You are on page 1of 3

Học toán cơ bản lớp 7 Bài tập về nhà

BÀI TẬP VỀ NHÀ

BÀI HỌC: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC


Bài 1. Cho hai đường thẳng d và điểm O thuộc d. Vẽ đường thẳng d’ đi qua O vuông góc với d.
Nói rõ cách sử dụng công cụ ( êke, thước thẳng) để vẽ.

Hướng dẫn:

d'

d
O

Các bước thực hiện:

Bước 1: Dùng thước thẳng kẻ đường thẳng d.

Bước 2: Chọn điểm O thuộc đường thẳng d.

Bước 3: Dùng Êke dựng đường thẳng d’ vuông góc với d tại điểm O.

Bài 2. Cho đoạn thẳng AB dài 30mm. Hãy vẽ đường thẳng trung trực của đoạn thẳng ấy. Nói rõ
cách vẽ.

Hướng dẫn:

A I B

Bước 1: Dùng thước thẳng kẻ đoạn thẳng AB = 30mm.

Bước 2: Vẽ điểm I nằm giữa AB với AI = 15mm.

Bước 3: Dùng ê ke dựng đường thẳng vuông góc với AB tại điểm I. Đường thẳng dựng được là
đường trung trực của AB.

Thầy Trần Hữu Hiếu (www.mathx.vn – 091.269.8216) Trang 1


Học toán cơ bản lớp 7 Bài tập về nhà

Bài 3. Cho hai đường thẳng xx' và yy ' vuông góc với nhau tại O. Vẽ tia Om là phân giác của
x Oy và tia On là phân giác của x'Oy . Tính số đo góc mOn .

Hướng dẫn:

y
m
n

x x'
O

y'

xOx ' = 1800 (là góc bẹt)

xOy
Om là tia phân giác của x Oy  xOm = mOy = = 450
2

x 'Oy
On là tia phân giác của x'Oy  x 'On = nOy = = 45o
2

mOn = mOy + nOy = 450 + 450 = 900 .

Bài 4. Cho góc AOB = 60o . Trên cùng nửa mặt phẳng bờ OB chứa tia OA, vẽ tia Ox vuông góc
với tia OB. Trên nửa mặt phẳng kia, vẽ tia Oy vuông góc với tia OA. Chứng minh AOx = BOy .

Hướng dẫn:

A x

60°
B O

Thầy Trần Hữu Hiếu (www.mathx.vn – 091.269.8216) Trang 2


Học toán cơ bản lớp 7 Bài tập về nhà

Tia Ox vuông góc với tia OB  BOx = 900 . Vì tia OA, Ox cùng thuộc bờ OB và AOB  BOx
(600  900 )  OA nằm giữa OB và Ox

 AOB + AOx = 900  AOx = 900 − AOB = 900 − 600 = 300

Tia Oy vuông góc với tia OA  AOy = 900 . OB nằm giữa OA và Oy.

 AOB + BOy = AOy  600 + BOy = 900  BOy = 900 − 600 = 300

Vậy AOx = BOy .

Chúc các em học tốt!

Thầy Trần Hữu Hiếu (www.mathx.vn – 091.269.8216) Trang 3

You might also like