tố thiết kế nhằm
tạo ra một hình ảnh hoàn chỉnh có tính thống nhất. Cũng giống như một bố cục trong
một bài văn không chỉ đơn thuần là một tập hợp lộn xộn của các từ và dấu câu, vì vậy
bố cục hình ảnh cũng không phải là sự phân tán của các mục ngẫu nhiên xung quanh
một định dạng.

Tiếp đến chúng ta cùng tìm hiểu về Visual Unity (sự thống nhất thị giác)

SỰ THỐNG NHẤT THỊ GIÁC (TRỰC QUAN)

Một khía cạnh quan trọng của sự thống nhất thị giác là tổng thể phải chiếm ưu thế so
với các bộ phận. Bạn phải nhìn thấy toàn bộ khuôn mẫu trước khi bạn nhận thấy các
yếu tố riêng lẻ, nhưng nếu người xem chỉ nhìn thấy một tập hợp những yếu tổ nhỏ, thì
sự thống nhất về hình ảnh không còn tồn tại.

Visual Unity rất dễ bị nhầm lần với Intellectual Unity (thống nhất trí tuệ). Mặc dù có vẻ
đều liên quan đến tính thống nhất nhưng hai khái niệm này khác nhau. Visual Unity
(Thống nhất thị giác) biểu thị một số sự hài hòa hoặc thống nhất giữa các mục và điều
đó có thể thấy rõ bằng mắt. Còn Intellectual Unity (thống nhất trí tuệ) biểu thị sự thống
nhất mà chúng ta không thể thấy chúng bằng mắt thường. Một ý tưởng thống nhất
không nhất thiết sẽ tạo ra một bố cục hình ảnh thống nhất.

Thực tế là tất cả các yếu tố trong bức ảnh này là đều ở dạng thực vật, cụ thể hơn
chúng là những cọng gân và cuống của bí ngô, như tên của bức ảnh đã đề cập, sự
thống nhất trong bức ảnh này đến từ sự lặp lại của các đường uốn lượn và sự tương
đồng về màu sắc của vật thể.

Tiếp đến là một ví dụ khác. Một bức tranh của John Singer. Sự thống nhất của bức
tranh này không bắt nguồn từ việc bốn nhân vật trong tranh là bốn chị em (một sự thật
chúng ta có thể lấy từ tiêu đề), mà là sự lặp lại của áo khoác trắng và váy trắng của
từng nhân vật. Màu xanh xám lặp lại cũng giúp thống nhất bố cục của bức tranh.

Nhu cầu về sự thống nhất trực quan không ở đâu rõ ràng hơn việc thiết kế một kiểu
chữ hoặc phông chữ. Cho dù là bold, regular, hay italic, thì tính thống nhất của thiết kế
phải đặt lên trên hết. Hình ảnh được hiển thị trên đây thể hiện một thiết kế thành công
như vậy.

Tiếp theo, là phần 2, đó là Gestalt. Vậy Gestalt là gì?

BỘ NGUYÊN TẮC GESTALT

Gestalt (trong tiếng Đức mang nghĩa là hình dáng, hình thức) là một tập hợp của những
nguyên tắc nhận thức về mặt thị giác, được phát triển bởi những nhà tâm lý học người
Đức vào những năm 1920. Nó được xây dựng dựa trên lý thuyết “con người sẽ luôn
nhìn tổng thể hơn là tập trung vào các phần nhỏ của nó”. Gestalt bao gồm 7 nguyên tắc
chính là: Nguyên tắc tương đồng (Similarity), nguyên tắc liên tục (Continuation), nguyên
tắc đóng kín (Closure), nguyên tắc gần nhau (Proximity), nguyên tắc chính- phụ
(Figure- ground), Nguyên tắc đối xứng và thứ tự (Symmetry and Order), và nguyên tắc
đồng bộ (Synchrony).
NHẬN THỨC THỊ GIÁC

Tiếp đến, chúng ta cùng đến với Visual Perception ( Nhân thức thị giác). Theo khái
niệm về Gestalt mà mình đã đề cập ở trên thì cốt lõi hình thành nên bộ nguyên tắc này
là những nhận thức về mặt thị giác. Những nguyên tắc trong bộ nguyên tắc Gestalt là
những mô tả chính xác nhất về nhận thức thị giác

Kể từ đầu thế kỷ 20, các nhà tâm lý học đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu về nhận
thức thị giác, cố gắng khám phá xem mắt và não hoạt động cùng nhau như thế nào.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng người xem thường nhìn vào
tổng thể hơn là tập trung vào chi tiết và có xu hướng nhóm các đối tượng gần nhau
thành một đơn vị lớn hơn.

Kết luận này giúp cho công việc của nhà thiết kế trong việc tạo ra sự thống nhất về hình
ảnh được thực hiện dễ dàng hơn bởi thực tế là khi quan sát một bức tranh hay bức ảnh
nào đó người xem chỉ đang tìm kiếm một điều gì đó để có thể liên kết các yếu tố trong
bức tranh lại với nhau. Người xem không muốn thấy sự lộn xộn hoặc hỗn loạn không
liên quan. Do vậy, khi không thể tìm thấy những yếu tố nào như vật thì rất có thể người
xem sẽ bỏ qua hình ảnh đó.

Chúng ta hãy cùng xem qua một số ví dụ:

Ở hình ảnh bên trái, thoáng qua,khi nhìn vào thì chỉ là một bức ảnh với một số ô vuông
ngẫu nhiên với những kích thước lớn, nhỏ khác nhau, phải nhìn thật kĩ thì chúng ta mới
thấy được chúng đc chia làm 2 nhóm với một ranh giới khá mơ hồ

Còn trong hình bên phải, người xem ngay lập tức thấy các vật thể được chia thành hai
nhóm.Với một ranh giới rất rõ ràng với một đường chéo màu trắng.

Não của chúng ta sẽ có xu hướng liên hệ và nhóm các đối tượng có hình dạng giống
nhau. Do đó, khi nhìn vào hình bên trái, chúng ta thấy được một dấu cộng với những
hình vuông rõ ràng hơn so những hình tròn bên cạnh.

Còn trong hình bên phải, chủ thể không chỉ đơn thuần là nhiều hình tròn có kích thước
khác nhau. Thay vào đó, mắt của chúng ta dường như sẽ không để ý tới hình dạng của
các vòng tròn đó mà để ý tới “đường” mà những vòng tròn này tạo ra để cấu tạo nên
hình dạng của chữ M

Tiếp đến là bức tranh của Richard Prince. Chúng ta dễ dàng xác định các yếu tố tạo
nên bức tranh này là ba hình elip và một hình tròn. Sự gần nhau của bốn hình màu đen
tạo thành một nhóm. Nếu nhìn thật kĩ, chúng ta có thể mơ hồ tưởng tượng ra khuôn
mặt của một chú hề

Sự thúc đẩy hình thành sự thống nhất hoặc một tổng thể trực quan từ một tập hợp các
bộ phận cũng có thể hoạt động trên quy mô kiến trúc. Bức ảnh mà chúng ta đang thấy
là mặt tiền của Nhà hát Opera Paris là một tập hợp của các mái vòm, hình chữ nhật và
các chi tiết trang trí công phu, nhưng chính tổng thể các yếu tố này tạo thành một tổng
thể lớn hơn tổng các bộ phận làm cho nó dễ nhận dạng.

Tiếp theo, chúng ta sẽ đến với phần 3: một số cách để đạt được sự thống nhất

Chúng ta hãy bắt đầu với 1 trong 7 nguyên tắc Gestalt đó là nguyên tắc Proximity (sự
gần nhau

SỰ GẦN NHAU (PROXIMITY) – NGUYÊN TẮC GESTALT

Một cách dễ dàng để đạt được sự thống nhất — để làm cho các phần tử riêng biệt
trông như thể chúng thuộc về nhau, chỉ cần đặt các phần tử lại gần nhau thì sự thống
nhất ngay lập tức sẽ được hình thành. Nguyên tắc Gần nhau là cách đơn giản nhất để
đạt được sự thống nhất và nhiều tác phẩm nghệ thuật đã sử dụng kỹ thuật này. Nếu
không có Nguyên tắc này thì người nghệ sĩ phải đặt nhiều áp lực vào các phương pháp
khác để thống nhất một hình ảnh.

Bốn phần tử hình ảnh này xuất hiện biệt lập và không có mối quan hệ với nhau. Bằng
cách đặt chúng gần nhau, như thế này, thì chúng ta bắt đầu thấy chúng là một mẫu
tổng thể và có liên quan. Nguyên tắc Proximity là một yếu tố thống nhất phổ biến.

Proximity in Composition (nguyên tắc gần nhau trong bố cục)


Bức tranh của Thomas Eakins (C) về những người tắm tại một hố bơi cho thấy ý tưởng
về nguyên tắc gần nhau trong bố cục. Các yếu tố sáng hơn của cơ thể người bơi tương
phản với nền tối hơn. Một nhóm gồm bốn hình tạo thành một tam giác đều ở tâm bức
tranh. Hình tam giác này cung cấp một hiệu ứng thống nhất ổn định.

El Lissitzky’s Here [Are] Two Squares. Trong ví dụ này, chúng ta có thể dễ dàng thấy
được một hình vuông màu đen, một hình vuông màu đỏ bị nghiêng và văn bản bên
dưới khung được gắn với nhau với khoảng cách gần nhau. Lissitzky lấy nguyên tắc gần
nhau (proximity) để thống nhất ba phần thành này thành một thể thống nhất.

SỰ LẶP LẠI (REPEITION)

Tiếp đến, là một nguyên tắc có giá trị sử dụng rộng rãi để đạt được sự thống nhất về thị
giác đó là nguyên tắc Repeition (sự lặp lại). Nếu như các bạn để ý thì đây là nguyên tắc
này thường được sử dụng trong việc thiết kế họa tiết

Repeition là một cái gì đó chỉ đơn giản lặp lại trong các phần khác nhau của thiết kế để
liên kết các phần với nhau. Yếu tố lặp lại có thể là hầu hết mọi thứ: màu sắc, hình dạng,
kết cấu, hướng hoặc góc.
Trong bức tranh của Sophie Taeuber-Arp (A), bố cục dựa trên hình dạng: một hình tròn
với hai “vết cắn”. Hình dạng này được lặp lại ở các kích thước và vị trí khác nhau. Kết
quả là tất cả các thành phần đều được thống nhất với nhau và tạo nên một bức tranh
như chúng ta đang thấy

Thiết kế logo của Joe Miller cho số 47 cũng thể hiện sự thống nhất bằng cách lặp lại.
Trong trường hợp này, Joe không cần lặp lại nhiều lần, mà chỉ cần một lần lặp lại đơn
giản với một sự thay đổi để phân biệt chữ “4” với chữ “7”.

Sự lặp lại như một yếu tố của sự thống nhất không chỉ giới hạn trong các hình dạng
hình học. Trong hình vẽ bằng mực ở hình này, chúng ta thấy nhiều dấu vết của một nét
vẽ nhanh và động tương tự. Những dấu hiệu này xác định tóc, bề mặt áo khoác, lông
mày nhíu lại, v.v.,sự giống nhau về đặc điểm của chúng đã kết hợp chúng thành một
ngôn ngữ riêng biệt.

You might also like